--Thêm doanh nhân vào Quốc hội VN BBC
Hai chị em doanh nhân giàu có cùng trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Theo kết quả bầu cử được công bố hôm nay, ông Ðặng Thành Tâm đạt tỷ lệ 57,82% số phiếu hợp lệ ở đơn vị bầu cử tại TP. HCM và bà Ðặng Thị Hoàng Yến đạt tỷ lệ 62,36% số phiếu hợp lệ ở tỉnh Long An.
Ông Tâm là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2007 và gia đình ông thuộc số những người giàu nhất Việt Nam hiện nay.
Thống kê nói trong số 500 nhà lập pháp vừa được bầu, có 40 doanh nghiệp.
Quốc hội mới, sẽ họp lần đầu trong tháng Bảy, sẽ có 42 người không thuộc Đảng Cộng sản và có bốn người tự ra ứng cử.
Giới quan sát nhận định qua cuộc bầu cử lần này, Việt Nam đi một bước nhỏ theo mô hình Trung Quốc đưa doanh nhân vào guồng máy chính trị do Đảng Cộng sản dẫn dắt.
Theo tính toán của hãng tin Bloomberg, số cổ phiếu của ông Đặng Thành Tâm lúc này trị giá khoảng 102 triệu đôla Mỹ.
Trả lời Bloomberg qua điện thoại hôm nay, ông Tâm nói: "Với kinh nghiệm kinh doanh, các doanh nhân có thể đóng góp giúp chính sách kinh tế có đột phá."
Hai chị em doanh nhân giàu có cùng trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Đó là ông Đặng Thành Tâm chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), cùng chị, bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA).Theo kết quả bầu cử được công bố hôm nay, ông Ðặng Thành Tâm đạt tỷ lệ 57,82% số phiếu hợp lệ ở đơn vị bầu cử tại TP. HCM và bà Ðặng Thị Hoàng Yến đạt tỷ lệ 62,36% số phiếu hợp lệ ở tỉnh Long An.
Ông Tâm là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2007 và gia đình ông thuộc số những người giàu nhất Việt Nam hiện nay.
Thống kê nói trong số 500 nhà lập pháp vừa được bầu, có 40 doanh nghiệp.
Quốc hội mới, sẽ họp lần đầu trong tháng Bảy, sẽ có 42 người không thuộc Đảng Cộng sản và có bốn người tự ra ứng cử.
Giới quan sát nhận định qua cuộc bầu cử lần này, Việt Nam đi một bước nhỏ theo mô hình Trung Quốc đưa doanh nhân vào guồng máy chính trị do Đảng Cộng sản dẫn dắt.
Theo tính toán của hãng tin Bloomberg, số cổ phiếu của ông Đặng Thành Tâm lúc này trị giá khoảng 102 triệu đôla Mỹ.
Trả lời Bloomberg qua điện thoại hôm nay, ông Tâm nói: "Với kinh nghiệm kinh doanh, các doanh nhân có thể đóng góp giúp chính sách kinh tế có đột phá."
Như đã dự đoán, toàn bộ 12 bộ trưởng đương nhiệm trong Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều trúng cử vào Quốc hội khóa XIII.
Bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được nói là 'trúng cử với số phiếu bầu rất cao'. Ông Nguyễn Phú Trọng, ứng viên tại đơn vị bầu cử số 1 gồm ba quận của thủ đô Hà Nội, đạt 85,63% phiếu bầu.Trong các thành viên Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đạt tỷ lệ phiếu bầu cao nhất là 95,51% còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt 95,38%.
Trong khi đó chỉ có bốn trong số 15 nhân vật tự ứng cử đủ phiếu bầu trở thành đại biểu Quốc hội, và con số đại biểu ngoài Đảng Cộng sản là 42, ít hơn khóa XII.
15 trong số 182 ứng viên được Trung ương giới thiệu cũng không đủ phiếu bầu, nhiều hơn khóa trước.
Đó là một vài con số thống kê được công bố trong phiên họp báo sáng thứ Sáu 03/06 của Hội đồng Bầu cử Trung ương.
'Bảo đảm dân chủ'
Tại đây, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên cho hay tổng cộng 500 ghế đại biểu Quốc hội đã được bầu chọn đủ.Tỷ lệ đại biểu chuyên trách được biết sẽ là 33%, tăng so với khóa XII.
Ông Tuyên được dẫn lời đánh giá cuộc bầu cử "thành công, bảo đảm dân chủ", cho dù "các thế lực thù địch tiếp tục hoạt động gây rối chống lại chính quyền và tuyên truyền đòi tẩy chay bầu cử".
