Mỹ Đình biến thành sân golf
Theo đề xuất ban đầu, mức đầu tư cho tổ chức Asiad 2019 dự kiến vào khoảng 150 triệu USD do phải xây dựng thêm một nhà thi đấu đa năng tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình với khoảng 10.000 chỗ ngồi, đây sẽ là nơi tổ chức bế mạc của Asiad. Nhà thi đấu đa năng này sẽ tiêu tốn khoảng 50 triệu USD. 100 triệu USD còn lại sẽ xây dựng đường đua xe đạp lòng chảo, khu đua thuyền hồ Tây, các địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, TP HCM... nâng cấp các nhà thi đấu nơi diễn ra các môn tại đại hội. Riêng Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình hiện nay nguyên tiền nâng cấp dự kiến cũng tiêu tốn khoảng 7 triệu USD.
Bỏ qua việc dự kiến ban đầu và kết toán cuối cùng bao giờ cũng là một trời một vực bởi thủ thuật xin thêm ngân sách với hàng tá lý do, thì nhìn lại hàng loạt công trình đầu tư của ngành thể thao mà họ đã từng lấy từ ngân sách để xây dựng, để rồi bỏ phế hoặc sử dụng kém hiệu quả mới thấy ngành thể thao không hề nghèo.
SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam năm 2003, trung tâm báo chí tại Hà Nội được xây dựng và trang bị nhanh như chớp trên diện tích hơn 6.000m2 ở trung tâm triển lãm Giảng Võ cùng rất nhiều máy móc, thiết bị hiện đại để rồi cũng “mất tích” không để lại dấu vết sau SEA Games. Trung tâm báo chí thứ hai ở TP.HCM được xây dựng ở số 3 Phan Văn Đạt (quận 1) đã được ký hợp đồng cho công ty Thiên Hà thuê để biến thành nhà hàng, khách sạn.“Trái tim” của SEA Games 22, sân vận động Mỹ Đình, đã đầy vết nứt dọc ngang ngay khi chưa cắt băng khánh thành. Hiện nay, các đội bóng đều chọn sân Hàng Đẫy, một sân vận động được xây dựng từ thời Pháp, để thi đấu chứ chẳng mướn sân Mỹ Đình. Một năm sân vận động quốc gia này không có quá mười trận đấu bóng đá đỉnh cao nên “chia lô” để người ta mướn tập đánh golf.
Nhà thi đấu Phú Thọ được xây dựng lên đến cả trăm tỉ đồng đến giờ cũng chẳng mấy khi mở cửa đón sự kiện thể thao nào rầm rộ. Sân bóng chuyền bãi biển, được ngành thể thao Việt Nam chọn địa điểm để làm ở Nam Định dù thi đấu giữa tháng 12/2003 rét mướt, cũng không để lại dấu vết...
Mới hơn, ở Indoor Games 2009 mà ngành thể thao Việt Nam cũng “tự hào” được đăng cai, cung điền kinh trong nhà được xây dựng ở Hà Nội với tròm trèm 500 tỉ đồng. Ngay sau khi đại hội kết thúc, sân này đã được phá, dỡ ra và rồi thay vào đó là vài sân quần vợt cho đỡ phí.
Nếu được đăng cai Asiad 2019 lần này, theo tính toán của ngành thể thao, họ sẽ chi ra ít nhất 72 triệu USD (vào khoảng 1.512 tỉ đồng) để xây mới các địa điểm thi đấu phục vụ cho các môn bóng bầu dục, bóng chày, hockey..., toàn những môn lạ hoắc với người dân Việt Nam. Và vì nó quá lạ nên tương lai của các sân này cũng đã được dự báo trước, là sẽ khó tồn tại chẳng khác sân điền kinh trong nhà đã được xây.
Nguyễn Thị Nụ với chiếc HCB SEA Games 24 và Nụ đang nhổ cỏ sân chiều 13/6/2011. Đây là vụ việc khiến người hâm mộ bức xúc với các nhà lãnh đạo thể thao Việt Nam
|
Quên chuyện vận động viên phải đi nhổ cỏ để kiếm cái ăn, quên chuyện vận động viên bỏ trốn khi khoác áo đội tuyển chỉ để làm lao động chân tay, quên luôn chuyện các tài năng phải sống ở gầm sân vận động đi! Chi từng ấy tiền chỉ để giành được quyền đăng cai từ các quốc gia giàu có hơn, chi bộn bạc chỉ để xây xong rồi bỏ hoặc chẳng thèm sử dụng đến..., ai giàu bằng ngành thể thao Việt Nam nào?
