Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố bị can vụ án 194 phố Huế


-Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố bị can vụ án 194 phố Huế (Dân trí)- Ngày 10/4, theo nguồn tin riêng của Dân trí, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao đã có Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Ngọc Chung, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sau khi Báo Dân trí đăng tải gần 20 bài báo phản ánh các dấu hiệu sai phạm trong vụ án 194 phố Huế, đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của đông đảo bạn đọc. (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ban hành Quyết định số 04/VKSTC – C6 (P3) ngày 10/4/2012 nêu rõ: Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 27/VKSTC-C6 (P3) ngày 28/10/2011 của Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về tội: “Ra quyết định trái pháp luật” quy định tại Điều 296 Bộ Luật hình sự, xảy ra tại Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Kết quả điều tra có đủ căn cứ xác định: Ngày 6/1/2009, Trịnh Ngọc Chung, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng ký Quyết định thi hành án số 03/QDDTHA để thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự số 143/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP. Hà Nội buộc Công ty TNHH Bắc Sơn phải trả nợ cả gốc và lãi cho Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy, số tiền 25.547.337.500đồng sau đó tiến hành lập hồ sơ giải quyết thi hành án theo quy định.
Ngày 21/12/2010, Tòa án Nhân dân tối cao có quyết định số 18/KDTM-GĐT hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận tự nguyện của các đương sự số 143/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP. Hà Nội, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP. Hà Nội để xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Ngày 14/4/2011, Trịnh Ngọc Chung đã ký quyết định số 32, 33 đình chỉ thi hành án đối với quyết định số 143/QĐST-KDTM nói trên.
Trong quá trình tổ chức thi hành án, Trịnh Ngọc Chung đã chỉ đạo cán bộ giúp việc làm lại và ghi thêm nội dung vào các văn bản giải quyết thi hành án quan trọng, với nội dung trái với yêu cầu của người phải thi hành án; đồng thời giả mạo ký tên các cán bộ của các cơ quan chuyên môn quận Hai Bà Trưng trong biên bản kê biên tài sản ngày 24/4/2009 để làm thủ tục chuyển bán đấu giá nhà 194 phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội trái pháp luật.
Ngày 23/6/2011, TAND TP. Hà Nội đã có thông báo việc thụ lý vụ án số 517/TB-TLVA, nhưng ngày 28/6/2011, Trịnh Ngọc Chung vẫn ký quyết định cưỡng chế giao nhà số 07, và ngày 7/7/2011 đã tổ chức cưỡng chế giao nhà 194 phố Huế cho người trúng đấu giá trái với Điều 50 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, xâm phạm hoạt động đúng đắn của Cơ quan Thi hành án, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Hành vi nêu trên của Trịnh Ngọc Chung đã phạm tội “Ra quyết định trái pháp luật” quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự.
Căn cứ các Điều 34 và 126 Bộ luật tố tụng hình sự Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung, chấp hành viên, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng (sinh ngày 27/7/1959, nơi đăng ký HKTT: số 37, ngõ Hậu Khuông, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội: “Ra quyết định trái pháp luật” quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự.
Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung của Cơ quan Điều tra VKSNDTC
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Xin được nhắc lại, sau khi Dân trí đăng tải nhiều bài phản ánh các dấu hiệu sai phạm trong vụ án 194 phố Huế đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của đông đảo bạn đọc trong cả nước.
Tuy nhiên, ngày 23/8/2011, ông Dương Minh Công, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội ký công văn số 1376/THA, gửi Báo Dân trí “xin” tòa soạn để dừng đăng vụ việc này. Tuy nhiên, với nội dung đề nghị “không chính đáng” trên, nên Báo Dân trí tiếp tục có hàng loạt bài phân tích, “lật tẩy” nhiều góc cạnh của vụ án, góp phần giúp Cơ quan điều tra làm sáng tỏ “kỳ án” này.
Như vậy, sau hơn 20 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế đến nay đã có kết quả của vụ việc. Đây là một trong những vụ án được đông đảo bạn đọc Dân trí quan tâm và gây bức xúc dư luận tại Hà Nội trong thời gian qua.
 
“Điều 296 Bộ luật hình sự
Tội ra quyết định trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Báo Dân trí sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin về vụ việc trên khi có diễn biến mới.
Vũ Văn Tiến
Đề nghị làm rõ “động cơ” can thiệp báo chí vụ án 194 phố Huế
(Dân trí) – Một bạn đọc gửi ý kiến về tòa soạn báo Dân trí đề nghị Tổng cục Thi hành án (Bộ Tư pháp), xem xét lại động cơ của công văn 1376/THA ngày 23/08/2011 của ông Dương Minh Công, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội.
 >>  Tại sao Cơ quan điều tra khởi tố vụ án 194 phố Huế?
 >>  Viện KSND Tối cao khởi tố vụ án hình sự 194 phố Huế
Ngay cả với Viện KSND, Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng còn ngang nhiên biến“không thành có”, vậy thì đối với những người dân bình thường, Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng còn có thể “hô phong hoán vũ” thế nào?
Sau khi Dân trí đăng tải gần 20 bài báo phản ánh các dấu hiệu sai phạm trong vụ án 194 phố Huế, đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của đông đảo bạn đọc.
Kết quả bước đầu sau loạt bài trên là việc Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Ra quyết định trái pháp luật" xảy ra tại Chi cục Thi hành án Hai Bà Trưng.
Liên quan đến vụ án này, báo Dân trí đã nhận được hàng nghìn phản hồi của bạn đọc.
Trong số đó, có phản hồi của bạn đọc Phạm Xã Hội (email:xahoi@yahoo.com.vn) gửi lời cảm ơn báo Dân trí đã dũng cảm theo đuổi và vạch trần vụ việc.
Bạn đọc này nhấn mạnh: “Liên quan đến vụ việc mà báo Dân trí đăng tải, đã có nhiều ý kiến và tôi nghĩ những vấn đề khác để Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
Chỉ riêng với hai lỗi tóm tắt nêu ở trên (Chống lệnh cấp trên và gian dối để che mắt thiên hạ nhằm đạt mục đích cá nhân), Cơ quan Thi hành án quận Hai Bà Trưng mà cụ thể là ông Trịnh Ngọc Chung (và cả những người khác liên quan) nên bị tạm đình chỉ công tác ngay (đặc biệt là tạm dừng chức vụ để tránh hậu quả tiếp theo có thể xảy ra), và tôi hy vọng pháp luật sẽ xử lý nghiêm minh để làm gương răn đe những cán bộ công quyền khác.
Bên cạnh đó tôi thấy có 3 vấn đề cần đặt ra và báo Dân trí cần chuyển đến các cơ quan chức năng khác để làm rõ:
1. Việc Viện KSND quận Hai Bà Trưng với chức năng kiểm tra và giám sát của mình đã không tham gia vào vụ cưỡng chế khi còn chưa rõ ràng là đáng hoan nghênh về mặt tinh thần, nhưng còn về trách nhiệm, Viện KSND quận Hai Bà trưng đã có biện pháp, hành động nào (ngoài việc không tham gia) để ngăn chặn việc cưỡng chế không đúng đó ? Nếu có thì tại sao sự việc vẫn xảy ra và ách tắc ở đâu ?
2. Đề nghị báo Dân trí yêu cầu Tổng cục Thi hành án (Bộ Tư pháp), xem xét lại động cơ của công văn 1376/THA ngày 23/08/2011 của ông Dương Minh Công, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội ? Tại sao lại can thiệp một cách trắng trợn như vậy? Cần xem xét và chí ít nên điều chuyển công việc ngay với những người ở cương vị như vậy để tránh việc xin xỏ cho những người làm sai.
3. Đề nghị báo Dân trí kiểm tra và thông báo lại theo quy định của Luật Báo chí cũng như các văn bản pháp luật khác liên quan, thì khi các Báo đã có văn bản gửi đến các cơ quan liên quan thì sau bao lâu phải có văn bản trả lời dù là văn bản trả lời phải đợi chờ một khoảng thời gian nào đó vì những lý do này kia... Hay phải chăng Tổng cục Thi hành án (Bộ Tư pháp) và Cục Thi hành án TP Hà Nội không cần thiết phải trả lời các cơ quan báo chí ?”.
Điều 8 Luật Báo chí
Trả lời trên báo chí
Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí.
Tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời về vấn đề mà báo chí đã thông tin; cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời.
Cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân về những việc có dấu hiệu phạm tội thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dân bằng văn bản; cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát có trách nhiệm thụ lý và trả lời cho báo chí cách giải quyết.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến

-Xét xử vụ án kinh doanh thương mại liên quan đến ngôi nhà 194 phố Huế(Dân trí) - Liên quan đến vụ án 194 phố Huế, ngày 28 và 29/9/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử vụ án Vụ án kinh doanh thương mại số 96/2011/TLST-KDTM giữa nguyên đơn là Ngân hàng Công thương và bị đơn là Công ty TNHH Bắc Sơn.


Các cơ quan chức năng đang khẩn trương làm rõ
các dấu hiệu sai phạm trong  vụ cưỡng chế ngôi nhà 194 phố Huế.
Chưa là phán quyết cuối cùng
Năm 2002, ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (viết tắt là NHCT Cầu Giấy) và công ty TNHH Bắc Sơn (viết tắt là Công ty Bắc Sơn) đã ký 03 hợp đồng tín dụng. Cụ thể là:
Hợp đồng tín dụng cho vay trung hạn số 01/NHCG ngày 08/8/2002:NHCT Cầu Giấy cho Công ty Bắc Sơn vay 10 tỷ đồng để đầu tư nhà máy lắp đặt xe máy tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; thời hạn vay 5,5 năm, lãi suất 0,75%/tháng, quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.
Hợp đồng tín dụng này được bảo đảm bằng :
“Hợp đồng bảo lãnh thế chấp tài sản” ngày 05/8/2002, tài sản bảo lãnh là toàn bộ quyền sở hữu ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại 194 phố Huế do ông Hoàng Đình Mậu và bà Nguyễn Thị Thu Hồng cam đoan là chủ sở hữu. Số tiền bảo lãnh vay là 5 tỷ đồng, thời hạn bảo lãnh là 6 năm. Hợp đồng này được Công chứng viên phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội chứng nhận ngày 05/8/2002.
Cầm cố 09 bộ dây chuyền lắp ráp xe máy theo Hợp đồng cầm cố tài sản ngày 23/8/2002 của công ty Bắc Sơn với NHCT Cầu Giấy. Hợp đồng này được Công chứng viên phòng Công chứng số 3 thành phố Hà Nội chứng nhận ngày 23/8/2002.
Thế chấp toàn bộ giá trị tài sản hình thành của dự án đầu tư “xây dựng nhà xưởng và các thiết bị” được dùng làm tài sản bảo đảm cho vốn vay đầu tư của dự án;
Hợp đồng tín dụng cho vay dài hạn số 02/NHCG ngày 10/10/2002, NHCT Cầu Giấy cho công ty Bắc Sơn vay 5 tỷ đồng, thời hạn 5,5 năm, lãi suất 0,75%/tháng, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay là toàn bộ quyền sở hữu nhà xưởng, máy móc, thiết bị và quyền sử dụng 7.774 m2 đất của công ty Bắc Sơn tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội theo hợp đồng thế chấp ngày 18/12/2002.
Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 01/HĐTD ngày 18/12/2002: Công ty Bắc Sơn vay của NHCT Cầu Giấy 5 tỷ đồng để mua linh kiện nội địa hóa để lắp xe máy, thời hạn 03 tháng, lãi suất cho vay 0,75% tháng; lãi suất nợ quá hạn là 1,15%/tháng. Tài sản thế chấp là toàn bộ quyền sở hữu 2100 m2nhà xưởng sản xuất xe máy số 2 Cầu Tiên, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Ngày 30/12/2005, Công ty Bắc Sơn trả cho Ngân hàng 5 tỷ đồng tiền gốc thu được từ việc bán đấu giá tài sản thế chấp tại số 2 Cầu Tiên, Thanh Trì, Hà Nội.
Theo đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án buộc Công ty Bắc Sơn phải thanh toán toàn bộ số nợ gốc và nợ lãi của các Hợp đồng trên.
Phía Công ty Bắc Sơn không chấp nhận các yêu cầu của NHCT và đề nghị Tòa án tuyên bố vô hiệu tất cả các hơp đồng cầm cố, thế chấp giữa hai bên.
Chiều ngày 29/9/2011, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra phán quyết tuyên Hợp đồng cầm cố quyền sở hữu nhà xưởng, máy móc, thiết bị và quyền sử dụng 7.774 m2 đất của công ty Bắc Sơn tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội và Hợp đồng thế chấp toàn bộ quyền sở hữu 2100 m2 nhà xưởng sản xuất xe máy số 2 Cầu Tiên, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội vô hiệu do các quy định cho vay tín dụng và không tuân thủ yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản.
Tuy nhiên, HĐXX vẫn công nhận tính hợp pháp của Hợp đồng bảo lãnh bằng thế chấp tài sản là quyền sở hữu ngôi nhà và quyền sử dụng đất 194 phố Huế. Tòa buộc Công ty TNHH Bắc Sơn phải thanh toán cho Ngân hàng Công thương Việt Nam số tiền nợ gốc và nợ lãi trên 32 tỷ đồng.
Theo Điều 245 Bộ Luật tố tụng dân sự thì các đương sự có quyền kháng cáo đối với Bản án của Tòa án cấp Sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     Về
Về vấn đề này, luật sư Trương Quốc Hòe, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Bắc Sơn cho biết, Công ty Bắc Sơn sẽ thực hiện quyền kháng cáo và tiếp tục yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu hợp đồng bảo lãnh này tại phiên tòa Phúc thẩm tới. Ông Hòe cho biết, các dấu hiệu “vô hiệu” của hợp đồng bảo lãnh này tương đối rõ ràng vì tại thời điểm ký kết hợp đồng, ngôi nhà 194 phố Huế không đủ điều kiện giao dịch do đang bị phong tỏa kê biên và không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc xét xử Vụ án kinh doanh thương mại giữa Ngân hàng Công thương và Công ty Bắc Sơn không ảnh hưởng đến việc điều tra, xác minh các sai phạm trong quá trình kê biên, bán đấu giá ngôi nhà 194 phố Huế.
Luật sư Trương Quốc Hòe cũng cho biết, nếu quá trình kê biên, bán đấu giá ngôi nhà 194 phố Huế là vi phạm pháp luật thì kết quả xét xử của Vụ án kinh doanh thương mại giữa NHCT và Công ty Bắc Sơn dù có thế nào cũng không làm thay đổi bản chất của sự việc này.
Theo tin của chúng tôi, hiện nay các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục xác minh các dấu hiệu sai phạm trong việc kê biên, bán đấu giá ngôi nhà 194 phố Huế. Nếu có đủ căn cứ để chứng minh cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê biên, cưỡng chế tài sản này thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ khởi tố vụ án đưa ra xét xử độc lập.
Ngoài ra, sau khi Báo Dân trí phản ánh các dấu hiệu sai phạm của Cơ quan Thi hành án dân sự Quận Hai Bà Trưng trong việc thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế, đã có rất nhiều cơ quan báo chí uy tín và Đài truyền hình Việt Nam vào cuộc cùng đồng hành với Dân trí để làm rõ những khuất tất liên quan đến vụ án này, như: Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Lao động, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Điện tử Công luận, Báo Điện tử Vietnamnet, Báo Công an Nhân dân…
Trước các “góc khuất” của vụ án trên được cơ quan báo chí phanh phui, Viện KSND Tối cao đã ban hành công văn gửi Viện KSND Hà Nội nêu rõ: Để có căn cứ báo cáo lãnh đạo Viện KSND Tối cao, yêu cầu Viện KSND Hà Nội báo cáo bằng văn bản về việc kiểm sát Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng tổ chức cưỡng chế thi hành án tại số nhà 194 phố Huế (liên quan đến sự việc này ngày 4/3/2011, Viện KSND Tối cao đã có công văn số 429/VKSNDTC-V10 yêu cầu Viện KSND Hà Nội báo cáo việc giải quyết đơn do Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XII chuyển, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản phúc đáp).
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên khi có diễn biến mới.
Vũ Văn Tiến

