Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Trung Quốc đối mặt với bạo động xã hội

Cảm ơn bác Quyên :-Xung đột nghiêm trọng ở Quảng Châu, Trung Quốc Báo chí Trung Quốc đưa tin, thị xã Tân Đường, ngoại ô thành phố Quảng Châu, Trung Quốc ba ngày qua luôn nằm trong tâm điểm chú ý của dư luận và các phương tiện truyền thông bởi xung đột nghiêm trọng xảy ra liên tiếp tại đây.
Hơn một nghìn người tụ tập biểu tình, xung đột gay gắt với cảnh sát địa phương nhằm phản đối hành động xô xát của đội trật tự trị an đối với một phụ nữ đang mang bầu.


Hơn 1 nghìn người tụ tập tại trước trụ sở chính quyền thành phố. Họ ném gạch đá, chai lọ và la ó phản đối.
Sự việc phát sinh vào tối ngày 10/6 tại thị xã Tân Đường, ngoại ô thành phố Quảng Châu. Đội trật tự trị an thành phố yêu cầu người phụ nữ đang mang bầu tên Vương Liên Mai, người Tứ Xuyên ngừng bán hàng rong trước cổng siêu thị. Sau nhiều giờ khuyên giải bất thành, đôi bên xảy ra xung đột, cãi vã khiến chị này bị ngã. Tin đồn nhanh chóng lan truyền, thậm chí còn có người cho rằng, nhân viên trật tự trị an dẫm đạp tàn nhẫn lên sản phụ tội nghiệp này, khiến một bộ phận không nhỏ người dân lao động từ Tứ Xuyên phẫn nộ, rầm rộ tụ tập biểu tình, chống đối chính quyền.

Chị Vương Liên Mai bị ngã khi xô xát với nhân viên trật tự trị an thành phố Quảng Châu.
Đám đông liên tục la ó, ném chai lọ và gạch đá vào trụ sở chính quyền thành phố và xe cảnh sát. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi có tin đồn, đứa bé trong bụng Vương Liên Mai đang gặp nguy hiểm, buộc chính quyền thành phố quyết định điều động xe bọc thép tới hiện trường, nhằm dẹp yên bạo loạn.
Chính quyền điều động xe bọc thép để dẹp yên bạo loạn.
Tuy nhiên, chính chồng nạn nhân, anh Đường Học Tài xác nhận: “Bệnh viện xác nhận, vợ và con tôi hiện vẫn an toàn. Sức khỏe không có gì nguy kịch”. Chính quyền thành phố Quảng Châu lên tiếng khẳng định, cảnh sát bắt giữ 25 đối tượng bị nghi là cầm đầu và châm ngòi biểu tình.
Hôm qua, giao thông được nối lại, hệ thống các cửa hàng, siêu thị cũng mở cửa hoạt động bình thường trên đường số 107, nơi bạo loạn xảy ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số người tụ tập tại ngã tư gần tòa nhà Chính phủ của văn phòng thị trấn nhưng chưa có hành động nào quá khích, dẫn tới hậu quả chết người.

Cán bộ chính quyền thành phố tới thăm hỏi Vương Liên Mai tại bệnh viện.
Trước đó, tại một số tỉnh thành của Trung Quốc cũng xảy ra bạo loạn. Vụ gần đây nhất là vào ngày 10/6, trụ sở chỉnh quyền thành phố Thiên Tân cũng bị tấn công bởi chất nổ, khiến ít nhất 3 người bị thương.

>> Tiết lộ nguyên nhân đánh bom trụ sở chính quyền TQ
Mai Anh (theo China.org.cn, chinatimes)
 
