hihi, thành công của báo RFA, vietstudies ...: ANTĐ cũng vượt rào xem RFA và đăng lại nè :-Giáo sư Đài Loan nói về Trung Quốc
(ANTĐ) - Tình hình biển Đông nói chung và hải phận Việt Nam trong vùng biển này nói riêng vẫn nóng bỏng vì những hành động uy hiếp răn đe của Trung Quốc.
Trước phản ứng của quốc tế và của Việt Nam, liệu Bắc Kinh có ngưng thái độ nước lớn cố hữu hay tiếp tục giương nanh vuốt? Ngoài vấn đề chủ quyền và dầu khí trên biển Đông thì còn điều gì tiềm ẩn đằng sau mối đe dọa của Trung Quốc?
Chiến lược và âm mưu thâm độc của Bắc Kinh
“Trung Quốc lộng hành với Việt Nam là chuyện đã lâu. Gần đây họ ra mặt một cách công khai, dùng chính những tàu của hải quân, được gọi là tàu hải giám, đến can thiệp trong lãnh hải của Việt Nam. Báo chí trong và ngoài nước nói có thể do vấn đề dầu khí mà Trung Quốc đang cần, vấn đề công nghiệp hóa đất nước mà họ bắt buộc phải nắm rất cả những kho dầu khí ở biển Đông. Đó là lý do về kinh tế mà nhiều người nói đến. Nhưng tôi nghĩ đó không phải là lý do chính”.
Đó là lời Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, Giáo sư Viện Đại học Quốc lập Đài Loan, cũng từng là Giảng viên Đại học Bắc Kinh. Là người am hiểu khá nhiều về Trung Quốc trong tương quan với Đài Loan và các nước nhỏ thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, điều Giáo sư Trần Văn Đoàn phân tích và góp ý ở đây là đào sâu khía cạnh tâm lý nước lớn mà Trung Quốc thường chủ trương: “Họ tiếp tục chính sách cũ, gọi là cách nhìn hay tâm lý của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, chiến thuật bành trướng của họ”.
Quân đội Trung Quốc ngày càng "hung hăng" hơn |
Để thực hiện chính sách bành trướng, Giáo sư Trần Văn Đoàn dẫn giải, Trung Quốc áp dụng ba cách: “Cách thứ nhất là thúc đẩy những người Trung Quốc di dân ra các nước lân cận để lâu dần biến đó thành vệ tinh của Trung Quốc. Cách thứ hai, họ tìm cách lấn từng tấc đất, từng tấc biển. Trong quá khứ, họ đã bành trướng nước Trung Hoa từ vùng Hoàng Hà cho đến giờ vượt ra ngoài Mông Cổ đến Tây Tạng và xuống tận dưới Việt Nam và có thể sẽ đi xa hơn nữa. Bước thứ ba là họ muốn bành trướng theo kiểu kinh tế của người Mỹ. Tức là nếu họ nắm được kinh tế của những nước xung quanh thì họ có thể thống trị đất nước đó.
Lấy ví dụ điển hình như Hồng Kông, tất cả thực phẩm, nước uống, điện đều từ Trung Quốc, thành ra bây giờ Trung Quốc nói Hồng Kông phải nghe. Họ cũng từng dùng chiến thuật như vậy với Đài Loan. Kinh tế Đài Loan lệ thuộc gần 34% vào Trung Quốc và tương lai sẽ còn nhiều hơn. Tương tự ở Việt Nam, bây giờ có thể nói kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều. Và trong thời gian tới, nếu không để ý, kinh tế của chúng ta sẽ bị Trung Quốc lũng đoạn và lúc đó Việt Nam khó có thể độc lập được”.
