Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Ông Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam ‘dân chủ thế này là cùng’

--Ông Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam ‘dân chủ thế này là cùng’


Trong cuộc họp báo sau khi bế mạc đại hội đảng 12 hôm 28/1, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định kết quả bầu cử lần này là dân chủ và ‘bảo đảm 100% là hoàn toàn đúng với phương hướng công tác nhân sự’.

Ông nói: “Cũng có đồng chí được Trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được Trung ương giới thiệu nhưng được Đại hội giới thiệu cũng trúng cử. Vừa rồi các đại biểu Quốc hội cũng tâm sự, dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn”.

AP dẫn lời ông tổng bí thư tái cử nói đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ‘không bao giờ trở nên độc đoán như một số nền dân chủ’. Ông Nguyễn Phú Trọng nói ‘cái hay’ của đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

“Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không? Chả tiện nói một số nước, nhưng cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất. Thế thì ai dân chủ hơn ai?”, ông Trọng nói.

Tính dân chủ của Việt Nam, theo ông, thể hiện qua sinh hoạt của quốc hội, hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Trọng cũng nhắc đến vấn đề ‘kỷ cương’ vì “một đất nước không có kỷ cương thì rối loạn, mất ổn định sẽ không thể phát triển được”.

Trong phúc trình Thế giới năm 2016, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhận xét Việt Nam tiếp tục đàn áp những cây bút, blogger và các nhà hoạt động đe dọa tới sự cầm quyền của đảng Cộng sản trong năm 2015. Tổ chức này trích lời Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang hồi tháng 11/2015 thừa nhận đã “tiếp nhận, bắt giam và xử lý 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia” trong vòng 3 năm qua.

HRW kêu gọi Việt Nam nhân kỳ đại hội 12, hãy chấm dứt chế độ độc đảng.

Trước đó trong một cuộc phỏng vấn với Ban Việt ngữ đài VOA, GS. Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị và ngoại giao tại đại học George Mason của Mỹ, nói “mục đích của ông Trọng và những người của đảng là họ củng cố vai trò của đảng” nên sẽ dùng học thuyết Mác-Lê để giải thích cho sự tồn tại độc tôn của đảng Cộng sản tại Việt Nam, nhưng vì “thực tiễn Việt Nam thay đổi, thì họ cũng sẽ thay đổi và họ sẽ nói là họ áp dụng chủ thuyết Mác-Lê một cách sáng tạo”.

Trong khi đó, các giới chức Mỹ được AP trích lời nói chính quyền Việt Nam trong năm qua có kiềm chế hơn trong việc bắt bớ và truy tố những người bất đồng chính kiến, nhưng nhấn mạnh rằng Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện thành tích nhân quyền.

Cũng tại cuộc họp báo sau khi tái đắc cử, ông Nguyễn Phú Trọng viện dẫn:

“Tôi đi nước ngoài, người ta cứ hỏi tôi về dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới. Hôm trước đi Mỹ, tôi đề nghị đồng chí Tòng Thị Phóng đi sang họp với bà con Việt kiều. Tôi bảo ‘Đấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ. Vừa nữ, vừa dân tộc. Người ta cứ bảo là mình vi phạm dân chủ, nhân quyền với lại không bình đẳng giới!’”.

Bất chấp những đồn đoán về các cuộc tranh giành, đấu đá, thanh trừng giữa các phe phái trong nội bộ đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra kết luận chung cho cuộc bầu bán tại đại hội 12 là ‘biểu thị tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỉ cương, trí tuệ!’


Chủ tịch Trung Quốc chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng

Ông Tập Cận Bình đã gửi ngay lời chúc mừng tới ông Nguyễn Phú Trọng sau khi ông được bầu lại vào chức vụ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
-Bộ Chính trị nhận khuyết điểm, thiếu sót trước nhân dân
Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 tại Đại hội 12...

Công tác đánh giá cán bộ vẫn là điểm yếu, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 tại Đại hội 12 của Đảng nhận định.


Trình bày nội dung này tại phiên khai mạc sáng 21/1, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nêu rõ, nhìn chung, các uỷ viên Trung ương có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng… hầu hết có tín nhiệm cao trong cơ quan và đơn vị phụ trách.

Chưa tích cực thu hút hiền tài


Về khuyết điểm, Trung ương cho rằng, vẫn còn có đồng chí chưa gương mẫu hoặc để vợ con, người thân, cấp dưới lợi dụng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Tập thể Ban Chấp hành Trung ương cũng có khuyết điểm là lĩnh vực tư tưởng, lý luận còn một số nội dung chưa được bàn tổng thể, thấu đáo và hướng giải quyết, trong đó có những vấn đề then chốt, phức tạp liên quan đến phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và môt số vấn đề xã hội quan tâm.

