Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Vụ phạt HS phơi nắng: Xử lý DN gây ô nhiễm thế nào?

Phụ huynh HS họp nhau để cùng phản đối xưởng gỗ cũng như việc xử lí của nhà trường với các em HS- - Vụ phạt 33 HS đứng nắng: "Chúng tôi không bênh xưởng gỗ!"(?)(GDVN) -
(GDVN) - Mục đích của việc cổ động thực chất là nhằm kêu gọi chính quyền đình chỉ hoạt động của các nhà máy chế biến gỗ, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn và để tạo áp lực, họ cho các cháu học sinh tham gia.
Đã kiểm tra và sẽ xử lý các xưởng gỗ trong nay mai!

Ông Nguyễn Hữu Thúy, bí thư xã Đình Xuyên cho biết: “Khoảng 22h ngày 7/5 người Đình Xuyên tổ chức cổ động vì môi trường, họ khua chiêng gõ trống ngay ở cổng nhà tôi rồi kéo ra UBND xã. Thấy các em học sinh cũng theo cha mẹ đi cổ động tôi mới điện thoại cho cô Hương hiệu trưởng trường tiểu học Đình Xuyên yêu cầu cô nhắc nhở các cháu không nên theo cha mẹ đi cổ động khuya mà ảnh hưởng đến việc ôn bài và làm mất trật tự an ninh trong thôn. Việc yêu cầu nhà trường nhắc nhỏ học sinh chỉ nhằm tránh tình trạng một số kẻ xấu lợi dụng tình hình phá hoại kì bầu cử sắp tới của xã, chứ hoàn toàn không phải UBND muốn bao che cho những hộ làm gỗ gây ảnh hưởng đến môi trường...”


Theo UBND xã Đình Xuyên, việc cổ động này là tự phát, không có bất kỳ tổ chức, chính quyền nào phát động. Mục đích của việc cổ động thực chất là nhằm kêu gọi chính quyền đình chỉ hoạt động của các nhà máy chế biến gỗ, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn và để tạo áp lực, họ cho các cháu học sinh tham gia. Việc tụ tập, cổ động tự phát với nhiều học sinh tiểu học tham gia đã gây ảnh hưởng đến an ninh – trật tự tại địa phương. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đề nghị Trường Tiểu học Đình Xuyên khuyên giải các em không tham gia tụ tập, cổ động gây mất trật tự, ảnh hưởng sức khỏe và việc học tập.

" Về việc gây ô nhiễm môi trường, UBND thành phố đã về kiểm tra các xưởng gỗ và sẽ có quyết định trong thời gian tới. Còn hiện tại trừ 2 xưởng gỗ hoạt động không có phép phải đóng cửa thì các xưởng khác vẫn hoạt động bình thường".
Phụ huynh HS họp nhau để cùng phản đối xưởng gỗ cũng như việc xử lí của nhà trường với các em HS
Phụ huynh HS họp nhau để cùng phản đối xưởng gỗ cũng
như việc xử lí của nhà trường với các em HS
 

Nhà trường khẳng định không ép phụ huynh viết đơn miễn khiếu nại

Về việc phụ huynh cho rằng, cô Nguyễn Thị Hương - Hiệu trưởng trường Tiều học Đình Xuyên đã ép họ ký trước rồi cô giáo sẽ viết hộ đơn xin rút kiện vụ nhà trường phạt 33 HS đứng nắng, cô Hương cho báo chí biết: "Nếu phụ huynh nói những cam kết rút lại đơn khiếu nại của họ là do ban giám hiệu nhà trường giàn dựng nên thì nhà trường sẵn sàng giao lại những lá đơn đó cho các cơ quan chức năng để yêu câu giám định chữ viết của từng phụ huynh để sự việc được sáng tỏ. Còn việc phụ  huynh cho rằng con em mình bị trù dập tôi cũng xin khẳng định không hề có việc làm phi giáo dục ấy…”.

Bà Nguyễn Thị Mùi, cán bộ UBND xã Đình Xuyên cũng cho biết: "Vụ việc này UBND xã đã giải quyết xong trước khi học sinh nghỉ hè. Cả hai bên đều thỏa mãn và không còn thắc mắc gì".

Phó Chủ tịch UBND xã Đình Xuyên, ông Nguyễn Quang Tĩnh cũng đã cho biết: “Ngay khi vụ việc xảy ra, Đảng ủy xã đã sang trường làm việc, đề nghị giáo viên phải nghiêm khắc kiểm điểm, giáo viên sai phải chịu trách nhiệm. Phía phụ huynh học sinh họ thấy xử lý của xã là kịp thời, phù hợp”.
Bà Phạm Thị Hải Yến, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Gia Lâm, Hà Nội, người trực tiếp phụ trách công tác thanh tra vụ việc khẳng định: "Việc 33 cháu phải đứng dưới cột cờ gần 1 tiếng đồng hồ là một sự hiểu lầm. Cô Hương lúc đầu chỉ nghĩ có 1 – 2 cháu tham gia nên định gọi lên cột cờ để nhắc nhở các cháu tập trung vào việc học hành. Nhưng không ngờ sau đó lại có tới tất cả 33 cháu”.

