Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Không Ai có thể dối lừa mãi trước Lịch Sử: Tên Tội Đồ Henry Kissinger

-HENRY KISSINGER hay CODEPINK: Ai là cặn bã hạ lưu?
LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên, Truyền thông Cộng đồng Hải ngoại 9 Tháng Hai , 2015
Một sự kiện bất ngờ đã xảy ra cho cựu ngoại truởng Henry Kissinger tại cuộc điều trần Thượng Viện Mỹ ngày 29 tháng 1, 2015, liên hệ đến Thượng Nghị sĩ McCain, một cựu tù nhân sống sót của Bắc Việt sau cuộc chiến tranh Bắc-Nam “huynh đệ tương tàn” kết thúc tháng Tư năm 1975.
Theo bài báo của Medea Benjamin, tiêu đề “HENRY KISSINGER hay CODEPINK: Ai là cặn bã hạ lưu?” của Medea Benjamin, đồng sáng lập của của CODEPINK và tổ chức Nhân quyền Quốc tế “Global Exchange” [1], Thượng Nghị sĩ McCain nổi cơn thịnh nộ đã lên án các nhà hoạt động CODEPINK là “bọn cặn bã hạ lưu” ngang nhiên trương biểu ngữ đọc “bắt giữ Kissinger vì tội ác chiến tranh” và họ giơ chiếc còng tay gần sát đầu của Henry Kissinger trong cuộc điều trần Thượng Viện Mỹ ngày 29 tháng 1, 2015.

