Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Tàu cá Trung Quốc xông thẳng vào tàu Viking 2

-- Hai lo ngại của Trung Quốc trên biển Đông (PLTP).
(PL)- Bộ đôi chính sách đối phó của Trung Quốc: Giảm bớt Mỹ can thiệp và ngăn chặn ASEAN đoàn kết.
Ngày 11-6, mạng zaobao.com của Singapore đã có bài phân tích về chính sách riêng về biển Đông của Trung Quốc. Về vấn đề biển Đông, Trung Quốc lo ngại hai vấn đề.
Thứ nhất, lực lượng bên ngoài có thể can thiệp. Mỹ được coi là đối tác quan trọng của ASEAN, là nước có căn cứ quân sự siêu cấp đồng thời được nhiều nước xem như quốc gia có thể giúp cân bằng lực lượng tại biển Đông. Nếu Mỹ thay đổi thái độ trung lập hiện nay, tình hình biển Đông sẽ có nhiều diễn biến bất ngờ.
Thứ hai, các nước ASEAN đoàn kết trong vấn đề biển Đông. Đối với ASEAN, vấn đề biển Đông là vấn đề trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình nhất thể hóa. Biết thế nên Trung Quốc luôn duy trì lập trường: Vấn đề biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN mà là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia tranh chấp.
Thật dễ hiểu khi Trung Quốc luôn nhấn mạnh dùng cơ chế song phương để giải quyết vấn đề biển Đông, phản đối đa phương hóa và quốc tế hóa. Nhận thức rõ thách thức của hai vấn đề trên, Trung Quốc cho ra đời bộ đôi chính sách.
Tàu khu trục Mỹ mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon. Ảnh: US NAVY
Tàu hải giám 84 của Trung Quốc hoạt động ở biển Đông (tàu cắt cáp của tàu Bình Minh 02 Việt Nam). Ảnh: news.bandao.cn
Chính sách thứ nhất: Tăng cường giao lưu, hợp tác với Mỹ để giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông.
Từ ngày 9 đến 10-5, trong cuộc đối thoại về chiến lược an ninh đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ, hai bên đạt được Cơ chế tham vấn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tiếp đó, Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức thăm Mỹ và đề xuất xây dựng mối quan hệ quân sự kiểu mới với Mỹ, giúp kéo dài “tấm ván ngắn” về chiến lược an ninh song phương.
Ngày 31-5, tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell phát biểu: “Mỹ cần làm một việc quan trọng trong Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á năm nay. Đó là thể hiện nỗ lực hợp tác với Trung Quốc”. Trong hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore mới đây, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vẫn không tách rời vấn đề chủ đạo là hợp tác song phương Mỹ-Trung.
Đối với Trung Quốc, lợi ích cốt lõi trong vấn đề biển Đông chính là chủ quyền lãnh hải. Còn Mỹ chỉ cần bảo đảm đi lại tự do trên biển Đông, giữ địa vị lãnh đạo tại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không bị lung lay và không phát sinh đối kháng với Trung Quốc.
Chính sách thứ hai: Ngăn các nước ASEAN đoàn kết trong vấn đề biển Đông.
Chính sách này do hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất và quan trọng nhất là lợi dụng ảnh hưởng kinh tế ngày một tăng, Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN để đến mức độ nhất định, phát triển kinh tế của ASEAN không thể tách rời Trung Quốc.
