(Suy nghĩ nhân một bài mới đăng trên báo Đảng)
Biển Đông cuộn sóng, quân xâm lăng truyền kiếp lại đang táo tợn, dồn dập, thách thức sự tồn vong của đất nước và thách thức nhân phẩm mỗi người Việt Nam chúng ta.
Trong không khí vừa sục sôi sục căm giận vừa lo âu của dân chúng, bài báo Những bước đi có tính toán…, (ký tên Tấn Vũ) xuất hiện trên Báo điện tử của ĐCSVN có thể xem là một bước ngoặt rất mới, rất có ý nghĩa trong quan điểm và thái độ của Đảng đối với sự xâm lấn của Trung quốc và với toàn bộ mối quan hệ Việt-Trung.
NẾU (xin được nhấn mạnh chữ nếu) những lời này là nhận thức và quyết tâm thật sự của Đảng để biến thành hành động trong thời gian tới thì biết đâu đây chẳng là một tín hiệu đáng mừng về một sự chuyển đổi, cho thấy khả năng hồi sinh hiếm thấy của Đảng trong cuộc hồi sinh của Dân tộc, sẽ kết lại thành dinh lũy phòng thủ kiên cường khi Dân tộc đã đứng bên bờ vực.
Tại sao việc nói đúng sự thật và có dũng khí của một bài báo thôi lại đáng quan tâm đặc biệt như thế? Vì đó là báo Đảng, một Đảng mà cách xử sự trước họa xâm lăng từ phương Bắc lâu nay cứ mềm yếu triền miên, bưng bít sự thật, tôn kẻ xâm lăng làm láng giềng tốt, đồng thời đã có những bằng chứng về sự không song hành, không đồng bộ giữa lợi ích của Đảng và lợi ích Dân tộc. Tình hình đã đến nước khẩn trương như hiện nay thì thiết tưởng không gì tốt hơn là phải nói thẳng, nói thật với nhau mong góp phần làm sáng tỏ nhận thức chung trước những thời cơ và hiểm họa của đất nước.
1/ Sự khiếp nhược trường kỳ gây đau thương vĩnh viễn cho Dân tộc
Tình hình xã hội lâu nay bị dồn nén đáng ngai. Anh láng giềng phương Bắc to xác nhưng tham lam và xấu thói bao năm nay cứ đeo cái mặt nạ “láng giềng hữu nghị” để xục xạo khắp đất nước ta, cài cắm khắp nơi, bủa vây tứ phía, xiết gọng kìm toàn diện…, nay đã đến lúc hắn chuyển thế trận, vứt phăng cái mặt nạ thân yêu giả tạo ấy cho đỡ vướng, để tiện việc hành xử một cách côn đồ cấp tập.
Dân đã nhìn thấy nguy cơ từ lâu và nóng lòng chờ đợi, trong khi những người cầm quyền thì đi đâu cũng đội lên đầu 16 chữ vàng , hớn hở tuyên truyền về hữu nghị và thắng lợi, nhộn nhịp phát triển nhiều hợp đồng, gia tăng nhiều mối quan hệ rất nguy hiểm, có ai lên tiếng báo động thì bảo “ an ninh vẫn ổn định, chẳng có gì mới”, ai biểu tình giữ nước thì đuổi học, cho Công an bắt bớ, nhốt vào nhà tù…Quân đội không bảo vệ được ngư dân nghèo đánh cá trên lãnh hải của mình, lại bảo quân đội không can thiệp vào chuyện dân sự , quân đội trốn ở đâu khi tàu nước ngoài ngang nhiên xâm nhập hải phận nước mình để đánh phá, cướp bóc? Tất cả sự đầu hàng khiếp nhược ấy được núp dưới chiêu bài “chiến thuật mềm”, kiên trì đàm phán song phương, ngoại giao hòa bình, giữ tình hữu nghị làm vốn quý (!)…
Vẫn biết cách ứng xử ở đời phải có cương có nhu, không quên ta là nước nhỏ. Nhưng điều khôn ngoan ấy không đồng nghĩa chút nào với sự khiếp nhược, đầu hàng.
Ông cha ta, thuở xưa nước ta còn nhỏ bé và nghèo lắm, nhưng đối với anh “kẻ thù truyền thống” phương Bắc ta đã biết phối hợp cương-nhu rất đúng quy luật. Bình thường thì xã giao hữu nghị, song cứ “kính nhi viễn chi”, chứ không được chui hẳn vào vòng tay của họ. Nhưng khi họ giở thói xâm lăng thì ta phải đổi ngay cách ứng xử, đi thẳng từ cấp độ 1 lên cấp độ 3 của sự kiên cường:
- cấp độ 1: dám đánh
- cấp độ 2: đánh thắng
- cấp độ 3 : đánh thắng đến mức quân thù phải khiếp vía, phải trọng ta và phải sợ không dám bén mảng nữa. Ta chỉ trở lại giao hảo (đúng với tầm một nước nhỏ) sau khi đã đánh tan ý đồ xâm lược.
Nay xem ra sự ứng xử vừa qua của nhà nước ta (hãy nói từ sau cuộc chiến 1979 trở lại đây) thì thấy độ “kiên cường” luôn nằm ở dưới “cấp độ 1”, nên kết quả thật đáng buồn, đã không dám thắng thì không có chiến thắng đã đành, lại cứ thua từng phần . Kẻ địch tât nhiên chẳng những không sợ, không trọng mà còn khinh ta hèn, họ càng nuôi chí xâm lấn, mỗi ngày một táo tợn hơn. Kinh nghiệm của ông cha bị một lớp con cháu thời Cộng sản vận hành ngược lại nên kết quả cũng lộn ngược.
Còn hèn và nhục nào hơn khi báo chí “lề phải” không dám đưa tin biểu tình một cách xứng đáng mà còn bôi nhọ rằng đây là sự “tụ tập” chỉ đi ngang qua cơ quan của Trung quốc (như vô tình hoặc vì sợ sệt), và khi được giải thích thì đã tự giải tán? Người đưa tin như thế thật không xứng đáng là một công dân nước Việt chứ nói gì danh hiệu cao quý của một nhà báo? Còn hèn và nhục nào hơn mang danh Hiệu trưởng một trường mà cấm và đuổi học sinh viên đi biểu thị lòng yêu nước? Họ định “giáo dục” cho thanh niên điều gì đây, định dạy môn “cừu học” thay cho môn “công dân giáo dục” chăng? Tấm hình chụp em bé biểu tình chống Trung quốc ngày 12-6-2011 chẳng biết có gây cho các nhà giáo dục ấy một chút cảm xúc?
Sự nhu nhược quá mức chẳng những làm mình bị thua thiệt biên cương, tài nguyên, chẳng những làm nhục nhân dân, mà điều nguy hiểm hơn cả là sự khiếp nhược của nạn nhân đã nuôi dưỡng ý chí xâm lược của đối phương ngày một lớn hơn.
Chịu thua một lần là trút thêm khó khăn cho lần sau, và cứ thế ngày càng thêm khó. Khi sự leo thang lên đến nấc cuối cùng, thì mọi sự thương lượng đều đã muộn. Nếu để họ dồn đến đường cùng chẳng còn gì mà thương lượng, thì còn cách gì ngoài cách làm chiến tranh để tự vệ? Khi ấy kẻ hèn sẽ bị giết chết nhưng chết trong tư thế là kẻ tội phạm gây chiến. Hiện nay một mặt họ vu cáo “Việt nam xâm lược”, một mặt khiêu khích ở Biển Đông chính là cái bẫy như vậy, vừa thôn tính ta vừa đổ được tiếng ác cho ta. Bài báo nói trên của tác giả Tấn Vũ trên trang mạng ĐCSVN đã vạch rõ được mưu mẹo rất hiểm ác này. Thế là đã tỉnh. Tóm lại chính sự nhu nhược cũng góp phần vào nguy cơ nổ ra chiến tranh. Muốn ngăn chiến tranh không gì bằng phải cứng rắn ngay từ đầu.
