Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại

Ảnh minh họaÔng Nguyễn Quang Lập. Ảnh: Internet.-
-Nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại
Vào lúc 10 giờ sáng hôm nay ngày 10 tháng 2 năm 2015, nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ trang blog Quê Choa đã được tại ngoại chờ ngày ra tòa xét xử về tội vi phạm điều 258 bộ luật hình sự.
Bà Hồ Thị Hồng vợ của nhà văn cho chúng tôi biết:-Anh Lập về nhà vào lúc 10 giờ sáng nhìn thấy anh ấy vẫn khỏe, người gọn hơn một tí thôi nhưng vẫn khỏe. Anh Lập tự thuê taxi về vẫn trong thời gian được tại ngoại nhưng vẫn điều tra.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị cơ quan an ninh điều tra thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vào chiều ngày 6 tháng 12 năm 2014 với lý do “bị bắt quả tang đang tải những bài vở có nội dung xuyên tạc chống nhà nước”.

Bà Hồ Thị Hồng vợ ông đã làm đơn xin cho chồng được tại ngoại với lý do sức khỏe của chồng bà không thể chịu nổi sự giam giữ trong trại giam. Đơn xin của bà Hồng đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chuyển cho Viện kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan giam giữ để cứu xét, quyết định cho nhà văn tại ngoại vào ngày hôm nay.

Từ Hà Nội, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ Thuật Hà Nội cũng là người theo dõi việc nhà văn Nguyễn Quang Lập bị tạm giam qua câu “Bọ vẫn chưa về” mỗi ngày trên trang Facebook của ông. Nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho chúng tôi biết ý kiến sau khi nhận được tin Nguyễn Quang Lập được tại ngoại:

-Ngay khi được tin nhà văn Nguyễn Quang lập được tại ngoại sau hai tháng 4 ngày bị bắt tạm giam thì trước hết là cảm giác vui mừng của tôi với tư cách là bạn thân của Lập cũng như là của anh em văn nghệ sĩ trong nam ngoài bắc. Đây cũng là điều mà ngay từ khi Lập bị bắt vào ngày 6 tháng 12 năm 2014 thì tôi lo nhất là lo về sức khỏe của Lập vì sau tai nạn xe máy vào năm 2004 sức khỏe rất yếu, tay trái và chân trái bị liệt rất khó khăn. Chúng tôi lo nhất là sức khỏe thể chất nhưng rất vững tin vào lòng yêu nước của Lập, vững tin vào tư cách ngòi bút nhà văn của Lập, vững tin vào tư cách công dân của Lập cho nên chúng tôi ngay từ hồi đó đã có những kiến nghị, những bài viết cũng như rất ủng hộ vợ con Lập gửi đơn xin bảo lãnh cho Lập tại ngoại hầu tra đi các nơi. Gia đình có kêu và tiếng kêu đó đã được giải quyết thì tôi thấy đây là một điều tốt còn vấn đề vụ án này nó như thế nào thì chúng ta phải chờ xem.


Nhà văn Nguyễn Quang Lập sinh năm 1956 rất nổi tiếng với trang blog Quê Choa có trên 100 triệu lượt người truy cập vào xem các bài viết mà ông tập trung từ nhiều nguồn, nhiều tác giả. Ông là nhà văn có rất nhiều độc giả và cũng là tác giả của hàng chục kịch bản điện ảnh nổi tiếng.

Đây là trường hợp tại ngoại đầu tiên mà tư pháp Việt Nam chấp nhận cho một người bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại
BBC Tiếng Việt
Nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức Bọ Lập, chủ trang blog Quê Choa, vừa được cho tại ngoại, gia đình ông cho biết. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục bị điều tra về Tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước theo Điều 88, Bộ Luật Hình sự. Trong khi đó hàng chục cây ...
Nhà văn Nguyễn Quang Lập được 'tại ngoại hầu tra'
-Nguyen Trong Tao
NTT: Nhận được bài viết của nhóm học trò biên kịch phim của thầy Nguyễn Quang Lập, tôi khá bất ngờ. Bất ngờ vì Lập đã dạy dỗ nên một lớp người trẻ tuổi hiểu biết sâu sắc cái nghề họ sẽ làm. Bất ngờ vì học trò rất am hiểu và kính trọng người thầy của mình. Có lẽ việc Nhà văn Nguyễn Quang Lập (bloger Quê Choa) bị bắt tạm giam đã làm lay động tâm hồn các em, và các em đã cất lên tiếng nói tự trái tim về người thầy kính yêu của mình. Thật đáng trân trọng...

