Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Phạt cô gái tát cảnh sát giao thông 6 tháng tù >< Một công an được hưởng án treo khi dùng nhục hình

Thiếu nữ tát CSGT giữa phố có dấu hiệu bệnh thần kinh
Liệu như thế này, việc dùng nhục hình có giảm? !
-Một công an được hưởng án treo khi dùng nhục hình -(NLĐO 06/03/2012) – Khi vụ dùng nhục hình đối với 2 tài xế xe ôm vỡ lỡ, Dũng và Hiền có đến nhà xin bồi thường 27 triệu đồng (rồi xin lại 7 triệu), xin gia đình ký giấy bãi nại. 9 tháng tù, cho hưởng án treo là mức án mà TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên trong phiên sơ thẩm, ngày 6-3 đối với Lang Thành Dũng (nguyên cán bộ Đội CSĐT về tội phạm về TTXH Công an TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) về tội “dùng nhục hình”.  Dũng bị áp lực công việc, mặt khác đã bị khởi tố về tội “dùng nhục hình”, không cần thiết xử lý về tội “bắt giữ người trái pháp luật”. 


-Cô gái tát CSGT được giảm án (NLĐO) - Sau khi bị TAND quận 12 xử phạt 9 tháng tù, cô gái như người mất hồn, đau ốm triền miên. Mặc dù được cấp phúc thẩm chiếu cố giảm án nhưng cô gái vẫn rơi vào tình trạng hoảng loạn sau phiên xử
-- - Dùng nhục hình, 2 công an hưởng án treo (NLĐO) - Chiều 9-1, HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt Trần Bá Tuấn và Nguyễn Đình Quyết (nguyên điều tra viên của Cơ quan CSĐT TP Nha Trang) 9 tháng tù, cho hưởng án treo về tội “dùng nhục hình”, thời hạn thử thách 18 tháng. Ngoài ra, 2 bị cáo còn phải bồi thường cho bị hại Trần Thị Lan (41 tuổi) 3 triệu đồng.


.Cô gái tát Cảnh sát Giao thông được giảm án (SGGPO).
- Ngày 9-1, Tòa án Nhân dân TPHCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm đối với Phạm Thị Mỹ Linh (SN 1993) về tội “Chống người thi hành công vụ”. Theo bản án sơ thẩm, vào ngày 2-7-2011, bà Trương Thị Hạnh (mẹ của Linh) điều khiển xe gắn máy biển kiểm soát 
... Giảm án cho cô gái tát CSGTThanh Niên
-Cô gái tát CSGT được giảm án (NLĐO) - Sau khi bị TAND quận 12 xử phạt 9 tháng tù, cô gái như người mất hồn, đau ốm triền miên. Mặc dù được cấp phúc thẩm chiếu cố giảm án nhưng cô gái vẫn rơi vào tình trạng hoảng loạn sau phiên xử.Cô gái tát Cảnh sát Giao thông được giảm án (SGGPO).- Ngày 9-1, Tòa án Nhân dân TPHCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm đối với Phạm Thị Mỹ Linh (SN 1993) về tội “Chống người thi hành công vụ”. Theo bản án sơ thẩm, vào ngày 2-7-2011, bà Trương Thị Hạnh (mẹ của Linh) điều khiển xe gắn máy biển kiểm soát ...
24 giờ -Đài Tiếng Nói Việt Nam -VTC

 -Trả lời câu hỏi: Vụ cô gái tát cảnh sát
Tám HuếTrường hợp cô bé tát CSGT, liệu cô bé có được giảm án, thành án treo trong phiên phúc thẩm không, và vì sao?

