Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Hôi của - bệnh vô cảm khó chữa: Lá thư lạ lùng của “quan tham” gửi những người hôi của

- Lá thư lạ lùng của “quan tham” gửi những người hôi của
Kính gửi hàng trăm “anh chủ, chị chủ” đã tham gia “Ngày Hội Hôi Bia” thành công rực rỡ ở Đồng Nai.
Em xin tự giới thiệu, em là Trần Văn Cạp, một cán bộ có vị trí “quan phụ mẫu” nhưng vẫn được gọi là đầy tớ, là công bộc, là "osin" của nhân dân. Vì là đầy tớ, nên em không nề hà gì việc Cạp: Cạp đất, Cạp sắt, Cạp đường, Cạp tiền, Cạp quà biếu…thậm chí Cạp cả giấy vệ sinh.

Sau nhiều năm tháng tủi nhục, những ngày này em đang sung sướng.
Nhưng nói đúng ra, cái ngọn lửa sung sướng ấy đã nhen nhóm cách đây vài tháng, khi được chứng kiến cảnh một người bị cướp ở TP.HCM, tiền lẻ rơi tung tóe xuống mặt đường. Chỉ chờ có thế, “các anh chủ, chị chủ nhân dân” mặt đỏ như gấc, lao vào tranh cướp như bầy gà chọi trên sới đấu.
Nhưng niềm vui ấy ngắn chẳng tày gang. Cách đây mấy tháng, chúng em đã run sợ lắm khi chứng kiến cả triệu người dân kiên nhẫn, trật tự  xếp hàng dài hàng km trong nhiều tiếng đồng hồ, để có thể được viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu nói của ông Dương Trung Quốc lại càng khiến họ Cạp chúng em lo sợ bội phần: “Dường như cả dân tộc đang nắm tay nhau”.
Nếu lúc nào hàng triệu người cũng biết nắm tay nhau, nhường nhịn, yêu thương nhau, không chen lấn xô đẩy, không “tham lam” dù chỉ là một bước chân xếp hàng trước như thế, thì họ đủ sức đánh bại đế chế Cạp, vương triều Tham chúng em.
Nhưng hình như số chúng em chưa tận. Cái ngày cách đây hai tháng, chứng kiến các “ông bà chủ nhân dân” quần áo đầu tóc rũ rượi ra sức dẫm đạp nhau, chửi bới nhau chỉ để có được một miếng Shusi khuyến mại, thì lũ "osin", đầy tớ chúng em lại mừng rơi nước mắt.
Và đến ngày 4/12, thì cả họ Cạp chúng em ôm nhau khóc rống lên vì cảm động và sướng vui khi chứng kiến hàng trăm “anh chủ, chị chủ, ông chủ, bà chủ, em chủ, cháu chủ” biến vòng xoay ở Biên Hòa thành Ngày Hội Hôi Bia – lễ hội độc đáo nhất trên thế giới.

BÀI LIÊN QUAN
Xác định danh tính 10 người bị tình nghi "hôi bia"
Vụ hôi của: "Bia Tiger không dại gì dàn dựng vở kịch như vậy!"
Vụ “hôi của": Tài xế có thể phải bồi thường 300 triệu đồng
Làm gì có ai hôi của! Làm gì có dân phòng nào đánh người!

