Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Năng lực “Chống hải quân” gần bờ của Trung Quốc mới là thách thức đối với Mỹ và khu vực

-– Andrew Erickson: Năng lực “Chống hải quân” gần bờ của Trung Quốc mới là thách thức đối với Mỹ và khu vực (NCBĐ). Năng lực hải quân Trung Quốc đang ngày càng phát triển, tuy nhiên tương quan giữa năng lực tác chiến gần bờ và xa bờ của Trung Quốc lại tồn tại khoảng cách khác biệt rất lớn, và sẽ còn một khoảng cách rất dài để theo kịp Mỹ. Giải quyết và hiểu thực sự bản chất của vấn đề này sẽ góp phần tránh xung đột đối đầu quân sự Mỹ - Trung cũng như sự xuất hiện của chủ nghĩa bá quyền.

Theo chuyên gia nghiên cứu hải quân Mỹ Andrew Erickson và Gabe Collins (bài nghiên cứu được dịch và đăng trên báo Trung Quốc ngày 15/03/2012) đã nhấn mạnh, sức mạnh lực lượng hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây đã đạt được sự phát triển nhanh chóng, tuy nhiên tương quan giữa năng lực tác chiến gần bờ và xa bờ của Trung Quốc lại tồn tại khoảng cách khác biệt rất lớn. "Hải quân xa bờ" được thiết kế với mục đích tác chiến xa bờ phải mất rất nhiều năm nữa mới đủ để có thể trở thành mối đe dọa thực sự đối với Mỹ. Ông nhấn mạnh, nếu có thể giải quyết tốt vấn đề này một cách khôn ngoan, sẽ có khả năng góp phần giảm tránh những cuộc đối đầu về quân sự cũng như sự xuất hiện của chủ nghĩa bá quyền; còn nếu ngược lại, ắt sẽ khiến cho cục diện căng thẳng lại ngày một leo thang.
Trong bài viết của mình ông nhấn mạnh, thế kỷ 21, cùng với sự tồn tại đan xen trong quá trình triển khai giữa cạnh tranh và hợp tác về các lĩnh vực xuất phát từ năng lực sức mạnh quốc gia của hai cường quốc Trung - Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ giữa hai nước Mỹ - Trung càng trở nên vô cùng quan trọng trong hệ thống quan hệ quốc tế. Mặc dù giữa hai nước có vô số các lợi ích chung quan trọng, đồng thời ngày càng ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau (đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế), tuy nhiên trong vấn đề an ninh mang tính chất quan trọng giữa hai nước lại tồn tại những khác biệt vô cùng lớn. Mặc dù song phương đã cố gắng nỗ lực cũng như có những sự nhẫn nại kiềm chế hết sức có thể, có khả năng bài trừ được những khoảng cách khác biệt này, thế nhưng giữa hai nước Mỹ - Trung vẫn tồn tại những khả năng về những nguy cơ đe dọa đôi khi có thể phát sinh (tương tự như sự kiện máy bay trinh thám EP-3 xảy ra vào năm 2001), đồng thời không có biện pháp nào có thể hoàn toàn bài trừ khả năng xảy ra xung đột. Nếu muốn tránh những xung đột này, phương pháp tốt nhất chính là tìm hiểu bản chất và cái giá phải trả cho những mầm mống xung đột đó.
Cần thiết phải chỉ ra rằng, năng lực sức mạnh, nền chính trị và lối hành xử của Mỹ đều là những bộ phận chủ đạo đại diện cho các bước đi chiến lược của nước này. Cách lý giải và những lo lắng đối với bộ phận chủ đạo này của chính phủ Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lối hành xử của toàn Trung Quốc, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng ngược lại đến chính quyết sách của Mỹ.
Gần bờ: Từ chiến lược Trung - Mỹ đến động thái quân sự