Trả lời:
Tôi là người không tán thành quan điểm "có tình, có lý" trong pháp luật. Nhưng quan điểm này đã trở thành truyền thống văn hóa của người Việt nên khi xem xét các vấn đề không thể bỏ qua được. Đặc điểm tâm lý của con người luôn có xu hướng có cảm tình với những người ở thế yếu. Ở người Việt đặc điểm này càng nổi bật. Có thể thấy khi video clip quay cảnh cô gái tát cảnh sát mọi người tỏ ra rất phẫn nộ với hành vi của cô gái, vì khi đó cảnh sát ở vào thế yếu, người bị tấn công. Nhưng ở phiên tòa, tình thế đã ở hướng ngược lại: cô gái ở vào thế yếu.
Do vậy cảm tình của công chúng giờ lại hướng tới cô gái. Dư luận trong công chúng lại càng trở nên ồn ào hơn khi thấy có những bất đối xứng giữa người dân và công quyền trong những tình huống tương tự. Viên cảnh sát đạp vào mặt một người có hành vi biểu tình chưa được chấp thuận khi giải tán vụ biểu tình đó không bị truy tố, chỉ bị đình chỉ công tác theo những nguồn tin không chính thức. Thực ra, vụ đạp mặt kia và vụ tát mặt này có bản chất khác nhau, nhưng dư luận vốn không có trí óc đã bị tình cảm kéo đi. Vụ đạp mặt là hành vi lạm dụng quyền hạn khi thi hành công vụ, còn vụ tát mặt là chống người thi hành công vụ. Ở vụ đạp mặt khi người bị hại đồng ý bãi nại thì không có lý do gì để khởi tố vụ án và hình thức kỷ luật đình chỉ công tác là hợp lý. Ở vụ tát mặt người bị hại không đồng ý bỏ qua, do vậy truy tố là hợp lý. Về bản chất, luôn có sự bất đối xứng giữa dân chúng và công quyền, nhất là trong thực tiễn luật pháp của Việt Nam. Ở đây có 2 lý do: lý do thứ nhất là quan hệ giữa dân chúng và công quyền là mối quan hệ bất đối xứng. Ví dụ nếu nhân viên công quyền lạm dụng quyền hạn khi thi hành công vụ, thì anh ta luôn có cơ hội thuyết phục người bị hại bãi nại, và theo như tôi thấy rất nhiều trường hợp là thành công. Ở trường hợp ngược lại, chống người thi hành công vụ, khả năng người chống lại nhân viên công vụ thuyết phục người bị hại hay cơ quan công quyền bãi nại là rất thấp, nếu như không muốn nói là không thể. Lý do thứ hai các văn bản pháp luật ở Việt Nam cũng thể hiện sự bất đối xứng giữa người dân và công quyền. Điều này rất dễ hiểu, bởi vì các văn bản pháp luật đấy được chính cơ quan công quyền soạn thảo và được thông qua ở một Quốc hội mà đại biểu thuộc cơ quan công quyền chiếm đa số. Phân tích như vậy để thấy rằng tính bất đối xứng giữa người dân và công quyền là một tồn tại khách quan và mang tính thực tiễn. Nhưng dư luận xã hội không bao giờ đủ bình tĩnh phân tích để có những nhận định khách quan, và luôn tạo ra những áp lực nhất định trong phán quyết pháp luật "có tình, có lý".

Ở vụ cô gái tát cảnh sát này phải thấy rằng khung hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hay phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (khoản 1 điều 257 Bộ luật Hình sự). Giữa hai mức hình phạt đấy không còn mức hình phạt nào khác. Tôi luôn cảm thấy tiếc hình phạt ở Việt Nam không có hình phạt lao động công ích. Nếu có hình phạt như vậy thì tôi cho rằng hình phạt hợp lý ở vụ án này là lao động công ích. Hình phạt cải tạo không giam giữ thường được hiểu là án treo, và ít có tính răn đe. Ở vụ án này cô gái sau khi tát cảnh sát đã có hành vi ăn vạ. Như vậy mức độ vi phạm của cô gái không phải là quá nhẹ. Tôi cho rằng trong vụ án này, án treo thì nhẹ, mà phạt tù thì nặng. Nếu tôi là thẩm phán thì tôi sẽ ra hình phạt thế nào? Quả thật tôi cảm thấy rất khó khăn. Với khung hình phạt của luật pháp Việt Nam như vậy, tôi đành lòng tuyên phạt 6 tháng tù giam. Mức tuyên phạt như vậy vẫn tạo ra dư luận xã hội, và nhất là những người chống lại chế độ sẽ lợi dụng phóng đại tuyên truyền những bất đối xứng giữa dân chúng và công quyền nhằm tạo ra khoảng cách giữa người dân và chế độ. Có lẽ khi tuyên phạt cần phải cân nhắc mức độ ảnh hưởng trong xã hội và những hệ quả của nó.

Như vậy tôi cho rằng phiên tòa phúc thẩm sẽ giảm án cho cô gái. Mức hình phạt án treo hay giảm thời gian giam giữ sẽ phụ thuộc vào áp lực giữa Bộ Công an và dư luận xã hội. Áp lực nào mạnh hơn phán quyết của phiên tòa phúc thẩm sẽ theo hướng đấy.