Lowlife scums
Khi Tiến sĩ Kissinger bước vào phòng điều trần và tiến tới chỗ ngồi của mình, một nhóm người biểu tình Code Pink đổ xô đến bàn nhân chứng điều trần, đối đầu với ông, vung cái còng tay ngay gần đầu ông
TNS McCain gọi cuộc biểu tình là một sự “sỉ nhục, sân hận và đê hèn”, cáo buộc những người biểu tình “đe dọa thể xác” Kissinger và ông xin lỗi ông bạn của mình về sự cố hệ lụy này”.
Đồng thời, theo bài báo của John Amato, nhà sáng lập “Crooks and Liars” một blog chính trị cánh tả [2], trong 1 cuộc phỏng vấn bởi Dana Bash của CNN, John McCain cũng tuyên bố nhóm có tên gọi là CodePink, đe dọa mạng sống của Kissinger.
Theo bài báo, CodePink đã làm gián đoạn buổi điều trần của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger trước Thượng Viện Mỹ, Tiểu ban Ngoại giao, ngày 29 tháng 1,2015, và la to lên “Henry Kissinger phải bị bắt vì tội ác chiến tranh”.
“John McCain không thích nó một chút nào và gọi họ là ‘bọn cặn bã hạ lưu’ ”, bài báo viết.
John McCain nói với Dana Bash rằng vì ông lo ngại nhóm người CodePink có thể gây tổn hại thể xác cho Henry Kissinger mà ông đã phản ứng dữ dội.
“CodePink là một nhóm chống chiến tranh, rất ghét bạo lực và chưa bao giờ bị gắn kết với bạo lực như vậy tại sao McCain rất sợ?” Dana Bash hỏi.
McCain bào chữa rằng ông không chống đối nhóm này, nhưng mà vì hành vi của họ. “Những người này xông bừa vào. Họ tiến gần ngay bên cạnh Henry Kissinger vung chiếc còng tay trước mặt ông ta. Ông năm nay đã 91 tuổi và bị đau vai nặng, mà sẵn sàng đi điểu trần trước Quốc hội để cống hiến cho chúng tôi kinh nghiệm khôn khéo ngoại giao nhiều năm của mình. Tất nhiên tôi đã nổi giận và tôi vẫn còn giận dữ. Đó là sự đe dọa thân xác cá nhân, đặc biệt một nhân vật đã có công lớn phục vụ xứ sở của mình, dù bạn có đồng ý hay không.
Thông cáo báo chí The Hill:
Blog “The Hill” đã ra thông cáo về biến cố xảy ra trong cuộc điều trần Thượng Viện Mỹ ngày 29 tháng 1, 2015, cung cấp thêm chi tiết về biến cố [3]:
Những người biểu tình nhóm CodePink la lên,“Bắt giữ Henry Kissinger kẻ phạm tội ác chiến tranh!” và họ giương cao lên các biểu ngữ khi Kissinger bước vào thính phòng Ủy Ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện.
McCain, chủ tịch Ủy ban, ngay lúc đầu đã lập tức hỏi, “có ai thấy cảnh sát Capitol ở đâu không?”
Kissinger ngồi một cách bình tĩnh trong ghế nhân chứng của mình, trong khi những người biểu tình và nhiếp ảnh gia tập họp xung quanh.
Những người biểu tình đã phản đối vai trò của Kissinger trong chính quyền Nixon trong chiến tranh Việt Nam, các vụ đánh bom Campuchia và các vấn đề khác.
Khi những người biểu tình đã được dẫn ra ngoài bởi cảnh sát, McCain nói: “tôi là một thành viên của Ủy ban này trong nhiều năm, và tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì sỉ nhục, ghê tởm đê hèn như cuộc biểu tình này”.
Cuối cùng, McCain nói, “Hãy rời khỏi nơi đây, bọn cặn bã.”
Những người biểu tình khác đã làm gián đoạn buổi điều trần hai lần. George Shultz, Cựu Ngoại trưởng trong thời chính quyền Reagan, cũng ra điều trần, đã đứng dậy và bảo vệ Kissinger. “Tôi hoan nghênh Henry Kissinger đã đóng góp nhiều cho hòa bình và an ninh quốc gia,” Shultz nói.
McCain đồng thời cũng gọi Kissinger là “một người đã phục vụ đất nước tuyệt hảo phi thường”.
“Các hành động của họ đã vượt qúa cách thức phản đối bình thường của nhóm CodePink là hô hào và trương biểu ngữ”, McCain nói.
“Khi Tiến sĩ Kissinger bước vào phòng điều trần và tiến tới chỗ ngồi của mình, một nhóm người biểu tình CodePink đổ xô đến bàn nhân chứng điều trần, đối đầu với ông, vung cái còng tay ngay gần đầu ông,” McCain nói.
Một số thượng nghị sĩ quan ngại cho sự an toàn của tiến sĩ Kissinger, đã rời khỏi bục để xuống hỗ trợ các nhân chứng. Lúc đó Không có cảnh sát Quốc hội can thiệp, sự việc xảy ra khoảng chừng vài phút. “Tôi đã nói chuyện với chủ tịch Ủy ban Quy tắc Thượng viện và cảnh sát Capitol, và hy vọng rằng những người tổ chức biểu tình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành động của họ,” ông nói thêm.
Thứ Năm sau đó, trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Fox chương trình “Your World With Neil Cavuto”, McCain nói ông không hối tiếc đã gọi những người biểu tình là “cặn bã.”
Phản ứng.
Thông cáo báo chí The Hill có vẻ đưa tin một chiều để giữ sĩ diện cho McCain và Henry Kissinger.
Trái lại, Medea Benjamin, người đồng sáng lập tổ chức CodePink lên tiếng phản hồi mạnh mẽ: “Henry Kissinger phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Ông ta là một kẻ sát nhân, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, và là một kẻ côn đồ. Ông ta cần phải được đưa ra trước vành móng ngựa tại Hague.”
Cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ đã làm dấy lên nỗi uất hận của những dân tộc nạn nhân của những cuộc chiến tranh tương tàn do bàn tay đẫm máu của Kissinger, bị cáo buộc là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao Mỹ gây ra. Lợi dụng cơ hội này, nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink đã dễ dàng xông thẳng vào nghị trường và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc.
Mặc dù bị áp giải ra khỏi nghị trường ngay sau đó, nhưng nhóm hoạt động CodePink nói rằng họ thực sự tự hào về hành động của mình tại Thượng viện ngày 29 tháng 1, 2015, vì đã thay mặt cho nhân dân Đông Dương, Trung Quốc, Đông Timor và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi, nói vào mặt của Henry Kissinger về tội ác của ông ta.
1. Việt Nam: Với những ai quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam, thì vẫn còn nhớ nhân vật Henry Kissinger, người phục vụ dưới thời Tổng thống Nixon, và cho tới nay vẫn bị nguyền rủa bởi những người ủng hộ nhân quyền về cách dàn xếp của của ông trong hậu trường chiến tranh Việt Nam.
“Di sản thật sự của Kissinger để lại chỉ là sự hủy diệt. Ông là nhân vật phản diện vĩ đại của Mỹ.” Anna Kaminski, thành viên của nhóm CodePink nói với báo chí.

