Việc Hải quân Việt Nam diễn tập đạn thật ngoài khơi Quảng Nam không tránh khỏi có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với nước láng giềng Trung Quốc.
Việt Nam nói sẽ cương quyết bảo vệ chủ quyền và các khu vực hải thương quanh Trường Sa.Trung Quốc tố cáo Việt Nam thăm dò trái phép dầu khí tại những khu vực mà họ gọi là đặc quyền kinh tế. Trong những tuần qua đã xảy ra những sự cố liên quan đến tàu bè của hai nước.
Biển Đông là nơi lâu nay xảy ra tranh chấp tài nguyên thiên nhiên giữa Trung Quốc với nhiều nước trong khu vực, và cũng đang có nguy cơ làm cho quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington lại căng thẳng.
Tranh giành các đặc khu kinh tế trên vùng biển này đã kéo dài từ lâu và thỉnh thoảng lại xảy ra những vụ va chạm giữa tàu bè của các nước.
Nhưng căng thẳng mới đây giữa Hà Nội và Bắc Kinh, giữa Bắc Kinh và Manila, cho thấy sự cấp bách của nhu cầu phân định lãnh hải thế nào để các bên đều có thể chấp nhận.
Tại thời điểm này phóng viên quốc phòng của BBC Jonathan Marcus nói không loại trừ khả năng xảy ra xung đột quân sự.
Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều bị đưa vào thế nan giải khi quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng giữa lúc tinh thần dân tộc nổi lên trong nước đòi hỏi hai chính phủ phải có hành động mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi.
Nhiều quan sát viên cho rằng trong 18 tháng qua Trung Quốc có vẻ mạnh bạo hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của họ trong khu vực.
Sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tại diễn đàn an ninh khu vực - Đối thoại Shangri-La - được cho là một nỗ lực nhằm trấn an những lo sợ cho một Trung Quốc hung hăng. Nhưng không vì thế mà căng thẳng trên biển giảm đi tí nào.
Dấu hiệu từ Washington cho thấy người Mỹ quay lại với khu vực này có thể đã làm cho Hà Nội an tâm hơn. Nhưng Bắc Kinh quả quyết tranh chấp song phương phải được giải quyết không có sự can thiệp của bên ngoài.
Việt Nam, một nước nhỏ hơn, lại muốn thấy có sự tham gia đa phương để tiếng nói của họ không bị lấn lướt.
Beijing - China's Foreign Ministry on Tuesday blamed Vietnam for escalating a row over a disputed area of the South China Sea.
'The recent South China Sea affair was because some countries took unilateral actions, harmed China's sovereignty and maritime rights, and made some speeches which do not conform with the facts,' ministry spokesman Hong Lei told reporters.
Hong said the unnamed countries had 'tried to widen and complicate the issue.'
In an apparent reference to the recent US offer to join multilateral talks over the South China Sea, he said China wanted 'non-relevant countries to respect the relevant countries' efforts to resolve disputes through negotiations and consultations'.
'China is maintaining its own justified rights, not infringing upon other countries,' Hong said.
A commentary on Tuesday in the Liberation Army Daily, the Chinese military's official newspaper, carried similar messages.
The newspaper said Vietnam's live-fire drills off its central coast on Monday could only worsen relations with China.
'It has been proved by history that any move to play up disputes, sharpen contradictions, or intentionally internationalize disputes, will only make the situation worse,' the commentary said.
It also said China opposed the involvement of 'non-relevant' nations in negotiations over the South China Sea.
Political tempers have been rising between China and Vietnam since May 26, when Vietnam accused China of cutting the cables of an oil survey vessel. A week later, Hanoi said Chinese boats had harassed another survey ship.
The tension ignited rare public demonstrations in Vietnam's two major cities, organized via Facebook and other social network forums, with hundreds protesting outside Chinese diplomatic missions over two consecutive weekends.
China, Vietnam, Malaysia, the Philippines, Indonesia and Brunei have competing claims to various parts of the South China Sea. The disputed islands and surrounding waters are believed to be rich in fish and mineral resources.
Cảm ơn A:- Bắc Kinh la lối: Hải quân VN bắn đạn thật là ‘hành động quân sự thách thức Trung Quốc…’
Giáo sư Ji Qiufeng thuộc phân khoa Ngoại Giao của trường đại học Nanjing thì nhận xét rằng “Việt Nam đang thử sức chịu đựng của Trung Quốc.”
Giáo sư Ji Qiufeng cũng nói thêm là hai bên nên tránh leo thang tình hình căng thẳng, và “đáp trả lại (cuộc tập trận của Việt Nam) thì Bắc Kinh nên nói rõ ràng cho Việt Nam biết là bất cứ sự thách thức nào đối với chủ quyến của Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa đều không thể nào thành công.”
