Biển Đông, thi cử và chuyện 2 bộ phim cổ sử đang phát sóng, và sẽ phát sóng, xét cho cùng, vẫn là chuyện vận mệnh quốc gia dưới góc nhìn hải đảo, giáo dục và văn hóa- những lát cắt bi hùng, phẫn nộ xen lẫn nỗi đau mà Phát ngôn&hành động tuần này xin được gửi tới quý bạn đọc
"Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
Tuần này, một sự kiện lịch sử nổi bật được nhắc đến: Cách đây đúng 100 năm, ngày 5/6/ 1911, Bác Hồ xuống tàu đi tìm đường cứu nước.
Tròn 1 thế kỷ, 100 năm sau, con cháu của Bác lại sục sôi tinh thần giữ nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trước vụ việc Trung Quốc , vào ngày 26/5/2011 ngang ngược vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN ở Biển Đông, vi phạm UNCLOS, vi phạm DOC ký giữa TQ và các nước ASEAN.
Ngang ngược, bởi nơi 3 tàu hải giám TQ cắt cáp tàu Bình Minh 2 cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) chỉ 120 hải lý, trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của VN, cách đảo Hải Nam TQ tới 340 hải lý, vậy nhưng TQ lại nhập nhằng đánh lận rằng đó thuộc vùng đang tranh chấp(?).
Một loạt những hành vi xâm phạm chủ quyền VN, ngang nhiên dẫm đạp lên luật pháp quốc tế cho thấy, một quốc gia lớn nổi tiếng có đầu óc, học sinh dự thi toán quốc tế năm nào cũng đứng đầu bảng, mà không phân biệt ra sự khác biệt cơ bản giữa 120, 200 và 340 hải lý. Thì chỉ có thể là quốc gia đứng nhất nhì bảng về... lòng tham, nhưng đứng cuối bảng về sự hòa hiếu với các lân bang.
Tròn 1 thế kỷ sau Bác Hồ đi tìm hình của nước, Tổ quốc ta lại đứng trước cơn sóng cả!
Bản chất của sự ngang ngược gây hấn này là gì?
Ngày 5-6-2011, báo Đất Việt có bài "Nguyên nhân Trung Quốc leo thang ở Biển Đông". Ngoài việc giải quyết cơn khát năng lượng dầu mỏ mà Biển Đông là nguồn tiềm năng khổng lồ, giới phân tích và dư luận quốc tế cho rằng động thái này của TQ xuất phát từ tình hình trong nội bộ nước này đang có nhiều bất ổn.
Phải chăng, "nóng" quá trong nội tình, mà TQ muốn hướng dư luận ra bên ngoài, đánh lạc hướng và làm dịu tình hình trong nước. Sự gây hấn với VN đồng thời còn là một phép thử cân não không chỉ với VN, mà với cả Mỹ và ASEAN?
Phép thử, nhưng dã tâm thật.
Dã tâm thật, sẽ gặp ý chí thật!
Trên các trang báo mạng, blog cá nhân những ngày này hừng hực một không khí Biển Đông, một không gian Biển Đông, một tinh thần vì Biển Đông. Nơi đó, hàng triệu con mắt, hàng triệu con tim yêu thương và phẫn nộ, lo lắng nhất mực hướng về Biển Đông.
Trước đó, ngày 29-5, báo Thanh Niên xuất hiện một bài thơ. Ngay lập tức, bài thơ được truyền nhanh như sóng điện và nhận được sự trân trọng, sự chia sẻ đồng cảm của hàng triệu triệu bạn đọc trong nước, và người Việt nước ngoài. Đó là bài "Tổ quốc nhìn từ biển" của nhà báo- nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Bài thơ thấm đẫm niềm yêu và sự day dứt, xót xa về Tổ quốc.
"Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển/Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa...
...Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không..."
"Trong hồn người có ngọn sóng nào không?...". Câu hỏi của nhà báo- nhà thơ có số phận đặc biệt, cũng là câu hỏi cho hơn 80 triệu con dân nước Việt những ngày này.
Nhạc sĩ Phạm Minh Thuần - Quỳnh Hợp ngay lập tức đã phổ nhạc bài thơ. Cùng đó, hàng trăm bài báo của các tướng lĩnh quân đội, công an, các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông... cất tiếng.
