Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

CPJ lên án Việt Nam trấn áp phóng viên

Tin liên quan:Human Rights Watch chỉ trích chính quyền Việt Nam bắt giữ người biểu tình phản đối Trung Quốc
"Nhà báo không phải là các con cờ để Việt Nam sử dụng trong việc thương thảo với Trung Quốc".
Ông nói: "Việt Nam phải cho phép đưa tin một cách tự do về các cuộc biểu tình".
Theo ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp ở Đông Nam Á của CPJ
Người biểu tình bị áp tải lên xe buýt (10/07/2011)Tổ chức Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) vừa lên tiếng yêu cầu Chính phủ Việt Nam chấm dứt ngay việc sách nhiễu các phóng viên đưa tin biểu tình ở trong nước.
Sáng Chủ nhật 10/07, an ninh Việt Nam đã câu lưu và thẩm vấn ít nhất ba phóng viên lúc đó đang làm công việc thu thập tin tức và hình ảnh về cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.

Một người trong số đó, trợ lý thông tin của hãng APTN - Đinh Hậu, đã bị cảnh sát có vũ trang ép lên một chiếc xe buýt khi anh đang quay phim cảnh biểu tình gần sứ quán Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu.
Hãng AP cho hay Hậu đã bị giữ thẩm vấn hơn ba tiếng đồng hồ trước khi được trả tự do.
Cảnh sát cũng đã câu lưu hai người Việt Nam khác: một nhân viên quay phim của hãng NHK và một trợ lý thông tin của báo Asahi Shimbun, đều của Nhật Bản.
Hãng thông tấn AFP dẫn thông cáo của NHK nói nhân viên của họ được trả tự do sau khi cũng bị thẩm vấn.
Các nguồn tin cho hay ngoài ba vị trên, còn hai người khác: một làm việc cho hãng nước ngoài và một cho báo Người Cao Tuổi của Việt Nam, cũng bị công an đưa về đồn để thẩm vấn.
Báo chí trong nước Việt Nam hoàn toàn không đưa tin về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngoại trừ lần đầu tiên, mà họ gọi là 'người dân tự phát tụ tập'.
Cũng vì chủ đề này không được các báo Việt Nam đăng tải, phần lớn nhà báo tác nghiệp tại hiện trường là nhân viên làm cho các hãng nước ngoài.
Thông thường các nhân viên người Việt làm cho hãng tin hoặc cơ quan truyền thông nước ngoài đặt tại Việt Nam về danh chính ngôn thuận chỉ được gọi là "trợ lý thông tin", cho dù họ có thể làm đầy đủ các công việc của một phóng viên.

Không phải con cờ

Sự kiện sáng 10/07 là lần thứ sáu liên tiếp có biểu tình của người dân phản đối hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Cuộc biểu tình lần này chỉ quy tụ vài chục người tham gia, và nhanh chóng bị giải tán.
Trong thông cáo mới ra của CPJ, ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp ở Đông Nam Á của tổ chức này nói: "Nhà báo không phải là các con cờ để Việt Nam sử dụng trong việc thương thảo với Trung Quốc".
Ông nói: "Việt Nam phải cho phép đưa tin một cách tự do về các cuộc biểu tình".
"Việt Nam cũng cần trả tự do cho bốn blogger hiện vẫn đang bị giam cầm vì đăng tải lên mạng các thông tin chỉ trích Trung Quốc cũng như chính sách của nhà cầm quyền đối với Trung Quốc."
CPJ nêu tên các blogger trên là Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Phạm Thanh Nghiên, Phạm Minh Hoàng và Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn).
Tổ chức này cũng nhận xét rằng trong khi tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, những tháng vừa qua báo chí nhà nước đã được đưa tin nhiều hơn về các sự kiện liên quan Trung Quốc, kể cả tranh chấp lãnh thổ.
CPJ bình luận: "Hiện còn chưa rõ liệu việc trấn áp người biểu tình và giới phóng viên hôm Chủ Nhật vừa rồi có phải là dấu hiệu sự cởi mở ngắn ngủi và giới hạn này bị chấm dứt hay không".
Trước CPJ, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng đã ra thông cáo chỉ trích Việt Nam bắt giữ khoảng một chục người biểu tình hôm 10/07.

Nguồn: -BBC
-
-- Ủy ban bảo vệ nhà báo lên tiếng “Các nhà chức trách phải chấm dứt hành hung nhà báo tường trình về các cuộc biểu tình tại Việt Nam”: Journalists detained, released in Vietnam clampdown (CPJ) “Các nhà báo không phải là những con tốt để Việt Nam sử dụng trong việc đối phó với Trung Quốc.
-
- HRW chỉ trích VN bắt người biểu tình - (BBC) -Human Rights Watch chỉ trích Việt Nam sau khi cảnh sát bắt giữ hơn một chục người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 10/7.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của HRW, nhận xét: “Tôi không rõ đến khi nào chính phủ (Việt Nam) mới nhận ra rằng việc ký kết các thỏa thuận về nhân quyền quốc tế là có các hệ quả của nó”.
Tất cả những người bị bắt hôm Chủ Nhật được biết đã được thả ra.
Ông Robertson nhận xét các cuộc biểu tình là “hữu dụng trong một thời gian” để gây sức ép lên Trung Quốc, nhưng giới chức giờ tìm cách dẹp đi sau khi họ bắt đầu đàm phán.

Tổng số lượt xem trang