Alexander Solzhenitsyn và giới trí thức phóng khoáng Nga vốn chẳng ưa gì nhau. Solzhenitsyn, người được phương Tây coi là bông hoa đẹp nhất, lại có thái độ khiếm nhã đối với giới trí thức, cũng như đối với hầu như tất cả mọi sự trên đời. Ông không chịu sử dụng từ trí thức (intelligentsia), mà lại sáng tác ra một từ khó nghe, có nghĩa miệt thị là “tầng lớp kĩ giả” (obrazovanshchina). Giới trí thức đáp lại tương tự: họ kính trọng lòng dũng cảm của ông, đọc sách được in theo lối samizdat của ông, nhưng tỏ ra sợ hãi thái độ bài phương Tây của ông và không coi ông là người của mình.
Lời kết án quan trọng nhất của ông là giới trí thức đã không thực hiện được nhiệm vụ tối thượng của mình, tức là cất lên tiếng nói của nhân dân đang bị chế độ độc tài áp bức. Các thành viên của giới trí thức đã trở thành một phần của hệ thống và đã chiếm được những vị trí ngon lành. “Một trăm năm trước”, ông viết như thế vào năm 1974, “giới trí thức Nga coi án tử hình là sự hi sinh. Ngày nay bị cảnh cáo đã được coi là hi sinh rồi”. Ông viết những điều răn của mình bằng chữ in hoa:
“KHÔNG NÓI DỐI! KHÔNG THAM GIA VÀO NHỮNG VIỆC DỐI TRÁ!
KHÔNG ĐỒNG LOÃ VỚI DỐI TRÁ!"
Khi Solzhenitsyn viết những lời như thế, chẳng có mấy người dám tranh luận công khai với nhà văn vĩ đại đang bị lưu đày này. Nhưng khi trở về Nga vào năm 1994, ông đã thành người của quá khứ. Chẳng có mấy văn nghệ sĩ nổi tiếng đến viếng ông. Vladimir Putin và Mikhail Gorbachev là những người nổi bật nhất trong đám tang.
Quần đảo ngục tù, xuất bản vào năm 1973, đã làm lung lay đến tận gốc rễ hệ thống Xô-viết, nhưng nó không tạo được khả năng đề kháng chống lại việc tái lập những biểu tượng và yếu tố Xô-viết. Nước Nga hôm nay được cai trị bởi giới tinh hoa xuất thân từ KGB, với quốc ca Liên Xô, với những phương tiện thông tin đại chúng chỉ biết nói leo, với hệ thống toà án thối nát và một quốc hội với toàn các ông nghị gật. Cuốn sách giáo khoa lịch sử mới tuyên bố rằng mặc dù Liên Xô chưa phải là nhà nước dân chủ, nhưng đã là “hình mẫu về một xã hội công bằng nhất và tuyệt với nhất đối với hàng triệu người trên thế giới”. Putin chịu trách nhiệm chính, nhưng giới trí thức Nga cũng không thể rũ bỏ trách nhiệm được. Chủ nghĩa Putin được củng cố là do không có sự chống đối của cái phần xã hội mà đáng ra nó phải làm, tức là thể hiện sự chống đối về mặt tri thức.
Ngay trước khi Putin từ chức Tổng thống, Nikita Mikhalkov, một đạo diễn phim nổi tiếng đã cùng với một vài người nữa viết thư, “đại diện cho các nghệ sĩ Nga”, xin ông đừng từ chức. Bức thư đã làm nhiều người phẫn nộ và xuất hiện một bức thư ngỏ nữa, đòi Putin rút lui. Hai bức thư chỉ là những điểm sáng trên màn hình điện tâm đồ chẳng còn mấy biểu hiện của sự sống của giới trí thức Nga. Cái chết của người trí thức vĩ đại nhất của nó có vẻ như chính là một đốm sáng nữa trên cái cỗ máy vốn đã ngủ thiếp đi từ lâu rồi.
Từ intelligentsia là phát minh của Nga. Ở phương Tây nó thường gợi lên hình ảnh người trí thức học rộng, tài cao, lương tâm trong sáng và luôn bị nhà nước đàn áp. Nhưng giới trí thức Xô-viết thì lại khác. Nó được nhà nước tạo ra, cho một mục đích cụ thế nào đó; chẳng có gì chung giữa nó với các bậc tiền bối trong thế kỉ XIX.
Trong vở kịch ba tập của Tom Stoppard, viết về các trí thức Nga thế kỉ XIX, với nhan đề Bến bờ không tưởng (The Coast of Utopia), Alexander Herzen phàn nàn rằng Nga chẳng có đóng góp gì cho những cuộc thảo luận về triết học và chính trị cả. “Có, một từ! Từ trí thức (The intelligentsia)”, người bạn đáp. “Nhưng đấy là một từ khủng khiếp”, người khác nói. “Nhưng nó có nghĩa là gì?”, Herzen hỏi. “Nó có nghĩa là chúng ta. Hiện tượng đặc thù của nước Nga, sự đối lập về mặt tri thức, được coi là một lực lượng xã hội”.
Các nhân vật của Stoppard đã trở thành những người xa lạ ở nước Nga hôm nay. Lòng căm thù của họ đối với bộ máy quan liêu, những lời phê phán quyết liệt và khả năng thể hiện những lo toan và nhu cầu của các tầng lớp bị áp bức của họ có vẻ như đã trở thành ngây thơ và lỗi thời. Giới trí thức Nga đã đánh mất sức mạnh tri thức và ảnh hưởng xã hội rồi hay sao? Hay đây là hiện tượng chỉ tồn tại trong xã hội độc tài, không có nghị viện đúng nghĩa của nó? Hay là Solzhenitsyn có lí khi chẩn đoán rằng giới trí thức Nga chỉ là một nhóm người có bằng cấp và công việc nhàn hạ mà thôi?
Solzhenitsyn không phải là trí thức Nga đầu tiên phê phán chính tầng lớp trí thức. Tự phê bình và sám hối từ lâu đã là một phần bản sắc của họ. Trong cuốn Những cột mốc (Vekhi), một tác phẩm tự phản tỉnh quan trọng, xuất bản năm 1909, Sergei Bulgakov đã mô tả tình trạng đáng buồn của giới trí thức, thói kiêu ngạo, thiếu kỉ cương và thiếu đứng đắn của nó. “Xã hội Nga, bị kiệt sức vì những căng thẳng và thất bại vừa qua, đang ở trong tình trạng tê liệt và chán nản, rã rời và suy nhược về mặt tinh thần… Văn học Nga chìm ngập trong vũng bùn sách báo khiêu dâm và giật gân.”