Ban Chấp hành Trung ương còn có khuyết điểm là chưa có giải pháp mạnh mẽ, khắc phục những khó khăn, yếu kém và đổi mới đồng bộ, toàn diện nền kinh tế. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch.

Lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về tiền lương, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể còn lúng túng, hiệu quả hạn chế. Chưa có giải pháp tích cực để phát huy, thu hút hiền tài và xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược.

Báo cáo còn chỉ ra khuyết điểm của Trung ương chậm bàn hoặc bàn chưa triệt để một số vấn đề lớn liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số vấn đề mới phát sinh nên chưa kịp thời đề ra chủ trương giải pháp thích hợp, để khai thác tốt những thời cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn trong hội nhập quốc tế.

Đánh giá cán bộ vẫn là điểm yếu

Với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đánh giá là luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, bản lĩnh vững vàng, kiên định, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tận tuỵ, bình tĩnh và cẩn trọng trong công việc, làm việc có hiệu quả, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.

Sinh hoạt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được đánh giá là dân chủ, giữ vững nguyên tắc làm việc.

Phần khuyết điểm đề cập, công tác đánh giá cán bộ vẫn là điểm yếu. Hằng năm Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa đánh giá cán bộ theo phân cấp quản lý theo quy chế làm việc.

Khuyết điểm tiếp theo là chưa chỉ đạo nghiên cứu tổng thể, sâu sắc về tình hình tổ chức đảng, đảng viên và sơ kết, tổng kết việc thí điểm thực hiện một số mô hình về tổ chức đảng trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phô trương, hình thức trong tổ chức lễ hội, đi công tác nước ngoài kết quả còn hạn chế.

Đánh giá chung, báo cáo nêu, việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên kết quả chưa đạt yêu cầu đề ra. Công tác phòng chống tham nhũng lãng phí chưa có nhiều chuyển biến.

Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách tư pháp có mặt chưa tiến bộ rõ rệt. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội chuyển biến chậm.

Báo cáo nêu rõ, những thiếu sót, khuyết điểm trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân quan trọng là do hoạt động, phương thức lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa tập trung quyết liệt trong lãnh đạo tổ chức thực hiên nghị quyết, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong một số lĩnh vực chưa rõ…

“Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin nghiêm túc tự phê bình trước Đại hội và toàn Đảng, toàn dân về những khuyết điểm, thiếu sót nêu trên”, ông Lê Hồng Anh nói trong phiên khai mạc Đại hội được truyền hình trực tiếp.

“Chủ quyền Việt Nam trên biển Đông đang bị thách thức nghiêm trọng”

-Thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái cử
(NLĐO)- Uỷ viên Trung ương Đảng, Thượng tướng Võ Tiến Trung chiều 23-1 cho biết Bộ Chính trị khóa XI thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư khóa XI làm Tổng Bí thư khóa XII.

Ông Võ Tiến Trung trả lời báo chí bên lề Đại hội XII


Chiều 23-1, trả lời báo chí bên hành lang Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Đại hội XII) về việc một số hãng tin quốc tế có đưa tin liên quan tới chức danh cao nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII là Tổng Bí thư có 2 ứng viên là Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Thượng tướng Võ Tiến Trung cho biết trong Đại hội cũng có nhiều người giới thiệu phương án là Trung ương để lại một đồng chí làm Tổng Bí thư.

Tuy nhiên, theo ông Trung, trong Ban chấp hành Trung ương khóa XI có giới thiệu 4 người ở lại với cương vị này, cộng với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư khóa XI, là 5 người. Ông Nguyễn Phú Trọng là người được Bộ Chính trị thống nhất giới thiệu ra Trung ương. Tuy nhiên, cả 4 người này đều làm đơn báo cáo lên Trung ương khóa XI xin rút khỏi vị trí Tổng Bí thư.

Tướng Trung cho biết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 đã làm rất dân chủ. Bộ Chính trị không có quyền cho rút mà đã đưa cả 4 trường hợp này ra trước Hội nghị Trung ương 14 để bỏ phiếu kín, sau đó Hội nghị Trung ương 14 đã kết luận là cho cả 4 đồng chí, trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, được phép rút. “Như vậy, chỉ còn lại đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị nhất trí giới thiệu. Các đồng chí khác hoàn toàn tự nguyện xin rút, nhưng Trung ương chưa cho rút thì phải bỏ phiếu kín. Trung ương cũng đã hết sức dân chủ, đoàn kiểm phiếu 22 đồng chí đã kiểm phiếu mới có kết quả là đồng ý cho 4 đồng chí này rút” - ông Trung cho biết.