Để biết thêm về những gì mà Henry Kissinger đã gây ra, CodePink nói tất cả mọi người cần tham khảo thêm về Việt Nam: Từ năm 1969 đến năm 1973, Kissinger, làm việc cho Richard Nixon, gây ra một cuộc chiến tàn khốc giữa hai miền Nam Bắc. Sau đó, vì muốn đi đêm với Trung Cộng trong chính sách bảo vệ Đài Loan và bỏ rơi miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, Henry Kissinger đã để mặc cho 3 nước Đông Dương này rơi vào thảm trạng. Nửa thế kỷ sau, tàn dư từ những bài toán của Henry Kissinger vẫn còn làm tan nát con người và các đất nước này. Đặc biệt sự sụp đổ của chế độ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã trở thành một vết nhơ khó quên trong lịch sử của Hoa Kỳ.
2. Chile: Henry Kissinger là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc đảo chính ở Chile vào ngày 11 Tháng 9 năm 1973, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử của tổng thống Salvador Allende. Sau khi Kissinger tạo điều kiện cho cuộc đảo chính Salvador Allende, đưa Augusto Pinochet nhà độc tài lên nắm quyền, đất nước này đã phải chịu 16 năm đàn áp, tra tấn và tử vong dưới sự cai trị của một người bạn của Kissinger, trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet.
Cảnh đau lòng của một ca sĩ/nhạc sĩ Chí lợi Victor Jara rất hiền hòa đã chết bởi bàn tay của trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet cũng là một tội ác của Kissinger. Do bị tra tấn tàn ác, bàn tay của Jara đã bị dập tan và móng tay của anh ta rách nát; lính canh tàn bạo sau đó ra lệnh cho anh chơi đàn guitar của mình. Người ta đã tìm thấy sau đó xác chết của Jara trên đường phố, đầy những vết thương và dấu hiệu của tra tấn.
Trong bài báo tiêu đề “Ai là cặn bã hạ lưu?” đề cập trên đây, Medea Benjamin nói rằng nếu McCain quan tâm đến sự đe doạ thân xác cho Kissinger, thì ông nên nhớ cảnh tra tấn đau lòng xót dạ này.
3. Đông Timor: Năm 1975, trong khi làm việc cho Tổng thống Gerald Ford, Kissinger vận động phê duyệt việc yểm trợ cho nhà độc tài Suharto của Indonesia xâm lược đẫm máu của những hòn đảo nhỏ của Đông Timor. Các cuộc xâm lược này đã được thực hiện với vũ khí trang bị của Mỹ. Thời gian Indonesia chiếm đóng kết thúc vào năm 1999, kết qủa 200.000 dân Timor, khoảng 30 phần trăm dân số đã bị xóa sổ.
Nhà văn Jon Queally, (Senior Editor@commondreams), người bảo vệ hành động của nhóm CodePink nói rằng “Những trang sử đẫm máu đó chính là di sản của Kissinger. Chết chóc. Tàn phá. Đau khổ. Cùng cực. Chế độ độc tài. Henry Kissinger chính là một kẻ giết người, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, một kẻ côn đồ.”
Một điều thú vị là trọng tâm của bình luận cũng đã dồn vào TNS McCain, không kém sôi nổi như với cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, mà người ta đã biết qúa nhiều về vai trò cuả ông trong cuộc đảo chinh đẫm máu tai Chile, Chiến dịch Condor gây tranh cãi, chiến tranh huynh đệ tương tàn Đông Dương, cuộc xâm lăng Đông Timor bởi Indonesia…
Đối với TNS McCain, họ tỏ ra không kính nể chút nào, họ có vẻ chỉ trích thành tích của ông. Nhưng xét ra thì ông TNS đã hành xử đúng cương vị chủ trì cuốc điều trần, trong việc bảo vệ hai vị cựu ngoại truởng Kissinger và George Shultz. Chỉ có vấn đề là ông TNS đã dùng lời lẽ rất nặng để chỉ trích nhóm người CodePink, gọi họ là “low life scums” (cặn bã hạ lưu). Nó đã bị phản hồi mạnh mẽ qua bài viết của Medea Benjamin nêu lên câu hỏi: “HENRY KISSINGER hay CODEPINK: Ai là cặn bã hạ lưu?”
Một nguời bạn Việt Nam, anh Hoang Huu nói rằng anh hoàn toàn đồng ý với tuyên bố của CodePink: “Kissinger phải bị ra tòa xét xử với tội phạm chiến tranh ở Việt Nam, Lào, Chile, và Đông Timor. Tôi đoan chắc là John McCain hoàn toàn bị tẩy não bởi Việt cộng trong suốt thời gian ở trong tù tại miền Bắc Việt Nam”.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​cá nhân của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
[1] http://www.democraticunderground.com/1016113412:
“HENRY KISSINGER or CODEPINK: Who’s the “Low Life Scum?”
[2] http://crooksandliars.com/2015/02/john-mccain-claims-code-pink-was: “John McCain Claims Code Pink Was Threatening Kissinger’s Life”
[3] http://thehill.com/blogs/blog-briefing-room/231138-mccain-to-protestors-get-out-of-here-you-low-life-scu: “McCain to Kissinger protesters: ‘Get out of here, you low-life scum’”

