- Công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, về kết quả cuộc khảo sát mức sống hộ dân cư, cho thấy chênh lệch giàu nghèo tại VN lên tới 9,2 lần.
Trong khi thu nhập bình quân của người VN đạt 1,387 triệu đồng/người/tháng, thì nhóm nghèo nhất mỗi tháng một người chỉ thu nhập 369.000 đồng, còn thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất lên tới trên 3,4 triệu đồng. Khoảng cách này đang giãn ra ngày càng rộng, báo Tiền phong cho biết.
Không chỉ giữa đô thị và nông thôn, mà ngay trong các vùng quê, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2010 tại 12 tỉnh trên cả nước của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, vừa công bố ngày 6/7, cũng cho thấy ngay trong những gia đình nông thôn, giãn cách giàu nghèo ngày càng rộng.
Trong khi thu nhập bình quân của người VN đạt 1,387 triệu đồng/người/tháng, thì nhóm nghèo nhất mỗi tháng một người chỉ thu nhập 369.000 đồng, còn thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất lên tới trên 3,4 triệu đồng. Khoảng cách này đang giãn ra ngày càng rộng, báo Tiền phong cho biết.
Không chỉ giữa đô thị và nông thôn, mà ngay trong các vùng quê, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2010 tại 12 tỉnh trên cả nước của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, vừa công bố ngày 6/7, cũng cho thấy ngay trong những gia đình nông thôn, giãn cách giàu nghèo ngày càng rộng.
Mức thu nhập bình quân thấp nhất là Quảng Nam với trung bình chỉ 42 triệu đồng/hộ/năm, tiếp đến là Lai Châu 46 triệu đồng/hộ/năm. Cao nhất là Long An với 114 triệu đồng/hộ/năm.
Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến 2020 - định hướng 2030 với quan điểm xây dựng, phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của thành phố này đạt 4.100 - 4.300 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000-17.000 USD vào năm 2030.
Bắc Lưu (Tổng hợp)
Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến 2020 - định hướng 2030 với quan điểm xây dựng, phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của thành phố này đạt 4.100 - 4.300 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000-17.000 USD vào năm 2030.
Bắc Lưu (Tổng hợp)
-Chênh lệch phát triển tạo ra 'túi nghèo' của đất nước
(VEF.VN) - Bản chất nghèo đói ở Việt Nam đã thay đổi. Bất ổn của nền kinh tế, gia tăng của lạm phát, cùng với việc điều chỉnh lại chuẩn nghèo, đã khiến tỉ lệ nghèo gia tăng. Hiện, số hộ nghèo cả nước đã tăng lên 3,1 triệu, chiếm 14,42% dân số.
Đối mặt với những thách thức mới
Theo đánh giá của Quỹ tín dụng Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (PRSC) thuộc Liên minh châu Âu PRSC, 10 năm qua Việt Nam đã đi đúng hướng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của mình. Đất nước đã trải qua thực tế tăng năng suất đáng kể trong kinh tế nông thôn nhờ vào các khuyến khích tốt hơn, các thị trường được mở rộng hơn và áp dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong việc sử dụng các loại hạt giống, cây trồng mới. Dòng chảy đáng kể từ đầu tư nước ngoài tìm kiếm nhân công giá rẻ đã đẩy mạnh việc xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Tăng trưởng kinh tế nhanh, đi kèm với tăng năng suất nông nghiệp cùng việc kiểm soát tỉ lệ sinh đã giúp giảm đáng kể tỉ lệ đói nghèo.
Sự tăng trưởng của các nguồn lực kinh tế kết hợp với tăng trưởng kinh tế nhanh đã cho phép chi tiêu nâng cao phúc lợi liên tục tăng lên, tăng cung ứng các hàng hóa công cộng và bán công cộng, như cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, y tế,...Với mức GDP bình quân tăng 7,5%/năm và GDP bình quân đầu người cũng đã tăng đáng kể, từ dưới 400 USD năm 2000 lên khoảng 1.200 USD vào năm 2010, đưa Việt Nam tiến vào hàng ngũ các nước được coi là "có thu nhập trung bình".