Trung quốc đang tiến tiến hành một chế độ Thực dân kiểu mới cực kỳ hiểm độc. Chiến thuật của họ là cứ lao thẳng vào nơi ta hoàn toàn có chủ quyền (cả trên đất liền và lãnh hải), thế là biến nơi không tranh chấp thành nơi có tranh chấp. Có tranh chấp thì thương lượng song phương. Song phương thì họ dùng sức mạnh ép chia đôi vùng tranh chấp ấy, hoặc cùng khai thác. Cưa đôi 50-50 là công bằng nhá ! Cứ thế vết dầu loang sẽ dần dần biến tất cả biển trời của ta thành biển trời của họ.
Ta là nước yếu hơn, nhưng ta có lý lẽ, hợp công pháp quốc tế, nên phải tận dụng mọi thuận lợi để đương đầu với kẻ khổng lồ tham lam bất chấp. Trong lĩnh vực này Bộ Quốc phòng đã có những chủ trương rất khó hiểu. Dứt khoát không để mình bị đơn độc trước anh khổng lồ, nên cần những cuộc đàm phán đa phương và quốc tế hóa (chỉ sợ ai đó đã bán cho họ thật rồi thì về pháp lý khó mà đảo ngược).
Nước nhỏ muốn chống sự chèn ép của nước lớn buộc phải liên kết, nhất là liên kết với nước lớn khác. Tuyên bố “không liên kết với nước này để chống nước khác” thì nghe có vẻ hợp đạo lý nhưng là thứ đạo lý tự diệt, khác nào dâng đất nước cho kẻ thù. Liên kết để phòng thủ, để tự vệ chứ không tấn công ai, đó là quyền của mỗi dân tộc. Nếu dùng thứ đạo lý ngụy biện tự diệt ấy để khước từ liên kết với Hoa Kỳ thì sao lại chấp nhận “hợp tác chiến lược” với Trung Quốc, tức hợp tác chiến lược với chính kẻ xâm lược? Chính vì có mối liên kết chiến lược với Trung quốc nên Trung Quốc mới tuyên bố “Ai xâm phạm Việt nam cũng tức là xâm phạm Trung quốc, Trung quốc có nghĩa vụ can thiệp” ! Sao Đảng ta lại gửi trứng cho Ác như thế? Nếu lời tuyên bố kia là của Hoa Kỳ từ một hiệp ước phòng thủ thì Trung Quốc dễ gì dám gây hấn như hiện nay?
Đâu có phải cứ liên kết là nghĩa là hiếu chiến, là không yêu hòa bình, trái lại có liên kết đúng mới đề phòng được chiến tranh. Nếu có sự hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật-văn hóa-du lịch quanh vùng Cam Ranh thôi thì sẽ chặn được bàn tay gây hấn của Trung quốc mà chưa cần động đến súng đạn. Như vậy mới là yêu hòa bình và yêu nước, và giữ gìn được mọi tình hữu nghị nữa. Tại sao cứ tìm chính kẻ xâm lược để trao thân gửi phận? Đã tự gài nước mình vào thế kẹt đó thì có tuyên bố mạnh mẽ nghìn lần cũng vứt đi. Đến đây tôi thấy ý kiến của Cù Huy Hà Vũ mới là cứu nước và chính xác : liên kết với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại ! Chẳng trách Hà Vũ bị bắt ngay !
Nói ta phải tự kiềm chế để khỏi mắc mưu khiêu khích thì chỉ đúng một phần, còn như nói thế để bó tay thì không chấp nhận được. Họ dùng những phương tiện bán vũ trang hoặc vũ trang trá hình như “hải giám, ngư chính…”, những hình thức dân sự trá hình để gây thiệt hại về người và của cho ta, thì ta chưa thể chính thức dùng hải quân can thiệp là đúng , nhưng chẳng lẽ ta là kẻ bị hại lại không nghĩ được hình thức đối phó nào hữu hiệu tương xứng hay sao? Khi đối chọi với những kẻ thù ngắn hạn như Pháp và Mỹ những tố chất biến hóa tài tình ấy trong ta có thừa, nay trước “kẻ thù lịch sử” Trung quốc, vừa là đồng chí vừa là anh em, thì những ưu điểm ấy biến đi đâu hết cả, để quanh đi quẩn lại cứ bắt bà Nguyễn Phương Nga quay mãi một điệu hát cũ? (câu trả lời xin xem phần sau) . Khi “nắn gân” thì hai bên phải nắn gân lẫn nhau, ăn thua ở sức mạnh tinh thần hay sự bạc nhược chứ đâu nhất thiết phải dùng súng đạn?
Thực tiễn đã quá đủ để nhà giáo Hà Văn Thịnh kết luận: hãy vứt vào sọt rác cái tình “hữu nghị” vẫn rêu rao với 16 chữ vàng. Tôi xin thêm: Và vứt luôn vào sọt rác cả cái “chiến lược mềm” đầu hàng, khiếp nhược mà một thế lực trong Đảng lâu nay vẫn viện ra để trấn áp mọi tiếng nói yêu nước tỉnh táo trong và ngoài Đảng!.
Đối mặt với chủ nghĩa bành trướng bá quyền ngông cuồng, kiên định và ác hiểm của Trung quốc thì đối sách gọi là “khôn ngoan”, đặt hữu nghị lên trên, mềm dẻo trường kỳ… giữa hai đảng Cộng sản, chưa biết vô tình hay hữu ý, chỉ tiếp tay cho kẻ xâm lược, dẫn đến nỗi nhục nghìn đời, đau thương vĩnh viễn cho Dân tộc.
2/ Đồng hành cùng lợi ích Dân tộc
2a/ Mấy lời xin thưa trước:
- Chủ nghĩa bành trướng hung hãn và hiểm độc ở tầm thế giới, như bài báo của Tấn Vũ vừa mạnh dạn phân tích, đã đặt đất nước Việt nam ta trước một thử thách muôn ngàn khó khăn. Muốn thoát khỏi mối hiểm họa có thể làm tiêu tán Dân tộc thì yếu tố tiên quyết không gì thay thế được là SỰ CỐ KẾT TOÀN DÂN TỘC THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT VỮNG CHẮC , giữa những khối quần chúng đa dạng trong Dân tộc với bộ máy đang cầm quyền đất nước mà thực chất là đảng Cộng sản.
- Muốn có sự đồng thuận vững bền để cùng lo một việc quá lớn thì LỢI ÍCH CỦA ĐẢNG PHẢI HOÀN TOÀN NẰM TRONG LỢI ÍCH DÂN TỘC nếu Đảng còn muốn tồn tại, hơn thế tồn tại như một lực lượng lãnh đạo.
- Yếu tố quyết định tiếp theo của sự đoàn kết là phải thành thực để TIN CẬY nhau, không thể nghĩ một đằng nói một nẻo, rồi nói một đằng lại làm một nẻo khác nữa.
- Vì hiểu nhu cầu sinh tử của một khối đoàn kết là phải thật thà trung thực nên tôi xin mở lòng mình bằng sự nói thật, mặc dù tôi biết rõ mình đang sống trong một môi trường mà sự NÓI THẬT hoặc là điều cấm kỵ, điều liều mạng, điều ảo tưởng, điều điên rồ mất trí, hoặc là một kẻ bất thường đáng nghi, một kẻ ngớ ngẩn đáng chê cười!
Khó mà tìm ra một người nói thật, nhất là nói thật chính trị, nói nửa câu cũng phải uốn lưỡi,lựa lời. Những sự thật tôi viết ra đây có điều đã thành nhận thức chung, có điều mới là lượm lặt chưa thể sàng lọc kỹ càng, chỉ như một gợi ý tham khảo, nhưng tất cả đều là sự thật.