Tuy nhiên trước khi bầu cử diễn ra hôm 22/05, một số nhân vật tự ứng cử đã cáo buộc quá trình hiệp thương và lấy ý kiến cử tri xảy ra nhiều sai phạm.
Trong số 83 người tự ứng cử qua ba vòng hiệp thương chỉ có 15 người lọt vào danh sách chót, chiếm 1,64% tổng số ứng viên.
Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này là 99,51%. Ở bốn tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, tỷ lệ này đạt 99,9%.
Quốc hội khóa XIII sẽ họp phiên đầu tiên vào tháng Bảy này, với nghị trình tập trung lựa chọn dàn nhân sự cao cấp cho Chính phủ và Nhà nước.
- 15 ứng viên TƯ trượt đại biểu QH khóa XIII
(Dân trí) - Trong danh sách 500 người trúng cử đại biểu QH khóa VIII "khuyết" tên 15 ứng viên do TƯ giới thiệu. Trong đó, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm UB Tư pháp của QH Lê Thị Thu Ba cũng không đủ tỷ lệ phiếu bầu cần thiết.
4 người tự ứng cử “trúng” Quốc hội đều là doanh nhân. Bà Châu Thị Thu Nga (SN 1965, kê khai học vị tiến sỹ) hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Xây dựng nhà đất ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3 Hà Nội (gồm quận Hà Đông, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy), trúng cử với tỷ lệ 61,79% phiếu bầu.
Ông Hoàng Hữu Phước (SN 1957, thạc sỹ, Giám đốc công ty cổ phần thương mại dịch vụ tư vấn đầu tư doanh thương Mỹ Á) ứng cử cùng đơn vị bầu cử với Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang (quận 1, quận 3, quận 4 - TP.HCM), trúng cử với 52,49% phiếu bầu.
Ông Nguyễn Minh Hồng (SN 1944, bác sỹ) là GĐ một bệnh viện đa khoa đạt 80,44% phiếu bầu tại đơn vị bầu cử số 4 của Nghệ An. Ông Hồng là đại biểu QH khóa XII tự ứng cử tiếp khóa này. Tại đơn vị bầu cử số 3 của tỉnh này, ông Phan Văn Quý (SN 1954, cử nhân Luật, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Thái Bình Dương) cũng trúng cử với tỷ lệ 63,06% phiếu bầu.
Tỷ lệ người tự ứng cử “trúng” Quốc hội khóa này như vậy chiếm 0,8%, cao hơn hẳn con số 1 người duy nhất tại QH XII.
Theo thống kê, trong tổng số 500 đại biểu, có 38 doanh nhân, tương đương 7,6%.
Các cơ cấu kết hợp khác: có 42 đại biểu ngoài Đảng (8,40%) trúng cử, ít hơn so với dự kiến và giảm 0,32% so với khóa cũ. Có 167 đại biểu tái cử, tăng 7 người so với dự kiến.
Tuy nhiên, trong số 182 ứng viên do TƯ giới thiệu, có 15 người giới thiệu về địa phương không trúng cử. Ủy viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm UB Tư pháp của QH Lê Thị Thu Ba nằm trong số này. Bà Thu Ba được bố trí ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3 của Bình Dương (thị xã Thuận An).
Tổng thư ký Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên tại buổi công bố kết quả bầu cử.
Tổng Thư ký hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên khẳng định, cuộc bầu cử đã thu kết quả tốt đẹp. Có tổng số 61,9 triệu/62,2 triệu cử tri đi bầu, đạt tỷ lệ 99,51%.
Kết quả bầu đại biểu Quốc hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ đều bầu đủ số lượng đại biểu được phân bố. Không có trường hợp bầu cử thiếu, bầu cử lại. Trong số 827 người ứng cử, đã bầu được đủ 500 đại biểu Quốc hội. Trong đó, đại biểu do TƯ giới thiệu 167 người, chiếm 33,4%, đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương 333 người (66,6%), số đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu là 333 người (66,6%). Đại biểu có trình độ trên đại học 229 người (45,8%), đại học 262 người (52,4%), dưới đại học 9 người (1,8%).
Kết quả bầu HĐND: cấp tỉnh bầu được hơn 3.800 người, thiếu 8 người so với chỉ tiêu, cấp huyện bầu được hơn 21.000 người, thiếu 47 người, cấp xã bầu được gần 288.000 người, thiếu gần 3.000 người.