Nước Nga dưới chế độ Bolshevik không cần những nhà tư tưởng biết hồi quang, phản tỉnh như Bulgakov. Ông là một trong số những triết gia đầu tiên bị Lenin bắt đi lưu đầy vào năm 1922. Nhiều độc giả của ông đã bỏ xác trong tù ngục.
Xin mời tới phòng khách của tôi
Với tư cách là một lực lượng chính trị, giới trí thức Nga đã bị Lenin và Stalin đào tận gốc trốc tận rễ. Nhưng là những người hiểu rõ giá trị của văn hoá, họ đã mua chuộc và nhào nặn những người đại diện xứng đáng nhất của giới trí thức theo nhu cầu của mình. Thí dụ như Nhà hát Nghệ thuật ở Moskva, hiện thân của tinh thần trí thức theo kiểu Chekhov, đã được cải tạo từng bước một để trở thành một cơ quan của nhà nước Xô-viết. Các diễn viên của nhà hát được nhận đủ thứ đặc quyền đặc lợi và tiện nghi, họ được đi du lịch ra nước ngoài, được nghỉ trong các khu an dưỡng của chính phủ, miễn là còn đem nghệ thuật phục vụ cho nhà nước Bolshevik. Cuối những năm 1920, chính phủ Liên Xô bắt đầu cấp những mảnh đất rộng lớn trong các khu vực dành riêng cho các nghệ sĩ, khoa học gia và kĩ sư được lựa chọn.
Vasily Kachalov là một diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Moskva và thường xuyên đóng các nhân vật của Chekhov. Theo lời người con trai, ông đã phản ứng lại tình trạng nhập nhằng của mình bằng cách uống cho quên đời đi. Mỗi khi say ông lại tự nguyền rủa mình rằng đã để cho nhà nước biến thành biểu tượng của sự tiếp nối giữa trí thức Nga và trí thức Xô-viết.
Trên thực tế, nòng cốt của giới trí thức Nga, như một hiện tượng xã hội, chính là các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà vật lí học. Andrei Zorin, một nhà sử học ở Đại học Oxford, khẳng định rằng giới trí thức chủ yếu là sản phẩm của công cuộc nghiên cứu hạt nhân. Stalin cần bom hạt nhân, ông ta nhận thức được rằng nếu không có tự do thì đầu óc của nhà khoa học không thể hoạt động được. Người ta đã tạo ra những điều kiện gần như lí tưởng cho các nhà khoa học: họ có địa vị, có tiền, có thiết bị và không bị lôi kéo vào những việc khác. “Khoa học là con cưng của nhà nước”, Vladimir Fortov, viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Nga nói như thế, “Đấy là một nghề được tôn trọng và được trả lương cao. Chúng tôi có thể nghiên cứu và không cần bận tâm đến bất cứ điều gì”.
Các nhà vật lí hạt nhân Nga được định cư trong các khu rừng cây khép kín hoặc gần như khép kín, được ở, không phải trong các trại lính mà trong các biệt thự, giống như các biệt thự ở Thuỵ Sĩ hay lâu đài nhỏ ở Nga. Những nhà khoa học tài năng nhất có thể không cần gia nhập Đảng Cộng sản và có thể liên hệ trực tiếp với Điện Kremlin. Việc Andrei Sakharov, một trong những nhà vật lí hạt nhân hàng đầu của Nga, cha đẻ của quả bom kinh khí đầu tiên của Nga, có thể liên hệ trực tiếp với người đứng đầu ngành an ninh là Lavrenty Beria đã làm cho tư tưởng đối lập của ông có giá trị và ý nghĩa đặc biệt.
Các khu nghiên cứu được cung cấp đầy đủ không chỉ lương thực thực phẩm mà còn cả sản phẩm văn hoá nữa. Ô dù chính trị cho phép họ mời cả những nghệ sĩ không được quyền biểu diễn trước đám đông. Vladimir Vysotsky, một thi sĩ-ca sĩ nổi loạn huyền thoại, đã có những buổi biểu diễn công khai đầu tiên ở cơ sở nghiên cứu hạt nhân gọi là Dubna.
Nhu cầu của giới quân sự đã dẫn tới việc sản xuất thừa các nhà khoa học đủ mọi loại, lĩnh vực văn hoá cũng có sản xuất thừa không kém, ông A. Zorin đã nói như thế. Hàng triệu nhà khoa học và kĩ sư, những người làm việc trong các viện nghiên cứu và thiết kế không có địa chỉ mà chỉ có số hòm thư, trở thành những người tiêu thụ sản phẩm văn hoá đó. Trên thực tế, nền kinh tế Xô-viết không biết đưa họ đi đâu, lúc đó ở Liên Xô thịnh hành một câu tiếu lâm như sau: “Chúng tôi giả vờ làm việc, còn họ thì giả vờ trả lương cho chúng tôi”.
Rất nhiều người có học, có tri thức tuổi chừng 30 đến 40, nhưng ít việc làm và chẳng có mấy tương lai trên con đường hoạn lộ là môi trường tuyệt vời cho việc lên men các tư tưởng tự do. Cùng với thời gian, họ đã tạo ra một giai tầng chính trị. Họ không phải là những người chống đối (dissidents), họ sống dựa vào nhà nước, nhưng lại cảm thấy chán ngấy những hạn chế của hệ tư tưởng Xô-viết và họ chỉ trích hệ thống.
Họ muốn được sống “như những người khác trong thế giới văn minh”, họ muốn đi du lịch ra nước ngoài, muốn mua thực phẩm mà không phải xếp hàng và muốn có thông tin. Họ không dự đoán được sự tan rã và cũng chẳng muốn phá vỡ Liên Xô làm gì.
