Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Vụ PMU 18: VKSND Tối cao đã vi phạm tố tụng

Bị cáo Bùi Tiến Dũng - Ảnh: M. Quang
- VỤ PMU 18: Bùi Tiến Dũng lĩnh án 23 năm tù

(GDVN) – Sau mười ngày xét xử, TAND TP.Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong dự án cầu Bãi Cháy. Tổng mức án cho các bị cáo là: 49 năm. Dưới đây là những điểm nhấn trong 10 ngày qua:
 
 
Sau hơn 1 ngày nghị án xem xét các chứng cứ cùng các lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, vào chiều nay, ngày 06/7, TAND TP. Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo:
Bùi Tiến Dũng: 7 năm tù (tổng cộng các hình phạt trước là 23 năm tù) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Nguyễn Vũ Nam: 9 năm tù về tội tham ô tài sản.
 
Nguyễn Công Dũng: 6 năm tù về tội tham ô tài sản; Nghiêm Phú Sơn: 7 năm tù về tội tham ô tài sản; Lê Minh Giang: 6 năm tù về tội tham ô tài sản.
 
Nguyễn Hữu Minh: 4 năm tù về tội tham ô tài sản; Nguyễn Hữu Long: 5 năm tù về tội tham ô tài sản; Trần Đức Hùng: 3 năm tù về tội tham ô tài sản; Đỗ Kim Quý: 2 năm tù treo về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; 
 
Đồng thời các bị cáo bị cấm đảm nhiệm chức vụ 2 năm sau khi thực hiện xong bản án.
 
Hồ sơ vụ án: Chiếm đoạt gần 3,5 tỷ đồng
 
Dự án đầu tư xây dựng cầu Bãi Cháy trên quốc lộ 18 tại tỉnh Quảng Ninh có tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng và PMU 18 là đại diện chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, thi công dự án. Lợi dụng sơ hở trong quản lý và chi trả tiền lương nên Bùi Tiến Dũng đã tạo điều kiện cho Phạm Tiến Dũng và các bị cáo khác cùng cấu kết với nhau, lập khống danh sách 26 nhân viên tư vấn bổ sung, bảng thanh toán lương... để chiếm đoạt gần 3,5 tỷ đồng từ 8/2003 đến 2/2006.
 
Trong đó, Phạm Tiến Dũng cùng các đồng phạm chiếm hưởng 1,59 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cáo buộc các bị cáo đã dùng 500 triệu đồng để làm quà chia tay Phó TGĐ Đỗ Kim Quý khi về hưu và 100 triệu để tiếp các bạn học của Dũng “tổng” ở Quảng Ninh.
 
Đây là lần thứ 3 bị cáo Bùi Tiến Dũng phải ra hầu tòa. Trước đó, Bùi Tiến Dũng đã bị phạt 13 năm tù về tội đánh bạcđưa hối lộ; 3 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện tại, bị cáo Dũng đang thi hành 2 bản án này. 
 
Các bị cáo trước tòa chiều nay
Các bị cáo trước tòa chiều nay
 
Phần xét hỏi: Các bị cáo chối tội
 
Trong 4 ngày, HĐXX đã tiến hành xét hỏi, các luật sư thẩm vấn đối với các bị cáo và có lời đối chất của các nhân chứng - là đại diện của PMU18 để làm rõ các nội dung: Việc các bị cáo khi đang thực hiện dự án đã lập khống danh sách "nhân viên tư vấn bổ sung" nhằm chiếm đoạt hàng tỷ đồng và việc đưa cho Đỗ Kim Quý số tiền 500 triệu làm quà chia tay về hưu. 
 
Trong phần trả lời, các bị cáo đã chối tội, không thừa nhận hành vi của mình và đổ hết lỗi cho Phạm Tiến Dũng (đã chết). 
 
Ngay cả khi HĐXX muốn làm rõ việc: Trong buổi chia tay Đỗ Kim Quý, Bùi Tiến Dũng đã nói với Phạm Tiến Dũng đưa cho anh Quý 500 triệu làm quà chia tay thì có bị cáo cho rằng không nghe câu đó hoặc lúc đó mình đi ra ngoài nên không biết. Bản thân Bùi Tiến Dũng cũng cho rằng mình không nói câu đó. 
 
