Biểu tình và đe dọa - Lãnh đạo 'ngạo mạn' -Sức ép bên ngoàiMột bộ phận trí thức, sinh viên và người dân Việt Nam đã liên tục xuống đường ở thủ đô Hà Nội trong các ngày Chủ Nhật của bảy tuần vừa qua, và ba buổi cuối tuần liên tiếp tại TP Hồ Chí Minh.
Công an Việt Nam đã ngày càng mạnh tay liệt hơn để ngăn chặn các cuộc biểu tình, nhất là sau khi Việt Nam và Trung Quốc có thông báo chung về cùng có biện pháp để 'định hướng dư luận' hồi cuối tháng Sáu.
Chính quyền Việt Nam nói với những người biểu tình rằng họ đã giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông với Trung Quốc và các cuộc biểu tình của người dân chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Nguyễn Hùng của BBC đã hỏi chuyện Giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Australia, một nhà quan sát tình hình Việt Nam và trước hết được nghe ông bình luận về cách nhìn biểu tình của Việt Nam.
GS Carl Thayer: Điều hiển nhiên là các chính phủ chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao, nhưng dấu hiệu thực sự của một nền dân chủ là người dân có quyền thể hiện quan điểm một cách hòa bình.
Người ta thường nói 'Đá hay gậy có thể gây đau đớn nhưng những lời chửi mắng chẳng gây xây xát gì', và như thế chính sách ngoại giao của chính phủ không bị ảnh hưởng gì cả.
Nhưng hai chính phủ Việt Nam đã có thông cáo báo chí chung [với Trung Quốc] về chuyện định hướng dư luận và khiến chúng ta có thể suy luận.
Một trong những cách họ có thể làm là để cảnh sát nói với người biểu tình rằng họ cần phải dừng lại [sau một số cuộc biểu tình].
Và cảnh sát đã bắt đầu thông báo với người biểu tình là chính phủ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề
Tôi đã nghĩ là trong giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam có nhiều người ủng hộ các cuộc biểu tình và bằng cách để cho các cuộc biểu tình diễn ra trong vòng kiểm soát, họ sẽ có lợi thế khi nói chuyện với Trung Quốc.
Tôi đã nghĩ là nhiều người trong giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam ủng hộ các cuộc biểu tình và bằng cách để cho các cuộc biểu tình diễn ra trong vòng kiểm soát, họ sẽ có lợi thế khi nói chuyện với Trung Quốc.
Việt Nam có thể nói rằng hành động của Trung Quốc làm thương tổn tình cảm của người dân Việt Nam chứ không phải chỉ có tình cảm của người Trung Quốc bị ảnh hưởng.
Nhưng chúng ta không biết cụ thể chuyện định hướng dư luận có nghĩa là gì, Việt Nam sẽ phải làm gì và Trung Quốc sẽ phải làm gì [theo thỏa thuận đạt được].
ĐE DỌA
BBC: Việt Nam cũng nói rằng biểu tình là trái luật và đó là lý do họ giải tán các cuộc tụ họp?
GS Carl Thayer: Biểu tình là trái luật nhưng chúng ta biết là có hàng chục cuộc biểu tình diễn ra mỗi năm về đất đai và những chuyện khác và chính quyền vẫn để cho người dân biểu tình trong một khoảng thời gian.
Vậy tại sao chính phủ lại không thể chấp nhận cuộc tuần hành ôn hòa để nêu quan điểm [của người dân].
Khi chịu khuất phục trước Trung Quốc, Việt Nam đi vào đường một chiều. Việt Nam có thể làm được gì khi mà báo chí hay blogger ở Trung Quốc mở cuộc tấn công?
Đây là điều thiếu công bằng và tôi cho rằng Việt Nam đã phải làm nhiều hơn nhiều để kiểm soát người dân của mình so với Trung Quốc.
Đánh giá của cá nhân tôi là chính quyền Việt Nam và lực lượng an ninh có sự ngạo mạn và họ cho rằng họ có thể bóp nghẹt sự bất đồng.
Thực tế là ngay cả Hiến pháp của Việt Nam cũng không nói tới quyền biểu tình mà nói về quyền người dân được thể hiện ý kiến.
Việt Nam đang muốn chủ động hòa nhập vào cộng đồng thế giới và một phần của quá trình này là người dân phải có quyền tụ tập và thể hiện ý kiến một cách hòa bình.
Đương nhiên tất cả các cuộc biểu tình phải theo luật định. Nhưng Việt Nam vẫn chưa đi xa tới mức như vậy.
Đánh giá của cá nhân tôi là chính quyền Việt Nam và lực lượng an ninh có sự ngạo mạn và họ cho rằng họ có thể bóp nghẹt sự bất đồng.
Phải nói rằng biểu tình là cách thể hiện lòng yêu nước của người Việt Nam và người ta biểu tình vì sự toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải để lật đổ chính phủ Việt Nam.
Các cuộc biểu tình có thể được xem là ủng hộ tính chính danh của chính phủ chứ không phải là chống lại.
GS Carl Thayer: Đó là cách nhìn của lực lượng an ninh.
Chẳng hạn như trong vụ bauxite chúng ta thấy có sự liên kết vì cùng một vấn đề khi các nhà bảo vệ môi trường, các nhà hoạt động vì dân chủ, các tu sỹ Thiên Chúa giáo, các nhà sư, các đại biểu Quốc hội và các nhà khoa học và các quan chức về hưu đều trở thành một mạng lưới chung.
Đây là điều làm chính phủ cảm thấy bị đe dọa vì đó là vấn đề mà người ta có cảm giác mãnh liệt.
Hồi năm 2007, tôi đã bình luận rằng nếu các cuộc biểu tình khi đó không phải do chính phủ tổ chức mà các sinh viên tự có được thông tin về hành động của Trung Quốc từ nguồn của họ, tự tổ chức biểu tình vào giờ nhất định và họ cùng xuất hiện trong một màu áo, vậy câu hỏi đặt ra là liệu họ còn có thể làm gì khác nữa.
Sau đó lực lượng an ninh đã tới các trường và đe dọa đuổi việc và đuổi học các sinh viên và giảng viên.