Trong một bài viết mang tựa đề Vietnam set for major naval drill của Zhu Shanshan nằm ở vị trí Breaking News, tin hàng đầu, vào ngày thứ hai 13 tháng 6, trên trang web The Global Times – một tờ báo điện tử bằng Anh ngữ của đảng CS Trung Quốc, thì chúng ta có thể thấy được quan điểm của đảng CS và chính phủ Trung Cộng về vấn đề biển đông, và về Việt Nam, nhất là cuộc tập trận sắp diễn ra tại Hòn Ong, 40 cây số ngoài khơi Quảng Nam, cách Hoàng Sa 250 cây số và cách Trường sa 1,000 cây số. Đây là vùng đảo và biển mà Trung Cộng cho rằng họ có chủ quyền không thể tranh cải (indisputable sovereignty). Tuy thế báo này cũng thừa nhận là Việt nam, cùng một số các quốc gia khác tranh chấp vùng biển và đảo này.
Theo báo này, cuộc tập trận ngày hôm nay của Hải quân Việt Nam được xem như một cuộc biểu diễn quân sự thách thức Trung Quốc và cuộc tập trận này diễn ra, theo báo trên, ngay sau khi Trung Cộng cảnh cáo Hà Nội phải chấm dứt xâm phạm chủ quyền của họ trong vùng biển đông mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa.
Quân chủng hải quân khu 3 bắt đầu diễn tập bắn đạn thật ngoài khơi tỉnh Quảng Nam trong khi căng thẳng tiếp tục giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh chủ quyền ở Biển Đông. Đợt đầu tiên của cuộc diễn tập đã bắt đầu khoảng 8 giờ sáng thứ Hai 13/06 ngoài khơi đảo Hòn Ông, cách đất liền tỉnh Quảng Nam 40km. Theo kế hoạch, đợt này kéo dài tới 12 giờ trưa và đợt thứ hai bắt đầu từ 7 giờ tối tới nửa đêm. Tổng cộng hai đợt là chín tiếng đồng hồ. Thông báo của hải quân Việt Nam ngày 07/06 còn cho hay một ngày bắn dự bị được ấn định vào thứ Ba 14/06. chỉ bắn pháo và các loại đạn thường, không sử dụng hỏa tiễn. Tuy Việt Nam tuyên bố việc diễn tập bắn đạn thật này là hoạt động thường kỳ của hải quân Việt Nam và không có liên quan tới những gì đang diễn ra tại Biển Đông, việc loan báo sự kiện ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố tập trận ở Biển Đông tiếp theo các vụ va chạm về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận. |
Cuộc tập trận này Việt Nam gọi là “một hoạt động huấn luyện hàng năm như thường lệ” và sẽ kéo dài trong 9 giờ.
Phía Trung Cộng nhận định gì về cuộc tập trận này của quân đội VN?
Họ cho rằng cuộc tập trận diễn ra một tuần sau khi Bộ trưởng Quốc Phòng Lương Quang Liệt (Liang Guanglie) gặp gỡ Bộ trưởng Quốc Phòng tại hội nghị Shangri-La ở Singapore mà hai bên đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển mối quan hệ song phương trong tinh thần hợp tác.
Giáo sư Zhuang Guotu, Giám đốc Viện Nghiên Cứu Đông nam Á tại đại học Xiamen, đã nhận xét như sau: “Rõ ràng, cuộc tập trận này được dự định như là một cuộc biểu diễn quân sự nhắm vào Trung Quốc. Qua việc phô trương cơ bắp này, Việt Nam muốn chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (mà Việt Nam gọi là Trường Sa).
Giáo sư Ji Qiufeng thuộc phân khoa Ngoại Giao của trường đại học Nanjing thì nhận xét rằng “Việt Nam đang thử sức chịu đựng của Trung Quốc.” Giáo sư Ji Qiufeng cũng nói thêm là hai bên nên tránh leo thang tình hình căng thẳng, và “đáp trả lại (cuộc tập trận của Việt Nam) thì Bắc Kinh nên nói rõ ràng cho Việt Nam biết là bất cứ sự thách thức nào đối với chủ quyến của Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa đều không thể nào thành công.”
Cũng trong bài viết này, báo tiếng Anh của đảng CS Trung Cộng cũng nhìn nhận có biểu tình tại Việt Nam, trước cơ sở ngoại giao của Trung Cộng, nhằm phản đối Trung Cộng, nhưng con số người tham dự chỉ có 50 người ở Hà Nội và 250 người ở Sài Gòn. Con số này quá thấp so với thực tế.
Báo này cũng trích lời bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Hà Nội, khi bà nói rằng Việt Nam hoan nghênh sự can dự của quốc tế nhằm giữ gìn hòa bình cho biển đông. Báo này cho rằng bà Phương Nga lập lại nỗ lực trước đây, vào năm ngoái, của Hà Nội nhằm quốc tế hóa vấn đề biển Nam Trung Hoa (mà chúng ta gọi là biển đông), mà vấn đề này được ngoại trưởng Hoa Kỳ là bà Hillary Clinton ủng hộ, nhưng bị Bắc Kinh chống đối mạnh mẽ.