“Nếu là 1 – 2 cháu thì sẽ nhanh thôi, nhưng chính cô Hương cũng không ngờ có nhiều học sinh tham gia như vậy, nên phải chờ khá lâu các em mới lên đủ hết, vì thế các cháu học sinh mới có cảm giác như bị bêu trước trường”, bà Yến nhấn mạnh.

"Nếu cô Hương có làm gì chưa đúng, thì ban đại diện phụ huynh nên đứng ra làm việc, góp ý, nhắc nhở thiện chí, chứ không nên làm to chuyện, rồi quay lại xin lỗi, rút đơn".

Mặc dù sự việc đã xảy ra từ tháng 6, trước khi nghỉ hè, nhưng đến ngày 4/7 vừa qua, phụ huynh học sinh vẫn kéo đến trước cổng trường rất đông và khẳng định: "Chúng tôi sẽ khiếu nại đến cùng, nếu phòng giáo dục giải quyết không thỏa đáng họ sẽ chuyển đơn lên cấp cao hơn".
Hải Lí


- Vụ phạt HS phơi nắng: Xử lý DN gây ô nhiễm thế nào? (VTC News)
 (VTC News) - Sự việc 10 doanh nghiệp (DN) sản xuất gỗ ở xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật và sản xuất không có giấy chứng nhận về môi trường đã quá rõ ràng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Anh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm: “Ai cũng biết là sai, nhưng xử thế nào thì lại không dễ”. 
Huyện không đồng tình, các xưởng chỉ hoạt động chui?

Theo ông Nguyễn Minh Anh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm, phòng đã nhận được đơn khiếu nại của người dân thôn 3 và thôn 6 xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo đó, một số doanh nghiệp đã tự ý thỏa thuận với dân có đất, thuê lại để xây nhà xưởng sản xuất gỗ. Điều đáng nói, thỏa thuận này không có sự phê duyệt của UBND TP Hà Nội.

Trong khi đó, theo đúng quy định của pháp luật, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất này phải được thành phố thông qua. Ngoài ra, các xưởng sản xuất này cũng không có giấy đăng ký môi trường và nhiều loại giấy tờ khác.


Mặc dù đã có Phiếu chuyển đơn của UBND TP.Hà Nội nhưng đến nay
sự việc vẫn chưa được giải quyết

Về việc này, ông Anh cũng khẳng định, từ phía huyện hoàn toàn không đồng ý và không cho phép hoạt động nhưng các xưởng này vẫn làm chui.


“Họ làm chui, vẫn hoạt động công khai là do lỗi của chính quyền xã không làm chặt chẽ. Hơn nữa, 10 hộ sản xuất này cũng đi lên từ sản xuất nông nghiệp, là những người nông dân nên họ vẫn sinh hoạt và sản xuất theo kiểu dân làng. Chỉ khi nảy sinh vấn đề môi trường, ô nhiễm, dẫn đến kiện tụng thì người ta mới bắt đầu chú ý đến các giấy tờ. Không chỉ gỗ, trên địa bàn huyện còn các hoạt động sản xuất khác cũng gây ô nhiễm như đúc kim loại”, ông Minh Anh giải thích.

Về trách nhiệm của huyện, ông Minh Anh cho rằng, huyện không đồng tình với việc sản xuất gỗ của 10 doanh nghiệp này. Tuy nhiên, huyện muốn xử lý thì phải mời cảnh sát môi trường về kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm của các xưởng này. Huyện muốn xử lý thì cũng phải để xã trực tiếp đứng ra giải quyết trước.

Đối với vụ việc này, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu cho cả huyện và cho xã, nhưng việc xử lý thế nào thì lại có rất nhiều vấn đề.

Theo ông Nguyễn Minh Anh, xã cũng có cái khó của mình. Cụ thể, dù có sai phạm, nhưng không thể phủ nhận 10 doanh nghiệp gỗ này đã giúp cho kinh tế của xã phát triển tốt, nhiều người dân có việc làm và thu nhập khá.

“Việc xử lý thế nào cũng rất khó, được lòng nhóm này thì nhóm khác sẽ mất quyền lợi. Nhưng dù thế nào thì tôi cũng ủng hộ phải xử lý chuyện này theo đúng pháp luật”, ông Anh nhấn mạnh.

Chậm xử lý do bầu cử?