Xuất phát từ góc độ về những tiềm năng tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực khác của hai nước Trung - Mỹ, trong một tương lai có thể tiên đoán được, đối với các vấn đề liên quan đến khu vực gần bờ (bao gồm Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông) hay các chuẩn mực được đặt ra đối với nhiều vấn đề thì Trung Quốc và Mỹ không thể có khả năng đạt được sự thông cảm tương hỗ cho nhau. Những đối tượng liên quan đến đại bộ phận lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố cũng như những tuyên bố chủ quyền liên quan đến các khu vực xảy ra tranh chấp đều thuộc phạm vi các khu vực lãnh hải gần bờ. Ở nơi đó, chính phủ Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo bao gồm đảo Đài Loan, đảo Điếu Ngư của biển Hoa Đông hay quần đảo Trường Sa của Biển Đông cũng như các loại đảo và bãi đá khác thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã dẫn chứng quy định từ "Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc" (UNCLOS) năm 1982, tuyên bố khu vực lãnh hải 200 hải lý nằm bao quanh các loại đảo này gọi là các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Trong thời điểm hiện tại, các bên tham gia ký kết ủng hộ công ước này đã lên tới 161 nước, tuy nhiên trong số các nước này lại không bao gồm Mỹ. Chính điều này đã hạn chế đến mức nghiêm trọng tầm ảnh hưởng cũng như năng lực lãnh đạo của Mỹ đối với lĩnh vực mang tính chất quan trọng về các luật biển quốc tế.
Các tuyên bố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc luôn luôn hoặc là tồn tại những tranh chấp, hoặc là xuất hiện một cách trùng lặp chồng chất lên nhau cùng với những tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng khác. Điều này càng dẫn đến việc tăng thêm những mâu thuẫn của các bên xung quanh các vấn đề liên quan đến sự lý giải và cách giải thích đối với những lối hành xử như thế nào trong việc triển khai phạm vi các vùng đặc quyền kinh tế dưới sự cho phép của pháp luật. Ví dụ, 23 tập đoàn do 23 quốc gia tổ hợp thành trong 192 nước thành viên của Liên Hợp Quốc đều cùng nằm dưới bàn tay lãnh đạo dẫn dắt của Trung Quốc, các nước thuộc quần thể thiểu số này muốn tiến hành lý giải về "Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc", để từ đó hạn chế các lực lượng quân sự nước ngoài xâm nhập vào Trung Quốc và tuyên bố phạm vi địa phận vùng đặc quyền kinh tế cũng như khu vực biên giới trên không. Nếu như biện pháp đưa ra này được thực thi, thì Trung Quốc sẽ có khả năng ngăn cấm được các lực lượng quân sự nước ngoài tiến hành triển khai các hoạt động quân sự trong các khu vực hải phận chủ yếu của toàn bộ Biển Đông. Từ đó, sẽ tạo ra sự uy hiếp đe dọa đối với một số quá trình tự do vận chuyển hàng hải của các nguồn tài nguyên năng lượng cũng như sự lưu thông các phương tiện tàu thuyền mang tính chất quan trọng nhất trên toàn thế giới. Nếu tiếp nhận quan điểm về quyền sử dụng các vùng đặc quyền kinh tế của bộ phận thiểu số đưa ra này, sẽ có khả năng xuất hiện những tiền lệ mới, khiến cho 38 % toàn bộ vùng biển và đại dương sẽ đều được gọi thành vùng đặc quyền kinh tế, từ đó kéo theo việc xuất hiện những mặt hạn chế kìm hãm tương tự như vậy.
Đọc toàn bộ bản dịch tại đây
Andrew Erickson, Chuyên gia nghiên cứu Hải quân Mỹ
Người dịch: Đinh Thị Thu
Bản dịch tiếng Trung: “中国近海远海战力差距巨大 蓝水尚远