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, đồng thời cũng là thành viên nhóm đánh giá PRSC, đói nghèo ở Việt Nam đã có sự thay đổi về bản chất. Ông nhận định: "Đã qua rồi cái thời kỳ tỉ lệ đói nghèo ở Việt Nam có thể giảm đi một cách nhanh chóng, từ 58,1% trong năm 1990 xuống còn 6,9% vào năm 2008".
Theo ông, hiện tại Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề mới, vì thế không thể theo mô thức cũ nữa. Sự bất ổn của nền kinh tế, gia tăng của lạm phát, cùng với việc nước ta đã điều chỉnh lại chuẩn nghèo, đã khiến tỉ lệ nghèo gia tăng. Hiện, với chuẩn nghèo mới, số hộ nghèo cả nước đã tăng lên 3,1 triệu, chiếm 14,42% dân số và 1,65 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,69%.
Thêm vào đó, một vấn đề nữa đặt ra là liệu những người nghèo có ngay lập tức được hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hay không. Dù Việt Nam đã có sự phân bổ vốn ưu tiên cho những tỉnh nghèo để thúc đẩy phát triển đồng đều hơn, tốc độ phát triển giữa các khu vực vẫn có sự chênh lệch đáng kể và hình thành nên những "túi nghèo" của đất nước. Hầu hết các "túi nghèo" này tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, như ở Lào Cai, Điện Biên (trên 50%), Lai Châu, Hà Giang (trên 40%), Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum (trên 30%); tình trạng tái nghèo cũng đã xuất hiện ở một số nơi.
"Vì vậy, Việt Nam không nên quá tự hào hay lạc quan mà quên đi những vấn đề nghiêm trọng và cố hữu cùa mình", ông Doanh nói.
Bà Victoria Kwakwa, giám đốc World Bank tại Việt Nam nhận định, con số 14% vẫn chưa phải là một tỉ lệ nghèo thấp, và khi Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình, sẽ có nhiều thách thức và vấn đề mới nảy sinh: "Các nhà tài trợ sẽ dần rút vồn, trong khoảng từ 3 đến 5 năm tới, chúng ta sẽ không còn thấy sự xuất hiện của một số nhà tài trợ tại Việt Nam nữa".
"Do đó, nếu muốn phát huy được những thành công trong quá khứ, Việt Nam cần có những ưu tiên, quan tâm khác, cũng như có những thay đổi trong cơ chế chính sách để có thể tạo được sự đồng thuận giữa chính phủ và các tổ chức tài trợ, cũng như thích nghi trong bối cảnh mới", bà nhấn mạnh.
Tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ
Hiện tại, quỹ tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đang được hoàn toàn dẫn dắt bởi chính phủ. Vì vậy, bên cạnh việc đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn của chính phủ trong chương trình cải cách những năm tới, tính minh bạch trong việc hoạch định ngân sách của chính phủ để đảm bảo cho các hoạt động tài chính đi đúng hướng cũng là một vấn đề được nhiều nhà tài trợ quan tâm.
"Dù Luật ngân sách đã ban hành những sửa đổi bổ sung nhưng vẫn chưa tạo ra nhiều sự khác biệt trong vấn đề này", ông Lê Đăng Doanh nhận xét.
Còn theo ông Yiannis Hadziyiannakis, trưởng nhóm đánh giá hoạt động của PRSC, rất khó để tiếp cận thông tin và nắm rõ được các vấn đề về ngân sách, các số liệu cũng như việc sử dụng các khoản viện trợ cụ thể như thế nào.
"Chúng tôi có rất ít các con số về vấn đề này; nếu có thì cũng là lấy từ trang web hay các công bố chính thức từ phía chính phủ".
Giải thích về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hải Yến, trưởng phòng kế hoạch và ngân sách, Vụ ngân sách và Nhà nước, thuộc Bộ tài chính nói: "Có nhiều ý kiến cho rằng những số liệu trong tài chính công còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, tính minh bạch còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực minh bạch. Hiện tại, chúng tôi cũng đang được World Bank hỗ trợ để xây dựng một hệ thống số liệu về tài chính và kho bạc, đây sẽ là cơ sở để chính phủ có thể minh bạch hơn nữa,rõ ràng hơn nữa trong chi tiêu của mình".