Tại sao chúng em mừng đến thế? Xin thưa, bao nhiêu năm nay bọn em đơn độc làm bia trên “trường bắn dư luận” của hàng chục triệu người. Họ gọi chúng em là “quan tham”, chứ có bao giờ bọn em được gọi họ là “dân tham” đâu. Các ĐBQH xỉ vả chúng em, báo chí xỉ vả chúng em và đôi khi một kẻ đeo mặt nạ trong số chúng em cũng giảng đạo đức để xỉ vả chúng em.
Nay, từ “dân tham” đã chính thức xuất hiện trên từ điển và báo chí.
Nhìn những gương mặt rạng ngời của các “ông bà chủ” khi cầm lon bia trên tay, bọn em như trút được gánh nặng ngàn cân.
Vài lon bia đã đủ sức đánh gục lòng tự trọng của anh chị như thế, thì thử hỏi nếu các anh chị được bổ nhiệm làm “đầy tớ cấp cao” như chúng em, đối mặt với bao của ngon vật lạ, liệu các anh chị có không Cạp?
Cạm bẫy lắm. Cả trăm ngàn đô la nó đập vào mặt, gái xinh chân dài tới nách, nách dài đến... vô cùng, nó ôm ấp, xoa xít, vỗ bồm bộp vào người, liệu lương tâm của các anh chị có “cứng” được nữa không? Khéo lại Cạp điên cuồng hơn chúng em ấy chứ.
Chúng em mừng vì đã có đồng minh Cạp. Phận "osin" như chúng em, cứ đợi “chủ nhà cơ chế” lơi lỏng, thì mới tranh thủ Cạp một ít. Mà chúng em cũng vẫn phải bảo vệ lẫn nhau để còn Cạp được lâu dài. Nhưng “ông chủ” các anh thì Cạp cả của những người đồng cảnh ngộ, kể cả khi người đó chỉ là một lái xe nghèo – người đã phải vái sống các anh van xin đừng Cạp nữa.
Em còn nhớ cô em mịn màng và sáng lóa Ngọc Trinh đã nói một câu rực rỡ như body và nội y của cô ấy: “Không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à”. Thiếu miếng ăn thì đôi khi phải Cạp tiền. Tưởng là câu đó đúng 100% nhưng không phải. Trong Lễ Hội Hôi Bia, đã có người hăng say hôi bia dù “nhà mình có uống đâu mà mẹ lấy”. Không có nhu cầu uống bia mà vẫn Cạp bia, thế mới tài.
Mà không chỉ dân ta nhìn dân ta Cạp nhé. Còn gì phấn khởi hơn khi một Đài truyền hình xứ người – nước Nga – cũng đưa ra phát hiện to đùng: “Ở Việt Nam, rơi cái gì coi như mất!”.
Kính thưa các vị chủ! Lúc viết những dòng cuối cùng của bức thư cảm xúc này, chúng em vừa Cạp được một mẻ có giá bằng 100.000 thùng bia. Cạp trong khi nghĩ rằng mình có nhiều đồng minh, vui sướng lắm.
Nhưng không hiểu sao, em lại bắt đầu thấy lo lắng. Lo vì vẫn có “một anh chủ nhân dân” căng tấm băng rôn thay mặt người Đồng Nai xin lỗi. Lo vì vẫn có hàng triệu vị chủ khác cảm thấy nhục nhã và giận dữ thay những hành động trong Lễ Hội Hôi Bia. Có người còn gọi đó là Quốc nhục.
Chúng em biết, nếu số lượng “ông chủ” giận dữ với hành động hôi bia tăng lên, thì số “ông chủ” hôi bia sẽ giảm xuống. Điều này lại đe dọa đến sự tồn vong của họ Cạp chúng em và có thể đe dọa cả đến danh hiệu của cô em Ngọc Trinh nõn nà nữa.
Cho nên, trong vài ngày tới, chúng em thề, chúng em hứa, chúng em đảm bảo sẽ chi tiền hiến dâng các "ông chủ dân tham” vài vụ đổ bia, rơi tiền lẻ ra đường, ăn miễn phí Shusi…nữa để cho lực lượng “đồng minh tham” của chúng em đông lên theo cấp số nhân.
Em nghĩ, có đổ tóe mắm tôm ra đường, chắc cũng có nhiều người bịt mũi lao tới như tên bắn.
Và điều tuyệt vời nhất có thể xảy đến là, hôi được mắm tôm xong, khệ nệ bê về nhà, có người mới giật mình nhớ ra rằng mình không hề ăn được mắm tôm và thịt chó.
Kính bút
Trần Văn Cạp
Những phát ngôn "nổi da gà" ở Quốc hội

“Bao nhiêu thỏ thành gấu?”, “Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới”, “ĐBQH nói gì thì nói trừ tham nhũng”...là những phát ngôn "nổi da gà" ở nghị trường Quốc hội.


Bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?
Ấn tượng nhất là câu hỏi chất vấn Chánh án TAND Tối cao của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền “Liệu có bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?”.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga nói về “Suy đoán có tội”, đại kỵ của ngành tư pháp - với chánh án: “Nếu không đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung, tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng không chứng minh được tên Chung phạm tội thì chính là ông Chấn”.
Điều đáng buồn, chánh án thậm chí còn không biết thế nào là “gấu bị tuyên là thỏ”!
Chúng ta đang nói về chúng ta! 




