Ông đã dùng lời lẽ rất mạnh bạo khi được hỏi về các nhận định của Ngoại trưởng Clinton nói rằng Hoa Kỳ có cam kết với Philippin theo một hiệp định về quốc phòng.
Ông Khúc nói ông nghĩ rằng tiền đề của lời phát biểu của bà Clinton là Trung Quốc sắp xâm lăng Philippin - một khái niệm mà ông gọi là “hoàn toàn vô căn cứ.”
Quần đảo Trường Sa là trọng điểm chính của các vụ tranh chấp lãnh hải trong vùng Biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc cùng nhận chủ quyền các hòn đảo giàu tài nguyên dầu khí với Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam.
Nhà phân tích Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh có cam kết với một giải pháp ôn hòa về những lời nhận chủ quyền chồng chéo, nhưng chỉ trên cơ sở song phương. Ông nói các hành động của Hoa Kỳ “không có lợi” cho đối thoại và thương nghị.
Quần đảo Trường Sa cũng nằm gần các tuyến hàng hải quan trọng, và Washington đã bầy tỏ sự quan ngại rằng tầu bè của Hoa Kỳ sẽ không có khả năng di chuyển một cách tự do nữa trong vùng Biển Nam Trung Hoa.
Cựu đại sứ Trung Quốc ở Anh Mã Chấn Cương cũng làm cố vấn cho Bắc Kinh về các vấn đề đối ngoại. Ông nói ông không thấy có vấn đề đối với sự đi lại tự do trong vùng biển này, và cáo buộc Hoa Kỳ là liên kết hai vấn đề khác nhau.
Ông Mã nói ông đã đọc các bài báo tố giác Hoa Kỳ là dùng vấn đề Biển Nam Trung Hoa như một cái cớ để trở lại châu Á. Ông nói thêm rằng các nước khác can dự vào vụ tranh chấp lãnh hải hy vọng rằng với sự can dự của Washington, họ có thể có thêm sức mạnh đối đầu với Trung Quốc.
Ông so sánh các diễn biến hiện nay với việc Việt Nam tái khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa hồi thập niên 1970. Ông nói Hà Nội lúc đó được sự hậu thuẫn của Liên bang Sô viết, và do đó đã có hành động “cứng rắn hơn” đối với Trung Quốc.
Ông nói Trung Quốc từng có cam kết bảo về hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và cho đến giờ này, vẫn hạn chế các hoạt động của mình ở đó.
Trong khi đó, cách thức Trung Quốc xử lý vấn đề Trường Sa cũng có các ảnh hưởng đến những vụ tranh chấp lãnh thổ khác. Ông Amer Latif, một giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược, nói rằng các giới chức ở Ấn Độ đang theo dõi sát các diễn biến ở Biển Nam Trung Hoa.
Ông nói: “Tôi cho rằng Ấn Độ lo ngại về thái độ của Trung Quốc trong vùng biển Nam Trung Hoa có thể là dấu hiệu về cách thức Trung Quốc sẽ hành động đối với họ trong vụ giải quyết các tranh chấp về biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu ta thấy Trung Quốc vi phạm các nguyên tắc quốc tế và gây hấn với các nước láng giềng, thì tôi nghĩ đó sẽ là một dấu hiệu xấu cho New Delhi về cách thức Trung Quốc có thể hành động đối với các cuộc thảo luận song phương về biên giới của họ.”
Trung Quốc và Ấn Độ đã giao tranh trong một cuộc chiến biên giới ngắn nhưng rất gay gắt vào năm 1962. Hai nước đang tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề, nhưng một giải pháp dường như còn xa với giữa các tin tức cho thấy cả hai nước mới đây đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở cả hai bên biên giới.
- US-Philippines flex collective muscle (Asia Times 24-6-11) – Mỹ sẵn sàng cung cấp vũ trang cho Philippines (DVT).
