Những người biểu tình vẫy cờ, hát quốc ca, hô khẩu hiệu phản đối Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Ngoài những biểu ngữ lớn khẳng định chủ quyền Việt Nam, đoàn tuần hành cũng mang theo các biểu ngữ vinh danh những liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.
Những người tham gia tuần hành cho đài VOA biết họ quyết tâm đoàn kết và thay đổi cách thức biểu tình, tránh dừng lại một địa điểm để không bị lực lượng an ninh viện lý do người biểu tình gây mất trật tự công cộng và cản trở giao thông mà trấn dẹp như đã xảy ra trong cuộc tuần hành hôm 10/7 và 17/7.
Cô Bích Phượng, một người tham gia cuộc biểu tình sáng 24/7 tại Hà Nội cho biết:
“Trong 8 cuộc tuần hành liên tiếp ở Hà Nội, trừ cuộc tuần hành lần đầu tiên tôi không tham gia, thì lần này là đông vui nhất và cũng ít bức xúc nhất dù rằng chúng tôi không được đứng trước đại sứ quán Trung Quốc. Các lực lượng chức năng không có hành động gì trấn áp cuộc biểu tình như những lần trước. Chúng tôi thay đổi phương thức biểu tình, đi vòng quanh bờ hồ và hô khẩu hiệu, không đi giữa lòng đường để họ lấy cớ là mình cản trở giao thông mà trấn dẹp. Các cuộc trấn áp của chính quyền ngày 10 và 17/7 không làm cho người dân nao núng hay sợ hãi, chùng bước. Thậm chí, có vẻ người dân phẫn nộ, nên hôm nay có sự tham gia của nhiều người chưa hề tham gia trước đây. Họ đã vượt qua được sự e ngại. Thậm chí nhiều người đi đường và đi dọc quanh bờ Hồ đã gia nhập vào đoàn biểu tình. Họ nhập cuộc, đồng hành cùng với chúng tôi nhiều hơn. Chúng tôi quyết tâm rằng lần này chỉ cần một người bị bắt lên xe buýt, tất cả chúng tôi sẵn sàng cùng lên xe buýt hết, không cần phải co kéo. Đoàn người biểu tình đã đoàn kết với nhau. Sau khi chúng tôi hát quốc ca và mặc niệm các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo năm 1974 và 1988, chúng tôi tự nguyện giải tán. Đúng 11 giờ trưa chúng tôi tự giải tán.”
Bất chấp việc chính quyền dùng võ lực trấn dẹp hai cuộc tuần hành vào ngày 10 và 17/7, đây là cuộc tuần hành thứ 8 diễn ra trong 8 chủ nhật liên tiếp kể từ đầu tháng 6 tới nay tại Hà Nội, trong khi các cuộc biểu tình tương tự ở Sài Gòn đã bị dập tắt từ rất sớm.
-Hà Nội có biểu tình phản đối TQ lần thứ tám (BBC)
Tại Hà Nội đã có cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về vấn đề biển đảo lần thứ tám, diễn ra sáng Chủ Nhật 24 tháng 7 với con số người tham gia tới hàng trăm. Giới trí thức và cộng đồng mạng Việt Nam tiếp tục đóng vai trò chính trong việc vận động tổ chức ra cuộc xuống đường tuần hành và trương biểu ngữ phản đối chính quyền Trung Quốc lần này.
Trong số các trí thức, nhân sĩ tham gia có các vị Phạm Duy Hiển, Ngô Đức Thọ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Thạch...và con số thanh thiếu niên lên tới hàng trăm.
Cũng có tin nói tiến sĩ Nguyễn Quang A bị an ninh yêu cầu không đi biểu tình lần này nhưng ông tuyên bố sẽ vẫn đi.
Và căn cứ vào các hình ảnh đăng tải trên mạng do giới vận động biểu tình phát tán, TS Nguyễn Quang A đã có mặt từ sau 8 giờ sáng.
Cùng ông còn có Giáo sư Lâm Quang Thiệp, cựu Vụ trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Quốc gia của Chính phủ.
Đặc biệt, có nhiều trẻ em được cha mẹ khuyến khích đi biểu tình, bất chấp lệnh cấm từ một số trường.
Các biểu ngữ cũng kêu gọi Quốc hội Việt Nam khóa mới ra nghị quyết về Biển Đông.
Nhiều thanh thiếu niên, trí thức cầm biểu ngữ ghi tên các binh sĩ bị Trung Quốc giết trong hai trận hải chiến đọ́
Đoàn biểu tình cũng ủng hộ báo Đại Đoàn Kết, tờ báo duy nhất cho tới nay ở Việt Nam công khai kêu gọi vinh danh 74 binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và 64 binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988.
Họ cũng tới trước tòa báo Hà Nội Mới, hô khẩu hiệu phản đối tờ báo này đã từng đăng tải bài viết ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu, người có công lớn với Bắc Kinh trong cuộc chiến 1979.
̣̣Để phản đối công an Việt Nam đánh dân trong cuộc biểu tình tuần trước, đoàn người đã dừng lại hô khẩu hiệu khá lâu trước trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm.
Vụ đ̣ại uý Minh thuộc Công an quận này đạp vào mặt một người biểu tình bị bốn công an viên khác giữ chân tay hồi Chủ Nhật trước đã gây ra một làn sóng phẫn uất trong dư luận.
Trong tuần, một số nhân sĩ, trí thức ít lên tiếng về các vấn đề thời sự nay cũng công khai phản đối hành vi của đại uý nọ.
Chắng hạn nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã phát biểu trên mạng, phê phán sĩ quan công an gây ra bạo hành.
Tuy thế, cuộc tuần hành ngày Chủ Nhật này không xảy ra va chạm với nhà chức trách, có thể vì không diễn ra trước Đại sứ quán Trung Quốc mà tập trung ở khu Bờ Hồ.
Chủ Nhật tuần trước, nhà chức trách đã bắt gần 50 người nhưng sau thì cũng thả ra.
So với Hà Nội thì tại Sài Gòn, đô thị lớn nhất Việt Nam số cuộc biểu tình mang nội dung phản đối Trung Quốc diễn ra ít hơn nhiều và không hề có vào ngày 24/7.
Một nhà báo từ TPHCM giải thích với BBC trong tuần rằng "Trí thức Sài Gòn bị kiểm soát chặt hơn Hà Nội rất nhiều".
Hiện cũng đang có lời kêu gọi của một số trí thức Việt Nam tại Anh Quốc về việc tổ chức biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc tại London trưa 24/7 giờ địa phương.
- Anti-China protests enter eighth week despite police crackdown(DPA)- Vietnam holds anti-China protest for second month (Straits Times)-HANOI - ABOUT 200 Vietnamese protesters marched around the capital's landmark lake on Sunday demanding that China stay out of Vietnam's territory, despite a new plan for Beijing and its neighbors to work together to resolve disputed areas in the South China Sea.
- Chuyện bình thường (Nguoi -Viet Online) -Hình ảnh ông Nguyễn Trí Ðức bị công an xách như xách con heo lôi lên xe buýt rồi một tên công an còn nhân cơ hội đá vào mặt ông nay đã lan tràn khắp nơi.
-- Việt Nam : từ phản đối Trung Quốc đến đòi quyền biểu tình — (RFI). – Nguyễn Huy Canh: THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA NGƯỜI DÂN PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC? (Phạm Viết Đào). Báo chí trong nước trước các cuộc biểu tình (RFA 22-7-11)