-Xét xử vụ án kinh doanh thương mại liên quan đến ngôi nhà 194 phố Huế(Dân trí) - 

 >>  Sự thật không thể che đậy trong vụ án 194 phố Huế-
-Cưỡng chế, trao lại nhà 194 Phố Huế cho người trúng đấu giá(Tamnhin.net) - Ngày 21/9, Cơ quan Công an Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội đã tổ chức cưỡng chế, trao lại ngôi nhà 194 Phố Huế cho người mua thông qua đấu giá do Công ty CP đấu giá nhà Hà Nội tổ chức ngày 24/8/2009.

Hình ảnh chụp sáng 21/9

Sự việc đã thu hút sự chú ý của khá đông người đi đường và người dân. Nhà số 194, phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội  là tài sản mà chủ sở hữu Cty TNHH Bắc Sơn đã đem thế chấp để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng giữa Cty Bắc Sơn với Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Do Cty Bắc Sơn không trả được nợ,  Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã khởi kiện ra tòa để đòi nợ.

Sau đó, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hai Bà Trưng đã ủy quyền cho Cty cổ phần bán đấu giá Hà Nội bán đấu giá phần tài sản bị kê biên là 139,68m2 đất và nhà số 194 phố Huế. Sau khi thông báo công khai, ngày 24/8/2009, phiên bán đấu giá được thực hiện. Sau hai vòng, ông Đặng Văn Thoán, trú tại 59 Phương Mai, Hà Nội đã trúng đấu giá.

Tuy nhiên, sau khi nhận bàn giao nhà từ Cơ quan thi hành án Q. Hai Bà Trưng và các ngành có liên quan, căn nhà 194 phố Huế bị chủ cũ của ngôi nhà liên tục khóa trái, không cho người trúng đấu giá là ông Thoán vào bên trong.

T.T-
-Cưỡng chế, trao lại nhà 194 Phố Huế cho người trúng đấu giá
-Những dấu hỏi lớn về 31 tỷ đồng trong vụ án 194 phố Huế
- Tòa án Hà Nội xét xử lại vụ án 194 phố Huế (Dân trí). Dân trí đã có gần 20 bài viết phân tích các “góc khuất” của vụ việc được dư luận đặc biệt quan tâm tại Hà Nội.” Xét xử lại “kỳ án” ngôi nhà 194 Phố Huế (Landtoday).


-
-- Lật tẩy hành vi “gian dối” trong vụ án 194 phố Huế (DT).

-- Vụ Công ty TNHH Bắc Sơn, 194 phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội: Vụ thi hành án gây bức xúc dư luận ở Hà Nội (DT).
Sau hơn 10 bài báo “phanh phui” hàng loạt các dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ án 194 phố Huế mà Dân trí đưa tin, đã có rất nhiều cơ quan báo chí khác tiếp tục "lật tẩy" góc khuất vụ việc này. Dưới đây là bài viết vừa đăng trên Báo Nhân dân.