(DVT.vn) - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 23/6 khẳng định, Washington cam kết bảo vệ và trang bị vũ trang cho Philippines trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông tiếp tục leo thang Bà Clinton không bình luận chi tiết liệu Mỹ có hỗ trợ quân sự cho Philippines hay không trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công tại các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ sẽ tôn trọng hiệp ước quốc phòng đã ký kết với Philippines.
“Tôi không muốn thảo luận về các trường hợp giả định, tuy nhiên, tôi có thể khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc bảo vệ Philippines”, phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi hội đàm với người đồng cấp Philippines Albert del Rosario, bà Clinton cho biết.
Bà Clinton nhấn mạnh: “Chúng tôi thực sự bị gây phiền phức bởi những sự kiện mới đây trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng và gây quan ngại về hòa bình và ổn định khu vực”.
Bà Clinton nói, các nước tuyên bố chủ quyền phải tự giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, Mỹ sẵn sàng ủng hộ biện pháp phối hợp và ngoại giao của ASEAN.
Tuyên bố của bà Clinton được đưa ra ngay sau khi Manila nhấn mạnh, Mỹ phải có trách nhiệm bảo vệ Philippines ở Biển Đông.
Theo Hiệp ước chung 1951, quân đội Mỹ phải có trách nhiệm bảo vệ binh lính, tàu thuyền hoặc máy bay của Philippines nếu họ bị tấn công tại Quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp trên Biển Đông.
Linh Chi
Theo Washington Post, AFP- - Vấn đề biển Đông “nóng” trên bàn nghị sự (Thanh niên). “…Hôm qua, nhân chuyến thăm Philippines, Tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ là ông Gary L. North nói không nên để căng thẳng ở biển Đông dẫn tới chiến tranh.” - South China Sea issue (Phil Star). - China’s sea aims: Naval might, oil .
- Mỹ ủng hộ Philippines khi căng thẳng trên biển Đông bùng phát anhbasam
Reuters
23-06-11
WASHINGTON, ngày 23 tháng 6 (Reuters) – Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton đã cam kết hỗ trợ Philippines trong lúc căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực tranh chấp trên biển Đông.
Bà Clinton – phớt lờ một cảnh báo của Trung Quốc, kêu gọi Hoa Kỳ đứng ngoài tranh chấp – đã nói, lợi ích quốc gia của Mỹ về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế đang bị đe dọa.
“Chúng tôi lo ngại rằng các sự cố gần đây trên Biển Đông có thể phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tự kiềm chế, và chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến chặt chẽ với tất cả các nước có liên quan, gồm Philippines là nước đồng minh đã ký hiệp ước với chúng tôi“. Bà Clinton cho biết khi xuất hiện chung với Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Albert del Rosario.
“Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong việc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để theo đuổi những tuyên bố của bất kỳ bên nào“, bà nói.
Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn trong việc thúc ép việc đòi chủ quyền của họ trên toàn bộ biển Đông, vùng biển được cho là có nhiều dầu mỏ và khí đốt, và Việt Nam đã cáo buộc tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trong khu vực.
Các khu vực khác trên biển Đông do Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Năm ngoái, bà Clinton đã đưa ra lập trường của Mỹ trên biển Đông, tuyên bố rằng Hoa Kỳ có lợi ích riêng trong việc bảo đảm các xung đột được xử lý một cách hòa bình, điều được xem như là một thách thức ngoại giao đối với Bắc Kinh.
Tăng cường Hải quân
Trước đó, ông Del Rosario đã nói rằng, Philippines dựa vào sự giúp đỡ vững chắc của Mỹ để tăng cường khả năng hải quân của mình, và bà Clinton cho biết Washington sẽ đứng cạnh bên người bạn cũ của Mỹ.
“Tôi muốn nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc bảo vệ Philippines“, bà Clinton nói rằng, Hoa Kỳ sẽ tôn trọng hiệp ước phòng thủ chung và liên minh chiến lược lâu dài với đất nước Đông Nam Á này.