Chính giai tầng chính trị này của tầng lớp trí thức đã làm công việc chuẩn bị cho perestroika và trở thành cơ sở ủng hộ chủ yếu cho Mikhail Gorbachev. Perestroika đã cung cấp cho tầng lớp trí thức tất cả những gì họ muốn, trong khi vẫn giữ Liên Xô ở tình trạng y như cũ. Cuối những năm 1980 có thể là những năm tháng hạnh phúc nhất của giới trí thức vì họ vừa được tự do ngôn luận lại vừa được nhà nước bao cấp. Tháng 8 năm 1991, khi những đảng viên cộng sản và lãnh đạo KGB cứng rắn tổ chức đảo chính chống lại Mikhail Gorbachev, hàng trăm ngàn trí thức Nga đã đứng trước toà nhà quốc hội để bảo vệ thành quả của perestroika.
“Tôi cảm thấy xúc động và bâng khuâng khi hồi tưởng lại những ngày tháng 8 năm 1991. Lúc đó tôi nghĩ rằng nó là thời khắc huy hoàng nhất của lịch sử Nga, rằng nó sẽ trở thành ngày hội của toàn dân tộc”, Lev Dodin, giám đốc nghệ thuật của Nhà hát kịch Nhỏ, đã nói như thế. Hình ảnh Boris Yeltsin, cao lớn, hào sảng, với mái tóc bạc đứng trên một chiếc xe tăng, thay mặt Gorbachev, đưa ra lời kêu gọi, đã trở thành biểu tượng của một thánh tử đạo.
Bắt đầu của sự kết thúc
Nhưng cái ngày mà cuộc bạo loạn do KGB khởi xướng bị đập tan đã không trở thành ngày hội dân tộc, thậm chí ngày lễ lần thứ mười của nó được kỉ niệm bằng việc quay trở về của quốc ca Liên Xô. Ngược đời là ở chỗ chiến thắng của tầng lớp trí thức - dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Liên Xô – cũng là khởi đầu cho quá trình cáo chung của chính nó. Nhà nước tắt thở thì trí thức cũng hết hơi. Sự thất bại của cuộc đảo chính đã không trở thành bước ngoặt về mặt tư tưởng; nó không được vinh danh như ngày ra đời của một nhà nước mới mà chỉ là sự sụp đổ của một thể chế cũ.
Sau khi đã đập vỡ cái hũ chụp kín người họ, giới trí thức đã bị mất phương hướng. Cái hợp đồng - theo đó giới trí thức có thể chửi rủa nhà nước còn nhà nước thì đôi khi cũng cho họ ăn đòn, nhưng vẫn bao cấp họ - đã bị huỷ bỏ. Nhà nước không còn cần trí thức nữa. Nó cần những nhà quản trị và các doanh nhân có khả năng đẩy lùi nạn đói và sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế. Giới trí thức đã tự tạo ra sự sùng bái những kẻ bị săn đuổi và thần thánh hoá cuộc đấu tranh anh dũng của chính mình (sự cấm đoán của kiểm duyệt được coi là vinh hạnh). Nhưng hoá ra họ không biết làm những công việc thực tiễn và trần tục là xây dựng những định chế của nhà nước.
Rất nhiều nhà khoa học bỏ nước ra đi. Một số người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh (đa số những kẻ đầu sỏ (oligarchs) dưới thời Yeltsin, kể cả Boris Berezovsky, trước đây từng là khoa học gia). Vài người trở thành công chức. Một số người tham gia vào cuộc đấu tranh cho quyền con người. Nhưng như một giai tầng, giới trí thức đã không thể tạo lập được những định chế dân chủ bền vững và không củng cố được những quyền tự do mà họ đã giành được vào năm 1991.
Các phương tiện truyền thông đại chúng Nga rơi vào mặc cảm tự ti và tự trào. Gần như không có ai sẵn sàng nghiên cứu lịch sử đất nước một cách có hệ thống. Dodin, một trong những đạo diễn có tư tưởng sâu sắc nhất và có ảnh hưởng nhất, nói rằng: “Khi đọc Quần đảo ngục tù dưới dạng samizdat, chúng tôi nghĩ rằng khi cuốn sách được in thì mọi sự sẽ thay đổi, vĩnh viễn thay đổi”. Nhưng đã xảy ra một chuyện không thể nào tưởng tượng nổi: cuốn sách được in, những đã rơi vào quên lãng ngay sau đó. Những người theo tư tưởng tự do Nga cười nhạo Solzhenitsyn, mặc dù chẳng người nào có thể đưa ra được một cái gì có thể so sánh với trước tác của ông.
Thời buổi khó khăn đối của trí thức
Đất nước đã từng tự giải thoát khỏi hệ tư tưởng cộng sản mà không có cảnh máu chảy đầu rơi và đoạn tuyệt với Chiến tranh Lạnh lại đang rơi vào phức cảm tự ti tập thể. Sự cáo chung của Liên Xô không tạo ra được năng lượng sáng tạo tương tự như cuộc Cách mạng Bolshevik đã làm vào năm 1917 và những năm tiếp theo. Các nhà văn Nga không lấp đầy được khoảng trống ngôn ngữ do sự rẻ rúng văn chương nghiêm túc trong hàng chục năm để lại. Đất nước vẫn chưa đủ ngôn từ để mô tả qui mô của những sự kiện diễn ra trong suốt hai mươi năm qua.
Sự sụp đổ về kinh tế và tư tưởng đã tước mất của giới trí thức Nga địa vị, tiền bạc và cảm thọ rằng mình là một giai tầng đặc biệt. Chính quan niệm đó cũng đã bắt đầu sụp đổ. “Chủ nghĩa tư bản không cần trí thức. Trí thức là sản phẩm của chế độ quân chủ - nó không tồn tại trong những xã hội tư bản bình thường”, Sergei Kapitsa, một nhà khoa học rất có uy tín nói như thế. Không có gì ngạc nhiên khi phần đông giới trí thức Nga không coi Yeltsin là người “của mình”. Đối với nhiều nhà khoa học, thời của Yeltsin là giai đoạn “phí hoài”.
Khi Solzhenitsyn viết những lời như thế, chẳng có mấy người dám tranh luận công khai với nhà văn vĩ đại đang bị lưu đày này. Nhưng khi trở về Nga vào năm 1994, ông đã thành người của quá khứ. Chẳng có mấy văn nghệ sĩ nổi tiếng đến viếng ông. Vladimir Putin và Mikhail Gorbachev là những người nổi bật nhất trong đám tang.