BÀI LIÊN QUAN
Vụ nguyên ĐBQH chiếm đất: Vạch trần nhiều vi phạm của tòa sơ thẩm
Án oan 10 năm vang vọng ở Quốc hội: Khi Thỏ bị kết án là Gấu
Những phát ngôn ấn tượng của Bí thư Nguyễn Bá Thanh
“Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù... Đây là quy hoạch của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công Thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác” - Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu về quy hoạch thủy điện. Phát biểu này, sau đó ĐBQH là ông Ngô Văn Minh bình luận: “Chắc chắn là hầu hết đại biểu Quốc hội chúng ta không hiểu nổi. Chính tôi không hiểu nổi. Bộ trưởng nói “chúng ta nói về chúng ta” và nhắc đi nhắc lại mấy lần. Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì”.
Nghị quyết “gối đầu giường”
Hai lần bị truy về thực trạng chạy chức, chạy quyền trong chính ngành nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời: “Do đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, chúng tôi đã đọc kỹ các văn kiện của Đảng. Báo cáo chính trị tại ĐH Đảng XI đánh giá cán bộ là khâu yếu, tình trạng chạy chức, chạy quyền chưa được khắc phục... Chúng tôi coi đây là tài liệu gối đầu để nghiên cứu giải pháp khắc phục”!
Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới
“Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn xung quanh vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang.
Ra ngõ gặp kẻ cướp
“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản... Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt” - phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH Bùi Đặng Dũng.
Sự đơn độc của ngành y tế…
“Sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền.
Đối với vụ Cát Tường, bà cho biết đó là “sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y, nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc là y đức là vấn đề rất lớn. Mong đại biểu và cử tri có cái nhìn khoan dung và toàn diện hơn, bởi hằng năm với khối lượng rất lớn các ca khám - chữa bệnh thì chắc chắn có tai biến...”.
Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng!
“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác. Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp QH, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn QH” - ĐBQH Lê Như Tiến phát biểu về chống tham nhũng.
“Vinacho”, “Vinachia”…
“Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là “Vinacho”, và bên cạnh là “Vinachia”. Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước” - ĐBQH Dương Trung Quốc bình luận về Vinashin.
Mỗi phút QH họp tốn 2 triệu đồng
“Trong buổi tập huấn cách đây 1 năm, một chuyên gia cho biết 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường là Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng. Như vậy, bình quân một ngày họp mất 1 tỉ đồng” - ĐBQH Trần Quốc Tuấn phát biểu trong phiên thảo luận về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

-Nhạc chế “Chuyện buồn người cướp bia” khiến dân mạng não lòng
-
Dựa trên nhạc nền bài dân ca “Chuyện tình bên ao cá”, tác giả Hồ Minh Tài thực hiện clip bản nhạc chế tố cáo hành vi cướp bia trắng trợn của hàng trăm người dân ở Biên Hòa vừa qua.
Chiều ngày 4.12, tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp (thuộc KP.1, P.Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), chiếc xe tải chở hàng ngàn két bia Tiger do tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê Bình Định) điều khiển từ TP.HCM đi TP. Phan Thiết ôm cua vòng xoay Tam Hiệp và thắng gấp. Khi 1,5 ngàn thùng bia bị đổ xuống đường, hàng trăm người dân đã lao vào hôi của, thậm chí có cả người mang xe ba gác ra chở bia mặc tài xế và lơ xe van xin, than khóc.
Phẫn nộ trước hành vi cướp bia trắng trợn và thái độ thờ ơ trước người gặp nạn của người dân ở Biên Hòa, Hồ Minh Tài đã tung ra clip nhạc chế đả kích họ.