--






Phe Cộng Sản miền Bắc đã sai trước, khi vi phạm vào những gì họ đã kí kết trong Hiệp Định Paris, và đã tấn công miền Nam. Phe Cộng Hòa miền Nam bị thất thủ sau khi Hoa Kỳ không giữ lời cam kết viện trợ quân sự của họ.

Chi tiết: Chúng ta nên làm rõ những điều sau đây:

1) Bắc Việt Nam (BVN) đã sai khi xâm phạm lãnh thổ của Nam Việt Nam (NVN), đây là một cuộc xâm lược chứ không phải giải phóng.

2) 1954 chia đất nước thành 2, hơn 1 triệu người từ BVN đã di dư vào NVN, tầm 10-15% dân số BVN thời đó. Điều này nói lên thái độ của người miền bắc về đảng Cộng Sản.

3) Đảng Cộng Sản (ĐCS) được dân ủng hộ và chọn là một sự dối trá trắng trợn. Chưa bao giờ mà người dân Việt Nam lại chọn ĐCS. 1 triệu người miền bắc di cư vô nam, con số này nói lên quá rõ. Ở trong nam.

4) ở trong NVN, ĐCS thành lập "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" (Việt Cộng/VC) làm lực lượng. Trên thực tế thì tổ chức này chỉ có vài trăm ngàn thành viên, đa số là ở những vùng xa, nơi không tiếp cận thường xuyên với thế giới bên ngoài. Hầu hết dân NVN thời đó đang làm ăn và trở nên giàu có, chẳng có lý do gì để tham gia VC trừ vài trường hợp thần kinh. (chiếm tầm 1% dân số).

5) VC đã tấn công bằng những thủ đoạn dơ dáy hèn hẹ như: đánh bom, làm gián điệp, đánh lén, làm đảng viên nằm vùng rồi báo cáo lại cho cấp trên. Chẳng khác nào bọn khủng bố bấy giờ.

6) Năm 1968 trận Mậu Thân BVN và VC đã phá lời hứa danh dự và tân công vào dịp Tết, vào lúc mà mọi người đang ăn Tết. Ở Huế đã giết hơn 3000-5000 người dân vô tội trong 30 ngày mà họ chiếm Huế.