Quần đảo ngục tù, xuất bản vào năm 1973, đã làm lung lay đến tận gốc rễ hệ thống Xô-viết, nhưng nó không tạo được khả năng đề kháng chống lại việc tái lập những biểu tượng và yếu tố Xô-viết. Nước Nga hôm nay được cai trị bởi giới tinh hoa xuất thân từ KGB, với quốc ca Liên Xô, với những phương tiện thông tin đại chúng chỉ biết nói leo, với hệ thống toà án thối nát và một quốc hội với toàn các ông nghị gật. Cuốn sách giáo khoa lịch sử mới tuyên bố rằng mặc dù Liên Xô chưa phải là nhà nước dân chủ, nhưng đã là “hình mẫu về một xã hội công bằng nhất và tuyệt với nhất đối với hàng triệu người trên thế giới”. Putin chịu trách nhiệm chính, nhưng giới trí thức Nga cũng không thể rũ bỏ trách nhiệm được. Chủ nghĩa Putin được củng cố là do không có sự chống đối của cái phần xã hội mà đáng ra nó phải làm, tức là thể hiện sự chống đối về mặt tri thức.
Ngay trước khi Putin từ chức Tổng thống, Nikita Mikhalkov, một đạo diễn phim nổi tiếng đã cùng với một vài người nữa viết thư, “đại diện cho các nghệ sĩ Nga”, xin ông đừng từ chức. Bức thư đã làm nhiều người phẫn nộ và xuất hiện một bức thư ngỏ nữa, đòi Putin rút lui. Hai bức thư chỉ là những điểm sáng trên màn hình điện tâm đồ chẳng còn mấy biểu hiện của sự sống của giới trí thức Nga. Cái chết của người trí thức vĩ đại nhất của nó có vẻ như chính là một đốm sáng nữa trên cái cỗ máy vốn đã ngủ thiếp đi từ lâu rồi.
Từ intelligentsia là phát minh của Nga. Ở phương Tây nó thường gợi lên hình ảnh người trí thức học rộng, tài cao, lương tâm trong sáng và luôn bị nhà nước đàn áp. Nhưng giới trí thức Xô-viết thì lại khác. Nó được nhà nước tạo ra, cho một mục đích cụ thế nào đó; chẳng có gì chung giữa nó với các bậc tiền bối trong thế kỉ XIX.
Trong vở kịch ba tập của Tom Stoppard, viết về các trí thức Nga thế kỉ XIX, với nhan đề Bến bờ không tưởng (The Coast of Utopia), Alexander Herzen phàn nàn rằng Nga chẳng có đóng góp gì cho những cuộc thảo luận về triết học và chính trị cả. “Có, một từ! Từ trí thức (The intelligentsia)”, người bạn đáp. “Nhưng đấy là một từ khủng khiếp”, người khác nói. “Nhưng nó có nghĩa là gì?”, Herzen hỏi. “Nó có nghĩa là chúng ta. Hiện tượng đặc thù của nước Nga, sự đối lập về mặt tri thức, được coi là một lực lượng xã hội”.
Các nhân vật của Stoppard đã trở thành những người xa lạ ở nước Nga hôm nay. Lòng căm thù của họ đối với bộ máy quan liêu, những lời phê phán quyết liệt và khả năng thể hiện những lo toan và nhu cầu của các tầng lớp bị áp bức của họ có vẻ như đã trở thành ngây thơ và lỗi thời. Giới trí thức Nga đã đánh mất sức mạnh tri thức và ảnh hưởng xã hội rồi hay sao? Hay đây là hiện tượng chỉ tồn tại trong xã hội độc tài, không có nghị viện đúng nghĩa của nó? Hay là Solzhenitsyn có lí khi chẩn đoán rằng giới trí thức Nga chỉ là một nhóm người có bằng cấp và công việc nhàn hạ mà thôi?
Solzhenitsyn không phải là trí thức Nga đầu tiên phê phán chính tầng lớp trí thức. Tự phê bình và sám hối từ lâu đã là một phần bản sắc của họ. Trong cuốn Những cột mốc (Vekhi), một tác phẩm tự phản tỉnh quan trọng, xuất bản năm 1909, Sergei Bulgakov đã mô tả tình trạng đáng buồn của giới trí thức, thói kiêu ngạo, thiếu kỉ cương và thiếu đứng đắn của nó. “Xã hội Nga, bị kiệt sức vì những căng thẳng và thất bại vừa qua, đang ở trong tình trạng tê liệt và chán nản, rã rời và suy nhược về mặt tinh thần… Văn học Nga chìm ngập trong vũng bùn sách báo khiêu dâm và giật gân.”
Nước Nga dưới chế độ Bolshevik không cần những nhà tư tưởng biết hồi quang, phản tỉnh như Bulgakov. Ông là một trong số những triết gia đầu tiên bị Lenin bắt đi lưu đầy vào năm 1922. Nhiều độc giả của ông đã bỏ xác trong tù ngục.
Xin mời tới phòng khách của tôi
Với tư cách là một lực lượng chính trị, giới trí thức Nga đã bị Lenin và Stalin đào tận gốc trốc tận rễ. Nhưng là những người hiểu rõ giá trị của văn hoá, họ đã mua chuộc và nhào nặn những người đại diện xứng đáng nhất của giới trí thức theo nhu cầu của mình. Thí dụ như Nhà hát Nghệ thuật ở Moskva, hiện thân của tinh thần trí thức theo kiểu Chekhov, đã được cải tạo từng bước một để trở thành một cơ quan của nhà nước Xô-viết. Các diễn viên của nhà hát được nhận đủ thứ đặc quyền đặc lợi và tiện nghi, họ được đi du lịch ra nước ngoài, được nghỉ trong các khu an dưỡng của chính phủ, miễn là còn đem nghệ thuật phục vụ cho nhà nước Bolshevik. Cuối những năm 1920, chính phủ Liên Xô bắt đầu cấp những mảnh đất rộng lớn trong các khu vực dành riêng cho các nghệ sĩ, khoa học gia và kĩ sư được lựa chọn.