- Trung Quốc đối mặt với bạo động xã hội   —  (RFI)
Cảnh sát dã chiến Trung Quốc trên đường phố Tăng Thành, Quảng Đông ngày 16/6/2011.
Cảnh sát dã chiến Trung Quốc trên đường phố Tăng Thành, Quảng Đông ngày 16/6/2011.
Reuters
Lê Phước
Từ cuối tháng 5, nguy cơ bạo động xã hội tại Trung Quốc càng rõ nét khi liên tiếp xảy ra các hành động chống chính phủ với các vụ tấn công bằng vũ khí. Liberation phản ánh tình hình này với bài viết nhận định : « Do lạm quyền quá mức, Nhà nước Trung Quốc làm bùng phát phẩn nộ ».
Tấn công bằng xe hơi có đặt bom, bằng thuốc nổ, đám đông giận dữ tấn công trụ sở chính quyền địa phương….từ hai tuần nay những hành động này xảy ra ngày càng nhiều, với mục đích là phản đối sự lạm quyền của nhà chức trách.
Ầm ỉ nhất có lẽ là vụ tấn công hôm 26/5 tại thành phố Phúc Châu tỉnh Giang Tây. Hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy, một đám khói khổng lồ bốc lên trước trước sự bàng hoàng của đám đông. Đó là vụ nổ của hai chiếc xe hơi có cài bom và một quả bom to, xãy ra giữa ban ngày, đã phá hủy mặt ngoài của 3 cơ quan Nhà nước, trong đó có tòa án. Ít nhất có 6 người bị thương và 3 người thiệt mạng.
Tác giả của vụ đánh bom này là một doanh nhân, không hài lòng với chính sách đền bù giải tỏa của Nhà nước. Ông đã đi kiện cáo khắp nơi, nhưng rốt cuộc cũng chẳng được gì. Và nguyên nhân dẫn đến hành động trên được ông thố lộ trên trang Facebook của mình : « Mười năm vô vọng tìm công lý đã buộc tôi phải chọn con đường này ».
Thứ sáu rồi, tại Thiên Tân, chính quyền địa phương xác nhận đã có nhiều cơ quan Nhà nước bị đánh lựu đạn, làm hai người bị thương. Trước đó một ngày, ở Bắc Kinh, một nữ phóng viên của kênh truyền hình Nhà nước CCTV đã bị tấn công và bị xẻo mũi giữa ban ngày ngay trước cửa cơ quan.
Thủ phạm của vụ xẻo mũi trên nằm trong số hàng trăm ngàn người Trung Quốc đi đấu tranh đòi công lý, nhưng vô vọng. Theo lệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tòa án địa phương cùng nhau từ chối thụ lý các vụ án mà nguyên cáo là người dân và bị cáo là một cơ quan hay tổ chức nhà nước.
Vụ việc thường liên quan đến vấn đề giải tỏa đền bù. Mỗi ngày có hàng chục ngàn người dân bị mất đất và mất chổ ở với số tiền đền bù rẻ như bèo. Chính quyền bán lại đất này cho các nhà kinh doanh bất động sản, và tham nhũng là việc không phải hiếm hoi.
Từ mấy năm nay, vấn đề đất đai đã đẩy nhiều người vào tuyệt vọng, và đã có hàng chục chủ đất chọn cách tự thiêu để phán đối.
Một nhà báo dự định tranh cử hội đồng nhân dân tại Bắc Kinh nhận định « Sở dĩ có nhiều bạo động xã hội như vậy là do chính quyền không để cho người dân có tiếng nói, tất cả đều được quyết định kín, không có sự tham gia quyết định của người dân ». Theo ông này, người đánh bom ở thành phố Phúc Châu ngày 26/5 vừa nêu trên đã bị ép đến bước đường cùng, và anh buộc phải làm cho mọi người nghe thấy tiếng kêu của mình bằng hành động đánh bom. Nhà báo này khẳng định « Trung Quốc đang cần một nền dân chủ đại diện đúng nghĩa ».
Liberation cũng quan tâm đến số phận các nhà chức trách biết lắng nghe tiếng nói người dân. Tờ báo cho biết, đôi khi các nhà chức trách biết yêu dân này cũng chịu số phận bi thảm. Như chuyện một quan chức ở tỉnh Hồ Bắc. Ông này đứng về phía người dân yêu cầu chính quyền bồi thường thỏa đáng, thế là ông bị bắt vào ngày 26/5, bị buộc tội tham nhũng, và cuối cùng ngày 4/6 đã chết trong tù. Qua hình ảnh thi thể ông được loan tải trên Internet, ông có thể đã bị tra tấn đến chết.
Nghe tin ông mất, người dân được ông bảo vệ đã nổi lên phản đối. Từ hôm thứ tư, họ bao vây tòa thị chính thành phố. Chính quyền phải huy động cả ngàn cảnh sát và quân nhân võ trang để đối mặt với cơn phẩn nộ của người dân.
Theo số liệu chính thức, vào những năm 1990, mỗi năm xảy ra khoảng 9 000 vụ nổi dậy của người dân, nhưng năm 2010, con số này đã lên đến 127 000, tức mỗi ngày có khoảng 347 vụ.
Tình hình căng thẳng đến mức, hồi cuối tháng năm chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải thừa nhận : « Trung Quốc đang lâm vào giai đoạn mâu thuẩn xã hội gay gắt, khiến cho việc quản lí xã hội trở nên khó khăn và phức tạp hơn ».