Manila tìm cách làm rõ lập trường của Washington về việc Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào đối với tình trên biển Đông theo Hiệp ước Phòng Thủ chung mà hai nước đã ký năm 1951, cũng như giúp nâng cấp khả năng hải quân của Philippines.
Philippines, từ lâu đã nhận các thiết bị quân sự tân trang thặng dư của Mỹ, đang kiểm tra các thỏa thuận mới như các hợp đồng, sẽ cung cấp các thiết bị mới hơn được chuyển giao nhanh hơn, ông del Rosario nói trong một buổi có mặt trước đó tại Washington.
Bà Clinton nói: “Chúng tôi quyết tâm và cam kết hỗ trợ sự phòng thủ cho Philippines và điều đó có nghĩa là, cố gắng tìm cách cung cấp vật liệu và thiết bị với giá cả phải chăng“.
Các tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh một lần nữa đã bùng lên sau khi người ta nhìn thấy các tàu hải quân và một tàu giám sát biển Trung Quốc đặt một cái phao và những cái trụ gần một bãi ngầm trên biển, trong khu vực mà Manila nói là nằm hẳn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Ông Del Rosario nói, sự xâm nhập của Trung Quốc “rõ ràng ngày càng trở nên hung hãn và thường xuyên hơn“.
“Dĩ nhiên, chúng tôi rất quan tâm về việc các sự kiện này có thể dẫn tới kết cục nào“, ông nói.
Hôm thứ Tư, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Thôi Thiên Khải nói với các phóng viên nước ngoài ở Bắc Kinh rằng, Trung Quốc đã không gây khiêu khích trong bất kỳ sự cố nào trên biển Đông, và nói rằng, nếu Washington muốn đóng một vai trò nào đó, thì nên thúc giục các nước đòi chủ quyền khác kiềm chế.
“Tôi tin rằng các nước này đang thực sự đùa với lửa và tôi hy vọng ngọn lửa đó sẽ không lan tới Hoa Kỳ“, ông Thôi Thiên Khải, người sẽ tham gia các cuộc hội đàm tại Hawaii vào cuối tuần này với ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đã nói.
Bài viết có sự đóng góp của Paul Eckert và Eric Walsh chỉnh sửa.
Ngọc Thu dịch từ: http://af.reuters.com/article/energyOilNews/idAFN1E75M1WY20110623?sp=true
Mỹ ủng hộ Philippines khi
căng thẳng trên biển Đông bùng phát
Andrew Quinn23-06-11
WASHINGTON, ngày 23 tháng 6 (Reuters) – Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton đã cam kết hỗ trợ Philippines trong lúc căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực tranh chấp trên biển Đông.
Bà Clinton – phớt lờ một cảnh báo của Trung Quốc, kêu gọi Hoa Kỳ đứng ngoài tranh chấp – đã nói, lợi ích quốc gia của Mỹ về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế đang bị đe dọa.
“Chúng tôi lo ngại rằng các sự cố gần đây trên Biển Đông có thể phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tự kiềm chế, và chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến chặt chẽ với tất cả các nước có liên quan, gồm Philippines là nước đồng minh đã ký hiệp ước với chúng tôi“. Bà Clinton cho biết khi xuất hiện chung với Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Albert del Rosario.
“Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong việc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để theo đuổi những tuyên bố của bất kỳ bên nào“, bà nói.
Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn trong việc thúc ép việc đòi chủ quyền của họ trên toàn bộ biển Đông, vùng biển được cho là có nhiều dầu mỏ và khí đốt, và Việt Nam đã cáo buộc tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trong khu vực.
Các khu vực khác trên biển Đông do Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Năm ngoái, bà Clinton đã đưa ra lập trường của Mỹ trên biển Đông, tuyên bố rằng Hoa Kỳ có lợi ích riêng trong việc bảo đảm các xung đột được xử lý một cách hòa bình, điều được xem như là một thách thức ngoại giao đối với Bắc Kinh.
