-Chuyện kể năm 2041: "Cận cảnh" nguyên nhân Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sụp đổ (Dân Luận 4-12-13) -- Một phân tích thiên tài! Xin bái phục! (Brilliant pre-postmostem!) ◄◄Thiếu tướng Lâm Văn Cương [*]
-Đảng cộng sản sợ ai?- Đàn Chim Việt by Trần Ngọc Thành
-'Chống thù địch, bảo vệ Đảng và Nhà nước'
Đặc biệt, nhiệm vụ bảo vệ Đảng cầm quyền được đặt lên trước "bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân", theo chính báo chí trong nước đăng tải.
Truyền thông Việt Nam cho hay một hội nghị giao ban hôm 15/7 được tổ chức tại Hà Nội nhằm thực hiện Nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp công tác giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Bấm Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì hội nghị tổng kết lại sáu tháng đầu năm nay về các nhiệm vụ an ninh và quốc phòng.
Ngoài việc đề cao các nhiệm vụ mang tính an ninh, hình sự thuần tuý, đại diện lãnh đạo hai bộ Quốc phòng và Công an cùng nhiều cấp ngành đã nhấn mạnh đến việc dùng bộ máy của cả công an và quân đội để chống lại điều báo chí Việt Nam gọi là "các hoạt động móc nối, cài cắm, kích động gây rối".
Trong bối cảnh sau kỳ Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội nhưng định hướng kinh tế chưa rõ, lạm phát cao, lòng dân ly tán, hai ngành Quốc phòng và Công an được giao nhiệm vụ "giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước".
Nghị định 77/2010/NĐ-CP được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hôm 12/7/2010, gồm bốn chương, 22 điều quy định chi tiết về nguyên tắc và nội dung phối hợp công tác hai ngành Quốc phòng và Công an Việt Nam.
Thách thức từ trong ra ngoài
Con số các vụ việc dù được nêu ra như một lời khen cho công tác của quân đội và công an Việt Nam nhân hội nghị giao ban vừa qua nhưng lại cho thấy mức độ rộng khắp của các thách thức xã hội:
Báo Quân đội Nhân dân viết:
"Hai lực lượng đã phối hợp tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước cho hơn 507 nghìn lượt người; tuyên truyền bầu cử cho 1,2 triệu lượt người,"
Ngoài ra, quân đội và công an Việt Nam được khen là đã có công "vận động 13.806 học sinh trở lại trường học, 601 hộ đồng bào không định cư tự do; cùng địa phương quản lý, giáo dục gần 1000 thanh niên chậm tiến; ngăn chặn 213 vụ tuyên truyền đạo trái pháp luật..."
Các hoạt động này có thể liên quan đến những vụ như bạo đ̣ộng Mường Nhé, nơi có hiện tượng người Hmong di cư tự do, hay các hoạt động tôn giáo của Tin Lành và những tôn giáo chưa được nhà nước cho phép.
Có vẻ như các thách thức hiện đang đến với Đảng Cộng sản Việt Nam từ cả trong và ngoài nước.
Một mặt, làn sóng phản đối Trung Quốc trong vấn đề biển đảo đã khiến nổ ra nhiều cuộc tuần hành liên tiếp tại Hà Nội và TPHCM, dù với mức độ, quy mô khác nhau.
Việc trấn áp nặng tay cuộc biểu tình mới nhất của trí thức và thanh niên Hà Nội hôm 17/7 vừa qua đã khiến dư luận trong và ngoài nước xôn xao.
Ngoài con số công an chìm đông áp đảo, chính quyền đã bị một số người biểu tình cáo buộc là cố ý nặng tay với họ trước cơ quan ngoại giao Trung Quốc để "tỏ ra cho Trung Quốc thấy" là Hà Nội cương quyết trấn áp biểu tình.
Cũng có tin chưa được kiểm chứng nói rằng một số cuộc vận động biểu tình mang cờ đỏ sao vàng của sinh viên, trí thức Việt Nam ở nước ngoài được sự khuyến khích của an ninh Việt Nam cử sang.
Cùng lúc, có nhiều dấu hiệu Hà Nội chịu sức ép từ Bắc Kinh về việc phải chọn đường lối đàm phán song phương hay đa phương trước các hội nghị khu vực và quốc tế và an ninh vùng.
Cũng vì thế, các ngành ban trực tiếp đương đầu với những sức ép cả trong lẫn ngoài được cổ vũ, thúc đẩy nhằm tăng cường khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ.
Cũng thời gian qua, Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm và nêu ra các nhiệm vụ cho nửa năm còn lại.
Theo báo chí Việt Nam, Cảnh sát biển là lực lượng đã "trực tiếp tham gia bảo vệ các tàu thăm dò dầu khí thực nghiêm mệnh lệnh của chỉ huy, ngăn chặn tàu nước ngoài cản phá hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam có hiệu quả".
Bài trên tờ Quân đội Nhân dân về Hội nghị hôm 14/7 không nói rõ đó là tàu Trung Quốc nhưng các báo Việt Nam từng nêu rằng chính các tàu hải giám của Trung Quốc đã tấn công cắt cáp tàu Việt Nam trong Biển Đông, mở đầu bằng vụ việc với tàu Bình Minh 02 hôm 29/5.
Một số chi tiết về hàng chục vụ "tàu lạ" xâm phạm vào lãnh hải Việt Nam nay được tờ báo này tiết lộ:
"Lực lượng chuyên trách của Cảnh sát biển phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan phát hiện, xua đuổi 59 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, xác minh làm rõ 10 vụ, 23 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, kịp thời phục vụ công tác đấu tranh ngoại giao."
Bài báo không nói rõ trong số các vụ tàu nước ngoài "vi phạm vùng biển Việt Nam" có bao nhiêu tàu của Trung Quốc và bao nhiêu thuộc các quốc tịch khác, nhưng là chỉ dấu cho thấy mức độ, tầm vóc của những diễn biến căng thẳng ngoài Biển Đông trong nửa năm qua.
Cùng thời gian, Việt Nam đang tiếp tục mở rộng hợp tác hải quân với các nước trong và ngoài khu vực, gồm cả Hoa Kỳ với hy vọng tạo ra một vị thế khả quan hơn để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tác giả gửi tới Dân Luận
Nhân kỷ niệm 96 năm Cách Mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2041), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự sụp đổ của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Sự sụp đổ của chính quyền XHCN Việt Nam cuối những năm 10, đầu những năm 20, của thế kỷ XXI là một sự kiện đặc biệt quan trọng của khu vực Đông Nam Á, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác-Lênin. Sự sụp đổ của chính quyền XHCN Việt Nam vào cuối 2021 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Trong giai đoạn 1945 - 1954, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nằm trong vòng vây của thực dân Pháp. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ lâm vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã vượt qua thách thức hiểm nghèo để tiếp tục phát triển, với kết quả là kết thúc chiến tranh năm 1954 bằng trận Điện Biên Phủ và sau đó là Hiệp định Geneve.
Sau hơn bảy mươi lăm năm tồn tại, phát triển chậm chạp, vào cuối những năm 10 của thế kỷ XXI, Cộng hòa XHCN Việt Nam đã vượt qua 4 cuộc chiến (45 -54, 54 – 75, Biên giới Tây Nam, Biên giới phía bắc), từ một nước thiếu đói thành một trong những nước xuất khẩu hang đầu về gạo và cà phê. Từ một nước với năng lực hải quân hạn chế đã có hạm đội tàu ngầm, tàu chiến, trở thành một thế lực trong khu vực Đông Nam Á. Với sức mạnh to lớn về quân sự và kinh tế, Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ sức đương đầu với hệ thống tư bản thế giới và có khả năng ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc của người anh em Trung Quốc để bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới.
Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ khi đã đạt đến đỉnh cao.
Tại sao?
Đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết, công trình chuyên khảo và sách lý giải vấn đề này, trong đó các cuốn sách của những người trong cuộc đưa ra lời giải có sức thuyết phục nhất. Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng tám (19/8/1945 – 19/8/2041), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự sụp đổ của Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Chính nhờ sự tồn tại của hệ thống XHCN hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Xét đến cùng, sự hình thành và phát triển của phong trào không liên kết là thành quả của cuộc đấu tranh vô sản - tư sản trên phạm vi toàn cầu, là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX. Nói cách khác, chính những người cộng sản, trước hết là các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước thuộc hệ thống XHCN, đã ghi tạc một mốc son chói lọi vào tiến trình phát triển văn minh nhân loại.
Các Đảng Cộng sản cầm quyền đã xây dựng được một hệ thống xã hội hùng mạnh (hệ thống XHCN), trên nhiều lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội tốt đẹp hơn, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Cho đến nay, sau 20 năm Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ, vẫn có 9% người Việt được hỏi ý kiến cho rằng ở chủ nghĩa xã hội nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực.
Thật trớ trêu, chính các Đảng Cộng Sản cầm quyền, trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Việt Nam, lại để mất quyền lãnh đạo, Cần lưu ý rằng Đảng Cộng sản Việt Nam mất quyền lãnh đạo, Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam sụp đổ mà không thông qua một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc.
Thực chất, Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và chủ yếu là Bộ Chính trị, BCH Trung Ương đã tha hóa, đã tự đánh mất mình và làm cho Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ. Chính những người lãnh đạo cao nhất, các ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN đã thừa nhận điều đó. Tất nhiên, hoạt động chống phá của các thế lực chống cộng quốc tế thông qua chiến lược "diễn biến hòa bình" cũng là một nguyên nhân làm cho Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ, nhưng chắc chắn không phải là nguyên nhân chính, không phải là nguyên nhân chủ yếu.
- Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Đi liền với nó là các bệnh tật: độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình; coi thường tập thể, coi thường cấp dưới, tự cho mọi ý kiến của mình là chân lý buộc mọi người phải tuân theo, coi những ai có ý kiến ngược lại là chống đối, thậm chí là thù địch, khi cần thiết bảo vệ "cái uy" của mình, họ sẵn sàng đối xử với đồng chí, đồng đội như đối với kẻ thù. Kết quả là trong sinh hoạt, đảng mất hết sinh khí, mất hết tính chiến đấu. Sinh hoạt đảng trở nên tẻ nhạt, khô cứng, độc thoại một chiều. Trong điều kiện đó nhiều đảng viên trung kiên, trong sáng không được trọng dụng, cố nín nhịn để tồn tại, những kẻ cơ hội, nịnh bợ có điều kiện được thăng tiến.