CÓ MỘT NGUYỄN QUANG LẬP NHÀ GIÁO…


(Nhóm học trò thầy Nguyễn Quang Lập)
1. Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, nhà văn của “Những mảnh đời đen trắng”, “Tiếng gọi phía mặt trời lặn”, “Tình Cát”, “Ký ức vụn”, “Chuyện đời vớ vẩn”…
Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập của sân khấu kịch với “Mùa hạ cay đắng”, “Lý Thường Kiệt”, “Điện thoại di động” “Đứa con bị đánh cắp”...
Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, nhà biên kịch của những kịch bản điện ảnh Việt Nam xuất sắc “Đời Cát”, “Thung lũng hoang vắng”, “Không có Eva”, “Đảo của dân ngụ cư”, “Cảnh sát hình sự” (viết chung)…
Có nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập đầy dấu ấn của Văn Nghệ Trẻ, một Nguyễn Quang Lập tham gia khởi lập tạp chí Cửa Việt… Một Nguyễn Quang Lập của Nhà xuất bản Kim Đồng…
Và hẳn, càng nhiều người biết một Nguyễn Quang Lập, người tạo nên chiếu rượu “Quê Choa”, nơi mà các bạn văn và độc giả gọi ông bằng cái tên trìu mến “Bọ Lập”.
Nhưng, chúng tôi, những lứa học trò đầu tiên, lại tự hào, bởi chúng tôi biết đến một Nguyễn Quang Lập mà rất ít người biết tới. Một Nguyễn Quang Lập – thầy giáo. Một Alexan Đờ Cu Lập của riêng chúng tôi.
2. Năm 2006, Khóa đào tạo Biên kịch, Lý luận phê bình điện ảnh do quỹ Ford tài trợ đặt tại trường Nhân văn chính thức khai giảng khóa đầu tiên. Trong buổi ra mắt, bên cạnh những cái tên quen thuộc Đặng Nhật Minh, Phạm Nhuệ Giang … chúng tôi lần đầu biết đến Nguyễn Quang Lập, người đàn ông với bước chân tập tễnh, đôi mắt biết cười. Người đàn ông ấy khi ngồi ở bàn chủ tọa một tay vẫn nhoay nhoáy nhắn tin dưới gầm bàn, dáng điệu vô cùng bình thản.
Cũng người đàn ông ấy, khuôn mặt chẳng chút phật lòng khi cả chục học viên lớp biên kịch mà ông đảm trách, không một đứa nào biết ông là ai, ông viết cái gì. Nhưng ông đã làm cả lũ học trò đang uể oải, lơ đãng lúc đó ngồi thẳng người với câu tuyên bố sấm sét: “Thầy có thể biến một con bò trở thành nhà biên kịch!!!”
Sau 8 năm, lời tuyên bố tưởng như “nổ tung giời” ấy đã trở thành hiện thực. Những “con bò” đầu óc hoàn toàn phẳng phiu, hoàn toàn không có những ý niệm nào về phim ảnh, về kịch bản, về cấu trúc, nhân vật khi đó… giờ đây, đã trở thành những người làm nghề, những biên kịch thực thụ.
Nhưng hẳn, đó là chuyện của 8 năm sau. Còn khi đó, những giờ học của thầy luôn làm lũ học trò chúng tôi đầy cảm xúc. Hào hứng, phấn khích, lo sợ.
Hào hứng bởi lẽ, thầy không hề giấu nghề, giáo án do thầy tự soạn thảo, được in phát cho học viên theo từng ngày lên lớp.
Phấn khích là ở chỗ, ngay trong buổi học, chúng tôi đã có cơ hội cùng nhau tạo nên những câu chuyện, những kịch bản, có thể “bán ra tiền” ngay lập tức. Bằng chứng chính là “Cho em một ngày vui”, một bộ phim “bài tập” mà chúng tôi cùng nhau làm, sau đó đã đoạt giải HCB Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 26. Tiền nhuận bút vừa chia nhau, vừa liên hoan bét nhè vẫn không hết.
Còn lo sợ là vì, thầy Lập là người đòi hỏi rất cao ở học viên. Thầy đã nói ngay từ đầu, thầy yêu cầu “sự trung thực”- có lẽ vì chữ đó thôi mà nhờ đó thầy dành được vinh quang, được ngàn người mến mộ nhưng cũng vì chữ “trung thực” đó mà thầy gặp muôn vàn khổ nạn trong đời mình. Ngu dốt có thể chấp nhận, nhưng lười biếng thì không. Sự lơ là, đối phó là thứ thầy ghét nhất. Và khi đã chạm vào thứ mà thầy ghét, thì thầy mắng thẳng, mắng nặng, mắng rát mặt thì thôi.
Nhưng, thật ra, sự sợ hãi của chúng tôi ngày đó, không hẳn là sợ bị mắng.
Mà chúng tôi sợ thầy thất vọng…
Bởi lẽ, hơn ai hết, chúng tôi biết thầy đã giành cho chúng tôi tâm huyết như thế nào…
3. Ngay khi khóa học còn chưa kết thúc, vào một buổi chiều ở Linh Đàm, thầy gọi hai đứa tên Hà, hai đứa tên Thủy trong lớp đến, hỏi có muốn làm phim với thầy không? Và khi mà bốn đứa mắt còn đang tròn xoe, chưa biết thế nào, thầy đã quẳng mỗi đứa 2 triệu tiền tạm ứng, và bảo, nếu thích rèn nghề, thích kiếm tiền, thì làm với thầy.
Và, chúng tôi, đã bắt đầu những chặng đường làm nghề đầu tiên như thế. Phim “Âm tính” do thầy Lập dẫn dắt 4 chúng tôi, Thái Hà, Thu Hà, Đinh Thủy, Nguyễn Thủy sau đó đã giành HCV Liên hoan phim truyền hình toàn quốc 2010.
Trong một giờ học cuối khóa, 4 đứa được thầy đặt cái tên “Lưỡng Hà Song Thủy” đã hí hoáy viết một lá thư nghịch ngợm gửi cho thầy, bảo thầy ơi, chúng em muốn thành lập một công ty làm kịch bản, thầy làm giám đốc đi. Thầy viết lại: Đồng ý. He he. Kí tên. Giám đốc Alexan Đờ Cu Lập.