 >>  Yêu cầu Viện KSND Hà Nội báo cáo vụ 194 phố Huế
 >>  Viện KSND Tối cao vào cuộc vụ thi hành án tại 194 phố Huế
 >>  Sự thật không thể che đậy trong vụ án 194 phố Huế
 >>  Những “bí mật” vụ cưỡng chế ngôi nhà 194 phố Huế “lộ sáng”
Mấy tháng gần đây, dư luận ở Hà Nội đang xôn xao về một vụ thi hành án dân sự ở quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội bởi sự ngang nhiên coi thường pháp luật của Chi cục Thi hành án dân sự quận này. Ðó là vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng Công thương Việt Nam (nay là Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam - Vietinbank) và bị đơn là Công ty TNHH Bắc Sơn có trụ sở tại 194 phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Khởi nguồn của việc tranh chấp là do trong năm 2002, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy cho Công ty TNHH Bắc Sơn vay tiền theo ba hợp đồng tín dụng để Công ty TNHH Bắc Sơn xây dựng nhà máy sản xuất xe gắn máy hai bánh của Trung Quốc, tổng cộng số tiền là 20 tỷ đồng.
Bài trên Báo Nhân dân, số 20429, ngày 12/8/2011 (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Ðể bảo đảm cho các khoản vay nêu trên, Công ty TNHH Bắc Sơn đã đưa tài sản thế chấp gồm: thế chấp cho khoản vay của hợp đồng số 01/NHCG - Công ty TNHH Bắc Sơn ngày 8-8-2002 là toàn bộ ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại 194 phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã được ông Hoàng Ðình Mậu và bà Nguyễn Thị Thu Hồng ký bảo lãnh ngày 5-8-2002 tại Phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội; thế chấp cho khoản vay của hợp đồng số 02/NHCG - Công  ty  TNHH  Bắc  Sơn  ngày  10-10-2002 là toàn bộ quyền sở hữu nhà xưởng, máy móc thiết bị và 7.774 m2 đất tại xã Nam Hồng, huyện Ðông Anh, Hà Nội thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH Bắc Sơn; thế chấp cho khoản vay của hợp đồng số 01/HÐTD ngày 18-12-2002 là xưởng sản xuất xe gắn máy số 2 Cầu Tiên, Thanh Trì, Hà Nội.
Ngày 30-12-2005, Công ty TNHH Bắc Sơn trả cho Ngân hàng năm tỷ đồng thu được từ việc bán đấu giá tài sản thế chấp tại số 2 Cầu Tiên, Thanh Trì, Hà Nội. Số tiền này được trừ vào nợ gốc của hợp đồng tín dụng số 01/HÐTD ngày 18-12-2002. Còn số tiền nợ gốc của hai hợp đồng số 01/NHCG - Công ty TNHH Bắc Sơn ngày 8-8-2002 và hợp đồng số 02/NHCG - Công ty TNHH Bắc Sơn ngày 10-10-2002 là 15 tỷ đồng, cũng như khoản tiền lãi phát sinh của cả ba hợp đồng, Công ty TNHH Bắc Sơn vẫn chưa thanh toán trả Ngân hàng.
Ngày 22-8-2007, Ngân hàng Công thương Việt Nam có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án buộc Công ty TNHH Bắc Sơn phải trả cho Ngân hàng các khoản: Nợ gốc của hai hợp đồng số 01/NHCG - Công ty TNHH Bắc Sơn ngày 8-8-2002 và hợp đồng số 02/NHCG - Công ty TNHH Bắc Sơn ngày 10-10-2002 là 15 tỷ đồng; nợ lãi của ba hợp đồng nêu trên tính đến ngày 30-11-2007 là 10.547.337.500 đồng.
Ngày 11-12-2007, các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án kinh doanh thương mại nói trên và Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, ngày 20-12-2007 đã quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau: Công ty TNHH Bắc Sơn xác nhận còn nợ Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy số tiền đã vay theo ba hợp đồng tín dụng: tổng cộng cả gốc và lãi là 25.547.337.500 đồng (hai mươi lăm tỷ, năm trăm bốn bảy triệu, ba trăm ba bảy nghìn, năm trăm đồng). Công ty TNHH Bắc Sơn cam kết trả Ngân hàng Công thương Việt Nam số tiền nợ gốc 15 tỷ đồng nêu trên trong vòng ba tháng kể từ ngày 19-12-2007. Nếu Công ty TNHH Bắc Sơn thực hiện đúng lịch trình trả nợ gốc như cam kết thì Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy sẽ làm thủ tục, hồ sơ xem xét miễn giảm lãi cho Công ty TNHH Bắc Sơn.
Trong trường hợp Công ty TNHH Bắc Sơn không trả được khoản nợ gốc và khoản nợ lãi (sau khi đã được Ngân hàng Công thương Việt Nam xem xét miễn giảm lãi) như đã cam kết ở trên thì Ngân hàng Công thương Việt Nam có quyền xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Công thương Việt Nam được tiếp tục giữ và quản lý hồ sơ thế chấp của các tài sản thế chấp đã nêu ở trên, nhưng phải tạo điều kiện để Công ty TNHH Bắc Sơn thực hiện việc bán các tài sản thế chấp trả nợ cho Ngân hàng. Nếu Công ty TNHH Bắc Sơn có yêu cầu photo các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ thế chấp thì Ngân hàng sẽ có trách nhiệm đáp ứng.
Tuy nhiên, thỏa thuận nói trên đã không được tôn trọng. Theo đơn tố giác tội phạm đề ngày 10-7-2011 của ông Hoàng Ngọc Minh, đại diện Công ty TNHH Bắc Sơn, thì sau khi thỏa thuận có hiệu lực pháp luật, phía Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy không thực hiện như cam kết là tạo điều kiện để Công ty TNHH Bắc Sơn bán tài sản là Nhà máy lắp ráp xe máy tại Nam Hồng, Ðông Anh, Hà Nội. Nhiều lần khách hàng đến mua, nhưng Ngân hàng đều làm khó và đặc biệt là không cho khách hàng xem giấy tờ đang cầm cố, thậm chí còn có công văn đề nghị Công ty Cổ phần Bán đấu giá Hà Nội không bán tài sản thế chấp do Ngân hàng đang quản lý. Do vậy, Công ty TNHH Bắc Sơn đã làm đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét lại quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ngày 20-12-2007.
Theo đó, ngày 4-9-2009, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 29/QÐ-KNGÐT-V12 kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QÐST-KDTM ngày 20-12-2007 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội và đề nghị Hội đồng xét xử Tòa kinh tế Tòa án Nhân dân tối cao xét xử theo hướng hủy Quyết định công nhận sự thỏa thuận nói trên; giao hồ sơ cho Tòa án Nhân dân TP Hà Nội giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật. Tạm đình chỉ thi hành quyết định sự thỏa thuận của các đương sự, để chờ kết quả xét xử giám đốc thẩm.
Ngày 21-12-2010, Tòa kinh tế Tòa án Nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy (nay là chi nhánh Nam Thăng Long) và bị đơn là Công ty TNHH Bắc Sơn do ông Hoàng Ngọc Minh, Giám đốc Công ty làm đại diện. Kết quả, Hội đồng Giám đốc thẩm đã quyết định: Hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QÐST-KDTM ngày 20-12-2007 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án Nhân dân TP Hà Nội để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tiến trình giải quyết vụ việc đến đây đã và đang theo đúng các quy định của pháp luật. Thế nhưng, ngay sau đó sự bất thường đã xảy ra. Cụ thể là, ngày 9-5-2011, Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã ra Thông báo số 04/TB-THA, về việc Chuyển dọn tài sản để trả nhà đất cho người mua được Tài sản bán đấu giá, trong đó nêu rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày 10-5-2011 đến hết ngày 24-5-2011, Công ty TNHH Bắc Sơn do ông Hoàng Ngọc Minh làm đại diện phải chuyển toàn bộ tài sản của công ty, của cá nhân và của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đang để tại 194 phố Huế để trả lại nhà đất cho người mua được tài sản đấu giá. Như vậy, trước đó, ngày 24-8-2009, Công ty Cổ phần Bán đấu giá Hà Nội đã tiến hành bán đấu giá căn nhà 194 phố Huế với giá hơn 31,5 tỷ đồng, trong khi giá thị trường tại thời điểm bán đấu giá như ông Hoàng Ngọc Minh cho biết là 70 tỷ đồng.
Ðáng nói hơn là ngày 23-6-2011, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã ra thông báo về việc thụ lý vụ án để giải quyết lại vụ án theo Thủ tục sơ thẩm theo quyết định Giám đốc thẩm ngày 21-12-2010 của Tòa án Nhân dân tối cao, nhưng chỉ năm ngày sau (ngày 28-6-2011), Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng lại ra quyết định cưỡng chế giao nhà, buộc ông Hoàng Ngọc Minh và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải giao một phần nhà cho ông Ðặng Văn Thoán là người được thi hành án. Quyết định do Chấp hành viên Trịnh Ngọc Chung ký, có hiệu lực kể từ ngày ký. Ngày hôm sau, chấp hành viên này lại ký ban hành thông báo Cưỡng chế Thi hành án. Và ngày 7-7-2011, Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà 194 phố Huế và giao cho người mua.
Ngày 11-7-2011, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã có Công văn gửi ông Hoàng Ngọc Minh đề nghị ông làm đơn đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không cho phép được chuyển dịch ngôi nhà 194 phố Huế (mua bán, chuyển nhượng, tặng cho...) để chờ Tòa án Nhân dân TP Hà Nội giải quyết.
Việc  thi hành bản án không có hiệu lực pháp luật và bán đấu giá nhà 194 phố Huế là tài sản đang bị kê biên của Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng và Công ty cổ phần bán đấu giá Hà Nội là một việc làm vi phạm nghiêm trọng pháp luật cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Mặt khác, cần làm rõ việc định giá và bán đấu giá nhà 194 phố Huế. Bởi dư luận đang cho rằng, việc bán với giá thấp  so với thực tế vừa gây thiệt hại cho Công ty TNHH Bắc Sơn, vừa có biểu hiện vụ lợi của một số người quyết tâm thi hành vụ việc này.
Theo Vũ Nam Hải
(Báo Nhân dân)
- Cơ quan Thi hành án đã “lấp liếm” sự thật vụ án 194 phố Huế — (DT).