Một đất nước mà con người biết vượt lên nỗi đau riêng, để sống cùng ấm lạnh cộng đồng. Một đất nước, con người dù chính kiến có thể còn khác nhau, nhưng lập tức cố kết để cùng nhìn về một hướng, cùng chung một tiếng nói- chủ quyền Tổ quốc là trên hết. Đất nước ấy không thể bạc nhược. Tổ quốc ấy không thể yếu hèn.
Rồi ngày 6/6/2011, một loạt các báo Thanh Niên, Pháp luật TP, Đất Việt...đã đưa tin tuổi trẻ và người dân HN, TP. HCM nối vòng tay lớn, biểu thị sức mạnh tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Và cũng đúng ngày 6/6/2011, "Tàu Bình Minh 02 lại ra khơi"- (VietNamNet). Đó không chỉ là hoạt động tiếp tục của một con tàu có nhiệm vụ khảo sát vùng biển. Đó còn là sự khẳng định chủ quyền Tổ quốc Việt Nam
Đằng sau con tàu không chỉ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, mà là cả hơn 80 triệu dân yêu thương và chia sẻ dõi theo. Sự kiện Biển Đông đang đặt Tổ quốc trước những thách thức lớn, đòi hỏi trí tuệ, bản lĩnh và ý chí tự cường, tư duy chiến lược quốc gia. Những phát ngôn ấn tượng của các tướng lĩnh trên ViệtNamNét và VnExpress cũng chính là tâm nguyện nhân dân:
"Nếu SỢ thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí....Phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân" (Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh)
"Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình" (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
"Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo" (Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết).
"Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó (Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)
" Cần phải nhớ lời di huấn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói cách đây hơn 700 năm, "Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bản gốc và làm cho vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức. Đó là thượng sách giữ nước". (Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an).
Đáng chú ý, mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi lại vừa lên tiếng "đòi VN thực hiện các nỗ lực nghiêm túc để giải quyết tranh cãi mới xảy ra ở Biển Đông". Một sự tiếp tục đánh tráo khái niệm theo kiểu "cả vú lấp miệng em", tiếp tục thách thức lòng yêu nước người Việt.
Và chỉ 13 ngày sau sự kiện Bình Minh 02, sáng qua (9/6), Trung Quốc lại tiếp tục ngang ngược cho tàu cá lao vào cắt cáp của tàu thăm dò Viking 2 của Petro Việt Nam khi tàu này đang làm nhiệm vụ khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Chợt nhớ, chỉ còn ít ngày nữa Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc, bầu ra bộ máy chính thể mới, với sự hiện diện của 500 đại biểu QH. Vận mệnh Tổ quốc, cả chủ quyền lẫn con đường phát triển đang chờ đợi cái tâm, cái tầm của bộ máy chính thể mới, của các đại biểu vì lợi ích "của dân, do dân và vì dân".
Chợt nhớ, câu thơ giống như một câu hỏi day dứt: "Trong hồn người có ngọn sóng nào không?". Phát ngôn của các tướng lĩnh và phát ngôn của nhà thơ liệu có đồng điệu ...
Vâng! Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Để Tổ quốc - không bao giờ ngã tay chèo.
Phao "cứu sinh" cho ngành giáo dục?
Cũng trong tuần này, có một sự kiện nổi bật của ngành GD. Đó là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2011, với hơn 1 triệu thí sinh tham dự. Nổi bật, nhưng kỳ thi lại có vẻ lặng lẽ, không ồn ào. Sự bình yên của kỳ thi quốc gia, ở góc độ nào đó là điều may mắn. Nhưng ở mặt bên kia, nó phản chiếu tâm lý mỏi mệt, sự nản lòng và thất vọng của cả xã hội trước những già nua, xơ cứng và luẩn quẩn của ngành GD không tìm ra con đường đổi mới thi cử như ngành từng hăm hở, hào hứng tung ra năm nào.
Có lẽ vì vậy, mặc dù tuyên bố cơ bản là giữ ổn định, nhưng trong chỉ đạo, ngành vẫn muốn tìm ra một sự cải tiến. Tiếc thay, sự cải tiến đó đi theo hành trình "xoáy trôn ốc"- luẩn quẩn trở về ...cái cũ. Có thể nhìn thấy ở 2 khâu thanh tra thi, và ra đề thi.