Cái tên Alexan Đờ Cu Lập chúng tôi đùa nhau gọi thầy bắt đầu từ đó.
4. Có lẽ, từ những mong ước ngây thơ ban đầu của chúng tôi, và cũng vì thương những học trò trong khóa, ra trường rồi chưa xin được việc, cuối cùng thầy quyết định lập một công ty thật. Một công ty chuyên về kịch bản. Rồi từ ấy, là “Một ngày không có em”, “Lập trình cho trái tim”, “Siêu thị tình yêu”, “Con đường hạnh phúc…” những bộ phim liên tiếp ra đời… Trong đó “Lập trình cho trái tim” đã trở thành một trong những bộ phim truyền hình gây sốt nhất từ trước tới nay.
Thời gian ấy, biết bao niềm vui. Biết bao nỗi buồn. Biết bao tranh cãi… Học trò – nhân viên căng mắt làm kịch bản. Thầy giáo – giám đốc vò đầu bứt tóc ngồi biên tập. Bàn tay phải lách cách gõ bàn phím, sửa từng chữ, từng đoạn. Kì cụi cả đêm. Mớ tóc là bị thầy hành hạ nhiều nhất, mỗi lần tức tối ngoài đập bàn phím thì lại vò đầu đến rối tinh rối mù.
Và rồi là những buổi họp, những lần trả kịch bản. Lũ học trò lần nào cũng nín cả thở, hồi hộp, đợi chờ “phán xét” của thầy. Bị thầy mắng, thầy chê thì buồn thối cả lòng. Được khen một câu, thì sướng âm ỉ cả tuần không hết… Nhưng đáng giá hơn cả, là từ những họp bàn và rút kinh nghiệm ấy, chúng tôi được thầy truyền đạt, chỉ dẫn những bài học, mà sau này càng làm nghề, chúng tôi càng ngấm.
Trong khoảng thời gian vài ba năm đó, chúng tôi từng là nguồn gốc của những cơn thịnh nộ của thầy, nỗi thất vọng của thầy, sự bực bội của thầy. Nhưng, chúng tôi cũng biết, chúng tôi hẳn cũng từng là niềm vui của thầy, sự trìu mến của thầy, sự hi vọng của thầy...
Ấm áp là những khi vừa kí kết hợp đồng, lúc tiền nhuận bút về, những lúc nghe tin phim bắt đầu bấm máy… thầy trò lại ngồi uống bia, hát hò vui vẻ bên nhau. Lũ chúng tôi toàn con gái, giỏi ăn chứ không giỏi uống, lần nào cũng chỉ nhìn thầy uống bia rồi há hốc mồm nghe thầy kể những câu chuyện thâm cung bí sử trong làng văn. Những kinh nghiệm làm nghề. Những ứng xử trong đời sống, rồi nghe thầy lắc đầu tặc lưỡi “Bọn con gái ăn nhiều thật” hay thỉnh thoảng tư vấn tình yêu “Mấy cái đứa này ngốc quá, chọn đàn ông là phải thế này này...”
Thầy trở thành người cha, người anh, người bạn lớn của tất cả chúng tôi. Vậy nên, khi các bạn của khóa biên kịch thứ 2 muốn thầy giảng dạy thêm, chúng tôi thậm chí còn giận thầy, vì thầy đã không coi chúng tôi là những học trò duy nhất.
Nhưng cuối cùng, tất cả những học viên từng được thầy dẫn dắt đều làm việc với nhau, gắn bó với nhau. Vì chúng tôi có chung đam mê nghề nghiệp. Và vì chúng tôi có chung một người mà chúng tôi cùng yêu quý. Là thầy.
5. Sau này, khi bắt đầu có thể tự đứng vững bằng đôi chân của mình, ra ngoài làm việc, va chạm, chúng tôi mới nhận ra, thật may, trong giai đoạn đầu tiên, chúng tôi đã có thầy đỡ đầu, đã có thầy che chắn. Bởi lẽ, khi bước vào môi trường quá nhiều tráo trở, bị lừa lọc, bị ăn chặn, bị quỵt tiền… chúng tôi mới hiểu ngày đó, nếu không có thầy, chúng tôi đã không dễ dàng đến thế, để có được những dự án đầu tiên, những bộ phim đầu tiên.
Thầy, người ngày ngày xức dầu để có thể đủ sức khỏe lên lớp, không bỏ buổi nào.
Thầy, người rút tiền chia cho từng đứa, khi nhận nhuận bút kịch bản. Thầy bảo thầy phát lộc. Thực ra là bởi thầy biết có mấy đứa đang hết tiền.
Thầy, người từng thuê cả chuyến xe về Nam Định, để lũ học trò biết không khí liên hoan phim, để chúng có thêm động lực cố gắng.
Thầy, người từng tặng cho học trò từng tấm thẻ điện thoại.
Thầy, người từng yêu cầu các diễn viên tên tuổi “chào” lũ học trò cho tử tế, với tuyên bố “Sau này chúng mày rồi sẽ cần tụi nó đấy”.
Thầy, người từng bảo “Các em hoàn toàn có khả năng. Nếu các em không tin chính mình, thì làm sao người ngoài tin các em được”.
Thầy, người đã khiến chúng tôi có sự tự trọng khi làm nghề. Bởi lẽ, chúng tôi được dán một cái mác, là học trò thầy Lập.
Được là học trò của thầy, với chúng tôi, là cơ duyên. Là may mắn.
Và hẳn, cũng là một thương hiệu. Một thương hiệu mà chúng tôi luôn trân trọng với riêng mình!
Hà Nội, 12.2014
(Những học trò thầy Nguyễn Quang Lập)
Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn: Thư ngỏ về việc tạm giam nhà văn Nguyễn Quang Lập (Blog Đàm Thanh Sơn 19-12-14) ◄
-VN 'bắt blogger thay vì chặn Internet'