“Như vậy, đồng chí Nguyễn Phú Trọng dù lớn tuổi nhưng được Trung ương khóa XI đồng ý là trường hợp đặc biệt để tái cử vào chức danh Tổng Bí thư khóa XII” – ông Trung nêu rõ.

Theo ông Võ Tiến Trung, trong Đại hội có Đại biểu ngoài Trung ương đề cử cả 4 đồng chí đã xin rút thì vẫn đúng quy định và nếu 4 đồng chí này xin rút hoặc không xin rút thì Đại hội vẫn phải bỏ phiếu hoặc biểu quyết (đó là do quyền của Đoàn chủ tịch) để đưa ra quyết định cuối cùng là có cho rút hay không. Đại hội là cơ quan có quyền quyết định cao nhất. Nếu Đại hội bỏ phiếu quá bán không cho rút thì các đồng chí đó lại tiếp tục ứng cử.

Theo hướng dẫn từ Hội Nghị Trung ương lần thứ 13, nếu một Uỷ viên Trung ương khoá XI giới thiệu ứng cử viên mới để bầu và Ban chấp hành Trung ương khoá XII thì người giới thiệu phải chuẩn hồ sơ trích ngang của người được giới thiệu và phải báo cáo trước Trung ương. Nếu người được giới thiệu hiện là Uỷ viên Trung ương khoá XI thì Ban Tổ chức Trung ương có lưu lại tất cả hồ sơ nên nếu người giới thiệu cần thì có thể được cung cấp. Sau đó, đến trước Đại hội, hồ sơ này phải cung cấp đến các Đại biểu dự Đại hội để xem xét đồng chí đó có xứng đáng không.

Cũng theo ông Võ Tiến Trung, tại Đại hội, Đại biểu có quyền giới thiệu ứng cử viên mới vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị khoá XII nhưng không kịp chuẩn bị hồ sơ thì vẫn có giá trị. “Trong chiều nay 23-1 và ngày mai 24-1 họp tại từng Đoàn Đại biểu, các Đại biểu bình thường (không phải là Uỷ viên Trung ương khoá XI) có quyền giới thiệu người mới vào Ban chấp hành Trung ương khoá XII. Và người giới thiệu phải khẳng định biết rất rõ về người được giới thiệu, quá trình công tác, công lao, đạo đức thế nào nhưng vì không có thời gian chuẩn bị hồ sơ nên chỉ mới giới thiệu. Và Ban Tổ chức Trung ương sẽ có trách nhiệm tìm và chuẩn bị hồ sơ người đó giúp Đại hội” - ông Trung giải thích.

“Tất nhiên là trừ những người là Uỷ viên Trung ương khoá XI như tôi vì những người đã được quyền giới thiệu người mới tại các Hội nghị Trung ương 12, 13, 14 và Trung ương đã biểu quyết thông qua danh sách đó rồi” - ông Trung cho biết.


-Đại hội Đảng: Phe kiên định Mác Lê thắng thế

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đã chính thức khai mạc hôm 21 tại Hà Nội và kéo dài tới 28/1/2016. Sau phiên trù bị hôm 20 và tiếp theo ngày khai mạc, các thông tin chính thức cho thấy phe kiên định chủ nghĩa Mác Lê, quyết giữ vững chế độ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu có vẻ thắng thế. Nhóm này thể hiện đã chuẩn bị kỹ lưỡng về qui chế bầu cử và sử dụng các thủ tục lắt léo để tước đoạt các cơ hội tái cử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được cho là chủ trương cải cách theo kinh tế thị trường và có khuynh hướng nghiêng về phương Tây.

Xã hội Chủ nghĩa vẫn phù hợp Việt Nam?

Hãng tin quốc tế AFP của Pháp trong bản tin đưa lên mạng hôm 21/1 từ Hà Nội đã nhận định, sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể xem như đã chết lâm sàng. AFP nói nguồn tin của họ là từ một giới chức cao cấp của Đảng Cộng sản không muốn nêu tên. Vẫn theo AFP ông Nguyễn Phú Trọng, được xem là một người thân Bắc Kinh đã phát biểu khi khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12 rằng, con đường Xã hội Chủ nghĩa vẫn phù hợp cho thực tế ở Việt Nam.