Và tất cả đều cho rằng, số tiền 500 triệu là do Phạm Tiến Dũng tự đưa cho Đỗ Kim Quý chứ bản thân mình không biết.
 
Phần tranh luận: Đổi tội danh và đề nghị hơn 70 năm tù
 
Khi phần tranh luận của phiên tòa bắt đầu, VKSND Tối cao đã quyết định chuyển tội danh truy tố bị cáo Bùi Tiến Dũng từ tham ô tài sản sang tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Sau đó, công tố viên đã đề nghị hơn 70 năm tù cho các bị cáo.
 
Trong phần này, các luật sư bào chữa cho các bị cáo đều đã trình bày rõ các quan điểm của mình: việc VKSND tối cao đề nghị chuyển tội danh của bị cáo này từ tham ô tài sản sang lợi  dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ dù có nhẹ hơn nhưng thiếu cơ sở, không thuyết phục và cần soạn lại cáo trạng; Hành vi của các bị cáo này không thể coi là chiếm đoạt tài sản mà chỉ là chiếm giữ và phía VKSND vẫn đưa việc này vào cáo trạng là vi phạm tố tụng.
 
Công tố viên vẫn bảo vệ quan điểm truy tố hành vi phạm tội của các bị cáo. Trước việc này, một vị luật sư bào chữa cho bị cáo Nghiêm Phú Sơn đã nói tại tòa rằng "tôi đã nếu vấn đề nhiều lần nhưng không được xem xét nên sẽ không nêu nữa."
 
Lời nói sau cùng: Kêu oan và biện minh
 
Trong lời nói sau cùng trước khi tòa nghỉ để nghị án, hầu hết các bị cáo đều không nhận tội: Bùi Tiến Dũng vẫn kêu oan; Đỗ Kim Quý, Nguyễn Vũ Nam, Nguyễn Hữu Minh thì thành khẩn nhận tội nhưng lại biện minh là do không biết và chỉ nhận một phần tội theo cáo trạng đã truy tố.
 
Chiều ngày 04/7, phiên tòa nghỉ sớm và  HĐXX đã nghị án trong một ngày rưỡi trước khi đưa ra lời tuyên án.
 
Tuệ Minh
 

-Luật sư vụ PMU 18: VKSND Tối cao đã vi phạm tố tụng

(GDVN) - Chiều ngày 04/7, phần tranh luận của phiên tòa xét xử Bùi Tiến Dũng và 8 bị cáo khác đã kết thúc. Các bị cáo vẫn không nhận tội hoặc chỉ nhận 1 phần.
Các bị cáo trước vành móng ngựa
Các bị cáo trước vành móng ngựa
Phần tranh luận của phiên tòa diễn ra khá căng thẳng.
Luật sư Ngô Ngọc Thủy bào chữa cho Bùi Tiến Dũng cho rằng việc VKS đề nghị chuyển tội danh của bị cáo này từ tham ô tài sản sang lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ dù có nhẹ hơn nhưng thiếu cơ sở và không thuyết phục.
Vị luật sư này cho rằng nếu chuyển tội danh như thế thì cần soạn lại cáo trạng. 
Công tố viên đã phủ nhận lại đề nghị này của phía luật sư.
Trong lời bào chữa khác, LS. Đào Hữu Đăng bào chữa cho bị cáo Nghiêm Phú Sơn đã nhiều lần trình bày quan điểm: Hành vi của các bị cáo này không thể coi là chiếm đoạt tài sản mà chỉ là chiếm giữ.
Việc Sơn nhận tiền là do làm theo lệnh của cấp trên và do đó không phải là đồng phạm. Thêm nữa, dù trong các lời khai nhận của Phạm Tiến Dũng là có bàn bạc với Sơn, nhưng Sơn nhất quyết không thừa nhận và cho rằng không có chứng cứ buộc tội. 
Cuối cùng vị luật sư này cho rằng VKSND tối cao vẫn đưa việc này vào cáo trạng là vi phạm tố tụng.
Phiên tòa nghỉ sớm và bắt đầu một ngày rưỡi nghị án. Dự kiến, đến chiều ngày 6/7, HĐXX sẽ tuyên án.
Trong lời nói sau cùng của các bị cáo trước khi tòa nghỉ để nghị án, hầu hết các bị cáo đều không nhận tội: Bùi Tiến Dũng vẫn khăng khăng kêu oan; Đỗ Kim Quý, Nguyễn Vũ Nam, Nguyễn Hữu Minh thì thành khẩn nhận tội nhưng lại biện minh là do không biết và chỉ nhận một phần tội theo cáo trạng đã truy tố.
Tuệ Minh
- Đề nghị phạt Bùi Tiến Dũng 11-12 năm tù