Chính quyền Việt Nam không muốn thắt chặt kiểm soát Internet như Trung Quốc, nhưng chọn cách bắt giữ những tiếng nói trái chiều để bảo vệ quyền lực.

Nhận định trên được cây bút Ralph Jennings đưa ra trong bài viết ngày 16/12 đăng trên tạp chí Forbes.


Bài viết của Jennings mở đầu bằng việc so sánh việc sử dụng internet ở TP.HCM với Trung Quốc với "đường cao tốc" và "rừng rậm".

"Gmail hoạt động ngay tức thì ... Và tôi có thể lên Facebook thoải mái", ông mô tả.

"Việt Nam, dù cũng bị cai trị bởi chính quyền cộng sản độc tài như Trung Quốc, lại không muốn chặn các trang web một cách có hệ thống".

"Nước này muốn phát triển internet để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh qua mạng ... vốn là chất xúc tác cho đầu tư nước ngoài".

Khác với Trung Quốc, nước bị chỉ trích vì chặn Facebook, Twitter và các dịch vụ xã hội khác, internet tại Việt Nam có phần ít bị kiểm soát hơn, tác giả nhận định.

Bài viết dẫn lời ông Chris Freund, một đối tác của Mekong Capital tại TP.HCM, cho rằng mạng internet tại Việt Nam "khá thoáng và dễ truy cập".