Việt Nam theo chế độ một đảng Cộng sản cai trị toàn dân và như thế việc Đại hội Đảng chọn ban lãnh đạo nhiệm kỳ 5 năm sắp tới là của 4,5 triệu đảng viên, được đại diện bởi 1.510 đại biểu toàn quốc tham dự Đại hội. Người dân Việt Nam là những kẻ đứng bên lề trong việc bầu chọn 4 vị trí chủ chốt của Đại hội Đảng, bao gồm chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Về mặt chính thức thì chức danh Tổng Bí thư khóa 12 sẽ được công bố chính thức vào ngày 28/1 sắp tới, riêng các chức danh Chù tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội thì sẽ để Quốc hội khóa tới thực hiện thủ tục bầu chọn mang tính cách hợp thức hóa.
Tôi nghĩ rằng, người dân không ảnh hưởng đến được những cuộc đấu đá của họ và không nên ủng hộ phe nào cả. Bởi vì nó đều là những phe xấu cả, tôi không thấy một gương mặt nào là đổi mới trong này cả…
-TS Nguyễn Quang A

Đối với cuộc tranh chấp quyền lực trong Đảng Cộng sản gây sôi nổi dư luận cả trong và ngoài nước, TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động cổ vũ dân quyền từ Hà Nội góp ý:

“Tôi nghĩ rằng, người dân không ảnh hưởng đến được những cuộc đấu đá của họ và không nên ủng hộ phe nào cả. Bởi vì nó đều là những phe xấu cả, tôi không thấy một gương mặt nào là đổi mới trong này cả… Nếu mà được quyền lựa chọn mà người ta buộc phải lựa chọn, thì chắc chắn người ta chọn cái ít xấu hơn. Nhưng đấy là chuyện lựa chọn, lựa chọn và ủng hộ là khác nhau, nhưng mà ở đây người dân không có quyền lựa chọn gì cả…”

Về thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được tái cử và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị loại khỏi quyền lực sau Đại hội 12, nhà báo tự do Phạm Thành từ Hà Nội nhận định:

“Dù phe nào lên thì chế độ Cộng sản cũng nhanh chóng sụp đổ. Nếu ông Dũng lên, ông thân phương tây có cải cách thì được lòng dân. Ông ấy sẽ làm từng bước, để chuyển từ chế độ độc tài sang nền dân chủ nhân dân theo mô hình phương tây…như thế dân mình sẽ làm ăn được và đỡ đổ máu hơn và cái đích sẽ đến. Đó là một quá trình sẽ diễn ra theo thời gian. Tôi mong muốn điều đó, chứ còn ông Dũng không lên được, Cộng sản cũng sẽ sụp đổ, bởi vì khi phe bảo thủ lên trong tình hình Trung Quốc hiện nay, bản thân những nước văn minh tiến bộ người ta cung cấp tiền và các điều kiện để cho anh hội nhập thì họ có thể không ùng hộ nữa. Nền kinh tế Việt Nam coi như chạm đáy rồi, trong khi phải nuôi lực lượng tới 11, 12 triệu người ăn lương, không kiếm đâu ra tiền để duy trì bộ máy. Tôi cho là sự sụp đổ này rất là nhanh, tất nhiên trong điều kiện ít người ủng hộ mà Trung Quốc cũng đang khó khăn như vậy, thì sự sụp đổ này diễn ra đau thương hơn, mất mát hơn, gây rối loạn xã hội hơn.”

Theo nhà báo tự do Phạm Thành, từng một thời phục vụ truyền thông nhà nước, tuy tình hình Đại hội Đảng bất lợi cho ông Nguyễn Tấn Dũng và nhóm cải cách, nhưng ông Dũng vẫn còn một cơ hội cuối cùng, một cánh cửa rất hẹp để tiếp tục sự nghiệp chính trị. Đó là vận dụng được một khối đa số đại biểu tham dự Đại hội Đảng, những người không nằm trong số 175 Ủy viên Trung ương khóa 11. Bởi vì nhóm này vẫn có quyền đề cử nhân sự Ban chấp hành Trung ương khóa mới.

Người đọc báo không tin là sẽ có những chuyển biến theo cách mà nhà báo tự do Phạm Thành vừa nêu. Tuy vậy về nguyên tắc điều này có thể xảy ra, theo những gì mà Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son trả lời báo chí trong ngày Đại hội 12 khai mạc.
Quyết định cao nhất về nhân sự là của Đại hội?
Theo sự suy nghĩ của cá nhân tôi thì dù bất kỳ ai lên chăng nữa, sự tiếp tục con đường cải cách là tất yếu để quyết định sự tồn vong và phát triển đất nước cho nên không thể đảo ngược được.
-TS Ngô Trí Long

Theo báo điện tử Dân Trí bản tin trên mạng chiều ngày 21/1/2016, Bộ trưởng Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son, đồng thời là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 đương nhiệm nói rằng quyết định cao nhất về nhân sự là của Đại hội. Báo chí đặt vấn đề, Quy chế bầu cử vừa được Đại hội thông qua tại phiên họp trù bị có nêu: Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 nếu không nằm trong danh sách tái cử sẽ không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử. Nhưng những đại biểu còn lại của Đai hội khóa 12 vẫn có quyền đề cử nhân sự Ban chấp hành Trung ương khóa mới.