Sáng 1-7, đại diện Viện KSND Hà Nội đề nghị chuyển tội danh truy tố Bùi Tiến Dũng từ “tham ô tài sản” sang “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, đề nghị phạt bị cáo này 11-12 năm tù.
Tại phiên tòa xử vụ tham nhũng tại dự án cầu Bãi Cháy sáng nay, bị cáo Đỗ Kim Quý (nguyên phó tổng giám đốc PMU18) bị đề nghị mức án từ 2-3 năm tù về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Các bị can còn lại đều bị truy tố về hành vi tham ô tài sản. Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị phạt Nguyễn Vũ Nam (nguyên trưởng phòng triển khai dự án 6 - PID 6) từ 9-10 năm tù; Nguyễn Công Dũng (chuyên viên PID 6) từ 4-5 năm tù; Nghiêm Phú Sơn (phó phòng PID 6) và Lê Minh Giang (phó phòng PID 5) từ 6-7 năm tù; Nguyễn Hữu Minh (kỹ sư Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, giám đốc điều hành gói thầu BC1 tại dự án cầu Bãi Cháy) 16-17 năm tù; Nguyễn Hữu Long (giám đốc điều hành gói thầu BC3) 13-14 năm tù; Trần Đức Hùng (chánh văn phòng tư vấn dự án cầu Bãi Cháy) từ 3-4 năm tù.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, qua xét hỏi tại tòa cho thấy hành vi của Bùi Tiến Dũng không phạm vào tội tham ô tài sản mà phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vì vậy chuyển truy tố ở tội danh này là đúng người, đúng tội. Viện Kiểm sát cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo là nghiêm trọng nên cần phải có mức án phạt thích đáng để răn đe.
Trước đó, trong bốn ngày từ 27 đến 30-6 hội đồng xét xử, đại diện viện kiểm sát và luật sư đã tiến hành thẩm vấn các bị cáo nhằm làm rõ việc các bị cáo thực hiện dự án đã lập khống danh sách nhân viên tư vấn bổ sung nhằm chiếm đoạt hơn 3,4 tỉ đồng; việc chi 500 triệu đồng làm quà cho bị cáo Đỗ Kim Quý khi về hưu. Tuy nhiên, các bị cáo đều không thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Ngay sau phần Viện Kiểm sát luận tội, các luật sư bắt đầu bào chữa cho thân chủ của mình.
Theo MINH QUANG (TTO)

-Vụ PMU 18: Bộ GTVT hãy công khai bằng chứng!
28/06/2011 11:59:20
- Vụ PMU 18 đã khiến báo giới tốn không ít giấy mực. Nay Toà án Nhân dân Hà Nội đang xử Bùi Tiến Dũng, nhân vật số 2 của vụ PMU-18 và 7 đồng phạm về vụ việc liên quan tới PMU-18, vụ chiếm đoạt 3,4 tỷ đồng. Bộ Giao Thông Vận Tài (GTVT) bị triệu ra toà với tư cách nguyên đơn dân sự, người bị hại.

TIN LIÊN QUAN

Đại diện của Bộ GTVT đã không có mặt. Hội đồng xét xử đã công bố “công văn của Bộ GTVT từ chối tham gia với danh nghĩa nguyên đơn dân sự”.

Luật sư bào chữa cho Bùi Tiến Dũng cho rằng nhiều người và cơ quan của Bộ GTVT đã “rà soát, khấu trừ lại khoản chi trước thời điểm Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra khởi tố vụ án. Theo đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cầu Bãi Cháy hoàn toàn không bị thiệt hại. Bộ GTVT cũng không yêu cầu bồi thường thiệt hại và khẳng định mình không là nguyên đơn dân sự trong vụ án”.

Ông Bùi Tiến Dũng tại tòa. Ảnh DT
Ông Bùi Tiến Dũng tại tòa. Ảnh DT

Nếu đúng như luật sư nói, Bộ GTVT hãy đưa ra toàn bộ các văn bản nêu trên và công khai tất cả các bằng chứng của mình để chứng minh Bộ GTVT không bị thiệt hại về vụ 3,4 tỷ đồng.