HÀ THANH
Theo Infonet
Vụ VĐV bỏ trốn: Nghịch cảnh của thể thao Việt Nam
***************
--Mâu thuẫn nội bộ đang “giết” thể thao VNSự việc tài năng bơi lội VN Hoàng Quý Phước cùng tuyển bơi gây lùm xùm trên đất Mỹ xung quanh bất đồng chọn địa điểm tập huấn là hồi chuông báo động cho những mâu thuẫn nội bộ trong làng thể thao Việt Nam.
Lãnh đạo ngành thể thao khẳng định mọi việc ở tuyển bơi lội vẫn bình thường, thậm chí còn “đá” sang bệnh sao của Hoàng Quý Phước. Thế nhưng, chính tay bơi 17 tuổi này tâm sự rằng đội tuyển bơi lội đang sống trong cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” giữa các HLV khi không nhìn về một hướng dù họ vẫn sinh hoạt, tập luyện cùng nhau.
Mọi rắc rối bắt đầu từ chỗ phía Hoàng Quý Phước ra “yêu sách” sẽ không đi tập huấn ở Mỹ cùng tuyển bơi nếu không có HLV Nguyễn Tấn Quảng, người huấn luyện cho Quý Phước từ bé đến nay. Điều này, theo lý giải của một lãnh đạo thể thao Đà Nẵng là Quý Phước không được HLV trưởng tuyển bơi Đặng Anh Tuấn “thích”, do đó nếu không có HLV Quảng đi cùng, Quý Phước nhiều khả năng sẽ không được quan tâm đúng mức. Cuối cùng lãnh đạo bộ môn cũng như Tổng cục TDTT đã chấp nhận “thỏa hiệp” để giờ đây gây ra những “va chạm” trên xứ người.
Không chỉ ở bơi lội, tuyển điền kinh cũng từng diễn ra mâu thuẫn giữa bộ môn và liên đoàn. Cách đây hơn 1 năm, khi Liên đoàn Điền kinh VN phối hợp phía điền kinh Đức đưa ra những kế hoạch tập huấn giúp tuyển điền kinh tấn công vào đấu trường Olympic đã vướng phải những phản ứng từ phía bộ môn. Trưởng bộ môn điền kinh Dương Đức Thủy liên tục đưa ra những lý do cho rằng sự hợp tác này rất khó mang lại hiệu quả. Sau thời gian tập huấn, Vũ Thị Hương cùng Trương Thanh Hằng không nâng cao nhiều về thành tích, đó cũng là lúc phía bộ môn ra sức chỉ trích về kế hoạch tập huấn vô bổ kể trên. Chưa hết, khi danh sách những VĐV mũi nhọn cho Olympic được đưa ra, phía Liên đoàn lại cho rằng “không hay, không biết” và không ủng hộ.
Ở môn quần vợt cũng không khá hơn, khi liên tục nảy sinh những mâu thuẫn nội bộ giữa VĐV với HLV, giữa HLV với HLV và cả giữa bộ môn với gia đình VĐV để rồi sinh ra cảnh VĐV từ chối thi đấu cho đội tuyển nếu không thay đổi ban huấn luyện, HLV từ chối nắm đội nếu không được toàn quyền…
Đó chính là những trở lực làm cho thể thao VN ngày một kém. Không phải những người có trách nhiệm không biết nhưng họ vẫn chưa kiên quyết cải tổ, vẫn còn làm việc theo kiểu cảm tính để rồi mỗi ngày “giết dần” hình ảnh của thể thao VN.
--Người trong cuộc nói gì về 2 VĐV rowing bỏ trốn ở Australia? (Dân trí) – Tuyển thủ quốc gia VN ‘bỏ trốn’ ở Úc? – (BBC).--- Những vụ “đào tẩu” đầy tai tiếng của VĐV Việt Nam (TTVH/NS). - Hai sự cố làm chấn động làng thể thao Việt Nam: “Kinh hoàng” 2 chuyến tập huấn (ĐĐK).
- SGTT.VN 19.03.2012-Kiểm điểm vụ tuyển thủ quốc gia bỏ trốn ở nước ngoài - Ngày 19.3, theo tổng cục Thể dục thể thao, phía đội rowing sẽ phải tường trình cụ thể về việc hai vận động viên Lương Đức Toàn (Hải Phòng) và Nguyễn Phương Đông (Hà Nội) bỏ trốn ở lại Úc trong chuyến tập huấn chuẩn bị cho vòng loại Olympic London 2012.