Sau khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN khởi động ngày 1-1-2010, mậu dịch song phương phát triển với tốc độ nhanh. Trong ba tháng đầu năm nay, kim ngạch hai bên đạt 110 tỉ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Lợi ích kinh tế lớn có thể trở thành nguyên nhân chính khiến các nước ASEAN khó đạt được đoàn kết và gây khó dễ cho Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.
Bộ phận thứ hai là Trung Quốc nhấn mạnh quyết tâm giải quyết vấn đề biển Đông theo con đường hòa bình, nỗ lực hợp tác với khu vực.
Trong thời gian dài, khu vực ASEAN tồn tại kết cấu chiến lược nhị nguyên, tức dựa vào Trung Quốc về kinh tế và dựa vào Mỹ về mặt an ninh. Vì vậy nỗ lực của Trung Quốc muốn thông qua hợp tác kinh tế để thúc đẩy hợp tác an ninh với ASEAN đạt được rất ít thành tựu. Thực chất Trung Quốc đang dựa vào lực lượng không quân và hải quân đang lớn mạnh để áp dụng biện pháp ngày càng cứng rắn tại biển Đông.
Nếu tình hình xấu, Philippines sẽ nhờ Mỹ
Báo Inquirer (Philippines) ngày 11-6 đưa tin, bà Abigail Valte, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, tuyên bố Philippines cam kết sẽ theo đuổi con đường ngoại giao và đối thoại hòa bình với Trung Quốc và các bên cùng tranh chấp biển Đông; tuy nhiên nếu tình hình xấu đi, Philippines sẽ căn cứ Hiệp định Phòng thủ chung Mỹ-Philippines ký kết năm 1951 để đồng minh Mỹ giúp đỡ Philippines.
Bà Abigail Valte cho biết vấn đề biển Đông có thể sẽ được đưa ra trong cuộc họp giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Eduardo Oban Jr. với Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, trong cuộc họp về phòng thủ chung giữa hai nước vào tháng 8 này. Hai hôm trước, Tổng tham mưu trưởng Eduardo Oban Jr. đã tuyên bố quân đội Philippines đang hành động rất cẩn thận để tránh hiểu lầm có thể dẫn tới hành vi thù địch trên biển Đông.
Đây là phản ứng tiếp theo của Philippines sau sự kiện ngày 9-6, trong cuộc họp báo ở Manila (Philippines), Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu đã tuyên bố Trung Quốc ngăn cấm các nước thăm dò và khai thác dầu trên biển Đông, đồng thời Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực nếu bị tấn công.
Ngày 10-6, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima đã đề nghị chính phủ đệ đơn kiện hình sự bảy tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển tỉnh Palawan (Philippines) hồi tháng 5-2010.
ĐÌNH PHONG - ĐĂNG KHOA
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố về biển Đông
Ngày 10-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố an ninh hàng hải ở biển Đông cũng mang lại lợi ích cho Mỹ và cộng đồng quốc tế, do đó Mỹ lo lắng trước thông tin về các sự cố trên biển Đông gần đây và các sự cố này không có lợi cho hòa bình và an ninh khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao hòa bình, hợp tác đa phương để giải quyết tranh chấp, đồng thời kêu gọi các bên tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế.
Sau sự kiện hải quân Mỹ triển khai tàu khu trục USS Chung-Hoon ở biển Đông và biển Sulu, báo Phil Star của Philippines ngày 11-6 nhận định tàu khu trục Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và chứng minh rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận mâu thuẫn phát sinh từ tranh chấp. Đại sứ quán Mỹ ở Manila (Philippines) thông báo tàu USS Chung-Hoon đến tham gia cuộc tập trận chung thường niên của hải quân Mỹ và Philippines.
THIÊN ÂN-ĐÌNH PHONG
HOÀNG HẠNH

