Người hùng Lê Văn Tạch bị đình chỉ công việc với lý do lãng xẹt. 28 sinh viên Việt Nam do Intel cử đi đào tạo tại Mỹ tốt nghiệp xuất sắc. Ngành than phải nhập khẩu những tấn than đầu tiên trong khi vẫn đang hùng hục xuất khẩu. Đó là những lát cắt vui buồn của tuần này.
Người hùng và lý do đình chỉ công việc lãng xẹt!
Cái tên Lê Văn Tạch, kỹ sư đã làm việc 9 năm tại Phòng Kỹ thuật lắp ráp ô tô của Toyota Việt Nam, từ rất lạ, đã trở nên quen thuộc từ đầu tháng 4/2011, khi anh dũng cảm "tố giác" Toyota Việt Nam để xảy ra nhiều lỗi kỹ thuật nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng xe Innova và Fortuner. Kết quả, Toyota phải triệu hồi vài chục nghìn xe để kiểm tra và sửa chữa miễn phí. Ở thời điểm đó, anh là người hùng.
Bẵng đi 2 tháng, tên anh trở lại trên mặt báo với thông tin anh bị đình chỉ công tác. Lúc này, không biết phải gọi anh là gì?
Trước khi bàn chuyện nay, xin được trở lại chuyện xưa. Lý do khiến anh Tạch phải nhờ Cục Đăng kiểm VN và báo chí vào cuộc hồi cuối tháng 3, là bởi anh đã nhiều lần đề nghị lãnh đạo các cấp của Toyota Việt Nam, thời gian đã kéo dài đến hàng năm, nhưng không nhận được phản hồi đúng mức.
Đương nhiên, chỉ là một "nhân viên", việc làm của anh Tạch tất nhiên ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty Toyota. Và nếu được hỏi thật tất cả các "sếp", chắc chẳng mấy ai vui vẻ với việc nhân viên tố những sai phạm của công ty với bên ngoài như thế.
Nhưng ở góc độ một công dân, anh Tạch đã có một hành động rất dũng cảm, đúng với lương tâm, không thể làm ngơ để đồng loại phải đối mặt với nguy hiểm, dù điều đó có khiến bản thân anh phải đối mặt với khó khăn.
Thế nên, phản hồi của độc giả khắp nơi, đa phần thể hiện sự thán phục, ngưỡng mộ với kỹ sư Tạch. Ngưỡng mộ và... lo lắng cho số phận của anh, sợ anh bị mất việc, thậm chí bị trả thù vì dám có hành động... khác thường, dám quên đi sự yên ổn của bản thân vì lợi ích chung của người tiêu dùng.
Trước những tố cáo của anh Tạch, phản hồi của công ty Toyota VN lại giống như bộ phim truyền hình nhiều tập với những nút thắt, mở liên tục. Tại buổi họp báo đầu tiên, Giám đốc sản xuất Yoshida chỉ thừa nhận có những lỗi trên với khoảng gần 9.000 xe Innova, và lỗi không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến độ an toàn của xe, hậu quả tối đa chỉ là... gây tiếng ồn. Một sự thừa nhận quá... khiêm tốn so với những tố giác của kỹ sư Tạch, khi anh khẳng định các lỗi đều nghiêm trọng, và số lượng xe dính lỗi theo thống kê của anh lên tới hơn 100.000 chiếc.
Chưa kể, lập luận của Toyota rất gần với sự... chống chế, nào chưa nhận được khiếu nại nào của khách hàng, rồi lỗi "chưa đến mức cần thiết để thông báo về công ty mẹ ở Nhật Bản và cơ quan đăng kiểm hay khách hàng mua xe"...
Nhưng chỉ nửa tháng sau, ngày 15/4, Toyota Việt Nam đã ra thông báo triệu hồi gần 66.000 xe thuộc cả 2 loại, đúng như tố giác của anh Tạch, tuy số lượng vẫn phần nào khiêm tốn hơn (nhưng đã lớn hơn trước 7, 8 lần).