- Hai là, Bộ Chính trị, BCH Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan liêu xa rời thực tiễn, để mất quan hệ máu thịt giữa Đảng CSVN với nhân dân Việt Nam. Tệ quan liêu làm cho những người lãnh đạo các cấp của Đảng CSVN xa rời thực tế, không có hiểu biết đúng đắn hiện trạng xã hội mà mình đang lãnh đạo, quản lý. Họ thờ ơ trước những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, thậm chí không có rung động, phản ứng trước những nỗi thống khổ, oan ức của một bộ phận quần chúng nhân dân, trong đó có cả một bộ phận đảng viên, cán bộ cấp dưới.
- Ba là, những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình; tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hoá, suy đồi về đạo đức, lối sống.
Trên đây là những biểu hiện nổi bật chủ yếu sự thoái hoá của một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là các cán bộ chủ chốt ở cấp cao.
Chỉ khi nào sự thoái hóa, biến chất diễn ra tại trung tâm quyền lực (chóp bu) của Đảng thì mới trở thành nguy cơ đối với Đảng, đó là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ. Đảng Cộng sản Việt Nam và các "phiên bản" Đông Âu của nó thuộc trường hợp này.
Thông thường các biểu hiện trên không tồn tại biệt lập, mà luôn song hành, có quan hệ với nhau, tác động với nhau, có lúc cái này làm tiền đề, điều kiện cho cái kia tồn tại và phát triển. Những biểu hiện thoái hoá nói trên, không bổng nhiên xuất hiện, mà có một quá trình từ chớm nở như một ung nhọt nhỏ rồi phát triển qua nhiều giai đoạn. Những bệnh tật này lặng lẽ tích dồn liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm làm Đảng mất sức chiến đấu, thiếu nhạy bén, không đưa ra được đường lối, quyết sách đúng đắn, khả thi. Trong Đảng CSVN đã thực sự có phân hoá: Một bộ phận cán bộ, đảng viên giàu lên nhanh chóng do đặc quyền, đặc lợi, đại bộ phận sống khó khăn; nhiều đảng viên nói một đằng làm một nẻo, trong cuộc họp nói khác ngoài cuộc họp, suy nghĩ một đằng phát biểu một nẻo. Tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng dần dần nguội lạnh, nhiều đảng viên trở nên thờ ơ trước những vấn đề chính trị có quan hệ đến vận mệnh của Đảng CSVN.
Theo Nguyễn Phú Trọng, có thể chia 3,6 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam làm 4 loại: 1, Những đảng viên chân chính thường chiếm tỷ lệ nhỏ, 2. Những người thực hiện, chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng như cái máy (chiếm khoảng hơn 96%); 3. Những kẻ cơ hội, xu thời, nịnh bợ (phần lớn trong bộ máy công quyền); 4. Những người im lặng (phần lớn họ là những người có hiểu biết nhưng sợ bị trù dập nên họ giữ im lặng, không dám phát biểu).
Trần Xuân Bách, nguyên ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam, Bí thư trung ương Đảng (1986 - 1990) cho rằng: Tồn tại hai Đảng trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Một đảng của hàng chục triệu đảng viên bình thường và một đảng của những quan chức chóp bu trong hệ thống đảng, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Những đảng viên nắm quyền lực ở cấp cao ngày càng xa rời, cách biệt với hàng chục triệu đảng viên bình thường. Số đảng viên này, về thực chất, không đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, mà chỉ tìm mọi cách bám giữ quyền lực vì lợi ích cá nhân của họ.
Do những bệnh tật kể trên, đại bộ phận quần chúng nhân dân giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thờ ơ đối với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước, thậm chí có một số trông chờ, mong muốn có sự thay đổi. Chính đó là trạng thái trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong xã hội Việt Nam vào cuối những năm 10, đầu những năm 20 của thế kỷ XXI, đêm trước của sự sụp đổ, tan rã (2019 - 2021).
Mặt trái của cơ chế thị trường cũng là một nguyên nhân. Nhưng nếu quá nhấn mạnh, cường điệu mặt trái của cơ chế thị trường thì khó lòng giải thích được những thoái hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Mao Trạch Đông, Trường Chinh, Lê Duẩn lãnh đạo, vì thời Mao, thời Trường Chinh, thời Lê Duẩn chưa có kinh tế thị trường.
Nghiên cứu kỹ quá trình thoái hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể cả những đảng cầm quyền rồi mất quyền và những đảng hiện nay còn cầm quyền, chúng tôi xin nêu ra hai vấn đề để trao đổi, thảo luận.
- Một là, về mặt tổ chức, trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa xây dựng được cơ chế hữu hiệu để đảm bảo dân chủ thực sự trong sinh hoạt Đảng. Đảng CSVN đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong suốt quá trình hoạt động. Theo chúng tôi, đây là điểm khởi thuỷ, nguồn gốc của mọi biểu hiện khác về sự thoái hoá của Đảng CSVN (quan liêu, tha hoá về tư tưởng chính trị, thoái hoá về đạo đức, lối sống, chia rẽ mất đoàn kết...). Ở đâu và khi nào trong sinh hoạt đảng thể hiện sục sôi dân chủ, thì đảng có sức sống mãnh liệt. Đảng Cộng sản Việt Nam dưới thời lãnh đạo của Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình.
Xét đến cùng, do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng nên cơ quan lãnh đạo của Đảng CSVN thiếu thông tin nhiều mặt về một vấn đề, đặc biệt là những vấn đề hệ trọng quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Thiếu dân chủ cho nên trong sinh hoạt đảng thường là độc thoại một chiều từ những người lãnh đạo cao nhất, thiếu hẳn thông tin phản hồi từ dưới lên. Thiếu dân chủ, nên những đảng viên ưu tú, nhạy bén, sắc sảo, thông minh không có chỗ để thể hiện ý tưởng của mình. Trong một tổ chức như vậy, bộ tham mưu cao nhất không có đủ thông tin nhiều chiều, toàn diện, do đó những quyết định về đường lối, sách lược thường không phù hợp với thực tiễn, thậm chí trái ngược với quy luật, ngược với hiện thực khách quan. Phải chăng, đó là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng nghị quyết, chỉ thị rất nhiều nhưng việc đưa vào cuộc sống không được bao nhiêu. Theo ngôn ngữ y học, thuốc rất nhiều nhưng không có loại đặc trị, nên bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng.
Dưới góc độ lý thuyết hệ thống, có thể xem một tổ chức đảng như một hệ thống. Để đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại bền vững, nhất thiết phải có trao đổi thông tin. Nếu thiếu trao đổi thông tin (theo 2 chiều thuận - nghịch, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong) thì sớm muộn hệ thống đó sẽ bị đổ vỡ để chuyển sang một trạng thái khác. Thiếu dân chủ trong sinh hoạt đảng, tức là thiếu trao đổi thông tin (trên xuống, dưới lên, trong đảng ra ngoài xã hội và ngược lại). Nếu trạng thái này kéo dài thì sẽ sinh ra thoái hóa của hệ thống đảng dưới nhiều biểu hiện như đã trình bày ở trên. Nếu không khắc phục được, để kéo dài, thì sớm muộn sự thoái hóa của một số đảng viên ở vị trí chủ chốt sẽ dẫn đến sự thoái hóa của đảng cầm quyền.
Hãy trở lại với Đảng Cộng sản Việt Nam để chúng ta hiểu rõ vấn đề dân chủ trong đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng được ghi rõ trong Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, qua nhiều lần thay đổi, vẫn là một văn bản quy định rất chặt chẽ, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của đảng viên. Tại sao không ngăn chặn được những biến thái lệch lạc của Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Sinh Hùng, không ngăn chặn được hành vi lạm quyền, lộng quyền và phản bội của Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Đức Đam? Cớ sao hàng triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không có phản ứng gì khi Vũ Đức Đam tuyên bố giải tán Đảng? Không thể nói cách khác, thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng và không có cơ chế giám sát quyền lực hữu hiệu, đặc biệt là thiếu hẳn cơ chế giám sát hoạt động của Tổng bí thư, của Bộ Chính trị là nguồn gốc sinh ra tệ lạm quyền, lộng quyền của những người lãnh đạo Đảng CSVN, làm cho đảng có một xác thịt to lớn (hàng chục triệu đảng viên), nhưng không có hồn, không có sức sống.
Thực tế xác nhận: Đảng CSVN trước đây không có lực lượng nào và không có cơ chế nào thực hiện giám sát và phản biện hoạt động của Tổng Bí thư, của Bộ Chính trị. Một nhóm nhỏ này, có khi chỉ dăm ba người nắm quyền lực tối cao, tự tung tự tác, ai có ý kiến khác sẽ bị họ chụp cho cái mũ là "chống đối", "là phản động", "là chống Đảng", thậm chí là "phản bội Tổ quốc"...
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà các thành viên trong tổ chức có quan hệ với nhau rất lỏng lẻo, đảng mất hết sức sống, tính chiến đấu chỉ còn lại trong nghị quyết.
Do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng, mà một thời gian dài trước khi sụp đổ, tan rã, trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như trong các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN ở Đông Âu đã lặng lẽ diễn ra một quá trình phân hóa trong đảng, cả trong sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Các đảng viên nghĩ một đằng phát biểu một nẻo, không dám thể hiện chính kiến của mình ngay cả đối với vấn đề quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Trong cuộc họp người ta nói một đằng, mà phần lớn không thật lòng, ngoài cuộc họp người ta nói riêng với nhau lại khác, cấp trên áp đặt, cấp dưới điều chỉnh hành vi cho phù hợp với cấp trên, mọi thông tin chính thức từ trên xuống và đặc biệt là từ dưới lên đều thiếu chân thật. Chưa đến một tháng trước khi tan rã, mất quyền lãnh đạo, những người lãnh đạo của một Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn khẳng định sức chiến đấu của đảng mình, vẫn tuyên bố tuyệt đại bộ phận nhân dân còn ơn đảng, theo đảng, tin đảng và tuyệt đại đa số đảng viên là tin cậy, trung thành...!