Mỗi người đọc tôi đây coi tôi là loại gì tùy ý, chỉ một câu tôi tự nhủ lòng: Sống mà không còn nói thật nữa thì sống làm gì? Cứ nói quanh co suốt một đời thì khổ lắm, Một dân tộc không thể cố kết nhau bằng sự nói thật thì dù đông đến trăm triệu người cũng chỉ là một đám hỗn độn, rời rạc. lừa đảo lẫn nhau, làm mồi cho chủ nghĩa lưu manh cơ hội hủy diệt. Cú nói thật đi, vượt qua cơn vật vã nói thật nhất định sẽ đến một thế giới tốt đẹp hơn.
2b/ Về lòng tin hiện nay:
- Dân tin Đảng không? Khi chưa cầm quyền, Đảng ở một phia với dân, dân tin lắm, và yêu nữa. Từ khi nắm quyền, người có quyền cứ triển khai các mục tiêu “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội” đến đâu là khổ dân đến đấy. Con SÂU tham nhũng nào càng bự thì càng ca ngợi Mác Lê, càng nói đạo đức Bác Hồ. Đảng viên bên dưới còn nhiều người tốt nhưng càng lên cao sự tốt càng giảm đi. Nhà văn Phạm Đình Trọng cứ mở Tivi nhìn thấy ông Tổng Bí thư hoa chân múa tay là phải nhìn thấy “nỗi ngán ngẩm ngày thường” , dân chúng cứ nhìn thấy mặt quý vị lãnh đạo là muốn tắt Tivi. Vậy là có tình trạng Dân rất ngán Đảng.
- Đảng tin Dân không? Người dân giải thích vì sao Đảng bị Trung quốc o ép mà khi Dân đứng về phía Đảng biểu tình chống Trung quốc thì Đảng cho Công an bắt bớ, chính vì Đảng đề phòng Dân hơn đề phòng kẻ thù xâm lược, để cho chúng biểu tình lỡ chúng chống Đảng thì sao? Giữa hai cái xấu Đảng phải chọn cái ít xấu hơn là bá quyền Trung quốc.
- Xã hội hiện nay đang chịu 2 áp lực lớn : Trong nước thì kinh tế suy thoái, giá cả leo thang, tài chính kiệt quệ. Ngoài Biển Đông thì Bành trướng o ép. Người ta lo sợ khả năng Đảng sẽ bán bớt Biển Đông để lấy tiền vực kinh tế trong nước, thế là “lấy khó khăn giải quyết khó khăn” , phải đề phòng bọn bán nước dám tán tận lương tâm thế lắm!
- Trước cảnh tượng hàng ngàn dân chúng vược qua nỗi sợ Công an để biểu thị lòng yêu nước chống quân bành trướng, có người thì hồ hởi, mong cho số người tham gia đông hơn nữa cho bọn bành trướng biết lòng dân Việt nam. Nhưng có người thũng thẵng đưa lời can: Đông vừa vừa thế thôi, đông quá Đảng sợ Dân chủ, sợ bạo loạn, sợ mất chủ nghĩa Xã hội, Đảng lại mời các đồng chí Trung quốc sang dẹp loạn thì xe tăng nó nghiền dân mình ra bã! Nghe mà đau lòng.
Khi sự nghi kỵ đến mức như thế thì việc xây dựng một khối đoàn kết “vững như thép gang” đủ sức chống xâm lăng từ nước khổng lồ quả thực không đơn giản. Nhưng tôi dám nói hết những sự thật này vì tôi không tuyệt vọng trước những tâm trạng ấy, xin có lời bàn ở cuối bài.
2d/ Những liên kết do lợi ích
Tại sao Bành trướng Trung quốc xâm lấn đất nước mình mà đảng CSVN cứ phải bám lấy Trung quốc? TS Nguyễn Thanh Giang thì giải đáp bằng cả một một bài viết dài giải thích :vì theo Tàu tuy mất nước nhưng còn hơn theo Mỹ thì mất ghế! Ghế quan trọng vì gắn với lợi quyền.
Dân quán nước thì chẳng cần lý luận chỉ đọc Bút Tre:
Từ hồi sụp đổ Đông Âu
Đảng Ta không bám Đảng Tàu thì…toi!
Đề tài cái ghế Chuyên chính Mác Lê gắn với lợi quyền thống trị thế nào thì đã quá phong phú, đầy những dẫn liệu từ thâm cung bí sử, chẳng cần nói lại ở đây.
Tôi chỉ xin nói thêm một điều là nạn NGOẠI XÂM (bành trướng Trung quốc) và NỘI XÂM ( đàn SÂU tham nhũng, độc tài, cửa quyền, áp bức dân chúng) ở nước ta vốn cùng một nguyên nhân phát sinh.
Ảo tưởng Mác-Lê ở quy mô một nước là “chủ nghĩa tập thể”, ở quy mô quốc tế thì sinh ra “thế giới đại đồng” , tất thẩy cứ muốn tập trung vào một khối lớn để tự quản lý lẫn nhau , và tin như thế là chẳng còn kẻ thống trị nữa, quyền lực sẽ tự tiêu vong.
Nhưng tập thể hóa mà không có cơ chế Dân chủ và Pháp trị thì kẻ cầm đầu là Đảng của vùng ấy sẽ tự tung tự tác, lạm quyền mà sinh ra “một bầy SÂU nhỏ SÂU to” , rồi thành kẻ những NỘI XÂM chiếm mất quyền làm chủ của dân, dân có nước mà cũng như mất nước.
Ở quy mô “quốc tế đại đồng” mà coi nhẹ biên giới quốc gia (trong gia đình đại đồng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn gọi Anh cả Liên xô và Chị hiền Trung quốc), thì nước lớn sẽ nuốt nước bé sinh ra nạn bá quyền Cộng sản như Liên xô, Trung quốc. Việt nam bị chui tụt vào vòng tay của bà “chị hiền Trung quốc” chính vì bị mê hoặc bởi cái ảo tưởng đại đồng phi quốc gia ấy, nay đã ngập sâu từ mấy chục năm, “chị hiền” tham lam đâu có chịu nhả “thằng em” ra.
Ai cũng biết một câu tuyên ngôn cơ bản nhất của đảng Cộng sản là: Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác ! Và quả thực đã có thời kỳ lý tưởng, có những nhân vật lý tưởng đã trung thành với đạo đức ấy, nhưng suốt dặm đường dài mấy ai thoát khỏi sự nhào nặn của con quái vật Lợi Quyền?
Ngày nay lực lượng Công An thì nêu khẩu hiệu “Chỉ biết còn Đảng còn mình” !. Lực lượng Quân đội thì trước hết phải trung với Đảng rồi mới đến Dân, coi Quốc hội trước hết của Đảng rồi mới “cũng là của Dân” !. Chỉ chừng ấy thôi đủ minh họa cho độ chênh giữa giữa dòng ưu tiên Lợi ích của Đảng và dòng ưu tiên Lợi ích của Dân. Dân tộc là thể ổn định và trường tồn, lợi ích Dân tộc là mặc nhiên khách quan. Đáng lẽ lợi ích của Đảng phải theo đó mà phù hợp, nếu có phù hợp cũng ở vị trí thứ hai, phát sinh. Nhưng cả hai lực lượng vũ trang đều đưa yếu tố thứ hai thành thứ nhất, xép lợi ích Dân tộc thành yếu tố thứ hai phải thích nghi theo ! Chừng nào lợi ích của Đảng còn xếp lên trên thì không bao giờ có khối đoàn kết dân tộc chân chính, nếu có cũng chỉ là khiên cưỡng, áp đặt, buông sự áp đặt ra là vỡ. Chính vì thế Đảng luôn tự hào tuyên bố về khối đoàn kết do Đảng lãnh đạo mà thực chất trong lòng vẫn sợ , vẫn không dám tin vào lời tuyên bố bố ấy của mình, cứ phải nuôi một bộ máy khổng lồ để giám sát dân.