Tiền mà Bộ GTVT chi cho PMU-18 là tiền của nhân dân (dù  là tiền vay ODA của nước ngoài, người dân vẫn phải đóng thuế để trả nợ). Như thế, nhân dân có thể yêu cầu Bộ GTVT (và tất cả các cơ quan nhà nước khác) công khai việc chi tiền của dân. Không thất thoát, không bị hại thì rất tốt. Nhưng để nhân dân tin, Bộ GTVT cần trưng ra tất cả các bằng chứng, chứng cứ về sự không thất thoát, không tổn hại đó và trả lời bất cứ đòi hỏi chất vấn tiếp theo của bất cứ công dân nào.

Làm như thế, uy tín của cơ quan nhà nước sẽ  tăng lên. Những người chưa tin sẽ thay đổi chính kiến của mình nếu Bộ GTVT trưng ra được các chứng cớ thuyết phục.

Đấy là cách làm văn minh. Bộ GTVT và các cơ quan nhà nước khác nên gương mẫu để tinh thần thượng tôn pháp luật được tôn trọng.

Nguyễn Quang A
- Vụ án tham nhũng dự án cầu Bãi Cháy: Bộ GTVT không đòi bồi thường thiệt hại (28/06)- Tranh cãi về “người bị hại” trong vụ tiêu cực tại PMU18 (Thanh niên). – XÉT XỬ VỤ TIÊU CỰC TẠI PMU 18: Bộ GTVT nói mình không bị thiệt hại tiền tỉ (PLTP). - Bộ GTVT từ chối tham gia với tư cách nguyên đơn dân sự (27/06)- Tại Việt Nam, cựu tổng giám đốc PMU 18 lại ra hầu tòa về tội tham ô RFI
Hôm nay, 27/06/2011, tại Hà Nội, Bùi Tiến Dũng, nguyên tổng giám đốc ban quản lý dự án PMU 18, thuộc bộ Giao thông Vận tải, cùng với 8 tòng phạm khác lại phải ra tòa. Lần này, các bị can phải trả lời về các hành vi tham ô, biển thủ công quỹ trong dự án ...
Xét xử vụ án thứ 3 liên quan đến PMU 18Đài Á Châu Tự Do
9 giới chức PMU18 lại ra tòa vì tham nhũng trong dự án xây cầu Bãi ...VOA Tiếng Việt
Phiên xử Bùi Tiến Dũng kéo dài 10 ngàyDân Trí
VietNamNet -Tuổi Trẻ -Thanh Niên



- Xét xử vụ án tham nhũng xảy ra tại dự án cầu Bãi Cháy: Bộ GTVT từ chối tham gia với tư cách nguyên đơn dân sự (Tuổi trẻ).  – Luật sư đề nghị hoãn xử vụ Tổng giám đốc PMU18 (VNN).
-9 giới chức PMU18 lại ra tòa vì tham nhũng trong dự án xây cầu Bãi Cháy

Theo tin AFP, Nguyên Tổng Giám đốc PMU 18, Bùi Tiến Dũng, và 7 người khác bị tố cáo tội tham ô.

Bị cáo thứ 9 bị truy tố về tội ‘tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có’.


Theo cáo trạng, các bị cáo đã khai khống, rút tiền tài trợ dự án để ăn chia với nhau. Ông Bùi Tiến Dũng bị tố cáo đã biển thủ hơn 3 tỷ đồng từ dự án này.

Tin tức trong nước cho hay ngoài bị cáo Dũng bị tạm giam, 8 người còn lại đang được tại ngoại. Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy có tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng được giao cho PMU 18 quản ý và thi công.

Năm 2007, ông Bùi Tiến Dũng từng bị tuyên án 13 năm tù về tội hối lộ và tổ chức đánh bạc bất hợp pháp.

Năm ngoái, bị cáo Dũng lãnh thêm bản án 3 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước vì cho dùng một số xe công cho việc tư, gây thiệt hại cho nhà nước lên tới 2,7 tỷ đồng.

Bê bối tham nhũng ở PMU 18 đã khiến Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Bình Minh phải từ chức và Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam.

Các nhà báo phanh phui vụ này bị bắt và bị đưa ra xét xử về tội ‘lạm dụng các quyền tự do dân chủ’.

