Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

TỘC VIỆT THỜI HÙNG 1, 2879-2070 TTL

-1105 - TỘC VIỆT THỜI HÙNG 1, 2879-2070 TTL--http://www.danhgiactau.com
- TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ là DÂN VIỆT -

[Nb : Bài Tam Hoàng Ngũ Đế là Dân Việt gồm phần 1, 3, và 4 của Bài nầy].

1. DẪN NHẬP
1.1 Việt và Hoa.
Theo truyền thuyết Việt, Tộc Việt khởi nguyên từ vùng Hồ Đồng Đình. Theo khảo cứu và khảo cổ hiện nay, từ hơn 6000 năm trước, vùng Hồ Đồng Đình đã phát triển nghề trồng lúa nước.

Theo lịch sử hiện nay, tộc Hoa thành hình do bộ tộc Chu gom góp một số bộ lạc du mục ở vùng Thiểm Tây. Sau đó họ kéo về thung lũng Sông Vị, và thành lập Nhà Chu năm 1046 ttl, cách đây 3000 năm.
Tuy vậy, theo sách vở Trung Hoa, tộc Hoa có một tiền sử dài mấy ngàn năm trước khi tộc Hoa thành hình. Đang khi đó, sách vở Trung Hoa lại ghi là dân Việt, Bách Việt, từ sông Dương Tử xuống phía Nam, là tộc dân sơ khai mọi rợ, không có quá khứ, không có truyền thuyết thời tiền sử. Theo sách vở Trung Hoa, dân Việt không có gì ngoài những ghi chép từ thời Hán, cách đây trên dưới 2000 năm.
Điều trái khuấy là tộc Hoa du mục mới tụ tập 3000 năm thì có truyền thuyết lâu dài mấy ngàn năm của thời tiền sử. Còn dân Việt với hơn 6000 năm phát triển ở vùng lúa nước Hồ Đồng Đình lại không có thuyềt thuyết, lịch sử, tài liệu gì đáng kể.
*     *
1.2 Hoa cưỡng chiếm.
Đây chẳng qua là kết quả của vụ cướp bóc lớn nhất lịch sử nhân loại. Tộc Hoa đã cướp bóc, và lạm nhận thành của họ, tất cả mọi hay tốt, cả quá khứ, tiền sử, lịch sử, cả những truyền thuyết, phát minh, kỹ thuật, chữ viết, học thuyết, sách vở... của Dân Việt, đặc biệt của dân Việt Lạc vùng Sông Hồng.
Đang khi đó, trong suốt thời Bắc thuộc, Giặc Tàu cũng đã cướp bóc, sửa đổi và hủy hoại mọi tài liệu của Dân Việt.
Ngày nay, dựa vào khảo cổ cũng như chính sách vở Trung Hoa, chúng ta tìm lại dấu vết của Tổ Tiên Việt, không chỉ trên đất nước Việt Nam, mà còn trên toàn vùng đất Tộc Việt, lên tới trên đường ranh thiên nhiên ở Sông Hoài và Tần Lĩnh.
*     *
1.3 Hai Tộc Dân.
Ngoài những tài liệu khác, cần phân biệt :
a. Hai thời điểm.
Tộc Việt khởi nguyên từ 7000 năm trước. Tộc Hoa thành hình từ 3000 năm trước.
b. Hai địa điểm.
Tộc Việt phát triển vùng Hồ Đồng Đình, Lúa Nước, nhiều mưa, nhiều sông, nắng ấm... ở phương Nam. Tộc Hoa phát nguyên từ vùng Thiểm tây, khô cằn, giá lạnh, vùng lúa khô và lúa mạch... ở phương Tây Bắc. Đường ranh thiên nhiên, thời xưa cũng như hiện nay, là đường nối Sông Hoài - Tần Lĩnh.
c. Hai nền văn hóa.
Tộc Việt với nền văn hóa gốc Nông nghiệp Lúa nước : định cư lâu dài, ít di chuyển, có cuộc sống cộng đoàn, hòa hợp với thiên nhiên, hiếu hòa, trọng nghệ thuật, thiên về mẫu hệ... Tộc Hoacó nền văn hóa gốc Du Mục : trọng sức mạnh, trọng phái nam, hiếu thắng, trọng võ nghệ, thiên về phụ hệ...
* Những phân biệt trên sẽ giúp nhận ra nguồn gốc đích thực của truyền thuyết và di tích cổ xưa.
*     *     *     *
2. THỜI HÙNG
2.1 Hai nguồn Truyền thuyết Việt, Hoa.
a. Thời Hùng 2879-180 ttl.
Theo truyền thuyết Việt Lạc, Thời Hùng khởi đầu từ năm 2879 ttl và kéo dài tới năm 180 ttl.