- THD: Vietnam welcomes international help as sea dispute escalates (Reuters 11-6-11)
Dispute Between Vietnam and China Escalates Over Competing Claims in South China Sea (NYT 10-6-11) -- Bài đã đăng hôm qua, nhưng có thêm câu đính chính quan trọng: "An earlier version of this article misstated the basis for the Chinese position in a dispute over damage to a Vietnamese seismic survey boat's research cable. China said that the Vietnamese boat was outside the exclusive economic zone reserved for Vietnam under international law, not that the boat was within an overlapping zone of the same type claimed by China"  Tóm tắt: Nó bảo là tàu Việt Nam ở ngòai hải phận của mình, không phải là vào hải phận của nó!
Vậy có hai nhận xét: (a) Ai cho Trung Quốc quyền làm anh "sen đầm" quốc tế? (b) Nhưng nó khôn, nói như vậy là nó có thể "kể công" với các nước láng giềng  (Philippin, Indonesia...) là đã ngăn chận bọn xâm lược Việt Nam! (Thêm một nhận xét nữa: Việc New York Times phải cải chính điều này chứng tỏ là Trung Quốc đã khiếu nại thẳng với New York Times. Trung Quốc không khiếu nại với... viet-studies (tép riu, ăn nhằm gì?) như một ông thứ trưởng ở Việt Nam)
Việt Nam đủ sức đương đầu? (RFA 10-6-11) -- Đại tá Trần Lâm, nguyên phó tư lệnh phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận định: ""Tôi thấy bây giờ mà Trung Quốc gây chiến lại với Việt Nam hay với Philippines hay với nước nào trong khu vực thì sẽ gặp vấn đề, tức là sẽ bị cả thế giới này bất hợp tác với anh và cô lập anh, cái đó là rất rõ." Không phải là "rất rõ" đâu Đại tá ơi! Thế giới bây giờ rất cần Tàu (nhất là khi Tàu có những "bạn bè" như Kissinger để bẻ cong lịch sử theo hướng của họ).  Nhìn lại vụ Thiên An Môn xem, lúc ấy thế giới phản đối kịch liệt, nhưng rồi cũng qua, và bây giờ Kissinger (đọc bài về Kissinger dưới đây) lại tỏ vẻ ái mộ Tàu về những "biện pháp cần thiết" ấy. Viêt Nam thì có ai?  Nguyễn Chí Vịnh?  (Đưa ngay cho tôi cái khăn mù-soa để tôi lau nước mắt)
Báo Tàu (Hồng Công): "China-Vietnam disputes escalate in the South China Sea; the US motive of playing the 'third party' role is dubious"(Zhongguo Tongxun She 9-6-11) -- Nên đọc bài này để biết sự thâm hiểm (nếu chưa biết!) của Tàu: Nó chia rẽ bà Nguyễn Phương Nga và ông Phùng Quang Thanh.  Nó nói là bà Nga quá háo chiến (hăm sử dụng vũ lực) trong lúc ông Thanh đã xác định với Lương Quang Liệt là vấn đề Biển Đông phải được giải quyết song phương, không nước thứ ba nào được phép can dự vào (Phung Quang Thanh also said that the two countries' differences over the South China Sea should be resolved between the two sides and no third country should be permitted to interfere or use the situation to undermine the relations between the two countries).  Toàn bộ "vấn đề Biển Đông" chứ không phải chỉ vụ mấy chiếc tàu như ông Vịnh sau này loanh quanh thanh minh với báo chí Việt Nam. (Mà ông Vịnh chỉ nói với báo Việt Nam, sao ông không giỏi mà kêu thông tín viên Tân Hoa Xã -- chắc có thường trú ở Hà Nội -- vào mà nói?)
Thượng nghị sỹ Mỹ lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực tại Biển Đông(SGTT 11-6-11) -- Đừng tưởng bở!  Chỉ một mình ông Webb (sắp lìa khỏi chính trường) nói sơ sơ, không ai ở Mỹ nói chuyện này cả!!! (Obama đang bù đầu về kinh tế và Afghanistan. Trung Quốc biết thế!)- Trung Quốc tiếp tục bị chỉ trích (Tuổi trẻ).