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà Đảng CSVN đã mắc sai lầm trong việc đánh giá cán bộ, đào tạo cán bộ, tuyển chọn và bố trí, sử dụng cán bộ vào vị trí chủ chốt trong Đảng, trong Nhà nước. Thiếu dân chủ là bà đỡ của thói nịnh bợ, luồn lọt, là điều kiện tốt cho chủ nghĩa thực dụng, cơ hội vị kỷ phát sinh tồn tại trong đảng, nhất là ở các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Ai cũng biết cán bộ quyết định tất cả, và thực tiễn cũng xác nhận điều đó. Nhưng Đảng CSVN phạm sai lầm trong công tác sử dụng, bố trí cán bộ.
- Hai là, sự thoái hóa của Đảng CSVN là do các đảng viên, trước hết và chủ yếu là các đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao, chưa đủ độ chín muồi về mặt chính trị, chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, về lý tưởng cộng sản. Khi kết nạp mọi đảng viên đều tuyên thệ về sự giác ngộ lý tưởng cộng sản của mình, hứa hẹn một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích của giai cấp, của những người lao động, nguyện trung thành với lý tưởng cộng sản... Nhưng khi đã vào đảng rồi thì họ thiếu rèn luyện và trong hoạt động thực tiễn, họ dần dần xa rời những lời tuyên thệ, hứa hẹn của mình. Đó là quá trình tha hóa của đảng viên, và kéo theo sự tha hóa của đảng. Tất nhiên, không phải mọi đảng viên đều diễn ra quá trình tha hóa đó.
Tất nhiên, còn nhiều vấn đề thuộc về nguyên nhân và điều kiện làm cho Đảng CSVN thoái hóa, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ. Ở đây chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả, chỉ nêu ra những nhân tố quan trọng nhất, cơ bản nhất. Có thể xem nó là nguồn gốc của mọi thoái hóa của Đảng cầm quyền nói chung, của Đảng CSVN nói riêng.
* * *
Năm 2041, nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân loại tiến bộ nói chung, kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng tám (19/8/1945 – 19/8/2041). Chủ nghĩa xã hội đã tồn tại 76 năm tại nước Việt Nam (1945 - 2021) và Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ đã 20 năm (2021 - 2041). Người Việt Nam nói riêng, nhân loại tiến bộ nói chung, còn phải tiếp tục nghiên cứu lý giải một cách cặn kẽ và có sức thuyết phục về những vấn đề liên quan đến sự sụp đổ của Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Sau chừng ấy thời gian, cho phép chúng ta khái quát ba vấn đề lớn sau:
- Một là, từ Cách mạng tháng tám đến khi sụp đổ của Cộng hòa XHCN Việt Nam (1945 - 2021) có thể phân kỳ như sau: 1. Thế hệ cách mạng đầu tiên do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đưa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vượt qua thử thách "ngàn cân treo sợi tóc" 1945 - 1954 để tồn tại và phát triển; 2. Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Lê Duẩn lãnh đạo đã đánh đuổi đế quốc Mỹ và thống nhất đất nước; 3; Thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Việt Nam từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu là những người đã tham gia chiến tranh chống Mỹ và họ đã đưa Việt Nam từ một nước thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu; 4. Thế hệ lãnh đạo thứ tư với hạt nhân là Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Đức Đam, là những người sinh ra trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và ít nếm trải thử thách của chiến tranh.
Chính thế hệ lãnh đạo thứ tư đã làm cho Đảng CSVN mất quyền lãnh đạo, làm cho Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ.
- Hai là, thế hệ lãnh đạo thứ tư ở Việt Nam với Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Đức Đam là hạt nhân đã nắm trong tay mọi quyền lực và mọi nguồn lực của đất nước, nhưng họ không thuận theo lòng dân, không được dân ủng hộ nên đánh mất toàn bộ cơ đồ sự nghiệp và bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Hóa ra, việc thâu tóm được mọi quyền lực và mọi nguồn lực quốc gia không khó bằng nắm được lòng dân. Những ai không nắm được lòng dân thì họ đã thất bại ngay khi đang nắm quyền lực.
- Ba là, các đảng cộng sản đang cầm quyền và chưa cầm quyền cần rút ra bài học từ thất bại của Đảng CSVN, từ sự tan rã của Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam để vượt qua chính mình vì hạnh phúc của nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước.
Sai lầm và khuyết điểm rất khó tránh, nhưng không thực sự nguy hiểm. Điều nguy hiểm nhất là không dám thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là không có quyết tâm chính trị để tránh sai lầm, khắc phục khuyết điểm.
Thiếu tướng Lâm Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Quốc Phòng)
-VÌ SAO PHẢI THOÁT LỪA?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Bỏ đảng Cộng sản để trở thành công dân tự do đấu tranh (RFI 5-12-13) ◄Sự sụp đổ của chính quyền XHCN Việt Nam cuối những năm 10, đầu những năm 20, của thế kỷ XXI là một sự kiện đặc biệt quan trọng của khu vực Đông Nam Á, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác-Lênin. Sự sụp đổ của chính quyền XHCN Việt Nam vào cuối 2021 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Trong giai đoạn 1945 - 1954, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nằm trong vòng vây của thực dân Pháp. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ lâm vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã vượt qua thách thức hiểm nghèo để tiếp tục phát triển, với kết quả là kết thúc chiến tranh năm 1954 bằng trận Điện Biên Phủ và sau đó là Hiệp định Geneve.
Sau hơn bảy mươi lăm năm tồn tại, phát triển chậm chạp, vào cuối những năm 10 của thế kỷ XXI, Cộng hòa XHCN Việt Nam đã vượt qua 4 cuộc chiến (45 -54, 54 – 75, Biên giới Tây Nam, Biên giới phía bắc), từ một nước thiếu đói thành một trong những nước xuất khẩu hang đầu về gạo và cà phê. Từ một nước với năng lực hải quân hạn chế đã có hạm đội tàu ngầm, tàu chiến, trở thành một thế lực trong khu vực Đông Nam Á. Với sức mạnh to lớn về quân sự và kinh tế, Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ sức đương đầu với hệ thống tư bản thế giới và có khả năng ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc của người anh em Trung Quốc để bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới.
Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ khi đã đạt đến đỉnh cao.
Tại sao?
Đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết, công trình chuyên khảo và sách lý giải vấn đề này, trong đó các cuốn sách của những người trong cuộc đưa ra lời giải có sức thuyết phục nhất. Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng tám (19/8/1945 – 19/8/2041), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự sụp đổ của Cộng hòa XHCN Việt Nam.
1. Chính quyền XHCN Việt Nam đã có đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của khu vực và thế giới.
Trong nửa sau của thế kỷ XX, trên thế giới có hơn một chục Đảng Cộng Sản cầm quyền, hình thành một hệ thống XHCN hùng mạnh đủ sức kiềm chế mọi hành động đơn phương, hiếu chiến chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.Chính nhờ sự tồn tại của hệ thống XHCN hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Xét đến cùng, sự hình thành và phát triển của phong trào không liên kết là thành quả của cuộc đấu tranh vô sản - tư sản trên phạm vi toàn cầu, là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX. Nói cách khác, chính những người cộng sản, trước hết là các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước thuộc hệ thống XHCN, đã ghi tạc một mốc son chói lọi vào tiến trình phát triển văn minh nhân loại.
Các Đảng Cộng sản cầm quyền đã xây dựng được một hệ thống xã hội hùng mạnh (hệ thống XHCN), trên nhiều lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội tốt đẹp hơn, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Cho đến nay, sau 20 năm Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ, vẫn có 9% người Việt được hỏi ý kiến cho rằng ở chủ nghĩa xã hội nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực.
Thật trớ trêu, chính các Đảng Cộng Sản cầm quyền, trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Việt Nam, lại để mất quyền lãnh đạo, Cần lưu ý rằng Đảng Cộng sản Việt Nam mất quyền lãnh đạo, Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam sụp đổ mà không thông qua một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc.
Thực chất, Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và chủ yếu là Bộ Chính trị, BCH Trung Ương đã tha hóa, đã tự đánh mất mình và làm cho Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ. Chính những người lãnh đạo cao nhất, các ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN đã thừa nhận điều đó. Tất nhiên, hoạt động chống phá của các thế lực chống cộng quốc tế thông qua chiến lược "diễn biến hòa bình" cũng là một nguyên nhân làm cho Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ, nhưng chắc chắn không phải là nguyên nhân chính, không phải là nguyên nhân chủ yếu.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tha hóa, biến chất như thế nào?
Sơ bộ có thể nêu ra một số biểu hiện lớn sau đây:- Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Đi liền với nó là các bệnh tật: độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình; coi thường tập thể, coi thường cấp dưới, tự cho mọi ý kiến của mình là chân lý buộc mọi người phải tuân theo, coi những ai có ý kiến ngược lại là chống đối, thậm chí là thù địch, khi cần thiết bảo vệ "cái uy" của mình, họ sẵn sàng đối xử với đồng chí, đồng đội như đối với kẻ thù. Kết quả là trong sinh hoạt, đảng mất hết sinh khí, mất hết tính chiến đấu. Sinh hoạt đảng trở nên tẻ nhạt, khô cứng, độc thoại một chiều. Trong điều kiện đó nhiều đảng viên trung kiên, trong sáng không được trọng dụng, cố nín nhịn để tồn tại, những kẻ cơ hội, nịnh bợ có điều kiện được thăng tiến.
- Hai là, Bộ Chính trị, BCH Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan liêu xa rời thực tiễn, để mất quan hệ máu thịt giữa Đảng CSVN với nhân dân Việt Nam. Tệ quan liêu làm cho những người lãnh đạo các cấp của Đảng CSVN xa rời thực tế, không có hiểu biết đúng đắn hiện trạng xã hội mà mình đang lãnh đạo, quản lý. Họ thờ ơ trước những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, thậm chí không có rung động, phản ứng trước những nỗi thống khổ, oan ức của một bộ phận quần chúng nhân dân, trong đó có cả một bộ phận đảng viên, cán bộ cấp dưới.
- Ba là, những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình; tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hoá, suy đồi về đạo đức, lối sống.
Trên đây là những biểu hiện nổi bật chủ yếu sự thoái hoá của một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là các cán bộ chủ chốt ở cấp cao.
Chỉ khi nào sự thoái hóa, biến chất diễn ra tại trung tâm quyền lực (chóp bu) của Đảng thì mới trở thành nguy cơ đối với Đảng, đó là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ. Đảng Cộng sản Việt Nam và các "phiên bản" Đông Âu của nó thuộc trường hợp này.
