Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Việt Nam và Con Rồng Trung Quốc

Theo yêu cầu của Mafiovi -"Thế kẹt" của Trung Quốc ở Biển Đông
 “Vượng báo” (Đài Loan) ngày 4/6 cho biết, Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Trung Quốc cũng như các nước xung quanh. Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc ngày càng chú ý tới Biển Đông và đang thúc đẩy các hành vi tích cực bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc đang lâm vào tình thế “đánh không được, đàm không xong, kéo không thể” trong chính sách đối với Biển Đông.



 "Đánh không được” tức là không thể khai chiến, nếu không cho dù thế nào, hình tượng "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc sẽ mất đi và không thể lấy lại, cơ hội phát triển hòa bình của Trung Quốc cũng sẽ không còn. Do vậy, Trung Quốc tuyệt đối sẽ không tuyên chiến nếu chưa bị ép.
“Đàm không xong” nhằm chỉ việc các nước liên quan thường áp dụng lập trường “không đàm phán” đối với tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Hơn nữa, đàm phán lãnh hải và đàm phán biên giới trên bộ khác rất xa về bản chất, đàm phán lãnh hải liên quan đến lợi ích kinh tế to lớn, do vậy mà càng khó khăn hơn. Phương thức đàm phán còn nhiều tranh cãi, lại thêm sự can thiệp tích cực của Mỹ, tình hình càng trở nên phức tạp. Đàm phán mặc dù là biện pháp cần thiết, song chỉ dựa vào đàm phán sẽ rất khó bảo vệ lợi ích của bản thân. Do vậy, ngoài việc tích cực đàm phán, còn cần phải sử dụng các biện pháp đồng bộ khác.
“Kéo không thể”, tức không thể để vụ việc kéo dài, trong tình trạng hiện nay, nếu Trung Quốc không bắt tay vào xử lý, sau này xử lý sẽ càng bất lợi và càng phức tạp.
Hiện trạng chiếm hữu Biển Đông của Trung Quốc hiện vô cùng bất lợi, trong số các đảo (và dải đá ngầm) ở Biển Đông, có đảo Thái Bình (Ba Bình của Việt Nam) do Đài Loan chiếm giữ, các đảo khác đều do Việt Nam chiếm giữ, Trung Quốc chỉ kiểm soát được 8 “dải đá ngầm”. Tiếp đó, toàn bộ trên 1.000 giếng khoan dầu ở Biển Đông hiện nay đều do Việt Nam và các nước khác cùng nhau xây dựng, Trung Quốc không có lấy một giếng. Bên cạnh đó, ngư dân Trung Quốc tác nghiệp trong vùng biển này thường xuyên bị tàu ngư chính các nước khác truy đuổi.
Do các nhân tố trên, thái độ và hành vi của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông gần đây đã chuyển hướng tích cực hơn, chủ động hơn. Hành vi chủ yếu của Trung Quốc bao gồm 5 hạng mục:
Thứ nhất, tăng cường bổ sung cơ sở pháp lý cho “đường lưỡi bò”. Nhấn mạnh rằng “đường lưỡi bò” do Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố năm 1947, cộng đồng quốc tế khi đó không có ý kiến khác nào, các nước Đông Nam Á xung quanh cũng chưa từng đưa ra kháng nghị ngoại giao, có nghĩa đã mặc nhận sự tồn tại của “đường lưỡi bò”.
Trước đó, chính quyền nhà Thanh đã từng cử hải quân đến quần đảo thị sát vào năm 1909 và kéo lên quốc kỳ Trung Quốc ở đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm của Việt Nam), báo cho thế giới biết đã chiếm lĩnh được nó. Mùa thu năm 1946, kháng chiến thắng lợi, Bộ tư lệnh hải quân của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đã cử tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Tháng 11 thu phục đảo Vĩnh Hưng, xây dựng “Bia kỷ niệm Hải quân Trung Quốc thu phục quần đảo Tây Sa”, tháng 12 thu phục “đảo Thái Bình” và đặt hòn đá “đảo Thái Bình quần đảo Nam Sa” ở phía Đông đảo. Tiếp đó, những người đi tiếp nhận đã đến đảo Trung Nghiệp (Thị Tứ của Việt Nam), đảo Tây Nguyệt (đảo Dừa của Việt Nam) và Nam Uy (Trường Sa của Việt Nam), lần lượt dựng bia xác định chủ quyền.
Thứ hai, lấy cọ sát để thể hiện tính bức thiết của đàm phán. Đối với cách làm của các nước xung quanh như dùng vũ lực chiếm hữu, tăng tốc khai thác, tạo ra sự việc đã rồi, Trung Quốc không ngừng cọ sát để thể hiện tranh chấp, cho thấy đàm phán là hết sức cần thiết, có đàm phán mới có thể tìm ra sự thỏa hiệp. Đối với Trung Quốc, cách làm này ít nhất cũng có thể tránh được thất bại.
Thứ ba, lấy sức mạnh kiểm soát cọ sát, bảo đảm giải quyết hòa bình. Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông, ngoài tàu sân bay Varyag sắp được hạ thủy, Trung Quốc còn không ngừng gia tăng trọng tải cùng trang bị vũ khí cho đội tàu hải chính, trang bị vũ khí cho đội tàu ngư chính đủ năng lực đối kháng với hải quân các nước xung quanh, như vậy mới bảo đảm đủ sức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Bốn là, khởi động các hoạt động kinh tế, bảo đảm lợi ích cốt lõi. Cùng với các nước xung quanh thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông trong các lĩnh vực ngư nghiệp, du lịch, thăm dò và khai thác tài nguyên tương lai…, lấy biện pháp kinh tế đối phó biện pháp kinh tế.
Năm là, khu biệt mâu thuẫn, từng bước giải quyết, xây dựng mô hình điểm, mở rộng hiệu quả. Các bên có tranh chấp ở Biển Đông đều có lợi ích quan trọng của mình, giải quyết tranh chấp có thể áp dụng mô hình “dễ trước khó sau” và “kinh tế trước chính trị sau”. Các nước có mâu thuẫn nhỏ và ít xung đột có thể đàm phán trước, tìm ra lời giải, hình thành mô hình điểm, tích lũy kinh nghiệm rồi mở rộng áp dụng đối với khu vực khác có mâu thuẫn gay gắt hơn. 

