Tạp chí Globalfire Power đã công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 50 nước trên thế giới. Trong đó, có 11 quốc gia lần đầu được đưa vào danh sách, gồm: Ethiopia, Thụy Sĩ, Bỉ, Yemen, Jordan, Algeria, Qatar, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Malaysia và Singapore.
|
Dù Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh cho quốc phòng, phát triển nhiều hệ thống vũ khí mới trong đó phải kể đến sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm tiêm kích J-20 và tàu sân bay Thi Lang sắp hoàn thành, tuy nhiên, GFP đánh giá khá thấp sức mạnh chiến đấu của PLA.
Nếu đem so với bản đánh giá của năm 2009, vị trí của Ấn Độ tăng đến 4 bậc, cụ thể là Ấn Độ đã chiếm vị trí thứ 4 của Anh. Chương trình cắt giảm quốc phòng quy mô lớn của Anh đã đẩy sức mạnh quân sự và khả năng chiến đấu của đảo quốc sương mù xuống vị trí thứ 5.
Cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh giá về sức mạnh quân sự của các nền kinh tế khu vực đồng euro. Những thành công gần đây của nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa sức mạnh quân sự của họ chiếm vị trí thứ 6 từ tay của Pháp. Pháp tụt xuống vị trí thứ 8, trong khi đó Đức tụt xuống đến vị trị thứ 13. Thậm chí Italy còn tụt xuống đến vị trí thứ 17.
Bảng xếp hạng năm 2011 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền quân sự khu vực châu Á. Theo đó, Hàn Quốc đã leo lên vị trí thứ 7. Nhật Bản do ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần nên bị tụt xuống vị trí thứ 9.
Bảng xếp hạng năm nay cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của Israel, so với năm 2009, Israel tăng đến 7 bậc từ vị trí thứ 17 lên vị trí thứ 10.
Trong bảng xếp hạng năm nay khu vực ASEAN có 5 quốc gia, bao gồm Indonesia, Malaysia, Phillippine, Thái Lan, Singapore. Theo đánh giá của GFP, sức mạnh quân sự của Indonesia là cao nhất. Cụ thể Indonesia đứng ở vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng, tiếp theo là Thái Lan vị trí thứ 19.
Phillippines ở vị trí thứ 23, Malaysia ở vị trí thứ 27, Singapore. Điều đáng nói, dù là quốc gia có chi tiêu cho quân sự lớn nhất khu vực ASEAN, nhưng GFP chỉ xếp Singapore ở vị trí thứ 41 về sức mạnh chiến đấu.
Bảng danh sách của GFP dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau, thông qua các hợp đồng mua bán vũ khí, sự phát triển của các hệ thống vũ khí tại quốc gia sở tại, chi tiêu cho quân sự, quân số có trong biên chế, sức mạnh chiến đấu...
Mặc dù GFP cho rằng bản đánh giá của họ là không thiên vị nhưng đây là một bản đánh giá mang nhiều tính chủ quan. Bởi vũ khí trang bị, chi tiêu cho quân sự, quân số không hoàn toàn đánh giá được hết năng lực chiến đấu của quân đội nước đó.
Danh sách xếp hạng của GFP. |
Nguồn-.datviet