Bà Victoria Kwakwa cũng nhận định, hiện đại hóa hệ thống quản lý hành chính và tăng cường tính minh bạch là một trong những yếu tố cần thiết mà chính phủ Việt Nam cần thực hiện trong những năm tới.
Theo đánh giá của Quỹ tín dụng Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (PRSC) thuộc Liên minh châu Âu PRSC, 10 năm qua Việt Nam đã đi đúng hướng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của mình. Đất nước đã trải qua thực tế tăng năng suất đáng kể trong kinh tế nông thôn nhờ vào các khuyến khích tốt hơn, các thị trường được mở rộng hơn và áp dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong việc sử dụng các loại hạt giống, cây trồng mới. Dòng chảy đáng kể từ đầu tư nước ngoài tìm kiếm nhân công giá rẻ đã đẩy mạnh việc xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Tăng trưởng kinh tế nhanh, đi kèm với tăng năng suất nông nghiệp cùng việc kiểm soát tỉ lệ sinh đã giúp giảm đáng kể tỉ lệ đói nghèo.
Sự tăng trưởng của các nguồn lực kinh tế kết hợp với tăng trưởng kinh tế nhanh đã cho phép chi tiêu nâng cao phúc lợi liên tục tăng lên, tăng cung ứng các hàng hóa công cộng và bán công cộng, như cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, y tế,...Với mức GDP bình quân tăng 7,5%/năm và GDP bình quân đầu người cũng đã tăng đáng kể, từ dưới 400 USD năm 2000 lên khoảng 1.200 USD vào năm 2010, đưa Việt Nam tiến vào hàng ngũ các nước được coi là "có thu nhập trung bình".
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, đồng thời cũng là thành viên nhóm đánh giá PRSC, đói nghèo ở Việt Nam đã có sự thay đổi về bản chất. Ông nhận định: "Đã qua rồi cái thời kỳ tỉ lệ đói nghèo ở Việt Nam có thể giảm đi một cách nhanh chóng, từ 58,1% trong năm 1990 xuống còn 6,9% vào năm 2008".
Theo ông, hiện tại Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề mới, vì thế không thể theo mô thức cũ nữa. Sự bất ổn của nền kinh tế, gia tăng của lạm phát, cùng với việc nước ta đã điều chỉnh lại chuẩn nghèo, đã khiến tỉ lệ nghèo gia tăng. Hiện, với chuẩn nghèo mới, số hộ nghèo cả nước đã tăng lên 3,1 triệu, chiếm 14,42% dân số và 1,65 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,69%.
Thêm vào đó, một vấn đề nữa đặt ra là liệu những người nghèo có ngay lập tức được hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hay không. Dù Việt Nam đã có sự phân bổ vốn ưu tiên cho những tỉnh nghèo để thúc đẩy phát triển đồng đều hơn, tốc độ phát triển giữa các khu vực vẫn có sự chênh lệch đáng kể và hình thành nên những "túi nghèo" của đất nước. Hầu hết các "túi nghèo" này tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, như ở Lào Cai, Điện Biên (trên 50%), Lai Châu, Hà Giang (trên 40%), Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum (trên 30%); tình trạng tái nghèo cũng đã xuất hiện ở một số nơi.
"Vì vậy, Việt Nam không nên quá tự hào hay lạc quan mà quên đi những vấn đề nghiêm trọng và cố hữu cùa mình", ông Doanh nói.
Bà Victoria Kwakwa, giám đốc World Bank tại Việt Nam nhận định, con số 14% vẫn chưa phải là một tỉ lệ nghèo thấp, và khi Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình, sẽ có nhiều thách thức và vấn đề mới nảy sinh: "Các nhà tài trợ sẽ dần rút vồn, trong khoảng từ 3 đến 5 năm tới, chúng ta sẽ không còn thấy sự xuất hiện của một số nhà tài trợ tại Việt Nam nữa".
"Do đó, nếu muốn phát huy được những thành công trong quá khứ, Việt Nam cần có những ưu tiên, quan tâm khác, cũng như có những thay đổi trong cơ chế chính sách để có thể tạo được sự đồng thuận giữa chính phủ và các tổ chức tài trợ, cũng như thích nghi trong bối cảnh mới", bà nhấn mạnh.
Tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ
Hiện tại, quỹ tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đang được hoàn toàn dẫn dắt bởi chính phủ. Vì vậy, bên cạnh việc đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn của chính phủ trong chương trình cải cách những năm tới, tính minh bạch trong việc hoạch định ngân sách của chính phủ để đảm bảo cho các hoạt động tài chính đi đúng hướng cũng là một vấn đề được nhiều nhà tài trợ quan tâm.
"Dù Luật ngân sách đã ban hành những sửa đổi bổ sung nhưng vẫn chưa tạo ra nhiều sự khác biệt trong vấn đề này", ông Lê Đăng Doanh nhận xét.
Còn theo ông Yiannis Hadziyiannakis, trưởng nhóm đánh giá hoạt động của PRSC, rất khó để tiếp cận thông tin và nắm rõ được các vấn đề về ngân sách, các số liệu cũng như việc sử dụng các khoản viện trợ cụ thể như thế nào.
"Chúng tôi có rất ít các con số về vấn đề này; nếu có thì cũng là lấy từ trang web hay các công bố chính thức từ phía chính phủ".
Giải thích về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hải Yến, trưởng phòng kế hoạch và ngân sách, Vụ ngân sách và Nhà nước, thuộc Bộ tài chính nói: "Có nhiều ý kiến cho rằng những số liệu trong tài chính công còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, tính minh bạch còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực minh bạch. Hiện tại, chúng tôi cũng đang được World Bank hỗ trợ để xây dựng một hệ thống số liệu về tài chính và kho bạc, đây sẽ là cơ sở để chính phủ có thể minh bạch hơn nữa,rõ ràng hơn nữa trong chi tiêu của mình".
Bà Victoria Kwakwa cũng nhận định, hiện đại hóa hệ thống quản lý hành chính và tăng cường tính minh bạch là một trong những yếu tố cần thiết mà chính phủ Việt Nam cần thực hiện trong những năm tới.
Điều tra hộ gia đình nông thôn ở 12 tỉnh:-Chênh lệch thu nhập ngày càng tăng
TT - Thu nhập từ nông nghiệp của một bộ phận nông dân đang giảm và chênh lệch thu nhập càng giãn ra, trong khi đó chất lượng bữa ăn của nhiều hộ nông dân tại một số nơi có dấu hiệu giảm...
Chiếc thuyền nhỏ cũng là nhà của hai vợ chồng hộ chài lưới ven sông Thu Bồn, Quế Lâm, huyện Nông Sơn, Quảng Nam - Ảnh: Đặng Kế Đông |
Đây là một trong những nội dung của kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2010 tại 12 tỉnh trên cả nước của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển Đại học Copenhagen(Đan Mạch) công bố 6-7.
Chất lượng bữa ăn giảm
"Thời gian qua ta mua tạm trữ nông sản giúp nông dân nhưng thời điểm đưa ra đôi khi có vấn đề, có khi vào lúc nông dân đã cơ bản bán hết rồi, còn lại chủ yếu toàn ở trong tay nhà thu gom, đầu cơ" Ông LƯU ĐỨC KHẢI |
Một chỉ số được coi là rất quan trọng đã được nhóm nghiên cứu khảo sát kỹ, đó là tình trạng không có đất của nông dân. Kết quả có tới 6% số hộ không hề có mảnh đất nông nghiệp nào và tỉ lệ này được duy trì nhiều năm nay. Mức độ nông dân không có đất tại các tỉnh cũng khác nhau, nhiều tỉnh cao đáng lo ngại như Đắk Lắk gần 9%, Long An 9,4%, Đắk Nông 5,8%. Đặc biệt là Khánh Hòa, có tới 18,4% số hộ nông dân không có đất canh tác.