 Kỳ 1: Những vết rạn trong nền tảng toàn cầuThử thách trật tự địa chính trị trên biển Đông (TVN). – Mục đích kế hoạch mở rộng hải quân Trung Quốc (NCBĐ/ PolicyMic). Mới đây, Phó Tư lệnh Lực lượng Hải quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA-N) Xu Hongmeng cho biết Trung Quốc dự định đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động cuối năm nay sớm hơn dự kiến. Chưa rõ tuyên bố của ông Xu có trở thành hiện thực không, nhưng điều đó thể hiện sự phát triển nhanh chóng của Lực lượng Hải quân Trung Quốc.
PLA-N tuần tra ngày một thường xuyên hơn ở các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực biển tranh chấp. Tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng và tham vọng của Lực lượng Hải quân cho thấy Trung Quốc ngày càng có khả năng hoạt động ở các vùng biển xa. Năm 2011, mặc dù phủ nhận các tin tức nói rằng Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân tại Pakixtan, nhưng Thiếu tướng Xu Guangyu khẳng định điều đó chỉ còn là thời gian cho đến khi Trung Quốc có các căn cứ ở nước ngoài. Là nước nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới, kinh tế Trung Quốc lệ thuộc chủ yếu vào nguồn cung cấp năng lượng của nước ngoài. Tuy nỗ lực đa dạng hóa các nguồn cung cấp bằng cách tăng lượng dầu nhập từ các nước Trung Á và Nga qua các hệ thống đường ống dẫn dầu đã hoặc chuẩn bị xây dựng, Trung Quốc vẫn chủ yếu dựa vào các nước vùng Vịnh. Do đó, bảo vệ các tuyến đường cung cấp dầu lửa trên biển là một ưu tiên của giới lãnh đạo Trung Quốc. Bắc Kinh khẳng định sẽ tìm cách thiết lập nhiều căn cứ hải quân dọc các tuyến đường biển đó để bảo vệ các tàu chở dầu cũng như các nguồn cung cấp chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc đang thực hiện các chiến lược can dự ngày càng tăng trên trường quốc tế. Bên cạnh các hoạt động gìn giữ hòa bình tại Libăng và Xuđăng, Trung Quốc đã và đang triển khai các kế hoạch chống cướp biển ở ngoài khơi bờ biển Xômali và dọc Vịnh Aden 3 năm qua và đây là nhiệm vụ tuần tra đầu tiên bên ngoài các vùng biển của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tiếp tục phái lực lượng hải quân đến khu vực này, tìm cách thúc đẩy hợp tác quân sự với các nước Trung Đông, tăng hiện diện quân sự để một số nước Arập không còn lo ngại Mỹ sau những diễn biến gần đây ở Trung Đông. Trung Quốc nhận thấy vị thế của nước này như một "đối tác thế chân" khi mối quan hệ của các nước với các cường quốc truyền thống hạn chế. Đối với các nước đang phát triển, Trung Quốc ra sức phổ biến kinh nghiệm phát triển kinh tế và khẳng định đây là một mô hình thích hợp mà không kèm theo điều kiện nhân quyền hoặc các cải cách dân chủ. Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng đầu tư cho ngành công nghiệp dầu lửa. Trung Quốc đã giúp mở rộng và phát triển ngành công nghiệp dầu lửa của Xuđăng trong quá khứ. Trong khi dư luận thế giới và khu vực đang chỉ trích Trung Quốc đầu tư và nhập khẩu dầu thô của Iran, Bắc Kinh tiếp tục nhập khẩu dầu từ Irắc. Các công ty dầu lửa Trung Quốc đang thu được nhiều lợi nhuận sau khi ký được 4 hợp đồng béo bở ở Irắc. Vào lúc chiến lược quân sự Mỹ đang chuyển trọng tâm từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á, Bắc Kinh đang tìm kiếm các cơ hội và tăng sự hiện diện quân sự ở Trung Đông.
Theo "PolicyMic" (ngày 16/3)
Vũ Hiền (gt)