7) Sau trận đánh Mậu Thân lực lượng VC đã bị tê liệt, sau đó họ không còn đủ khả năng để đánh 1 trận lớn nào nữa, trận Mậu Thân là trận duy nhất. Tiếp tục mấy trò hèn hạ.

8) 1973 Hiệp Định Paris, NVN mà Mỹ đã giành chiến thắng, BVN và VC không còn đủ khả năng duy trì. Họ đã ký hiệp định. Sau đó đã bắt đầu phá khi Tổng Thống Nixon từ chức và quốc hội 94 của Mỹ đắt đầu.

9) BVN lần lược tấn công từng chỗ một thử lòng quốc hội Mỹ. Mỹ không giữ lời cam kết viện trợ cho NVN.

10) 30-4-1975 họ vô SG. Trại cải tạo bắt đầu.

11) NVN và Mỹ chưa bao giờ thua 1 trận nào, họ chiếm thắng lợi áp đảo. Nhưng đã thua trò hèn hạ của ĐCS. Đã thua khi tin vào ĐSC ở Hiệp Định Paris. Điểm chính là BVN đã VI PHẠM hiệp định. Đây là điều trong sách sử VN không hề nói tới.

"Chiến thắng" của ĐCS trong cuộc chiến Việt nam từ 1945 tới 1975 dựa vào sự dối trá từ đầu tới đuôi. Thế hệ miền Nam trước 1975 ai cũng biết. Nhưng thế hệ sinh sau 1975 thì không. Họ phải biết sự thật!!!

Dịch: Nguyễn Trọng Nhân
Review: Alex Nguyen

Source: https://www.youtube.com/watch?v=7hqYG... (Prager University)


---





-Son Tran-


Không Ai có thể dối lừa mãi trước Lịch Sử: Tên Tội Đồ Henry Kissinger
= = = = = = =

Ngày 29 tháng 1, 2015, tại cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ, Tiểu ban về Ngoại giao, trong nghị trình về những thách thức toàn cầu và chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tại Capitol Hill, viên cựu bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger đã bất ngờ đối diện với một nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink. Nhóm này đã xông thẳng vào nghị trường (xem ảnh kèm theo) và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam (cho cộng sản) và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc.

-
Medea Benjamin, người đồng sáng lập tổ chức CodePink nói rằng "Henry Kissinger phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Ông ta là một kẻ sát nhân, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, và là một kẻ côn đồ. Ông ta cần phải được đưa ra trước vành móng ngựa tại Hague."
-
"Di sản thật sự của Kissinger để lại chỉ là sự hủy diệt. Ông là nhân vật phản diện vĩ đại của Mỹ." Anna Kaminski, thành viên của nhóm CodePink nói với báo chí.
-
vì muốn đi đêm với Trung Cộng trong chính sách bảo vệ Đài Loan và bỏ rơi miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, Henry Kissinger đã để mặc cho 3 nước Đông Dương này rơi vào thảm trạng. Nửa thế kỷ sau, tàn dư từ những bài toán của Henry Kissinger vẫn còn làm tan nát con người và các đất nước này. Đặc biệt sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam đã trở thành một vết nhơ khó quên trong lịch sử của Hoa Kỳ.
-
Nhà văn Jon Queally, người bảo vệ hành động của nhóm CodePink nói rằng “Những trang sử đẫm máu đó chính là di sản của Kissinger. Cái chết. Sự tàn phá. Đau khổ. Cùng cực. Chế độ độc tài. Henry Kissinger chính là một kẻ giết người, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, một kẻ côn đồ.”--