Ảo tưởng “đại đồng” nơi quốc tế hay “tập thể hóa” nơi quốc nội của Mác-Lê đều là một cơ chế phi dân chủ, à uôm, phi luật pháp, là cái ổ phát sinh nạn độc tài và tham nhũng ở những cấp độ khác nhau. Muốn giải phóng nhân dân khỏi độc tài quốc nội hay giải phóng nước Cộng sản nhỏ Việt Nam ra khỏi bá quyền Cộng sản Trung quốc đều cần dùng đến DÂN CHỦ và PHÁP TRỊ (cả luật quốc tế) mới “giải nô” được. Riêng Trung quốc gốc gác đã có máu bá quyền Đại Hán, sau lại được sự tiếp tay của tư tưởng bá quyền Cộng sản nên thành bọn bá quyền bình phương, nó đang bành trướng nhanh như thổi, trở thành hiểm họa cho cả thế giới.
Bầy SÂU trong nước và bá quyền Cộng sản Trung hoa chính là chị em sinh đôi, cùng một mẹ đẻ ra, mang cùng dòng máu gia trưởng Mác xít phi dân chủ và duy lợi, gắn kết với nhau cũng là tự nhiên. Chỉ cần khảo sát mấy năm gần đây, những hiện tượng cho thấy Lợi ích của Đảng không phù hợp với Lợi ích Dân tộc cũng không ít. Tuy vậy những con SÂU nào chưa nguội hẳn dòng máu Dân tộc thì máu của nó còn là máu pha, vẫn còn cơ hội tìm về lợi ích Dân tộc, nhất là có lúc nó nhận ra có bám theo “chị hiền” thì cũng cam phận tôi đòi vong bản.
Trong hai đợt biểu tình chống Trung quốc xâm lược năm 2007 và 2011, những người có tư tưởng dân chủ đều mừng vì nhân dân đã thức tỉnh trước nguy cơ bị xâm lăng và thức tỉnh nhận ra vai trò công dân phải làm chủ đất nước của mình, các anh em đó coi cuộc biểu tình là sự hồi sinh của dân tộc sau bao năm im ắng, chìm đắm. Họ tiếc rằng cơ hội ấy không phát triển tiếp được để đẩy mạnh những tiến bộ xã hội. Nhưng lực lượng “chỉ biết còn Đảng còn mình” lại coi các cuộc biểu tình ấy là điều xấu cần trấn áp, và họ mừng là đã trấn áp được để nó không phát triển ra. Cùng một sự việc nhưng người của Dân thì gọi nó là cơ hội và tiếc rằng chưa phát triển, người của Đảng thì coi nó là tiêu cực và mừng rằng đã dẹp được yên. Vậy “cơ hội vàng” của bên này lại chính là “thảm họa đen” của bên kia và ngược lại. Ước vọng ngược nhau bởi quyền lợi trái ngược nhau. Nếu còn như vậy thì không thể có những thời cơ hay thảm họa chung cho cả Đảng và cho Dân tộc. Hai dòng lợi ích trái chiều nhau làm sao có thể tạo nên khối đoàn kết để chống xâm lăng. Sự bất hòa ấy chính là thời cơ vàng cho kẻ xâm lược.
Xem như vậy đủ thấy bức tranh liên kết lợi quyền còn nhiều dằn vặt vô cùng phức tạp.
d/ Mấy lời tóm lại
Chủ đề mà tác giả Tấn Vũ qua bài Những bước đi có tính toán…, đã gợi cho tôi dòng suy nghĩ miên man về số phận dân tộc mình, trước hiểm họa của mưu đồ bá quyền Cộng sản-Đại Hán quá ư tàn bạo và nham hiểm, mà nguy thay, họ đã đi được một bước khá dài.
Làm gì đây để cứu Dân tộc ra khỏi nguy cơ? Muốn làm gì trước hết cũng phải tìm sức mạnh ở khối đoàn kết toàn dân tộc. Đảng thì bảo khối đoàn kết ấy luôn luôn có rồi, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng theo tôi một khối đoàn kết vững chắc, đồng tâm, đủ sức đương đầu với hiểm họa hiện nay chưa có. Chẳng những chưa có mà muốn hình thành được cũng còn muôn vàn khó khăn.
- Làm sao đặt lợi ích của Đảng nằm dưới và hoàn toàn phù hợp với lợi ích Dân tộc?
- Làm sao để ngày càng nhiều người biết thành tâm và dũng cảm nói sự thật, sống với sự thật?
- Làm sao toàn dân biết thức tỉnh nhìn nhận đúng nguy cơ và sức mạnh của Dân tộc mình?
- Làm sao biết tạm gác lại mọi khác biệt để tập trung đối phó với lực lượng ngoại bang xâm lược?
Chưa thể một lúc giải quyết hết mọi nguyên nhân tận gốc. Nhiều việc còn phải gỡ dần. Tự nhiên tôi thấy hai chữ”đồng bào” thật quá thiêng liêng, người trong một nước…
Để đất nước lần này rơi vào tay kẻ Bành trướng phương Bắc thì mọi việc đánh dấu chấm hết, không chỉ những chiến công gần đây mà những trang sử vàng chống Bắc thuộc suốt 4000 năm cũng đổ xuống sông xuống bể , những Hưng Đạo Vương, Nguyễn Huệ… sẽ khóc giống nòi, dân tộc này sẽ mất hết quyền tự chủ, “mỗi việc mỗi lời” cũng để cho người ta “dắt tựa trâu bò”!
Nạn Bắc thuộc mới do bá quyền Đại Hán và bá quyền Cộng sản chập lại thì muôn đời không thoát khỏi.
Lời cuối tôi khẩn thiết đề nghị các cấp chính quyền hãy trả lời sự “nắn gân” dân tộc anh hùng chúng ta bằng sự biểu dương truyền thống đoàn kết giữ nước, để khỏi làm nhục cha ông chúng ta. Ít nhất là tiếng nói xứng đáng của báo chí, là sự bình đẳng xứng đáng của quý vị mỗi khi làm việc với đối tác Bắc phương, là sự dừng ngay việc xâm lấn kinh tế, văn hóa, dân cư…của họ đang triển khai trên khắp đất nước, và một sự trả lời rất có ý nghĩa là thả ngay, ít nhất 2 người : Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày mà tinh thần yêu nước chống xâm lược của họ đã thành tiêu biểu. Nếu được trả tự do trong tình thế này tin chắc họ hiểu ý nghĩa thiêng liêng của nghĩa cử , và biết phải làm gì để đáp ứng xứng đáng lòng yêu nước, bảo vệ đất nước mà mọi người mong đợi.
Bài viết của Tấn Vũ trên báo Đảng, cùng với những phát biểu mới mẻ gấn đây của ông Lê Đức Anh, ông Nguyễn Tấn dũng…về tinh thần chống xâm lấn , giữ vững chủ quyền, bảo vệ đất nước liệu có thể báo hiệu một bước chuyển gì chăng?
***
Có thể tôi đã mở lòng ra như một kẻ vô duyên, hay như “gái góa lo việc triều đình”.
Nhưng từ đêm nay tôi không còn xấu hổ với dòng máu đang chạy trong huyết quản tôi, không còn phải cúi mặt mỗi khi nghĩ đến những thế hệ sẽ ra đời sau tôi mấy chục năm, mà số phận họ thế nào tôi chưa thể hình dung được.
Chỉ biết, xin các bạn hãy cùng tôi cầu chúc cho những thế hệ Việt hậu sinh ấy được muôn ngàn lần tự do và hạnh phúc.