"Chính quyền muốn người dân kết nối và với nhau và hợp tác làm ăn, sau nhiều năm hứng chịu tâm lý bất mãn từ các nhà đầu tư nước ngoài ...", ông Freund nói.

Bài viết cho rằng thay vì thắt chặt kiểm soát internet, Việt Nam lại sử dụng Bộ Luật hình sự để bắt giữ các blogger đăng tải những thông tin trái chiều.

"Việt Nam đã từng thử chặn Facebook nhiều lần, nhưng hiện đã nới lỏng đi," ông Murray Hiebert, một nghiên cứu gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, được dẫn lời nhận định.

"Việt Nam có vẻ như đang nhắm vào các blogger nổi tiếng, được nhiều người theo dõi, hơn là nhắm vào internet."

"Trên thực tế, chính quyền đã có nhiều nỗ lực nhằm mở rộng mạng lưới internet và tăng lượng người sử dụng internet tại nền kinh tế đang phát triển".

Bài viết ghi nhận việc tội 'Lợi dụng quyền Tự do Dân chủ' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự đã được sử dụng để bắt giữ hai blogger trong năm nay và dự đoán các vụ bắt giữ có thể gia tăng trước thềm các kỳ họp quan trọng vào năm sau nhằm "bảo đảm cho các lãnh đạo tại Hà Nội có được sự ủng hộ tuyệt đối từ công luận".

Các blogger Nguyễn Hữu Vinh, tức Ba Sàm, và Hồng Lê Thọ, tức Nguời Lót Gạch, đã bị bắt giữ lần lượt vào hồi tháng 5 và tháng 11 năm nay do các cáo buộc vi phạm theo điều luật này, thông cáo của Bộ Công an Việt Nam cho biết.

Nhà văn và blogger Nguyễn Quang Lập, tức Bọ Lập, chủ trang Quê Choa, cũng bị bắt hồi đầu tháng 12. Nguyên nhân bắt giữ vẫn chưa được phía công an tuyên bố chính thức.

"Dù có hay không các phe phái khác nhau trong bộ phận lãnh đạo tại Việt Nam, thì tất cả bọn họ đều muốn cùng một điều: Đàn áp những blogger bất đồng chính kiến", Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc được dẫn lời nói.
'Không tiến bộ về Internet'


"Việt Nam đã từng thử chặn Facebook nhiều lần, nhưng hiện đã nới lỏng đi,"Ông Murray Hiebert, nghiên cứu gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế

Trong phúc trình hồi đầu tháng 12, tổ chức Freedom House cũng nhận định Việt Nam "không có đủ nguồn lực để kiểm duyệt thông tin trên mạng như ở Trung Quốc".

Tuy nhiên, "chính quyền cũng vẫn thiết lập một hệ thống kiểm duyệt hiệu quả", báo cáo viết.

"Việc kiểm duyệt được thực hiện thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ... Các đường dẫn đến các trang web cụ thể bị chặn và đưa vào danh sách đen".

"Các mục tiêu bị chặn chủ yếu là các trang bị cho là có nội dung đe dọa quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản, trong đó có các trang bất đồng chính kiến, các trang về nhân quyền, dân chủ hoặc có bài viết chỉ trích phản ứng của chính quyền trước xung đột ở biên giới và trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam".

Bản phúc trình cũng ghi nhận việc trang BBC tiếng Việt không thể truy cập được ở trong nước.

Việt Nam "không có chút tiến bộ nào về Internet, bất chấp việc gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc" hồi cuối năm 2013, báo cáo có đoạn.

Tuy nhiên chính sự kiểm duyệt này đã khiến cho các 'báo lề dân' trở thành nguồn tin quan trọng đối với nhiều người Việt Nam, Freedom House nhận định.

"Người dân giờ đây nhận thức được sự tồn tại song song giữa báo chí chính thống và một nền báo chí khác chỉ hoạt động trên mạng".

"Các trang web như Anh Ba Sàm, Quê Choa hay Bauxite Việt Nam thường phản ứng rất nhanh trước các sự kiện chính trị xã hội và có tầm ảnh hưởng lớn trong việc huy động các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và TP.HCM".

-Lê Công Định
Thấy mọi người đang lo lắng về quyết định chuyển tội danh mà cơ quan an ninh điều tra dùng để khởi tố anh Nguyễn Quang Lập từ điều 258 thành điều 88 BLHS, vì e ngại khung hình phạt nặng hơn, tôi xin tường thuật lại một chuyện có thật sau đây:
Vụ án của tôi cách nay 5 năm có phần tương tự, khi khởi tố thì theo điều 88, nhưng truy tố lại chuyển thành điều 79 với mức hình phạt cao nhất nặng hơn. Lúc gần ngày xét xử sơ thẩm, nhiều lần sau buổi làm việc với cơ quan an ninh, tôi hỏi các anh nhân viên điều tra rằng việc thay đổi tội danh có nghĩa là chính quyền muốn gia tăng hình phạt so với dự định ban đầu chăng.