Để tìm hiểu chất lượng bữa ăn của hộ dân nông thôn, nhóm nghiên cứu đã hỏi người dân có dùng 11 nhóm lương thực, thực phẩm trong 24 giờ và kết quả khá bất ngờ: các hộ gia đình tại địa bàn Quảng Nam, Hà Tây cũ, sự đa dạng thực phẩm trong bữa ăn giảm xuống rõ nét. Trong khi đó, sự đa dạng thực phẩm trong bữa ăn tại các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn thấp nhất và đa dạng nhất là các tỉnh Khánh Hòa, Phú Thọ... Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, chỉ có sự cải thiện nhỏ trong chế độ ăn của các hộ nhưng chênh lệch rất lớn giữa chế độ ăn nghèo nàn tại các tỉnh miền núi phía Bắc so với mức trung bình các tỉnh khác.
Báo cáo cũng cho biết các hộ dân nông thôn năm 2010 đã phải tham gia nhiều hoạt động để có thu nhập hơn. Điều này cho thấy người dân phải tìm và làm nhiều việc hơn để duy trì cuộc sống trước khó khăn. GS Finn Tarp thuộc Đại học Tổng hợp Copenhagen đánh giá đây chính là nguy cơ vì một khi phải làm nhiều việc, người nông dân mất đi cơ hội tăng quy mô, kỹ năng để sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, lợi nhuận.
Ba địa phương có tỉ lệ hộ nghèo tăng - Đồ họa: V.Cường |
Tạo thêm việc làm cho nông dân
Theo ông Lưu Đức Khải - trưởng ban chính sách phát triển nông thôn (CIEM), thành viên nhóm nghiên cứu, trước các kết quả cuộc điều tra, nhóm nghiên cứu đang đánh giá để đề xuất các chính sách. Hiện các hộ càng nghèo thì càng phụ thuộc vào nông nghiệp, trong khi thu nhập từ nông nghiệp đang có dấu hiệu giảm nên đòi hỏi nhà làm chính sách nhập cuộc ngay để tránh tình trạng bần cùng hóa một bộ phận nông dân, đặc biệt những người do gặp rủi ro, không may mắn, ốm đau.
Cũng theo ông Khải, diện tích đất nông nghiệp đang giảm mạnh do sự phát triển công nghiệp. Mặc dù Nhà nước có những chính sách đền bù và hỗ trợ học nghề nhưng việc giảm diện tích đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng mạnh đến sinh kế của nông dân. Vì vậy, ông Khải cho rằng cần quan tâm làm sao tạo việc làm cho nông dân tại chính nông thôn với các dự án chế biến nông sản, thực phẩm, tránh để họ phải ra thành phố trong khi thiếu kiến thức, năng lực, dễ bị gạt ra ngoài lề.
GS Finn Tarp cho rằng nông dân VN đang chịu rất nhiều rủi ro, đặc biệt từ thời tiết, giá cả giống, phân bón biến động mạnh. “Thị trường hoạt động không hoàn hảo, có thể rất tốt với người có thế lực, khó với người dễ tổn thương”, vì vậy việc tăng khả năng chống đỡ rủi ro cho nông dân, đặc biệt là việc bảo hiểm cho nông nghiệp, cần được đẩy nhanh.
Ông Finn Tarp công nhận người VN đang trở nên giàu hơn nhưng nhấn mạnh công cuộc đổi mới chưa hoàn thành. “Đất của VN vẫn rất manh mún. Cần phát triển thị trường đất đai ở nông thôn vì nếu người dân có thể mua bán ruộng dễ hơn thì đất sẽ được dùng hiệu quả hơn” - ông Finn Tarp nói.
Thu nhập từ 42-114 triệu đồng/hộ/năm Theo khảo sát, nếu năm 2008 mỗi hộ chỉ thu nhập 52,7 triệu đồng/năm thì năm 2010 đã tăng lên 80,9 triệu đồng/năm. Mức thu nhập bình quân thấp nhất là Quảng Nam với trung bình chỉ 42 triệu đồng/hộ/năm, tiếp đến là Lai Châu 46 triệu đồng/hộ/năm. Cao nhất là Long An với 114 triệu đồng/hộ/năm. Mức thu nhập này thực tế không phải là cao vì mỗi hộ nông dân thường có 4-5 người. Theo ông Lưu Đức Khải, thực trạng nông thôn hiện nay là chênh lệch thu nhập đang ngày càng tăng và ngay trong bộ phận nông dân, mức chênh lệch thu nhập cũng đang giãn ra. |
CẦM VĂN KÌNH - PHẠM PHƯƠNG