Vasily Kachalov là một diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Moskva và thường xuyên đóng các nhân vật của Chekhov. Theo lời người con trai, ông đã phản ứng lại tình trạng nhập nhằng của mình bằng cách uống cho quên đời đi. Mỗi khi say ông lại tự nguyền rủa mình rằng đã để cho nhà nước biến thành biểu tượng của sự tiếp nối giữa trí thức Nga và trí thức Xô-viết.
Trên thực tế, nòng cốt của giới trí thức Nga, như một hiện tượng xã hội, chính là các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà vật lí học. Andrei Zorin, một nhà sử học ở Đại học Oxford, khẳng định rằng giới trí thức chủ yếu là sản phẩm của công cuộc nghiên cứu hạt nhân. Stalin cần bom hạt nhân, ông ta nhận thức được rằng nếu không có tự do thì đầu óc của nhà khoa học không thể hoạt động được. Người ta đã tạo ra những điều kiện gần như lí tưởng cho các nhà khoa học: họ có địa vị, có tiền, có thiết bị và không bị lôi kéo vào những việc khác. “Khoa học là con cưng của nhà nước”, Vladimir Fortov, viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Nga nói như thế, “Đấy là một nghề được tôn trọng và được trả lương cao. Chúng tôi có thể nghiên cứu và không cần bận tâm đến bất cứ điều gì”.
Các nhà vật lí hạt nhân Nga được định cư trong các khu rừng cây khép kín hoặc gần như khép kín, được ở, không phải trong các trại lính mà trong các biệt thự, giống như các biệt thự ở Thuỵ Sĩ hay lâu đài nhỏ ở Nga. Những nhà khoa học tài năng nhất có thể không cần gia nhập Đảng Cộng sản và có thể liên hệ trực tiếp với Điện Kremlin. Việc Andrei Sakharov, một trong những nhà vật lí hạt nhân hàng đầu của Nga, cha đẻ của quả bom kinh khí đầu tiên của Nga, có thể liên hệ trực tiếp với người đứng đầu ngành an ninh là Lavrenty Beria đã làm cho tư tưởng đối lập của ông có giá trị và ý nghĩa đặc biệt.
Các khu nghiên cứu được cung cấp đầy đủ không chỉ lương thực thực phẩm mà còn cả sản phẩm văn hoá nữa. Ô dù chính trị cho phép họ mời cả những nghệ sĩ không được quyền biểu diễn trước đám đông. Vladimir Vysotsky, một thi sĩ-ca sĩ nổi loạn huyền thoại, đã có những buổi biểu diễn công khai đầu tiên ở cơ sở nghiên cứu hạt nhân gọi là Dubna.
Nhu cầu của giới quân sự đã dẫn tới việc sản xuất thừa các nhà khoa học đủ mọi loại, lĩnh vực văn hoá cũng có sản xuất thừa không kém, ông A. Zorin đã nói như thế. Hàng triệu nhà khoa học và kĩ sư, những người làm việc trong các viện nghiên cứu và thiết kế không có địa chỉ mà chỉ có số hòm thư, trở thành những người tiêu thụ sản phẩm văn hoá đó. Trên thực tế, nền kinh tế Xô-viết không biết đưa họ đi đâu, lúc đó ở Liên Xô thịnh hành một câu tiếu lâm như sau: “Chúng tôi giả vờ làm việc, còn họ thì giả vờ trả lương cho chúng tôi”.
Rất nhiều người có học, có tri thức tuổi chừng 30 đến 40, nhưng ít việc làm và chẳng có mấy tương lai trên con đường hoạn lộ là môi trường tuyệt vời cho việc lên men các tư tưởng tự do. Cùng với thời gian, họ đã tạo ra một giai tầng chính trị. Họ không phải là những người chống đối (dissidents), họ sống dựa vào nhà nước, nhưng lại cảm thấy chán ngấy những hạn chế của hệ tư tưởng Xô-viết và họ chỉ trích hệ thống.
Họ muốn được sống “như những người khác trong thế giới văn minh”, họ muốn đi du lịch ra nước ngoài, muốn mua thực phẩm mà không phải xếp hàng và muốn có thông tin. Họ không dự đoán được sự tan rã và cũng chẳng muốn phá vỡ Liên Xô làm gì.
Chính giai tầng chính trị này của tầng lớp trí thức đã làm công việc chuẩn bị cho perestroika và trở thành cơ sở ủng hộ chủ yếu cho Mikhail Gorbachev. Perestroika đã cung cấp cho tầng lớp trí thức tất cả những gì họ muốn, trong khi vẫn giữ Liên Xô ở tình trạng y như cũ. Cuối những năm 1980 có thể là những năm tháng hạnh phúc nhất của giới trí thức vì họ vừa được tự do ngôn luận lại vừa được nhà nước bao cấp. Tháng 8 năm 1991, khi những đảng viên cộng sản và lãnh đạo KGB cứng rắn tổ chức đảo chính chống lại Mikhail Gorbachev, hàng trăm ngàn trí thức Nga đã đứng trước toà nhà quốc hội để bảo vệ thành quả của perestroika.
“Tôi cảm thấy xúc động và bâng khuâng khi hồi tưởng lại những ngày tháng 8 năm 1991. Lúc đó tôi nghĩ rằng nó là thời khắc huy hoàng nhất của lịch sử Nga, rằng nó sẽ trở thành ngày hội của toàn dân tộc”, Lev Dodin, giám đốc nghệ thuật của Nhà hát kịch Nhỏ, đã nói như thế. Hình ảnh Boris Yeltsin, cao lớn, hào sảng, với mái tóc bạc đứng trên một chiếc xe tăng, thay mặt Gorbachev, đưa ra lời kêu gọi, đã trở thành biểu tượng của một thánh tử đạo.
Bắt đầu của sự kết thúc
Nhưng cái ngày mà cuộc bạo loạn do KGB khởi xướng bị đập tan đã không trở thành ngày hội dân tộc, thậm chí ngày lễ lần thứ mười của nó được kỉ niệm bằng việc quay trở về của quốc ca Liên Xô. Ngược đời là ở chỗ chiến thắng của tầng lớp trí thức - dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Liên Xô – cũng là khởi đầu cho quá trình cáo chung của chính nó. Nhà nước tắt thở thì trí thức cũng hết hơi. Sự thất bại của cuộc đảo chính đã không trở thành bước ngoặt về mặt tư tưởng; nó không được vinh danh như ngày ra đời của một nhà nước mới mà chỉ là sự sụp đổ của một thể chế cũ.