Có một chuyện xảy ra mà ai cũng phải kêu ca… Hết chị lại đến anh, ùa vô để kiếm thùng bia. Thấy ai cung luôn tười cười, làm như là quà đem phát ra cho. Mà đâu ai để ý, có người đứng khóc mặt đau. Còn ông đâu biết người ta, đứa ôm, đứa vào đâu ai thèm nhìn ông.
Giờ đây còn gì nữa đâu, nhân cách con người. Không lẽ con người, không ai còn nhân tính. Không giúp đã đành, giờ còn cướp người ta. Trách sao cuộc đời lắm người thời cơ. Ông lão nhìn xe, hỏi bia mình đâu”.
Những ca từ trong bản nhạc chế này khiến người nghe phải não lòng.

Với nội dung mang tính thời sự và phê phán vấn nạn hôi của, bản nhạc chế của Hồ Minh Tài nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cư dân mạng.
Được biết, Hồ Minh Tài cũng là tác giả một số clip nhạc chế từng gây sốt khác như Scandal Showbiz, cải biên “Ru lại câu hò” bằng tên 100 nghệ sỹ Việt, khóc thương cho đoàn làm phim Bụi đời chợ Lớn, cô gái 27/7….
Hồng Quân
Xem thêm:
-Treo băng rôn 'xấu hổ' về hành động 'hôi bia' ở Biên HòaThanh Niên
(TNO) Tấm ảnh một người dân treo băng rôn bày tỏ sự xấu hổ trước vụ 'hôi bia' ở Biên Hòa (Đồng Nai) trưa 4.12 đang được cư dân mạng lan truyền rộng rãi. >>

Bức ảnh một người dân treo băng rôn bày tỏ sự xấu hổ trước vụ 'hôi bia' ở Biên Hòa đang được cư dân mạng lan truyền - Ảnh: Chụp màn hình Facebook

Bức ảnh chụp một người dân đang treo tấm băng rôn với nội dung "Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã "cướp vài lon bia" ở đây trưa ngày 4.12".
Bức ảnh này được cho là chụp tại địa điểm xảy ra vụ "hôi bia" diễn ra tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) cách đây vài ngày khi một xe chở bia gặp nạn trên đường.
Hình ảnh này lập tức được lan truyền với tốc độ chóng mặt ở nhiều trang fanpage, diễn đàn và được nhiều cư dân mạng chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Đa số ý kiến đều tỏ ra đồng tình với nội dung tấm băng rôn này. "Tôi thấy chịu thái độ này. Tự dân mình dạy lại nhau, biết tự vấn, tự nhục, chứ không nhảy xổ vào cay cú phản công khi bị chửi", nickname Trác Thúy Miêu chia sẻ.
Còn nickname Đinh Minh Phương viết trên Facebook: "Thà làm vậy may ra ý thức người dân mới khá lên được, chứ như bây giờ thì... nhục dài dài".
Bên cạnh đó, một số người cho rằng thay vì chỉ trích hành động của những người "hôi của" này thì hãy tìm cách giúp tài xế, nạn nhân của vụ việc trên.
Trước đó, vụ người dân "hôi bia" ở Biên Hòa đã khiến dân mạng vô cùng bức xúc. Một số người còn chế ảnh "đá xoáy" những người đi tranh bia rơi trên đường.
Không ít người dân Biên Hòa cũng chia sẻ trên trang cá nhân rằng bản thân họ cũng cảm thấy xấu hổ khi việc này diễn ra ngay tại quê nhà của mình.
 

Dân mạng bình luận về hành động treo băng rôn "tự xấu hổ" này - Ảnh: Chụp màn hình

Trưa 4.12, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), một xe chở bia gặp nạn trên đường, hàng trăm người dân lao tới hôi của trong sự bất lực của tài xế. Ngoài số bia chai bị vỡ, 90% số bia chai và bia lon còn lại đã bị người dân lấy mất.

Đây không phải là vụ việc xảy ra lần đầu. Đã có nhiều vụ hôi của như thế xảy ra trên nhiều địa phương cả nước. Có thể kể đến những vụ việc trong năm nay như vụ giành giật tiền của người bị cướp, rơi vãi ra đường ở TP.HCM, vụ lấy dứa ở Hà Nam, vụ "hôi bia" ở ngã tư An Sương (TP.HCM), vụ "hôi dầu" ở Ninh Bình và Đồng Nai…