Nguồn: AFP, Dantri
-Phiên xử Bùi Tiến Dũng kéo dài 10 ngày
(Dân trí) - Ngày làm việc đầu tiên phiên tòa xét xử vụ án tham ô trong dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, Bùi Tiến Dũng trình làng 3 luật sư có tiếng tham gia bào chữa cho mình. Nguyên Tổng GĐ PMU18 đã đứng trước vành móng ngựa không dưới 10 lần.
Lần hầu tòa này, Dũng “tổng” bị truy tố tội “tham ô tài sản”. Cùng đối mặt với tội danh này với ông Dũng còn 7 “bộ sậu” khác của BQL các dự án 18, Bộ GTVT: Nguyễn Vũ Nam - nguyên trưởng phòng Triển khai dự án 6 (PID 6); Nguyễn Công Dũng - chuyên viên PID 6; Nghiêm Phú Sơn - nguyên phó phòng PID 6; Lê Minh Giang - nguyên phó phòng PID 5; Nguyễn Hữu Minh - nguyên giám đốc điều hành gói thầu BC1; Nguyễn Hữu Long - nguyên giám đốc điều hành gói thầu BC3; Trần Đức Hùng - nguyên chánh văn phòng tư vấn dự án.
Ngoài Bùi Tiến Dũng đang thi hành bản án trước, các bị cáo đều tại ngoại.
Ngày làm việc đầu tiên, đại diện VKS đã công bố cáo trạng mới nhất (tháng 11/2010) truy tố các bị cáo. Không có thay đổi nhiều trong nhận định, quan điểm định tội của cơ quan công tố so với các bản cáo trạng đã bị trả, yêu cầu điều tra bổ sung trước đó.
Theo đó, dự án cầu Bãi Cháy được Thủ tướng phê duyệt tổng mức đầu tư gần 1.380 tỷ đồng. PMU18 được giao quản lý và thi công dự án. Lợi dụng vai trò là quản lý dự án, khi triển khai công việc được giao, Phạm Tiến Dũng (Trưởng phòng PID6) phát hiện có sơ hở trong việc quản lý và chi trả lương cho các nhân viên tại các gói thầu nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền nhà nước bằng việc lập khống danh sách nhân viên tư vấn.
Được sự đồng ý của Dũng “tổng”, Dũng “con” đã câu kết với một số cán bộ tại PMU18 và thông đồng với giám đốc điều hành các gói thầu BC1 và BC3 lập danh sách khống hàng chục nhân viên tư vấn. Bằng thủ đoạn này, từ tháng 3/2003 – 2/2007, nhóm “bộ sậu” PMU18 đã rút ruột được 3,4 tỷ đồng dự án để tư túi.
Trong số tiền lương khống được duyệt, Dũng “tổng” trực tiếp ký duyệt hơn 2,7 tỷ đồng lương, tạo điều kiện cho nhóm của Dũng “con” chiếm hưởng gần 1,6 tỷ đồng chia nhau. Trong số tiền chiếm đoạt được, Bùi Tiến Dũng đã chỉ đạo mang 500 triệu đồng làm “quà nghỉ hưu” cho nguyên Phó tổng GĐ Đỗ Kim Quý để mua sự im lặng. Theo cáo buộc của VKS, ông Quý biết rất rõ nguồn gốc bất chính của số tiền này nhưng vẫn nhận và sử dụng để mua xe ôtô riêng. Ông Quý do đó bị truy tố về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Mặc dù giữ vai trò chủ mưu nhưng Phạm Tiến Dũng đã chết trong quá trình tạm giam nên được đình chỉ, không truy tố.
Đây là lần thứ 3 Bùi Tiến Dũng bị truy tố trong “serie” tội trạng phạm phải trong quá trình lãnh đạo PMU18. Trong phần 1, phần 2 của vụ án, Dũng “tổng” đã lĩnh tổng cộng 16 năm tù cho 3 tội “đánh bạc”, “đưa hối lộ”, “cố ý làm trái”.
Chuẩn bị cho lần đối mặt với án tù lần này, Dũng “tổng” tiếp tục mời 3 luật sư tên tuổi: Ngô Ngọc Thủy, Hoàng Văn Dũng, Vũ Xuân Nam tham gia bào chữa tại tòa. Phiên tòa cũng có sự góp mặt 9 luật sư khác bảo vệ cho các bị cáo.
Chiều nay tòa bắt đầu tiến hành xét hỏi. Dự kiến, phiên xử kéo dài khoảng 10 ngày.
P.Thảo