- Thanh tra thi: Cách đây 2-3 năm, ngành điều động rầm rộ tới 9000 thanh tra ủy quyền (giảng viên các trường ĐH, CĐ). Năm nay chỉ còn 600 người, giảm gấp 15 lần. Nhà giáo Văn Như Cương đã phải đặt câu hỏi trên Bee.net: "Phải chăng vì tiêu cực trong kì thi đã giảm đi 15 lần? Hay vì thanh tra đã trở nên không hiệu quả, có cũng như không? Hay vì thanh tra viên bị địa phương vô hiệu hóa?".
Trong khi đó, người viết bài này khi đi một loạt các tỉnh khảo sát, ý kiến của nhiều cán bộ quản lý GD cho rằng thanh tra ủy quyền cũng vẫn chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa", chẳng giải quyết vấn đề gì. Vậy chủ trương đó của ngành đúng hay sai? Và sự tốn kém trả giá cho một chủ trương nhất thời đó ai chịu, nếu không phải là dân?
- Đề thi: Sau biết bao năm ra đề thi kiểu đánh đố, làm khó, làm khổ học sinh dẫn đến lò luyện thi nảy nở tưng bừng, thi cử căng thẳng, đến mức ông Hoàng Trường Kỳ- nguyên là GĐ Sở GD và Phó CT tỉnh Vĩnh Phúc phải nhận xét: "Không ai vác đá tự ghè chân mình", nay đề thi lại quay trở về điểm xuất phát- không quá khó, không đánh đố học sinh.
Đến mức vừa kết thúc kỳ thi, tại cuộc họp báo chiều 4-6, Thứ trưởng GD Nguyễn Vinh Hiển đã dự báo, thí sinh sẽ đỗ với tỉ lệ rất cao.
Nhưng thưa Thứ trưởng, tỉ lệ đỗ rất cao với chất lượng GD thực chất khác nhau lắm đó!
Tỉ lệ đỗ rất cao chỉ thuận với chất lượng như ông mong muốn, nếu ngành thực sự kiểm soát được quá trình GD, kiểm soát được 3 yếu tố: Đội ngũ GV; Chương trình, nội dung SGK và Phương pháp. Nhưng thực tế ngành có kiểm soát nổi không?
1- Đội ngũ GV của ngành đến nay, tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn khá cao. Nhưng trong đó, có bao nhiêu % chuẩn, trên chuẩn là thực chất; bao nhiêu % chuẩn, trên chuẩn chỉ là hình thức, chưa kể một tỉ lệ nhất định giáo viên còn 7+, 9+...
2- Chương trình, nội dung SGK là yếu tố được nhắm đầu tiên mỗi khi ngành chủ trương cải cách GD. Thế nhưng 4-5 cuộc CCGD đã qua đi, thực tế chưa cuộc CCGD nào được coi là thành công. Đến giờ, chương trình, nội dung SGK vẫn luôn là nỗi lo của xã hội. Sắp tới 70 ngàn tỷ đồng đầu tư tiếp cho GD, trong đó hơn 960 tỷ sẽ lại được rót cho việc biên soạn SGK mới sau năm 2015- có nghĩa là vẫn kiểu "ngựa quen đường cũ"? Ngựa quen đường cũ, thì chất lượng GD rất có thể cũng như cũ.
3- Đổi mới phương pháp là mục tiêu lớn nhất, và duy nhất của Đổi mới GD năm 2000. Hơn 10 năm qua, hàng nghìn tỉ đồng của nhân dân rót cho thiết bị GD, để rồi đến giờ trường phổ thông vẫn cơ bản dạy chay- học chay, vẫn thầy đọc- trò chép. Sự thất thoát không chỉ tiền bạc. Sự thất thoát ở đây còn là chất xám của bao thế hệ trẻ VN đã không thể biến thành "động lực cho sự phát triển".
Ngành GD nghiêm khắc ngăn chặn hiện tượng phao thi mỗi kỳ thi cử. Nhưng chính ngành lại đang rất cần "phao cứu sinh" để khỏi trượt vỏ chuối trước yêu cầu phát triển xã hội, trước tương lai dân tộc.
Ai là người chịu trách nhiệm chính về cái "lỗi hệ thống" của ngành đây?
Mạnh vì tiền, bạo vì quyền?
Không khí Biển Đông còn hừng hực trong tuần, thì mới đây một vụ việc của văn hóa khiến sự nổi giận của xã hội lại bùng lên như lửa đổ thêm dầu.