Năm 2879 ttl đánh dấu sự kiện Tộc Việt đã tỏa lan trên khắp vùng đất rộng lớn từ Đồng Đình, ra tới biển, Bắc giáp ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh, miền rừng núi phía Tây tới Sông Cửu Long, và phía Nam tới vùng đường ranh Hải Vân.
Thời Hùng chấm dứt năm 180 ttl, khi đoàn quân của Triệu Đà chiếm đóng Cổ Loa, trị sở của Việt Lạc.
b. Sách vở Trung Hoa.
Theo sách vở Trung Hoa, thời Tam Hoàng khởi đầu năm 2852 ttl.
Như vậy, Thời Hùng của Việt Lạc gồm trọn các thời Tam Hoàng, Ngũ Đế, Hạ, Thương, Chu, Tần và 26 năm đầu Nhà Hán của sách vở Trung Hoa.
c. Tộc Hoa.
Ngày nay, lịch sử đã xác định Tộc Hoa thành hình do việc tập họp nhiều bộ lạc du mục vùng Thiểm Tây, phía bắc đường ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh.
Họ thành lập Nhà Chu từ năm 1046 ttl, tức là 1800 năm sau các truyền thuyết Thời Hùng và thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
Khảo cổ cũng chứng tỏ trước khi tụ họp và thành hình Nhà Chu năm 1046 ttl, tộc Hoa chỉ là những bộ lạc du mục lạc hậu sơ khai.
Họ chưa có những tập họp đông đúc, chưa có hình dạng tổ chức xã hội phức tạp, chưa thể chiếm lĩnh những vùng đất có biên cương cố định và rộng lớn.
Về phương diện văn hóa, họ chưa tới thời kỳ ghi nhận và sáng tạo những truyền thuyết súc tích, mạch lạc, và có hệ thống.
d. Tộc Việt.
Đang khi đó, Tộc Việt phát xuất từ vùng Hồ Đồng Đình từ 5000 ttl, gần 4000 năm trước khi tộc Hoa thành hình.
Như nhiều vùng khác trên thế giới, vùng nông nghiệp lúa nước cũng là nguồn phát xuất những truyền thuyết súc tích, thâm thúy, và xa xưa nhất của nhân loại hiện nay.*1
e. Thực tế Lịch sử.
Ngoài ra, theo thực tế lịch sử, Nhà Chu, 1046 ttl, chỉ là tổ xa của tộc Hoa. Tổ gần của tộc Hoa là nhóm du mục Khuyển Nhung.
Nhà Chu chiếm cứ vùng thung lũng Sông Vị từ năm 1046 tới 771 ttl, thường gọi là Tây Chu.
Năm 771 ttl, cách đây chưa đầy 2800 năm, nhóm du mục Khuyển Nhung từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm vùng Sông Vị và đuổi Nhà Chu chạy về vùng Lạc Dương. Nhà Chu trở thành Đông Chu.
Nhóm du mục Khuyển Nhung nầy thành lập Nhà Tần, và ngày càng thêm hùng mạnh. Nhà Tần lên tới tuyệt đỉnh khi Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước trong vùng, và thành lập nước Trung Hoa năm 221 ttl.
Năm 206 ttl Hán lật đổ Tần. Vì vậy, Nhà Hán, 206 ttl - 220 dl, đã xuyên tạc và tuyên truyền giảm thiểu quyền lực và ảnh hưởng Nhà Tần.
Cũng do đó, tất cả sách vở Trung Hoa đều tôn vinh Nhà Chu làm mẫu mực thần thánh cho ‘Thiên triều’, cho quyền thống trị của vương triều Hán, và của tất cả các triều đại trong suốt lịch sử Trung Hoa.
Chủ trương nầy đã tạo thành chủ thuyết ‘Thiên tử Thế Thiên’.*2
*     *
2.2 Điều kiện Địa Lý thiên nhiên Thời Hùng.
a. Vùng Hoàng Hà sơ khai.
Theo khảo cổ, vùng Hoàng Hà, ở phía Bắc của đường ranh giới thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh, chỉ thực sự phát triển từ thời Nhà Thương, 1600-1046 ttl.
Vùng thung lũng Sông Vị ở Thiểm Tây lại chỉ khởi phát thời gian ngắn trước Nhà Chu, 1046 ttl.
Ngoài ra, vùng Sông Vị, Hoàng Hà là vùng đồng cỏ khô cằn cóng lạnh, chỉ thích hợp với nghề chăn nuôi du mục, trồng lúa khô, lúa mạch, bo bo... và phát sinh ra nền văn hóa gốc du mục.*3
b. Vùng Lúa nước Đồng Đình và Sông Hồng.