Tăng cường Hải quân
Trước đó, ông Del Rosario đã nói rằng, Philippines dựa vào sự giúp đỡ vững chắc của Mỹ để tăng cường khả năng hải quân của mình, và bà Clinton cho biết Washington sẽ đứng cạnh bên người bạn cũ của Mỹ.
“Tôi muốn nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc bảo vệ Philippines“, bà Clinton nói rằng, Hoa Kỳ sẽ tôn trọng hiệp ước phòng thủ chung và liên minh chiến lược lâu dài với đất nước Đông Nam Á này.
Manila tìm cách làm rõ lập trường của Washington về việc Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào đối với tình trên biển Đông theo Hiệp ước Phòng Thủ chung mà hai nước đã ký năm 1951, cũng như giúp nâng cấp khả năng hải quân của Philippines.
Philippines, từ lâu đã nhận các thiết bị quân sự tân trang thặng dư của Mỹ, đang kiểm tra các thỏa thuận mới như các hợp đồng, sẽ cung cấp các thiết bị mới hơn được chuyển giao nhanh hơn, ông del Rosario nói trong một buổi có mặt trước đó tại Washington.
Bà Clinton nói: “Chúng tôi quyết tâm và cam kết hỗ trợ sự phòng thủ cho Philippines và điều đó có nghĩa là, cố gắng tìm cách cung cấp vật liệu và thiết bị với giá cả phải chăng“.
Các tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh một lần nữa đã bùng lên sau khi người ta nhìn thấy các tàu hải quân và một tàu giám sát biển Trung Quốc đặt một cái phao và những cái trụ gần một bãi ngầm trên biển, trong khu vực mà Manila nói là nằm hẳn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Ông Del Rosario nói, sự xâm nhập của Trung Quốc “rõ ràng ngày càng trở nên hung hãn và thường xuyên hơn“.
“Dĩ nhiên, chúng tôi rất quan tâm về việc các sự kiện này có thể dẫn tới kết cục nào“, ông nói.
Hôm thứ Tư, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Thôi Thiên Khải nói với các phóng viên nước ngoài ở Bắc Kinh rằng, Trung Quốc đã không gây khiêu khích trong bất kỳ sự cố nào trên biển Đông, và nói rằng, nếu Washington muốn đóng một vai trò nào đó, thì nên thúc giục các nước đòi chủ quyền khác kiềm chế.
“Tôi tin rằng các nước này đang thực sự đùa với lửa và tôi hy vọng ngọn lửa đó sẽ không lan tới Hoa Kỳ“, ông Thôi Thiên Khải, người sẽ tham gia các cuộc hội đàm tại Hawaii vào cuối tuần này với ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đã nói.
Bài viết có sự đóng góp của Paul Eckert và Eric Walsh chỉnh sửa.
Ngọc Thu dịch từ: http://af.reuters.com/article/energyOilNews/idAFN1E75M1WY20110623?sp=true
-Philippines dỡ bỏ một số cột chủ quyền ở Biển Ðông (VOA)-
Các giới chức quân sự ở Philippines cho biết hải quân của họ đã dỡ bỏ một số cột chủ quyền trên những đảo san hô và bãi đá ngầm ở Biển Ðông mà Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố có chủ quyền.
Các giới chức Philippines hôm nay nói rằng những cột chủ quyền đó được tháo dỡ hồi tháng 5, không bao lâu sau khi chính phủ ở Manila phản đối sự kiện là Trung Quốc đã bốc dỡ vật liệu xây dựng và dựng cột chủ quyền trong những khu vực mà Philippines cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Trung Quốc đã đáp lại tố cáo vừa kể với tuyên bố nói rằng họ hành động hợp pháp trong những khu vực nằm dưới sự quản lý của họ.