-New graft trial for jailed Vietnam official (Straits Times)-
HANOI - NINE people went on trial for corruption in Vietnam on Monday, officials said, including a former transport ministry boss already jailed in connection with a scandal that shook the Communist regime.
Bui Tien Dung and eight other officials face charges in connection with the siphoning-off of 3.4 billion dong (now more than S$198,000) from a bridge-building project funded by foreign aid.
'Dung and seven men are accused of embezzlement,' said an official of the Hanoi People's Court, declining to be named, adding that the ninth accused was charged with using property acquired through crime.
Dung and his accomplices allegedly created a list of 26 fake employees supposedly working on the Bai Chay bridge in northern Quang Ninh province and pocketed their wages from 2003 onwards, the court official said.
It was not known which countries funded the project.
In Vietnam conviction for embezzlement can carry the death penalty in the most serious cases, or a jail term. -- AFP

- Nguyên Tổng Giám đốc PMU 18 hầu tòa trong vụ án tham ô tại dự án cầu Bãi Cháy Tầm Nhìn -
Theo Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 27/6, sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án tham ô trong quản lý dự án cầu Bãi Cháy liên quan đến nguyên Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng và 8 đồng phạm khác. 
Theo Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 27/6, sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án tham ô trong quản lý dự án cầu Bãi Cháy liên quan đến nguyên Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng và 8 đồng phạm khác. Phiên xử sẽ được mở từ ngày 27/6 tới ngày 6/7/2011. Hội đồng xét xử gồm 5 người do thẩm phán Lê Thị Hợp làm chủ tọa. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã cử 2 kiểm sát viên giữ quyền công tố trong phiên tòa này.


Trong số 9 bị cáo, có 8 trường hợp bị Viện kiểm sát truy tố về tội “tham ô tài sản”, gồm: Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Vũ Nam (nguyên Trưởng phòng triển khai dự án 6 - PID 6), Nguyễn Công Dũng (chuyên viên PID 6), Nghiêm Phú Sơn (phó phòng PID 6), Lê Minh Giang (phó phòng PID 5), Nguyễn Hữu Minh (kỹ sư Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, giám đốc điều hành gói thầu BC1 tại dự án cầu Bãi Cháy), Nguyễn Hữu Long (Giám đốc điều hành gói thầu BC3), Trần Đức Hùng (Chánh văn phòng tư vấn, dự án cầu Bãi Cháy). Riêng bị cáo Đỗ Kim Quý (nguyên Phó Tổng giám đốc) bị truy tố về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” (tội danh trước đó ông Quý bị truy tố là “không tố giác tội phạm”, về sau được đổi tội danh). Ngoại trừ Bùi Tiến Dũng bị tạm giam, 8 bị cáo còn lại đều được tại ngoại.

Theo cáo trạng, tháng 7/1998, Thủ tướng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Bãi Cháy trên quốc lộ 18 tại tỉnh Quảng Ninh với tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải được giao làm chủ đầu tư. Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18) là đại diện chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý và thi công dự án. Tuy nhiên, quá trình triển khai, các bị cáo có tên nêu trên đã cấu kết lập khống danh sách, chứng chỉ thanh toán lương cho nhân viên tư vấn bổ sung, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng...

Trong số tiền chiếm đoạt được, Bùi Tiến Dũng dùng 500 triệu đồng để làm quà chia tay Phó Tổng Gám đốc Đỗ Kim Quý khi về hưu. Mặc dù biết đây là tiền chiếm đoạt từ dự án nhưng ông Quý không nộp lại cơ quan chức năng mà dùng để sử dụng chi tiêu cá nhân. Vì vậy, ông Qúy bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.


Đây là vụ án thứ 3 ông Bùi Tiến Dũng bị xem xét trách nhiệm hình sự trong thời gian làm Tổng Giám đốc PMU 18. Trước đó, ông Dũng đã bị phạt 13 năm tù về tội “đánh bạc” và “đưa hối lộ”; 3 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Hiện tại, ông Dũng đang thi hành 2 bản án này./.

                                                                                                        Kim Anh
-Nguyên TGĐ PMU 18 hầu tòa vụ tham ô cầu Bãi Cháy

Tổng số lượt xem trang