Theo Vượng báo
 Anh Tuấn (gt)



-Trên Wall Street Journal: Vietnam and the Dragon (WSJ 8-6-11) -- "Southeast Asia needs U.S. support to stand up against China's bullying."  Báo này nói là Đông Nam Á cần Mỹ để chống Tàu.  Hai ông Thanh & Vịnh thì nói là không cần nước thứ ba xen vào!  Khôn hay dại? Việt Nam và Con Rồng Trung Quốc
Các hình thức biểu tình chống đối công khai rất hiếm xảy ra ở Việt Nam, nơi chính phủ cộng sản theo dõi và hạn chế tất cả những cuộc tụ họp ngoài chốn công cộng, đặc biệt là khi có thể có một mục đích chính trị. Do đó, khi có các cuộc biểu tình xảy ra, đó là một dấu hiệu cho thấy rằng chính phủ ở đây đã đối phó khá nghiêm túc với vấn đề để phải chấp nhận một chút bất ổn.


The Wall Street Journal
Lê Quốc Tuấn - X-CafeVN chuyển ngữ
Đông Nam Á cần Hoa Kỳ hỗ trợ để chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc.
Các hình thức biểu tình chống đối công khai rất hiếm xảy ra ở Việt Nam, nơi chính phủ cộng sản theo dõi và hạn chế tất cả những cuộc tụ họp ngoài chốn công cộng, đặc biệt là khi có thể có một mục đích chính trị. Do đó, khi có các cuộc biểu tình xảy ra, đó là một dấu hiệu cho thấy rằng chính phủ ở đây đã đối phó khá nghiêm túc với vấn đề để phải chấp nhận một chút bất ổn.
Trong cuối tuần qua, hàng trăm người đã tụ tập tại Hà Nội để phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Ngày 26 Tháng 5, một tàu tuần tra của Trung Quốc bị cáo buộc đã cắt cáp khảo sát của một tàu Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam cũng cho biết hồi tháng Một, các tàu Trung Quốc đã bắn cảnh cáo vào những ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng lãnh hải. Cuối tuần qua, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những cuộc biểu tình tương tự và báo chí của Việt Nam do nhà nước kiểm soát đã gia tăng chỉ trích hành vi bắt nạt của Bắc Kinh.
Từ lâu, các tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Nam Trung Hoa đã là điểm nóng cho mối căng thẳng trong khu vực, nhưng trong những năm gần đây, ngoại giao đã chuyển sang một hướng hiếu chiến. Ngay cả trước khi Trung Quốc chỉ định các biển giàu khoáng sản như một "quyền lợi chủ yếu" vào năm ngoái, chính sách hàng hải của Bắc Kinh đã dẫn đến những xây sát ngắn nhưng đôi lúc đẫm máu khiến dường như báo trước một cuộc xung đột nghiêm trọng hơn.
Giữa mối căng thẳng này chủ yếu là Việt Nam đã giữ im lặng. Mối quan hệ với Trung Quốc của đất nước này từng có một lịch sử của việc bị xâm lược lâu dài, mặc dù mối quan hệ hai nước được cải thiện trong thời gian gần đây đã khiến Hà Nội không muốn tự biểu hiện sự chống đối quá mạnh mẽ đến kẻ thù từ thời cha ông của mình. Điều này có vẻ đã sẵn sàng thay đổi. Trong quá khứ, chính phủ Việt Nam từng đã bỏ tù các blogger và các nhà đấu tranh vì dám chỉ trích chính sách ngoại giao mềm mỏng với Trung Quốc. Bây giờ dường như Hà Nội đang sẵn sàng chuẩn bị để kêu gọi một sự chú ý rộng rãi hơn cho trường hợp của Việt Nam.