Công an mạnh tay với phụ nữ mang thai : rối loạn xã hội miền Nam Trung Quốc.- Lao động nhập cư nổi loạn ở Trung Quốc (NLĐ).
Tiếp tục bạo động ở Quảng Châu  —  (BBC).
- Công an mạnh tay với phụ nữ mang thai : rối loạn xã hội miền Nam Trung Quốc (RFI)- Nhiều vụ xung đột giữa đám đông và công an thị trấn Tăng Thành, tỉnh Quảng Đông đã xảy ra cuối tuần qua. Chính quyền thừa nhận lực lượng an ninh đã phải vất vả trấn áp những hành động bạo lực từ dân chúng sau khi một phụ nữ 20 tuổi mang thai bán hàng rong bị cảnh sát xô ngã.
-Hàng trăm công nhân Trung Quốc xung đột với công an tại tỉnh Quảng Đông

Theo chính quyền, công nhân không còn tụ tập ở Triều Châu (Reuters)
Đức Tâm
Hôm nay, 08/06/2011, hãng tin AFP trích dẫn báo chí chính thức Trung Quốc cho biết là tại thành phố Triều Châu, ở phía đông tỉnh Quảng Đông, ngày 01/06 vừa qua, hàng trăm công nhân đã đụng độ với lực lượng công an, phá hủy nhiều xe của cảnh sát. 18 người bị thương. 9 người bị bắt.
Theo Hoàn Cầu thời báo, tất cả bắt đầu từ việc một công nhân ngoại tỉnh, làm trong một xưởng gốm, tại Triều Châu, khi đòi trả hai tháng lương còn thiếu, thì đã bị ông chủ và hai kẻ khác dùng dao đâm bị thương. Khoảng 200 công nhân, đa số là dân ngoại tỉnh, đã kéo đến trước trụ sở chính quyền thành phố đòi phải trừng trị ba kẻ bị tình nghi hành hung người công nhân.
Xung đột đã xẩy ra khi công an, cảnh sát được điều động đến để giải tán cuộc biểu tình. 18 người đã bị thương. Hôm thứ hai, công an Trung Quốc bắt giữ 9 người tham gia biểu tình. Đoạn băng video đăng trên mạng sina.com cho thấy có tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tụ tập trên đường phố, nhiều người ném gạch đá, gậy gộc vào xe cảnh sát.
Theo thông báo của chính quyền thành phố Triều Châu, hồ sơ của ba kẻ bị tình nghi hành hung công nhân đã được chuyển hồ sang tư pháp. Trong vụ đụng độ giữa công nhân và cảnh sát, một xe hơi bị đốt cháy, nhiều chiếc khác bị đập phá, hư hỏng. Một quan chức ở Triều Châu, ngày hôm nay, nói với AFP là « sự cố đã kết thúc » và « không còn các cuộc tụ tập nữa ».
Các vụ xung đột lao động đã gia tăng tại Trung Quốc trong những năm qua, chủ yếu do việc những người dân ở nông thôn vào thành phố làm việc, nguồn nhân lực chủ yếu cho các khu công nghiệp duyên hải, thường xuyên đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

Tổng số lượt xem trang