Theo điều kiện địa lý và khí hậu, theo di tích khảo cổ của thời cách đây 5000 năm, vùng Á Đông Xưa có 2 trung tâm phát triển nông nghiệp Lúa Nước là vùng Đồng Đình và vùng Sông Hồng.
Vùng nông nghiệp Lúa Nước phát triển ở những đồng bằng nhiều nước, nhiều mưa, nhiều nắng ấm. Do đó, có nhiều thổ sản, thủy sản, phương tiện... khác hẳn vùng khô cằn cóng lạnh.
Cũng do đó, vùng đồng ruộng lúa nước tăng trưởng một nền văn hóa với nhiều đặc tính khác hẳn vùng du mục khô cằn.
c. Ngày nay, căn cứ trên khảo cổ,
căn cứ trên cấu trúc dị biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hoa,
căn cứ trên những đặc tính trái ngược giữa hai nền văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước và gốc du mục,
và căn cứ trên những khác biệt về thổ ngơi, khí hậu, hình thể địa lý, thổ sản... giữa hai vùng Nam và Bắc đường ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh...
ta có thể tìm gặp nhiều chứng tích về đặc tính Việt nông nghiệp Lúa Nước... nơi tất cả những nhân vật truyền thuyết ở thời trước khi Tộc Hoa thành hình.
*     *
2.3 Bốn Thời Kỳ Thời Hùng.
a. Niên đại Việt.
Vì thời kỳ chưa có tộc Hoa, tất cả truyền thuyết là của Tộc Việt, và với niên đại gần giống nhau, thời Hùng có thể được chia theo 4 thời kỳ sẵn có. Mỗi Thời lại có 2 giai đoạn.
Các triều đại truyền thuyết trong sách vở Trung Hoa, chỉ là một phần nhỏ của di tích Tộc Việt. Sách vở Trung Hoa cũng không đề cập đến nhiều phần đất rộng lớn khác của Tộc Việt.
b. Bốn Thời Hùng.
1. Thời Hùng 1 : 2879-2070 ttl, gồm cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Thời nầy chia là 2 giai đoạn :
    Thời Hùng 1A : 2879-2700 ttl, gồm cả thời Tam Hoàng.
    Thời Hùng 1B : 2700-2070 ttl, gồm cả thời Ngũ Đế.

2. Thời Hùng 2 : 2070-1600 ttl, gồm cả thời Hạ :
    Thời Hùng 2A : 2070-1800 ttl, gồm cả Tiền Hạ.
    Thời Hùng 2B : 1800-1600 ttl, gồm cả Hậu Hạ.

3. Thời Hùng 3 : 1600-1046 ttl, gồm cả thời Thương, với :
    Thời Hùng 3A : 1600-1300 ttl, gồm cả Tiền Thương.
    Thời Hùng 3B : 1300-1046 ttl, gồm cả Hậu Thương / Ân.

4. Thời Hùng 4 : 1046-180 ttl, đồng thời với Tây Chu / Sở, và Đông Chu / Tần, gồm :
    Thời Hùng 4A : 1046-771 ttl, đồng thời với Tây Chu / Sở.
    Thời Hùng 4B : 771-206 ttl, đồng thời với Đông Chu / Tần.
    Thời Hùng 4C : 207-180 ttl Triệu Đà với Việt Lạc.
*     *
Ghi chú Phần 2 :
*1 - Như vùng Lưỡng Hà nay thuộc Iraq, và vùng hạ lưu sông Nile ở Ai Cập.
*2 - Đọc thêm bài 1202 Đại họa và Tử huyệt của Trung Hoa.
*3 - Đọc thêm bài 1102 Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lý, đoạn 4.4 và 4.6.
*     *     *     *
3. TRUYỀN THUYẾT THỜI HÙNG 1, 2879-2070 TTL
3.1 Thời Hùng 1 và Tam Hoàng Ngũ Đế.
Theo truyền thuyết, Thời Hùng 1, cũng là thời Tam Hoàng Ngũ Đế, 2879-2070 ttl, tức là từ hơn 1800 tới 1000 năm trước khi Tộc Hoa thành hình ở vùng thung lũng Sông Vị, phía Tây Hoàng Hà.*4
Tuy nhiên, trong 3000 năm qua, Trung Hoa đã lạm nhận mọi truyền thuyết xa xưa, và biến tất cả truyền thuyết và danh nhân của thời chưa có Tộc Hoa trở thành tiền sử của Tộc Hoa.
Do đó, sách vở Trung Hoa đã chuyển dời tất cả từ Hồ Đồng Đình lên vùng Hoàng Hà, Sông Vị.
Tuy nhiên, dầu giới thống trị Trung Hoa cố gắng cải sửa, thì cũng không thể đánh lận mọi chi tiết được truyền tụng trong đại chúng.