Vẫn theo Dân Trí Online, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trả lời, trong chương trình chính thức, có mục đề cử, ứng cử đó là quyền dân chủ của mọi người. Tức mỗi người có quyền đề cử, ứng cử, nhưng những quyền đó lại được thực hiện theo quy chế bầu cử vừa được thông qua. Ông Son nhấn mạnh, theo qui chế này, các đảng viên về dự Đại hội đều được thể hiện quyền dân chủ. Cùng với đó, Qui chế này cũng ghi rõ những đảng viên là cấp ủy viên của cấp ủy nào mà không được cấp ủy đó giới thiệu thì người này không ứng cử và không được nhận đề cử. Nhưng khi ra Đại hội thì Đại hội có quyền quyết định.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 ở Hà Nội 21/1/2016. AFP PHOTO.



Tại ngày khai mạc Đai hội Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện nhiều mâu thuẫn trong nội dung báo cáo các văn kiện tại Đại hội. Theo báo Dân Trí điện tử và Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi đổi mới đồng bộ để hoàn thiện những khiếm khuyết của cuộc đổi mới 30 năm qua; đồng thời ông Tổng Bí thư lại nhấn mạnh định hướng đi lên Xã hội Chủ nghĩa là phù hợp xu thế. Người đọc báo chưa quên lần ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong một phiên thảo luận ở Quốc hội vào tháng 10/2013, lúc đó ông nói ‘không biết đến cuối thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.

Thật dễ hiểu tại sao báo chí phương tây có chung nhận định tiêu cực về đổi mới ở Việt Nam, nếu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Trước Đại hội 2 ngày, trên mạng tin Zing.vn, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, cơ quan tham vấn hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước đã nói thẳng là, Việt nam muốn đổi mới từ tình trạng ách tắc hiện nay phải thừa nhận quyền sở hữu tài sản, bảo vệ pháp lý và đặc biệt phải có chủ sở hữu, sở hữu tư nhân là chủ yếu. Với sở hữu công thì cũng phải làm rõ ai là chủ sở hữu của các tài sản này. Viện trưởng Nguyễn Đình Cung khuyến cáo phải thực hiện chính sách cạnh tranh toàn diện, bảo đảm tự do. Thiết lập thị trường cạnh tranh và thiết chế đảm bảo cạnh tranh công bằng và bình đẳng.

Tất cả những khuyến cáo của TS Nguyễn Đình Cung, để thực hiện đổi mới lần thứ hai sau Đại hội Đảng 12, được giới quan sát cho là không thích hợp với việc kiên định chủ nghĩa Mác Lê, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng báo cáo trong ngày khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12.

Nhận định về vấn đề đổi mới qua Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế phát biểu từ Hà Nội:

“Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều ý kiến khác nhau, lề trái, lề phải. Nhưng theo sự suy nghĩ của cá nhân tôi thì dù bất kỳ ai lên chăng nữa, sự tiếp tục con đường cải cách là tất yếu để quyết định sự tồn vong và phát triển đất nước cho nên không thể đảo ngược được. Hãy chờ xem chính thức nhân sự Đại hội này sẽ như thế nào thì mới biết rõ. Theo quan điểm của tôi, phái bảo thủ hay phái cấp tiến đều có một điểm chung, mà đấy cũng là sự phân định, sự suy nghĩ của từng cá nhân… Trong tình hình hiện nay khó có thể đảo ngược vấn đề đổi mới, phải đổi mới đó là yêu cầu bắt buộc của nền kinh tế Việt Nam.”

Trong văn kiện Đại hội Đảng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày thì Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới, phát triển nhanh, bền vững, đưa đất nước phát triển theo hướng hiện đại, bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình; tích cực hội nhập quốc tế, phát huy đại đoàn kết dân tộc và cuối cùng là xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Việt Nam đã có một kỳ Đại hội Đảng Cộng sản đặc biệt khó khăn vì tranh chấp nội bộ. Nhiều bản tin của báo chí phương tây cho rằng, nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tái cử với sự kiên định chủ nghĩa Mác Lê, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì khó đổi mới thành công.

Cách mà ông Tổng Bí thư bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình được thể hiện rõ qua việc người bạn Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới cửa vịnh Bắc Bộ ngay trong những ngày Đại hội và trước đó Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo, đưa máy bay ra Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.



-Việt Nam: 'Chưa ai đi quan lộ Putin' 11 tháng 1 2016

Giáo sư Carl Thayer bình luận về quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ sau Đại hội 12 và đánh giá về khả năng giành chiến thắng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hôm 9/1, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm viết: “Ông Dũng đã ngồi ghế thủ tướng hai nhiệm kỳ và hơn 65 tuổi. Ông là một ứng viên nặng ký cho ghế tổng bí thư. Nếu ông giành chiến thắng, điều này chưa từng có trong tiền lệ.