Đó là bộ phim nhiều tập Huyền sử Thiên đô đang được phát sóng, bắt đầu nhận được nhiều tiếng khen của khán giả, mới tới tập 20 (trong số 42 tập phim đã sản xuất) bỗng chốc bị VTV tuyên bố cắt sóng vào ngày 29-6 tới đây. Thay vào đó, VTV sẽ phát bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long, một bộ phim mà từ khi ra đời đã chuốc lấy bao tai tiếng. Đến giờ, dù phải cắt gọt, sửa chỗ này xén chỗ kia tới 3-4 lần thì tai tiếng của nó xem chừng vẫn hoàn nguyên.
Bởi nó hỏng ngay từ điểm xuất phát- tâm lý vọng ngoại quá nặng, cho dù nhà sản xuất mong muốn được đóng góp cho điện ảnh nước nhà.
Nguyên nhân chính của sự cắt sóng phim Huyền sử Thiên đô là gì?
Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả kịch bản vô cùng bức xúc vì theo ông "Lý do thì đủ thứ nhưng tóm lại là sự cửa quyền và tiền... Vì cửa quyền và tiền nên tự nhiên giá trị văn hoá nó rẻ mạt đi....Họ chẳng cần gì hết, họ chỉ cần tiền".
Họ ở đây là ai, và tiền ở đây là tiền gì? Đọc kỹ bài trả lời phỏng vấn trên VietNamNet mới hay, đây là tiền quảng cáo ăn theo bộ phim- một cách kiếm tiền theo kiểu "xã hội hóa" của nhà đài. Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, đến tập phim 11 thì quảng cáo tương đối nhiều.
Nhưng từ tập 12 cho đến giờ- tập thứ 20, thì quảng cáo đã sụt hẳn xuống, do thông tin Huyền sử Thiên đô sẽ dừng phát sóng, đẩy nhà sản xuất phim vào sự thất thu, với nguy cơ mất cả chì lẫn chài. Rất có thể số phận bộ phim cũng thành ...huyền sử nốt!
Điều đáng nói không ở bộ phim Huyền sử Thiên đô. Mà là sự bất bình của bạn đọc trước tin bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long sẽ được công chiếu tiếp theo.
Nếu bộ phim cổ trang "đặc sệt" TQ này được chiếu trong những ngày mà sự kiện Biển Đông khiến cả nước phẫn nộ, sẽ ra sao?
Có lẽ ý thức được tầm nguy hiểm của những hệ lụy, mới đây Tổng GĐ Đài Truyền hình VN cho biết VTV sẽ tạm dừng phát sóng bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long vào cuối tháng 6 như đã công bố.
Cho dù đó là tin mừng, người viết bài này không khỏi nghĩ về phát ngôn trước đó của ông Lê Ngọc Minh, Phó Cục trưởng cục Điện ảnh, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia: Chúng tôi cho rằng phim không sai phạm về tinh thần lịch sử...
Không sai phạm về tinh thần lịch sử, nhưng lại rất phản văn hóa, làm tổn thương nặng lòng tự tôn dân tộc của người Việt, khác gì tự nguyện chấp nhận một sự "xâm lăng văn hóa".
Đến Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia còn không phân biệt được rạch ròi giữa văn hóa và phản văn hóa, nói gì đến câu "Phải nâng tầm lên chứ?" của nhà sản xuất Trịnh Văn Sơn (Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành). Nâng tầm đến mức khi xem phim, người ta nghĩ đó là phim TQ, không phải phim của VN chăng?
Người ta còn chưa quên câu chuyện diễn viên TQ Triệu Vy, nổi tiếng với vai Tiểu Yến Tử đã phải đối mặt với một làn sóng bất bình của người dân nước cô, khi xuất hiện trong một buổi biểu diễn thời trang với bộ trang phục in hình quân kỳ Nhật Bản. Dư luận cho rằng, Triệu Vy đã chà đạp lên lòng tự trọng của dân tộc. Rút cục, diễn viên này đã phải khóc xin lỗi khán giả và người dân TQ. Một diễn viên, nhận thức có thể hạn chế đã phải trả giá như vậy, huống hồ, đây là cả một công ty sản xuất phim ảnh một quốc gia, là những người có trình độ và nhận thức nhất định về văn hóa?