Cũng may cho Toyota Việt Nam vì những lỗi này xảy ra ở... Việt Nam, nơi hệ thống chế tài còn khá lỏng lẻo, nên họ chỉ cần chấp nhận kiểm tra và xử lý miễn phí các ô tô "có thể bị lỗi" là đã được chấp thuận.
Tất nhiên, ông Yoshida, Giám đốc sản xuất của Toyota Việt Nam không quên khẳng định từ buổi họp báo đầu tiên, rằng ông Tạch là kỹ sư có kinh nghiệm ở khâu lắp ráp và công ty vẫn đảm bảo vị trí làm việc của ông Tạch.
Nhưng lời hứa của ông Yoshida chỉ giữ được hơn 2 tháng. Đúng hơn, anh Tạch chưa bị sa thải, mà mới chỉ bị đình chỉ công tác trong 3 tháng. Dù Toyota Việt Nam khẳng định lý do không liên quan gì đến những tố giác của anh, thì dư luận vẫn phải nghi ngờ.
Bởi cùng thời điểm anh Tạch bị đình chỉ công tác, anh vẫn đang đeo đuổi vụ việc một cách quyết liệt. Trên báo Tuổi trẻ ngày 12/6, anh khẳng định số lượng 6.108 xe Innova J nằm trong diện kiểm tra và điều chỉnh miễn phí áp suất dầu phanh mà công ty công bố ngày 7-6 vẫn còn thấp hơn thực tế rất nhiều.... 'Có khác chăng là anh đã thừa nhận khá mệt mỏi vì nhiều áp lực, muốn có sự trợ giúp từ Hội Bảo vệ người tiêu dùng, với nguyện vọng: "tôi muốn có một buổi đối chất giữa Toyota VN, Cục Đăng kiểm, tôi và một cơ quan khoa học, nếu có thêm nhà thiết kế liên quan thì càng tốt. Và cuộc đối chất này có sự chứng kiến của báo giới".
Nguyện vọng chưa thành hiện thực, thì Toyota VN đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 3 tháng với anh vào chiều 11/6, và anh nhận được quyết định... qua phát chuyển nhanh.
Dù Toyota VN khẳng định đây là vấn đề hoàn toàn mang tính chất nội bộ, giữa các cá nhân trong công ty, không liên quan tới việc ông Lê Văn Tạch tiết lộ thông tin về sự cố lắp ráp của Toyota cho giới truyền thông trước đó, nhưng những mâu thuẫn trong cách giải quyết thì quá rõ ràng. Anh Tạch bị đình chỉ công tác để có thời gian điều tra, xác minh hành vi "gây ảnh hưởng đến công việc của người khác" và hành vi "xâm phạm danh dự và uy tín cá nhân của một số cá nhân trong công ty" của anh, do chính cấp trên của anh tố cáo anh.
Nhưng chỉ từ lá đơn tố cáo của ông Chương, cấp trên anh Tạch vào ngày 11/6 mà Toyota VN lập tức ra quyết định tạm đình chỉ công tác 3 tháng với anh Tạch. Toyota VN nói chung và vị Tổng giám đốc Akito Tachibana đã ký quyết định nói riêng, đã tự làm xấu hình ảnh của chính mình, vốn đã không được đẹp trong thời gian qua.
Chợt nghĩ, nếu có quy định cụ thể rằng, cứ bị một đồng nghiệp tố cáo mà lập tức bị đình chỉ công tác, không khéo nhiều doanh nghiệp suốt ngày phải lo... đình chỉ công tác nhân viên, chẳng còn mấy ai để làm việc. Đọc kỹ thông tin hơn chút nữa, thì thấy ở việc anh Tạch bị đình chỉ, có sự tham gia của phòng nhân sự, phòng pháp chế, rồi thường vụ công đoàn của công ty, đủ để Toyota VN khẳng định mình làm theo đúng pháp luật. Nhưng dư luận sẽ đặt câu hỏi, vì sao những người ở các phòng ban kia lại nhiệt tình đến thế trong việc đình chỉ công tác anh Tạch? Họ có phải là những người đồng bào của anh Tạch không, mà có thể cư xử như thế?