Lý giải về việc chậm trễ trong xử lý của chính quyền xã Đình Xuyên, ông Minh Anh cho rằng, thời gian vừa qua, do có bầu cử nên toàn bộ nhân lực của xã đều tập trung chuẩn bị cho ngày bầu cử được thành công.

Sau khi bầu cử xong, lại họp Hội đồng nhân dân để bầu các “ban bệ” nên vẫn chưa có thời gian tập trung xử lý vấn đề này. Do người dân khiếu nại vào đúng thời điểm giao thoa, do đó, người ứng cử chịu trách nhiệm về vấn đề này chưa bầu ra, trong khi bản thân người chịu trách nhiệm cũ không chưa muốn làm, có tâm lý chờ nếu trúng cử thì sẽ làm tiếp. 
“Huyện sẽ chỉ đạo dần, nếu cá nhân chịu trách nhiệm vấn đề này mà không làm, huyện có thể sẽ bãi nhiệm. Nhưng chuyện này cũng phức tạp lắm vì là câu chuyện của cả bộ máy tổ chức. Không phải như chuyện một ông giám đốc, muốn cho thôi chức là thôi được ngay được đâu. Ở đây phải theo đúng Luật công chức, rồi lập cả hội đồng bình xét”, ông Minh Anh chia sẻ.

Liên quan đến việc, tại sao vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây đã xảy ra từ rất lâu và cũng đã được người dân phản ánh, nhưng chưa có một cơ quan quản lý nào xuống kiểm tra mức độ ô nhiễm. Vị trưởng phòng này cũng cho biết, cái khó của huyện là kinh phí.

“Kinh phí ở đâu, ai sẽ lo vì đó là vấn đề ngân sách? Nhờ giám định môi trường chứ huyện đứng ra làm sao được. Dân cứ kiện tụng nhau mà nhà nước đứng ra giải quyết thì ngân sách làm sao cung cấp đủ. Còn người dân bị ô nhiễm phải kêu ai? Tất nhiên là gửi lên xã, lên huyện, nhưng chỉ có điều giải quyết thì không dễ”, ông Nguyễn Minh Anh thẳng thắn thừa nhận.

Về quan điểm của Phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc cân nhắc giữa lợi ích kinh tế mà 10 xưởng sản xuất gỗ mang lại với vấn đề ô nhiễm môi trường mà người dân xã Đình Xuyên đang phải đối mặt, ông Anh khẳng định, ông ủng hộ việc làm theo đúng pháp luật, tức là ngừng hoạt động của 10 xưởng sản xuất gỗ lại, chờ khi nào có giấy chứng nhận về môi trường cũng như các giấy tờ  pháp lý khác mới cho phép được tiếp tục sản xuất.

Trước đó, trả lời PV VTC News về việc tại sao không dừng hoạt động của 10 xưởng sản xuất gỗ này, ông Nguyễn Quang Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Đình Xuyên thừa nhận, hiện các xưởng này đang tìm cách giải quyết cho trên 1.000 lao động địa phương. Vì vấn đề mưu sinh của người dân, xã vẫn phải tiếp tục cho các xưởng gỗ sản xuất.

“Vừa rồi đình chỉ 20 ngày để cải tiến máy móc, đã có đơn của 300 lao động đề nghị tiếp tục sản xuất, vì nghỉ như vậy, họ không có công ăn việc làm, không có thu nhập nên họ rất bức xúc”, ông Tĩnh nhấn mạnh.

Châu Anh


 Vụ 33 học sinh bị phạt đứng nắng: Mỗi phía nói một kiểu 


-Từ phạt học sinh đứng nắng tới cả làng mắc bệnh

(VTC News) - Theo người dân nơi đây, từ khi xuất hiện 10 xưởng sản xuất gỗ nằm ngay cạnh thôn 3 và thôn 6, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nhiều người dân ở đây đã bị mắc các bệnh khô giác mạc, giảm thị lực cấp, tức ngực, khó thở, nhiễm độc thai nhi, dị tật bẩm sinh, ung thư máu...

Tin liên quan
Mũi xì ra máu, thai nhi chết yểu!


Gia đình chị Thạch Thọ Ngọc (37 tuổi) có 4 người thì 3 người đều bị mắc các bệnh về đường hô hấp.

Theo chị Ngọc, từ năm 2005 đến nay, lúc nào 3 mẹ con chị cũng bị viêm mũi, khó thở, ho sặc sụa. Đến tháng 6/2010, chị đi viện khám thì được xác nhận là bị viêm phổi. Sau nửa tháng điều trị tại bệnh viện huyện Gia Lâm, sáng đi tối về rất vất vả nhưng bệnh của chị vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Từ phạt học sinh đứng nắng tới cả làng mắc bệnh
Sổ khám bệnh của chị Ngọc 

Do bệnh tình ngày càng nặng hơn, nên hai vợ chồng chị đã đến nhiều bệnh viện tại Hà Nội nhưng các bác sỹ vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh của chị.