(Dân trí)- Trước hai câu hỏi đầu tiên của PV Dân trí, ông Trịnh Ngọc Chung đã không thẳng thắn nhìn vào sự thật, đổ vấy các khuyết điểm đã mắc phải là do lỗi “đánh máy”. Vậy, với câu hỏi thứ ba của PV Dân trí, ông Chung sẽ trả lời ra sao?
 >>  Sự thật không thể che đậy trong vụ án 194 phố Huế
 >>  Những “bí mật” vụ cưỡng chế ngôi nhà 194 phố Huế “lộ sáng”
 >>  Lật lại hồ sơ bán đấu giá ngôi nhà 194 phố Huế
Đại diện gia đình số 194 phố Huế đau xót trình bày lại vụ việc cưỡng chế
có nhiều uẩn khúc trên (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Câu hỏi của thứ ba của PV Dân trí: Theo ông ngôi nhà 194 phố Huế không có sổ đỏ, chưa được giải toả kê biên thì có điều kiện để bán đấu giá được không?
Ông Trịnh Ngọc Chung trả lời câu hỏi này như sau:
“Kết quả xác minh cho thấy: nhà 194 phố Huế đứng tên kê khai cấp giấy CNQSDĐ là ông Hoàng Đình Mậu, ông Mậu đã có đơn xin sang tên trước bạ và đã được Sở nhà đất Hà Nội xác nhận đủ điều kiện để làm thủ tục đăng kí trước bạ vào ngày 5/4/1996; đến ngày 7/5/1996 ông Mậu có tờ khai lệ phí trước bạ đã được Phòng thuế trước bạ và thu khác xác nhận.
...Việc ông Mậu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do ngày 20/01/2000 Chấp hành viên Đội Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng (nay là Chi cục thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng) đã ra Thông báo số 02/TB-THA với nội dung:
Phong tỏa toàn bộ diện tích nhà đất trong khuôn viên nhà 194 phố Huế-Hà Nội để đảm bảo thi hành án. Yêu cầu ông Hoàng Đình Mậu và các công dân khác không được chuyển dịch quyền sở hữu nhà đất trong khuôn viên, không được cầm cố, thế chấp cho ở thuê, ở nhờ diện tích nhà đất tại 194 phố Huế… Phong tỏa này có hiệu lực kể từ ngày kí cho đến khi ông Mậu nộp tiền thi hành án xong. Thông báo được gửi cho các đương sự, ủy ban nhân dân phường Ngô Thị Nhậm và VKSND quận Hai Bà Trưng.
Cùng ngày 20/01/2000 Đội thi hành án quận Hai Bà Trưng đã có công văn số 79/CV-THA gửi cho Sở địa chính Hà Nội, phòng Địa chính quận Hai Bà Trưng và UBND phường Ngô Thị Nhậm đề nghị tạm thời chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nhà 194 phố Huế cho đến khi ông Mậu nộp tiền thi hành án xong.
Như vậy, căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ thì đã đủ điều kiện để kê biên, xử lý một phần nhà đất 194 phố Huế. Nội dung báo phản ánh có dấu hiệu vi phạm về quyền sử dụng đất, căn nhà số 194 phố Huế chưa xác định chủ sở hữu hợp pháp và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đủ điều kiện chuyển dịch bất động sản là không đúng
Theo Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng Luật sư INTERLA (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho hay: Ngôi nhà 194 phố Huế kê biên, bán đấu giá vào năm 2009, tức là được áp dụng theo tinh thần của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá. Khoản 2 Điều 2 Nghị định này quy định:“ Tài sản bán đấu giá là động sản, bất động sản và các quyền tài sản được phép giao dịch”. Theo hướng dẫn tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2003, quyền sử dụng đất được giao dịch khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: “a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Ðất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất”
Theo Luật sư Trương Quốc Hòe, thủ tục bán đấu giá ngôi nhà 194 phố Huế
có nhiều sai phạm nghiêm trọng (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Cũng theo luật sư Trương Quốc Hòe thì ông Trịnh Ngọc Chung căn cứ vào điểm b, Khoản 2, Điều 2 Nghị định 164/2004/NĐ-CP “về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất” cho rằng nhà và đất 194 đủ điều kiện kê biên, bán đấu giá tài sản vì: Ông Hoàng Đình Mậu (người phải thi hành án) tuy không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng được quyền sử dụng đất theo bản án dân sự phúc thẩm số 160/PT-DS ngày 25/7/1995 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, Bản án dân sự phúc thẩm số 160/PT-DS trên đã bị hủy bởi Quyết định giám đốc thẩm số 19/DS-GĐT ngày 28/01/1997 của TAND Tối cao. Sau đó, ngày 18 đến ngày 20/10/1999, TAND TP. Hà Nội đã tiến hành xét xử lại bằng Bản án dân sự phúc thẩm số 243/DSPT. Theo bản án này, ông Hoàng Đình Mậu phải thanh toáng tổng số tiền và lãi suất tạm tính đến 15/08/2009 là 942.456.111 đồng. Nhưng ông Mậu vẫn chưa thanh toán khoản tiền nói trên nên ngôi nhà 194 phố Huế đến nay vẫn bị phong tỏa để thi hành bản án đó.
Như vậy, ngôi nhà 194 phố Huế vi phạm 02 điều kiện giao dịch quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai là không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất bị phong tỏa, kê biên để bảo đảm thi hành án.