Ngày 1/10/2010, trong bài "PN & HĐ: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng", người viết bài đã nói về nỗi tủi nhục của sự mất văn hóa. Nay chỉ xin nhắc lại: Nước có thể còn, nhưng dân tộc có thể mất, chỉ vì văn hóa vong nô.
Bỗng nhớ đến câu thơ như một câu hỏi buồn day dứt của Nguyễn Việt Chiến: "Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?...
Tuần này, một sự kiện lịch sử nổi bật được nhắc đến: Cách đây đúng 100 năm, ngày 5/6/ 1911, Bác Hồ xuống tàu đi tìm đường cứu nước.
Tròn 1 thế kỷ, 100 năm sau, con cháu của Bác lại sục sôi tinh thần giữ nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trước vụ việc Trung Quốc , vào ngày 26/5/2011 ngang ngược vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN ở Biển Đông, vi phạm UNCLOS, vi phạm DOC ký giữa TQ và các nước ASEAN.
Ngang ngược, bởi nơi 3 tàu hải giám TQ cắt cáp tàu Bình Minh 2 cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) chỉ 120 hải lý, trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của VN, cách đảo Hải Nam TQ tới 340 hải lý, vậy nhưng TQ lại nhập nhằng đánh lận rằng đó thuộc vùng đang tranh chấp(?).
Một loạt những hành vi xâm phạm chủ quyền VN, ngang nhiên dẫm đạp lên luật pháp quốc tế cho thấy, một quốc gia lớn nổi tiếng có đầu óc, học sinh dự thi toán quốc tế năm nào cũng đứng đầu bảng, mà không phân biệt ra sự khác biệt cơ bản giữa 120, 200 và 340 hải lý. Thì chỉ có thể là quốc gia đứng nhất nhì bảng về... lòng tham, nhưng đứng cuối bảng về sự hòa hiếu với các lân bang.
Tròn 1 thế kỷ sau Bác Hồ đi tìm hình của nước, Tổ quốc ta lại đứng trước cơn sóng cả!
Ngày 5-6-2011, báo Đất Việt có bài "Nguyên nhân Trung Quốc leo thang ở Biển Đông". Ngoài việc giải quyết cơn khát năng lượng dầu mỏ mà Biển Đông là nguồn tiềm năng khổng lồ, giới phân tích và dư luận quốc tế cho rằng động thái này của TQ xuất phát từ tình hình trong nội bộ nước này đang có nhiều bất ổn.
Phải chăng, "nóng" quá trong nội tình, mà TQ muốn hướng dư luận ra bên ngoài, đánh lạc hướng và làm dịu tình hình trong nước. Sự gây hấn với VN đồng thời còn là một phép thử cân não không chỉ với VN, mà với cả Mỹ và ASEAN?
Phép thử, nhưng dã tâm thật.
Dã tâm thật, sẽ gặp ý chí thật!
Trên các trang báo mạng, blog cá nhân những ngày này hừng hực một không khí Biển Đông, một không gian Biển Đông, một tinh thần vì Biển Đông. Nơi đó, hàng triệu con mắt, hàng triệu con tim yêu thương và phẫn nộ, lo lắng nhất mực hướng về Biển Đông.
Trước đó, ngày 29-5, báo Thanh Niên xuất hiện một bài thơ. Ngay lập tức, bài thơ được truyền nhanh như sóng điện và nhận được sự trân trọng, sự chia sẻ đồng cảm của hàng triệu triệu bạn đọc trong nước, và người Việt nước ngoài. Đó là bài "Tổ quốc nhìn từ biển" của nhà báo- nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Bài thơ thấm đẫm niềm yêu và sự day dứt, xót xa về Tổ quốc.
"Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển/Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa...
...Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không..."
"Trong hồn người có ngọn sóng nào không?...". Câu hỏi của nhà báo- nhà thơ có số phận đặc biệt, cũng là câu hỏi cho hơn 80 triệu con dân nước Việt những ngày này.
Nhạc sĩ Phạm Minh Thuần - Quỳnh Hợp ngay lập tức đã phổ nhạc bài thơ. Cùng đó, hàng trăm bài báo của các tướng lĩnh quân đội, công an, các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông... cất tiếng.