- Nhận 9 tháng tù vì tát CSGT, thiếu nữ ngất lịm
 Nhận định hành vi tát nam cảnh sát giao thông của nữ sinh lớp 12 Phạm Thị Mỹ Linh rất manh động, gây ảnh hưởng xấu an ninh trật tự..., TAND quận 12 (TP HCM) tuyên phạt bị cáo 9 tháng tù. Nghe xong bản án, Linh ngất xỉu trong vòng tay người thân.> Hàng trăm người dự phiên xử thiếu nữ tát CSGT
Sáng hôm nay, trả lời HĐXX, Linh thừa nhận hành vi tấn công CSGT là sai. Cô nữ sinh lớp 12 khai do gia đình khó khăn, nhà chỉ có một chiếc xe máy, nếu bị cảnh sát lập biên bản tạm giữ xe sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống nên đã lao vào ngăn cản.
Linh nói: "Bị cáo biết lỗi rồi. Bị cáo mong được tha thứ để tiếp tục được đi học để nuôi mẹ, nuôi em...". Ảnh: Quốc Thắng.
Theo bị cáo Linh, lúc đó do quá kích động khi thấy mẹ khóc còn 2 cảnh sát liên tục lôi kéo, đập vào xe nên đã đẩy họ ra đường và... tấn công. Tuy nhiên cách lý giải này không được đại diện VKS chấp nhận bởi cho rằng Linh không thể bị "kích động" trước hành động đúng pháp luật của CSGT.
Có mặt tại tòa, mẹ Linh cũng thừa nhận con gái đã hành xử sai. Bà bảo sau khi ly hôn, 3 mẹ con sống với nhau, do bươn chải với cuộc sống nên bà ít quan tâm, dạy dỗ đúng mức con cái.
Trong phần buộc tội, đại diện VKS lên án hành vi xem thường pháp luật của bị cáo Linh và đề nghị HĐXX tuyên phạt cô từ 6 đến 9 tháng tù về tội "chống người thi hành công vụ".
Bào chữa cho Linh, luật sư không tranh luận về tội danh của thân chủ mà chỉ đưa ra những tình tiết giảm nhẹ. Từ đó, ông đề nghị HĐXX cho Linh được hưởng án treo.
Trong lời nói sau cùng, cô gái 18 tuổi nghẹn giọng, mắt đỏ hoe: "Bị cáo biết lỗi rồi. Bị cáo mong được tha thứ để tiếp tục được đi học để nuôi mẹ, nuôi em...".
Linh ngất xỉu khi nhận 9 tháng tù. Ảnh: Quốc Thắng.
Giờ nghị án, Linh ngồi lặng lẽ, cúi đầu và liên tục thở dài. Hỏi vì sao lại có hành động "quá đáng" như vậy với cảnh sát giao thông, cô bật khóc: "Lúc đó em chẳng suy nghĩ được gì. Thấy mẹ khóc em thương quá... Về nhà em hối hận nhiều lắm. Biết mình sai, em đã đi tìm các anh ấy để nói một lời xin lỗi nhưng không gặp".
Với nhận định, Linh chưa phạm tội lần nào, nhân thân tốt... nhưng hành vi lại manh động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của lực lượng làm nhiệm vụ và an ninh trật tự xã hội, HĐXX tuyên phạt bị cáo 9 tháng tù giam.
Sau khi nghe tuyên án, hai dòng nước mắt lăn dài trên mặt, Linh lặng thinh một lát rồi ngã khụy xuống ghế.
Quốc Thắng

- Thiếu nữ tấn công cảnh sát giao thông lĩnh án 9 tháng tù


- Thiếu nữ tát CSGT giữa phố có dấu hiệu bệnh thần kinh

(VTC News) – Đã 4 ngày kể từ khi sự việc xảy ra, Thượng sĩ Nguyễn Đức Ánh vẫn nhớ như in cảm giác khi bị thiếu nữ tát bôm bốp liên tiếp vào mặt. 
Ngay sau khi xuất hiện đoạn clip thiếu nữ tát CSGT giữa chốn đông người gây bức xúc cho cộng đồng mạng, chiều 6/7, PV VTC News đã tìm đến trụ sở Đội CSGT quận 12 để tìm hiểu vụ việc.
Thông tin ban đầu, theo sự phân công của BCH Đội, chiều 2/7, Thượng sĩ Nguyễn Đức Ánh và học viên CSGT Vũ Quang Long thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở tuyến đường Lê Văn Khương (phường Thới An, Q.12).


Khoảng 17h chiều cùng ngày, khi nhìn thấy chị Trương Thị Hạnh (SN 1974) điều khiển xe Wave S (BKS 54Y2 – 5845) lưu thông chở 3 (chở thêm 1 nam, 1 nữ), 2 CSGT nói trên đã thực hiện lệnh dừng xe, yêu cầu kiểm tra các loại giấy tờ cần thiết.
Thiếu nữ tát CSGT giữa phố có dấu hiệu bệnh thần kinh
Cảnh chụp từ clip. 

Sau khi dừng xe, thực hiện đầy đủ điều lệnh ngành, Thượng sĩ Ánh đề nghị người vi phạm xuất trình các giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng kí xe, CMND… thì ngay lập tức chị Hạnh trả lời chỉ có giấy đăng kí xe.