Việc Chi Cục THA căn cứ vào Bản án dân sự phúc thẩm số 160/PT-DS đã bị hủy bỏ để kê biên, bán đấu giá ngôi nhà 194 Phố Huế liệu có thực sự đảm bảo đúng các quy định của pháp luật?
Bên cạnh đó, trong công văn trả lời Báo Dân trí cũng như rất nhiều văn bản khác, Chi cục THA quận Hai Bà Trưng đều nêu rõ là chỉ kê biên, bán đấu giá, cưỡng chế đối với một phần nhà đất 194 phố Huế. Vậy một phần nhà đất 194 bị kê biên, bán đấu giá được xác định như thế nào? Ngôi nhà 194 có bao nhiêu phần, gồm những phần nào?
Tại công văn số 83/CV-THA ngày 09/09/2009, ông Trịnh Ngọc Chung nhấn mạnh: “Thực tế phần diện tích đất tại nhà 194 phố Huế hiện nay là phần diện tích của cả ba số nhà 192, 194 và 196 phố Huế có tổng diện tích mặt bằng là 172 m2. Theo văn bản này, tổng diện tích 172 m2 đó được chia làm 02 phần:
1. Phần diện tích mặt bằng 139,68m2 bị Cơ quan THADS quận Hai Bà Trưng đã ra quyết định kê biên tài sản số 22/QĐ-THA ngày 24/4/2009 để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng Công thương.
2. Phần diện tích 36 m2 tầng 1 phía nhà 196 phố Huế đã bị cơ quan THADS Thành phố Hà Nội ra thông báo phong tỏa theo quyết định của bản án số 15/KTST ngày 19/08/1997 của TAND TP. Hà Nội để buộc công ty TNHH Bắc Sơn phải thanh toán cho cho công ty XNK Thủy sản Hà Nội 203.917,97 USD.
Tuy nhiên, theo xác minh của chúng tôi ba số nhà 192, 194 và 196 phố Huế có tổng diện tích sử dụng lên tới 450m2, được sử dụng riêng biệt và do ba chủ thể độc lập quản lý:
Nhà 192 có diện tích khoảng 180m2 là của gia đình ông Nguyễn Văn Tảo, hiện gia đình ông Tảo vẫn sinh sống tại đây.
Nhà 196 có diện tích 34,8m2 thuộc Xí nghiệp QL&PT nhà Hai Bà Trưng - Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội. Hiện nay Công ty Bắc Sơn đang thuê nhà 196 phố Huế để kinh doanh với đơn giá 80.000 đồng/m2/tháng (chưa tính tiền thuê đất).
Do đến nay ngôi nhà 194 phố Huế vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất nên chưa có số liệu đo đạc chính xác. Phần diện tích ngôi nhà tạm xác định như sau:
Tại Bản án 243/DSPT thể hiện ngoài việc ông Mậu đã mua 53,3m2 là một phần ngôi nhà 194 phố Huế thì vào ngày 15/2/1995 và ngày 24/3/1995, ông Mậu đã mua phần diện tích còn lại của ngôi nhà này của ông Lợi và bà Vân. Sau đó, ông Mậu đã xây dựng ngôi nhà 194 phố Huế thành 3 tầng có diện tích là 134,23m2.
Vào ngày 20/12/1995, ông Mậu đã có đơn xin sang tên trước bạ ngôi nhà 194 phố Huế (ông Mậu đứng tên đại diện cho cả ông Lợi, bà Vân) và được Sở nhà đất Hà Nội xác nhận có đủ điều kiện để làm thủ tục đăng ký trước bạ vào ngày 5/4/1996. Đến ngày 7/5/1996, ông Mậu có tờ khai lệ phí trước bạ ngôi nhà 194 phố Huế với diện tích 122,5m2, diện tích nhà 120m2 và được xác nhận bởi Phòng thuế trước bạ và thu khác.
Ngày 24/4/2009, Chi cục THA quận Hai Bà Trưng đã tiến hành kê biên diện tích mặt bằng 139,68m2 phần diện tích từ tầng 1 đến tầng 3, cụ thể chiều rộng mặt tiền là 6,58 m từ ngoài đường nhìn vào phía tay phải cạnh số nhà 192 phố Huế; chiều dài là 20,62m; nhà vệ sinh 2,2m x 1,82m. Số liệu này cũng tương đối phù hợp với Bản án 243/DSPT ngày 18 – 20/10/1999 của TAND TP. Hà nội (ông Mậu đã xây dựng ngôi nhà 194 phố Huế thành 3 tầng có diện tích là 134,23m2).
Như vậy, số nhà 194 không liên quan đến số nhà 192 và số nhà 196 phố Huế như giải trình của Cơ quan THA. Ông Hoàng Ngọc Minh cũng như gia đình ông Nguyễn Văn Tảo và toàn bộ dân cư xung quanh khu vực 194 phố Huế đều khẳng định: Chi cục THA đã kê biên, bán đấu giá, cưỡng chế toàn bộ, trọn vẹn diện tích nhà và đất số 194. Ngoài diện tích 139,68m2 đã bị cưỡng chế thi hành án, số nhà 194 không còn bất cứ diện tích nào khác.
Không hiểu Cơ quan THA dựa trên cơ sở nào để “tự ghép” ba số nhà 192, 194 và 196 là một? Con số 172m2 lấy từ đâu ra? Lý do Cơ quan THA luôn luôn giải trình là chỉ kê biên một phần diện tích nhà và đất 194 phố Huế là gì?
Dư luận có quyền đặt ra nghi ngờ: Phải chăng vì ngôi nhà 194 phố Huế đang bị phong tỏa bởi Thông báo số 02/TB-THA ngày 20/01/2000 nên không đủ điều kiện kê kiên, bán đấu giá tài sản? Vì thế, Cơ quan THA đã “tự xem” toàn bộ diện tích nhà 194 là phần diện tích còn lại ngoài thông báo phong tỏa của THADS  thành phố Hà Nội” (công văn số 83) để hợp thức hóa các điều kiện kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai?
Đề nghị Cơ quan chức năng vào cuộc để xác định rõ thực hư việc ngôi nhà 194 đã bị kê biên, bán đấu giá và cưỡng chế THA một phần hay toàn bộ diện tích? Và nếu quả thực ngôi nhà 194 phố Huế đã bị kê biên, bán đấu giá toàn bộ diện tích nhà và đất (chứ không phải một phần) thì quá trình kê biên, bán đấu giá đó có hợp pháp không?
(Còn nữa)
Vũ Văn Tiến


“TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI” Ở PHỐ HUẾ?..
Mai Thanh Hải Blog 
- Bạn đọc mách: Có “tụ tập đông người tại Phố Huế”. Cứ tưởng… quán cà phê Cột Cờ chuyển về Phố Huế và bà con thay giờ “nhâm nhi” từ Chủ nhật sang thứ Năm, không ngờ lại là chuyện khác. Vụ này mình cũng đã nghe qua, biết một số chú “ngành chức năng” Hà Nội sai lè và sớm muộn cũng bị “sờ gáy”. Phục vụ mọi người ít hình và nội tình vụ việc do bạn đọc mới chuyển đến…
————————————–
Mặc dù Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đã có quyết định hủy “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” nhưng cơ quan Thi hành án (THA) quận Hai Bà Trưng vẫn thực hiện thi hành án.

Ngày 21/12/2010, Tòa kinh tế (TANDTC) có Quyết định giám đốc thẩm số 18/2010/KDTM-GĐT, theo đó hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy – Hà Nội và Cty TNHH Bắc Sơn) số 143/2007/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP Hà Nội. Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án (THA) quận Hai Bà Trưng phải ra quyết định đình chỉ thi hành án theo Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM.
Tuy nhiên, việc tuân theo pháp luật đã không được cơ quan THA quận Hai Bà Trưng thực hiện và vẫn quyết tâm thực hiện THA.
Từ Quyết định thỏa thuận “thiếu sót”…
Theo Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM, Cty TNHH Bắc Sơn (Cty Bắc Sơn) xác nhận nợ ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Hà Nội) số tiền gốc là 15 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, Cty Bắc Sơn cam kết trả Ngân hàng Công thương Việt Nam số tiền gốc là 15 tỷ trong vòng 3 tháng kể từ ngày 19/12/2007. Trong trường hợp nếu Cty Bắc Sơn không thực hiện theo cam kết trên thì Ngân hàng Công thương Việt Nam có quyền xử lý tài sản thế chấp theo luật định. Trong khối tài sản đảm bảo thế chấp cho các khoản nợ của Cty Bắc Sơn có quyền sở hữu một phần ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại 194 Phố Huế là tài sản đảm bảo cho một khoản vay trị giá 5 tỷ đồng.
Ngày 6/1/2009, Chi Cục THA quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) có Quyết định số 03 thi hành án theo Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM. Ngày 24/2/2009, có quyết định kê biên diện tích nhà đất tại 194 Phố Huế (Hà Nội) nhằm đảm bảo thi hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số
143/2007/QĐST-KDTM. Ngày 24/8/2009, Chi Cục THA quận Hai Bà Trưng và Cty Cổ phần bán đấu giá nhà Hà Nội đã tiến hành bán đấu giá ngôi nhà số 194 Phố Huế.
Ngày 4/9/2009, Viện trưởng VKSND TC có Quyết định kháng nghị số 29/QĐ-KNGĐT-V12, đề nghị Tòa Kinh tế (TANDTC) xét xử theo hướng hủy quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự số Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM. Ngày 21/12/2010, Tòa kinh tế (TAND TC) có Quyết định giám đốc thẩm số 18/2010/KDTM-GĐT, theo đó hủy Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP Hà Nội do quyết định này có thiếu nhiều sót trong quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời giao hồ sơ vụ án cho TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Đến sự “quyết tâm bất thường”
Luật THA Dân sự quy định về đình chỉ THA: “Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải ra quyết định đình chỉ THA trong các trường hợp sau: Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ” (điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật THA dân sự năm 2008). Như vậy, theo quy định trên, khi Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM không còn hiệu lực pháp luật thì thủ trưởng cơ quan THA quận Hai Bà Trưng đáng lẽ phải ra quyết định đình chỉ THA (Đình chỉ thi hành Quyết định số 03, ngày 6/1/2009 của Chi Cục THA quận Hai Bà Trưng) cho đến khi có một bản án hoặc một quyết định mới có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, thủ trưởng cơ quan THA quận Hai Bà Trưng đã không thực hiện theo điều luật trên mà căn cứ vào khoản 5, Điều 2 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSND TC (Thông tư liên tịch số 14/2010) hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục THA dân sự và phối hợp liên ngành trong THA án dân sự để tiếp tục thực hiện việc thi hành án theo Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM.
Theo đó, khoản 5, Điều 2 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSND TC, quy định “…Trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị đã được tổ chức thi hành một phần thông qua bán đấu giá nay bị hủy, sửa thì cơ quan thi hành án tiếp tục hoàn thiện thủ tục theo quy định của pháp luật cho bên mua đấu giá, trừ trường hợp thủ tục bán đấu giá vi phạm quy định của pháp luật”.
Theo Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng Luật sư Interla thì việc Chi cục THA quận Hai Bà Trưng áp dụng khoản 5, Điều 2 Thông tư liên tịch số 14/2010 để không ra quyết định đình chỉ THA là trái với quy định của pháp luật, bởi “Thông tư liên tịch số 14/2010 có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2010 thì không thể áp dụng ngược trở lại để điều chỉnh một vụ án kinh doanh thương mại được giải quyết bằng quyết định số 143 ngày 20/7/2007 và có quyết định THA từ ngày 6/1/2009. Pháp luật Việt Nam không có quy định luật hồi tố”, Luật sư Hòe phân tích.
Mặt khác, theo Luật sư Hòe, thủ tục bán đấu giá ngôi nhà 149 Phố Huế có nhiều sai phạm nghiêm trọng, do đó Chi Cục THA quận Hai Bà Trưng không thể áp dụng Thông tư liên tịch số 14/2010 để tiếp tục thi hành án theo Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM.
Cụ thể, khi ông Hoàng Đình Mậu, nguyên Giám đốc Cty Bắc Sơn qua đời, các đồng thừa kế của ông Mậu đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau đối với khối di sản mà ông Mậu để lại. Việc Chi cục THA quận Hai Bà Trưng khi kê biên căn nhà 194 Phố Huế chỉ hỏi ý kiến vợ ông Hoàng Ngọc Minh (con trai cả của ông Mậu và hiện là Giám Cty Bắc Sơn) và bà Hồng mà không có sự thống nhất với các đồng thừa kế còn lại là trái với các quy định của pháp luật về thừa kế, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đồng thừa kế còn lại.
Theo chị Hoàng Thị Thu Hằng, sinh năm 1978 và anh Hoàng Đình Mạnh, sinh năm 1979 và anh Hoàng Ngọc Minh (là con ông Mậu, cùng trú tại số nhà 194 Phố Huế), thì từ khi ông Mậu qua đời (năm 2006), đến nay gia đình họ vẫn chưa mở thủ tục thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trong trường hợp này, theo Luật sư Hòe “khi các đồng thừa kế của ông Mậu chưa thực hiện thủ tục mở thừa kế đối với các khối di sản mà ông Mậu để lại thì không thể bắt các đồng thừa kế thực hiện nghĩa vụ về khối di sản do ông Mậu để lại”.
Ngày 9/5/2011, Chi cục THA quận Hai Bà Trưng tiếp tục ra thông báo số 05/ TB – THA yêu cầu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 10/5/2011 đến ngày 24/5/2011, mọi tổ chức, cá nhân, và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đang thuê, đang ở nhờ phải ra khỏi và chuyển toàn bộ tài sản của mình đang để tại 194 phố Huế- Phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng- Hà Nội để trả lại nhà đất cho người mua được tài sản bán đấu giá.
Với những việc làm trên của Chi cục THA quận Hai Bà Trưng, dư luận đang đặt câu hỏi: Liệu phía sau sự “quyết tâm” bất thường này có điều gì uẩn khúc?
Một vấn đề nữa đặt ra là, cứ cho việc thi hành bản án là đúng thì toàn bộ ngôi nhà 194 Phố Huế hiện nay cũng không phải là tài sản trọn vẹn để thế chấp một khoản vay 5 tỷ từ năm 1997. Khi đó, gia đình ông Mậu chỉ được sử dụng ½ tầng 1 của ngôi nhà. Sau này, ông Mậu và các con đã mua lại hợp pháp của một gia đình khác. Thêm nữa, Cty Bắc Sơn còn có một khối tài sản là một nhà máy lắp ráp xe máy tại Nam Hồng, Đông Anh và sẵn sàng bán (được khoảng 100 tỷ đồng) để trả nợ ngân hàng, nhưng cơ quan thi hành án lại chỉ thích lấy được ngôi nhà có vị trí vàng ở 194 phố Huế.
(Nguồn ảnh và bài viết: http://vozforums.com)
——————–
Sáng 7/7/2010, Chi cục Thi hành án (THA) quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã tiến hành việc cưỡng chế thi hành án đối với ngôi nhà số 194, phố Huế. Việc cưỡng chế kéo dài trong nhiều giờ liền khiến cho cả đoạn đường gần như bị tê liệt.