Một đất nước mà con người biết vượt lên nỗi đau riêng, để sống cùng ấm lạnh cộng đồng. Một đất nước, con người dù chính kiến có thể còn khác nhau, nhưng lập tức cố kết để cùng nhìn về một hướng, cùng chung một tiếng nói- chủ quyền Tổ quốc là trên hết. Đất nước ấy không thể bạc nhược. Tổ quốc ấy không thể yếu hèn.
Và cũng đúng ngày 6/6/2011, "Tàu Bình Minh 02 lại ra khơi"- (VietNamNet). Đó không chỉ là hoạt động tiếp tục của một con tàu có nhiệm vụ khảo sát vùng biển. Đó còn là sự khẳng định chủ quyền Tổ quốc Việt Nam
Đằng sau con tàu không chỉ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, mà là cả hơn 80 triệu dân yêu thương và chia sẻ dõi theo. Sự kiện Biển Đông đang đặt Tổ quốc trước những thách thức lớn, đòi hỏi trí tuệ, bản lĩnh và ý chí tự cường, tư duy chiến lược quốc gia. Những phát ngôn ấn tượng của các tướng lĩnh trên ViệtNamNét và VnExpress cũng chính là tâm nguyện nhân dân:
"Nếu SỢ thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí....Phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân" (Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh)
"Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình" (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
"Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo" (Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết).
"Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó (Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)
" Cần phải nhớ lời di huấn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói cách đây hơn 700 năm, "Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bản gốc và làm cho vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức. Đó là thượng sách giữ nước". (Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an).
Đáng chú ý, mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi lại vừa lên tiếng "đòi VN thực hiện các nỗ lực nghiêm túc để giải quyết tranh cãi mới xảy ra ở Biển Đông". Một sự tiếp tục đánh tráo khái niệm theo kiểu "cả vú lấp miệng em", tiếp tục thách thức lòng yêu nước người Việt.
Và chỉ 13 ngày sau sự kiện Bình Minh 02, sáng qua (9/6), Trung Quốc lại tiếp tục ngang ngược cho tàu cá lao vào cắt cáp của tàu thăm dò Viking 2 của Petro Việt Nam khi tàu này đang làm nhiệm vụ khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Chợt nhớ, chỉ còn ít ngày nữa Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc, bầu ra bộ máy chính thể mới, với sự hiện diện của 500 đại biểu QH. Vận mệnh Tổ quốc, cả chủ quyền lẫn con đường phát triển đang chờ đợi cái tâm, cái tầm của bộ máy chính thể mới, của các đại biểu vì lợi ích "của dân, do dân và vì dân".
Chợt nhớ, câu thơ giống như một câu hỏi day dứt: "Trong hồn người có ngọn sóng nào không?". Phát ngôn của các tướng lĩnh và phát ngôn của nhà thơ liệu có đồng điệu ...
Vâng! Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Để Tổ quốc - không bao giờ ngã tay chèo.
Phao "cứu sinh" cho ngành giáo dục?
Có lẽ vì vậy, mặc dù tuyên bố cơ bản là giữ ổn định, nhưng trong chỉ đạo, ngành vẫn muốn tìm ra một sự cải tiến. Tiếc thay, sự cải tiến đó đi theo hành trình "xoáy trôn ốc"- luẩn quẩn trở về ...cái cũ. Có thể nhìn thấy ở 2 khâu thanh tra thi, và ra đề thi.
- Thanh tra thi: Cách đây 2-3 năm, ngành điều động rầm rộ tới 9000 thanh tra ủy quyền (giảng viên các trường ĐH, CĐ). Năm nay chỉ còn 600 người, giảm gấp 15 lần. Nhà giáo Văn Như Cương đã phải đặt câu hỏi trên Bee.net: "Phải chăng vì tiêu cực trong kì thi đã giảm đi 15 lần? Hay vì thanh tra đã trở nên không hiệu quả, có cũng như không? Hay vì thanh tra viên bị địa phương vô hiệu hóa?".
Trong khi đó, người viết bài này khi đi một loạt các tỉnh khảo sát, ý kiến của nhiều cán bộ quản lý GD cho rằng thanh tra ủy quyền cũng vẫn chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa", chẳng giải quyết vấn đề gì. Vậy chủ trương đó của ngành đúng hay sai? Và sự tốn kém trả giá cho một chủ trương nhất thời đó ai chịu, nếu không phải là dân?