"Top" kinh ngạc và 28 cái hy vọng mở
28 sinh viên Việt Nam khiến Hiệu trưởng ĐH Mỹ "kinh ngạc". Cái tít bài rất ấn tượng như một điểm sáng của tuần, truyền tải thông tin: 28 bạn sinh viên năm thứ 3, thứ 4 thuộc các trường ĐH kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam, được Intel tuyển tham gia Chương trình Học giả Việt Nam, đã tốt nghiệp quá xuất sắc vào ngày 13/6 vừa qua, sau 2 năm học tập tại ĐH Portland State (bang Oregon, Mỹ).
Với số điểm trung bình 3.8/4, trong đó có 5 sinh viên đạt điểm tuyệt đối 3.9 - 4.0, TSKH Rengjeng Su, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học máy tính và kỹ thuật Maseeh (thuộc ĐH Portland State) phải thừa nhận "Tôi cho rằng họ đã rất tập trung và nghiêm túc trong học tập, với sự thông minh vượt trội. Họ khiến chúng tôi ngạc nhiên, và cảm thấy rất khó khăn khi cho điểm các sinh viên khác, vì điểm của họ quá cao".
Sau phút vui ban đầu, với tính "đa nghi" vốn có, phải lập tức tra tìm thử xem, ĐH Portland state có thuộc ĐH "xịn" của Mỹ hay không? Bởi Mỹ vốn quá nhiều trường ĐH, chất lượng thượng vàng hạ cám đủ kiểu, nên rất sợ bị mừng hụt. Quả thật, tìm thông tin xong lại thấy... hơi buồn một tý.
Vì năm 2010, nếu tính tổng tất cả tiêu chí, Trường ĐH Portland State "bị" xếp trong 25% trường nằm cuối bảng xếp hạng của US News & World Report. Tất nhiên, như hiệu trưởng trường thừa nhận, có những yếu tố khiến trường rất khó được xếp hạng cao, vì trường không quá khắt khe đầu vào (để tạo cơ hội cho sinh viên thuộc nhiều trình độ của bang Oregon).
Vẫn biết mọi bảng xếp hạng đều tương đối, và trường được xếp hạng rất cao, nằm trong top của Mỹ trong chính bảng xếp hạng này, khi xét đến việc khuyến khích, thu hút sinh viên và cho họ những trải nghiệm tuyệt vời, cũng như khi đánh giá những chương trình học theo dạng dự án. Tìm tiếp thông tin, cũng thấy có nhiều mảng của trường được đánh giá tốt, trong những bảng xếp hạng khác nhau.
Và quan trọng là khi học ở đó, các bạn thực hiện nhiều công trình nghiên cứu mà Intel đặt hàng trực tiếp, và có những thành công.
Nhưng niềm vui đã giảm phần nào, rằng phải chăng một lý do khiến các sinh viên khá giỏi của Việt Nam giành điểm quá cao, bởi các bạn quá giỏi so với mặt bằng chung của sinh viên của trường, một trường nằm số hạng 25% trường cuối bảng xếp hạng.
Và không khỏi băn khoăn: Vì sao Intel lại chọn đưa sinh viên Việt Nam sang ĐH Portland State? Phải chăng vì trường rất cởi mở trong việc kết hợp với Intel, để sinh viên giải quyết chính các vấn đề của Intel trong chương trình học? Hay vì học phí ở những trường này vừa phải hơn, khiến Intel có thể trao học bổng cho nhiều sinh viên hơn? Bởi lẽ, sinh viên giỏi của Việt Nam luôn khẳng định bản thân rất tốt trong những ngôi trường khá cạnh tranh của Mỹ. Đến đây lại hơi ngậm ngùi, hình như người Việt Nam giỏi học nhiều hơn giỏi làm?
Xuất, nhập khẩu than bị "chập mạch"?
Nhắc đến tài nguyên, lại phải buồn vì thông tin Việt Nam đã chính thức phải nhập khẩu than từ tháng 6/2011, chẳng cần chờ đến 2012 như dự báo trước đây. Thông tin phải nhập khẩu than từ 2012 trong khi vẫn đang xuất khẩu than đã gây băn khoăn, đã được bản thảo cả tại hội trường Quốc hội, nhưng người ta còn chưa kịp bàn bạc xong, chưa "chốt" được gì, thì việc nhập khẩu than đã chính thức diễn ra mất rồi.