"Từ trước đến nay, chính trường Việt Nam chưa có trường hợp nào như Vladimir Putin, người từng làm thủ tướng rồi sau đó thành tổng thống," học giả Úc bình luận khi so sánh với chính trường Nga.

Tuy nhiên theo quan sát của BBC tiếng Việt, trong quá khứ đã có tiền lệ lãnh đạo nhà nước chuyển sang làm lãnh đạo Đảng Cộng sản tại Việt Nam.

Ông Đỗ Mười, người từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tương đương với ghế thủ tướng vào năm 1988, đã được bầu làm Tổng Bí thư vào năm 1991 và tại vị cho tới cuối năm 1997.

Giáo sư Thayer nhận xét ông Dũng được cho là người thúc đẩy Việt Nam theo hướng "quốc gia hiện đại và công nghiệp hóa" năm 2020. Ông có thể được mô tả như là người có tham vọng muốn phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực kinh tế có đặc thù.

Nhà quan sát người Úc nói ông tin rằng ông Dũng sẽ đặt mục tiêu Việt Nam đáp ứng được những đòi hỏi của TPP.

"Nếu thắng, ông Dũng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên có nhiều kinh nghiệm đối ngoại, xử lý các vấn đề kinh tế quốc tế và được các nhà lãnh đạo chính phủ khác biết đến.

"Mô hình nhà nước độc đảng của Việt Nam không phải là hệ thống "một người quyết hết".

"Nếu ông Dũng trở thành Tổng Bí thư đảng thì sẽ có thương lượng gay gắt về quyền lực ở các vị trí cấp cao nhất.

"Cuộc đua chủ chốt sẽ là ghế thủ tướng tới và liệu người ngồi ghế đó có phải là đàn em của ông Dũng hay không," ông Thayer viết.

Bất luận ai sẽ trở thành Tổng Bí thư, Giáo sư Thayer cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ‘đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế’ và ‘chủ động hội nhập quốc tế’.

Việt Nam sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng trong quan hệ với các cường quốc Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Liên minh châu Âu.

Trong bối cảnh này, các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam được dự báo sẽ thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ và các đối tác TPP khác để giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế và thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.

Việt Nam sẽ phát triển quan hệ an ninh gần gũi hơn với Hoa Kỳ để tăng cường khả năng đối phó với áp lực của Trung Quốc ở Biển Đông. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đã có chỉ dấu tăng cường hợp tác để hình thành lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.

Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam mà chỉ nới lỏng một phần.

Có khả năng là năm 2016, Việt Nam muốn tiếp cận công nghệ viễn thông và trinh sát hiện đại để cải thiện năng lực hàng hải ở Biển Đông. Có tin là Việt Nam đang cân nhắc mua một máy bay trinh thám hàng hải như P3 Orion. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí từ Nga để tăng cường quốc phòng.

Đồng thời, Việt Nam sẽ tìm cách chia tách vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc”.

Giáo sư Thayer nhận định, lâu nay Việt Nam luôn đòi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Phe bảo thủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam cho đây là vấn đề phân biệt đối xử.
'Cách mạng màu'

Việt Nam sẽ phát triển quan hệ an ninh gần gũi hơn với Hoa Kỳ để tăng cường khả năng đối phó với áp lực của Trung Quốc ở Biển Đông

Những người muốn thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ đều bị phe bảo thủ đặt câu hỏi thách thức:

"Hoa Kỳ đã làm cho Việt Nam?".


Họ đưa ra dẫn chứng là lệnh cấm vận vũ khí và hệ quả chất da cam và bom mìn sau chiến tranh. Dù Hoa Kỳ đang có thiện chí giải quyết các vấn đề này, phe bảo thủ luôn đòi Hoa Kỳ trợ giúp thêm.

Lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ liên quan đến nhân quyền và tự do tôn giáo. TPP cũng đặt ra yêu cầu công nhân có quyền thành lập công đoàn độc lập.

Nếu Thượng viện Hoa Kỳ thông qua TPP, Việt Nam có thể được Hoa Kỳ giúp triển khai. Mối quan hệ kinh tế Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ chặt chẽ hơn, tạo điều kiện cho các doanh nhân và nhà đầu tư Mỹ đóng góp vào tương lai của Việt Nam.

Nhân quyền và tự do tôn giáo vẫn là vấn đề nóng ở Việt Nam vì phe bảo thủ trong đảng lập luận rằng Hoa Kỳ đang thúc đẩy ‘diễn biến hoà bình’ hoặc một ‘cuộc cách mạng màu’ ở Việt Nam để lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam
.
Ở một số nước, TPP bị phê phán nhưng tại Việt Nam lại được cho là cơ hội lớn

Những lo ngại này đã được giải quyết phần nào khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm tại Nhà Trắng năm ngoái. Họ đã đưa ra một tuyên bố cam kết tôn trọng hệ thống chính trị của nhau.