- Đề thi: Sau biết bao năm ra đề thi kiểu đánh đố, làm khó, làm khổ học sinh dẫn đến lò luyện thi nảy nở tưng bừng, thi cử căng thẳng, đến mức ông Hoàng Trường Kỳ- nguyên là GĐ Sở GD và Phó CT tỉnh Vĩnh Phúc phải nhận xét: "Không ai vác đá tự ghè chân mình", nay đề thi lại quay trở về điểm xuất phát- không quá khó, không đánh đố học sinh.
Đến mức vừa kết thúc kỳ thi, tại cuộc họp báo chiều 4-6, Thứ trưởng GD Nguyễn Vinh Hiển đã dự báo, thí sinh sẽ đỗ với tỉ lệ rất cao.
Nhưng thưa Thứ trưởng, tỉ lệ đỗ rất cao với chất lượng GD thực chất khác nhau lắm đó!
Tỉ lệ đỗ rất cao chỉ thuận với chất lượng như ông mong muốn, nếu ngành thực sự kiểm soát được quá trình GD, kiểm soát được 3 yếu tố: Đội ngũ GV; Chương trình, nội dung SGK và Phương pháp. Nhưng thực tế ngành có kiểm soát nổi không?
1- Đội ngũ GV của ngành đến nay, tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn khá cao. Nhưng trong đó, có bao nhiêu % chuẩn, trên chuẩn là thực chất; bao nhiêu % chuẩn, trên chuẩn chỉ là hình thức, chưa kể một tỉ lệ nhất định giáo viên còn 7+, 9+...
2- Chương trình, nội dung SGK là yếu tố được nhắm đầu tiên mỗi khi ngành chủ trương cải cách GD. Thế nhưng 4-5 cuộc CCGD đã qua đi, thực tế chưa cuộc CCGD nào được coi là thành công. Đến giờ, chương trình, nội dung SGK vẫn luôn là nỗi lo của xã hội. Sắp tới 70 ngàn tỷ đồng đầu tư tiếp cho GD, trong đó hơn 960 tỷ sẽ lại được rót cho việc biên soạn SGK mới sau năm 2015- có nghĩa là vẫn kiểu "ngựa quen đường cũ"? Ngựa quen đường cũ, thì chất lượng GD rất có thể cũng như cũ.
3- Đổi mới phương pháp là mục tiêu lớn nhất, và duy nhất của Đổi mới GD năm 2000. Hơn 10 năm qua, hàng nghìn tỉ đồng của nhân dân rót cho thiết bị GD, để rồi đến giờ trường phổ thông vẫn cơ bản dạy chay- học chay, vẫn thầy đọc- trò chép. Sự thất thoát không chỉ tiền bạc. Sự thất thoát ở đây còn là chất xám của bao thế hệ trẻ VN đã không thể biến thành "động lực cho sự phát triển".
Ngành GD nghiêm khắc ngăn chặn hiện tượng phao thi mỗi kỳ thi cử. Nhưng chính ngành lại đang rất cần "phao cứu sinh" để khỏi trượt vỏ chuối trước yêu cầu phát triển xã hội, trước tương lai dân tộc.
Ai là người chịu trách nhiệm chính về cái "lỗi hệ thống" của ngành đây?
Mạnh vì tiền, bạo vì quyền?
Không khí Biển Đông còn hừng hực trong tuần, thì mới đây một vụ việc của văn hóa khiến sự nổi giận của xã hội lại bùng lên như lửa đổ thêm dầu.
Bởi nó hỏng ngay từ điểm xuất phát- tâm lý vọng ngoại quá nặng, cho dù nhà sản xuất mong muốn được đóng góp cho điện ảnh nước nhà.
Nguyên nhân chính của sự cắt sóng phim Huyền sử Thiên đô là gì?
Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả kịch bản vô cùng bức xúc vì theo ông "Lý do thì đủ thứ nhưng tóm lại là sự cửa quyền và tiền... Vì cửa quyền và tiền nên tự nhiên giá trị văn hoá nó rẻ mạt đi....Họ chẳng cần gì hết, họ chỉ cần tiền".
Họ ở đây là ai, và tiền ở đây là tiền gì? Đọc kỹ bài trả lời phỏng vấn trên VietNamNet mới hay, đây là tiền quảng cáo ăn theo bộ phim- một cách kiếm tiền theo kiểu "xã hội hóa" của nhà đài. Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, đến tập phim 11 thì quảng cáo tương đối nhiều.