Báo Tàu: South China Sea tensions flare again as Vietnam announces naval drill next week (Global Times 11-6-11) -- Hiện tin này đang ở trang đầu. (Thông tấn AP (11-6-11) thuật lại tin này: China Communist Party newspaper cautions Vietnam)
Lập trường Philippin: Philippin xuống nước: Palace pipes down after China warns RP, others (Manila Standard 11-6-11) --  Aquino gov’t urged not to rely on US in dispute with China (Phil Inq 11-6-11) -- Tàu trấn an Philippin: Territorial row won't involve military  (Manila Bulletin 11-6-11) -- Aquino, Jiangchao speak of enhancing Philippine-China ties (Phil Inq 11-6-11) The struggle for supremacy (Manila Standard 11-6-11) -- Philippin hiểu Mỹ hơn Việt Nam hiểu: "Meanwhile the five other Asiatic claimants are just sulking as they watch from the sidelines. And the United States which only three weeks ago made a taunting mock by docking its aircraft carrier Carl Vinson in our maritime zone. The docking was to impress upon us that they would back the Philippines up on any eventuality in view of our Mutual Defense Treaty with the United States. After which it hurriedly left with a tossing “dainty finger” to us."

- Ngoan cố quấy nhiễu theo lệnh của trên (PLTP).

Theo tin từ tàu Viking 2, sự việc diễn ra vào khoảng 6 giờ sáng 9-6-2011, khi tàu Viking 2 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) thuê của nước ngoài đang khảo sát địa chấn kéo cáp lần hai ở tọa độ 6 độ 49 phút vĩ độ bắc, 109 độ 15 phút kinh độ đông trên vùng biển đặc quyền kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bất ngờ, một tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 tăng tốc 17 hải lý/giờ (khoảng hơn 31 km/giờ) từ phía mạn phải lao thẳng vào phía đuôi của tàu Viking 2 cắt đứt hai cáp - phần dây thiết bị dàn trải dưới lòng biển ở độ sâu 40 m nối với thiết bị thăm dò của tàu Viking 2.
Sau khi cắt cáp, tàu cá 62226 đứng yên tại chỗ và tiếp tục gây rối bốn sợi cáp thu bên mạn trái của tàu Viking 2, làm cho tàu Viking 2 không thể hoạt động được. Tàu Viking 2 đã bắn pháo hiệu, gọi loa, kéo còi báo động yêu cầu tàu cá Trung Quốc chấm dứt ngay hành vi vi phạm và rút khỏi vị trí nhưng tàu cá 62226 của Trung Quốc viện cớ bị dây cáp quấn vào chân vịt không thể hoạt động được, đồng thời gọi hai tàu ngư chính mang số hiệu 303 và 311 cùng 20 tàu cá khác đến yểm trợ. Khi phát hiện tàu bảo vệ của Việt Nam đến ứng cứu, tàu cá 62226, hai tàu ngư chính và 20 tàu cá khác của Trung Quốc đã tháo chạy.
Trước đó, ngày 8-6, khi đang khảo sát, tàu Viking 2 cũng đã bị hai tàu ngư chính của Trung Quốc số hiệu 303 và 311 cùng 20 tàu cá của Trung Quốc ngăn cản không cho hoạt động. Khi tàu Viking 2 phát tín hiệu và gọi loa yêu cầu những tàu này rút khỏi khu vực thì được họ trả lời bằng tiếng Việt rằng: “Chỉ khi có lệnh của chính phủ Trung Quốc thì họ mới rút”.
Được biết tàu Viking 2 là tàu khảo sát địa chấn 3D của liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê. Chiều tối 7-6, tàu Viking 2 xuất phát từ cảng Liên doanh dầu khí Vũng Tàu bắt đầu hành trình thăm dò địa chấn theo hợp đồng. Sau gần 14 giờ hành trình, lúc 13 giờ ngày 8-6, tàu Viking 2 đã đến vị trí và bắt đầu khảo sát nhưng liên tục bị quấy rối như trên.
TUẤN CƯỜNG

-Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc cắt cáp địa chấn tàu Viking II(10-06-2011)
 
Chiều ngày 09/6/2011, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại và chấm dứt ngay không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
“Vào lúc 6 giờ ngày 9/6/2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 6o47,5’ Bắc và 109o17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking II sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ. Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã  vào giải cứu cho tàu 62226.

Khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Đáng chú ý là vụ việc nói trên xảy ra ngay sau vụ tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam ngày 26/5 vừa qua, làm cho tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng. Các hành động có tính hệ thống này của phía Trung Quốc là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, thực hiện mục tiêu biến yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc thành hiện thực. Đây là điều phía Việt Nam không thể chấp nhận.

Phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt – Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Nguồn tin: Mofa
-Ông Nguyễn Hùng Dũng, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC):-Tàu cá Trung Quốc xông thẳng vào tàu Viking 2 (tt 11/06)

TT - Đó là phát biểu của ông Nguyễn Hùng Dũng, tổng giám đốc Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, về vụ tàu Viking 2 bị tàu cá Trung Quốc cố tình cắt cáp. Trong khi đó phía Trung Quốc lại ngang ngược đổ thừa tàu cá của họ bị phía Việt Nam rượt đuổi.
Ông Nguyễn Hùng Dũng (thứ tư từ trái sang) tặng giấy khen cho thủy thủ tàu Bình Minh 02 tại Nha Trang - Ảnh: Phạm Đình Kiên
Chiều 10-6, tại TP Vũng Tàu, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hùng Dũng - tổng giám đốc PTSC - xung quanh sự việc hai tàu khảo sát địa chấn của đơn vị này bị tàu hải giám, tàu cá Trung Quốc cố tình phá hoại, cắt cáp. Ông Dũng cho biết:
- PTSC được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khảo sát địa chấn để tiến hành thăm dò tài nguyên dầu khí, tài nguyên biển trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Đây là dịch vụ truyền thống của PTSC. Nếu công tác khảo sát được tiến hành kỹ, thu thập được nhiều dữ liệu đầu vào sẽ tiết kiệm được chi phí cho công tác khoan thăm dò và đánh giá đúng tiềm năng vùng biển chủ quyền của nước ta.
* Thưa ông, tinh thần làm việc của các nhân viên tại các tàu khảo sát địa chấn trên vùng biển nước ta hiện tại như thế nào?
- Tôi khẳng định ngay tinh thần làm việc của anh em trên tàu cũng như của tổng công ty đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển chủ quyền là hoàn toàn vững vàng và bình thường. Bởi anh em làm việc đều có kiến thức về biển, đều biết rõ chủ quyền, quyền tài phán của nước ta đến đâu.
Những địa điểm mà PTSC đã và sẽ khảo sát đều nằm trong phần biển chủ quyền của nước ta theo luật pháp quốc tế. Tôi khẳng định lại, những việc PTSC làm là công việc sản xuất kinh doanh, dịch vụ bình thường, trong vùng chủ quyền của Việt Nam được pháp luật quốc tế công nhận.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng với việc làm đúng đắn của mình, chúng tôi đã và sẽ được Chính phủ, Nhà nước, các cơ quan chức năng bảo vệ và dư luận quốc tế ủng hộ.
* Ông đánh giá thế nào về việc tàu khảo sát địa chấn của PTSC liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công gần đây?
- Bên cạnh việc động viên tinh thần, lãnh đạo PVN và PTSC cũng chỉ đạo anh em phải hết sức bình tĩnh, không được manh động trước bất kỳ hành động khiêu khích nào của đối phương. Việc tàu đánh cá số hiệu 62226 của Trung Quốc xâm phạm vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, xông thẳng vào vị trí tàu Viking 2 đang hoạt động khảo sát là việc làm có chủ đích.
Khi phát hiện tàu 62226 quấy phá tàu Viking 2, các tàu bảo vệ của chúng tôi đã có cảnh báo bằng pháo hiệu, gọi loa... nhưng họ vẫn bất chấp. Điều này cho thấy đây không phải là tàu đánh cá bình thường của ngư dân Trung Quốc.
* Phía Trung Quốc nói rằng do tàu của Việt Nam đuổi tàu cá Trung Quốc nên họ bỏ chạy và làm cáp vướng vào chân vịt. Ông có ý kiến gì về phát ngôn này của Trung Quốc?
- Chúng tôi hoàn toàn phản đối phát ngôn đó. Bởi chúng tôi là đơn vị sản xuất trực tiếp ngoài biển, là người chứng kiến diễn biến sự việc. Cụ thể, tàu khảo sát Viking 2 đang chạy khảo sát theo hướng 900, lúc này tàu cá Trung Quốc chạy theo hướng 1800. Nhưng bất ngờ tàu cá Trung Quốc chuyển hướng sang phải và tăng tốc cắt ngang dây cáp của tàu Viking 2.
* Ông có thể cho biết tình hình hoạt động hiện nay của tàu Bình Minh 02 và Viking 2?
- Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục công việc hoạt động khảo sát bình thường trong vùng biển của đất nước mình. Anh em cán bộ, công nhân viên trên tàu cũng đã quán triệt rõ ràng nhiệm vụ này. Hiện tàu Bình Minh 02 đang làm việc bình thường theo kế hoạch, còn tàu Viking 2 đang gấp rút khắc phục sự cố để tiếp tục công việc.
Chúng tôi luôn xác định nhiệm vụ khảo sát và thu nổ địa chấn của các tàu Bình Minh 02, Viking 2 không đơn thuần là hoạt động kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị nhằm góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Các hoạt động khảo sát địa chấn và thăm dò dầu khí của PTSC diễn ra hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thuộc chủ quyền của Việt Nam và phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển cũng như các luật quốc tế có liên quan.
Với mục đích và ý nghĩa đúng đắn như trên, lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tất cả hướng về tàu Bình Minh 02, Viking 2 với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thủy thủ, thuyền viên trên tàu yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
* Thưa ông, tàu cá Trung Quốc liên tục quấy phá hoạt động khảo sát của tàu Bình Minh 02, Viking 2, vậy chúng ta cần có những giải pháp gì để hoạt động bình thường này không bị cản trở?
- PTSC chỉ thuần túy là một đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ nên chúng tôi không có trang bị gì ngoài những thiết bị kỹ thuật để làm nhiệm vụ khảo sát. Tuy nhiên, do bị các tàu Trung Quốc liên tục quấy phá nên hiện nay tập đoàn và tổng công ty đã có kế hoạch phối hợp cụ thể, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị chức năng khác để có kế hoạch và phương án bảo vệ phù hợp đối với tàu Bình Minh 02, Viking 2 với quyết tâm không để tái diễn việc cáp của chúng ta bị phá hoại.
ĐÔNG HÀ - MINH LUẬN thực hiện
Trung Quốc đổ thừa tàu Việt Nam tấn công trước
Trả lời về câu hỏi xoay quanh phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc tàu 62226 cùng hai tàu ngư chính 311 và 303 của Trung Quốc phá cáp tàu thăm dò Viking 2 và đã xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam, ngày 9-6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã ngang nhiên cho rằng chính các tàu cá của họ đã bị phía Việt Nam rượt đuổi.
Ông Hồng Lỗi còn ngang nhiên nói rằng vấn đề cần chỉ rõ hiện nay đó chính là Việt Nam đã tiến hành thăm dò dầu khí và truy đuổi tàu cá Trung Quốc một cách phi pháp ở bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa, đã xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích biển cũng như chủ quyền của Trung Quốc.
Trong bài phát biểu đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi còn nói rằng Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội ngưng ngay mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc cũng như không được lặp lại những hành động đe dọa đến an toàn tài sản và tính mạng của ngư dân Trung Quốc, không được lặp lại những hành động làm phức tạp hóa và gây tranh cãi về vấn đề biển Đông.
MỸ LOAN
______________
Một ngày, hơn 30 tàu Trung Quốc quấy rối tàu Viking 2
Theo các báo cáo từ tàu khảo sát địa chấn Viking 2, chỉ riêng trong ngày 8-6 đã có hàng chục tàu cá Trung Quốc quấy rối việc khảo sát của tàu Viking 2. Để bảo vệ việc khảo sát của tàu Viking 2, PTSC G&M đã cử sáu tàu bảo vệ gồm các tàu Vạn Hoa 731, 734, 737, 746 và hai tàu HQ 954 và 621. Dù các tàu bảo vệ đi theo Viking 2 liên tục đẩy đuổi nhưng các tàu Trung Quốc vẫn cố tình xâm lấn vùng khảo sát của Viking 2. Cụ thể như sau:
Tại tọa độ 6048' Bắc - 109017' Đông, tàu Vạn Hoa 737 làm nhiệm vụ bảo vệ trước mũi tàu mẹ (Viking 2) đã đuổi tám tàu cá Trung Quốc không rõ số. Tại tọa độ 6047' Bắc -109019' Đông, tàu Vạn Hoa 746 bảo vệ mạn trái phía trước tàu Viking 2 đã đuổi ba tàu cá Trung Quốc số hiệu 80105, 80115 và 62226 (tàu này sau đó một ngày quay lại cắt cáp tàu Viking 2). Đáng chú ý, tại tọa độ 6047' Bắc-109021' Đông, chỉ trong ngày 8-6 đã có 26 tàu Trung Quốc quấy rối phía trước mũi tàu Viking 2, tất cả đã bị tàu bảo vệ Vạn Hoa 731 đẩy đuổi thành công.