Cách đây hơn 2 tháng, chị Ngọc đến bệnh viên Tai – Mũi – Họng trung ương làm xét nghiệm và được chuẩn đoán là bị xoang mũi nặng, thoái hóa hết 2 xương gò mũi. Ngay sau đó, chị được các bác sỹ phẫu thuật mổ xoang mũi. Thông thường, việc mổ này có thể không triệt để khỏi bệnh, nhưng ít nhất cũng phải sau 2 năm mới tái phát. Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau khi về nhà, bệnh của chị Ngọc lại tái phát.

Không chỉ chị Ngọc, 2 cậu con trai của chị cũng bị các triệu chứng liên quan đến đau mũi, khó thở. Chị kể, 2 cậu con trai nhà chị ngủ ở tầng 2, đêm không đóng cửa chớp vì muốn có không khí, ngủ cho thoải mái. Nhưng sáng nào dậy, các cháu cũng kêu “Mẹ ơi con đau mũi lắm”, xì ra thì thấy máu lẫn với nước mũi.

“Không chỉ 3 mẹ con tôi bị bệnh, mà gần như cả xóm ai cũng bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp. Riêng tôi, cả tháng có 30 ngày thì chỉ có ăn và uống thuốc chữa bệnh”, chị Ngọc tâm sự.

Từ phạt học sinh đứng nắng tới cả làng mắc bệnh
Mắt con trai chị Ngọc xuất hiện những vết sẹo trắng 

Chị Phạm Thị Hương, nhà xóm 6, ngay sát một phân xưởng sản xuất gỗ cũng cho biết, từ 2 năm trở lại đây, người chị thường xuyên có biểu hiện tim đập nhanh, khó thở, nước mắt chảy ra.

“Lúc đầu tôi nghĩ là do cơ địa mình yếu, nhưng sau 2 lần ngất xỉu và thấy nhiều người trong làng cũng có những biểu hiện lạ về sức khỏe giống như tôi, tôi mới đi khám và phát hiện ra mình bị bệnh về đường hô hấp”, chị Hương kể.

Ngoài các bệnh về hô hấp, nhiều người dân trong làng còn mắc các bệnh như đẻ non, trẻ con chậm phát triển, viêm da, khô giác mạc.

Chị M. (xin được giấu tên) xót xa kể lại: “Tôi mang thai đến tháng 5 thì thấy có những dấu hiệu bất thường. Lên bệnh viện phụ sản Hà Nội siêu âm thì được biết, em bé bị nhiễm độc do môi trường sống bị ô nhiễm nên phải bỏ cái thai”.

Nhiều đứa trẻ tại xóm 3 và xóm 6 xã Đình Xuyên cũng bị chậm lớn như trường hợp bé Đạt, sinh ra được 3,9 kg, sau 4 tháng tóc rụng hết và chỉ tăng được 1,2 kg lên 5,1 kg.

Phải chăng nguyên nhân từ các xưởng gỗ?
Theo nhiều người dân tại thôn 3 và thôn 6 xã Đình Xuyên, nguyên nhân khiến cho nhiều người dân trong thôn bị mắc các chứng bệnh trên là do các cơ sở sản xuất gỗ dán và gỗ ép có sử dụng các chất Phomalđêhít.

Anh Nguyễn Duy Thông, sống tại đây cho biết: hoạt động sản xuất của các xưởng gỗ đã có từ chục năm nay, nhưng trước đây, chỉ có 2 hộ sản xuất với sản lượng còn thấp (mỗi hộ có 1 – 2 máy ép gỗ) và sử dụng loại keo có nguồn gốc từ nhựa cao su và hầu như không chứa chất Phomalđêhít.
Nhưng từ năm 2004, số lượng các cơ sở đã tăng lên nhanh chóng, đến nay trên địa bàn xã đã có 10 cơ sở, tất cả các cơ sở đều sử dụng loại keo dán có tên khoa học là Urêphomalđêhít do được trưng cất từ đạm Urê trong nông nghiệp và dung dịch Phomalđêhít 37% nhập khẩu từ Trung Quốc.

Từ phạt học sinh đứng nắng tới cả làng mắc bệnh
Các xưởng sản xuất gỗ nằm ngay sát khu dân cư 

“Các anh chị thử tưởng tượng xem, năm 2009, các cơ sở sản xuất gỗ này có thể dùng đến 2 tấn Phomalđêhít để sản xuất”, anh Thông nói.

Khi đến khảo sát thực tế, phóng viên VTC News cũng chưa biết được cụ thể các chất gây độc hại là gì, nhưng khi đặt chân vào Thôn 3 và Thôn 6 thì điều dễ nhận biết nhất là một mùi hăng hắc, cay cay xộc thẳng vào mũi. Chỉ ngồi khoảng một tiếng đồng hồ là mũi của phóng viên đã có dấu hiệu hơi cay cay, khô và thấy khó thở.