Đà Lạt 14/6/2011
© HSP
© Đàn Chim Việt
Biển Đông cuộn sóng, quân xâm lăng truyền kiếp lại đang táo tợn, dồn dập, thách thức sự tồn vong của đất nước và thách thức nhân phẩm mỗi người Việt Nam chúng ta.
Trong không khí vừa sục sôi sục căm giận vừa lo âu của dân chúng, bài báo Những bước đi có tính toán…, (ký tên Tấn Vũ) xuất hiện trên Báo điện tử của ĐCSVN có thể xem là một bước ngoặt rất mới, rất có ý nghĩa trong quan điểm và thái độ của Đảng đối với sự xâm lấn của Trung quốc và với toàn bộ mối quan hệ Việt-Trung.
NẾU (xin được nhấn mạnh chữ nếu) những lời này là nhận thức và quyết tâm thật sự của Đảng để biến thành hành động trong thời gian tới thì biết đâu đây chẳng là một tín hiệu đáng mừng về một sự chuyển đổi, cho thấy khả năng hồi sinh hiếm thấy của Đảng trong cuộc hồi sinh của Dân tộc, sẽ kết lại thành dinh lũy phòng thủ kiên cường khi Dân tộc đã đứng bên bờ vực.
Tại sao việc nói đúng sự thật và có dũng khí của một bài báo thôi lại đáng quan tâm đặc biệt như thế? Vì đó là báo Đảng, một Đảng mà cách xử sự trước họa xâm lăng từ phương Bắc lâu nay cứ mềm yếu triền miên, bưng bít sự thật, tôn kẻ xâm lăng làm láng giềng tốt, đồng thời đã có những bằng chứng về sự không song hành, không đồng bộ giữa lợi ích của Đảng và lợi ích Dân tộc. Tình hình đã đến nước khẩn trương như hiện nay thì thiết tưởng không gì tốt hơn là phải nói thẳng, nói thật với nhau mong góp phần làm sáng tỏ nhận thức chung trước những thời cơ và hiểm họa của đất nước.
1/ Sự khiếp nhược trường kỳ gây đau thương vĩnh viễn cho Dân tộc
Tình hình xã hội lâu nay bị dồn nén đáng ngai. Anh láng giềng phương Bắc to xác nhưng tham lam và xấu thói bao năm nay cứ đeo cái mặt nạ “láng giềng hữu nghị” để xục xạo khắp đất nước ta, cài cắm khắp nơi, bủa vây tứ phía, xiết gọng kìm toàn diện…, nay đã đến lúc hắn chuyển thế trận, vứt phăng cái mặt nạ thân yêu giả tạo ấy cho đỡ vướng, để tiện việc hành xử một cách côn đồ cấp tập.
Dân đã nhìn thấy nguy cơ từ lâu và nóng lòng chờ đợi, trong khi những người cầm quyền thì đi đâu cũng đội lên đầu 16 chữ vàng , hớn hở tuyên truyền về hữu nghị và thắng lợi, nhộn nhịp phát triển nhiều hợp đồng, gia tăng nhiều mối quan hệ rất nguy hiểm, có ai lên tiếng báo động thì bảo “ an ninh vẫn ổn định, chẳng có gì mới”, ai biểu tình giữ nước thì đuổi học, cho Công an bắt bớ, nhốt vào nhà tù…Quân đội không bảo vệ được ngư dân nghèo đánh cá trên lãnh hải của mình, lại bảo quân đội không can thiệp vào chuyện dân sự , quân đội trốn ở đâu khi tàu nước ngoài ngang nhiên xâm nhập hải phận nước mình để đánh phá, cướp bóc? Tất cả sự đầu hàng khiếp nhược ấy được núp dưới chiêu bài “chiến thuật mềm”, kiên trì đàm phán song phương, ngoại giao hòa bình, giữ tình hữu nghị làm vốn quý (!)…
Vẫn biết cách ứng xử ở đời phải có cương có nhu, không quên ta là nước nhỏ. Nhưng điều khôn ngoan ấy không đồng nghĩa chút nào với sự khiếp nhược, đầu hàng.
Ông cha ta, thuở xưa nước ta còn nhỏ bé và nghèo lắm, nhưng đối với anh “kẻ thù truyền thống” phương Bắc ta đã biết phối hợp cương-nhu rất đúng quy luật. Bình thường thì xã giao hữu nghị, song cứ “kính nhi viễn chi”, chứ không được chui hẳn vào vòng tay của họ. Nhưng khi họ giở thói xâm lăng thì ta phải đổi ngay cách ứng xử, đi thẳng từ cấp độ 1 lên cấp độ 3 của sự kiên cường:
- cấp độ 1: dám đánh
- cấp độ 2: đánh thắng
- cấp độ 3 : đánh thắng đến mức quân thù phải khiếp vía, phải trọng ta và phải sợ không dám bén mảng nữa. Ta chỉ trở lại giao hảo (đúng với tầm một nước nhỏ) sau khi đã đánh tan ý đồ xâm lược.
Nay xem ra sự ứng xử vừa qua của nhà nước ta (hãy nói từ sau cuộc chiến 1979 trở lại đây) thì thấy độ “kiên cường” luôn nằm ở dưới “cấp độ 1”, nên kết quả thật đáng buồn, đã không dám thắng thì không có chiến thắng đã đành, lại cứ thua từng phần . Kẻ địch tât nhiên chẳng những không sợ, không trọng mà còn khinh ta hèn, họ càng nuôi chí xâm lấn, mỗi ngày một táo tợn hơn. Kinh nghiệm của ông cha bị một lớp con cháu thời Cộng sản vận hành ngược lại nên kết quả cũng lộn ngược.
Còn hèn và nhục nào hơn khi báo chí “lề phải” không dám đưa tin biểu tình một cách xứng đáng mà còn bôi nhọ rằng đây là sự “tụ tập” chỉ đi ngang qua cơ quan của Trung quốc (như vô tình hoặc vì sợ sệt), và khi được giải thích thì đã tự giải tán? Người đưa tin như thế thật không xứng đáng là một công dân nước Việt chứ nói gì danh hiệu cao quý của một nhà báo? Còn hèn và nhục nào hơn mang danh Hiệu trưởng một trường mà cấm và đuổi học sinh viên đi biểu thị lòng yêu nước? Họ định “giáo dục” cho thanh niên điều gì đây, định dạy môn “cừu học” thay cho môn “công dân giáo dục” chăng? Tấm hình chụp em bé biểu tình chống Trung quốc ngày 12-6-2011 chẳng biết có gây cho các nhà giáo dục ấy một chút cảm xúc?
Sự nhu nhược quá mức chẳng những làm mình bị thua thiệt biên cương, tài nguyên, chẳng những làm nhục nhân dân, mà điều nguy hiểm hơn cả là sự khiếp nhược của nạn nhân đã nuôi dưỡng ý chí xâm lược của đối phương ngày một lớn hơn.
Chịu thua một lần là trút thêm khó khăn cho lần sau, và cứ thế ngày càng thêm khó. Khi sự leo thang lên đến nấc cuối cùng, thì mọi sự thương lượng đều đã muộn. Nếu để họ dồn đến đường cùng chẳng còn gì mà thương lượng, thì còn cách gì ngoài cách làm chiến tranh để tự vệ? Khi ấy kẻ hèn sẽ bị giết chết nhưng chết trong tư thế là kẻ tội phạm gây chiến. Hiện nay một mặt họ vu cáo “Việt nam xâm lược”, một mặt khiêu khích ở Biển Đông chính là cái bẫy như vậy, vừa thôn tính ta vừa đổ được tiếng ác cho ta. Bài báo nói trên của tác giả Tấn Vũ trên trang mạng ĐCSVN đã vạch rõ được mưu mẹo rất hiểm ác này. Thế là đã tỉnh. Tóm lại chính sự nhu nhược cũng góp phần vào nguy cơ nổ ra chiến tranh. Muốn ngăn chiến tranh không gì bằng phải cứng rắn ngay từ đầu.