Anh Ánh đã giải thích rõ ràng với người vi phạm, rằng nếu như thế sẽ lập biên bản, tạm giữ phương tiện. Nghe vậy, đối tượng Hạnh đã giật lấy biên bản, lấy lại giấy đăng kí xe, buông ra những lời lăng mạ người đang thi hành nhiệm vụ, rồi cùng với con là Phạm Thị Mỹ Linh (SN 1993) níu giữ xe lại, không cho mang xe đi tạm giữ.
Vì thấy 2 CSGT này có hành động quá cương quyết, Mỹ Linh đã liên tục xô đẩy học viên Vũ Quang Long, làm anh này suýt té ngã. Đồng thời, Mỹ Linh đã tát vào má của anh Long liên tục 3 cái, đồng thời la hét ầm ĩ, tự mình té ngã xuống đất để gây sự chú ý của người đi đường.  
Thiếu nữ tát CSGT giữa phố có dấu hiệu bệnh thần kinh
Với sự bình tĩnh trong hành động với đối tượng quá khích, hai CSGT Ánh và Long đã làm người dân khi chứng kiến sự việc phải khâm phục (Ảnh: N.D) 

Vì thấy sự việc quá căng thẳng, 2 chiến sĩ CSGT nói trên đã gọi điện đề xuất Công an phường Thới An hỗ trợ, và báo sự việc cho lãnh đạo BCH Đội CSGT Q.12 trực. Ngay cả khi có sự xuất hiện của đại diện Công an phường, Mỹ Linh vẫn tiếp tục có các hành vi quá khích tương tự, khiến cho giao thông vào thời điểm đó bị tắc nghẽn.

Được sự khuyên bảo của 1 người thanh niên khác, cuối cùng mẹ con Trương Thị Hạnh mới đồng ý cho CSGT lập biên bản, tạm giữ phương tiện và giấy tờ xe để tiến hành giải quyết vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ này.
Được biết, Phạm Thị Mỹ Linh có tiền sử bệnh tim, và đôi lúc có dấu hiệu lên cơn của bệnh thần kinh. Thay mặt cho con mình, chị Trương Thị Hạnh đã thừa nhận các hành vi sai trái của mình và con mình, và cũng muốn gặp 2 chiến sĩ CSGT Ánh, Long để xin lỗi.
Theo Trung tá Lê Văn Rẫy – Đội trưởng Đội CSGT Q.12, BCH Đội đã quyết định lập biên bản, tiến hành xử phạt chị Trương Thị Hạnh với 3 lỗi vi phạm gồm chở 3 người, không có giấy phép lái xe và CMND khi lưu thông trên đường, cản trở người thi hành công vụ. Với những lỗi vi phạm nói trên, mức phạt căn cứ theo pháp luật quy định sẽ là trên 2 triệu đồng.
Chia sẻ cảm xúc cùng VTC News, Thượng sĩ Nguyễn Đức Ánh nói rằng, dù đã 2 năm làm cảnh sát, với trách nhiệm của một người CSND, khi ra đường, tiếp xúc với người dân “bắt buộc chúng tôi phải giữ bình tĩnh, không được nóng nảy, không được có các hành vi sai trái, trách nhiệm là chỉ biết làm việc theo đúng lương tâm. Cho tới giờ và mãi về sau, tôi sẽ không thể nào quên được sự việc đáng nhớ này”.
Hiện vụ việc đang được chuyển về cho Đội điều tra tổng hợp – Công an Q.12 tiếp tục làm rõ.


-Cư dân mạng xôn xao video thiếu nữ tát CSGT
(VTC News) - Video quay cảnh 2 cô gái dù đi sai đường nhưng vẫn chống đối, tát liên tiếp vào mặt cảnh sát giao thông rồi...ngất xỉu.

Một video hiện đang làm cư dân mạng xôn xao, quay cảnh thiếu nữ tóc vàng tát liên tiếp vào mặt CSGT. Tuy nhiên, hai anh CSGT này rất bình tĩnh nhắc nhở, không hề có hành động xúc phạm cô gái.

Nhiều cư dân mạng đã phẫn nộ trước hành động "vừa ăn cướp, vừa la làng" của cô gái tóc vàng và khâm phục cách xử lý của hai CSGT.




Video cô gái vi phạm luật giao thông nhưng chống đối, tát CSGT. Nguồn: Youtube. 
Người đưa video này lên mạng cho hay, video được quay tại: đường Lê Văn Khương, phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh lúc 5 giờ chiều ngày 2/7 năm 2011.

Tổng số lượt xem trang