Thông thường các biểu hiện trên không tồn tại biệt lập, mà luôn song hành, có quan hệ với nhau, tác động với nhau, có lúc cái này làm tiền đề, điều kiện cho cái kia tồn tại và phát triển. Những biểu hiện thoái hoá nói trên, không bổng nhiên xuất hiện, mà có một quá trình từ chớm nở như một ung nhọt nhỏ rồi phát triển qua nhiều giai đoạn. Những bệnh tật này lặng lẽ tích dồn liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm làm Đảng mất sức chiến đấu, thiếu nhạy bén, không đưa ra được đường lối, quyết sách đúng đắn, khả thi. Trong Đảng CSVN đã thực sự có phân hoá: Một bộ phận cán bộ, đảng viên giàu lên nhanh chóng do đặc quyền, đặc lợi, đại bộ phận sống khó khăn; nhiều đảng viên nói một đằng làm một nẻo, trong cuộc họp nói khác ngoài cuộc họp, suy nghĩ một đằng phát biểu một nẻo. Tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng dần dần nguội lạnh, nhiều đảng viên trở nên thờ ơ trước những vấn đề chính trị có quan hệ đến vận mệnh của Đảng CSVN.
Theo Nguyễn Phú Trọng, có thể chia 3,6 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam làm 4 loại: 1, Những đảng viên chân chính thường chiếm tỷ lệ nhỏ, 2. Những người thực hiện, chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng như cái máy (chiếm khoảng hơn 96%); 3. Những kẻ cơ hội, xu thời, nịnh bợ (phần lớn trong bộ máy công quyền); 4. Những người im lặng (phần lớn họ là những người có hiểu biết nhưng sợ bị trù dập nên họ giữ im lặng, không dám phát biểu).
Trần Xuân Bách, nguyên ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam, Bí thư trung ương Đảng (1986 - 1990) cho rằng: Tồn tại hai Đảng trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Một đảng của hàng chục triệu đảng viên bình thường và một đảng của những quan chức chóp bu trong hệ thống đảng, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Những đảng viên nắm quyền lực ở cấp cao ngày càng xa rời, cách biệt với hàng chục triệu đảng viên bình thường. Số đảng viên này, về thực chất, không đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, mà chỉ tìm mọi cách bám giữ quyền lực vì lợi ích cá nhân của họ.
Do những bệnh tật kể trên, đại bộ phận quần chúng nhân dân giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thờ ơ đối với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước, thậm chí có một số trông chờ, mong muốn có sự thay đổi. Chính đó là trạng thái trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong xã hội Việt Nam vào cuối những năm 10, đầu những năm 20 của thế kỷ XXI, đêm trước của sự sụp đổ, tan rã (2019 - 2021).
3. Thử bàn về các nguyên nhân
Về hoạt động chống phá của Mỹ và các thế lực chống cộng quốc tế thì rõ ràng, có đầy đủ thông tin, tư liệu để khẳng định. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác.Mặt trái của cơ chế thị trường cũng là một nguyên nhân. Nhưng nếu quá nhấn mạnh, cường điệu mặt trái của cơ chế thị trường thì khó lòng giải thích được những thoái hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Mao Trạch Đông, Trường Chinh, Lê Duẩn lãnh đạo, vì thời Mao, thời Trường Chinh, thời Lê Duẩn chưa có kinh tế thị trường.
Nghiên cứu kỹ quá trình thoái hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể cả những đảng cầm quyền rồi mất quyền và những đảng hiện nay còn cầm quyền, chúng tôi xin nêu ra hai vấn đề để trao đổi, thảo luận.
- Một là, về mặt tổ chức, trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa xây dựng được cơ chế hữu hiệu để đảm bảo dân chủ thực sự trong sinh hoạt Đảng. Đảng CSVN đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong suốt quá trình hoạt động. Theo chúng tôi, đây là điểm khởi thuỷ, nguồn gốc của mọi biểu hiện khác về sự thoái hoá của Đảng CSVN (quan liêu, tha hoá về tư tưởng chính trị, thoái hoá về đạo đức, lối sống, chia rẽ mất đoàn kết...). Ở đâu và khi nào trong sinh hoạt đảng thể hiện sục sôi dân chủ, thì đảng có sức sống mãnh liệt. Đảng Cộng sản Việt Nam dưới thời lãnh đạo của Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình.
Xét đến cùng, do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng nên cơ quan lãnh đạo của Đảng CSVN thiếu thông tin nhiều mặt về một vấn đề, đặc biệt là những vấn đề hệ trọng quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Thiếu dân chủ cho nên trong sinh hoạt đảng thường là độc thoại một chiều từ những người lãnh đạo cao nhất, thiếu hẳn thông tin phản hồi từ dưới lên. Thiếu dân chủ, nên những đảng viên ưu tú, nhạy bén, sắc sảo, thông minh không có chỗ để thể hiện ý tưởng của mình. Trong một tổ chức như vậy, bộ tham mưu cao nhất không có đủ thông tin nhiều chiều, toàn diện, do đó những quyết định về đường lối, sách lược thường không phù hợp với thực tiễn, thậm chí trái ngược với quy luật, ngược với hiện thực khách quan. Phải chăng, đó là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng nghị quyết, chỉ thị rất nhiều nhưng việc đưa vào cuộc sống không được bao nhiêu. Theo ngôn ngữ y học, thuốc rất nhiều nhưng không có loại đặc trị, nên bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng.
Dưới góc độ lý thuyết hệ thống, có thể xem một tổ chức đảng như một hệ thống. Để đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại bền vững, nhất thiết phải có trao đổi thông tin. Nếu thiếu trao đổi thông tin (theo 2 chiều thuận - nghịch, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong) thì sớm muộn hệ thống đó sẽ bị đổ vỡ để chuyển sang một trạng thái khác. Thiếu dân chủ trong sinh hoạt đảng, tức là thiếu trao đổi thông tin (trên xuống, dưới lên, trong đảng ra ngoài xã hội và ngược lại). Nếu trạng thái này kéo dài thì sẽ sinh ra thoái hóa của hệ thống đảng dưới nhiều biểu hiện như đã trình bày ở trên. Nếu không khắc phục được, để kéo dài, thì sớm muộn sự thoái hóa của một số đảng viên ở vị trí chủ chốt sẽ dẫn đến sự thoái hóa của đảng cầm quyền.
Hãy trở lại với Đảng Cộng sản Việt Nam để chúng ta hiểu rõ vấn đề dân chủ trong đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng được ghi rõ trong Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, qua nhiều lần thay đổi, vẫn là một văn bản quy định rất chặt chẽ, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của đảng viên. Tại sao không ngăn chặn được những biến thái lệch lạc của Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Sinh Hùng, không ngăn chặn được hành vi lạm quyền, lộng quyền và phản bội của Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Đức Đam? Cớ sao hàng triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không có phản ứng gì khi Vũ Đức Đam tuyên bố giải tán Đảng? Không thể nói cách khác, thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng và không có cơ chế giám sát quyền lực hữu hiệu, đặc biệt là thiếu hẳn cơ chế giám sát hoạt động của Tổng bí thư, của Bộ Chính trị là nguồn gốc sinh ra tệ lạm quyền, lộng quyền của những người lãnh đạo Đảng CSVN, làm cho đảng có một xác thịt to lớn (hàng chục triệu đảng viên), nhưng không có hồn, không có sức sống.
Thực tế xác nhận: Đảng CSVN trước đây không có lực lượng nào và không có cơ chế nào thực hiện giám sát và phản biện hoạt động của Tổng Bí thư, của Bộ Chính trị. Một nhóm nhỏ này, có khi chỉ dăm ba người nắm quyền lực tối cao, tự tung tự tác, ai có ý kiến khác sẽ bị họ chụp cho cái mũ là "chống đối", "là phản động", "là chống Đảng", thậm chí là "phản bội Tổ quốc"...
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà các thành viên trong tổ chức có quan hệ với nhau rất lỏng lẻo, đảng mất hết sức sống, tính chiến đấu chỉ còn lại trong nghị quyết.
Do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng, mà một thời gian dài trước khi sụp đổ, tan rã, trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như trong các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN ở Đông Âu đã lặng lẽ diễn ra một quá trình phân hóa trong đảng, cả trong sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Các đảng viên nghĩ một đằng phát biểu một nẻo, không dám thể hiện chính kiến của mình ngay cả đối với vấn đề quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Trong cuộc họp người ta nói một đằng, mà phần lớn không thật lòng, ngoài cuộc họp người ta nói riêng với nhau lại khác, cấp trên áp đặt, cấp dưới điều chỉnh hành vi cho phù hợp với cấp trên, mọi thông tin chính thức từ trên xuống và đặc biệt là từ dưới lên đều thiếu chân thật. Chưa đến một tháng trước khi tan rã, mất quyền lãnh đạo, những người lãnh đạo của một Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn khẳng định sức chiến đấu của đảng mình, vẫn tuyên bố tuyệt đại bộ phận nhân dân còn ơn đảng, theo đảng, tin đảng và tuyệt đại đa số đảng viên là tin cậy, trung thành...!
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà Đảng CSVN đã mắc sai lầm trong việc đánh giá cán bộ, đào tạo cán bộ, tuyển chọn và bố trí, sử dụng cán bộ vào vị trí chủ chốt trong Đảng, trong Nhà nước. Thiếu dân chủ là bà đỡ của thói nịnh bợ, luồn lọt, là điều kiện tốt cho chủ nghĩa thực dụng, cơ hội vị kỷ phát sinh tồn tại trong đảng, nhất là ở các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Ai cũng biết cán bộ quyết định tất cả, và thực tiễn cũng xác nhận điều đó. Nhưng Đảng CSVN phạm sai lầm trong công tác sử dụng, bố trí cán bộ.
- Hai là, sự thoái hóa của Đảng CSVN là do các đảng viên, trước hết và chủ yếu là các đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao, chưa đủ độ chín muồi về mặt chính trị, chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, về lý tưởng cộng sản. Khi kết nạp mọi đảng viên đều tuyên thệ về sự giác ngộ lý tưởng cộng sản của mình, hứa hẹn một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích của giai cấp, của những người lao động, nguyện trung thành với lý tưởng cộng sản... Nhưng khi đã vào đảng rồi thì họ thiếu rèn luyện và trong hoạt động thực tiễn, họ dần dần xa rời những lời tuyên thệ, hứa hẹn của mình. Đó là quá trình tha hóa của đảng viên, và kéo theo sự tha hóa của đảng. Tất nhiên, không phải mọi đảng viên đều diễn ra quá trình tha hóa đó.