Về mặt chính trị của Trung Quốc, điểm quan trọng từ đó xuất phát thái độ nước lớn uy hiếp nước nhỏ mà Giáo sư Trần Văn Đoàn vạch ra là nếu trong nước có những vấn đề đặc biệt thì Bắc Kinh sẽ gây hấn với các quốc gia lân cận, dùng ảnh hưởng ở bên ngoài sẽ đàn áp hoặc để giảm nhẹ mức nghiêm trọng ở bên trong: “Lấy ví dụ rất có thể ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư vào năm tới. Để có được quyền hành thì phải nắm được quân đội. Chính vì lẽ đó, quân đội đã gây sức ép buộc Tập Cận Bình tăng cường thế lực của họ. Đấy là phương pháp tăng cường hải quân của họ, và để tăng cường hải quân họ bắt buộc phải gây hấn với nước nhỏ để thí nghiệm. Nếu thắng họ sẽ được nhiều tiền hơn, nếu thua họ cũng sẽ được nhiều tiền hơn để đổi mới. Đó là điều Đặng Tiểu Bình đã làm năm 1979 đối với Việt Nam. Khi đó nếu đánh Việt Nam mà thắng thì ông lấy đó để dẹp tan phe cuối cùng của bè lũ bốn tên. Trường hợp thua thì ông vẫn đổ lỗi được cho cách mạng văn hóa đã làm Trung Quốc tê liệt. Dù thắng hay thua ông ta đều thắng cả. Tôi nghĩ lần này ở Biển Đông y hệt như vậy, Tập Cận Bình và các nước Đông Nam Á, hoặc cảnh cáo được cả Nhật Bản nữa, thì uy thế của Trung Quốc rất lớn, nhóm Tập Cận Bình sẽ thành ông vua mới thay thế Hồ Cẩm Đào. Nếu không thắng, ông sẽ nói ở trong nước không có đoàn kết, ông tìm cách dập tan nhóm phản đối để có uy quyền trong tay”.
Có hay không cuộc chiến Biển Đông
Dưới mắt ông Trần Văn Đoàn, trong vấn đề Biển Đông, mới nhất là hôm 16/6, Trung Quốc đã huy động một tàu tuần tra lớn đến khu vực tranh chấp, trong lúc vẫn cam kết là chỉ muốn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, thì vấn đề cần được nhìn và được hiểu theo văn hóa của Trung Quốc.
Theo ông: “Văn hóa của Trung Quốc là vấn đề đất và nước, làm thế nào để có càng nhiều đất càng nhiều nước, biểu tượng sự giàu có và thành công của Trung Quốc. Thành thử xưa nay họ luôn theo chiến lược tiến hai bước, nếu bị quốc tế cảnh cáo họ sẽ lùi một bước”.
Đó cũng là chiến thuật mà Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt, sử dụng tại Hội nghị Đối thoại An ninh ở Singapore mới đây. Ông Trần Văn Đoàn cho biết: “Ông Lương Quang Liệt trong bài diễn thuyết tại Singapore đã hai mươi bảy lần nói tới chữ “hòa bình”. Đây chỉ là một bước lùi của Trung Quốc mà thôi. Đó là vấn đề văn hóa bản chất của con người Trung Quốc.
Vấn đề thứ hai, trong khi thế giới mới hôm nay chúng ta phải ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết mọi vấn đề. Đó là cái nhìn của người phương Tây, cái nhìn khi mà cân bằng lực lượng với nhau. Nhưng khi với một lực lượng quá lớn thì Trung Quốc sẽ không ngồi vào bàn hội nghị, và nếu có thì họ sẽ tìm cách áp đặt. Họ sẽ cùng đàm phán và cùng một lúc lấn đất của người khác. Khi mọi người phản đối, họ có thể lùi một bước. Lùi lại một bước thì họ đã tiến được một bước rồi. Thành thử trong thế giới ngày hôm nay, họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị nhưng họ sẽ tìm cách để thắng. Đó là tính cách của Trung Quốc”.
Được hỏi về điều này, nhất là câu hỏi Trung Quốc thực sự có tiềm năng nước lớn để uy hiếp lấn chiếm và đe dọa các nước nhỏ xung quanh, nhất là Việt Nam hay không Giáo sư Trần Văn Đoàn nhận định: “Cho rằng Trung Quốc có tiềm năng thì chỉ là bề ngoài thôi. Tôi không nghĩ là Trung Quốc có tiềm năng. Thứ nhất, Trung Quốc phải lo giải quyết vấn đề một tỷ ba trăm triệu dân, trong đó 300-400 triệu người còn đói kém. Cứ tưởng tượng 300-400 triệu người nổi loạn thì Trung Quốc có đủ tiềm năng giải quyết vấn đề đó không. Bây giờ vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc là tìm cách đánh bóng bên ngoài để làm cho những người nghèo đói thỏa mãn tinh thần yêu nước để quên đi tình cảnh nghèo đói của họ. Nhưng đó chỉ nhất thời. Khi điều nhất thời qua đi họ phải trở lại giải quyết cái nghèo và lúc đó là vấn đề nhức đầu của Trung Quốc. Điểm thứ hai, người Trung Quốc rất đoàn kết bên ngoài nhưng thực tế bên trong họ chia rẽ khi nói đến quyền lực, tài sản, đất đai. Đó là điều thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, không giống như châu Âu hay Mỹ. Tôi không sợ tiềm năng của Trung Quốc như bên ngoài thường thổi phồng”.