Vì vậy, nhìn vào tiểu sử của các Vị, cũng có thể tìm lại nguồn gốc Việt đích thực của những truyền thuyết thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
*     *
3.2 Tam Hoàng.
a. Thời chưa có Chữ Viết.
Theo sách vở Trung Hoa, đây là thời tiên khởi của lịch sử Trung Hoa. Trung Hoa cũng coi các Ngài là người Tộc Hoa, và do đó, quê hương các Ngài ở vùng Hoàng Hà.
Đây lại là thời kỳ chưa có chữ viết, chưa có tài liệu ghi chép. Tất cả đều chỉ là truyền thuyết, hoặc di cốt, dụng cụ.
b. Nhiều Danh sách.
Danh sách các Ngài, dĩ nhiên, không đồng nhất.
Theo Sử Ký do Tư Mã Thiên, quyển ‘sử’ được tín nhiệm nhất của Trung Hoa, thì Tam Hoàng gồm có ‘Thiên Hoàng cai trị 18000 năm, Địa Hoàng cai trị 11000 năm, Nhân Hoàng cai trị 45600 năm’. (!).*5
Vận Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bao cho rằng ba vị là Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông.
c. Tiểu sử phỏng định.
Tiều sử các Ngài lại càng mơ hồ, quái dị. Các Ngài được coi là những vị thần tiên, đã hóa phép để giúp dân.
Nếu các Ngài có thật, thì những người viết tiểu sử các Ngài đã sống sau các Ngài hai ba ngàn năm. Ngoài vài nét khái quát của truyền thuyết, họ không có bất cứ tài liệu, chứng tích nào.
Vì vậy, họ theo trí tưởng tượng, thiên kiến, và nhất là theo những tuyên truyền cưỡng định của giới thống trị Trung Hoa đương thời, mà phỏng định và thay đổi.*6
*     *
3.3 Thời Ngũ Đế.
Ngũ Đế cũng có nhiều giả thuyết. Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, Ngũ Đế gồm : Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.*7
Theo đó, năm vị Đế đã khai hóa người dân, chế ra lửa, dạy làm nhà, dạy mặc quần áo, dạy trồng ngũ cốc, chài lưới... dạy chữ viết, dạy lễ nhạc, lễ nghĩa.
Thời kỳ các Ngài biểu trưng cho thời thái bình thịnh vượng, an cư lạc nghiệp.*8
*     *
Ghi chú Phần 3 :
*4 - 3000 năm trước khi Chiêm Thành thành hình ở nam Hải Vân. 4200 năm trước khi Lào thành hình ở Trấn Nam.
*5 - Sử Ký do Tư Mã Thiên, viết năm 109-91 ttl.
*6 - www : (Tên) / wikipedia. Đọc Tiểu Sử của tất cả các Vị trên Mạng, ở Wikipedia... Phần tiếng Anh có nhiều chi tiết hơn.
*7 - Sách Lễ Ký cho Ngũ Đế là 5 họ : họ Hữu Sào, họ Toại Nhân, họ Phục Hy, họ Nữ Oa, và họ Thần Nông.
*8 - Khổng tử, 557-479 ttl, nhận Đế Nghiêu, Đế Thuấn [và Đại Vũ] là thánh vương, là nhữngvị vua kiểu mẫu.
*     *     *     *
4. YẾU TỐ VIỆT NƠI TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ
4.1 Tên Việt.
Tên của 5 trong số 8 Vị thời Tam Hoàng Ngũ Đế là tên theo cấu trúc Tiếng Việt, ngược với ngữ pháp Hoa : Nữ Oa, Thần Nông, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.*9
Điểm đặc biệt là trong hơn 3000 năm qua, trong khi giới thống trị Trung Hoa đã làm đủ cách để xóa bỏ mọi vết tích Việt, tên các Ngài vẫn tồn tại theo cách nói Việt.
Như thế, mặc dầu giới thống trị Trung Hoa kiên quyết xuyên tạc, quần chúng Tộc Việt vẫn kính nhớ và truyền tụng danh hiệu thần thánh của Tổ Tiên.
*     *
4.2 Tiểu sử Tam Hoàng : văn hóa Việt, ở vùng Lúa Nước.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, tiểu sử của Tam Hoàng còn có những yếu tố Việt khác :
Nữ Oa mặc lông chim, Phục Hy được Tám Quẻ trên sông Lạc. Phục Hy và Nữ Oa có đuôi như đuôi rắn, quấn vào nhau. Rắn là Long của thời khởi thủy, chim là hiện biểu của Tiên... Tiên Rồng là biểu tượng của Tộc Việt phương Nam.