Theo chị Ngọc, lúc đầu người dân trong làng cũng không biết nguyên nhân vì sao lại có nhiều người mắc bệnh về đường hô hấp đến thế. Sau đó, do đọc được một tài liệu của PGS. TS Lê Tự Hải, người dân mới biết được chất Phomalđêhít có thể gây hại tới sức khỏe như thế nào. Và các biểu hiện bệnh của người dân trong làng đều rất trùng khớp với tác hại của chất này.

“Các hộ sản xuất gỗ trong làng đều là anh em họ hàng của chúng tôi, 10 hộ làm thì có đến 9 hộ là người trong họ tộc, vì vậy, nhiều lần định đi kiện nhưng nể nhau nên chỉ nhắc nhở thôi. Nhưng thực sự đến giờ, bệnh của chúng tôi nặng quá rồi, trong khi mình nói thì họ cũng không nghe, vẫn sản xuất 24/24 tiếng mỗi ngày, nên chúng tôi không thể chịu được nữa”, chị Ngọc nói.

Khi được hỏi, vì sao chị biết bệnh của chị là do các cơ sở sản xuất gỗ? Chị Ngọc kể, tối 7/5 nhân dân thôn 3 và thôn 6 tổ chức đi cổ động nhân ngày môi trường, sau buổi cổ động đó, UBND xã đã yêu cầu các xưởng sản xuất gỗ ngừng sản xuất trong vòng 10 ngày.

“Ngay khi các xưởng ngừng hoạt động, bệnh của tôi đã có dấu hiệu tốt lên ngay. Bình thường sáng thức dậy thường xì ra máu, nhưng sau 3 ngày ngừng sản xuất thì mũi của tôi đã trở lại bình thường”, chị Ngọc nói.
Nhiều người dân khác trong làng cũng thừa nhận, ngay sau khi các xưởng này ngừng hoạt động trong vòng 10 ngày, các dấu hiệu như khô niêm mạc mắt, khó thở, đau rát mũi cũng giảm hẳn.
Không có giấy chứng nhận môi trường, vẫn hoạt động

Hoạt động sản xuất gỗ dán và gỗ ép ở địa bàn xã Đình Xuyên hoàn toàn tự phát từ những năm 1990. Ban đầu chỉ là 02 cơ sở với sản lượng còn thấp và sử dụng loại keo có nguồn gốc từ nhựa cao su và hầu như không chứa chất Phomalđêhít.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2004, hoạt động sản xuất đã dần mạnh hơn, tất cả các cơ sở đều sử dụng loại keo dán có tên khoa học là Urêphomalđêhít, được chưng cất từ đạm Urê trong nông nghiệp và dung dịch Phomalđêhít 37% nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo các hộ dân này, 10 xưởng sản xuất trên đã có những dấu hiệu vi phạm luật bảo vệ môi trường như: Thành lập dự án không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, sử dụng nguyên liệu keo dán có chứa chất độc hại Phomalđêhít và thải trực tiếp vào không khí.

Để tìm hiểu cụ thể sự việc trên, PV VTC News đã gặp chị Nguyễn Thị Lựu, chủ một xưởng sản xuất gỗ tại cánh đồng Trường Thi. Chị Lựu cũng thừa nhận: Cơ sở sản xuất của chị từ khi đi vào hoạt động chưa hề có giấy phép chứng nhận an toàn về môi trường. Lý giải vấn đề này, chị cho rằng, lúc đầu do chỉ làm theo hình thức nhỏ lẻ, có 1 máy ép gỗ, nên chưa chú ý đến vấn đề môi trường. Sau đó, do ăn nên làm ra nên gia đình chị mới mua thêm máy.


Trao đổi với chúng tôi về vấn đề gây ô nhiễm môi trường của 10 cơ sở sản xuất gỗ tại cánh đồng Trường Thi, ông Nguyễn Quang Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Đình Xuyên cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận đơn của người dân, chính quyền địa phương đã siết chặt việc kiểm tra các xưởng này.

Ông Tĩnh cho biết, xã đã yêu cầu đình chỉ các cơ sở sản xuất này trong vòng 20 ngày để cải tiến máy móc và đưa ra phương hướng cải thiện môi trường.

Cũng theo ông Tĩnh, đại đa số các xưởng sản xuất khi được nhắc nhở đều đã thực hiện rất đúng quy trình khử mùi: Cho máy hút mùi keo lên chạy qua ống thông xuống dàn mưa tự động, qua bộ phận lọc của than hoạt tính, thoát ra ngoài. Riêng 2 xưởng ép dăm, xã đã đình chỉ hẳn vì bụi và mùi phát tán rất rộng.