Báo này cũng trích một email của Rebecca Thompson, tuỳ viên báo chí của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Manila, với nội dung là “Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp trong khu vực.”
đọc qua bài báo này, chúng ta thấy rằng không phải chỉ chính quyền Bắc Kinh và đảng CS Trung Quốc muốn chiếm lấy biển đông và giới học giả Trung Quốc cũng đứng về lập trường này.
-Hải quân Việt Nam bắt đầu bắn đạn thật
Quân chủng hải quân vùng 3 bắt đầu diễn tập bắn đạn thật ngoài khơi tỉnh Quảng Nam trong khi căng thẳng tiếp tục giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh chủ quyền ở Biển Đông.
Cuộc diễn tập mới được loan báo hồi tuần trước.Được biết đợt đầu tiên của cuộc diễn tập đã bắt đầu khoảng 8 giờ sáng thứ Hai 13/06 ngoài khơi đảo Hòn Ông, cách đất liền tỉnh Quảng Nam 40km.
Theo kế hoạch, đợt này kéo dài tới 12 giờ trưa và đợt thứ hai bắt đầu từ 7 giờ tối tới nửa đêm. Tổng cộng hai đợt là chín tiếng đồng hồ.
Thông báo của hải quân Việt Nam ngày 07/06 còn cho hay một ngày bắn dự bị được ấn định vào thứ Ba 14/06.
Các hãng thông tấn trích nguồn hải quân cho hay họ chỉ bắn pháo và các loại đạn thường, không sử dụng hỏa tiễn.
Tuy Việt Nam tuyên bố việc diễn tập bắn đạn thật này là hoạt động thường kỳ của hải quân Việt Nam và không có liên quan tới những gì đang diễn ra tại Biển Đông, việc loan báo sự kiện ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố tập trận ở Biển Đông tiếp theo các vụ va chạm về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Một hôm trước khi bắn đạn thật, hai cuộc biểu tình quy tụ hàng trăm người tham gia đã diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để phản đối các chính sách về Biển Đông của Trung Quốc.
Đây là lần thứ hai liên tiếp trong hai tuần có biểu tình chống Trung Quốc ôn hòa ở trong nước.
Hiện truyền thông trong nước chưa đưa tin về đợt biểu tình lần hai, nhưng những cuộc biểu tình hôm 05/06 được mô tả là "đám đông đi ngang qua tự phát bày tỏ lòng yêu nước".
Hoạt động thường niên
Hôm 10/06, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với các nhà báo về cuộc diễn tập bắn đạn thật tại Quảng Nam: "Đây là hoạt động huấn luyện thông thường hàng năm tại khu vực Hải quân Việt Nam vẫn thường xuyên huấn luyện theo chương trình và kế hoạch huấn luyện hàng năm của các đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.”Khu vực bắn đạn thật cách các quần đảo Hoàng Sa 250km và Trường Sa khoảng 1.000km. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo sẽ có các phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.
Cuộc bắn đạn thật này là phô diễn sức mạnh quân sự đối với Trung Quốc. Qua việc giương oai này, Việt Nam muốn tỏ quyết tâm giữ vững chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa).
Trang Quốc Thổ, ĐH Hạ Môn
Tờ Hoàn Cầu viết: "Hoạt động này diễn ra sau khi đã có cảnh báo Hà Nội phải chấm dứt ngay việc vi phạm chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông)."
Báo này dẫn lời ông Trang Quốc Thổ, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến nói: "Không nghi ngờ gì, cuộc bắn đạn thật này là phô diễn sức mạnh quân sự đối với Trung Quốc".
"Qua việc giương oai này, Việt Nam muốn tỏ quyết tâm giữ vững chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa)."
Trung Quốc thừa nhận có tranh chấp với Việt Nam và một số nước khác quanh quần đảo Trường Sa, nhưng không bao giờ đề cập tới quần đảo Hoàng Sa mà nước này gọi là Tây Sa, vì chủ trương đây mặc nhiên là đất của Trung Quốc, "không tranh cãi".
Một chuyên gia khác của Trung Quốc là Giáo sư Kế Thu Phong từ Đại học Nam Kinh thì nhận xét rằng Việt Nam đang thử ý chí của Trung Quốc.
Ông Kế nói với Hoàn Cầu Thời báo:"Bắc Kinh phải phản ứng một cách rõ ràng cho Việt Nam biết rằng bất cứ thách thức nào đối với chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải đều không thể thành công".
Tuy nhiên ông cũng nói hai bên cần phòng ngừa xung đột leo thang.
Chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra bình luận chính thức về cuộc diễn tập bắn đạt thật của Việt Nam.