Câu trả lời của các anh ấy đều trùng hợp và rất thú vị, khiến tôi bất ngờ về cách vận dụng luật pháp ở Việt Nam: "Hình phạt thì đã có và không cần thay đổi, chỉ chuyển tội danh vì tình hình chính trị-xã hội nay khác đi so với ban đầu."
Làm luật sư bao nhiêu năm mà tôi vẫn không hiểu hết hệ thống tư pháp nước nhà vận hành ra sao, mãi đến khi vào tù mới ngộ ra nhiều điều độc đáo. Quả thật nước ta có lắm "đặc thù", mà tôi thường ví von với bạn bè lúc trà dư tửu hậu, rằng dù có thể khoác cho mình một bộ veston như thiên hạ, nhưng khỉ vẫn là khỉ, chứ không vì thế trở thành người!

Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị khởi tố, tạm giam 3 tháng

Tin giờ chót do nhà báo Nguyễn Quang Vinh, em ruột ông, vừa đưa lên Facebook: nhà văn Nguyễn Quang Lập đã bị khởi tố theo điều 88 về tội Tuyên truyền chống Nhà nước, tạm giam 3 tháng.
Bộ luật hình sự Việt Nam ghi như sau:
Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
    a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
    b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
    c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Như nhiều người đã nhận xét, cùng với điều 79  ( tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền"), điều 258 (tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân"), điều 88 này chủ yếu là một công cụ của đảng CSVN nhằm trấn áp trí thức, bịt miệng mọi công dân dám tố cáo những chính sách và những hành vi phản dân hại nước của nhà cầm quyền. Không cần lấy ví dụ xa xôi, việc bắt và khởi tố nhà văn - blogger Nguyễn Quang Lập xảy ra gần như đồng thời với việc Uỷ ban Kiểm tra TƯ biểu quyết "thống nhất đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật ông Trần Văn Truyền bằng hình thức cảnh cáo" (xem tin VietnamNet). Thử hỏi, giữa một ông Tổng Thanh tra Chính phủ ăn cắp của dân hàng tỷ đồng với một nhà văn chỉ làm việc viết lách, thêm chuyện đăng lại trên blog của mình những bài viết về thời sự (phần lớn trên mặt báo chính thống, nếu không thì cũng công khai trên internet), ai là người có hành động "xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân" ? ai là người "gây hoang mang trong nhân dân" ? Với hai biện pháp, "kỷ luật cảnh cáo" ông Truyền mà bắt giam nhà văn Nguyễn Quang Lập, Nhà nước này có đang chính mình "phỉ báng chính quyền nhân dân" và "gây hoang mang trong nhân dân" ?
Được tin bạn mình bị khởi tố, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết trên FB của ông :
Nếu nhìn nhà văn bằng con mắt cảnh sát, đọc nhà văn bằng tư tưởng độc tài thì không bao giờ thấy văn cả. Nếu cứ thế thì có thể sẽ xảy ra một vụ NHÂN VĂN GIAI PHẨM THỨ 2 trong cũng một chế độ. Đảng đã rất đau vì vụ NVGP nửa thế kỷ trước đã làm tổn hại nhiều văn tài, triết gia, giáo sư nổi tiếng, tổn hại thanh danh chế độ. Hãy tránh xa vết xe đổ một thời."
Các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đều có thể ra lệnh cho bộ máy công an thả ngay nhà văn Nguyễn Quang Lập, nếu không muốn sa vào vết xe đổ của thời kỳ đen tối ấy. Liệu một ai trong họ có thể có cái dũng cảm để hồi tâm mà có được hành động cứu mình, đồng thời là "cứu chế độ" như vậy?
Thú thực, người viết mấy dòng này không mấy tin vào "phép lạ" ấy, nhưng cứ phải nêu ra câu hỏi, một là để tránh có người cho rằng bài viết quá đen tối, hai là biết đâu...
-Blogger Nguyễn Quang Lập xin được hưởng khoan hồng
(VnMedia) - Làm việc với cơ quan điều tra, ông Nguyễn Quang Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại...

Sáng ngày 12/12/2014, Cổng thông tin điện tử Công an TP Hồ Chí Minh đưa tin, ngày 10/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã làm việc với ông Nguyễn Quang Lập.