Thần Nông là Vị Thần của nông nghiệp, của vùng lúa nước Tộc Việt Đồng Đình. Thần Nông còn là con của Thần Long của dân Việt. Ông còn có tên là Viêm Đế, vua xứ nóng, phương Nam.
* Đang khi đó, vật tổ của vùng Hoàng Hà là gấu, vật tổ của dân du mục Thiểm Tây là chồn, chó sói. Phương Bắc lại là vùng khô cằn giá lạnh, du mục chăn nuôi, không quí trọng nghề nông, và không thờ thần Nông nghiệp.
*     *
4.3 Tiểu sử Ngũ Đế.
Các Vị đều thuộc nền văn minh và văn hóa Việt, ở vùng nắng ấm và nông nghiệp lúa nước.
a. Hoàng Đế.
Hoàng Đế, còn gọi là Hiên Viên, dạy làm nhà, đóng xe thuyền, chế kim chỉ nam, dạy y thuật, dạy nuôi tằm dệt lụa... rồi được Rồng vàng rước về trời.*10
Tất cả đều thuộc nền văn minh lúa nước, sông hồ, phương Nam. Phải hơn 1000 năm sau, vận chuyển đường thủy mới phát triển ở vùng Hoàng Hà.
b. Chuyên Húc.
Chuyên Húc được một số sách ghi là nữ giới. Theo một số sách khác thì sau khi chết Chuyên Húc biến thành Bà Tiên Cá.*11
Nữ giới làm ‘Đế’, hoặc thành Bà Tiên, cũng đều ghi nhận chế độ mẫu hệ nông nghiệp của Tộc Việt đương thời.*12
c. Đế Khốc.
Đế Khốc dạy cách trồng trọt, theo luật vận động của mặt trờimặt trăng mà đặt ra lịch, thành kính lo cúng tế...
Theo nhiều truyền thuyết khác, và theo lý lịch của 2 vị Đế sau, lịch là thành quả của nếp sống nông nghiệp lúa nước. Cúng tế là đặc điểm của dân Việt phương Nam.
d. Đế Thuấn.
Trong Ngũ Đế, hai Vị cuối cùng có tiểu sử với nhiều chi tiết hơn, và gần thực tế nhất.
Vị cuối cùng là Đế Thuấn, v. 2117-2070 ttl.
Truyền thuyết Trung Hoa đã dời thủ đô của Đế Thuấn lên Bồ Phản, thuộc Sơn Tây. Tuy nhiên, tất cả mọi chi tiết về tiểu sử Đế Thuấn lại hoàn toàn ở vùng phía Nam sông Dương Tử.
Trước khi gặp Đế Nghiêu, Đế Thuấn đi cày và được voi ra cày giúp. Voi là con thú ở phương Nam nắng ấm, không hề sống ở vùng Bắc Sông Hoài Tần Lĩnh. Cày ruộng là kỹ thuật của vùng lúa nước.
Trong khi Đế Thuấn theo giúp Đế Nghiêu, Đế Nghiêu cử Đế Thuấn đi khai khẩn ruộng đất ở Nam Giao, phía Nam sông Dương Tử.
Đế Nghiêu gả cho Thuấn hai cô con gái, là Nga Hoàng và Nữ Anh. Năm 2117 ttl, Thuấn làm vua thay Đế Nghiêu.
Đế Thuấn chết ở Thương Ngô, vùng Quảng Tây ngày nay, năm 2070 ttl.
Hai bà vợ của Đế Thuấn thương khóc Đế Thuấn và tự trầm ở dòng sông Tương. Cho đến hiện nay, hai Bà vẫn được dân vùng sông Tương thờ kính.
Sông Tương là sông lớn nhất trong 4 phụ lưu từ phía Nam chảy vào Hồ Đồng Đình. Trên sông Tương có Trường An, thủ phủ nổi tiếng từ thời xa xưa.
Như vậy, thủa hàn vi Đế Thuấn cày ruộng ở phương Nam. Đế Thuấn làm quan, cưới vợ, làm vua, và chết cũng ở phương Nam, vùng Đồng Đình.
e. Đế Nghiêu.
Theo sách vở Trung Hoa, Đế Nghiêu, v. 2196-2117 ttl, ở vùng Hoàng Hà.
Có truyền thuyết, năm Đế Nghiêu thứ 5, 2191 ttl, Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa Thần ngàn năm, trên mu có khắc chữ về chuyện trời đất vận chuyển và lịch trình cày cấy. Đế Nghiêu sai chép lại và gọi là Quy Lịch.*13
Ngoài ra, từ các truyền thuyết về Đế Thuấn sống ở vùng sông Tương, ta có thể tìm ra tông tích Đế Nghiêu. Đế Nghiêu đã là vua và là cha vợ của Đế Thuấn.