Ùn tắc kéo dài trên phố HuếTừ 8h sáng, tình trạng ùn tắc giao thông đột ngột xuất hiện trên phố Huế, đoạn đường từ ngã tư phố Huế – Tô Hiến Thành đến ngã tư phố Huế – Tuệ Tĩnh, làm các phương tiện giao thông lưu hành trên đoạn đường này gặp rất nhiều khó khăn.
Hàng chục cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, xe cứu thương, cứu hỏa… và các cán bộ của Chi cục THA quận Hai Bà Trưng đã có mặt trước cửa ngôi nhà số 194 để tiến hành cưỡng chế thu hồi ngôi nhà này.
Sự việc bắt nguồn từ Quyết định 143/2007/QĐST-KDTM (QDD143) của TAND Tp. Hà Nội, công nhận sự thỏa thuận giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh cầu giấy, Hà Nội (NHCT) và Công ty TNHH Bắc Sơn (Cty Bắc Sơn) về khoản vay 25,5 tỷ đồng giữa Cty Bắc Sơn và NHCT. Do Cty Bắc Sơn đã không thực hiện đúng cam kết với NHCT về tài sản thế chấp trong đó có ngôi nhà số 194, phố Huế (tài sản thế chấp cho khoản vay 5 tỷ đồng của Cty Bắc Sơn), Chi cục THA quận Hai Bà Trưng quyết định thi hành QĐ 143 và tiến hành cưỡng chế đối với ngôi nhà trên.
Tuy nhiên, điều khiến sự việc này thu hút sự chú ý của công chúng là vào ngày21/12/2010, Tòa kinh tế (TANDTC) có Quyết định giám đốc thẩm số 18/2010/KDTM-GĐT hủy QĐ 143 và giao hồ sơ vụ án cho TAND Tp. Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo quy định. Nhiều người cho rằng: việc tiến hành THA của chi cục THA quận Hai Bà Trưng vào thời điểm này là chưa hợp lý, khi phiên xét xử sơ thẩm lại chưa diễn ra.
Chính vì thế nên vào sáng nay, những người có mặt trong nhà số 194 đã đóng cửa và tỏ thái độ bất hợp tác với việc cưỡng chế THA của chi cục THA quận Hai Bà Trưng khiến cho việc cưỡng chế THA gặp khó khăn và kéo dài hơn dự kiến.
Các cán bộ Chi cục THA quận Hai Bà Trưng đang tiến hành cưỡng chế


Dù CSGT đã phân luồng nhưng tình trạng ùn tắc vẫn không giảm







Quyết tâm bất thường  
trần tường  (13/05/2011 09:54)
Căn nhà 194 Phố Huế
Mặc dù TAND Tối cao đã có quyết định hủy “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” (Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội) và Cty TNHH Bắc Sơn) nhưng cơ quan thi hành án  quận Hai Bà Trưng vẫn thực hiện thi hành án.
Từ quyết định thỏa thuận thiếu sót…
Theo Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM, Cty TNHH Bắc Sơn (Cty Bắc Sơn) xác nhận nợ Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Cầu Giấy, số tiền cả gốc và lãi là 25,5 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, Cty Bắc Sơn cam kết trả ngân hàng số tiền gốc là 15 tỷ trong vòng 3 tháng kể từ ngày 19/12/2007. Trong trường hợp Cty Bắc Sơn không thực hiện theo cam kết trên thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp theo luật định. Trong khối tài sản đảm bảo thế chấp cho các khoản nợ của Cty Bắc Sơn có quyền sở hữu ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại 194 Phố Huế (Hà Nội).
Ngày 6/1/2009, Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) có Quyết định số 03 thi hành án theo Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM. Ngày 24/2/2009 có quyết định kê biên và kê biên diện tích nhà đất tại 194 Phố Huế nhằm đảm bảo thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QĐST-KDTM. Ngày 24/8/2009, ngôi nhà trên đã được Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng và Cty CP Bán đấu giá nhà Hà Nội tiến hành bán đấu giá.
Ngày 4/9/2009, Viện trưởng VKSND Tối cao có Quyết định kháng nghị số 29/QĐ-KNGĐT-V12, đề nghị Tòa Kinh tế (TAND TC) xét xử theo hướng hủy quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự số Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM. Ngày 21/12/2010 Tòa Kinh tế (TAND TC) có Quyết định giám đốc thẩm số 18/2010/KDTM-GĐT, theo đó hủy Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP Hà Nội do quyết định này có thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án. Và giao hồ sơ vụ án cho TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
… đến quyết tâm bất thường
Luật Thi hành án Dân sự quy định về đình chỉ thi hành án nêu rõ: “Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong các trường hợp sau: Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ” (điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật Thi hành án Dân sự năm 2008).
Như vậy, theo quy định trên, khi Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM không còn hiệu lực pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án quận Hai Bà Trưng đáng lẽ phải ra quyết định đình chỉ thi hành án cho đến khi có một bản án hoặc một quyết định mới có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án quận Hai Bà Trưng đã không thực hiện theo điều luật trên mà căn cứ vào khoản 5, điều 2 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự để tiếp tục thực hiện việc thi hành án theo Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM.
Theo đó, khoản 5, Điều 2 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT, quy định “…Trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị đã được tổ chức thi hành một phần thông qua bán đấu giá nay bị hủy, sửa thì cơ quan thi hành án tiếp tục hoàn thiện thủ tục theo quy định của pháp luật cho bên mua đấu giá, trừ trường hợp thủ tục bán đấu giá vi phạm quy định của pháp luật”.
Theo luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng Luật sư Interla, thì việc Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng áp dụng khoản 5, điều 2 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT để không ra quyết định đình chỉ thi hành án là trái với quy định của pháp luật, bởi “Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2010 thì không thể áp dụng ngược trở lại để điều chỉnh một vụ án kinh doanh thương mại được giải quyết bằng quyết định số 143 ngày 20/7/2007 và có quyết định thi hành án từ ngày 6/1/2009”, luật sư Hòe phân tích.
Mặt khác, theo luật sư Hòe, thủ tục bán đấu giá ngôi nhà 194 Phố Huế cũng có những sai phạm nghiêm trọng, do đó Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng không thể áp dụng Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT để tiếp tục thi hành án theo Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM.
Cụ thể, khi ông Hoàng Đình Mậu, nguyên GĐ Cty Bắc Sơn qua đời, các đồng thừa kế của ông Mậu đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau đối với khối di sản mà ông Mậu để lại. Việc Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng khi kê biên căn nhà 194 Phố Huế không hỏi hết toàn bộ ý kiến các đồng thừa kế là trái với các quy định của pháp luật về thừa kế. Theo chị Hoàng Thị Thu Hằng, sinh năm 1978 và anh Hoàng Đình Mạnh, sinh năm 1979 (là con ông Mậu, cùng trú tại số nhà 194 Phố Huế), thì từ khi ông Mậu qua đời (năm 2006), đến nay gia đình họ vẫn chưa mở thủ tục thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Tổng số lượt xem trang