Chưa hết, theo trả lời của TS Nguyễn Thành Sơn trên Tuần Việt Nam thì lần này chúng ta lại nhập chính loại than mà chúng ta đã và đang "tích cực" xuất khẩu. Thậm chí, chúng ta nhập than từ Indonesia, trong khi hiện nay chính quốc gia này đang khai thác than ở Uông Bí, Quảng Ninh. Nếu trả lời của TS Sơn chính xác 100%, thì câu chuyện thật sự nực cười. Indonesia khai thác than ở Quảng Ninh, mang về nước, rồi chúng ta sang đó mua về.
Chắc mẩm loại than nhập về phải "xịn" lắm, nhưng theo TS Sơn, 9500 tấn than vừa nhập lại là loại than nhiệt năng thấp, như TS Sơn thẳng thắn gọi hành động này là "chúng ta vừa phải chở không từ Indonesia về vài nghìn tấn đá vô dụng". Chẳng thế mà ông Sơn không ngần ngại cho rằng, công tác điều hành quản lý ngành than của VN ở đâu đó đang bị "chập mạch".
Tìm lại thông tin trên báo chí, lại thấy từ năm 2008, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) đã trả lời Thời báo kinh tế Việt Nam rằng: "Trong chiến lược phát triển ngành than năm 2015 tầm nhìn tới năm 2025 mà Bộ Công Thương vừa trình Thủ tướng Chính phủ, đã định hướng ngành than phải đặc biệt quan tâm tới việc đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và giảm dần xuất khẩu để đẩy lùi thời điểm nhập khẩu càng chậm lại càng tốt. Rất có thể, thời điểm đó là vào năm 2015 chứ không phải là năm 2012".
Tiếc thay, lời dự đoán lạc quan đó của Bộ Công thương đã không thành hiện thực. Hay Bộ Công thương định một hướng, còn ngành than thật sự lại đang đi một hướng khác?
Về phần Vinacomin (tên trước đây là TKV - thực chất chỉ là cách viết tắt theo tiếng Anh và tiếng Việt) thì mới 1 năm trước, 5/2010, ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Vinacomin khi trả lời Tuổi trẻ, chỉ chắc chắn năm 2015 VN sẽ phải nhập khẩu than, còn chuyện năm 2012 thì "nếu một số nhà máy nhiệt điện chậm tiến độ thì có thể chưa phải nhập ngay trong năm 2012".
Khó mà tin được, ông Phó TGĐ lại có cách trả lời theo kiểu đá trách nhiệm cho các nhà máy nhiệt điện như thế. Chẳng khác gì ông mong sao sẽ có nhà máy nhiệt điện chậm tiến độ, để không phải nhập than từ năm 2012. Giờ phải nhập than từ 2011 rồi, không biết có phải lý do vì.. nhà máy nhiệt điện nhanh tiến độ không nữa?
Nói chuyện nhập khẩu, lại không thể không nói chuyện xuất khẩu. Ta đã nhập khẩu than sớm hơn mọi thời gian dự kiến, nhưng ta vẫn hùng hục xuất khẩu than, và là nhà xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới (chiếm hơn 1/4 tổng lượng xuất khẩu loại than này trên thế giới).
Lý do thuyết phục nhất mà ông Hùng có thể đưa ra cho việc phải xuất khẩu than vào thời điểm 6/2010 là vì... giá bán than bình quân trong nước thấp hơn giá thành, khiến càng làm càng lỗ, buộc TKV phải xuất khẩu để lo cho 120.000 lao động trong tập đoàn. Kể cả khi giá than đã tăng vào đầu tháng 4/2011, thì Vinacomin vẫn kêu lỗ to, chắc vì thế mà vẫn phải tiếp tục xuất khẩu than để thu về lợi nhuận.
Càng đọc, càng thấy ở Việt Nam mình lạ thật. Xuất cứ xuất, nhập cứ nhập, dù cùng một tập đoàn hẳn hoi chứ nào phải hai đơn vị xa xôi gì? Không lẽ Bộ Công thương và Chính phủ cứ mặc kệ Vinacomin tự xoay sở, mà không cùng "xắn tay" giải quyết một nghịch lý đã tồn tại từ bao năm nay?