Một lãnh đạo PTSC nói: “Căn cứ hành vi này của tàu 62226, có thể khẳng định rõ ràng họ hoạt động có chủ đích, có nhiệm vụ phá hoại theo những âm mưu, kế hoạch đã được vạch sẵn trước đó”. Các tài liệu Tuổi Trẻ có được cũng cho thấy các hoạt động phá rối của tàu Trung Quốc không phải là tàu đánh bắt hải sản bình thường. Điển hình như tàu cá số hiệu 62226 cắt cáp của tàu Viking 2 lúc 6g ngày 9-6-2011, trước đó đã có hành động phá hoại tàu Viking 2 và đã bị tàu bảo vệ đuổi đi. Cụ thể, vào sáng 8-6, tàu 62226 phá rối phía mạn trái phía trước tàu Viking 2, ngay lúc đó đã bị tàu bảo vệ Vạn Hoa 746 đẩy đuổi. Sáng sớm hôm sau, tàu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 tiếp tục quay lại phá hoại thiết bị của tàu Viking 2.
M.LUẬN - Đ.HÀ
______________
Chủ tịch Hội nghề cá VN Nguyễn Việt Thắng:
Trung Quốc xâm phạm có chủ ý
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 10-6 về việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển, ngư trường của VN và đặc biệt quấy nhiễu, phá cáp khảo sát của tàu Viking 2 hôm 9-6, ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Nghề cá VN, khẳng định: “Đây là hành động không thể chấp nhận của phía Trung Quốc. Hội Nghề cá VN kịch liệt phản đối hành động bành trướng này”.
Theo ông Thắng, việc Trung Quốc có lệnh tạm ngừng đánh cá từ ngày 16-5 đến 1-8 mà phạm vi mở rộng cả vào vùng biển VN là hoàn toàn sai trái. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều năm nay và phần nào nói lên ý đồ bành trướng, xâm phạm vùng biển chủ quyền của VN. Ông Thắng cho biết không chỉ vụ việc sáng 9-6 với tàu khảo sát Viking 2, trong thời gian cấm biển đã có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển VN. Điều này minh chứng rất rõ cho ý đồ bành trướng của Trung Quốc, khi nói cấm biển để bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng thực tế vẫn có nhiều tàu cá của Trung Quốc hoạt động trên cả vùng biển VN.
Ông Thắng cũng cho biết trong vòng một tháng trở lại đây, Hội Nghề cá VN đã hai lần gửi công văn phản đối các hành động này tới Đại sứ quán Trung Quốc. Công văn gửi đi nhưng hội không hề nhận được phản hồi gì.
Đ.BÌNH
______________
Mục đích của tàu Trung Quốc không phải để đánh cá
Chiều 10-6, ông Cao Xuân Tiều, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khẳng định với địa hình đáy biển ở vùng biển tại tọa độ tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn (6O47'30'' Bắc - 109O17'30'' Đông), việc hành nghề lưới kéo ở đây không thể khả thi và hiệu quả. Cụ thể, theo ông Tiều, nền đáy của vùng biển này là đá gan gà và san hô nhiều tầng.
Nhiều ngư dân dày dạn kinh nghiệm, am hiểu biển Đông đang ở Vũng Tàu cũng cho biết vị trí tàu Viking 2 bị quấy rối có độ sâu gần 180m. Ở những vùng lân cận vị trí trên cũng có độ sâu từ 135-180m, nên đây không phải là ngư trường mà ngư dân tìm đến đánh bắt cá. Theo ngư dân Trần Văn Hai, qua hình ảnh tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu Viking 2 được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải có thể khẳng định đây là loại tàu cá đánh lưới kéo đơn, bởi sau đuôi tàu cá có hai cần như cần cẩu.
Đây là loại tàu cá đặc trưng của Trung Quốc. Ông Hai khẳng định với độ sâu và địa hình đáy biển ở khu vực này đánh bắt bằng hình thức lưới kéo (giã cào) là không thể được. Vùng biển ở đây chỉ có thể đánh bắt được bằng hình thức lưới bao hoặc câu. Điều đáng nói, ở những vùng biển có đá gan gà nhiều cũng rất ít cá. Do đó có thể nói mục đích của tàu cá Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển trên không phải là để đánh cá mà theo ý đồ tính toán từ trước.
ĐÔNG HÀ