Với kết quả trên, cấp tỉnh không đơn vị nào phải bầu lại, bầu thêm. Cấp huyện có 1 khu vực bỏ phiếu tại Hà Nội phải bầu lại, 14 đơn vị bầu cử ở 6 tỉnh (Bình Thuận 4 đơn vị, Đắk Lắk 3, Quảng Ngãi 3, Quảng Nam 2, Bắc Kạn 1, Đắk Nông 1) phải bầu thêm. Cấp xã có 9 khu vực bỏ phiếu ở 4 tỉnh phải bầu lại và 483 đơn vị bầu cử ở 22 tỉnh phải bầu thêm. Hội đồng bầu cử đang tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương kịp thời tổ chức việc bầu lại, bầu thêm.
P.Thảo
Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước trúng cử ĐBQH với tỷ lệ caoBáo Đất Việt
* 4 người tự ứng cử trúng ĐBQH khóa XIIIThanh Niên
24 giờ -VietNamNet -Lao động
-4 doanh nhân tự ứng cử trúng cử đại biểu Quốc hội VnEconomy -
Danh sách 500 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, trong đó có 4 doanh nhân tự ứng cử đã được công bố
▪ MINH THÚY
12:00 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
▪ MINH THÚY
12:00 (GMT+7) - Thứ Sáu, 3/6/2011
Danh sách 500 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, trong đó có 4 doanh nhân tự ứng cử, đã được công bố tại cuộc họp báo sáng nay (3/6).
Theo đó, trong tổng số 827 ứng cử viên, ứng viên do Trung ương giới thiệu có 167/182 người trúng cử (chiếm tỷ lệ 33,40%), ứng viên cư trú và làm việc tại địa phương có 333 người trúng cử (chiếm 66,60%), số đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu cũng là 333 người.
Đáng chú ý, so với khóa trước, tỷ lệ đại biểu dân tộc thiểu số, ngoài Đảng, trẻ tuổi đều giảm.
Đại biểu dân tộc thiểu số có 78 người (chiếm 15,6%), ít hơn 12 người so với dự kiến, giảm 2,05%; phụ nữ 122 người (chiếm 24,4%), ít hơn 28 người so với dự kiến, giảm 1,36%.
Có 42 người ngoài Đảng trúng cử (8,4%), ít hơn so với dự kiến, giảm 0,32% so với khóa 12. Tỷ lệ đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) có 62 người (12,4%), ít hơn 8 người so với dự kiến, giảm 1,39%.
Riêng đại biểu tái cử là 167 người (33,4%), tăng 7 người so với dự kiến, tăng 5,81% so với khóa 12.
Trong 500 vị trúng cử, có 4 người tự ứng cử, chiếm 0,8% và tăng 3 người so với khóa trước.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy, ông Phạm Minh Tuyên, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử đã cho biết danh tính cụ thể 4/15 vị tự ứng cử đã trúng cử vào Quốc hội. Điều đặc biệt, 4 vị này đều là doanh nhân.
Đó là bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất, được bầu tại Hà Nội.
Vị thứ hai là ông Hoàng Hữu Phước, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ tư vấn đầu tư doanh thương Mỹ Á, được bầu tại Tp.HCM.
Hai vị còn lại đều trúng cử tại Nghệ An. Gồm bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Minh Hồng (người tự ứng cử duy nhất đã trúng cử vào Quốc hội khóa trước). Doanh nhân Phan Văn Quý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn Thái Bình Dương (trụ sở tại Hà Nội) cũng đã được cử tri tín nhiệm.
Về số lượng doanh nhân đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa tới, bên lề cuộc họp báo, ông Tuyên cũng cho biết, tổng cộng có 38 người trúng cử trong số gần 100 doanh nhân được giới thiệu ứng cử (bao gồm cả 4 người tự ứng cử).
Danh sách những người trúng cử có tên ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn; ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư phát triển Hà Nội (Hà Nội); bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam; ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư U&I (Bình Dương); ông Đinh Huy Chiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công (Thái Nguyên)…
Trả lời các câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo, ông Phạm Minh Tuyên cho biết, kết quả kiểm phiếu là chính xác, đến hôm nay chưa có thông tin gì về việc kiểm phiếu lại. Thời điểm này, cũng chưa có khiếu nại gì về kết quả bầu cử vừa rồi, ông Tuyên nói.
Việc 15 ứng cử viên (trong đó có 1 vị là ủy viên Trung ương Đảng) do Trung ương giới thiệu không trúng cử, theo ông Tuyên, không phải những người không trúng cử là không tiêu biểu, vì có số dư lớn nên sẽ có 327 người (cả do Trung ương và địa phương giới thiệu) không trúng. Các ứng viên đều là những người tiêu biểu, và cử tri đã lựa chọn những người tiêu biểu nhất, ông Tuyên giải thích.