Vấn đề là đất nước này đang mạo hiểm nâng cao các quyền lợi của mình trong một phương cách dễ bị tổn thương. Mặc dù sáu nước đều có những khiếu nại chồng chéo ở các quần đảo giữa biển Nam Hải, ngoại giao trong khu vực chủ yếu đã thực hiện theo hình thức thỏa thuận song phương giữa các bên khiếu nại. Nhưng tương tự như những nước tranh chấp khác, Philippines, Malaysia và Brunei trong khu vực, Việt Nam không có dũng khí để tự mình tấn công vào những mối làm ăn từng có hiệu quả với Trung Quốc. Thoả thuận về nguyên trạng dựa trên những khiếu nại về tập quán lịch sử, vốn chỉ có thể thi hành một cách không rõ ràng.
Vì vậy, đối với Hà Nội, nếu mạo hiểm mối quan hệ song phương hoà bình nhưng giả tạo bằng việc ủng hộ tình cảm chống Trung Quốc nơi công chúng của mình có lẽ là một việc tự sát - dĩ nhiên là trừ khi, Việt Nam có lý do để tin rằng mình có thêm nhiều đồng mình ở bên cạnh hơn là một ràng buộc thuần túy song phương. Tại cuộc Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã hòa thanh với đối tác Phi Luật Tân và Mã Lai Á của mình để nhấn mạnh rằng mối tranh chấp của đất nước mình với Trung Quốc sẽ được giải quyết không có sự can thiệp của những thành phần thứ ba.
Tuy nhiên, một chiều hướng mạnh khác gần đây là loại chiều hướng có vai trò rõ ràng cho thành phần thứ ba cụ thể. Hà Nội có thể đã ủng hộ ngoài miệng cho tầm quan trọng của loại đàm phán song phương với Trung Quốc, nhưng từ lâu cũng đã vận dụng để đảm bảo có được sự ủng hộ dự phòng của Hoa Kỳ. Ở Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cho biết một trung gian hòa giải từ bên ngoài sẽ là chìa khóa để giải quyết tranh cãi. "Tôi lo sợ rằng sẽ có những đụng độ nếu không có quy tắc của lộ trình và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này".
Sự ủng hộ của Hoa Kỳ chắc chắn là được hoan nghênh. Hiệp hội các nước Đông Nam Á, hay ASEAN, bao gồm bốn nước khiếu nại lẫn nhau nhưng đã đấu tranh để đặt những mâu thuẫn nội bộ sang một bên hầu đáp ứng với Trung Quốc như một mặt trận thống nhất. Một quy tắc ứng xử đa phương chính thức cho vùng biển Nam Trung Hoa, từng tiến hành gần một thập kỷ, gần đây đã được hồi sinh nhưng có vẻ như lại trở về với người tạo dựng lên một lần nữa. Tuy nhiên, với sự hậu thuẫn của Mỹ, ASEAN có thể tập hợp được đủ sự thống nhất để ngăn chặn một cuộc xung đột.
Đối với Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt cho biết ở Singapore hôm thứ sáu rằng "Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông" và lưu ý rằng các hành động gần đây của hải quân Trung Quốc trong khu vực đã được thực hiện trong việc theo đuổi một "tiến triển hòa bình." Một cách cực hay để đảm bảo cho việc các quốc gia khác trong khu vực đang cùng nhau, với Hoa Kỳ, chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc trong khu vực.
Nguồn: Wall Street Journal