-
-
- Son Tran https://www.facebook.com/video.php?v=10153220959760579&set=vb.21472760578&type=2&theater
“Get out of here you low life scum.”
Senator John McCain says to protesters who interrupt Senate Armed Services Committee hearing with former Secretaries of State Henry Kissinger, Madeleine Albright, and George Shultz. Watch the complete hearing here:http://cs.pn/1uEQRKp McCain to Protesters: You’re ‘Low-Life Scum’
Code Pink protesters wanted Henry Kissinger arrested. Sen. John McCain (R-Az.) would have none of it. Thursday morning, former Secretary of State Kissinger, along with former Secretaries of State George Shultz and Madeleine Albright, were asked to speak to the Senate Armed Services Committee about discuss global threats. As they entered the hearing room, members of the anti-war group Code Pink erupted, calling for Kissinger to be held for “war crimes.” They raised signs reading “Kissinger War Criminal” and “Cambodia,” referring to his support of the carpet bombing of Cambodia during the Vietnam War. McCain, the committee’s newly-minted chairman, would have none of it.  The senator has a personal connection with Kissinger, who refused to bring home the imprisoned McCain during the Vietnam War to avoid charges of nepotism because McCain’s father was an admiral in the Navy. “I’ve been a member of this committee for many years, and I have never seen anything as disgraceful and outrageous and despicable as the last demonstration that just took place,” McCain barked. The protesters — who have spent years mounting similar protests during hearings featuring top Pentagon officials and military brass — were undeterred. They ignored McCain and called for justice “in the name of the people of Chile. In the name of the people of Vietnam. In the name of the people of East Timor. In the name of the people of Cambodia.” “You know, you’re going to have to shut up, or I’m going to have you arrested. If we can’t get the Capitol Hill Police in here immediately… Get out of here, you low-life scum,” McCain snarled. He then apologized to Kissinger. “Dr. Kissinger, I hope on behalf of all of the members of this committee on both sides of the aisle — in fact, from all of my colleagues, I’d like to apologize for allowing such disgraceful behavior towards a man who served his country with the greatest distinction.” But as Kissinger began to read his opening statement, another group of protestors charged behind him. This prompted the 94-year old Schultz to actually stand up to confront them. “I salute Dr. Henry Kissinger,” Schultz said, garnering a standing ovation from the crowd. Code Pink took to Twitter to respond to McCain. “Who is really “low-life #scum”? #Warcriminal Henry Kissinger or peace activists from CODEPINK (as @SenJohnMcCain said)?” the group tweeted Thursday morning. The Code Pink dust-up obscured Albright’s suggestion to expand NATO’s presence into eastern Europe, a move Russia said would escalate its standoff with the United States and Europe. “I do think that it’s important the Baltic countries are members of NATO,” she said, adding that the alliance should station troops there in the meantime. “The question is whether they are rotating troops or are their permanently,” Albright said. Photo Credit: Win McNamee/Getty Images