Theo đó, trước mắt, nếu 8 xưởng còn lại đạt được 60 -70% về đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường thì xã vẫn tiếp tục cho các hộ sản xuất. Sau đó, trong vòng 1 tháng, các hộ này phải tiếp tục cải tiến, nếu không có giấy chứng nhận môi trường và giấy đảm bảo sản xuất sạch cũng sẽ bị đình chỉ.

VTC News sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này tới bạn đọc. Mời bạn đọc cùng theo dõi các kỳ tiếp theo!

Châu Anh


-» Vụ 33 HS bị phơi nắng: Hệ lụy từ ô nhiễm môi trường

(VTC News) - Như phản ánh của VTC News, 33 em học sinh trường Tiểu học Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã bị trừng phạt, đứng đầu trần dưới trời nắng chang chang suốt hai tiết học chỉ vì... tham gia cổ động bảo vệ môi trường. Người dân nơi đây cho rằng, việc làm nói trên của Nhà trường chẳng khác nào hành động "trả thù" thay cho các ông chủ cơ sở sản xuất gỗ dán và gỗ ép (đóng trên địa bàn - PV) đã bị UBND xã Đình Xuyên đình chỉ hoạt động sản xuất vào ngày 08/5/2011 vì lý do gây ô nhiễm môi trường.


Theo đơn khiếu nại của nhân dân Thôn 3 và Thôn 6, xã Đình Xuyên – huyện Gia Lâm- TP Hà Nội, hiện nay 60.000m2 đất tại cánh đồng Trường Thi – xã Đình Xuyên – huyện Gia Lâm – TP.Hà Nội được UBND xã cho phép 10 xưởng sản xuất gỗ dán và gỗ ép sử dụng sai mục đích dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật cho người dân sở tại.

Và không chỉ khiếu nại về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người dân tại Thôn 3 và Thôn 6 xã Đình Xuyên – huyện Gia Lâm- TP Hà Nội còn đề nghị làm rõ hành vi cố ý phá hoại môi trường sống của 10 cơ sở sản xuất gỗ dán và gỗ ép tại khu vực cánh đồng Trường Thi – xã Đình Xuyên – huyện Gia Lâm – TP Hà Nội.
Không có giấy chứng nhận môi trường, vẫn hoạt động


Theo nội dung đơn tố cáo, hoạt động sản xuất gỗ dán và gỗ ép ở địa bàn xã Đình Xuyên hoàn toàn do tự phát từ những năm 1990, ban đầu chỉ là 02 cơ sở với sản lượng còn thấp và sử dụng loại keo có nguồn gốc từ nhựa cao su và hầu như không chứa chất Phomalđêhít.


Vụ 33 HS bị phơi nắng: Hệ lụy từ ô nhiễm môi trường
Các xưởng sản xuất gỗ vẫn ngang nhiên hoạt động mà không có giấy chứng nhận môi trường 

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2004, hoạt động sản xuất đã dần mạnh hơn, tất cả các cơ sở đều sử dụng loại keo dán có tên khoa học là Urêphomalđêhít, được trưng cất từ đạm Urê trong nông nghiệp và dung dịch Phomalđêhít 37% nhập khẩu từ Trung Quốc.

Điều đáng nói, khu vực sản xuất này nằm trải dài theo con đường dân sinh dài 425m và liền kề trực tiếp với 40 hộ dân, trong đó nơi đặt máy ép gần nhất là 10m.

Theo các hộ dân này, 10 xưởng sản xuất trên đã có những dấu hiệu vi phạm luật bảo vệ môi trường như: Thành lập dự án không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, sử dụng nguyên liệu keo dán có chứa chất độc hại Phomalđêhít, cố ý thải chất thải nguy hại trực tiếp vào môi trường sống, trong đó bao gồm: Chất thải rắn có chứa dung dịch Phomalđêhít được thải trực tiếp xuống mặt đất và khí thải có chứa chất Phomalđêhít  bay hơi với hàm lượng rất lớn được thải trực tiếp vào không khí.


Vụ 33 HS bị phơi nắng: Hệ lụy từ ô nhiễm môi trường
Bể lọc bằng than hoạt tính của ông Nguyễn Hữu Mạnh 

Ông Nguyễn Duy Thông cho biết, từ ngày các cơ sở này hoạt động mạnh lên với cường độ 24/24h đã khiến cho môi trường tại khu dân cư trở nên ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Cụ thể, thời gian gần đây, nhiều người dân trong xóm bị mắc các triệu chứng như: Khô giác mạc, giảm thị lực cấp, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, hen suyễn, viêm soang cấp và mãn tính, nhiễm độc thai nhi, đẻ non, dị tật bẩm sinh, ung thư máu,…

Để tìm hiểu cụ thể sự việc trên, PV VTC News đã liên hệ với chị Nguyễn Thị Lựu, chủ một xưởng sản xuất gỗ tại cánh đồng Trường Thi, theo chị, trước đây chưa có cơ quan chức năng nào xuống kiểm tra mức độ ô nhiễm môi trường của xưởng chị, chỉ từ khi có ý kiến của người dân thì có 1 số cán bộ của xã có xuống nhắc nhở.