Trung quốc đang tiến tiến hành một chế độ Thực dân kiểu mới cực kỳ hiểm độc. Chiến thuật của họ là cứ lao thẳng vào nơi ta hoàn toàn có chủ quyền (cả trên đất liền và lãnh hải), thế là biến nơi không tranh chấp thành nơi có tranh chấp. Có tranh chấp thì thương lượng song phương. Song phương thì họ dùng sức mạnh ép chia đôi vùng tranh chấp ấy, hoặc cùng khai thác. Cưa đôi 50-50 là công bằng nhá ! Cứ thế vết dầu loang sẽ dần dần biến tất cả biển trời của ta thành biển trời của họ.
Ta là nước yếu hơn, nhưng ta có lý lẽ, hợp công pháp quốc tế, nên phải tận dụng mọi thuận lợi để đương đầu với kẻ khổng lồ tham lam bất chấp. Trong lĩnh vực này Bộ Quốc phòng đã có những chủ trương rất khó hiểu. Dứt khoát không để mình bị đơn độc trước anh khổng lồ, nên cần những cuộc đàm phán đa phương và quốc tế hóa (chỉ sợ ai đó đã bán cho họ thật rồi thì về pháp lý khó mà đảo ngược).
Nước nhỏ muốn chống sự chèn ép của nước lớn buộc phải liên kết, nhất là liên kết với nước lớn khác. Tuyên bố “không liên kết với nước này để chống nước khác” thì nghe có vẻ hợp đạo lý nhưng là thứ đạo lý tự diệt, khác nào dâng đất nước cho kẻ thù. Liên kết để phòng thủ, để tự vệ chứ không tấn công ai, đó là quyền của mỗi dân tộc. Nếu dùng thứ đạo lý ngụy biện tự diệt ấy để khước từ liên kết với Hoa Kỳ thì sao lại chấp nhận “hợp tác chiến lược” với Trung Quốc, tức hợp tác chiến lược với chính kẻ xâm lược? Chính vì có mối liên kết chiến lược với Trung quốc nên Trung Quốc mới tuyên bố “Ai xâm phạm Việt nam cũng tức là xâm phạm Trung quốc, Trung quốc có nghĩa vụ can thiệp” ! Sao Đảng ta lại gửi trứng cho Ác như thế? Nếu lời tuyên bố kia là của Hoa Kỳ từ một hiệp ước phòng thủ thì Trung Quốc dễ gì dám gây hấn như hiện nay?
Đâu có phải cứ liên kết là nghĩa là hiếu chiến, là không yêu hòa bình, trái lại có liên kết đúng mới đề phòng được chiến tranh. Nếu có sự hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật-văn hóa-du lịch quanh vùng Cam Ranh thôi thì sẽ chặn được bàn tay gây hấn của Trung quốc mà chưa cần động đến súng đạn. Như vậy mới là yêu hòa bình và yêu nước, và giữ gìn được mọi tình hữu nghị nữa. Tại sao cứ tìm chính kẻ xâm lược để trao thân gửi phận? Đã tự gài nước mình vào thế kẹt đó thì có tuyên bố mạnh mẽ nghìn lần cũng vứt đi. Đến đây tôi thấy ý kiến của Cù Huy Hà Vũ mới là cứu nước và chính xác : liên kết với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại ! Chẳng trách Hà Vũ bị bắt ngay !
Nói ta phải tự kiềm chế để khỏi mắc mưu khiêu khích thì chỉ đúng một phần, còn như nói thế để bó tay thì không chấp nhận được. Họ dùng những phương tiện bán vũ trang hoặc vũ trang trá hình như “hải giám, ngư chính…”, những hình thức dân sự trá hình để gây thiệt hại về người và của cho ta, thì ta chưa thể chính thức dùng hải quân can thiệp là đúng , nhưng chẳng lẽ ta là kẻ bị hại lại không nghĩ được hình thức đối phó nào hữu hiệu tương xứng hay sao? Khi đối chọi với những kẻ thù ngắn hạn như Pháp và Mỹ những tố chất biến hóa tài tình ấy trong ta có thừa, nay trước “kẻ thù lịch sử” Trung quốc, vừa là đồng chí vừa là anh em, thì những ưu điểm ấy biến đi đâu hết cả, để quanh đi quẩn lại cứ bắt bà Nguyễn Phương Nga quay mãi một điệu hát cũ? (câu trả lời xin xem phần sau) . Khi “nắn gân” thì hai bên phải nắn gân lẫn nhau, ăn thua ở sức mạnh tinh thần hay sự bạc nhược chứ đâu nhất thiết phải dùng súng đạn?
Thực tiễn đã quá đủ để nhà giáo Hà Văn Thịnh kết luận: hãy vứt vào sọt rác cái tình “hữu nghị” vẫn rêu rao với 16 chữ vàng. Tôi xin thêm: Và vứt luôn vào sọt rác cả cái “chiến lược mềm” đầu hàng, khiếp nhược mà một thế lực trong Đảng lâu nay vẫn viện ra để trấn áp mọi tiếng nói yêu nước tỉnh táo trong và ngoài Đảng!.
Đối mặt với chủ nghĩa bành trướng bá quyền ngông cuồng, kiên định và ác hiểm của Trung quốc thì đối sách gọi là “khôn ngoan”, đặt hữu nghị lên trên, mềm dẻo trường kỳ… giữa hai đảng Cộng sản, chưa biết vô tình hay hữu ý, chỉ tiếp tay cho kẻ xâm lược, dẫn đến nỗi nhục nghìn đời, đau thương vĩnh viễn cho Dân tộc.
2/ Đồng hành cùng lợi ích Dân tộc
2a/ Mấy lời xin thưa trước:
- Chủ nghĩa bành trướng hung hãn và hiểm độc ở tầm thế giới, như bài báo của Tấn Vũ vừa mạnh dạn phân tích, đã đặt đất nước Việt nam ta trước một thử thách muôn ngàn khó khăn. Muốn thoát khỏi mối hiểm họa có thể làm tiêu tán Dân tộc thì yếu tố tiên quyết không gì thay thế được là SỰ CỐ KẾT TOÀN DÂN TỘC THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT VỮNG CHẮC , giữa những khối quần chúng đa dạng trong Dân tộc với bộ máy đang cầm quyền đất nước mà thực chất là đảng Cộng sản.
- Muốn có sự đồng thuận vững bền để cùng lo một việc quá lớn thì LỢI ÍCH CỦA ĐẢNG PHẢI HOÀN TOÀN NẰM TRONG LỢI ÍCH DÂN TỘC nếu Đảng còn muốn tồn tại, hơn thế tồn tại như một lực lượng lãnh đạo.
- Yếu tố quyết định tiếp theo của sự đoàn kết là phải thành thực để TIN CẬY nhau, không thể nghĩ một đằng nói một nẻo, rồi nói một đằng lại làm một nẻo khác nữa.
- Vì hiểu nhu cầu sinh tử của một khối đoàn kết là phải thật thà trung thực nên tôi xin mở lòng mình bằng sự nói thật, mặc dù tôi biết rõ mình đang sống trong một môi trường mà sự NÓI THẬT hoặc là điều cấm kỵ, điều liều mạng, điều ảo tưởng, điều điên rồ mất trí, hoặc là một kẻ bất thường đáng nghi, một kẻ ngớ ngẩn đáng chê cười!
Khó mà tìm ra một người nói thật, nhất là nói thật chính trị, nói nửa câu cũng phải uốn lưỡi,lựa lời. Những sự thật tôi viết ra đây có điều đã thành nhận thức chung, có điều mới là lượm lặt chưa thể sàng lọc kỹ càng, chỉ như một gợi ý tham khảo, nhưng tất cả đều là sự thật.