Phát biểu kết thúc cuộc họp báo, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên khẳng định, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ngày 22/5 vừa qua đã thành công tốt đẹp.
Kết quả cuộc bầu cử này sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 sẽ khai mạc vào nửa cuối tháng 7 tới đây.
Tại đây việc thẩm tra tư cách đại biểu sẽ được tiến hành, trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết về việc xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội.
Đại biểu hội đồng nhân dân ba cấp đều thiếu
Cũng theo công bố tại cuộc họp báo về kết quả bầu cử hội đồng nhân dân, số đại biểu được bầu ở cả 3 cấp đều thiếu.
Cấp tỉnh bầu được 3.821 người, thiếu 8 người; cấp huyện 21.077 người, thiếu 47 người; cấp xã 278.758 người, thiếu 2.962 người.
Trong số các đại biểu cấp tỉnh, có 113 đại biểu là người ngoài Đảng (5,44%), trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) là 255 người (10,44%); tự ứng cử là 2 người (0,80%); tái cử là 600 người (24,56%); dân tộc thiểu số là 503 người (20,59%); phụ nữ là 588 người (24,07%)…
Theo đó, trong tổng số 827 ứng cử viên, ứng viên do Trung ương giới thiệu có 167/182 người trúng cử (chiếm tỷ lệ 33,40%), ứng viên cư trú và làm việc tại địa phương có 333 người trúng cử (chiếm 66,60%), số đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu cũng là 333 người.
Đáng chú ý, so với khóa trước, tỷ lệ đại biểu dân tộc thiểu số, ngoài Đảng, trẻ tuổi đều giảm.
Đại biểu dân tộc thiểu số có 78 người (chiếm 15,6%), ít hơn 12 người so với dự kiến, giảm 2,05%; phụ nữ 122 người (chiếm 24,4%), ít hơn 28 người so với dự kiến, giảm 1,36%.
Có 42 người ngoài Đảng trúng cử (8,4%), ít hơn so với dự kiến, giảm 0,32% so với khóa 12. Tỷ lệ đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) có 62 người (12,4%), ít hơn 8 người so với dự kiến, giảm 1,39%.
Riêng đại biểu tái cử là 167 người (33,4%), tăng 7 người so với dự kiến, tăng 5,81% so với khóa 12.
Trong 500 vị trúng cử, có 4 người tự ứng cử, chiếm 0,8% và tăng 3 người so với khóa trước.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy, ông Phạm Minh Tuyên, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử đã cho biết danh tính cụ thể 4/15 vị tự ứng cử đã trúng cử vào Quốc hội. Điều đặc biệt, 4 vị này đều là doanh nhân.
Đó là bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất, được bầu tại Hà Nội.
Vị thứ hai là ông Hoàng Hữu Phước, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ tư vấn đầu tư doanh thương Mỹ Á, được bầu tại Tp.HCM.
Hai vị còn lại đều trúng cử tại Nghệ An. Gồm bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Minh Hồng (người tự ứng cử duy nhất đã trúng cử vào Quốc hội khóa trước). Doanh nhân Phan Văn Quý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn Thái Bình Dương (trụ sở tại Hà Nội) cũng đã được cử tri tín nhiệm.
Về số lượng doanh nhân đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa tới, bên lề cuộc họp báo, ông Tuyên cũng cho biết, tổng cộng có 38 người trúng cử trong số gần 100 doanh nhân được giới thiệu ứng cử (bao gồm cả 4 người tự ứng cử).
Danh sách những người trúng cử có tên ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn; ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư phát triển Hà Nội (Hà Nội); bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam; ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư U&I (Bình Dương); ông Đinh Huy Chiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công (Thái Nguyên)…
Trả lời các câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo, ông Phạm Minh Tuyên cho biết, kết quả kiểm phiếu là chính xác, đến hôm nay chưa có thông tin gì về việc kiểm phiếu lại. Thời điểm này, cũng chưa có khiếu nại gì về kết quả bầu cử vừa rồi, ông Tuyên nói.
Việc 15 ứng cử viên (trong đó có 1 vị là ủy viên Trung ương Đảng) do Trung ương giới thiệu không trúng cử, theo ông Tuyên, không phải những người không trúng cử là không tiêu biểu, vì có số dư lớn nên sẽ có 327 người (cả do Trung ương và địa phương giới thiệu) không trúng. Các ứng viên đều là những người tiêu biểu, và cử tri đã lựa chọn những người tiêu biểu nhất, ông Tuyên giải thích.