“Bãi chiến trường” còn lại sau cuộc hôi của ở Đồng Nai mới đây - Ảnh: Lê Lâm
Ngát Ngọc ...
Dân Biên Hòa bày tỏ sự xấu hổ trước vụ hôi của
Vụ hàng trăm người hôi của ở Đồng Nai: "Đổ bia, trôi liêm sỉ"
Người nước ngoài sửng sốt trước chuyện “hôi bia”
-“Hôi của” không còn là chuyện lạ
- Những khuôn mặt rạng rỡ vì hôi được bia ở Đồng Nai (VNE).- Ăn giựt của kẻ khó, tốt lành gì mà cười mãn nguyện! (NLĐ).- “Văn hóa” chụp giựt (NLĐ). – Hôi của và ăn bẩn (TN). – Lật xe tải, hàng trăm thùng nước lăn khắp đường. Người “hôi” của – họ đang ở đâu trong thuyết tiến hóa (MTG 6-12-13)

 - -


-Đám đông lao ra hôi tiền rơi trên quốc lộ 1A
Một xấp tiền 100.000 đồng của một người dân rớt xuống đường bị gió thổi bay tứ tung. Chỉ trong tích tắc, một đoàn người từ lề đường nhào ra nhặt tạo nên cảnh hỗn loạn. Video do độc giả An Huỳnh chia sẻ.

Xông vào hôi của thanh niên gặp nạn giữa đường
Cộng đồng sốc chuyện ‘hôi' tiền 500.000 của người bị cướp


Sự việc diễn ra vào lúc 12h40 ngày 29/11, trên Quốc lộ 1, gần chợ Đầu Mối (quận Thủ Đức, TP HCM). Một người đàn ông (đội mũ lưỡi trai) rơi một xấp tiền 100.000 đồng xuống đường, bị gió thổi bay tứ tung. Chỉ trong tích tắc, hàng chục người từ lề đường nhào ra nhặt. Thậm chí cả tài xế và lơ xe tải cũng dừng lại giữa đường đang lưu thông để lượm tiền, tạo nên một khung cảnh hỗn loạn.

Trong số hàng chục người đó, tôi thấy chỉ có duy nhất một anh tài xế của xe khách là dừng xe, nhảy xuống phụ lượm tiền đưa lại cho người chủ.

11-9614-1385740413.jpg
12-2690-1385740413.jpg
-Hôi của - bệnh vô cảm khó chữa
Thay vì giúp đỡ nạn nhân giữa đường, không ít người lại đua nhau giành giật nhặt tài sản... bị rơi vãi.
 Đây là hành động phổ biến không ít của người dân khi có những sự cố này xảy ra. Thay vì thấy buồn lòng và chung tay giúp đỡ người ta lại vui vẻ, hồ hởi và nhanh tay giành giật, lén trộm mang về làm của riêng mình. Hành động này thực sự hết sức vô cảm. Những người này chỉ biết cho mình còn của cải của người khác thì thế nào? Thật đáng buồn thay.

Giữa tháng 10, một người đàn ông tại quận 3, TP HCM, bị trộm móc túi, đánh rơi hàng chục triệu trên đường. Nhiều người dân tranh thủ xông vào nhặt tiền rơi bỏ túi mình. Ảnh: FB Người Sài Gòn.

Giữa tháng 10, một người đàn ông tại quận 3, TP HCM, bị trộm móc túi, đánh rơi hàng chục triệu trên đường. Nhiều người dân tranh thủ xông vào nhặt tiền rơi bỏ túi mình. Ảnh: FB Người Sài Gòn.


Tháng 7, ôtô chở bia ngang qua quận 12, TP HCM, thì gặp tai nạn, 1.200 chai bia bị người đi đường cướp sạch. Ảnh:FB Người Sài Gòn.


Sự việc tương tự xảy ra giữa tháng 3, hàng chục người dân xúm vào "hôi" dầu nhớt khi xe tải chở dầu bị lật trong khi lưu thông trên quốc lộ 1A. Ảnh: PetroTimes.


Tháng 8/2012, xe tải chở hơn 20 tấn thức ăn hỗn hợp dành cho vịt lật nhào xuống ruộng tại Bình Định. Sau khi tai nạn xảy ra, nhiều người dân xông vào giành đồ trên xe. Ảnh: VTC.