Nếu Đế Nghiêu ở vùng Hoàng Hà du mục khô cằn lúa khô, thì ông không thể áp dụng lịch trình cày cấy lúa nước của quy lịch, ông phải đi mấy trăm cây số, dẫn theo hai cô công chúa, tìm chàng nông dân cày ruộng ở phương Nam, gả hai con gái, cho Thuấn làm quan, và cho Thuấn cai trị phương Nam, tức là vùng đất không thuộc quyền cai trị ông.
Tất cả đều không thuận hợp cho việc di chuyển ông lên vùng Hoàng Hà. Tất cả trở thành tự nhiên khi ông và gia đình ông sống tại vùng Sông Tương, Đồng Đình.
Đó là chưa kể ngoài ông, tất cả 7 Vị Tam Hoàng và Tứ Đế kia đều đã sống ở vùng nông nghiệp Lúa nước Đồng Đình, không ai sống ở vùng Hoàng Hà khô cằn cóng lạnh.
*     *
4.4 Dân vùng Lúa nước Đồng Đình.
Liên tục từ Tam Hoàng tới hết Ngũ Đế, tất cả các Vị đều sống và chết ở tại vùng lúa nước Đồng Đình. Không Vị nào ở vùng Hoàng Hà du mục.
Đây cũng là chuyện đương nhiên, vì truyền thuyết về tất cả các Vị đều đã hơn 2000 năm trước khi vùng Hoàng Hà hưng phát, trước khi Tộc Hoa thành hình. Tất cả các Vị đều là truyền thuyết của dân Việt, đều phát xuất từ vùng Đồng Đình.
Từ sau năm 1046 ttl, các Vị mới bị giới thống trị Trung Hoa lạm nhận, và chuyển đổi tiểu sử lên vùng Hoàng Hà.
*     *
Ghi chú Phần 4 :
*9 - Theo cách người Hoa, tên các Ngài phải là Oa Nữ, Nông Thần, Khốc Đế, Nghiêu Đế, Thuấn Đế.
*10 - Dầu là hiện nay, nghề nuôi tằm vẫn phát triển mạnh ở phương Nam.
*11 - Theo Sơn Hải Kinh và Đại Hoang Tây Kinh.
*12 - Đời sống du mục không thích hợp với chế độ mẫu hệ.
*13 - Theo Thông Chí do Trịnh Tiều, 1104-1162 dl, và Cương Mục Tiền Biên do Lý Kim Tường.
*     *     *     *
5. Ba TRUNG TÂM VIỆT THỜI HÙNG 1
5.1 Tiếp tục Phát Triển.
Nối tiếp Thời Khởi Nguyên, ở Thời Hùng 1, Tộc Việt tiếp tục phát triển vững mạnh ở 3 vùng chính, là Đồng Đình Sông Tương, Tây Giang, và Sông Hồng, với nền văn minh và văn hóa Nông nghiệp Lúa nước.
* Đang khi đó, ở thời kỳ nầy, vùng Bắc Sông Hoài, tức là vùng Hoàng Hà Sông Vị, chưa có dấu hiệu phát triển. Dân trong vùng chỉ là những bộ lạc du mục sơ khai.
*     *
5.2 Vùng Đồng Đình Thời Hùng 1.
Tất cả mọi truyền thuyết về Tam Hoàng Ngũ Đế, thuộc Thời Hùng 1, đều phát xuất từ vùng Đồng Đình Sông Tương.
Đây cũng là chuyện đương nhiên, vì Tộc Việt khởi nguyên ngay tại trong vùng.
Cho đến hiện nay, sự phồn thịnh và quan trọng của vùng nầy vẫn âm hưởng trong chữ viết và ý nghĩa của tên Đồng Đình 同 廷.
Chữ Đình 廷 trước đây gồm chữ Vương 王. Nay viết thành chữ Nhâm 壬.
Chữ Đình 廷 với chữ Vương 王 đứng trên Thuyền , nhắc nhớ chữ Việt 越 với vị Thủ Lãnh  đứng trên Thuyền vượt biển .*14
Chữ Đình 廷 có nghĩa trong chữ ‘Triều Đình’, nơi vua quan làm việc Nước. Chữ Đồng 同 có nghĩa là ‘cùng chung, tụ họp’.
Hai chữ Đồng Đình 同 廷 được dùng để chỉ nơi tụ họp của sinh hoạt đầu não của Tộc Việt từ thời Khởi Nguyên qua Thời Hùng 1.
*     *
5.3 Vùng Tây Giang Thời Hùng 1.
Trong thời kỳ nầy, vùng phát triển Tây Giang chỉ còn lại truyền thuyết Đế Thuấn chết ở Thương Ngô năm 2070 ttl, kết thúc Thời Hùng 1.