-Khiêm tốn (23-06-2011)  Theo dõi diễn tiến hội thảo về “An ninh hàng hải ở biển đông” do CSIS (Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế) tổ chức, tôi có phần thất vọng với … phe ta. Hôm qua, tôi bỏ ra cả giờ đồng hồ theo dõi hội thảo “Maritime Security in the South China Sea” do CSIS tổ chức.  Tôi đặc biệt theo dõi bài nói chuyện của TNS John McCain.  Trong bài nói chuyện, ông bắt đầu một cách ý nhị bằng cách kể chuyện ông đi thăm Miến Điện, những xa lộ 18 lằn xe mà chẳng có xe nào đi (ngoại trừ xe của ông), rồi mới vào chủ đề chính là sự bất ổn ở biển đông.  Ông nói thằng Trung Quốc là thủ phạm gây nên bất ổn, qua những hành động hiếu chiến và khủng bố gần đây.  Ông nói như tát vào mặt Trung Quốc rằng những yêu sách đường lưỡi bò là vô lí, bất hợp pháp:  “các tuyên bố mở rộng chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Đông; các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả vùng biển trong phạm vi 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan đến Việt Nam và Philippines.”  Nghe cứ như là nhạc! Việt Nam chúng ta đã nói điều này rất lâu, nhưng phải là lời nói từ McCain thì dễ gây chú ý và nó cũng nặng kí hơn ASEAN nói. Cũng như bất cứ hội nghị nào ở phương Tây, sau mỗi bài nói chuyện là phần hỏi và trả lời.  Tôi chú ý phần này vì đây là những trao đổi có khi rất sống động và thật.  Từng làm chair trong hội nghị, tôi biết những buổi vấn đáp như thế này sống động như thế nào.  Trong phần vấn đáp sau bài của McCain, có chừng 10 câu hỏi.  Nhưng phần lớn xuất từ Mĩ, Trung Quốc và vài người trong khối ASEAN.  Buồn cười nhất câu hỏi của cô Tàu hỏi ông McCain là ông có những lời khuyên cho Mĩ, vậy ông có lời khuyên nào cho Trung Quốc hay không!  Còn một ý kiến của anh Tàu thì có lẽ không có ý kiến chắc hay hơn.  Ông McCain lịch sự trả lời từng câu.  Cũng có khi ông hội ý khoảng 2 giây với chủ tọa về câu hỏi của anh Tàu (có lẽ vì tiếng Anh của anh Tàu quá kém nên ông McCain muốn hỏi chủ tọa xem ông ta nói gì).  Nói chung tôi nghĩ buổi chất vấn tương đối có chất lượng. Điều làm tôi ngạc nhiên là không có ý kiến từ phái đoàn Việt Nam.  Hoàn toàn không.  Đây là điều hơi lạ lùng, bởi vì trong bài nói chuyện, ông McCain nhắc đến Việt Nam khá nhiều lần và thậm chí còn có những câu chữ có thể nói là “đưa tay ra bắt tay Việt Nam”. Những gì ông ấy nói hoàn toàn có lợi cho Việt Nam (và bất lợi cho bọn Trung Quốc).  Ấy thế mà những người đại diện Việt Nam không hề đặt một câu hỏi, không hề có một bình luận, không hề nêu một ý kiến!  May thay, có một vị phụ nữ Việt (chắc là đang ở Mĩ) đứng lên phát biểu và đặt câu hỏi.  Chị ấy hoan hô McCain (khi ông nói rằng nhân quyền là một yếu tố rất quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mĩ), và có một đề nghị thú vị: đổi tên biển “South China Sea” thành “Southeast Asian Sea”. Cử tọa cười và ông McCain nói “Good idea” (ý tưởng hay).  Tôi cũng nghĩ ý tưởng rất hay.  Sau đó chị ấy đặt vài câu hỏi cũng thú vị.  Chị này rõ ràng là người quen với hội nghị quốc tế, tuy cách đặt câu hỏi có vẻ dài dòng. Nói gì thì nói, may mắn là trong khi phái đoàn Việt Nam kín miệng thì có một người Việt Nam mở miệng nói và nói cũng hay. Sự khiêm tốn của phái đoàn Việt Nam rất khó giải thích.  Bay cả 24 giờ từ Hà Nội (?) sang Washington, tốn vài chục ngàn đôla (tức có thể cả tỉ đồng), đất nước đang đứng trước sự đe dọa của kẻ thù, được người ta bênh vực, mà không hề có một chữ để đáp lại.  Tốn tiền nhiều mà không có chữ nào (ngoại trừ bài nói chuyện mà tôi chưa đọc và chưa đuợc xem qua) thì thật là phí quá.  Ở nhóm của tôi, một qui tắc bất thành văn là khi nghiên cứu sinh đi dự hội nghị quốc tế, họ phải có đóng góp dưới hình thức bài báo và nêu ý kiến hay câu hỏi; không làm được điều này chúng tôi cho là phí tiền và lần sau khó có cơ hội đi dự hội nghị.  