Âu đó là cái giá phải trả cho sự "tự chủ" một cách méo mó, phải tự chủ mọi thứ đầu vào, nhưng giá thành lại do Nhà nước điều tiết, như TS Nguyễn Thành Sơn giải thích, là "lợi nhuận của Vinacomin đang bị chuyển hướng sang cho ngành điện, ngành xi măng và các ngành khác dùng than trong nước hàng năm tới gần 4000 tỷ đồng/năm". Ngành than buộc phải bán lỗ, để các ngành kia có lãi, còn ngành than đành thu lãi bằng cách xuất khẩu ồ ạt. Lợi ích của ngành đã được đặt trên lợi ích quốc gia.
Trách ngành than chỉ vì lợi ích của riêng ngành mình đã đành, nhưng cũng thấy băn khoăn vì chính sách chung của Chính phủ. Chuyện nghịch lý ngành than đã được nói đến nhiều năm nay, vẫn không thấy những thay đổi ở tầm vĩ mô để giúp ngành than gỡ bí. Thế nên, dù bị kêu thế, chứ kêu nữa, có cảm giác, ngành than vẫn cứ hì hục xuất khẩu mà thôi.
Cái tên Lê Văn Tạch, kỹ sư đã làm việc 9 năm tại Phòng Kỹ thuật lắp ráp ô tô của Toyota Việt Nam, từ rất lạ, đã trở nên quen thuộc từ đầu tháng 4/2011, khi anh dũng cảm "tố giác" Toyota Việt Nam để xảy ra nhiều lỗi kỹ thuật nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng xe Innova và Fortuner. Kết quả, Toyota phải triệu hồi vài chục nghìn xe để kiểm tra và sửa chữa miễn phí. Ở thời điểm đó, anh là người hùng.
Bẵng đi 2 tháng, tên anh trở lại trên mặt báo với thông tin anh bị đình chỉ công tác. Lúc này, không biết phải gọi anh là gì?
Trước khi bàn chuyện nay, xin được trở lại chuyện xưa. Lý do khiến anh Tạch phải nhờ Cục Đăng kiểm VN và báo chí vào cuộc hồi cuối tháng 3, là bởi anh đã nhiều lần đề nghị lãnh đạo các cấp của Toyota Việt Nam, thời gian đã kéo dài đến hàng năm, nhưng không nhận được phản hồi đúng mức.
Kĩ sư Lê Văn Tạch |
Nhưng ở góc độ một công dân, anh Tạch đã có một hành động rất dũng cảm, đúng với lương tâm, không thể làm ngơ để đồng loại phải đối mặt với nguy hiểm, dù điều đó có khiến bản thân anh phải đối mặt với khó khăn.
Thế nên, phản hồi của độc giả khắp nơi, đa phần thể hiện sự thán phục, ngưỡng mộ với kỹ sư Tạch. Ngưỡng mộ và... lo lắng cho số phận của anh, sợ anh bị mất việc, thậm chí bị trả thù vì dám có hành động... khác thường, dám quên đi sự yên ổn của bản thân vì lợi ích chung của người tiêu dùng.
Trước những tố cáo của anh Tạch, phản hồi của công ty Toyota VN lại giống như bộ phim truyền hình nhiều tập với những nút thắt, mở liên tục. Tại buổi họp báo đầu tiên, Giám đốc sản xuất Yoshida chỉ thừa nhận có những lỗi trên với khoảng gần 9.000 xe Innova, và lỗi không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến độ an toàn của xe, hậu quả tối đa chỉ là... gây tiếng ồn. Một sự thừa nhận quá... khiêm tốn so với những tố giác của kỹ sư Tạch, khi anh khẳng định các lỗi đều nghiêm trọng, và số lượng xe dính lỗi theo thống kê của anh lên tới hơn 100.000 chiếc.