Tất nhiên, còn nhiều vấn đề thuộc về nguyên nhân và điều kiện làm cho Đảng CSVN thoái hóa, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ. Ở đây chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả, chỉ nêu ra những nhân tố quan trọng nhất, cơ bản nhất. Có thể xem nó là nguồn gốc của mọi thoái hóa của Đảng cầm quyền nói chung, của Đảng CSVN nói riêng.
Sau chừng ấy thời gian, cho phép chúng ta khái quát ba vấn đề lớn sau:
- Một là, từ Cách mạng tháng tám đến khi sụp đổ của Cộng hòa XHCN Việt Nam (1945 - 2021) có thể phân kỳ như sau: 1. Thế hệ cách mạng đầu tiên do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đưa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vượt qua thử thách "ngàn cân treo sợi tóc" 1945 - 1954 để tồn tại và phát triển; 2. Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Lê Duẩn lãnh đạo đã đánh đuổi đế quốc Mỹ và thống nhất đất nước; 3; Thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Việt Nam từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu là những người đã tham gia chiến tranh chống Mỹ và họ đã đưa Việt Nam từ một nước thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu; 4. Thế hệ lãnh đạo thứ tư với hạt nhân là Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Đức Đam, là những người sinh ra trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và ít nếm trải thử thách của chiến tranh.
Chính thế hệ lãnh đạo thứ tư đã làm cho Đảng CSVN mất quyền lãnh đạo, làm cho Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ.
- Hai là, thế hệ lãnh đạo thứ tư ở Việt Nam với Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Đức Đam là hạt nhân đã nắm trong tay mọi quyền lực và mọi nguồn lực của đất nước, nhưng họ không thuận theo lòng dân, không được dân ủng hộ nên đánh mất toàn bộ cơ đồ sự nghiệp và bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Hóa ra, việc thâu tóm được mọi quyền lực và mọi nguồn lực quốc gia không khó bằng nắm được lòng dân. Những ai không nắm được lòng dân thì họ đã thất bại ngay khi đang nắm quyền lực.
- Ba là, các đảng cộng sản đang cầm quyền và chưa cầm quyền cần rút ra bài học từ thất bại của Đảng CSVN, từ sự tan rã của Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam để vượt qua chính mình vì hạnh phúc của nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước.
Sai lầm và khuyết điểm rất khó tránh, nhưng không thực sự nguy hiểm. Điều nguy hiểm nhất là không dám thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là không có quyết tâm chính trị để tránh sai lầm, khắc phục khuyết điểm.
Thiếu tướng Lâm Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Quốc Phòng)
-VÌ SAO PHẢI THOÁT LỪA?
Hai hôm nay đã có 2 người công khai từ bỏ đảng. Người thứ nhất là ông bệnh nhân Lê Hiếu Đằng đã sắp đến lúc lìa trần. Người thứ hai là ông tiến sĩ kinh tế, kiêm nhà báo Phạm Chí Dũng đang tuổi sung sức. Nhưng theo mình thì, quan trọng là ra khỏi đảng rồi có thành lập đảng khác để hoạt động làm đối trọng với đảng cầm quyền hay không? Điều này bị đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam bịt đường trong hiến pháp vừa mới sửa đổi chưa ráo mực.
Nhớ thời 1986 cũng có hàng chục ngàn đảng viên cộng sản âm thầm bỏ đảng, bằng cách không đi sinh hoạt đảng, mà không dám làm đơn xin ra. Nhưng số lượng đảng viên cộng sản ở Việt Nam ngày lại càng đông hơn, và đảng càng mạnh hơn theo cách khác.
Nhưng rồi, năm 1990, sau khi mất viện trợ từ Liên Xô và Đông Âu, đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam xoay sang hữu hảo với Trung Hoa bằng hội nghị Thành Đô 1990. Sau hội nghị này, Việt Nam đã sao y con đường cải cách của Đặng Tiểu Bình tại Trung Hoa. Cuối cùng đảng lại mạnh hơn nhờ vào cải tổ kinh tế, và sau đó bằng cách chia phần ăn cho đảng viên thông qua qui định 15/QĐ-TW ngày 28/8/2006 - cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, mà đảng viên lại được phép đảng cho nắm quyền lãnh đạo trong hiến pháp và điều lệ đảng - để giữ sự đoàn kết trong đảng cầm quyền.
Song cũng từ vấn đề hiến pháp, điều lệ đảng cộng sản và quy định 15/QĐ-TW này mà chỉ trong vòng 7 năm qua, tình trạng tha hóa, biến chất và các nhóm lợi ích đã mọc lên như nấm sau mưa, nhờ vào đảng đã tạo điều kiện thâu tóm mọi quyền hành về cho đảng viên của mình. Hôm nay những sai lầm trong hiến pháp, điều lệ đảng và quy định 15QĐ-TW này đã và đang tạo ra một cái gọi là giặc nội xâm - tham nhũng và tha hóa cho các nhóm quyền lợi trong đảng ăn chia. Nó đã và đang làm mất toàn bộ uy tín và quyền lực của đảng cầm quyền ngay trong những thành viên của đảng, và cả trong nhân dân.
Nhưng giờ thì phần ăn về của để dành của tổ tiên - tài nguyên - đã cạn.
Rừng vàng đã cạn kiệt vì các nhóm lợi ích. Global Witness đã và đang kiện Tập đoàn công nghệ cao su Việt Nam và Hoàng Anh Gia Lai đi phá rừng ở Lào và Cambodia.
Biển bạc thì thăm dò dầu khí cũng đang cạn dần. Trong khi đó thì việc ngư dân đánh bắt thủy hải sản trên biển cũng bị Trung Hoa vây khốn.
Ngay cả phần còn sót cuối cùng là cái mỏ đất hiếm ở ngoài Bắc cũng đã thế chấp cho Nhật để mời gọi đầu tư.
Giờ chỉ còn bóc lột sức dân để ăn, thông qua việc tăng giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu mà đảng cầm quyền đang độc quyền kinh doanh như xăng, dầu, gas, điện nước, và các loại phí, thuế vô tội vạ. Trong khi tấm thân gầy còm của người dân đã kiệt quệ rõ từ tháng 6/2013 trở về nay, và tương lai của nhiều năm sau do suy thoái kinh tế trong nước đang diễn ra, mà không thấy đáy.
Điểm lại hơn 68 năm đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam về mặt kinh tế và chính trị chỉ vỏn vẹn trong 3 chữ: ăn xin, ăn cướp và làm chết dân qua nhiều kiểu khác nhau.
Năm 1945, sau khi cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim vào ngày 19/8, đảng cộng sản đã đi ăn xin các nhà tư sản và địa chủ trong nước để có kinh tài hoạt động.
Sau chiến thắng Điện Biên 1954 chưa yên ấm thì, đảng cộng sản đã làm cuộc cải cách ruộng đất để cướp của cải, đất đai giết người của tư sản, địa chủ, kể cả nông dân bị chết oan do chỉ tiêu đưa ra của đảng cầm quyền lúc ấy, những người mà trước đó đã từng giúp đảng cộng sản tiền của để sống còn từ 1945 đến 1954.
Từ 1954 đến 1975, đảng cộng sản đã đi ăn xin khắp các quốc gia cộng sản trên thế giới mà, đứng đầu là Liên Xô và Trung Hoa, để thực hiện nhiệm vụ quốc tế cộng sản giao cho. Kết quả là 3,5 triệu thanh niên miền Bắc đã ngả xuống đến nay còn hơn 500 ngàn chưa tìm ra xác hoặc chưa được đặt tên.
Từ 1975 đến 1986, với chính sách ăn cướp kiểu 1957 ở miến Bắc, đảng cộng sản đã vào cướp của dân miền Nam bằng chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, và 2 lần đổi tiền năm 1976, 1985. Dân cả nước đã không chịu nổi phải bỏ mình trên biển cả để tìm đường sống ở xứ lạ quê người, hàng triệu người phải làm mồi cho cá biển và cướp biển.
Lịch sử hơn 2.600 năm nước Việt chưa có triều đại nào người Việt bỏ nước ra đi. Nhưng khi đảng cộng sản lên nắm quyền thì có 2 lần dân tộc Việt phải bỏ quê cha đất tổ ra đi. 1954 còn có miền Nam để dân di cư từ Bắc vào Nam. 1975 chỉ có con đường bỏ tổ quốc ra đi, mà ai cũng biết trước là đánh đổi sinh mạng với biển, cá biển và cướp biển, nhưng họ vẫn ra đi.
Sau hội nghị Thành Đô 1990 đến nay cũng vẫn trò đi xin khắp thế giới, ăn cướp của dân thông qua nghị định đất đai và chính sách tiền tệ làm lạm phát từng đợt phi mã. Bán tài nguyên, khoáng sản ông cha để lại để trong nội bộ đảng ăn chia cho các nhóm quyền lợi.
Không những thế, về văn hóa ngày nay dân Việt đã mất đi cái ôn nhu của đạo Phật - quốc giáo của từ nhiều triều đại trước - thay vào đó văn hóa thù hằn, hiếu chiến diễn ra mỗi ngày. Đây sẽ là cái đáng ngại nhất cho nước Việt trong tương lai gần. Những vụ hôi của mà dân Việt đã thực hiện trong năm 2013, nói lên tất cả văn hóa dân Việt ngày nay không khác việc phá kho thóc năm 1945 trong nạn đói năm Ất Dậu!
Một cuộc cách mạng hoặc chuyển đổi thể chế chính trị đòi hỏi không chỉ những điều kiện về chính trị và kinh tế, mà cốt yếu để cuộc chuyển đổi hay cách mạng ấy diễn ra êm thắm và được lòng dân thì nền tảng văn hóa dân tộc phải hiền hòa, vị tha và bao dung. Nhưng Phật giáo ngày nay đã mất đi bản chất của trường phái triết học Đông phương ở Việt Nam, thay vào đó, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo phục vụ cho chính trị và kinh doanh.