Nhưng từ tập 12 cho đến giờ- tập thứ 20, thì quảng cáo đã sụt hẳn xuống, do thông tin Huyền sử Thiên đô sẽ dừng phát sóng, đẩy nhà sản xuất phim vào sự thất thu, với nguy cơ mất cả chì lẫn chài. Rất có thể số phận bộ phim cũng thành ...huyền sử nốt!
Điều đáng nói không ở bộ phim Huyền sử Thiên đô. Mà là sự bất bình của bạn đọc trước tin bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long sẽ được công chiếu tiếp theo.
Nếu bộ phim cổ trang "đặc sệt" TQ này được chiếu trong những ngày mà sự kiện Biển Đông khiến cả nước phẫn nộ, sẽ ra sao?
Có lẽ ý thức được tầm nguy hiểm của những hệ lụy, mới đây Tổng GĐ Đài Truyền hình VN cho biết VTV sẽ tạm dừng phát sóng bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long vào cuối tháng 6 như đã công bố.
Cho dù đó là tin mừng, người viết bài này không khỏi nghĩ về phát ngôn trước đó của ông Lê Ngọc Minh, Phó Cục trưởng cục Điện ảnh, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia: Chúng tôi cho rằng phim không sai phạm về tinh thần lịch sử...
Không sai phạm về tinh thần lịch sử, nhưng lại rất phản văn hóa, làm tổn thương nặng lòng tự tôn dân tộc của người Việt, khác gì tự nguyện chấp nhận một sự "xâm lăng văn hóa".
Người ta còn chưa quên câu chuyện diễn viên TQ Triệu Vy, nổi tiếng với vai Tiểu Yến Tử đã phải đối mặt với một làn sóng bất bình của người dân nước cô, khi xuất hiện trong một buổi biểu diễn thời trang với bộ trang phục in hình quân kỳ Nhật Bản. Dư luận cho rằng, Triệu Vy đã chà đạp lên lòng tự trọng của dân tộc. Rút cục, diễn viên này đã phải khóc xin lỗi khán giả và người dân TQ. Một diễn viên, nhận thức có thể hạn chế đã phải trả giá như vậy, huống hồ, đây là cả một công ty sản xuất phim ảnh một quốc gia, là những người có trình độ và nhận thức nhất định về văn hóa?
Ngày 1/10/2010, trong bài "PN & HĐ: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng", người viết bài đã nói về nỗi tủi nhục của sự mất văn hóa. Nay chỉ xin nhắc lại: Nước có thể còn, nhưng dân tộc có thể mất, chỉ vì văn hóa vong nô.
Bỗng nhớ đến câu thơ như một câu hỏi buồn day dứt của Nguyễn Việt Chiến: "Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?...
Sợ cái gì vậy? Đang hình thành liên minh đối phó Trung Quốc (ĐV 9-6-11) -- Phần đầu của bài này là dịch bài Closing ranks (SCMP 7-6-11) mà tôi đăng hôm qua (cám ơn!) nhưng lại bỏ đi những câu quan trọng về vai trò của Việt Nam trong liên minh này (câu tôi tô vàng trong bài). Vai trò ấy (nếu có) là điều đáng hãnh diện, tại sao lại dìm đi? Sợ Tàu đến thế sao? (Quan trọng hơn: Các nước khác trong "liên minh" sẽ nghĩ sao khi thấy Việt Nam sợ Tàu đến mức đó?) ◄
Hãy lên tiếng, dõng dạc và minh bạch! (Diễn Đàn 9-6-11) -- Bài của Hồ Cương Quyết (André Menras). Nguyên văn tiếng Pháp: Parlons-en ! Haut, fort et clair! (Diễn Đàn 9-6-11) (Bài này trên TVN đã bị biên tập quá "táo tợn": Biển Đông: Sợ hãi không đẩy lùi hiểm họa (TVN 9-6-11)◄
Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc? (Tiền Vệ 9-6-11) -- Bài mổ xẻ rất kỹ một bài phỏng vấn tướng Vịnh gần đây trên VTC. Tác giả có vẻ hơi, ahem, "nặng lời" với tướng Vịnh. Nếu tướng Vịnh thấy mình bị oan, hoặc bị hiểu lầm, xin ngài trả lời, giải thích lại cho rõ. Viet-studies sẽ rất hân hạnh được đăng phản hồi của ngài. ◄◄