Tháng 4/2012, xe chở dứa bị lật ngửa do thắng gấp trên quốc lộ 1A qua huyện Duy Tiên, Hà Nam, và không thoát khỏi màn thu nhặt dứa rơi vãi của người dân xung quanh. Ảnh: FB Người Hà Nội.


Cuối tháng 7/2011, xe tải chở hoa quả bị lật tại Quảng Bình, nhiều người dân xông vào lượm lặt đồ vương vãi đem về nhà ăn hoặc bán. Ảnh: VTC.



Đầu năm 2011, xe tải bị tai nạn lật, hàng trăm thùng bia trên xe đổ tràn ra quốc lộ 1A đoạn qua cầu Bến Thủy, Nghệ An. Nhiều người dân lợi dụng sự cố mang các thùng bia về nhà làm của riêng. Ảnh: FB Tin nhanh.


PGS.TS Lê Quý Đức, Viện Văn hóa phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính TP HCM, nhận định có thể xem hành vi hôi của như hành động nhỏ nhưng lại thể hiện một vấn đề trầm trọng trong ý thức của một bộ phận người Việt Nam: Tâm lý tiểu nông, tiểu kỷ, tàn dư của nền kinh tế sản xuất nhỏ.

Nhiều người khi thấy xe chở xăng, bia, hoa quả gặp tai nạn bị lật đổ hàng hóa, nghĩ rằng đó là của công; cộng thêm tâm lý thấy người khác lao vào nhặt nhạnh, mình cũng phải làm theo kẻo mất phần. Không ít người vì tham chút lợi nhỏ đã coi thường tính mạng bản thân và người khác, liều lĩnh tranh giành với đám đông. "Để trị căn bệnh này, không chỉ dựa vào kinh tế, xã hội, mà còn phải giáo dục thay đổi nếp nghĩ của người dân trong suốt thời gian dài", TS Đức chia sẻ.
Theo Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, những người hôi của người bị nạn sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 7 triệu đồng.http://vitalk.vn/threads/bo-tay-voi-benh-hoi-cua-can-benh-vo-cam-kho-chua-cua-nguoi-dan.13496/

Văn hóa xếp hàng - câu chuyện nhức nhối của người Việt

Văn hóa ăn uống 'thảm họa' của một bộ phận người Việt
-Trung Quốc: Quay được cảnh đua nhau “hôi” tiền rơi giữa đường
(Dân trí) - Một người đàn ông Trung Quốc đã mất gần như toàn bộ tiền lương dành dụm cả năm sau khi vô tình đánh rơi trên đường và bị những người đi ngang qua “hôi của”.
Cảnh hôi tiền trên đường phố Thượng Hải
Cảnh "hôi tiền" trên đường phố Thượng Hải
Xiaoliang Qin, 31 tuổi, một lao động di cư ở tỉnh An Huy, đã rút số tiền 18.000 Nhân dân tệ (2.890 USD) từ một ngân hàng tại Thượng Hải và định sử dụng số tiền để về quê đón Tết nguyên đán.
Tuy nhiên, khi đi đang ngang một ngã tư ở Thượng Hải, Qin đã không may đánh rơi túi tiền, khiến những tờ tiền 100 nhân dân tệ bay tứ tung.
Khi nhìn thấy tiền rơi, những người đi bộ và các tài xế đã đổ xô nhặt tiền và bỏ vào túi. Hình ảnh người đi đường đua nhau nhặt tiền trên đường phố đã bị các camera an ninh ghi lại.
Một người đàn ông thậm chí còn suýt bị ô tô đâm khi đang nhặt tiền.
“Tôi đã hét lên “Đừng nhặt chúng. Đó là toàn bộ tiền lương cả năm của tôi. Tôi cần nó cho dịp Tết. Tôi không thể đón Tết nếu không có số tiền đó. Các bạn sở hữu ô tô riêng, tại sao lại dừng xe và lấy tiền của tôi”, Qin kể lại.
Qin đã cố gắng nhặt nhưng cũng chỉ thu hồi được một ít. Người đàn ông 31 tuổi cho biết chỉ có 3 công nhân quét rác trả lại anh số tiền 700 Nhân dân tệ.
Qin sau đó đã liên lạc với cảnh sát nhờ trợ giúp. Khi cảnh sát tới nơi, họ nhìn thấy Qin đang quỳ ối và khóc.
Với sự trợ giúp của các nhà chức trách, Qin đã nhận lại được khoảng 7.800 Nhân dân tệ.
Kênh truyền hình Shanghai TV đưa tin, trước hoàn cảnh khó khăn của Qin, hơn 300 cư dân mạng hào phóng đã đề nghị trợ giúp tài chính để anh có thể đón một cái Tết ấm no.
Xem video:


An BìnhTheo Telegraph- Trung Quốc: Tranh nhau nhặt tiền rơi của người về quê ăn Tết (VNE). - Tiền – Yếu tố chọn chồng của 80% phụ nữ Trung Quốc (Infonet).

- Vụ cướp tiền gây lo ngại về ý thức cộng đồng

Hình của báo Tuổi Trẻ
Bài báo của tờ Tuổi
Trẻ khiến nhiều độc giả
ngao ngán
Truyền thông Việt Nam tường thuật về một vụ cướp tiền "kỳ lạ" như dấu hiệu lo ngại về hiện trạng đạo đức xã hội.
Theo Bấm báo Tuổi Trẻ, một người đang đi xe máy thì bị hai kẻ phóng xe từ phía sau định giật giỏ xách.
Nhưng người này giữ chặt giỏ xách nên ý định cướp giật không thành.
Ngỡ là may mắn, nhưng người này không ngờ những gì sắp diễn ra nằm ngoài tưởng tượng của ông.
Báo Tuổi Trẻ cho biết vì sự giằng co, túi của người đàn ông "bị rách toạc và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường".

"Những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượm mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn."
Vụ việc xảy ra buổi chiều ngày 16/06 trên đường An Dương Vương ở TP. HCM, và số lượng người tham gia "hôi của" được ước tính khoảng 30 người.
Các diễn đàn trên mạng internet bày tỏ sự thất vọng và buồn trước cách hành xử của đám đông.
Một người Bấm bình luận câu chuyện thể hiện xã hội bây giờ là "Cá lớn nuốt cá bé, sơ hở là thịt luôn."
Ở một Bấm diễn đàn khác, có người ngao ngán so sánh với người Nhật Bản, thường được nhiều người Việt xem là hình mẫu đạo đức: "Việt Nam mình 1000 năm nữa cũng không văn minh được như người Nhật! ý thức không bằng đứa trẻ con!"
Trong cuộc tranh luận về ý thức cộng đồng, một người Bấm nhận định: "Một xã hội có quá nhiều bất cập đã sinh ra những hiện tượng thế này. Đáng buồn thay những hiện tượng kiểu như thế này lại có rất nhiều."


-- Một vụ “hôi của” quá vô cảm trên đường phố (Dân trí).
15 giờ chiều 16/6, một người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã năm An Dương Vương (đoạn giao nhau của các đường An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh thuộc phường 8 và 9, quận 5, TP.HCM) thì bị hai tên cướp đi xe máy từ phía sau giật giỏ xách.
Nhờ nhanh trí, người đàn ông này giữ chặt giỏ xách của mình nên hai tên cướp không giật được phải đành tẩu thoát.

Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên giỏ xách của người đàn ông bị rách toạc và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường.

Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượm mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn.

Chỉ trong vòng chưa tới hai phút, số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào túi của những người “hôi của” quá vô tâm và đi mất. Không biết những người lượm tiền có biết đó là tiền của người đàn ông đó hay không, hay là nghĩ đó là tiền... từ trên trời rơi xuống?

Người đàn ông bị nạn


Những người đi xe máy và xe đạp chung quanh tranh nhau lượm tiền


Cảnh hỗn loạn giữa đường do vụ "hôi của" gây ra

Sự việc trên đã gây ra một quang cảnh rất hỗn loạn và nguy hiểm ngay giữa lòng đường An Dương Vương với số lượng người tham gia “hôi của” ước tính hơn 30 người.

Một người tài xế lái taxi chứng kiến cảnh “hôi của” trên đã ngao ngán: “Người ta bị nạn không giúp đỡ thì thôi chứ sao lại tranh nhau cướp tiền của họ như vậy. Quá vô cảm!”.

Theo Lê Nguyễn Trường Giang

Tổng số lượt xem trang