Đây là dấu chỉ trong suốt Thời Hùng 1, ngoài việc sách vở Trung Hoa đã gian lận và không ghi chép, vùng Tây Giang đã không có những tiến triển đặc biệt.
*     *
5.4 Vùng Sông Hồng Thời Hùng 1.
a. Nhiều thuận hợp.
Với nhiều thuận hợp về thủy thổ, đồng ruộng, sông hồ, và khí hậu, vùng Sông Hồng Sông Mạ đã phát triển mạnh, và trở thành trung tâm của Việt Thượng. Cũng do đó, những kỳ tích của vùng Sông Hồng được coi là truyền thuyết của Việt Thượng.
Trị sở của Dân Việt Sông Hồng là Việt Trị.*15
b. Rùa Thần Sông Hồng.
Chủ trương và sách vở Trung Hoa đã đánh lận, di chuyển thời tiền sử của Tộc Việt vùng Đồng Đình trở thành nguồn gốc tộc Hoa ở vùng Hoàng Hà. Dầu vậy, truyền thuyết Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa Thần ngàn năm cho Đế Nghiêu, năm 2191 ttl, [Đế Nghiêu năm thứ 5], cũng được lặp đi lặp lại nhiều lần.*16
Đây là dấu chỉ sự xuất hiện trổi vượt đặc biệt của người Việt Thượng Sông Hồng.
Rùa Thần khổng lồ ngàn năm là loại ba ba đặc biệt của vùng Sông Hồng. Hiện nay ba ba khổng lồ vẫn còn sinh sống ở nhiều nơi trong lưu vực Sông Hồng và Sông Mạ. Hồ Hoàn Kiếm và Tháp Rùa đã nổi tiếng nhờ loại ba ba nầy. Con ba ba hiện chưng ở đền Ngọc Sơn dài 2,1m, ngang 1,2m, nặng 250 kg.
Hiện nay, ngoài lưu vực Sông Hồng, chỉ còn 2 con ba ba loại nầy được phát hiện ở sông Dương Tử, ở sở thú Tô Châu.*17
Ở khắp vùng Việt Thượng, không có loại rùa hoặc ba ba khổng lồ nào khác.
c. Sông Hồng trổi vượt.
Theo điều kiện địa lý và khí hậu, theo di tích khảo cổ của thời cách đây 5000 năm, vùng Á Đông Xưa có 2 trung tâm phát triển nông nghiệp Lúa Nước là vùng Đồng Đình và vùng Sông Hồng.
Truyền thuyết Đế Nghiêu lại ghi nhận trên mu Rùa Thần Việt Thượng có khắc chữ ghi việc trời đất vận chuyển, và có lịch chỉ dẫn thời tiết trồng cấy. Đế Nghiêu chép lấy, gọi là Quy lịch.
Như vậy, vào thời Đế Nghiêu, cách đây 4200 năm, Dân Việt vùng Sông Hồng đã vượt trổi hơn vùng Đồng Đình, của Đế Nghiêu, về kỹ thuật và kinh nghiệm nông nghiệp Lúa Nước, về chữ viết, về thời tiết, về thiên văn, và về lý thuyết cao siêu.
Đây là chứng cứ súc tích ghi nhận sự phát triển tiên tiến vừa về văn minh, vừa về văn hóa, văn học của Dân Việt Sông Hồng. Vùng Sông Hồng trở thành Trung tâm Phát triển bậc nhất của Tộc Việt và của toàn vùng Đông Á cách đây hơn 4000 năm.
Dân Việt Sông Hồng ghi nhớ và lưu truyền giai đoạn đặc biệt nầy với truyền thuyết : ‘Việt Nam có 4000 năm văn hiến’. Hiện nay, đích xác là 4200 năm.*18
d. Rùa Thần Sách Lạc.
Ngoài truyền thuyết sứ giả Việt Thượng tặng Rùa Thần cho Đế Nghiêu năm 2191 ttl, còn có truyền thuyết Đại Vũ, v. 2070-2025 ttl, được Rùa Thần tặng Lạc Thư, Sách Lạc.
Sách Lạc được biểu trưng bằng 9 nhóm chấm trên lưng Rùa Thần. Nhờ đó, Đại Vũ học được cách trị thủy, đào 9 con sông mới, khai thông 9 đường núi lớn,  phân chia trời đất vạn vật thành 9 nhóm, và học cách thức trị dân.
e. Chữ Việt 粤 Sách Lạc.
Hãnh diện với trình độ văn minh và văn hóa tiên tiến, cũng như để lưu truyền cho con cháu những bài học ngàn đời, Dân Việt Sông Hồng đã dùng chính hình ảnh ‘Rùa Thần mang Sách Lạc’ làm biểu hiệu của mình.