Trung Quốc cũng đang vướng vào một vụ tranh chấp tương tự với Việt Nam sau khi các tàu của Trung Quốc hai lần gây cản trở cho hoạt động của những chiếc tàu của Việt Nam thăm dò dầu khí ngoài khơi duyên hải Việt Nam.
Philippines và Việt Nam đều mưu tìm sự hậu thuẫn của Mỹ trong vụ tranh chấp, và nỗ lực đó đã gặp phải sự chỉ trích của Trung Quốc.
Phát biểu hôm thứ Ba tại một buổi lễ có sự hiện diện của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines Harry Thomas trấn an Philippines rằng Hoa Kỳ hỗ trợ cho Philippines về “mọi chủ đề” kể cả Biển Nam Trung Hoa và quần đảo Trường Sa.
Phát biểu vừa kể có phần chắc sẽ làm cho Trung Quốc tức giận thêm. Hôm thứ Ba, Trung Quốc tuyên bố “kiên quyết phản đối” sự can dự của nước ngoài trong những vụ tranh chấp khu vực. Họ cũng cảnh báo các nước khác ở Á Châu không nên đưa ra những phát biểu mà họ nói là “vô trách nhiệm” về những tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau ở biển Nam Trung Hoa.
Cảnh báo vừa kể được đăng tải hôm thứ Ba trên nhật báo chính thức của quân đội Trung Quốc là tờ Giải phóng quân, sau khi hai thượng nghị sĩ Mỹ đệ trình một nghị quyết tố cáo Bắc Kinh sử dụng vũ lực trong những vụ tranh chấp và yêu cầu quân đội Hoa Kỳ “khẳng định và bảo vệ quyền tự do hàng hải” ở Biển Nam Trung Hoa.
Năm ngoái Hoa Kỳ đã làm Trung Quốc tức giận khi cùng với những nước khác tham dự một hội nghị thượng đỉnh an ninh khu vực yêu cầu áp dụng đường lối đa phương để giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng tuyên bố việc duy trì tự do hàng hải trong vùng biển này là lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc từng phần đối với quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc cho rằng chủ quyền của hai quần đảo này đã thuộc về họ từ thời xa xưa.
Nguồn: VOA’s CN 1036273
Các giới chức Philippines hôm nay nói rằng những cột chủ quyền đó được tháo dỡ hồi tháng 5, không bao lâu sau khi chính phủ ở Manila phản đối sự kiện là Trung Quốc đã bốc dỡ vật liệu xây dựng và dựng cột chủ quyền trong những khu vực mà Philippines cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Trung Quốc đã đáp lại tố cáo vừa kể với tuyên bố nói rằng họ hành động hợp pháp trong những khu vực nằm dưới sự quản lý của họ.
Trung Quốc cũng đang vướng vào một vụ tranh chấp tương tự với Việt Nam sau khi các tàu của Trung Quốc hai lần gây cản trở cho hoạt động của những chiếc tàu của Việt Nam thăm dò dầu khí ngoài khơi duyên hải Việt Nam.
Philippines và Việt Nam đều mưu tìm sự hậu thuẫn của Mỹ trong vụ tranh chấp, và nỗ lực đó đã gặp phải sự chỉ trích của Trung Quốc.
Phát biểu hôm thứ Ba tại một buổi lễ có sự hiện diện của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines Harry Thomas trấn an Philippines rằng Hoa Kỳ hỗ trợ cho Philippines về “mọi chủ đề” kể cả Biển Nam Trung Hoa và quần đảo Trường Sa.
Phát biểu vừa kể có phần chắc sẽ làm cho Trung Quốc tức giận thêm. Hôm thứ Ba, Trung Quốc tuyên bố “kiên quyết phản đối” sự can dự của nước ngoài trong những vụ tranh chấp khu vực. Họ cũng cảnh báo các nước khác ở Á Châu không nên đưa ra những phát biểu mà họ nói là “vô trách nhiệm” về những tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau ở biển Nam Trung Hoa.