Theo quy chế quản lý vận động viên trong các chuyến tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, hộ chiếu của các thành viên trong đoàn sẽ được người quản lý (trưởng đoàn, huấn luyện viên) nắm giữ. Việc quản lý này nhằm đảm bảo cho những lần xác minh danh tính trước khi thi đấu và phòng ngừa trường hợp bỏ trốn.
Theo báo cáo của đội tuyển rowing Việt Nam, sau khi kết thúc một tháng tập luyện, đội tuyển rowing sẽ trở về Việt Nam để chuẩn bị sang Hàn Quốc tham dự vòng loại vào tháng tư thì xảy ra chuyện. Trong những ngày tập luyện tại Úc, hai vận động viên này đã tập luyện cùng đội rất bình thường, đến tối ngày 10.3 cả đoàn chuẩn bị về lại Việt Nam, hai tuyển thủ nam Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn đã trốn khỏi khách sạn. Đây là hai vận động viên chủ lực của đội vừa đoạt huy chương đồng SEA Games diễn ra tại Indonesia năm 2011.
Hai vận động viên rowing bỏ trốn này đã nâng tổng số vận động viên đội tuyển Quốc gia Việt Nam bỏ trốn lên hơn chục người.
Ngày 23.3.2008, sau khi kết thúc giải Vật tự do và cổ điển tại Hàn Quốc, đã có ba đô vật trong đội tuyển bỏ trốn ngay tại sân bay Incheon. Ngay tại cửa sân bay, hai vận động viên Dương Đình Nam và Nguyễn Văn Phong đã bỏ trốn khiến cả đoàn náo loạn. Khi huấn luyện viên Nguyễn Quang Long đang hoảng hốt tìm kiếm, vận động viên Nguyễn Doãn Dũng, người đoạt huy chương vàng SEA Games 24 đã xin đi vệ sinh với lời hứa mà ông Phong kể lại rằng: “Nếu em muốn bỏ trốn, em đã đi cùng hai người kia. Em thương thầy mới ở lại”. Nào ngờ, vài phút sau đó Nguyễn Doãn Dũng cũng bỏ trốn.
Trước đó năm 1996, ba cua rơ và hai đô vật của Hà Nội đã trốn ở lại Moscow trong chuyến tập huấn tại Nga. Năm 2002, chuyến tập huấn tại Hàn Quốc chuẩn bị ASIAD 13, hai vận động viên môn vật của đội tuyển Quốc gia là Phí Hữu Sơn và Tạ Đình Đức cũng "mất tích", sau này cả hai bị bắt khi đang làm bốc vác tại xứ người. Cũng trong năm 2002, một đô vật khác của Hà Nội đã trốn ở lại Hàn Quốc sau chuyến biểu diễn.
Với việc tiếp tục có vận động viên bỏ trốn tại nước ngoài, các huấn luyện viên của nhiều đội tuyển đều than thở rằng, các chuyến đi tập huấn ở nước ngoài có khả năng sẽ khó được duyệt hơn, thậm chí ngay các nước như Hàn Quốc, Úc... cũng sẽ không thoải mái trong việc cho đội tuyển Việt Nam sang tập huấn.
THẢO DU
-- Lao động Việt Nam kẹt ở Malaysia (TN). - Trên 60 lao động nữ Việt Nam bị mắc kẹt tại Malaysia (SGTT). - Giải cứu 42 phụ nữ Việt sống khốn khổ tại Malaysia (DT).
- Nhà thương chùa (SGTT).- Triệt phá 1 đường dây bán người sang Trung Quốc (TTXVN).
-.Điều tra nguyên nhân em bà Liễu "đại gia" tự tử
TTO - Trưa 19-3, thượng tá Dương Văn Trường - trưởng Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - cho biết: "Công an huyện Hương Sơn đang điều tra vụ ông Nguyễn Sĩ Luân, 32 tuổi, trú tại xóm Nha khí tượng, xã Tây Sơn, huyện Hương Sơn treo cổ tự tử".
Em trai nữ đại gia 'siêu đám cưới' tự tử vì vỡ nợ?Báo Đất Việt
Em trai đại gia 'đám cưới 50 tỷ' Hà Tĩnh tự vẫn tại nhàVTC
Em trai của nữ "đại gia" tổ chức “siêu đám cưới” treo cổ tự tửAn ninh thủ đô
- Thảm hại kết cục những đám cưới hoành tráng (VN Media).- Em trai của nữ đại gia “siêu đám cưới” ở Hà Tĩnh tự tử vì vỡ nợ?(GDVN). - Ồn ào ‘đường dây buôn chó Thái Lan – Việt Nam’ trên báo Anh (ĐV).