- PGS.TS Nguyễn Bá Diến – Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải quốc tế: Khởi kiện Trung Quốc là việc cần làm (Dân Việt). -Việt Nam cần phản đối lên Liên Hiệp Quốc (11/06)

TQ lộ rõ ý đồ biến biển Đông thành 'ao nhà' (ĐV 10-6-11) -'Việt Nam cần tỉnh táo trước khiêu khích của Trung Quốc'  (VnEx 10-6-11) - Ý kiến ông Trần Công Trực - TS Việt Long, Đại học Quốc gia Hà Nội: Công thức 3C trong bảo vệ chủ quyền(TP 10-6-11)  -- THD có công thức CCOCC (Chống Con Ông Cháu Cha)!-  Hành động nguy hiểm và vô ích. Trao đổi với Giáo sư (GS) Carlyle A.Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, GS Ian Townsend-Gault, khoa Luật, Đại học British Columbia (Canada), Ông Rodolfo C.Severino, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – ISEAS (Singapore), GS Ramses Amer, Trung tâm Nghiên cứu châu Á, Thái Bình Dương, Đại học Stockholm (Thụy Điển).  + Đại tá Lê Thế Mẫu, cựu Trưởng phòng Thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng): Đằng sau “trỗi dậy hòa bình” là tham vọng.   + GS-TS Vladimir N.Kolotov, Trưởng khoa Lịch sử Viễn Đông – ĐHQG St.Petersburg (Nga): Khởi đầu cho mưu đồ kiểm soát toàn bộ biển Đông.Thanh niên - VỤ TÀU BÌNH MINH 02 VÀ VIKING II: Âm mưu biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp(PLTP)  62226 lặp lại cách mà USS Turner Joy làm với sự kiện Vịnh Bắc Bộ?(Cu làng cát) - GS Tương Lai: Nhìn Biển Đông ngẫm lời ông Sáu Dân (TVN). - TS Nguyễn Ngọc Trường: “Đường lưỡi bò”: Áp đặt vô lý (NLĐ).– Căng thẳng Biển Đông: Trung Quốc và Việt Nam chơi đòn cân não. Phân tích của Nhà báo Lưu Tường Quang.- Báo chí thế giới bình luận Trung Quốc nói khác với làm (PLTP).
- T.S Phạm Gia Minh: Lòng yêu nước (TVN).- Bác sĩ của ngư dân(Tuổi trẻ). - Tiết kiệm lương hưu, góp 100 triệu đồng cho Trường Sa (Tuổi trẻ)

 - Ngoại giao nắn gân theo 16 chữ bạc…bẽo(RFA).  - Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN+3:   Các nước khu vực cần nỗ lực vì hòa bình Biển Đông (TTXVN).- Chủ tịch ASEAN lên tiếng về Biển Đông (VNN)
Tướng Việt Nam phân tích tình hình Biển Đông (ĐV 10-6-11) -- Xào lại ý kiến của Lê Đức Anh, Lê Văn Cương, Nguyễn Chí Vịnh đã đăng nhiều ngày qua... Không gì mới, khỏi đọc! Hàng xóm kỳ lạ và liên minh chân vạc (SGTT 10-6-11)

South China Sea Dispute Flares Up (NYT 10-6-11) -- New York Times bắt đầu chú ý, có bài riêng của Michael Wines
Vietnam Plans Live-Fire Drill After China Spat (WSJ 10-6-11) -- Có sơ kết những diễn biến gần đây. Thông tin có ích-
Sino-Vietnamese ties worsen over sea spat (SCMP 10-6-11) -- Greg Torode
The Drumbeats of War? Tensions Rise in the South China Sea (Time Magazine 10-6-11) -- Blog entry, không quan trọng cho lắm.

Tổng số lượt xem trang