Chưa kể, lập luận của Toyota rất gần với sự... chống chế, nào chưa nhận được khiếu nại nào của khách hàng, rồi lỗi "chưa đến mức cần thiết để thông báo về công ty mẹ ở Nhật Bản và cơ quan đăng kiểm hay khách hàng mua xe"...
Nhưng chỉ nửa tháng sau, ngày 15/4, Toyota Việt Nam đã ra thông báo triệu hồi gần 66.000 xe thuộc cả 2 loại, đúng như tố giác của anh Tạch, tuy số lượng vẫn phần nào khiêm tốn hơn (nhưng đã lớn hơn trước 7, 8 lần).
Cũng may cho Toyota Việt Nam vì những lỗi này xảy ra ở... Việt Nam, nơi hệ thống chế tài còn khá lỏng lẻo, nên họ chỉ cần chấp nhận kiểm tra và xử lý miễn phí các ô tô "có thể bị lỗi" là đã được chấp thuận.
Tất nhiên, ông Yoshida, Giám đốc sản xuất của Toyota Việt Nam không quên khẳng định từ buổi họp báo đầu tiên, rằng ông Tạch là kỹ sư có kinh nghiệm ở khâu lắp ráp và công ty vẫn đảm bảo vị trí làm việc của ông Tạch.
Nhưng lời hứa của ông Yoshida chỉ giữ được hơn 2 tháng. Đúng hơn, anh Tạch chưa bị sa thải, mà mới chỉ bị đình chỉ công tác trong 3 tháng. Dù Toyota Việt Nam khẳng định lý do không liên quan gì đến những tố giác của anh, thì dư luận vẫn phải nghi ngờ.
Bởi cùng thời điểm anh Tạch bị đình chỉ công tác, anh vẫn đang đeo đuổi vụ việc một cách quyết liệt. Trên báo Tuổi trẻ ngày 12/6, anh khẳng định số lượng 6.108 xe Innova J nằm trong diện kiểm tra và điều chỉnh miễn phí áp suất dầu phanh mà công ty công bố ngày 7-6 vẫn còn thấp hơn thực tế rất nhiều.... 'Có khác chăng là anh đã thừa nhận khá mệt mỏi vì nhiều áp lực, muốn có sự trợ giúp từ Hội Bảo vệ người tiêu dùng, với nguyện vọng: "tôi muốn có một buổi đối chất giữa Toyota VN, Cục Đăng kiểm, tôi và một cơ quan khoa học, nếu có thêm nhà thiết kế liên quan thì càng tốt. Và cuộc đối chất này có sự chứng kiến của báo giới".
Nguyện vọng chưa thành hiện thực, thì Toyota VN đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 3 tháng với anh vào chiều 11/6, và anh nhận được quyết định... qua phát chuyển nhanh.
Dù Toyota VN khẳng định đây là vấn đề hoàn toàn mang tính chất nội bộ, giữa các cá nhân trong công ty, không liên quan tới việc ông Lê Văn Tạch tiết lộ thông tin về sự cố lắp ráp của Toyota cho giới truyền thông trước đó, nhưng những mâu thuẫn trong cách giải quyết thì quá rõ ràng. Anh Tạch bị đình chỉ công tác để có thời gian điều tra, xác minh hành vi "gây ảnh hưởng đến công việc của người khác" và hành vi "xâm phạm danh dự và uy tín cá nhân của một số cá nhân trong công ty" của anh, do chính cấp trên của anh tố cáo anh.
Nhưng chỉ từ lá đơn tố cáo của ông Chương, cấp trên anh Tạch vào ngày 11/6 mà Toyota VN lập tức ra quyết định tạm đình chỉ công tác 3 tháng với anh Tạch. Toyota VN nói chung và vị Tổng giám đốc Akito Tachibana đã ký quyết định nói riêng, đã tự làm xấu hình ảnh của chính mình, vốn đã không được đẹp trong thời gian qua.
"Top" kinh ngạc và 28 cái hy vọng mở
28 sinh viên Việt Nam khiến Hiệu trưởng ĐH Mỹ "kinh ngạc". Cái tít bài rất ấn tượng như một điểm sáng của tuần, truyền tải thông tin: 28 bạn sinh viên năm thứ 3, thứ 4 thuộc các trường ĐH kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam, được Intel tuyển tham gia Chương trình Học giả Việt Nam, đã tốt nghiệp quá xuất sắc vào ngày 13/6 vừa qua, sau 2 năm học tập tại ĐH Portland State (bang Oregon, Mỹ).