Theo Giáo sư Trần Văn Đoàn, dù được coi là một cường quốc kinh tế trên thế giới, dẫu cố tìm cách bành trướng thế lực quân sự và dương oai diễu võ với lân bang, Trung Quốc thực sự không đáng sợ bởi vấn đề khó khăn phải đeo mang là một tỷ ba trăm triệu dân: “Để giải quyết một tỷ ba trăm triệu dân thì kinh tế của họ ngày nay vẫn còn nghèo và chưa đủ để giải quyết vấn đề đó”.
Thế nhưng có một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến thầm lặng mà Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần lưu ý, ông Trần Văn Đoàn kết luận, đó là chiến thuật lấn đất để chen dân vào bên cạnh chiến thuật lũng đoạn kinh tế bằng hàng hóa Trung Quốc.
Mưu đồ bành trướng của Trung Quốc
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011-06-20
Tình hình biển Đông nói chung và hải phận Việt Nam trong vùng biển này nói riêng, vẫn nóng sốt vì những hành động uy hiếp răn đe của Trung Quốc.Trước phản ứng của quốc tế và của Việt Nam, liệu Bắc Kinh có ngưng thái độ nước lớn cố hữu hay tiếp tục giương nanh vuốt? Ngoài chuyện chủ quyền và dầu khí trên biển Đông thì còn điều gì tiềm ẩn đằng sau mối đe dọa của Trung Quốc? Thanh Trúc có bài tìm hiểu như sau:
Chiến lược và âm mưu thâm độc của Bắc Kinh
Trung Quốc lộng hành với Việt Nam là chuyện đã lâu. Gần đây họ ra mặt một cách công khai, dùng chính những tàu của hải quân, được gọi là tàu hải giám, đến can thiệp vào trong lãnh vực của Việt Nam.Báo chí ở trong và ngoài nước nói có thể do vấn đề dầu khí mà Trung Quốc đang cần, vấn đề kỹ nghệ hóa đất nước mà họ bắt buộc phải nắm tất cả những kho dầu khí ở biển Đông. Đó là lý do về kinh tế mà nhiều người nói đến. Nhưng tôi nghĩ đó không phải là lý do chính.
Đó là lời tiến sĩ Trần Văn Đoàn, giáo sư Viện Đại Học Quốc Lập Đài Loan, cũng từng là giảng sư Đại Học Bắc Kinh. Là người am hiểu khá nhiều về Trung Quốc trong tương quan với Đài Loan và các nước nhỏ thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, điều giáo sư Trần Văn Đoàn phân tích và góp ý ở đây là đào sâu khía cạnh tâm lý nước lớn mà Trung Quốc thường chủ trương:
Họ tiếp tục cái chính sách cũ, gọi là cái lối nhìn hay cái tâm lý của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, cái chiến thuật bành trướng của họ.
Cách thứ nhất là thúc đẩy những người Trung Quốc di dân ra các nước lân cận để lâu dần biến đó thành vệ tinh của Trung Quốc. Cách thứ hai, họ tìm cách lấn từng tấc đất từng tấc biển một.
GS.Trần Văn Đoàn
Để thực hiện chính sách bành trướng, giáo sư Trần Văn Đoàn dẫn giải, Trung Quốc áp dụng ba cách:
Cách thứ nhất là thúc đẩy những người Trung Quốc di dân ra các nước lân cận để lâu dần biến đó thành vệ tinh của Trung Quốc. Cách thứ hai, họ tìm cách lấn từng tấc đất từng tấc biển một. Trong quá khứ, họ đã bành trướng nước Trung Hoa từ vùng Hoàng Hà cho đến giờ rộng quá ngoài Mông Cổ đến Tây Tạng biên cương và tận dưới Việt Nam và có thể sẽ đi xa hơn nữa. Bước thứ ba là họ muốn bành trướng theo kiểu kinh tế của người Mỹ. Tức là nếu họ nắm được kinh tế của những nước chung quanh thì họ có thể thống trị đất nước đó. Lấy thí dụ điển hình như Hongkong, tất cả thực phẩm nước uống điện lực đều từ Trung Quốc qua hết, thành bây giờ Trung Quốc nói Hongkong phải nghe.