Trung Quốc thúc giục Việt Nam bày tỏ nỗ lực trong chuyện tranh chấp lãnh hải
DCVOnlineTin AFP
- Bắc Kinh – Trung Quốc hôm qua thứ Ba ngày 7 tháng Sáu lên tiếng thúc giục Việt Nam phải có “những nỗ lực nghiêm chỉnh” để giải quyết chuyện xung đột trong tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Nam Hải, sau khi hằng trăm người đã tổ chức một cuộc biểu tình hiếm có ở Hà Nội để phan đối những hành động của Bắc Kinh.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ngày càng căng thẳng trong 10 ngày qua vì chuyện tranh chấp lãnh dải dài lâu liên quan đến tính chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có khả năng chứa nhiều khoáng sản trong lòng biển.

“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được lên quần đảo Trường Sa và vùng lãnh hải quanh đó,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Hong Lei nói với các phóng viên.


Ong Hong Lei. Nguồn hình: Onthenet

“Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được sự nhất trí quan trọng nhiều lần trước đây để giải quyết vấn đề biển như thế nào cho thích hợp và duy trì sự ổn định trong vùng Biển Nam Hải,” ông nói thêm.

“Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ có những nỗ lực nghiêm chỉnh để thi hành sự nhất trí thích hợp đó.”

Một nhóm khoảng chừng 300 người biểu tình ở Hà Nội – mang những biểu ngữ như “Phản đối Trung Quốc gây rắc rối” – đã âm thầm tụ lại khoảng nữa giờ hôm Chủ Nhật trước khi giải tán một cách ôn hoà, trước sự yêu cầu của 50 cảnh sát vũ trang.

Hôm tháng Năm, tàu tuần tra của Trung Quốc đã chận và làm khó dễ tàu khai thác dầu của Việt Nam ở vùng biển Nam Hải, mà Hà Nội cho đó là một sự vi phạm chủ quyền và cũng là một sự vi phạm công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Việt Nam lên án Trung Quốc đã gia tăng mức độ tranh chấp và yêu cầu Bắc Kinh bồi thường cho những thiệt hại mà tàu tuần tra Trung Quốc gây cho tàu Việt Nam. Trung Quốc đã nói với Việt Nam là ngưng những hoạt động của Việt Nam trong vùng biển đang còn tranh chấp.

Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á và Đài Loan cũng cho mình có chủ quyền toàn phần hay chỉ một phần trong vùng này, và sự căng thẳng bùng lên lần này đã làm Hoa Kỳ lên tiếng cảnh cáo hôm thứ Bảy ngày 4 tháng Sáu (DCVOnline: ở Singapore và qua hội nghị an ninh vùng Á châu) là sự tranh chấp này có thể đưa đến sự xung đột võ trang.


© DCVOnline

 



Tổng số lượt xem trang