Với số điểm trung bình 3.8/4, trong đó có 5 sinh viên đạt điểm tuyệt đối 3.9 - 4.0, TSKH Rengjeng Su, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học máy tính và kỹ thuật Maseeh (thuộc ĐH Portland State) phải thừa nhận "Tôi cho rằng họ đã rất tập trung và nghiêm túc trong học tập, với sự thông minh vượt trội. Họ khiến chúng tôi ngạc nhiên, và cảm thấy rất khó khăn khi cho điểm các sinh viên khác, vì điểm của họ quá cao".
Sau phút vui ban đầu, với tính "đa nghi" vốn có, phải lập tức tra tìm thử xem, ĐH Portland state có thuộc ĐH "xịn" của Mỹ hay không? Bởi Mỹ vốn quá nhiều trường ĐH, chất lượng thượng vàng hạ cám đủ kiểu, nên rất sợ bị mừng hụt. Quả thật, tìm thông tin xong lại thấy... hơi buồn một tý.
Vì năm 2010, nếu tính tổng tất cả tiêu chí, Trường ĐH Portland State "bị" xếp trong 25% trường nằm cuối bảng xếp hạng của US News & World Report. Tất nhiên, như hiệu trưởng trường thừa nhận, có những yếu tố khiến trường rất khó được xếp hạng cao, vì trường không quá khắt khe đầu vào (để tạo cơ hội cho sinh viên thuộc nhiều trình độ của bang Oregon).
28 sinh viên Việt Nam trong lễ tốt nghiệp |
Và quan trọng là khi học ở đó, các bạn thực hiện nhiều công trình nghiên cứu mà Intel đặt hàng trực tiếp, và có những thành công.
Nhưng niềm vui đã giảm phần nào, rằng phải chăng một lý do khiến các sinh viên khá giỏi của Việt Nam giành điểm quá cao, bởi các bạn quá giỏi so với mặt bằng chung của sinh viên của trường, một trường nằm số hạng 25% trường cuối bảng xếp hạng.
Và không khỏi băn khoăn: Vì sao Intel lại chọn đưa sinh viên Việt Nam sang ĐH Portland State? Phải chăng vì trường rất cởi mở trong việc kết hợp với Intel, để sinh viên giải quyết chính các vấn đề của Intel trong chương trình học? Hay vì học phí ở những trường này vừa phải hơn, khiến Intel có thể trao học bổng cho nhiều sinh viên hơn? Bởi lẽ, sinh viên giỏi của Việt Nam luôn khẳng định bản thân rất tốt trong những ngôi trường khá cạnh tranh của Mỹ. Đến đây lại hơi ngậm ngùi, hình như người Việt Nam giỏi học nhiều hơn giỏi làm?
Xuất, nhập khẩu than bị "chập mạch"?
Nhắc đến tài nguyên, lại phải buồn vì thông tin Việt Nam đã chính thức phải nhập khẩu than từ tháng 6/2011, chẳng cần chờ đến 2012 như dự báo trước đây. Thông tin phải nhập khẩu than từ 2012 trong khi vẫn đang xuất khẩu than đã gây băn khoăn, đã được bản thảo cả tại hội trường Quốc hội, nhưng người ta còn chưa kịp bàn bạc xong, chưa "chốt" được gì, thì việc nhập khẩu than đã chính thức diễn ra mất rồi.
Chưa hết, theo trả lời của TS Nguyễn Thành Sơn trên Tuần Việt Nam thì lần này chúng ta lại nhập chính loại than mà chúng ta đã và đang "tích cực" xuất khẩu. Thậm chí, chúng ta nhập than từ Indonesia, trong khi hiện nay chính quốc gia này đang khai thác than ở Uông Bí, Quảng Ninh. Nếu trả lời của TS Sơn chính xác 100%, thì câu chuyện thật sự nực cười. Indonesia khai thác than ở Quảng Ninh, mang về nước, rồi chúng ta sang đó mua về.