.- Sương mù bao phủ Thủ đô, người đi đường lạc hướng (Bee).
- Hơn một nửa diện tích TP.Hồ Chí Minh bị lún (LĐ).- Đại công trường khai thác đá phá rừng Hồng Lĩnh (Bee).- Nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2 (TT). - Quảng Nam: Dân hoang mang vì nứt đập thủy điện (VNN). - Nghìn hộ cố thủ trong lòng hồ thủy điện (TP).
- Ordos – Thành phố ma lớn nhất Trung Quốc (DT).-- Nóng dịch bệnh ở người, cúm gia cầm hạ nhiệt (VNN).- 2 tháng không ngủ, mỗi ngày uống 35 lít nước (TT).- Khổ sở với khối u kỳ quái (NLĐ).
- Đường đi của gia cầm lậu (TT). - Hà Giang: Tràn lan thịt gà đông lạnh “3 không” (DV).- Bệnh viện tỉnh: Thiếu trăm bề (NLĐ). - Người hiến máu tăng, máu vẫn thiếu (SGGP).
- Xử phạt 2 hộ có đàn heo nhiễm chất cấm (TN). - Thịt lợn nhiễm độc: Người nuôi chết dở, dân buôn khốn khổ (VEF). - Đáng sợ trái cây tẩm hóa chất (NLĐ). - Phát hiện 2 đàn heo nhiễm chất cấm (NLĐ).- 1.153 điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (NLĐ).
- Những bất ổn trong ngành Than (Phần 2) – (RFA). Mời xem lại Phần 1.- Mốt… ở nhà giả cổ (TT&VH).- Về nơi không còn đất chôn người chết (ĐĐK).- Chưa khắc phục sự cố đứt đường điện vượt nhánh sông Tiền (SGGP). - Đứt đường điện qua sông Tiền, 3.500 hộ bị ảnh hưởng (NLĐ).
- Lò than bủa vây vườn quốc gia Mũi Cà Mau (TT).- Hàng chục giếng nước thành bẫy người (PLTP).- Quảng cáo lậu tung hoành (TN).
- Cửa biển vừa nạo vét xong đã bị bồi lấp (TN).
- Tăng cường xe hút đinh ở cửa ngõ phía tây TP.HCM (TN).- Vượt lên cái chết – hồi ký Tâm “si-đa” – Kỳ 1: Chông chênh đường đời (TT).
- Săn trộm vọoc, một Việt kiều Mỹ còn bắn chết người (NLĐ).- Bạc Liêu: Trăn gấm quý hiếm nặng 100kg chết vì ung thư phổi (DT). - Xâm nhập “đại bản doanh” của vàng tặc và lâm tặc: Kỳ 2 – Ai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật? (ĐĐK).
- ‘Khắc phục ngay vết nứt thủy điện để tránh gây thảm họa’ (VNE). - EVN trần tình về vết nứt thủy điện sông Tranh (VNE). - Thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt: Chuyện bình thường? (Bee). - Đập Sông Tranh 2 rò rỉ nước: không ảnh hưởng đến đập (SGTT). - EVN khẳng định đập Sông Tranh 2 an toàn (TBKTSG).- Cảnh báo nguy cơ Trái Đất thiếu nước trầm trọng (TTXVN).
-Xuất hiện nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2 Đài Tiếng Nói Việt Nam
Những ngày gần đây, ở khu vực bờ đập chính thủy điện Sông Tranh 2 thuộc địa bàn huyện vùng cao Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước, gây lo lắng cho chính quyền và người dân địa phương. Ngay khi nhận được thông tin vết nứt, ...
Nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2Tuổi Trẻ
Thủy điện sông Tranh 2 xuất hiện nhiều vết nứtVNExpress
Dân hoang mang vì nứt đập thủy điệnVietNamNet
- Tản mạn: Phong cách giảng dạy (Nguyễn Văn Tuấn)Ép con du học: Lợi bất cập hại (DV 18-3-12)
Vở kịch “Nguyễn Du với Kiều”: Sáng tạo hay làm méo mó Kiều? (DNSG 17-3-12)
Phan Huyền Thư: Tổ ấm là "cơn bão dừng sau cánh cửa" (PN Today 17-3-12)
Các nhà sư luôn mỉm cười khi viên tịch (Bee.net 19-3-12) -- Bởi vậy tôi rất muốn đi tu.