Khi đã cạn kiệt tài nguyên để bán hoặc thế chấp ngoại bang để ăn chia; Khi sức dân đã cạn kiệt do kinh tế suy thoái; Khi lòng tin của dân và ngay cả các thành viên của đảng cầm quyền cũng đã mất; Khi văn hóa chém đinh chặt sắt đang trổi dậy, Và khi sự đoàn kết giả tạo trong đảng độc quyền cầm quyền ở Việt Nam chỉ sống nhờ vào của ăn cướp và của hồi môn dân tộc ngày cạn kiệt, thì hậu quả dễ nhìn thấy trong tương lai gần của tình hình chính trị xã hội Việt Nam.
Sẽ không có một sự chuyển đổi nhẹ nhàng như Miến Điện, hay Nam Phi của vĩ nhân Nelson Mendela vừa mới qua đời hôm qua. Càng không thể có cuộc chuyển đổi cách mạng nhung ở Đông Âu, vì đã có Trung Hoa đè đầu cưỡi cổ. Đó là điều mà bất kỳ ai có hiểu biết cũng dễ nhìn thấy được. Và nó cũng là cái mà những ai có lương tâm và hiểu biết cần phải chọn lựa cho mình một tương lai. Vì không ai quyết định được nơi mình sinh ra, nhưng mỗi người đều có thể quyết định được nơi mình sống, bằng chính năng lực vô tận của mỗi cá nhân mà tạo hóa đã ban cho.
Gần đây người Việt lại làm sống lại đợt sóng thứ ba bỏ nước ra đi, để thoát khỏi đất nước đang trong cơn ngột ngạt chính trị, suy sụp về kinh tế, và văn hóa bị hủy diệt do đảng cầm quyền gây ra. Đó là cách tốt nhất và khả dĩ nhất dành cho người dân Việt trong quá khứ và hiện tại, khi đối mặt với đảng cộng sản.
Cái cây ngọn cỏ cũng phải đi tìm đất sống. Con chim cũng biết tìm vùng trời bình yên, nắng ấm để di cư. Tại sao trách con người có tư duy, và tự hào là loài thông minh nhất quả đất đi tìm chốn bình yên, ít bi kịch để sống, mà phải tự trói mình với những quan niệm cổ hũ: quốc gia, dân tộc, hay trách nhiệm, v.v...?
Cái cây ngọn cỏ cũng phải đi tìm đất sống. Con chim cũng biết tìm vùng trời bình yên, nắng ấm để di cư. Tại sao trách con người có tư duy, và tự hào là loài thông minh nhất quả đất đi tìm chốn bình yên, ít bi kịch để sống, mà phải tự trói mình với những quan niệm cổ hũ: quốc gia, dân tộc, hay trách nhiệm, v.v...?
Hay nói cách khác, gia tài của Mẹ Việt Nam có còn gì để dân Việt sống? Nói như nhà văn, nhà thơ Nga được giải Nobel văn chương năm 1958 - Boris Pasternak - Con người ta sinh ra đời để sống, chứ không phải để chuẩn bị sống - “Man is born to live, not to prepare for life.” Dân tộc Việt chuẩn bị sống đã dài hơn lịch sử hình thành và trở thành siêu cường Hoa Kỳ đến hơn chục lần về thời gian rồi. Nên nhớ rằng, không ai yêu ta bằng chính ta yêu bản thân ta. Hãy tự cứu lấy mình khi chưa muộn.
Asia Clinic, 10h09' ngày thứ Sáu, 06/12/2013
-Đảng cộng sản sợ ai?- Đàn Chim Việt by Trần Ngọc Thành
Lực lượng nào làm đảng cộng sản sợ?
‘’Cuốc Hội’’ của đảng cộng sản Việt Nam đã kết thúc vở diễn tốn kém hơn 40 ngày, với màn cuối thông qua Hiến pháp 486 phiểu thuận và 2 không bỏ phiếu. Các ‘’đại biểu” do ‘’ dân cử” đã nhập vai ăn ý dưới chiếc gậy chỉ huy của bộ chính trị: Báo cáo, giải trình, chất vấn, trả lời, phỏng vấn, quay phim, truyền hình trực tiếp giống y trang Quốc Hội của các nước dân chủ Âu, Mỹ.
Màn hạ. Tổng Trọng thở phào, ‘’thật sự vui mừng và xúc động” vì vở diễn đã thành công(!). Nợ công lên tới 95% GDP; Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nợ 1,35 triệu tỷ đồng,… đã có 87 triệu con dân và các thế hệ con cháu gánh chịu đâu phải chuyện của đảng và Cuốc Hội. Điều 4 vẫn giữ nguyên, 87 triệu con dân, dưới con mắt đảng vẫn là 87 triệu con cừu, là thức ăn dự trữ để đảng ‘’trường tồn”.
Tại sao các đại biểu cuốc hội đã bình thản bấm nút dù đất nước đang lao xuống vực thẳm?
Có hai lý do:
1- Sự tồn tại của đảng cộng sản gắn liền với quyền lực và túi tiền của họ. Trong con mắt họ, Đất Nước là bản thân họ, gia đình, con cháu họ.
2- Lực lượng đối lập chưa làm họ bận tâm, chưa đe doạ trực tiếp đến cái ghế của họ, ít nhất họ có thể ngồi rung đùi hoặc ngủ gật vài ba khoá nữa. Khi đã hạ cánh an toàn với của chìm của nổi kếch sù, đất nước là của Tàu hay của ai đối với họ không quan trọng.
Đây là điều thực tế để mỗi một chúng ta, những người tranh đấu vì tương lai đất nước, sau khi chờ đợi và thất vọng vì kết quả bỏ phiếu của cái Cuốc Hội này phải bình tĩnh, suy xét và trao đổi kỹ càng để rút ngắn thời gian tranh đấu, tránh được thảm hoạ cận kề cho Dân tộc Việt Nam.
Một thực tế đã xẩy ra, gần hai năm qua nhiều hình thức tranh đấu của các bạn trẻ, của một số Trí thức đã phát triển mạnh so với nhiều năm trước: Nhóm NoU, Nhóm Blogger phản đối 258, nhóm phản đối sửa đổi Hiến pháp 72; Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục, Tuyên bố của Hội Đồng Liên Tôn, Sự lên tiếng mang tính cá nhân của một vài cán bộ đảng lão thành. Nhưng Bộ Chính Trị đảng, BCH Trung ương và Cuốc Hội vẫn kiên định và thản nhiên bấm nút cho cái Hiến pháp mà họ đẻ ra để áp đặt cho Dân Tộc Việt Nam.
Vậy, vài câu hỏi tiếp đặt ra:
Đảng Cộng sản sợ ai? Lực lượng nào lật đổ được chế độ cộng sản?
486 đại biểu bấm nút vì họ sợ mất ghế, mất quyền lợi, chứ khộng sợ những người tranh đấu.
Tại sao họ không sợ những người tranh đấu?
Vì những người tranh đấu chưa đủ mạnh để họ sợ.
Sức mạnh nào uy hiếp quyền lực của họ? Làm thế nào để tạo ra sức mạnh?
Tại Việt Nam sức mạnh đó đã có chưa?
Đây là những câu hỏi nghiêm túc để mỗi người suy nghĩ và thảo luận.
Đã có những ‘’Sách giáo khoa” về tranh đấu bất bạo động qua những cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu, Bắc Phi, của phong trào Otpor tại Serbia, kể cả bài học cách mạng tháng 10 Nga và cách mạng tháng 8.1945.
Tôi đồng tình với bài viết của tác giả Vũ Đông Hà: ‘’Sức mạnh của sợ hãi”, sức mạnh của đám đông” đã đăng trên Danlambao.
Tại Việt Nam đã có sức mạnh đó.
Tại Việt Nam đã có lực lượng uy hiếp quyền lực của đảng cộng sản.
Nhưng, những người tranh đấu chưa vận dụng được sức mạnh đó.
Biết vận dụng nó, chúng ta có thể đánh đổ chế độ độc tài trong tương lai rất gần.
Ba nguồn sức mạnh tại Việt Nam hiện nay: Công Nhân, Dân Oan, Cộng đồng Công Giáo.
1- Công nhân
15 triệu công nhân Việt Nam thực tế là những con người hiền lành, họ chăm chỉ, nhẫn nại làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình, họ không hiểu biết đến chính trị, không quan tâm đến ‘’chính trị”. Nhưng, khi sức lao động của họ bỏ ra bị bóc lột thái quá, bị làm nhục, bị quỵt lương, bị lừa dối, họ có thể chấp nhận một lần nhưng không thể chịu nhục nhiều lần và họ đã vùng lên chống lại giới chủ bằng những cuộc đình công. Đó là thái độ chính trị, hành động chính trị.
Chống lại giới chủ tức là chống nhà cầm quyền trong phạm vi xí nghiệp, nhà máy. Vì giới chủ là sản phẩm của nhà cầm quyền bằng những hợp đồng béo bở với sức lao động công nhân rẻ mạt.
Cho đến nay, tại Việt Nam đã có gần 5000 cuộc đình công của công nhân. Có nhiều cuộc đình công trên 10 ngàn, 15 ngàn, 20 ngàn người tham gia. Hãy nhìn hình ảnh của những cuộc đình công với sức mạnh hào hùng, nhưng tại sao họ chỉ giới hạn trong phạm vi xí nghiệp? tại sao họ không xuống đường sánh vai với những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng?
Chỉ cần một, hai nhà máy với vài chục ngàn công nhân cùng xuống đường với Trí thức, với tuổi trẻ thì đảng cộng sản có huy động côn đồ từ cả nước để đối phó cũng sẽ bị vô hiệu hoá.
Cần phải thẳng thắn trao đổi rằng, phần lớn những người tranh đấu trong và ngoài nước coi thường công nhân , không chú ý đến họ, coi thường học vấn, coi thường trình độ của họ. Nhưng, thử hỏi rằng ai trong chúng ta đã tổ chức được những cuộc chống đối có 10, 15, 20 ngàn người tham gia.
Hàng chục năm qua họ tranh đấu rất cô đơn. Có hàng ngàn cuộc đình công thắng lợi, nhưng cũng có hàng ngàn cuộc đình công bị đàn áp, thậm chí công nhân bị thương, bị đánh chết.
Đã có hàng trăm trường hợp bị ngộ độc tập thể với hàng trăm, hàng ngàn nạn nhân là công nhân. Nhưng chẳng có tổ chức hay cá nhân tranh đấu nào trong nước lên tiếng ủng hộ họ, bênh vực họ.