Từ tháng 5/2014, thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hải phận Việt Nam, 8/14 ủy viên Bộ Chính trị đã đến thăm Hoa Kỳ, kể cả những người được cho là thuộc phe bảo thủ.

Trong quá khứ, mỗi khi Việt Nam muốn nhận được điều gì từ Hoa Kỳ, chẳng hạn như việc trở thành thành viên WTO, họ không ngại đáp ứng yêu cầu về nhân quyền từ phía Hoa Kỳ.

Có dự báo là sau Đại hội Đảng 12, các quan chức Việt Nam sẽ phải bớt trấn áp các nhà bất đồng chính kiến nếu muốn thành tích nhân quyền của hệ thống chính trị được xem là có cải thiện.
-


-Việt-Trung: Việt Nam chuẩn bị chuyển từ ‘đối thoại’ sang ‘đối đầu’
Tuy giới lãnh đạo Việt Nam không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về việc sẽ “đối đầu” với Trung Quốc song dựa trên một số nguồn tin, báo chí ngoại quốc bắt đầu đề cập đến điều này.

Một trong năm tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua và đã nhận từ Nga. (Hình: VTC)


Tờ The Sydney Morning Herald của Úc vừa cho biết, theo thông tin thì Việt Nam đang chuẩn bị đưa một trong năm tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua (tổng cộng sáu chiếc) và đã nhận từ Nga vào biển Đông. Chiếc tàu ngầm đó sẽ tuần tra tại khu vực mà Việt-Trung đang có tranh chấp về chủ quyền.

The Sydney Morning Herald dẫn ý kiến của Carl Thayer - một chuyên gia về Việt Nam, làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc, cho biết, các tàu ngầm của Việt Nam có thể gây ra những khó khăn đáng kể cho Trung Quốc khi Trung Quốc tiếp tục xây dựng chuỗi căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa.

The Sydney Morning Herald dẫn lại tuyên bố của một viên chức Việt Nam với Reuters hồi năm ngoái rằng, dù không muốn xung đột với Trung Quốc nhưng Việt Nam đã và đang chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất.”

Hồi trung tuần tháng trước, Reuters từng có một bài viết đề cấp đến việc Việt Nam củng cố sức mạnh quân sự để đối mặt với Trung Quốc. Hãng này cho biết, Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị toàn diện nhằm đối phó với chiến tranh, không để rơi vào thế bị động trước những tình huống bất ngờ.

Theo Reuters thì các viên chức và sĩ quan cao cấp của Việt Nam xác nhận, thực tế đã khiến sự chuẩn bị của Việt Nam vượt xa hơn dự kiến. Những đơn vị quân đội, đặc biệt là những đơn vị đang trấn đóng ở khu vực giáp với biên giới của Trung Quốc đã được đặt trong tư thế “sẵn sàng chiến đấu.”

Mới đây, trên wsws.org - một trang web vốn thuộc loại thiên tả, ông John Braddock đã điểm lại nhiều sự kiện trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam-Nhật, Việt Nam-Ấn để chứng minh, Việt Nam đã có kế hoạch cho chiến tranh và đang trong quá trình tái vũ trang lớn nhất, tính từ sau năm 1975.

Ngoài những hỗ trợ của Hoa Kỳ, Nhật, Ấn, Việt Nam chủ động mua thêm chiến đấu cơ, tàu ngầm, chiến hạm, phi cơ tuần thám, trực thăng vũ trang, radar, các loại hỏa tiễn từ Nga, Israel, châu Âu, Hoa Kỳ. Quân đội Việt Nam hiện có khoảng 450,000 quân nhân hiện dịch và Việt Nam đã bắt đầu sản xuất vũ khí cá nhân theo công nghệ của Israel để trang bị cho lực lượng này. Chưa kể Việt Nam còn mua lại công nghệ của Israel và Châu Âu để nâng cấp các thiết giáp cũ do Nga sản xuất. Quốc Hội Việt Nam cũng mới thông qua luật nghĩa vụ quân sự mới. Nâng thời gian bắt buộc tại ngũ từ 18 tháng lên hai năm.

