Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Những ưu tiên cần thiết của Mỹ tại Biển Đông

Việc duy trì sự có mặt của hải quân Mỹ ở Biển Đông là điều mạnh mẽ nhất Mỹ có thể làm để khẳng định lợi ích của Mỹ tại khu vực. Ảnh: Flickr
- Những ưu tiên cần thiết của Mỹ tại Biển Đông SGTT
LTS. Tình hình biển Đông đang diễn ra căng thẳng, trở thành vấn đề đối với Mỹ. Walter Lohman, giám đốc trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc tổ chức Heritage Foundation (Mỹ) đưa ra nhận định về các mối ưu tiên về lợi ích của Mỹ tại khu vực này, qua bài viết trên tạp chí Eurasiareview ngày 26.6.2011. SGTT lược dịch.
SGTT.VN - Tình hình an ninh ở Biển Đông đang diễn biến xấu đi một cách không nhìn thấy trước kể từ giữa những năm 1990. Và cùng với sự tăng trưởng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và ảnh hưởng toàn cầu từ đó, đã trở thành một vấn đề lớn đối với Mỹ.

Thách thức của Trung Quốc trên Biển Đông, qua việc nước này xé rào tuyên bố mở rộng lãnh thổ trên biển – đòi hỏi phải có phản ứng mạnh mẽ, rõ ràng, và dựa trên lợi ích.
Các lợi ích của Mỹ tại biển Đông
Lợi ích của Mỹ trong cuộc xung đột đang diễn ra tại biển Đông, theo thứ tự ưu tiên, như sau:
1. Tự do hàng hải. Đây là quyền lợi cốt lõi, không thể thương lượng của Mỹ. Mỹ là quốc gia trên thế giới có ngành hàng hải ưu việt. Khi nói đến biển Đông, nơi chiếm một nửa vận chuyển hàng hải toàn cầu và hầu hết nguồn cung cấp năng lượng của Đông Bắc Á quá cảnh qua đây, thì vị trí của Mỹ là nhất quán: tất cả các quốc gia đều phải được hưởng quyền và tự do được hải hành, về chất lượng và số lượng giống như áp dụng trên vùng biển quốc tế.
2. Hiệp ước đồng minh với Philippines. Mỹ đã khôn ngoan tự kiềm chế không tham gia vào bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ đứng trung lập. Mỹ có nghĩa vụ bảo đảm pháp lý đối với một trong các bên tranh chấp. Năm 1951 hiệp ước tương trợ quốc phòng Mỹ - Philippines đã buộc Mỹ "có hành động để đáp ứng những mối nguy hiểm chung" thể hiện khi có cuộc tấn công vào lãnh thổ của Philippines hoặc vào các "lực lượng vũ trang, tàu thuyền hoặc máy bay dân sự của Philippines ở Thái Bình Dương."
Đặc biệt về lực lượng vũ trang của Philippines (AFP), hiệp ước này quy định rất rõ ràng. Trong thực tế, trong quá trình xem xét lại hiệp ước năm 1999, Đại sứ Mỹ tại Philippines lúc đó là Thomas Hubbard khẳng định rằng hiệp ước được áp dụng đối với bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào AFP.
3. Hòa bình và an ninh cho các tuyến hàng hải. Mỹ và Việt Nam tuy không có hiệp ước an ninh, nhưng hai nước đã chia sẻ lợi ích trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh ở Tây Thái Bình Dương và trong việc làm cân bằng ảnh hưởng của sự phát triển của Trung Quốc trong khu vực. Đó là lợi ích chung của hai nước để quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, bởi vì không nước nào trong số các bên trong cuộc tranh chấp tại biển Đông, bao gồm Việt Nam, có thể đủ mạnh để đương đầu song phương với Trung Quốc.
ASEAN cần thay đổi nhận thức
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã ra Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm DOC khi DOC kêu gọi "kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định". Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã nêu có đến 6-7 sự cố trong năm nay trên biển Đông là vi phạm nguyên tắc của DOC.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng, theo tuyên bố DOC, các tranh chấp phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương giữa "các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan". Rõ ràng DOC không hỗ trợ vị trí hiện tại của ASEAN là Trung Quốc phải thương lượng với cả ASEAN như một bên trong giải quyết tranh chấp.