Cần phải đến với họ, giúp đỡ họ, vì, trước hết họ cũng là con dân Việt Nam, họ là tầng lớp đáy của xã hội, với mọi chính sách khốn nạn của chế độ độc tài (tăng giá xăng, giá điện, giá sinh hoạt,…) họ là nạn nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhìn vào từng cá nhân đơn lẻ, họ là những con người yếu ớt, thiếu trình độ học vấn. Nhưng cả khối quần chúng ấy hợp lại, nó có sức mạnh vô biên. Khối quần chúng ấy có chung số phận, chung hoàn cảnh, chung việc làm, hàng ngày sát cánh bên nhau. Khối quần chúng ấy rất dễ tiếp cận.
Đến với họ khi họ đình công, khi họ bị ngộ độc thức ăn, khi họ bị giới chủ hành hạ, bị quỵt lương.
Đến với họ với những lời động viên và cho họ biết nguyên nhân của mọi nguyên nhân tại sao họ bị bóc lột, tại sao họ khổ. Họ hiểu, và chắc chắn họ sẽ không để cho những Trí thức yêu nước xuống đường đơn độc. Họ sẽ làm tròn trách nhiệm công dân khi Tổ Quốc lâm nguy.
Cuộc tranh đấu của giới Trí thức Ba Lan là một bài học quý giá: Năm 1968, giới Trí thức và sinh viên Balan đã tổ chức một cuộc bãi khoá toàn quốc chống chế độ cộng sản, dù có hàng chục ngàn người tham gia nhưng không được giai cấp công nhân ủng hộ, cuộc đấu tranh bị đàn áp và thất bại nặng nề.
Từ thất bại đó, giới trí thức Balan hiểu rõ lực lượng nào, giai cấp nào sẽ đập tan chế độ cộng sản. Năm 1976, khi làn sóng đình công của công nhân nổ ra khắp cả nước, Trí thức Balan đã thành lập ‘’Uỷ Ban Bảo Vệ Công Nhân”. Những Trí thức hàng đầu như giáo sư Geremek, J. Koron, Mazowiecki, A. Michnik, v,v… đã quan tâm đến công nhân, đã xuống các nhà máy giúp đỡ công nhân, giúp họ thảo yêu sách tranh đấu đòi quyền lợi, giúp họ tổ chức đình công, quyên góp gây quỹ ủng hộ đình công,…
Năm 1980, ‘’Công Đoàn Đoàn Kết” ra đời, Chủ Tịch là L. Welesa, một thợ điện, nhưng đằng sau là những Trí thức làm cố vấn. Trí thức Ba Lan không lập đảng chính trị mà tất cả các tổ chức tranh đấu từ trường Đại hoc, bệnh viện, công sở, nhà máy đều mang một tên chung là ‘’Công Đoàn Đoàn Kết”. Khẩu hiệu bất diệt của họ có giá trị muôn đời: MUỐN TỰ DO, PHẢI ĐOÀN KẾT, và Đoàn Kết đã đập tan chế độ cộng sản tại Đông Âu và Liên xô.(Hãy xem lại: ‘’Từ Đoàn Kết Đến Tự Do-You Tube phần I,II,III,IV)
2 - Dân Oan,
Nếu không có chính sách cướp đất trắng trợn của đảng cộng sản, Việt Nam sẽ không có Giai Cấp Dân Oan”. Dân oan đã lớn mạnh thành giai cấp. Họ cũng là những nông dân, những tiểu thương hiền lành, chất phác, cũng sợ sệt, yếu đuối. Họ bị đảng cướp đất, cướp nhà, vứt họ ra đường. Ước vọng sinh tồn đã giúp họ trở thành con người mạnh mẽ. Họ có mặt khắp nơi, trên mọi miền đất nước, nhưng thường tụ hội tại Hà Nội và Sài Gòn. Họ không còn gì để mất. Con đường sống của họ là tranh đấu.
Họ đã bày tỏ thái độ chính trị và hành động chính trị.
Chúng ta đã quan tâm đúng mức đến lực lượng này chưa? Sao chúng ta không kết nối với họ được?
Hàng ngàn dân oan Văn Giang, Hàng ngàn dân oan Dương Nội, Hàng ngàn dân oan Hà Tây sao không kết nối được với nhau, sao không phối hợp hành động, không ứng cứu nhau kịp thời khi bị đàn áp? Sao không kết nối được dân oan cả nước? Sao lại để 6 dân oan Văn Giang tranh đấu đơn độc với lũ côn đồ đội lốt công an?
Nếu coi cuộc tranh đấu vì Đất Nước là đúng đắn, không tuỳ hứng, không phải là hình thức trang trí cho lý lịch bản thân thì mỗi người cần phân tích và trả lời nghiêm túc cho những câu hỏi đó, nếu không, đừng trách những ông quan bấm nút trong hội trường Cuốc Hội.
3- Cộng Đồng Giáo Dân.
Đây là cộng đồng mà tôi luôn ngưỡng mộ và hy vọng. Chính sách hận thù tôn giáo, đàn áp tôn giáo của cộng sản đã làm cho cộng đồng Công Giáo đoàn kết chặt chẽ hơn. Nhà Chung, Thái Hà, Tam Toà, Cồn Dầu, Mỹ Yên,… đã làm cho đồng bào công giáo nhìn rõ hơn mặt thật của đảng cộng sản. Tôi không phải là Giáo Dân nhưng tôi rất hãnh diện khi nhắc tên những Người như Linh Mục Ngô Quang Kiệt, Linh Mục Cao Đinh Thuyên, Linh Mục Nguyễn Thái Hơp, Blogger Nguyễn Hữu Vinh,…
Nếu đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đê nhị (John Paul II) người Balan còn sống thì cộng sản Việt Nam chắc không dám lộng hành với cộng đồng Công Giáo như hiện nay.
Câu nói của Đức Giáo Hoàng John Paul II khi về thăm Tổ Quốc đã khích lệ cộng đồng Công Giáo Balan: ‘’Các Con đừng sợ”;
”Hãy hiện lên linh hồn của Chúa và tái sinh Mặt Đất. Mảnh đất này.”
Chừng nào còn chế độ cộng sản độc tài thì đức tin tôn giáo còn bị hành hạ, chắc chắn Cộng đồng công giáo sẽ đồng hành cùng Dân Tộc tranh đấu cho đức tin, cho một xã hội công bằng.
Ba lực lượng trên là những lực lượng khiến đảng cộng sản phải khiếp sợ.
Làm thế nào để phát huy được sức mạnh đó, kết nối được sức mạnh đó là câu hỏi cho những người tranh đấu nghiêm túc.
Thật ra, từ khi thấy được sức mạnh của công nhân qua những cuộc đình công từ những năm đầu của thế kỷ 21, một số anh chị em trong nước như luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Khắc Toàn, Chị Trần Khải Thanh Thuỷ, anh Lê Trí Tuệ,… đã chú ý đến lực lượng này và thành lập tổ chức để giúp đỡ và bênh vực quyền lợi của công nhân. Ngày 20.10.2006 Công Đoàn Độc Lập Việt Nam đã ra mắt. Ngày 27.10.2006 tại sảnh đường Quốc Hội nước Cộng Hoà Ba Lan đã diễn ra cuộc Hội thảo Quốc tế về ‘’Quyền của Người Lao Động tại Việt nam” . Hội Nghi quy tụ gần 70 đại biểu và khách mời khắp thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Tiệp, Úc, và Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN được thành lập. Luật sư Lê Thị Công Nhân, khách mời của cuộc Hội thảo bị giữ tại sân Bay nội bài và bị cấm xuất cảnh. Ngày 7.01.2007 Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông do anh Đoàn Huy Chương làm chủ tịch cũng được thành lập.
Tuy nhiên, sau khi được gia nhập WTO và tổ chức hội nghị APEC tại Hà Nội, đảng cộng sản đàn áp khốc liệt những người sáng lập Nghiệp Đoàn. Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Đoàn Huy Chương lần lượt vào tù, một số người phải lánh nạn, Bạch Ngoc Dương, Trần Văn Hoà,… phải sang Mỹ tỵ nạn, Lê Trí Tuệ bị mất tích tại Căm Pu Chia, anh chị em tranh đấu cho quyền lợi của Người Lao động phải bí mật hoạt động và gây dựng phong trào. Gần 4 năm trước, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng lại bị bắt vào tù vì giúp đỡ cho 10 ngàn công nhân nhà máy Mỹ Phong, Trà Vinh tổ chức đình công bảo vệ quyền lợi.
Nguy hiểm và khó khăn, nhưng giai cấp công nhân cần có tổ chức độc lập của mình để tranh đấu bảo vệ quyền lợi. ‘’Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do” đã ra đời (Hợp nhất các tổ chức tranh đấu vì quyền lợi của công nhân), đã nạp đơn và đang chờ xét làm thành viên của Nghiệp Đoàn Lao Động Thế Giới (ITUC).
Dân Oan cũng cần có người đại diện của mình để kết nối, hỗ trợ và tranh đấu với nhà cầm quyền.
Thời gian qua nhiều anh chị em tranh đấu trong nước đã đến với dân oan, cuộc tranh đấu của dân oan đã được khích lệ, nhưng vì nhiều lý do, sức mạnh tranh đấu của khối này vẫn chưa được phát huy.
Nếu giai cấp công nhân và dân oan được chú ý đúng mức, nếu kết hợp được sức mạnh của ba khối Công Nhân, Dân Oan và Cộng Đồng Giáo Dân chế độ độc tài cộng sản đã tiêu tan, anh chị em Trí thức, các bạn trẻ sẽ không cô đơn khi xuống đường thể hiện trách nhiệm của mình trước Tổ Quốc, trước Dân Tộc.
Lực lượng tranh đấu hải ngoại:
Những năm qua, Cộng đồng Người Việt hải ngoại, các tổ chức, các đảng phái tranh đấu hải ngoại đã hỗ trợ lực lượng trong nước bằng nhiều hình thức. Hiệu quả đến mức nào tuỳ theo cách nhìn và cách đánh giá của từng người.
Theo cá nhân tôi, với tiềm năng như vậy, các Tổ chức tranh đấu hải ngoại đáng lẽ yểm trợ trong nước tốt hơn, hiệu quả hơn. Nguyên nhân? Mọi người đều biết, nhưng khó có thể khắc phục, kể cả bây giờ. Thiếu đoàn kết, đố kỵ, không thống nhất khi hành động đã làm phân tán lực lượng và giảm lòng tin đối với cộng đồng.