Họ cũng dùng chiến thuật như vậy với Đài Loan. Kinh tế Đài Loan gần 34% lệ thuộc vào Trung Quốc và tương lai sẽ còn nhiều hơn.
Tương tự ở Việt Nam, bây giờ có thể nói kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều. Và trong thời gian tới, nếu không để ý, kinh tế của chúng ta sẽ bị Trung Quốc lũng đoạn, và lúc đó Việt Nam khó thể có độc lập được.
họ muốn bành trướng theo kiểu kinh tế của người Mỹ. Tức là nếu họ nắm được kinh tế của những nước chung quanh thì họ có thể thống trị đất nước đó. Lấy thí dụ điển hình như Hongkong, tất cả thực phẩm nước uống điện lực đều từ Trung Quốc qua hết, thành bây giờ Trung Quốc nói Hongkong phải ngheVề mặt chính trị của Trung Quốc, điểm quan trọng từ đó phát xuất thái độ nước lớn uy hiếp nước nhỏ mà giáo sư Trần Văn Đoàn vạch ra, là nếu trong nước có những vấn đề đặc biệt thì Bắc Kinh sẽ gây hấn với các quốc gia lân cận, dùng ảnh hưởng ở bên ngoài để đàn áp hoặc để giảm nhẹ mức nghiêm trọng ở bên trong:
GS.Trần Văn Đoàn
Lấy thí dụ rất có thể là ông Tập Cận Bình được đặt ra làm tổng bí thư cho năm tới. Để có được quyền hành thì phải nắm được quân đội.
Chính vì đó quân đội đã áp lực Tập Cận Bình để tăng cường thế lực của họ. Đấy là phương pháp tăng cường hải quân của họ và để tăng cường hải quân họ bắt buộc phải gây hấn với nước nhỏ để thí nghiệm. Nếu thắng họ sẽ được nhiều tiền hơn, nếu thua họ cũng sẽ được nhiều tiền hơn để canh tân. Đó là điều Đặng Tiểu Bình đã làm năm 1979 đối với Việt Nam. Khi đó nếu đánh Việt Nam mà thắng thì ông lấy đó để dẹp tan phe cuối cùng của nhóm Tứ Nhân Bang.
Trường hợp thua thì ông vẫn đổ lỗi được cho bọn cách mạng văn hóa đã làm Trung Quốc tê liệt. Cả hai ông ta đều thắng cả. Tôi nghĩ lần này ở biển Đông y hệt như vậy, Tập Cận Bình lên rất có thể dùng phương pháp này. Nếu thắng được Việt Nam và các nước Đông Nam Á, ngay cảnh cáo được cả Nhật nữa, thì uy thế của Trung Quốc rất lớn, nhóm Tập Cận Bình sẽ thành ông vua mới thay thế Hồ Cẩm Đào. Nếu không thắng ông sẽ nói ở trong nước không có đoàn kết, ông tìm cách đập tan nhóm phản đối để có uy quyền trong tay.
Có hay không có cuộc chiến Biển Đông
Dưới mắt ông Trần văn Đoàn, trong vấn đề biển Đông, mới nhất là hôm thứ Năm Trung Quốc huy động một tàu tuần lớn đến khu vực tranh chấp, trong lúc vẫn cam kết là chỉ muốn duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực, thì chuyện cần được nhìn và được hiểu theo văn hóa của Trung Quốc:Cái văn hoá của Trung Quốc là vấn đề đất và nước, làm thế nào để có càng nhiều đất càng nhiều nước, biểu tượng sự giàu có và thành công của Trung Quốc. Thành thử xưa nay họ luôn theo chiến lược đi hai bước, nếu bị quốc tế cảnh cáo họ sẽ lùi một bước.
Cái văn hoá của Trung Quốc là vấn đề đất và nước, làm thế nào để có càng nhiều đất càng nhiều nước, biểu tượng sự giàu có và thành công của Trung Quốc. Thành thử xưa nay họ luôn theo chiến lược đi hai bước, nếu bị quốc tế cảnh cáo họ sẽ lùi một bước.Đó cũng là chiến thuật mà bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt, sử dụng tại hội nghị Đối Thoại An Ninh ở Singapore tuần trước:
GS.Trần Văn Đoàn
Ông Liệt trong bài diễn thuyết tại Singapore đã nói tới hai mươi bảy lần chữ “hoà bình”. Đây chỉ là một bước lùi của Trung Quốc mà thôi. Đó là vấn đề văn hoá cái bản chất của người Trung Quốc.