Đi dự hội nghị không chỉ là “đem chuông đi đấm xứ người”, mà còn là nâng cao sự hiện diện của hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế, chứ đâu phải chỉ đọc báo cáo.  Không thể khiêm tốn như thế được! Tại sao Philippines họ có ý kiến mà Việt Nam chẳng có ý kiến nào? Tôi tự hỏi tại sao những người đại diện VN trong hội nghị khiêm tốn như thế.  Tôi nghĩ đến những lí do như: (a) không có ý gì để hỏi; (b) không hiểu được ý của McCain; (c) thiếu thông tin, nên chẳng biết gì để nói; (d) thẹn thùng, chưa quen với văn hóa hội nghị quốc tế; (e) phải chờ xin ý kiến cấp trên, vì sợ nói ra ý gì không hợp với cấp trên; (f) kém tiếng Anh nên thiếu tự tin trong khi phát biểu; và (g) tất cả những lí do trên.  Lí do (a) thì không thể đúng, bởi vì chắc chắn phía Việt Nam có nhiều ý để bàn.  Lí do (b) thì chưa biết ra sao, vì hiểu cũng đòi hỏi kĩ năng ngôn ngữ.   Lí do (c) thì có thể (chỉ “có thể” thôi), vì cán bộ chỉ tiếp thu thông tin một chiều, nên khi đương đầu với rừng thông tin trong hội nghị họ trở nên lúng túng. Lí do (d) thì sai, vì cán bộ ngoại giao chắc chắn là quen với chuyện ăn nói hay đi dự hội nghị nhiều lần.  Lí do (e) rất có thể, do ai cũng sợ mất chức nên thà im lặng chứ nói ra mà không đúng ý cấp trên thì … rất mệt về về nhà. :-).  Lí do (f) cũng rất có thể, vì nghe qua các vị ấy nói tiếng Anh rất khó hiểu.  Ngay cả xem qua cái video của người đứng đầu tòa đại sứ VN tại Washington trả lời phỏng vấn, tôi thấy rất khó nghe và đơn điệu, không như cách trả lời rất engaged và rất lively của bà Tôn Nữ Thị Ninh. Thật ra, đây không phải là lần đầu các nhà ngoại giao Việt Nam “khiêm tốn” trên trường quốc tế.  Trước đây cũng có vài diễn đàn ở ASEAN mà trong đó phía VN ít khi phát biểu gì.  Ngay cả bên cạnh bà Hillary Clinton “miệng lưỡi” hùng hồn, người đứng đầu ngoại giao Việt Nam cũng rất … ít nói.  Mới đây nhất, trong một hội nghị của các tổ chức xã hội dân sự ASEAN ở Jakarta (Indonesia), phái đoàn Việt Nam cũng có hành động khiếm nhã.  Khi một diễn giả nói về tình trạng nhân quyền (hay gì đó?) không mấy tốt ở Việt Nam, một thành viên trong phái đoàn Việt Nam lấy muỗng gõ vào tách cà phê để làm át tiếng nói người phát biểu.  Thật là một thái độ lạ lùng, không văn minh chút nào.  Tại sao không thảo luận bằng ngôn ngữ mà lại làm trò như thế?  Thật không thê nào hiểu nổi trong đầu họ nghĩ gì.  Không thể nào mang tiếng đại diện Việt Nam mà lại làm mất thể diện quốc gia như thế. Nguyên tắc của tôi là mỗi khi mình đi đâu ở nước ngoài mình phải là để ý đến thể diện Việt Nam.  Dù tôi không còn mang quốc tịch Việt Nam nữa, nhưng với cái họ gắn liền với Việt Nam, nên khi đi công tác nước ngoài, tôi luôn nhìn trước xem sau mình nói và làm có gì ảnh hưởng tiêu cực đến nước Việt Nam hay không.  Ngay cả nghiên cứu sinh của tôi, tôi cũng nói như thế: làm gì cũng phải nghĩ đến Việt Nam, chí ít mỗi người là một "đại sứ lưu động".  Do đó, tôi nghĩ trách nhiệm và nghĩa vụ của một người chính thức đại diện Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế phải rất cao, và người dân hoàn toàn có quyền kì vọng họ phải là những người có tài, uyên bác, và hành xử lịch thiệp.  Không có những attributes đó thì không nên đại diện Việt Nam.  Không có lí do gì phải khiêm tốn trước kẻ thù hung hãn khi mình có chính nghĩa.  Chẳng có lí do gì phải tiết kiệm lời nói để không đóng góp vào tranh luận trong một diễn đàn quan trọng như diễn đàn An ninh hàng hải ở biển đông vừa qua. NVT

Tổng số lượt xem trang