Các tổ chức, đảng phái đã lẫn lộn mục tiêu tranh đấu trước mắt và mục tiêu tranh đấu lâu dài. Trước mắt: Cần tập trung, đoàn kết mọi lực lượng và thống nhất hành động để đập tan chế độ độc tài. Khi chế độ độc tài không còn, lúc đó hãy cạnh tranh trong việc lãnh đạo đất nước, xây dựng xã hội dân chủ. Thế nhưng, dù chế độ cộng sản vẫn đang hiện diện, cả dân tộc đang bị kìm kẹp, các tổ chức, đảng phái đã cạnh tranh lẫn nhau, tranh dành ảnh hưởng kể cả trong và ngoài nước. An ninh cộng sản đã lợi dụng điều đó để chia rẽ, đánh phá.
Những anh chị em dấn thân trong nước chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, bị đàn áp, bị tù đày, bị cô lập, bị phong toả mọi đường làm ăn sinh sống. Gia đình và bản thân anh chị em vô cùng cực khổ. Đáng lẽ họ phải được chi viện vật chất tối thiểu để sống, và hoạt động. Nguồn chị viện đó từ hải ngoại rất hạn chế so với yêu cầu của anh chị em trong nước.
Phải chăng cộng đồng người Việt hải ngoại quá nghèo, không có khả năng? Không đúng. Vì hàng năm bình quân có trên 10 tỷ usd kiều hối gửi về nước. Những năm qua, nhiều tổ chức từ thiện, nhà chùa chỉ trong một đợt ngắn đã quyên góp được hàng chục, hàng trăm ngàn đô la. Mới đây nhất, trong một, hai ngày, VOICE do Ls Trịnh Hội tổ chức đã quyên góp được trên 200 ngàn đô la giúp nạn nhân bão Hải Yến tại Philipin.
Cộng đồng người Việt hải ngoại không tin các tổ chức, các đảng phải.
Đề nghị thành lập một ‘’Quỹ yểm trợ dân chủ” độc lâp. Thành phần đứng tên và ban điều hành gồm những nhà hoạt động có uy tín trong các lĩnh vực: văn hoá, khoa học, xã hội, tôn giáo cả trong và ngoài nước . Ví dụ trong nước: Hoà Thượng Thích quảng Độ, Linh mục Phan Văn Lợi, cụ Lê Quang Liêm, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Ls Lê Thị Công Nhân, Blogger Nguyễn Hữu Vinh; Ở Hải ngoại có nhà khoa học Dương Nguyệt Ánh, nhạc sỹ Nam Lộc, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, nhạc sỹ Việt Dũng, Ls Trịnh Hội, nhạc sỹ Trúc Hồ, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng,.. Khi những vị này đứng tên gây quỹ, người cho tiền tin tưởng đồng tiền của họ sẽ được chi đúng mục đích và không bị đảng phái, tổ chức nào lợi dụng. Mỗi khi gây quỹ, các tổ chức, đảng phái cùng vận động và hỗ trợ. Với niềm tin đồng tiền bỏ ra sẽ góp phần vào việc sớm dân chủ hoá Đất Nước, đồng bào sẽ không ngần ngại khi trút hầu bao.
Phối hợp hành động.
Hiện nay, một công việc mà anh chị em tranh đấu trong nước , các tổ chức đảng phái hải ngoại có thể phối hợp hành động:
Để cứu nền kinh tế ‘’định hướng XHCN” đang sụp đổ, đảng cộng sản đang ra sức vận động để gia nhập ‘’Hiệp Ước Thương Mãi xuyên Thái Bình Dương”( TPP).
Nếu nền kinh tế sụp đổ, đảng cộng sản sẽ chết.
Một trong những điều kiện mà các đối tác đặt ra cho Việt Nam là Việt Nam phải có công đoàn độc lập.
Nếu nhà nước cộng sản buộc phải công nhận công đoàn độc lập thì đây là một cơ hội lớn cho giai cấp công nhân Việt Nam. Thời gian rất gấp rút.
Mong các lực lượng tranh đấu trong và ngoài nước vì mục đích chung cùng phối hợp hành động.
Thưa các anh chị, các bạn trẻ,
Là người tranh đấu, là người hành động, trước hiện tình Đất Nước, sau cái ‘’ngày tang khốc cho Dân Tộc Việt Nam” như lời của nhà văn Võ Thị Hảo, tôi nêu quan điểm của mình như một ý kiến để cùng thảo luận, cùng suy ngẫm, nhằm tìm hướng đi và hành động đúng, rút ngắn thời gian cho cuộc đấu tranh.
Warszawa,02.12.2013.
© Trần Ngọc Thành
© Đàn Chim Việt
-'Chống thù địch, bảo vệ Đảng và Nhà nước'
Tại Việt Nam vừa diễn ra một loạt hội nghị của các ngành quốc phòng và an ninh nhằm thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát xã hội và bảo vệ chế độ.
Nhu cầu bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia được cho vào chung với mục tiêu "đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch".Đặc biệt, nhiệm vụ bảo vệ Đảng cầm quyền được đặt lên trước "bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân", theo chính báo chí trong nước đăng tải.
Truyền thông Việt Nam cho hay một hội nghị giao ban hôm 15/7 được tổ chức tại Hà Nội nhằm thực hiện Nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp công tác giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Bấm Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì hội nghị tổng kết lại sáu tháng đầu năm nay về các nhiệm vụ an ninh và quốc phòng.
Ngoài việc đề cao các nhiệm vụ mang tính an ninh, hình sự thuần tuý, đại diện lãnh đạo hai bộ Quốc phòng và Công an cùng nhiều cấp ngành đã nhấn mạnh đến việc dùng bộ máy của cả công an và quân đội để chống lại điều báo chí Việt Nam gọi là "các hoạt động móc nối, cài cắm, kích động gây rối".
Trong bối cảnh sau kỳ Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội nhưng định hướng kinh tế chưa rõ, lạm phát cao, lòng dân ly tán, hai ngành Quốc phòng và Công an được giao nhiệm vụ "giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước".
Nghị định 77/2010/NĐ-CP được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hôm 12/7/2010, gồm bốn chương, 22 điều quy định chi tiết về nguyên tắc và nội dung phối hợp công tác hai ngành Quốc phòng và Công an Việt Nam.
Thách thức từ trong ra ngoài
Để đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân, thời gian tiếp theo hai lực lượng phải phối hợp với nhau chặt chẽ, cụ thể, hiệu quả hơn nữa.
Trung tướng Đỗ Bá Tỵ
Báo Quân đội Nhân dân viết:
"Hai lực lượng đã phối hợp tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước cho hơn 507 nghìn lượt người; tuyên truyền bầu cử cho 1,2 triệu lượt người,"
Ngoài ra, quân đội và công an Việt Nam được khen là đã có công "vận động 13.806 học sinh trở lại trường học, 601 hộ đồng bào không định cư tự do; cùng địa phương quản lý, giáo dục gần 1000 thanh niên chậm tiến; ngăn chặn 213 vụ tuyên truyền đạo trái pháp luật..."
Các hoạt động này có thể liên quan đến những vụ như bạo đ̣ộng Mường Nhé, nơi có hiện tượng người Hmong di cư tự do, hay các hoạt động tôn giáo của Tin Lành và những tôn giáo chưa được nhà nước cho phép.
Có vẻ như các thách thức hiện đang đến với Đảng Cộng sản Việt Nam từ cả trong và ngoài nước.
Việc trấn áp nặng tay cuộc biểu tình mới nhất của trí thức và thanh niên Hà Nội hôm 17/7 vừa qua đã khiến dư luận trong và ngoài nước xôn xao.
Ngoài con số công an chìm đông áp đảo, chính quyền đã bị một số người biểu tình cáo buộc là cố ý nặng tay với họ trước cơ quan ngoại giao Trung Quốc để "tỏ ra cho Trung Quốc thấy" là Hà Nội cương quyết trấn áp biểu tình.
Cũng có tin chưa được kiểm chứng nói rằng một số cuộc vận động biểu tình mang cờ đỏ sao vàng của sinh viên, trí thức Việt Nam ở nước ngoài được sự khuyến khích của an ninh Việt Nam cử sang.
Cùng lúc, có nhiều dấu hiệu Hà Nội chịu sức ép từ Bắc Kinh về việc phải chọn đường lối đàm phán song phương hay đa phương trước các hội nghị khu vực và quốc tế và an ninh vùng.
Cũng vì thế, các ngành ban trực tiếp đương đầu với những sức ép cả trong lẫn ngoài được cổ vũ, thúc đẩy nhằm tăng cường khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ.
Cũng thời gian qua, Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm và nêu ra các nhiệm vụ cho nửa năm còn lại.
Theo báo chí Việt Nam, Cảnh sát biển là lực lượng đã "trực tiếp tham gia bảo vệ các tàu thăm dò dầu khí thực nghiêm mệnh lệnh của chỉ huy, ngăn chặn tàu nước ngoài cản phá hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam có hiệu quả".
Bài trên tờ Quân đội Nhân dân về Hội nghị hôm 14/7 không nói rõ đó là tàu Trung Quốc nhưng các báo Việt Nam từng nêu rằng chính các tàu hải giám của Trung Quốc đã tấn công cắt cáp tàu Việt Nam trong Biển Đông, mở đầu bằng vụ việc với tàu Bình Minh 02 hôm 29/5.
Một số chi tiết về hàng chục vụ "tàu lạ" xâm phạm vào lãnh hải Việt Nam nay được tờ báo này tiết lộ:
"Lực lượng chuyên trách của Cảnh sát biển phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan phát hiện, xua đuổi 59 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, xác minh làm rõ 10 vụ, 23 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, kịp thời phục vụ công tác đấu tranh ngoại giao."
Bài báo không nói rõ trong số các vụ tàu nước ngoài "vi phạm vùng biển Việt Nam" có bao nhiêu tàu của Trung Quốc và bao nhiêu thuộc các quốc tịch khác, nhưng là chỉ dấu cho thấy mức độ, tầm vóc của những diễn biến căng thẳng ngoài Biển Đông trong nửa năm qua.
Cùng thời gian, Việt Nam đang tiếp tục mở rộng hợp tác hải quân với các nước trong và ngoài khu vực, gồm cả Hoa Kỳ với hy vọng tạo ra một vị thế khả quan hơn để bảo vệ chủ quyền biển đảo.