Tuy nhiên theo ông Braddock, dù chuẩn bị thế nào thì giới lãnh đạo Việt Nam cũng vẫn chưa thoát ra khỏi đám bùng nhùng, đó là muốn nghiêng về phía Hoa Kỳ nhưng vẫn chưa phải là đồng minh chính thức của Hoa Kỳ và sự lệ thuộc sâu vào Trung Quốc về kinh tế. (G.Đ)
-


Cộng Hòa Thời Báo
BÁO ÚC "BIẾT TRƯỚC" NGUYỄN TẤN DŨNG SẼ NẮM TỐNG BÍ THƯ
Tin Úc Châu - Tờ báo Úc về tài chánh (Australian Financial Review) hôm nay 6 Tháng 1 có đưa tin như sau: 
"Điểm chuyển tiếp quan trọng vào cuối tháng này khi hầu hết các thành viên trong bộ chính trị sẽ được thay thế và Thủ tướng tại chức lâu nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ nhận chức Tổng Bí Thư."
"The crucial transition point will come later this month when most of the politburo is replaced and long-serving Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng is expected to take over the top party post of general secretar".
http://www.afr.com/…/vietnam-set-to-step-further-into-weste…


Vietnam set to step further into Western alignment

Modern Asia has been built on big strategic shifts and events this week have framed the way that this year may be Vietnam's turn to take some big steps into the future.

Diplomatic protests over a Chinese aircraft landing on a disputed South China Sea island have claimed the headlines, but the move to a more flexible currency was also an important signal about the year ahead.

The two events are actually loosely linked because while China has been pressuring Vietnam over maritime territory, its more liberalised, recently weaker yuan has been hurting Vietnam economically because the dong is less flexible.

And these two countries are the world's last remaining significant case studies in communist performance legitimacy where astute economic management has allowed authoritarian government structures to remain in place.
Markets rule in Vietnam apart from at state owned enterprises. Alamy


This claim to legitimacy is a constant balancing act, as we have seen yet again this week as China has struggled to find the right mix of interventionist techniques to keep its sharemarket speculators happy.
POSTER COUNTRY


But while the receding Chinese growth tide is exposing many structural weaknesses, Vietnam is now the poster country for foreign investors in the region. And to underline this, the two countries are set to grow at about the same rate this year.

Standard & Poor's describes Vietnam as the "ray of sunshine" in emerging Asia with an embrace of foreign investment which is in effect carrying the less efficient, statist parts of the economy.
US President Lyndon Johnson, centre, discuses the Vietnam War in 1968. Lyndon Baines Johnson Library



But back to big shifts. Last year saw Vietnam complete a remarkable rapprochement with its wartime foe in the United States when it became the least developed country to join the US-led Trans-Pacific Partnership trade deal, of which Australia is also a member.

More symbolically, half the members of the ruling politburo visited the US, including some notable communist hardliners, which shows how confident the ruling elite is about positioning their nation between the US and China. Former US diplomat David Brown describes this as an "epochal shift" for the country which defeated the US in 1975 but now sees it as an ally against China.

But if last year was about embracing the west and unsubtly snubbing China, this year will need to be about building on being a foreign investment poster child rather than just coasting along on cheap labour.

The crucial transition point will come later this month when most of the politburo is replaced and long-serving Prime Minister Nguyen Tan Dung is expected to take over the top party post of general secretary.

LITTLE CHANGE


The fact the head of government has to become the party head to really exercise power might show how little anything has actually changed under the performance-legitimacy style of communism.

But the fact Nguyen survived the blame for a credit crunch in the unbalanced, party liberalised economy he was running a few years ago, shows how economic modernisers have gained significant and enduring clout.

HSBC set out a to do list for the incoming reformers this week that runs from faster privatisation of state-owned enterprises to more independent banks to prevent inefficient credit allocation contributing to another inflation-led boom and bust cycle.



The creation of a more market-based reference band for setting the value of the dong daily rather than just irregularly, is a good step in this direction. The rate had actually been unchanged since August despite changing global monetary settings.

It had been thought there would be no such liberalisation until a new political team was in place. But the country had been running down scarce foreign reserves trying to defend the old, less flexible reference rate when neighbouring Asian currencies have been falling in expectation of tighter US monetary policy.

Vietnam is seen to be the biggest beneficiary of the TPP because it will get access to big new markets in the US, and the US and Japan stealing ground on competitors such as Indonesia and Thailand.
SUPPORT PILLAR


Nevertheless, it faces a big challenge applying the TPP's tough new rules on SOEs and government procurement which – as in China – have been a key support pillar for the ruling elite in an otherwise increasingly marketised economy.

But the TPP should give the incoming leadership under Nguyen, the timely opportunity to blame the trade deal for long-needed reforms to SOEs in return for giving the country better access to the global supply chains it needs to move beyond cheap labour manufacturing.

While the true complexion of the new leadership remains to be seen, this may well be one of the real achievements of the somewhat fractured US rebalancing to Asia.
Read more: http://www.afr.com/news/world/asia/vietnam-set-to-step-further-into-western-alignment-20160105-gm03lk#ixzz3wWi2ZxpX 
Follow us: @FinancialReview on Twitter | financialreview on Facebook

Tổng số lượt xem trang