Phát biểu kết thúc cuộc họp báo, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên khẳng định, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ngày 22/5 vừa qua đã thành công tốt đẹp.
Kết quả cuộc bầu cử này sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 sẽ khai mạc vào nửa cuối tháng 7 tới đây.
Tại đây việc thẩm tra tư cách đại biểu sẽ được tiến hành, trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết về việc xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội.
Đại biểu hội đồng nhân dân ba cấp đều thiếu
Cũng theo công bố tại cuộc họp báo về kết quả bầu cử hội đồng nhân dân, số đại biểu được bầu ở cả 3 cấp đều thiếu.
Cấp tỉnh bầu được 3.821 người, thiếu 8 người; cấp huyện 21.077 người, thiếu 47 người; cấp xã 278.758 người, thiếu 2.962 người.
Trong số các đại biểu cấp tỉnh, có 113 đại biểu là người ngoài Đảng (5,44%), trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) là 255 người (10,44%); tự ứng cử là 2 người (0,80%); tái cử là 600 người (24,56%); dân tộc thiểu số là 503 người (20,59%); phụ nữ là 588 người (24,07%)…
(Dân trí) - Công bố kết quả cuộc bầu cử, Hội đồng cho biết cả nước đã bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử với tỷ lệ ủng hộ 85,63% trong khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là đại biểu đạt tỷ lệ ủng hộ cao nhất: 95,51%.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng trúng cử tại đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội (gồm quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ). Trong tổng số hơn 407.000 cử tri đi bầu, ông Trọng đạt tỷ lệ 85,63% số phiếu hợp lệ, là người trúng cử với số phiếu bầu cao nhất trong số 5 ứng viên tại đơn vị này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người thứ 2 bỏ phiếu tại khu vực bầu cử số 3 phường Nguyễn Du - Hà Nội.
Cũng tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trúng cử với tỷ lệ 77,38% số phiếu bầu.
Tại đơn vị bầu cử số 3 của Hải Phòng (gồm huyện An Lão, huyện Tiên Lãng, huyện Vĩnh Bảo, quận Kiến An, quận Dương Kinh), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trúng cử với tỷ lệ 95,38% số phiếu.
Tại đơn vị bầu cử số 1 của Hà Tĩnh (huyện Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Hương Khê và thành phố Hà Tĩnh), Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đạt 95,51% tỷ lệ ủng hộ trong số hơn 345.000 cử tri đi bầu. Phó Thủ tướng là đại biểu Quốc hội trúng cử với tỷ lệ ủng hộ cao nhất.
Tại TPHCM, thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cũng trúng cử với tỷ lệ 80,19%. Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nhận 73,32% số phiếu bầu.
Tổng Thư ký hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên khẳng định, cuộc bầu cử đã thu kết quả tốt đẹp. Có tổng số 61,9 triệu/62,2 triệu cử tri đi bầu, đạt tỷ lệ 99,51%.
Kết quả bầu đại biểu Quốc hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ đều bầu đủ số lượng đại biểu được phân bố. Không có trường hợp bầu cử thiếu, bầu cử lại. Trong số 827 người ứng cử, đã bầu được đủ 500 đại biểu Quốc hội. Trong đó, đại biểu do TƯ giới thiệu 167 người, chiếm 33,4%, đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương 333 người (66,6%), số đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu là 333 người (66,6%). Đại biểu có trình độ trên đại học 229 người (45,8%), đại học 262 người (52,4%), dưới đại học 9 người (1,8%).
Kết quả bầu HĐND: cấp tỉnh bầu được hơn 3.800 người, thiếu 8 người so với chỉ tiêu, cấp huyện bầu được hơn 21.000 người, thiếu 47 người, cấp xã bầu được gần 288.000 người, thiếu gần 3.000 người.
Với kết quả trên, cấp tỉnh không đơn vị nào phải bầu lại, bầu thêm. Cấp huyện có 1 khu vực bỏ phiếu tại Hà Nội phải bầu lại, 14 đơn vị bầu cử ở 6 tỉnh (Bình Thuận 4 đơn vị, Đắk Lắk 3, Quảng Ngãi 3, Quảng Nam 2, Bắc Kạn 1, Đắk Nông 1) phải bầu thêm. Cấp xã có 9 khu vực bỏ phiếu ở 4 tỉnh phải bầu lại và 483 đơn vị bầu cử ở 22 tỉnh phải bầu thêm. Hội đồng bầu cử đang tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương kịp thời tổ chức việc bầu lại, bầu thêm.
P.Thảo