Cảnh báo vừa kể được đăng tải hôm thứ Ba trên nhật báo chính thức của quân đội Trung Quốc là tờ Giải phóng quân, sau khi hai thượng nghị sĩ Mỹ đệ trình một nghị quyết tố cáo Bắc Kinh sử dụng vũ lực trong những vụ tranh chấp và yêu cầu quân đội Hoa Kỳ “khẳng định và bảo vệ quyền tự do hàng hải” ở Biển Nam Trung Hoa.
Năm ngoái Hoa Kỳ đã làm Trung Quốc tức giận khi cùng với những nước khác tham dự một hội nghị thượng đỉnh an ninh khu vực yêu cầu áp dụng đường lối đa phương để giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng tuyên bố việc duy trì tự do hàng hải trong vùng biển này là lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc từng phần đối với quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc cho rằng chủ quyền của hai quần đảo này đã thuộc về họ từ thời xa xưa.
Nguồn: VOA’s CN 1036273
-Philippines gỡ bỏ nhiều cột trụ 'nước ngoài' ở biển Đông
Philippines vừa thông báo hải quân nước này gỡ bỏ những cột trụ “nước ngoài” lắp đặt tại ba bãi đá ngầm trong khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Việc tháo dỡ các cột trụ gỗ diễn ra trong tháng 5, chỉ ngay trước lúc Chính phủ Philippines chính thức phản đối các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc ở vùng biển chủ quyền Philippines, phát ngôn viên hải quân Omar Tonsay nói.
“Đó là các cột trụ nước ngoài vì không phải do quân đội hay Chính phủ của chúng tôi dựng nên. Nên chúng tôi gỡ bỏ chúng vì đó là một phần lãnh thổ Philippines”, ông Tonsay nhấn mạnh.
Chính phủ Philippines gần đây cáo buộc Trung Quốc dựng cột trụ, thả phao ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền. Theo VNN
Trong bối cảnh biển Đông tiếp tục "nổi sóng", Trung Quốc cử nhiều tàu chiến tới vùng biển Đông Bắc Philippines, khiến tình hình càng căng thẳng.
Biển Đông những tuần qua không ngừng dậy sóng bởi các cuộc “đấu khẩu”, tranh chấp chủ quyền nảy lửa giữa Trung Quốc và Philippines.Trước những tuyên bố cứng rắn của Bắc Kinh, Manila cũng chứng tỏ khả năng “đáp trả” đáng gờm với hàng loạt những cáo buộc và động thái mang tính dằn mặt, tấn công dồn dập vào "rồng Trung Quốc".
Giới phân tích nhận định, Manila thực sự nổi lên như một đối thủ “cứng đầu” và khá “linh hoạt” với việc sử dụng “trăm phương ngàn kế” đối chọi lại Bắc kinh, từ những chiến lược ngoại giao, quân sự tới thương mại…
“Đánh đòn phủ đầu” bằng các tuyên bố ngoại giao
Mâu thuẫn giữa hai nước thực sự bùng phát vào những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 này. Theo thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA), tàu hải giám và hải quân Trung Quốc ở gần Iroquois Reef-Amy Douglas Bank ngày 21/5 tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng nên một số lượng không xác định cột trụ, thả phao ở gần Iroquois Bank. DFA khẳng định, khu vực này “hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines”.
Philippines liên tiếp cáo buộc những động thái "xâm phạm chủ quyền" trên biển Đông của Trung Quốc. |
Ngày 7/6, Ngoại trưởng Albert del Rosario lại gay gắt chỉ trích Trung Quốc “vi phạm thô bạo” thỏa thuận năm 2002 giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN nhằm ngăn chặn các vụ xung đột tại quần đảo Trường Sa trên biển Đông.