Từ đó ‘Sách Lạc trên lưng Rùa Thần’ trở thành chữ ‘Việt’粤 của Việt Thượng, chữ ‘Việt Sách Lạc’.
Hình Rùa  trở thành khuôn ngoài , với đầu, thân, chân và đuôi Rùa. 9 nhóm chấm  thành các nét trong  của chữ Việt .
Đây là dấu chỉ xác chứng Sách Lạc là của Dân Việt Sông Hồng.
Đây cũng là di tích chứng tỏ Dân Việt Sông Hồng đã tự xưng là Lạc, Việt Lạc.
Cho tới hiện nay, những vùng đất thuộc Việt Lạc vừa bị sáp nhập vào đất Trung Hoa, như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, vẫn còn dùng chữ Việt Sách Lạc nầy 粤 làm tên của mình.
Cùng với lịch sử, đây cũng là dấu chứng dân vùng Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, cũng thuộc dân Việt Lạc.*19
g. Chữ Thượng 常 Nhà sàn mái cong.
 Theo sách vở thời xưa và khảo cổ hiện nay, đặc điểm của Việt Thượng thời trước là nhà sàn mái cong.
Trên nhiều trống đồng thời Đông Sơn, hình nhà sàn trên 3 chiếc cọc, với mái nhà cong 2 đầu, 2 đường hông chéo và cánh cửa lớn, đã là biểu hiệu của Việt Thượng.
Về sau, các đường nét chính trở thành chữ Thượng 常.*20
Nhà sàn là đặc điểm kiến trúc bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người ở miền Thượng, giảm bớt tiếp xúc trực tiếp với khí độc do lá cây ấp ủ nhiều ngàn năm.
Hình ảnh nhà sàn là bằng chứng nhánh Việt Lạc vùng lúa nước Sông Hồng đã có cuộc sống phát triển mạnh, đã tăng triển đông đúc và tiến bộ hơn những vùng Việt ở phương Bắc.
h. Việt Lạc Việt Thượng.
Như vậy, theo địa lý, chủng tộc, và lịch sử, vào Thời Hùng 1, 2879-2070 ttl, toàn vùng đất rộng lớn, từ thượng lưu Sông Tương xuống phía Nam, là vùng Việt Thượng của dân Việt Lạc, với trung tâm là lưu vực Sông Hồng, trị sở là Việt Trị.*21
Ngày nay, Việt Thượng của Việt Lạc bao gồm Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, một phần Phúc Kiến, một phần Vân Nam, Lào, và phía Bắc Việt Nam, xuống tới Hải Vân.
*     *
5.5 Vùng Hạ lưu Sông Dương Tử.
Vào cuối Thời Hùng 1, tức là gần 2000 năm sau Thời Khởi Nguyên, vùng hạ lưu Sông Dương Tử đã được dòng nước bồi đắp phù sa, nhiều nơi cao đã có thể được khai thác rộng lớn hơn, dân cư đông đúc hơn.
Từ sau năm 2070 ttl, vùng hạ lưu Sông Dương Tử đã có thể phát triển.
*     *
Ghi chú Phần 5 :
*14 - Về chữ Việt 越, đọc thêm bài 1103 Tộc Việt thời Khởi Nguyên, mục 5.3b.
*15 - Trị sở nay gọi là thủ phủ, thủ đô. Cũng như Việt Thượng thành Việt Thường, Việt Trị biến âm thành Việt Trì.
*16 - Về Đường giao thông giữa vùng Sông Hồng và Đồng Đình, đọc thêm bài trên,  đoạn 5.2, và Bản đồ.
*17 - Tên khoa học Rafetus Swinhoei, www wikipedia.
*18 - 2191 ttl + 2013 dl = 4204 năm. - Đọc thêm bài 1108 Tộc Việt Thời Hùng 3, đoạn 7.2.
*19 - Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, vừa bị chia ranh khỏi Đại Việt từ năm 906 dl, cách đây 1000 năm.
Từ sau 906 dl, Đại Việt chỉ học chữ nho trong sách vở, nên dùng chữ Việt cổ điển 越.
Ngoài Sách Lạc, học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Đạo Đức... đều có nguồn gốc Lạc Hồng. - Đọc thêm các bài về Nguồn gốc các Học thuyết.
*20 - Đọc thêm bài 1302 Văn Minh Văn hóa Lạc Hồng trên Thạp và Trống đồng, đoạn 2.2.
*21 - Vì ở phía Nam của Ngũ Lĩnh, nên sách vở từ thời Hán còn gọi là Việt Thượng là vùng Lĩnh Nam.
_____________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.



Tổng số lượt xem trang