Tại cuộc làm việc, ông Lập khẳng định khi bị bắt đến nay, tình hình sức khỏe và sinh hoạt bình thường.

Ông Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại. Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội.

Liên quan đến việc, trước đó vào chiều 6/12, cổng thông tin Bộ Công an đưa thông tin chính thức về việc bắt tạm giam ông Nguyễn Quang Lập.

Theo đó, ngày 6/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 - Lô B2 - Chung cư Hoàng Anh - Gia Lai, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật.

Được biết, ông Nguyễn Quang Lập còn được biết đến là chủ nhân của blog "Quê choa".

-Thông tin chính thức vụ bắt bloger Nguyễn Quang Lập

(VnMedia)- Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập, chủ nhân blog "Quê choa".

Chiều 6/12, cổng thông tin Bộ Công an đưa thông tin chính thức về việc bắt tạm giam ông Nguyễn Quang Lập, còn được biết đến là chủ nhân của blog "Quê choa".

Theo thông tin chính thức từ Bộ Công an: Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 - Lô B2 - Chung cư Hoàng Anh - Gia Lai, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.


Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật.
-Blogger Nguyễn Quang Lập bị tạm giữ
Tuổi Trẻ
TTO - Ngày 6-12, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự blogger Nguyễn Quang Lập.
 Blogger Nguyễn Quang Lập. Blogger Nguyễn Quang Lập sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 - Lô B2 - chung cư Hoàng Anh Gia Lai (37 Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM).
Cơ quan An ninh điều tra công an TP.HCM đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật.
...
-Bọ Lập bị bắt: Ông Nguyễn Quang Lập bị bắt (VnEx 6-12-14) - Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt (BBC 6-12-14) Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa bị bắt (RFI 6-12-14) --Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt trong chiến dịch đàn áp của Hà Nội (VOA 6-12-14) --  Đỗ Trung Quân: 'Anh Lập đã biết trước việc bị bắt' (BBC 6-12-14) -- Huỳnh Ngọc Chênh: Nghĩ về Bọ Lập (FB 6-12-14)
Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa bị bắt
Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt


-Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt
Nhà văn, blogger nổi tiếng Nguyễn Quang Lập bị bắt chiều 6/12 tại nhà riêng ở TP. HCM.
Vụ bắt giữ xảy ra một tuần sau khi một blogger khác ở TP. HCM, ông Hồng Lê Thọ, bị cơ quan An ninh điều tra bắt giữ theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Em trai ông, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, xác nhận vụ bắt giữ trên Facebook của ông.
“Lý do bắt quả tang đang tải bài vở đăng những nội dung được cho là xuyên tạc, chống nhà nước,” ông Vinh viết.

Trên Facebook cá nhân, nhà báo Huy Đức cho biết an ninh “chỉ mang đi máy tính, và một số bài viết, đoạn chat” từ máy tính ông Nguyễn Quang Lập.
Ông Huy Đức dẫn lời vợ ông Lập, bà Hồ Thị Hồng, nói: “Anh Nguyễn Quang Lập dặn, yên tâm, nếu sau 9 ngày không thấy về thì chắc khoảng 3 năm."
Đến cuối giờ chiều, trang web Bộ Công an thông báo cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã “bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự” với ông Nguyễn Quang Lập.
Bộ Công an Việt Nam nói công an thành phố “đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Khác với đa số cây bút bị bắt trước đây, nhà văn Nguyễn Quang Lập thuộc dòng chủ lưu trong giới văn chương Việt Nam, thường xuất hiện trên truyền thông và có nhiều tác phẩm được in chính thức.
Mấy năm qua, ông còn có trang blog Quê Choa rất nổi tiếng, thu hút nhiều độc giả.