Sau khi đã đập vỡ cái hũ chụp kín người họ, giới trí thức đã bị mất phương hướng. Cái hợp đồng - theo đó giới trí thức có thể chửi rủa nhà nước còn nhà nước thì đôi khi cũng cho họ ăn đòn, nhưng vẫn bao cấp họ - đã bị huỷ bỏ. Nhà nước không còn cần trí thức nữa. Nó cần những nhà quản trị và các doanh nhân có khả năng đẩy lùi nạn đói và sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế. Giới trí thức đã tự tạo ra sự sùng bái những kẻ bị săn đuổi và thần thánh hoá cuộc đấu tranh anh dũng của chính mình (sự cấm đoán của kiểm duyệt được coi là vinh hạnh). Nhưng hoá ra họ không biết làm những công việc thực tiễn và trần tục là xây dựng những định chế của nhà nước.
Rất nhiều nhà khoa học bỏ nước ra đi. Một số người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh (đa số những kẻ đầu sỏ (oligarchs) dưới thời Yeltsin, kể cả Boris Berezovsky, trước đây từng là khoa học gia). Vài người trở thành công chức. Một số người tham gia vào cuộc đấu tranh cho quyền con người. Nhưng như một giai tầng, giới trí thức đã không thể tạo lập được những định chế dân chủ bền vững và không củng cố được những quyền tự do mà họ đã giành được vào năm 1991.
Các phương tiện truyền thông đại chúng Nga rơi vào mặc cảm tự ti và tự trào. Gần như không có ai sẵn sàng nghiên cứu lịch sử đất nước một cách có hệ thống. Dodin, một trong những đạo diễn có tư tưởng sâu sắc nhất và có ảnh hưởng nhất, nói rằng: “Khi đọc Quần đảo ngục tù dưới dạng samizdat, chúng tôi nghĩ rằng khi cuốn sách được in thì mọi sự sẽ thay đổi, vĩnh viễn thay đổi”. Nhưng đã xảy ra một chuyện không thể nào tưởng tượng nổi: cuốn sách được in, những đã rơi vào quên lãng ngay sau đó. Những người theo tư tưởng tự do Nga cười nhạo Solzhenitsyn, mặc dù chẳng người nào có thể đưa ra được một cái gì có thể so sánh với trước tác của ông.
Thời buổi khó khăn đối của trí thức
Đất nước đã từng tự giải thoát khỏi hệ tư tưởng cộng sản mà không có cảnh máu chảy đầu rơi và đoạn tuyệt với Chiến tranh Lạnh lại đang rơi vào phức cảm tự ti tập thể. Sự cáo chung của Liên Xô không tạo ra được năng lượng sáng tạo tương tự như cuộc Cách mạng Bolshevik đã làm vào năm 1917 và những năm tiếp theo. Các nhà văn Nga không lấp đầy được khoảng trống ngôn ngữ do sự rẻ rúng văn chương nghiêm túc trong hàng chục năm để lại. Đất nước vẫn chưa đủ ngôn từ để mô tả qui mô của những sự kiện diễn ra trong suốt hai mươi năm qua.
Sự sụp đổ về kinh tế và tư tưởng đã tước mất của giới trí thức Nga địa vị, tiền bạc và cảm thọ rằng mình là một giai tầng đặc biệt. Chính quan niệm đó cũng đã bắt đầu sụp đổ. “Chủ nghĩa tư bản không cần trí thức. Trí thức là sản phẩm của chế độ quân chủ - nó không tồn tại trong những xã hội tư bản bình thường”, Sergei Kapitsa, một nhà khoa học rất có uy tín nói như thế. Không có gì ngạc nhiên khi phần đông giới trí thức Nga không coi Yeltsin là người “của mình”. Đối với nhiều nhà khoa học, thời của Yeltsin là giai đoạn “phí hoài”.
Điều đó có thể giải thích vì sao phần lớn giới tinh hoa khoa học và nghệ sĩ Nga dang tay chào đón Putin. Solzhenitsyn từng từ chối phần thưởng do Yeltsin trao tặng vì cho rằng đấy là người đã làm bẽ mặt nước Nga, nhưng đã nhận phần thưởng của Putin vì cho rằng ông ta là biểu tượng của sự hồi sinh của dân tộc (mặc dù ông cũng cho rằng nhiều mặt dưới thời Putin là không chấp nhận được).
Những năm tháng cầm quyền của Putin đã chia rẽ giới trí thức Nga. Nước Nga hôm nay vẫn còn những người bất đồng chính kiến và những người phê bình gay gắt, nhưng họ đã trở thành những kẻ xa lạ đối với quyền uy trong lĩnh vực văn hoá, giới này không coi Putin là người bàng quan đối với quyền lợi của mình. Không chỉ những khoản tài trợ đã làm cho ông ta trở thành một người hấp dẫn - mặc dù tiền cũng có một số tác dụng. Việc tập quyền hoá nhà nước cùng với chủ nghĩa dân tộc, tạo cho người ta cảm giác phục hồi địa vị quốc gia cộng với ảo tưởng về sự quan tâm của nhà nước, đóng vai trò chính.
Những lần ghé thăm bất ngờ các nhà hát ở Moskva và những lời phát biểu ứng khẩu của ông ta về diễn xuất đã làm cho các đạo diễn, những người một thời được coi là biểu tượng của giới trí thức, cảm thấy như bị thôi miên. Một nhà khoa học nổi tiếng Nga nhận được huân chương từ tay Putin đã cảm thấy vô cùng kinh ngạc vì làm sao cựu Tổng thống lại là một người gần gũi và thân mật đến như thế.
Điện Kremlin hiện đang dành cho khoa học và văn hoá một sự quan tâm đúng mức. Mặc dù tìm mọi cách phá hoại các tổ chức phi chính phủ, nhưng người ta cũng đã thành lập Viện Xã hội (obshestvenaia palata) với thành phần là các nhà trí thức trung thành và được nhà nước lựa chọn, trong đó có cả các nhà khoa học, nghệ sĩ và luật sư. Một trong những lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của ông Dmitry Medvedev, với danh nghĩa là Tổng thống mới được bầu, là tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật mang tên Pushkin mà ông cũng đồng thời là người bảo trợ.