ASEAN cần một sự thay đổi, bởi vì lực lượng hải quân Trung Quốc đang phát triển và ngày càng gia tăng mạnh mẽ các tuyên bố đòi chủ quyền, thời gian sẽ không ở bên cạnh ASEAN. Sự thay đổi này là cần mở ra cho sự tham gia sâu hơn của Mỹ trong việc làm trung gian cho cuộc xung đột. ASEAN hiện nay nhận ra, như nó đã từng phải có vào năm 2002, rằng chỉ có sự hiện diện của Hoa Kỳ sẽ tạo nên cân bằng ở Thái Bình Dương và đó là cách kiến tạo hòa bình, an ninh, và cùng phát triển.
Điều đó nói rằng, cả khối Đông Nam Á không phải bao gồm Trung Quốc trong đó. Các nỗ lực ngoại giao của bất kỳ bên nào giúp giải quyết cuộc xung đột, do đó, phụ thuộc một phần vào nỗ lực của họ để đối phó có tính xây dựng với Trung Quốc. Trong thực tế, một số phiên bản của nguyên tắc hoạt động chính thức của Trung Quốc "gác tranh chấp và tìm kiếm sự phát triển chung" có lẽ là chỉ phương cách hòa bình để thoát ra khỏi cuộc xung đột. Vấn đề rằng, ngoài những lời lẽ hùng biện, Trung Quốc sẽ không hành động theo nguyên tắc này.
Những gì Mỹ cần làm
Để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực quan trọng này, Mỹ nên:
- Tiếp tục các hoạt động hải quân ở Biển Đông. Tại bất kỳ thời điểm nào, Hải quân Mỹ đang tham gia vào nhiều cuộc diễn tập và hoạt động ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả các khu vực mà Trung Quốc coi là đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Hiệu ứng của việc duy trì sự có mặt của hải quân Mỹ là điều mạnh mẽ nhất của Mỹ có thể làm để khẳng định vị trí của mình.
- Không vội vàng phán xét phê chuẩn UNCLOS. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã không làm gì để ngăn chặn những bế tắc hiện nay ở Biển Đông. Và về vấn đề quan trọng nhất đối với lợi ích của Mỹ - bảo đảm các quyền tiến hành hoạt động quân sự ở EEZ - rất có khả năng có thể gây nguy hiểm. Với Mỹ, vốn là một bên tham gia UNCLOS, một sự tìm kiếm chống lại vị trí của nó bởi Tòa án Quốc tế về Luật biển về vấn đề này sẽ là thảm hoạ cho lợi ích của Mỹ
- Khẳng định việc đứng cạnh đồng minh của Mỹ ở Philippines. Đại sứ Harry Thomas gần đây bảo đảm sự tiếp tục của hiệp ước liên minh Mỹ- Philippines được phía Philippines chào đón. Tuần qua, khi bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Albert del Rosario thăm Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố mạnh mẽ tương tự. Và bà Clinton, thay mặt Tổng thống Obama, mời Tổng thống Aquino thăm Mỹ cấp nhà nước trước cuối năm nay.
- Xem xét giá trị đề nghị của bà Clinton. Đó là đề nghị được bà Clinton nêu ra vào tháng Bảy năm ngoái về việc "tạo điều kiện cho các sáng kiến và biện pháp xây dựng lòng tin" ở Biển Đông. Gợi ý của bà là Mỹ làm trung gian trong giải pháp giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, do Mỹ không có phần trong các tranh chấp lãnh thổ, và lợi ích cốt lõi của Mỹ là phù hợp với lợi ích rộng lớn hơn của khu vực.
Ưu tiên của Mỹ
Một phản ứng với các thách thức của Trung Quốc đang hiện diện trên biển Đông đòi hỏi phải có các ưu tiên rõ ràng. Quan hệ tích cực Mỹ-Trung Quốc là bối cảnh quan trọng, không phải là "lợi ích". Giao điểm lợi ích của Mỹ và Trung Quốc trong khu vực và xa hơn nữa là rất hẹp. Duy trì một mối quan hệ tích cực là không gây nguy hại đến lợi ích thực sự của Mỹ: tự do hàng hải, cam kết các hiệp ước với đồng minh, và duy trì hòa bình và an ninh ở Thái Bình Dương.
H.S (theo eurasiareview)

- Báo Washington Post: Mỹ nên gây sức ép với Trung Quốc (SGTT). -Tại sao đến giờ Mỹ mới gọi đích danh “đường lưỡi bò” của TQ? (GDVN) - Thượng nghị sĩ John McCain là chính khách Mỹ đầu tiên khẳng định trực tiếp: “Đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý.

Tổng số lượt xem trang