Vụ bắt giữ ông vì thế được xem là sẽ gây chú ý nhiều hơn với người dân trong nước.
Từ Hà Nội, hãng tin Reuters đã đưa tin về vụ bắt giữ ông Lập.
Phóng viên Reuters nhận định: “Vụ việc theo sau sự gia tăng các vụ bắt giữ và án tù cho những người chỉ trích chính phủ mấy năm qua, khiến Hoa Kỳ lo ngại.”
Hồi tháng Sáu, nói với Quốc hội, đặc sứ về dân chủ của Bộ Ngoại giao Mỹ, Daniel Baer, nói việc bắt giữ các blogger ở Việt Nam là “một phần của xu hướng xấu đi trong cả năm qua”.
Cũng từ Hà Nội, hãng tin AFP ghi nhận nhiều bài viết trên blog của ông Lập – do ông hay những cây bút khác viết – có giọng chống Trung Quốc.
Điều này phản ánh “sự thù nghịch rộng khắp trong nhiều người Việt, gồm cả trí thức, trước láng giềng phương Bắc”, theo AFP.
AFP chỉ ra rằng Hà Nội và Bắc Kinh có mâu thuẫn vì tranh chấp Biển Đông.
“Nhà cầm quyền độc đoán của Việt Nam tỏ ra nhạy cảm trước mọi chỉ trích về cách họ xử lý tranh chấp, và thường xuyên giải tán các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt người tổ chức,” AFP nói.
'Chồng tôi bị bắt khi đang liệt nửa người'
Vợ của nhà văn, blogger Nguyễn Quang Lập, bà Hồ Thị Hồng, nói với BBC rằng chồng của bà bị công an bắt trong khi ông đang bị liệt nửa người và phải cần thuốc điều trị.
Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy, 06/12/2014 từ Sài Gòn, bà Hồng nói đầu giờ sáng cùng ngày một số công an đã ập vào nhà của vợ chồng bà mà lúc đầu lý do đưa ra là 'kiểm tra hệ thống chống cháy'.
Bà nói: "Sáng nay lúc 9 giờ có một đoàn người bảo là công an bấm chuông gọi vào nhà, có một ông bảo vệ bảo là 'cô ơi, cho xem cái phòng chống chữa cháy nhà cô.
"Sau đó thấy 5, 6 người hùng hục chạy vào cơ, tôi nói 'có chuyện gì mà chạy vào hối hả thế', một lúc sau họ bảo là bọn tôi bên công an điều tra xét hỏi cần khám xét và có lệnh bắt anh Lập."
"Trên blog của anh Lập có một số bài vở coi như là có ý đồ chống lại đảng và nhà nước, cho nên bọn tôi phải kiểm tra máy móc."

Bình tĩnh, hợp tác

Theo bà Hồng, chồng của bà, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã tỏ ra bình tĩnh, hợp tác trước sự việc.

















Bà thuật lại: "Anh Lập nói đấy các anh, tất cả bài vở của tôi đều nằm trong máy, các anh, mời các anh vào kiểm tra ở trong máy chứ ngoài ra không có ở đâu hết."
"Họ vào kiểm tra và in ra một số bài, khám đến đó xong họ xét hỏi, xét hỏi anh Lập thời gian từ 9 giờ đến 2 giờ (chiều) thì họ bảo là bây giờ anh Lập phải bắt đi đến Phòng Điều tra xét hỏi của Công an Thành phố để cho họ làm việc và mang theo áo quần và các thứ cá nhân."
Bà Hồng nói về tình trạng sức khỏe của chồng bà khi bị bắt:
"Hiện tại là ông cũng bị liệt nửa người, đang uống thuốc, đi theo là mang theo một đống thuốc to tướng luôn, vì người anh cũng không được khỏe, đi thì cứ đi thôi chứ chẳng biết làm sao."
Khi được hỏi sức khỏe, bệnh tật của ông Lập sẽ được chăm sóc ra sao khi bị bắt, bà Hồng nói:
"Bên phía công an họ cũng bảo là vào đấy có y tá với bác sỹ họ chăm sóc chứ không lo đâu."
Bà Hồng cho BBC hay gia đình trước mắt sẽ 'chờ đợi' xem bên công an sẽ làm gì, nhưng bà cho hay những gì blogger 58 tuổi dặn lại gia đình, người thân trước khi bị các cơ quan chức năng bắt đi theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Bà nói: "Anh Lập dặn dò với gia đình bảo là trước mắt anh đi khoảng 9 ngày, để cho họ điều tra, xét cung, xét hỏi.
"Sau đó khoảng độ 9 ngày mà anh không về thì có lẽ 3 năm sau gặp lại, anh Lập chỉ dặn thế thôi," vợ của nhà văn Nguyễn Quang Lập nói với BBC.

'VN không có tiến bộ về tự do Internet'
BBC Tiếng Việt
Tự do Internet tại Việt Nam ngày càng bị bó hẹp, bất chấp việc nước này vừa gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House. Báo cáo mới nhất cũng ghi nhận việc trang BBC tiếng Việt không thể truy cập được ở ...
Việt Nam vẫn siết chặt Internet nhất thế giới
Xung đột pháp lý về xử phạt tên miền
Tên miền ".vn" vượt tên miền quốc tế

Tổng số lượt xem trang