Cũng theo chị Lựu, cơ sở sản xuất của chị khi đi vào hoạt động thì chưa hề có giấy phép chứng nhận an toàn về môi trường. Lý giải vấn đề này, chị cho rằng, lúc đầu do chỉ làm theo hình thức nhỏ lẻ, có 1 máy ép gỗ, nên chưa chú ý đến vấn đề môi trường. Sau đó, do ăn nên làm ra nên gia đình chị mới mua thêm máy.


Vụ 33 HS bị phơi nắng: Hệ lụy từ ô nhiễm môi trường
Nước thải được xả lênh láng lên mặt đất trên nền của xưởng sản xuất 

“Chúng tôi xuất thân từ nông dân, có biết chuyện kinh doanh thì cần có những cái gì đâu. Cứ thấy kinh tế khấm khá hơn là làm. Hơn nữa, đầu tư cũng phải từ từ, chứ vào khu công nghiệp luôn thì lấy đâu ra tiền”, chị Lựu nói.

Về vấn đề ô nhiễm môi trường, chị Lựu thừa nhận: “Việc sản xuất gỗ có ô nhiễm môi trường hay không thì tôi nghĩ là có. Vì ngay việc quạt bếp than tổ ong cũng đã gây ô nhiễm rồi. Còn người ta bảo mắc bệnh do sản xuất gỗ thì không lẽ những người lao động ở xưởng tôi sẽ bệnh nặng gấp mấy lần cơ à. Còn ô nhiễm thế nào, mời anh chị (PV) xuống xưởng tôi xem là biết ngay”.

Tuy mời thế và khẳng định xưởng của chị đã có bể than hoạt tính để lọc chất độc, nhưng khi đề nghị được dẫn đi xem luôn thì chị Lựu nói khéo: “Để tôi về chuẩn bị trước, lát có người của xã sẽ dẫn các anh chị xuống”.

Nghĩ là sẽ được “mục sở thị” xưởng sản xuất gỗ của chị Lựu, nhưng đến nơi PV mới ngã ngửa vì đó là xưởng sản xuất của anh Nguyễn Hữu Mạnh. Theo anh Mạnh, hiện trong số các xưởng sản xuất tại xã chỉ có mỗi nhà anh có xây bể than hoạt tính để xử lý chất độc, còn các hộ gia đình khác, trong đó có cả nhà chị Lựu cũng chưa hề có bể than này?!

Anh Mạnh cho biết, việc lọc qua bể than này chỉ khử được 70 – 80% chất độc. “Khử như vậy là đã gần như sạch rồi, còn lại độc tố không đáng kể. Mùi khét ở quanh xưởng là do xưởng ván dăm, chứ xưởng anh không có mùi như vậy”, anh Mạnh nói.

Ô nhiễm nhưng dừng thì doanh nghiệp lỗ nặng!

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề gây ô nhiễm môi trường của 10 cơ sở sản xuất gỗ tại cánh đồng Trường Thi, ông Nguyễn Quang Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Đình Xuyên thừa nhận, để sự việc xảy này là do chính quyền địa phương bận trăm công nghìn việc, chứ không chỉ là 1 xưởng mà nhiều vấn đề khác cũng cần phải quan tâm. Xã đã giao cho ban chuyên môn thường xuyên quản lý, giám sát.

Tuy nhiên, nhiều đồng chí do công việc quá nhiều nên kiểm tra không sát sao, dẫn đến việc 1 số hộ sản xuất không tuân thủ các quy định về môi trường, để khói bụi và mùi keo làm ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng ngay sau khi tiếp nhận đơn của người dân, chính quyền địa phương đã siết chặt việc kiểm tra các xưởng này.

Cụ thể, xã đã yêu cầu đình chỉ các cơ sở sản xuất này trong vòng 20 ngày để cải tiền máy móc và phương hướng cải thiện môi trường. “Tôi thấy các xưởng có chuyển biến rất tích cực. Lúc trước tôi đến đây, luôn bị cay mắt vì hơi keo bay ra. Nhưng lần 2 đến thì hơi cay ấy chỉ phát tán quanh cái máy thôi”, ông Tĩnh nói.

Cũng theo ông Tĩnh, đại đa số các xưởng sản xuất khi được nhắc nhở đều đã thực hiện rất đúng quy trình khử mùi: Cho máy hút mùi keo lên chạy qua ống thống xuống dàn mưa tự động, qua bộ phận lọc của than hoạt tính, thoát ra ngoài. Riêng 2 xưởng ép dăm, xã đã đình chỉ hẳn vì bụi và mùi phát tán rất rộng.