Mỗi người đọc tôi đây coi tôi là loại gì tùy ý, chỉ một câu tôi tự nhủ lòng: Sống mà không còn nói thật nữa thì sống làm gì? Cứ nói quanh co suốt một đời thì khổ lắm, Một dân tộc không thể cố kết nhau bằng sự nói thật thì dù đông đến trăm triệu người cũng chỉ là một đám hỗn độn, rời rạc. lừa đảo lẫn nhau, làm mồi cho chủ nghĩa lưu manh cơ hội hủy diệt. Cú nói thật đi, vượt qua cơn vật vã nói thật nhất định sẽ đến một thế giới tốt đẹp hơn.
2b/ Về lòng tin hiện nay:
- Dân tin Đảng không? Khi chưa cầm quyền, Đảng ở một phia với dân, dân tin lắm, và yêu nữa. Từ khi nắm quyền, người có quyền cứ triển khai các mục tiêu “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội” đến đâu là khổ dân đến đấy. Con SÂU tham nhũng nào càng bự thì càng ca ngợi Mác Lê, càng nói đạo đức Bác Hồ. Đảng viên bên dưới còn nhiều người tốt nhưng càng lên cao sự tốt càng giảm đi. Nhà văn Phạm Đình Trọng cứ mở Tivi nhìn thấy ông Tổng Bí thư hoa chân múa tay là phải nhìn thấy “nỗi ngán ngẩm ngày thường” , dân chúng cứ nhìn thấy mặt quý vị lãnh đạo là muốn tắt Tivi. Vậy là có tình trạng Dân rất ngán Đảng.
- Đảng tin Dân không? Người dân giải thích vì sao Đảng bị Trung quốc o ép mà khi Dân đứng về phía Đảng biểu tình chống Trung quốc thì Đảng cho Công an bắt bớ, chính vì Đảng đề phòng Dân hơn đề phòng kẻ thù xâm lược, để cho chúng biểu tình lỡ chúng chống Đảng thì sao? Giữa hai cái xấu Đảng phải chọn cái ít xấu hơn là bá quyền Trung quốc.
- Xã hội hiện nay đang chịu 2 áp lực lớn : Trong nước thì kinh tế suy thoái, giá cả leo thang, tài chính kiệt quệ. Ngoài Biển Đông thì Bành trướng o ép. Người ta lo sợ khả năng Đảng sẽ bán bớt Biển Đông để lấy tiền vực kinh tế trong nước, thế là “lấy khó khăn giải quyết khó khăn” , phải đề phòng bọn bán nước dám tán tận lương tâm thế lắm!
- Trước cảnh tượng hàng ngàn dân chúng vược qua nỗi sợ Công an để biểu thị lòng yêu nước chống quân bành trướng, có người thì hồ hởi, mong cho số người tham gia đông hơn nữa cho bọn bành trướng biết lòng dân Việt nam. Nhưng có người thũng thẵng đưa lời can: Đông vừa vừa thế thôi, đông quá Đảng sợ Dân chủ, sợ bạo loạn, sợ mất chủ nghĩa Xã hội, Đảng lại mời các đồng chí Trung quốc sang dẹp loạn thì xe tăng nó nghiền dân mình ra bã! Nghe mà đau lòng.
Khi sự nghi kỵ đến mức như thế thì việc xây dựng một khối đoàn kết “vững như thép gang” đủ sức chống xâm lăng từ nước khổng lồ quả thực không đơn giản. Nhưng tôi dám nói hết những sự thật này vì tôi không tuyệt vọng trước những tâm trạng ấy, xin có lời bàn ở cuối bài.
2d/ Những liên kết do lợi ích
Tại sao Bành trướng Trung quốc xâm lấn đất nước mình mà đảng CSVN cứ phải bám lấy Trung quốc? TS Nguyễn Thanh Giang thì giải đáp bằng cả một một bài viết dài giải thích :vì theo Tàu tuy mất nước nhưng còn hơn theo Mỹ thì mất ghế! Ghế quan trọng vì gắn với lợi quyền.
Dân quán nước thì chẳng cần lý luận chỉ đọc Bút Tre:
Từ hồi sụp đổ Đông Âu
Đảng Ta không bám Đảng Tàu thì…toi!
Đề tài cái ghế Chuyên chính Mác Lê gắn với lợi quyền thống trị thế nào thì đã quá phong phú, đầy những dẫn liệu từ thâm cung bí sử, chẳng cần nói lại ở đây.
Tôi chỉ xin nói thêm một điều là nạn NGOẠI XÂM (bành trướng Trung quốc) và NỘI XÂM ( đàn SÂU tham nhũng, độc tài, cửa quyền, áp bức dân chúng) ở nước ta vốn cùng một nguyên nhân phát sinh.
Ảo tưởng Mác-Lê ở quy mô một nước là “chủ nghĩa tập thể”, ở quy mô quốc tế thì sinh ra “thế giới đại đồng” , tất thẩy cứ muốn tập trung vào một khối lớn để tự quản lý lẫn nhau , và tin như thế là chẳng còn kẻ thống trị nữa, quyền lực sẽ tự tiêu vong.
Nhưng tập thể hóa mà không có cơ chế Dân chủ và Pháp trị thì kẻ cầm đầu là Đảng của vùng ấy sẽ tự tung tự tác, lạm quyền mà sinh ra “một bầy SÂU nhỏ SÂU to” , rồi thành kẻ những NỘI XÂM chiếm mất quyền làm chủ của dân, dân có nước mà cũng như mất nước.
Ở quy mô “quốc tế đại đồng” mà coi nhẹ biên giới quốc gia (trong gia đình đại đồng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn gọi Anh cả Liên xô và Chị hiền Trung quốc), thì nước lớn sẽ nuốt nước bé sinh ra nạn bá quyền Cộng sản như Liên xô, Trung quốc. Việt nam bị chui tụt vào vòng tay của bà “chị hiền Trung quốc” chính vì bị mê hoặc bởi cái ảo tưởng đại đồng phi quốc gia ấy, nay đã ngập sâu từ mấy chục năm, “chị hiền” tham lam đâu có chịu nhả “thằng em” ra.
Ai cũng biết một câu tuyên ngôn cơ bản nhất của đảng Cộng sản là: Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác ! Và quả thực đã có thời kỳ lý tưởng, có những nhân vật lý tưởng đã trung thành với đạo đức ấy, nhưng suốt dặm đường dài mấy ai thoát khỏi sự nhào nặn của con quái vật Lợi Quyền?
Ngày nay lực lượng Công An thì nêu khẩu hiệu “Chỉ biết còn Đảng còn mình” !. Lực lượng Quân đội thì trước hết phải trung với Đảng rồi mới đến Dân, coi Quốc hội trước hết của Đảng rồi mới “cũng là của Dân” !. Chỉ chừng ấy thôi đủ minh họa cho độ chênh giữa giữa dòng ưu tiên Lợi ích của Đảng và dòng ưu tiên Lợi ích của Dân. Dân tộc là thể ổn định và trường tồn, lợi ích Dân tộc là mặc nhiên khách quan. Đáng lẽ lợi ích của Đảng phải theo đó mà phù hợp, nếu có phù hợp cũng ở vị trí thứ hai, phát sinh. Nhưng cả hai lực lượng vũ trang đều đưa yếu tố thứ hai thành thứ nhất, xép lợi ích Dân tộc thành yếu tố thứ hai phải thích nghi theo ! Chừng nào lợi ích của Đảng còn xếp lên trên thì không bao giờ có khối đoàn kết dân tộc chân chính, nếu có cũng chỉ là khiên cưỡng, áp đặt, buông sự áp đặt ra là vỡ. Chính vì thế Đảng luôn tự hào tuyên bố về khối đoàn kết do Đảng lãnh đạo mà thực chất trong lòng vẫn sợ , vẫn không dám tin vào lời tuyên bố bố ấy của mình, cứ phải nuôi một bộ máy khổng lồ để giám sát dân.