Ts Nguyễn Thành Sơn: Công tác xuất - nhập khẩu than đang bị chập mạch. |
Tìm lại thông tin trên báo chí, lại thấy từ năm 2008, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) đã trả lời Thời báo kinh tế Việt Nam rằng: "Trong chiến lược phát triển ngành than năm 2015 tầm nhìn tới năm 2025 mà Bộ Công Thương vừa trình Thủ tướng Chính phủ, đã định hướng ngành than phải đặc biệt quan tâm tới việc đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và giảm dần xuất khẩu để đẩy lùi thời điểm nhập khẩu càng chậm lại càng tốt. Rất có thể, thời điểm đó là vào năm 2015 chứ không phải là năm 2012".
Tiếc thay, lời dự đoán lạc quan đó của Bộ Công thương đã không thành hiện thực. Hay Bộ Công thương định một hướng, còn ngành than thật sự lại đang đi một hướng khác?
Về phần Vinacomin (tên trước đây là TKV - thực chất chỉ là cách viết tắt theo tiếng Anh và tiếng Việt) thì mới 1 năm trước, 5/2010, ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Vinacomin khi trả lời Tuổi trẻ, chỉ chắc chắn năm 2015 VN sẽ phải nhập khẩu than, còn chuyện năm 2012 thì "nếu một số nhà máy nhiệt điện chậm tiến độ thì có thể chưa phải nhập ngay trong năm 2012".
Khó mà tin được, ông Phó TGĐ lại có cách trả lời theo kiểu đá trách nhiệm cho các nhà máy nhiệt điện như thế. Chẳng khác gì ông mong sao sẽ có nhà máy nhiệt điện chậm tiến độ, để không phải nhập than từ năm 2012. Giờ phải nhập than từ 2011 rồi, không biết có phải lý do vì.. nhà máy nhiệt điện nhanh tiến độ không nữa?
Nói chuyện nhập khẩu, lại không thể không nói chuyện xuất khẩu. Ta đã nhập khẩu than sớm hơn mọi thời gian dự kiến, nhưng ta vẫn hùng hục xuất khẩu than, và là nhà xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới (chiếm hơn 1/4 tổng lượng xuất khẩu loại than này trên thế giới).
Lý do thuyết phục nhất mà ông Hùng có thể đưa ra cho việc phải xuất khẩu than vào thời điểm 6/2010 là vì... giá bán than bình quân trong nước thấp hơn giá thành, khiến càng làm càng lỗ, buộc TKV phải xuất khẩu để lo cho 120.000 lao động trong tập đoàn. Kể cả khi giá than đã tăng vào đầu tháng 4/2011, thì Vinacomin vẫn kêu lỗ to, chắc vì thế mà vẫn phải tiếp tục xuất khẩu than để thu về lợi nhuận.
Nhập cứ nhập, xuất cứ xuất. Nghịch lý ngành than còn tồn tại đến bao giờ? |
Âu đó là cái giá phải trả cho sự "tự chủ" một cách méo mó, phải tự chủ mọi thứ đầu vào, nhưng giá thành lại do Nhà nước điều tiết, như TS Nguyễn Thành Sơn giải thích, là "lợi nhuận của Vinacomin đang bị chuyển hướng sang cho ngành điện, ngành xi măng và các ngành khác dùng than trong nước hàng năm tới gần 4000 tỷ đồng/năm". Ngành than buộc phải bán lỗ, để các ngành kia có lãi, còn ngành than đành thu lãi bằng cách xuất khẩu ồ ạt. Lợi ích của ngành đã được đặt trên lợi ích quốc gia.
Trách ngành than chỉ vì lợi ích của riêng ngành mình đã đành, nhưng cũng thấy băn khoăn vì chính sách chung của Chính phủ. Chuyện nghịch lý ngành than đã được nói đến nhiều năm nay, vẫn không thấy những thay đổi ở tầm vĩ mô để giúp ngành than gỡ bí. Thế nên, dù bị kêu thế, chứ kêu nữa, có cảm giác, ngành than vẫn cứ hì hục xuất khẩu mà thôi.