Theo đó, trước mắt, nếu 8 xưởng còn lại đạt được 60 -70% về đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường thì xã vẫn tiếp tục cho các hộ sản xuất. Sau đó, trong vòng 1 tháng (tháng 6), các hộ này phải tiếp tục cải tiến, nếu không có giấy chứng nhận môi trường và các giấy tờ liên quan để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường thì sẽ bị đình chỉ.

Trả lời câu hỏi “Vì sao không cho các xưởng ngừng hẳn hoạt động chờ có giấy chứng nhận?”, ông Tĩnh nói, hiện các xưởng này đang giải quyết cho trên 1.000 lao động địa phương, do đó vì vấn đề mưu sinh của người dân, xã vẫn phải tiếp tục cho sản xuất.

“Vừa rồi đình chỉ 20 ngày để cải tiến máy móc, đã có đơn của 300 lao động đề nghị tiếp tục sản xuất, vì nghỉ như vậy, họ không có công ăn việc làm, không có thu nhập nên họ rất bức xúc”, ông Tĩnh nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, ông Tĩnh cho biết, việc dừng sản xuất 20 ngày đã làm thiệt hại ước tình khoảng 4 -6 tỷ đồng cho các hộ, hơn 1.000 lao động không có việc làm. Đồng thời, nếu không tạo cho doanh nghiệp làm, họ sẽ rất khốn đốn vì không những thiệt hại về kinh tế mà còn phải đền bù thiệt hại hợp đồng.

“Hiện các tổ công tác của xã đang hoạt động cả ban ngày và ban đêm để phát hiện và xử lý các hộ vi phạm. Chúng tôi cũng phối hợp với điện lực Gia Lâm, thống nhất nếu xưởng nào vi phạm sẽ ngay lập tức ngừng cấp điện, vì vậy các xưởng sản xuất rất lo lắng và đang cải thiện rất nghiêm túc”, ông Tĩnh khẳng định.

Về việc, thời gian gần đây hầu hết các gia đình tại thôn 3 và thôn 6 đều bị mắc các bệnh về mắt và đường hô hấp, ông Tĩnh cho rằng, ô nhiễm môi trường không phải chỉ từ những năm làm gỗ gần đây, mà từ những năm làm diêm (trước khi làm gỗ, xã Đình Xuyên sản xuất diêm là chủ yếu – PV) môi trường đã bị ô nhiễm nặng, nhất là làm diêm có chất lưu huỳnh, còn độc hại hơn làm gỗ rất nhiều.

Kỳ tới: "Chuyện lạ giữa Hà Nội: Cả làng nhiễm bệnh nan y"

Châu Anh

hay co 1 cai nhin toan dien- 29/06/2011
thực sự vấn đề ô nhiễm là rất phổ biến, công nhiệp hóa hiện đại hóa luôn đi đôi với việc gây ô nhiễm là điều ko thể tránh khỏi, vấn đề là ta phải làm sao để giảm thiểu sự ô nhiễm tới mức thấp nhất. Nhưng tôi thiết nghĩ nếu ta đình chỉ ngay thì quả thật là quá khó khăn ko những cho doanh nghiệp mà còn cho hơn 1000 người lao động như bài báo đã nêu. Người nông thôn, ngoài giờ bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì nếu ko làm việc phụ thì lấy j mà sống, tác giả đã dùng những lời lẽ mải mai hơi quá nặng lời. tác giả cứ thử bỏ nghề báo về làm nông dân rồi nghỉ thử vài ngày làm công nhân cho xưởng sản xuất xem. Tác giả sẽ thấy ngay nỗi khổ của người nông dân thôn quê. Nói như vậy ko có nghĩa là tôi bênh vực các xưởng sản xuất, việc gây ô nhiễm môi trường là ko thể chấp nhận được, tuy nhiên chúng ta nên cho họ thời gian, cải tiến công nghệ và phải làm bằng được công tác này để vừa ko làm giảm chất lượng cuộc sống cho người dân xung quanh, vừa mang lại công ăn việc làm cho hơn 1000 lao động.(Tôi nghĩ hơn 1000 lao động thì cũng phải tầm cỡ gần cả làng này chứ chả ít, đây là suy nghĩ chân thành của tôi, mong tác giả hãy có một cái nhìn toàn diện và ko nên dùng lời lẽ mải mai châm biếm nhiều như vậy), qua đây, chúng ta cũng nhận thấy sự yếu kém trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân hiểu của các cơ quan chính quyền và sự thiếu sót 1 cơ quan chính thức quản lí vấn đề bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở!
(Mot nguoi viet nam)
 

Tổng số lượt xem trang