Ảo tưởng “đại đồng” nơi quốc tế hay “tập thể hóa” nơi quốc nội của Mác-Lê đều là một cơ chế phi dân chủ, à uôm, phi luật pháp, là cái ổ phát sinh nạn độc tài và tham nhũng ở những cấp độ khác nhau. Muốn giải phóng nhân dân khỏi độc tài quốc nội hay giải phóng nước Cộng sản nhỏ Việt Nam ra khỏi bá quyền Cộng sản Trung quốc đều cần dùng đến DÂN CHỦ và PHÁP TRỊ (cả luật quốc tế) mới “giải nô” được. Riêng Trung quốc gốc gác đã có máu bá quyền Đại Hán, sau lại được sự tiếp tay của tư tưởng bá quyền Cộng sản nên thành bọn bá quyền bình phương, nó đang bành trướng nhanh như thổi, trở thành hiểm họa cho cả thế giới.
Bầy SÂU trong nước và bá quyền Cộng sản Trung hoa chính là chị em sinh đôi, cùng một mẹ đẻ ra, mang cùng dòng máu gia trưởng Mác xít phi dân chủ và duy lợi, gắn kết với nhau cũng là tự nhiên. Chỉ cần khảo sát mấy năm gần đây, những hiện tượng cho thấy Lợi ích của Đảng không phù hợp với Lợi ích Dân tộc cũng không ít. Tuy vậy những con SÂU nào chưa nguội hẳn dòng máu Dân tộc thì máu của nó còn là máu pha, vẫn còn cơ hội tìm về lợi ích Dân tộc, nhất là có lúc nó nhận ra có bám theo “chị hiền” thì cũng cam phận tôi đòi vong bản.
Trong hai đợt biểu tình chống Trung quốc xâm lược năm 2007 và 2011, những người có tư tưởng dân chủ đều mừng vì nhân dân đã thức tỉnh trước nguy cơ bị xâm lăng và thức tỉnh nhận ra vai trò công dân phải làm chủ đất nước của mình, các anh em đó coi cuộc biểu tình là sự hồi sinh của dân tộc sau bao năm im ắng, chìm đắm. Họ tiếc rằng cơ hội ấy không phát triển tiếp được để đẩy mạnh những tiến bộ xã hội. Nhưng lực lượng “chỉ biết còn Đảng còn mình” lại coi các cuộc biểu tình ấy là điều xấu cần trấn áp, và họ mừng là đã trấn áp được để nó không phát triển ra. Cùng một sự việc nhưng người của Dân thì gọi nó là cơ hội và tiếc rằng chưa phát triển, người của Đảng thì coi nó là tiêu cực và mừng rằng đã dẹp được yên. Vậy “cơ hội vàng” của bên này lại chính là “thảm họa đen” của bên kia và ngược lại. Ước vọng ngược nhau bởi quyền lợi trái ngược nhau. Nếu còn như vậy thì không thể có những thời cơ hay thảm họa chung cho cả Đảng và cho Dân tộc. Hai dòng lợi ích trái chiều nhau làm sao có thể tạo nên khối đoàn kết để chống xâm lăng. Sự bất hòa ấy chính là thời cơ vàng cho kẻ xâm lược.
Xem như vậy đủ thấy bức tranh liên kết lợi quyền còn nhiều dằn vặt vô cùng phức tạp.
d/ Mấy lời tóm lại
Chủ đề mà tác giả Tấn Vũ qua bài Những bước đi có tính toán…, đã gợi cho tôi dòng suy nghĩ miên man về số phận dân tộc mình, trước hiểm họa của mưu đồ bá quyền Cộng sản-Đại Hán quá ư tàn bạo và nham hiểm, mà nguy thay, họ đã đi được một bước khá dài.
Làm gì đây để cứu Dân tộc ra khỏi nguy cơ? Muốn làm gì trước hết cũng phải tìm sức mạnh ở khối đoàn kết toàn dân tộc. Đảng thì bảo khối đoàn kết ấy luôn luôn có rồi, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng theo tôi một khối đoàn kết vững chắc, đồng tâm, đủ sức đương đầu với hiểm họa hiện nay chưa có. Chẳng những chưa có mà muốn hình thành được cũng còn muôn vàn khó khăn.
- Làm sao đặt lợi ích của Đảng nằm dưới và hoàn toàn phù hợp với lợi ích Dân tộc?
- Làm sao để ngày càng nhiều người biết thành tâm và dũng cảm nói sự thật, sống với sự thật?
- Làm sao toàn dân biết thức tỉnh nhìn nhận đúng nguy cơ và sức mạnh của Dân tộc mình?
- Làm sao biết tạm gác lại mọi khác biệt để tập trung đối phó với lực lượng ngoại bang xâm lược?
Chưa thể một lúc giải quyết hết mọi nguyên nhân tận gốc. Nhiều việc còn phải gỡ dần. Tự nhiên tôi thấy hai chữ”đồng bào” thật quá thiêng liêng, người trong một nước…
Để đất nước lần này rơi vào tay kẻ Bành trướng phương Bắc thì mọi việc đánh dấu chấm hết, không chỉ những chiến công gần đây mà những trang sử vàng chống Bắc thuộc suốt 4000 năm cũng đổ xuống sông xuống bể , những Hưng Đạo Vương, Nguyễn Huệ… sẽ khóc giống nòi, dân tộc này sẽ mất hết quyền tự chủ, “mỗi việc mỗi lời” cũng để cho người ta “dắt tựa trâu bò”!
Nạn Bắc thuộc mới do bá quyền Đại Hán và bá quyền Cộng sản chập lại thì muôn đời không thoát khỏi.
Lời cuối tôi khẩn thiết đề nghị các cấp chính quyền hãy trả lời sự “nắn gân” dân tộc anh hùng chúng ta bằng sự biểu dương truyền thống đoàn kết giữ nước, để khỏi làm nhục cha ông chúng ta. Ít nhất là tiếng nói xứng đáng của báo chí, là sự bình đẳng xứng đáng của quý vị mỗi khi làm việc với đối tác Bắc phương, là sự dừng ngay việc xâm lấn kinh tế, văn hóa, dân cư…của họ đang triển khai trên khắp đất nước, và một sự trả lời rất có ý nghĩa là thả ngay, ít nhất 2 người : Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày mà tinh thần yêu nước chống xâm lược của họ đã thành tiêu biểu. Nếu được trả tự do trong tình thế này tin chắc họ hiểu ý nghĩa thiêng liêng của nghĩa cử , và biết phải làm gì để đáp ứng xứng đáng lòng yêu nước, bảo vệ đất nước mà mọi người mong đợi.
Bài viết của Tấn Vũ trên báo Đảng, cùng với những phát biểu mới mẻ gấn đây của ông Lê Đức Anh, ông Nguyễn Tấn dũng…về tinh thần chống xâm lấn , giữ vững chủ quyền, bảo vệ đất nước liệu có thể báo hiệu một bước chuyển gì chăng?
***
Có thể tôi đã mở lòng ra như một kẻ vô duyên, hay như “gái góa lo việc triều đình”.
Nhưng từ đêm nay tôi không còn xấu hổ với dòng máu đang chạy trong huyết quản tôi, không còn phải cúi mặt mỗi khi nghĩ đến những thế hệ sẽ ra đời sau tôi mấy chục năm, mà số phận họ thế nào tôi chưa thể hình dung được.
Chỉ biết, xin các bạn hãy cùng tôi cầu chúc cho những thế hệ Việt hậu sinh ấy được muôn ngàn lần tự do và hạnh phúc.
Đà Lạt 14/6/2011
© HSP
© Đàn Chim Việt