Chính quyền Philippines cho rằng, họ có đủ tài liệu cho thấy, từ tháng 2 đến nay, Bắc Kinh ít nhất 6 lần xâm phạm vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền. Vụ xâm phạm nghiêm trọng nhất là ngày 25/2, một tàu hải quân của Trung Quóc nổ súng nhằm xua đuổi các ngư dân Philippines từ Jackson Atoll, khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Manila tuyên bố chủ quyền.
“Luật pháp quốc tế được đưa ra nhằm đem lại sự công bằng về chính trị, kinh tế và quân sự đối với các nước trên thế giới. Việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp sẽ không bao giờ được chấp nhận”, Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh.
Giới phân tích nhận định, đòn “ăn miếng – trả miếng” dồn dập bằng các tuyên bố ngoại giao của Manila thời gian qua chứng tỏ, Philippines đang nổi lên như một đối thủ đáng gờm và “khá hung hăng” trong cuộc đối chọi với một Trung Quốc đang tự cho mình là siêu cường biển.
Mời mọc Washington vào biển Đông
Quá phật lòng trước những tuyên bố và hành động “khẳng định chủ quyền” trên biển Đông của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 7/6 lên tiếng “cổ vũ” Mỹ lập căn cứ quân sự tại vùng biển đang “nổi sóng” này.
Đây được xem là đòn chí mạng giáng vào Bắc Kinh, diễn ra trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển Đông giữa Trung Quốc - Philippines đang “căng như dây đàn”.
Theo Reuters, đáp trả các tuyên bố cứng rắn của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin không ngần ngại ra lời kêu gọi: “Philippines ủng hộ Mỹ đưa quân đội tới đồn trú tại biển Đông, vì lợi ích căn bản của Washington liên quan trực tiếp tới vùng biển này”.
Manila ngỏ ý hoan nghênh Washington đồn trú quân sự tại biển Đông. |
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines gay gắt chỉ trích: “Hành động gây hấn của tàu Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Philippines, phá vỡ hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc - ASEAN vào năm 2002”.
Tỉnh trưởng Philippines kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc Không chỉ dùng các cáo buộc ngoại giao để tạo hiệu ứng dư luận phản đối Trung Quốc hay lên tiếng kêu gọi Washington đồn trú tại biển Đông nhằm củng cố sức mạnh quân sự trên biển, hôm qua, giới truyền thông Phillippines lại tiết lộ, một quan chức Chính phủ nước này lên tiếng kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.
Theo tờ Philippines Daily, ông Saar Hida, tỉnh trưởng tỉnh Alberta trong hoạt động kỷ niệm ngày độc lập vào 12/6 lên tiếng kêu gọi: “Hãy tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Người Philippines dùng hàng Philippines. Chúng tôi muốn dùng cách này để phản đối Bắc Kinh. Chúng tôi muốn bảo vệ xã hội và con cái mình khỏi những mối nguy hàng giả, hàng kém chất lượng từ Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa”.
Liệu Manila đang toan tính dằn mặt Bắc Kinh bằng các biện pháp thương mại? |
Theo tỉnh trưởng tỉnh Alberta, thương mại là biện pháp hữu hiệu để đối phó với những động thái “xâm lược” trên biển Đông của “rồng Trung Quốc”.
Saar Hida cũng cho rằng: “Manila không cần dựa dẫm vào bất kỳ lực lượng ngoại quốc nào, vì Philippines là một một dân tộc, một quốc gia độc lập. Ỷ lại vào thế lực bên ngoài sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có của đất nước”.
Tờ Buổi sáng Philippines tiết lộ, Saar Hida là một chuyên gia kinh tế, cũng là một đồng minh tin cậy của Tổng thống Aquino.
>> ‘Giận’ Trung Quốc, Philippines mời Mỹ vào biển Đông
>> 'TQ vi phạm thô bạo thỏa thuận biển Đông'
>> Philippines cáo buộc Trung Quốc phá hoại hòa bình và ổn định châu Á
>> Philippines ‘lên gân’ với Trung Quốc về biển Đông Mai Anh (tổng hợp)