Vấn đề thừ hai, trong thế giới mới hôm nay chúng ta phải ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết. Đó là cái nhìn của người phương Tây, cái nhìn khi mà cân bằng lực lượng với nhau. Nhưng khi với một lực lượng quá lớn thì họ sẽ không ngồi vào bàn hội nghị, và nếu có ngồi vào bàn thì họ sẽ tìm cách áp đặt. Họ sẽ cùng đàm phán và cùng một lúc gọi là lấn đất của người khác. Khi mọi người phản đối họ có thể lùi một bước. Lùi lại một bước thì họ đã chiếm được một bước rồi. Thành thử trong thế giới hôm nay họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị nhưng họ sẽ tìm cách để thắng. Đó là tính cách của Trung Quốc.
Hôm thứ Hai vừa qua, trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do về sự kiện Việt Nam tập trận bắn đạn thật tại nơi cách vùng tranh chấp Hoàng Sa khoảng 250 kilômét, ông Greg Autry, đồng tác giả quyển sách Death By China, Thần Chết Trung Quốc, cho rằng trong vấn đề biển Đông Trung Quốc chẳng làm gì cả ngoài việc dương oai và thể hiện sức mạnh của mình, vì thế phản ứng của Việt Nam là hoàn toàn hợp lý :
Đây là cơ hội để Việt Nam trực tiếp gởi thông điệp đến Trung Quốc, luôn có tư tưởng rằng họ có thể làm bất cứ điều gì mà không cần biết cộng đồng quốc tế phản ứng thế nào.
Được hỏi về điều này, nhất là câu hỏi thực sự Trung Quốc có tiềm năng nước lớn để uy hiếp lấn chiếm và đe dọa các nước nhỏ chung quanh, nhất là Việt Nam, hay không, giáo sư Trần Văn Đoàn nhận định:
Cho rằng Trung Quốc có tiềm năng thì chỉ là bề mặt thôi. Tôi không nghĩ là Trung Quốc có tiềm năng. Thứ nhất Trung Quốc phải lo giải quyết vấn đề một tỷ ba trăm triệu dân, trong đó còn đói kém có thể từ ba trăm đến bốn trăm triệu người. Cứ tưởng tượng ba bốn trăm triệu đó nỗi loạn lên thì xem cái ông Trung Quốc có đủ tiềm năng giải quyết vấn đề đó không.
người Trung Quốc bên ngoài rất đoàn kết bên ngoài nhưng thực tế bên trong họ chia rẽ khi noí đến quyền lực đến tài sản vấn đề cướp đất của nhau. Đó là cái thường xảy ra ở Trung Quốc và cả Việt Nam, không giống bên Âu Châu hay Mỹ Quốc.
GS.Trần Văn Đoàn
Bây giờ vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc là tìm cái lực cái đánh bóng bên ngoài để làm cho những người nghèo đói thoả mãn cái tinh thần yêu nước để quên cái nghèo đói của họ đi. Nhưng mà cái đó chỉ nhất thời. Khi cái tạm thời qua đi họ phải trở lại giải quyết cái nghèo và lúc đó là vấn đề nhức đầu của Trung Quốc.
Điểm thứ hai người Trung Quốc bên ngoài rất đoàn kết bên ngoài nhưng thực tế bên trong họ chia rẽ khi noí đến quyền lực đến tài sản vấn đề cướp đất của nhau. Đó là cái thường xảy ra ở Trung Quốc và cả Việt Nam, không giống bên Âu Châu hay Mỹ Quốc. Tôi không sợ cái tiềm năng của Trung Quốc như bên ngoài thường thổi phồng.
Theo giáo sư Trần Văn Đoàn, dù được coi là một cường quốc kinh tế trên thế giới, dầu cố tìm cách bành trướng thế lực quân sự và dương oai diểu võ với lân bang, Trung Quốc thực sự không đáng sợ bởi vấn đề khó khăn phải đeo mang là một tỷ ba trăm triệu dân:
Để giải quyết một tỷ ba trăm triệu dân thì kinh tế của họ ngày nay vẫn còn nghèo và chưa đủ để giải quyết vấn đề đó.
Thế nhưng có một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến thầm lặng mà Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần lưu ý, ông Trần Văn Đoàn kết luận, đó là chiến thuật lấn đất để chen dân vào bên cạnh chiến thuật lũng đoạn kinh tế bằng hàng hoá Trung Quốc.