Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Ngân hàng thế giới: điều tồi tệ nhất đã không xảy ra đối với Việt Nam

Financial Times--Ben Bland
Ngày 2 tháng 6 năm 2011
Lạm phát của năm nay đã tăng tới mức 20% và chưa dừng lại, thâm hụt thương mại ngày càng lớn và đã xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của sự kiệt quệ tài chính trong khu vực bất động sản. Thế nhưng theo Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam đã thoát được điều tồi tệ nhất của cơn bất ổn kinh tế vĩ mô gần đây.
Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội hôm Thứ Năm, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Deepak Mishra đã cho rằng nền kinh tế của Việt Nam hiện “đang có chiều hướng giảm dần sự bất ổn”.

Ngân hàng Thế giới cho tới thời điểm này đang giữ 8 tỉ đô la số dư các khoản vay dành cho Việt Nam đã cho rằng Việt Nam đang lấy lại lòng tin nhờ đã thực hiện thành công (cho tới nay) gói giải pháp thắt chặt tiền tệ và chống đô la hóa [dollarisation] để ngăn chặn nền kinh tế bị phá sản, được gọi là Nghị quyết 11.
Lần đầu tiên sau 37 tháng, tỉ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và tiền đồng do các ngân hàng bán ra đã thấp hơn so với tỉ giá hối đoái chính thức do ngân hàng nhà nước quy định, ông Mishra nói. Và mức chênh lệch lãi suất của trái phiếu chính phủ của Việt Nam [sovereign bonds] đã được rút xuống tới mức thấp hơn so với các mức trung bình ở các thị trường mới nổi [emerging markets].
Cho tới lúc này thì mọi việc đều ổn. Nhưng bởi vì Việt Nam nổi tiếng vì cái điều mà một nhà phân tích trước đây đã ví von là “hoạch định chính sách giống như con nít chơi trò đập chuột chũi” [whach-a-mole – tức trong một thời gian giới hạn cứ nhanh tay đập được cái gì là đập, rất thụ động] cho nên câu hỏi then chốt về Nghị Quyết 11 được ban hành hồi tháng Hai vẫn tiếp tục còn đó ấy là liệu chính phủ có tiếp tục duy trì được hướng đi của mình hay không.
Giống như mọi tổ chức tài chính giỏi giang, Ngân hàng Thế giới đang chơi trò nước đôi trong mặt trận này. Với việc chính phủ chịu sức ép từ một số tập đoàn đòi giảm các lãi suất đã tăng vọt lên tới 14%, Mishra cảnh báo rằng chính phủ Việt Nam không được “tuyên bố thắng lợi quá sớm’ trong cuộc chiến vì sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Ông Mishra cũng kêu gọi chính phủ làm nhiều hơn nữa để kìm cương đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước thì mới chứng tỏ được sự tiến bộ cụ thể trong công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải thiện được những cầu nối với thị trường.  
Một vài nhà phân tích có thể sẽ không đồng ý rằng gói giải pháp nói trên là tuyệt đối cần thiết cho dù Việt Nam cuối cùng sẽ chế ngự được lạm phát và khôi phục lại niềm tin trong trung hạn dành cho tiền đồng đang ốm yếu. Song, việc cắt giảm chi tiêu và kìm cương các doanh nghiệp nhà nước là những thách thức mang tính chính trị nhiều hơn là mang tính kinh tế.
Và rất nhiều cải cách quan trọng đã bị đình trệ khi mà Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo vẫn cứ tiếp tục dây dưa không chịu đổi mới chính trị. Phải đến cuối tháng Bảy/đầu tháng Tám tới thì tân chính phủ mới được quốc hội vừa được bầu chấp thuận, mất hơn một năm trời kể từ khi bắt đầu diễn ra thực sự cuộc tranh giành ưu thế.
Một số nhà đầu tư cho rằng sau khi các tân bộ trưởng đã ổn định chỗ ngồi xong xuôi thì họ kỳ vọng sẽ thấy chính phủ sẽ bắt tay vào giải quyết một loạt những vấn đề quan trọng từ vấn đề cải thiện thị trường chứng khoán không có tính thanh khoản cho tới phá sản vì vỡ nợ ở Vinashin, một tập đoàn đóng tàu quốc doanh đang ở trong tình trạng rối loạn. Nhiều nhà phân tích cho rằng suy nghĩ này hầu như chỉ là một sự mơ tưởng hão huyền.
Ngay cả nếu như chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đủ ý chí để thực hiện thành công những cải cách quan trọng thì Việt Nam vẫn không chắc sẽ lấy lại được tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm là hơn 7% mà họ đã có được trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Mishra cảnh báo.
Ông Mishra cho rằng tăng trưởng GDP năm nay sẽ ở mức 6 đến 6,5% là mức thấp nhất do chính phủ đề ra và sẽ tăng nhẹ vào năm 2012. 
Sau không đầy 5 năm cứ tăng trưởng nhanh rồi lại phá sản rồi lại tăng trưởng nhanh rồi lại phá sản thì giờ đây hầu hết các nhà đầu tư và người dân chắc chắn sẽ hiểu được sự ổn định buồn tẻ của những ngày tháng trước đây thực chất là gì.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
- Good darning, Vietnam (The Economist)- Kinh tế VN ‘đã chạm đáy bất ổn’  —  (BBC).

Tổng số lượt xem trang