Kiềm chế cảm giác thành đạt và được coi là người quan trọng còn khó hơn là chống lại sự tức giận của nhà nước. Củ cà rốt làm người ta trở thành đồi bại còn nhanh hơn là cây gậy. Hiện tượng này được Vasily Grossman mô tả rất thành công trong tác phẩm Cuộc đời và số phận (Life and Fate). Viktor, một trong những nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết, một nhà vật lí tài ba, đã kiên trì bảo vệ quan điểm khoa học của mình dù có thể bị bắt, nhưng bỗng trở thành con người yếu đuối và ngoan ngoãn khi nghe điện thoại chúc mừng của Stalin. “Viktor tìm được sức mạnh để từ bỏ cuộc đời, nhưng nay có vẻ như anh không đủ sức từ chối vài viên kẹo và mấy cái bánh qui”.
Dodin vừa mới đưa lên sân khấu vở diễn chuyển thể từ Cuộc đời và số phận, mà lại trên sân khấu thành phố Norilsk, một trong những trung tam GULAG của nước Nga. Ở Moskva vở diễn được thể hiện trong một nhà hát được trang trí rất cầu kì, mới được xây dựng từ tiền của một diễn viên nổi tiếng, người đã kí vào bức thư biện hộ cho phiên toà ô nhục và đáng xấu hổ, tức là phiên toàn xử Mikhail Khodorkovsky, một trùm tư bản dầu khí, nạn nhân của Điện Kremlin. Khác với nhân vật của Grossman, rất ít người cảm nhận được sự nhục nhã thiêu đốt tâm can trong cách lựa chọn của Viktor. Phẩm chất đạo đức của tầng lớp trí thức Liên Xô luôn bị người ta thổi phồng lên, ông Fortov nói như thế. Ông bảo rằng các nhà khoa học và các nghệ sĩ thường cảm thấy sung sướng trong việc tố giác lẫn nhau ngay cả khi chẳng có ai yêu cầu họ làm như thế. “Họ tự nguyện làm đấy chứ”. Cũng có ai bắt ông Fortov phải kí bức thư biện hộ cho phiên toà xử Khodorkovsky hay treo ảnh của Putin lên tường đâu.
Nước Nga vẫn còn tiếp tục sản sinh ra các cá nhân dũng cảm, độc lập và có lương tâm đủ để nói lên sự thật với chính quyền. Nhưng đấy chỉ là những tiếng nói cá nhân. Việc giết hại Anna Politkovskaya[1], một nhà báo bộc trực người Nga, chỉ tạo ra vài tiếng thở dài và những lời than vãn chứ không phải là những cuộc phản đối trên đường phố. Đám tang của bà đã làm dấy lên làn sóng tình cảm trên khắp châu Âu, nhưng ở Moskva thì đã diễn ra một cách lặng lẽ. Nó không đưa những nhà báo lại gần với nhau mà chỉ cho thấy cái hố ngăn cách giữa các nhà báo phục vụ cho nhà nước và các nhà báo phục vụ cho xã hội mà thôi. Ông Putin lúc đó đã nói một cách nhẫn tâm rằng việc làm của Politkovskaya có rất ít ảnh hưởng đối với nước Nga. Kinh khủng nhất là ông ta đã nói đúng. Đất nước gần như điếc đặc trước tiếng nói của bà.
Không thấy, không biết, không nói
Nước Nga hôm nay tự do hơn hầu hết thời kì Liên Xô. Dù chưa phải là nước dân chủ, nhưng nó cũng không còn là nhà nước toàn trị nữa. Các nhà trí thức Nga còn lâu mới sử dụng hết cơ hội cất lên tiếng nói trung thực của họ. Marietta Chudakova, một người nghiên cứu lịch sử văn chương Nga, đồng thời là một nhà hoạt động xã hội dũng cảm, phát biểu về vấn đề này như sau: “Chưa ai bảo nằm xuống, thế mà tất cả đã úp mặt xuống đất rồi”. Các phương tiện thông tin đại chúng bị sức ép của Điện Kremlin thì ít mà ngạt thở vì tự kiểm duyệt thì nhiều. Nikolai Svanidze, một nhà báo làm việc cho kênh truyền hình nhà nước công nhận rằng: “Chẳng có ai bảo [tôi] có thể làm gì, không thể làm gì. Nếu bạn biết được làm gì và không được làm gì thì bạn là người phù hợp. Nếu không biết thì hỏng”.
Nhưng hôm nay, khi nước Nga đang chiến đấu với nạn tham nhũng và lạm dụng quyền lực nhà nước thì nó càng cần tới tầng lớp trí thức cứng đầu cứng cổ hơn bao giờ hết. Như Sergei Bulgakov đã viết vào năm 1909: “Nước Nga không thể đổi mới nếu không đổi mới, bên cạnh nhiều vấn đề khác, tầng lớp trí thức của nó”.
Gary Neill là phóng viên tờ The Economist (Anh) ở Moskva.
Những năm tháng cầm quyền của Putin đã chia rẽ giới trí thức Nga. Nước Nga hôm nay vẫn còn những người bất đồng chính kiến và những người phê bình gay gắt, nhưng họ đã trở thành những kẻ xa lạ đối với quyền uy trong lĩnh vực văn hoá, giới này không coi Putin là người bàng quan đối với quyền lợi của mình. Không chỉ những khoản tài trợ đã làm cho ông ta trở thành một người hấp dẫn - mặc dù tiền cũng có một số tác dụng. Việc tập quyền hoá nhà nước cùng với chủ nghĩa dân tộc, tạo cho người ta cảm giác phục hồi địa vị quốc gia cộng với ảo tưởng về sự quan tâm của nhà nước, đóng vai trò chính.
Những lần ghé thăm bất ngờ các nhà hát ở Moskva và những lời phát biểu ứng khẩu của ông ta về diễn xuất đã làm cho các đạo diễn, những người một thời được coi là biểu tượng của giới trí thức, cảm thấy như bị thôi miên. Một nhà khoa học nổi tiếng Nga nhận được huân chương từ tay Putin đã cảm thấy vô cùng kinh ngạc vì làm sao cựu Tổng thống lại là một người gần gũi và thân mật đến như thế.
Điện Kremlin hiện đang dành cho khoa học và văn hoá một sự quan tâm đúng mức. Mặc dù tìm mọi cách phá hoại các tổ chức phi chính phủ, nhưng người ta cũng đã thành lập Viện Xã hội (obshestvenaia palata) với thành phần là các nhà trí thức trung thành và được nhà nước lựa chọn, trong đó có cả các nhà khoa học, nghệ sĩ và luật sư. Một trong những lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của ông Dmitry Medvedev, với danh nghĩa là Tổng thống mới được bầu, là tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật mang tên Pushkin mà ông cũng đồng thời là người bảo trợ.
Kiềm chế cảm giác thành đạt và được coi là người quan trọng còn khó hơn là chống lại sự tức giận của nhà nước. Củ cà rốt làm người ta trở thành đồi bại còn nhanh hơn là cây gậy. Hiện tượng này được Vasily Grossman mô tả rất thành công trong tác phẩm Cuộc đời và số phận (Life and Fate). Viktor, một trong những nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết, một nhà vật lí tài ba, đã kiên trì bảo vệ quan điểm khoa học của mình dù có thể bị bắt, nhưng bỗng trở thành con người yếu đuối và ngoan ngoãn khi nghe điện thoại chúc mừng của Stalin. “Viktor tìm được sức mạnh để từ bỏ cuộc đời, nhưng nay có vẻ như anh không đủ sức từ chối vài viên kẹo và mấy cái bánh qui”.
Dodin vừa mới đưa lên sân khấu vở diễn chuyển thể từ Cuộc đời và số phận, mà lại trên sân khấu thành phố Norilsk, một trong những trung tam GULAG của nước Nga. Ở Moskva vở diễn được thể hiện trong một nhà hát được trang trí rất cầu kì, mới được xây dựng từ tiền của một diễn viên nổi tiếng, người đã kí vào bức thư biện hộ cho phiên toà ô nhục và đáng xấu hổ, tức là phiên toàn xử Mikhail Khodorkovsky, một trùm tư bản dầu khí, nạn nhân của Điện Kremlin. Khác với nhân vật của Grossman, rất ít người cảm nhận được sự nhục nhã thiêu đốt tâm can trong cách lựa chọn của Viktor. Phẩm chất đạo đức của tầng lớp trí thức Liên Xô luôn bị người ta thổi phồng lên, ông Fortov nói như thế. Ông bảo rằng các nhà khoa học và các nghệ sĩ thường cảm thấy sung sướng trong việc tố giác lẫn nhau ngay cả khi chẳng có ai yêu cầu họ làm như thế. “Họ tự nguyện làm đấy chứ”. Cũng có ai bắt ông Fortov phải kí bức thư biện hộ cho phiên toà xử Khodorkovsky hay treo ảnh của Putin lên tường đâu.
Nước Nga vẫn còn tiếp tục sản sinh ra các cá nhân dũng cảm, độc lập và có lương tâm đủ để nói lên sự thật với chính quyền. Nhưng đấy chỉ là những tiếng nói cá nhân. Việc giết hại Anna Politkovskaya[1], một nhà báo bộc trực người Nga, chỉ tạo ra vài tiếng thở dài và những lời than vãn chứ không phải là những cuộc phản đối trên đường phố. Đám tang của bà đã làm dấy lên làn sóng tình cảm trên khắp châu Âu, nhưng ở Moskva thì đã diễn ra một cách lặng lẽ. Nó không đưa những nhà báo lại gần với nhau mà chỉ cho thấy cái hố ngăn cách giữa các nhà báo phục vụ cho nhà nước và các nhà báo phục vụ cho xã hội mà thôi. Ông Putin lúc đó đã nói một cách nhẫn tâm rằng việc làm của Politkovskaya có rất ít ảnh hưởng đối với nước Nga. Kinh khủng nhất là ông ta đã nói đúng. Đất nước gần như điếc đặc trước tiếng nói của bà.
Không thấy, không biết, không nói
Nước Nga hôm nay tự do hơn hầu hết thời kì Liên Xô. Dù chưa phải là nước dân chủ, nhưng nó cũng không còn là nhà nước toàn trị nữa. Các nhà trí thức Nga còn lâu mới sử dụng hết cơ hội cất lên tiếng nói trung thực của họ. Marietta Chudakova, một người nghiên cứu lịch sử văn chương Nga, đồng thời là một nhà hoạt động xã hội dũng cảm, phát biểu về vấn đề này như sau: “Chưa ai bảo nằm xuống, thế mà tất cả đã úp mặt xuống đất rồi”. Các phương tiện thông tin đại chúng bị sức ép của Điện Kremlin thì ít mà ngạt thở vì tự kiểm duyệt thì nhiều. Nikolai Svanidze, một nhà báo làm việc cho kênh truyền hình nhà nước công nhận rằng: “Chẳng có ai bảo [tôi] có thể làm gì, không thể làm gì. Nếu bạn biết được làm gì và không được làm gì thì bạn là người phù hợp. Nếu không biết thì hỏng”.
Nhưng hôm nay, khi nước Nga đang chiến đấu với nạn tham nhũng và lạm dụng quyền lực nhà nước thì nó càng cần tới tầng lớp trí thức cứng đầu cứng cổ hơn bao giờ hết. Như Sergei Bulgakov đã viết vào năm 1909: “Nước Nga không thể đổi mới nếu không đổi mới, bên cạnh nhiều vấn đề khác, tầng lớp trí thức của nó”.
Gary Neill là phóng viên tờ The Economist (Anh) ở Moskva.
Bài đăng trên tờ The Economist ra ngày 7 tháng 8 năm 2008.
Đã đăng trong tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
[1] Anna Politkovskaya, sinh ngày 30 tháng 8 năm 1958 ở New York, là một nhà báo vào người đấu tranh bảo vệ nhân quyền nổi tiếng người Nga. Bà nổi tiếng vì những bào báo tố cáo hành động tàn ác của quân đội Nga trong cuộc xung đột ở Trechnha. Bị ám sát trong thang máy ngay trong khu nhà tập thể của bà ở Moskva vào ngày 7 tháng 10 năm 2006.