Trung Quốc kêu gọi Việt Nam ngưng ‘đánh bắt trộm bất hợp pháp’ ở Biển Đông    –   (VOA). –  Không sợ “cướp” ở Hoàng Sa (LĐ/ DT). -- Phỏng vấn TS Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS): Vụ bắt tàu cá ‘chưa phải lần cuối’   –   (BBC). - Tranh chấp Biển Đông không nằm trong nghị trình của thượng đỉnh ASEAN   –   (VOA). -Biển ĐôngFull unclosure? As oil-and-gas exploration intensifies, so does the bickering (Economist 24-3-12)Chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á: Military spending in South-East Asia (Economist 24-3-12)
Australia: Chìa khóa cân bằng chiến lược trước Trung Quốc? (TVN). - Trung Quốc tập trận sát biên giới với Ấn Độ (TN). - Trung Quốc tập trận đạn thật gần biên giới Ấn Độ (TT). - Mỹ trở lại châu Á, đặt ra thách thức với ASEAN (VNN).- Tàu chiến Pháp thăm Việt Nam   –   (BBC).  – Tàu tuần dương Pháp thăm TP. HCM (Tin tức).


-'Cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu, máy bay hiện đại'vnexpress.
Trung tướng Phạm Đức Lĩnh. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trung tướng Phạm Đức Lĩnh. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trao đổi với báo chí ngày 7/7, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết, thời gian tới, lực lượng cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu có trọng tải trên 2.000 tấn, hoạt động liên tục 40 ngày đêm trên biển cùng máy bay hiện đại.
Lãnh đạo cảnh sát biển gần 20 nước họp tại Việt Nam

- Nhiều năm qua, ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tàu nước ngoài đe dọa về tính mạng và tài sản khi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền. Trách nhiệm của lực lượng cảnh sát biển được thể hiện ra sao?
- Chúng tôi tổ chức phương thức hoạt động trên cơ sở duy trì sự có mặt cảnh sát biển càng nhiều ngày trên biển càng tốt đặc biệt ở vùng biển giáp ranh, chồng lấn. Những năm gần đây cảnh sát biển Việt Nam đã tăng cường hoạt động để ngư dân thấy có lực lượng cảnh sát biển thì yên tâm hơn nhất là khi có tình huống phức tạp. Đồng thời, nếu bà con ngư dân vượt sang biển nước khác thì chúng tôi cũng thông báo, ngăn chặn việc vi phạm vùng biển nước bạn.
Tuy nhiên, do diện tích vùng biển nước ta lên tới 1 triệu km2, phương tiện hạn chế nên các vùng biển xa thì chưa thể đi thường xuyên. Các phương tiện chưa bảo đảm đi trong thời tiết phức tạp, sóng gió cấp 9-10 hoặc dài ngày trên biển. Hiện tại lực lượng cảnh sát biển chỉ đáp ứng được 30-40% so với yêu cầu.
Còn về vấn đề khai thác thủy sản trên biển thì theo tôi chỉ khi nào giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quốc gia trong khu vực có văn bản ký hợp tác khai thác thủy sản thì bà con mới thực sự yên tâm đánh bắt.
- Cảnh sát biển là một trong các cơ quan đầu mối hợp tác chung về nghề cá với Trung Quốc. Hiện nay việc hợp tác như thế nào?
- Hợp tác với các lực lượng của Trung Quốc trên biển thì cảnh sát biển là một cơ quan đầu mối, cùng phối hợp với hải quân, bộ đội biên phòng và Cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Hàng năm hai nước đều duy trì việc rà soát vùng đánh cá chung, trong quá trình đó kiểm tra cả tàu Việt Nam và Trung Quốc. Nhìn chung, việc hợp tác đã có kết quả tốt, góp phần chấn chỉnh hoạt động đánh bắt thủy sản.
Chúng tôi đã đề nghị Chính phủ cho phép lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc. Nếu chưa triển khai được toàn bộ thì thực hiện trước ở một số tỉnh miền biển.
- Ngoài việc hợp tác, chúng ta cần chủ động trang bị phương tiện như thế nào để đảm bảo việc duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển chủ quyền?
- Về mặt phương tiện, dù kinh tế nhiều khó khăn nhưng Chính phủ rất quan tâm tới các lực lượng bảo vệ, giữ gìn trật tự, an ninh trên biển. Tới đây cảnh sát biển sẽ được tập trung đầu tư tàu và sẽ có tàu trên 2.000 tấn, đảm bảo hoạt động liên tục 40 ngày đêm trong thời tiết phức tạp gió cấp 12 sóng cấp 9; tàu cứu nạn, sân bay trực thăng, buồng quân y cấp cứu được 120 người... Ngoài ra, cảnh sát biển cũng được trang bị máy bay để tuần thám toàn bộ vùng biển thềm lục địa Việt Nam.
- Trong trường hợp quốc gia khác thực hiện thăm dò dầu khí, đặt giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế thì thì cảnh sát biển sẽ bảo vệ chủ quyền như thế nào?
- Bảo vệ vùng biển chủ quyền phải là sức mạnh tổng hợp chứ không thể chỉ do một lực lượng mà có thể làm được. Trên biển, tất cả lực lượng có tàu thuyền đều phải tham gia bảo vệ chủ quyền. Trong đó hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt.
Nếu nước ngoài đến thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa - tức là vùng biển chủ quyền của ta thì phải bảo vệ đến cùng. Đây là biển của Việt Nam chứ không phải là vùng biển chồng lấn. Việt Nam là thành viên của công ước Luật biển 1982 nên sẽ làm đúng trách nhiệm và điều khoản của Công ước, đồng thời, yêu cầu các nước khác thực hiện đúng như thế.
Còn nếu nước nào đặt giàn khoan thì rõ ràng đã vi phạm quyền chủ quyền của chúng ta. Chúng ta cương quyết không để xảy ra việc này. Tuy nhiên, chúng ta luôn tuân thủ nguyên tắc giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở hòa bình và độc lập chủ quyền, đó là quan điểm xuyên suốt của Việt Nam.
Nguyễn Hưng ghi


Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân và tàu cá Việt Nam (TN).-- Thứ trưởng Mỹ: ‘Phân xử tuyên bố chủ quyền Biển Đông theo luật quốc tế’ (VNN).  - Việc tăng sĩ ra Trường Sa là hoạt động dân sự bình thường (VOV). - Kiểm ngư tham gia giải quyết tranh chấp biển (VNN).  -Đề xuất tăng an ninh biển của VN được đánh giá cao (TTXVN). - Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55 (GDVN). - SIPRI liệt kê số lượng vũ khí Việt Nam nhập khẩu (ĐV).  - Hoa Kỳ: Tranh chấp Biển Đông làm sản xuất năng lượng khựng lại   –   (VOA). - Mỹ muốn giải pháp năng lượng ở Biển Đông   –   (BBC). - Philippines – Mỹ sẽ họp về quốc phòng   – (BBC).



-Hạ thủy tàu Cảnh sát Biển số 3 (TNO) Vào 10 giờ 30 phút ngày 18.7, tại Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã hạ thủy thành công tàu kéo cứu hộ mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam.
Đây là chiếc tàu Cảnh sát Biển số 3 được đóng tại Công ty Sông Thu. Tàu do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế, có công suất 3.500 CV, dài 52,4m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn.
Theo đại tá Hà Sơn Hải - Giám đốc Công ty Sông Thu, tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày trên biển.
Theo đại tá Nguyễn Quang Đạm - Phó Cục trưởng, Tham mưu trưởng Cục Cảnh sát Biển Việt Nam, việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Tư lệnh Quân khu 5, thiếu tướng Lê Chiêm (thứ hai từ trái sang) và đại tá Nguyễn Quang Đạm nhấn nút hạ thủy tàu CSB 9003

Tàu CSB 9003 trước khi hạ thủy

Tàu được lai dắt về cảng trên sông Hàn

Những chiếc tàu CSB hiện đại đang được đóng mới, chuẩn bị bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam
Tin, ảnh: Hữu Trà
-Hạ thủy tàu Cảnh sát Biển số 3.thanhnien


Việt Nam sắm tàu lớn, máy bay cho cảnh sát biển

- Trả lời VietNamNet, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh cho hay, đầu năm 2012, Việt Nam sẽ trang bị thêm các tàu lớn, có thể đi biển dài ngày và máy bay cho lực lượng cảnh sát biển.
Bên lề Hội nghị nhóm làm việc chuẩn bị cho Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á diễn ra tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Bám biển

Ông Lĩnh cho hay: Cảnh sát biển mới hình thành, từ 28/8/1998, đến nay mới hơn 10 năm, để đào tạo được cả lực lượng thì rất khó. Bộ Quốc phòng rất quan tâm tìm những người thực sự có năng lực để thực hiện nhiệm vụ, cho phép cảnh sát biển tìm nhân lực khác trong nước: Bộ Công an, các trường ĐH, làm nghề phù hợp với cảnh sát biển thì có thể tìm. Bộ Quốc phòng sẽ làm việc với các bộ khác để xin người.

Lực lượng hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên, còn phải phấn đấu nhiều, nhất là đào tạo con người, trình độ ngoại ngữ khi làm việc với các nước.

Thời gian qua, Việt Nam đã phối hợp các nước trong đào tạo, cả với Mỹ, để thực thi các hoạt động trên biển.

Thời gian qua, trên thực tế, việc ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền bị bắt giữ, đòi tiền chuộc diễn ra ngày càng nhiều. Tình hình an ninh Biển Đông phức tạp, hoạt động đánh cá, thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam bị đe dọa…

Trên biển, nhất là ngư dân, như các bạn đã biết, vừa rồi có nhiều phức tạp. Xuất phát từ nhận thức đó là trách nhiệm của mình, cảnh sát biển đã tổ chức lại phương thức hoạt động của mình để duy trì sự có mặt càng nhiều ngày càng tốt, nhất là các vùng biển giáp ranh, chồng lấn với các nước.

Chúng tôi tăng cường hoạt động ở khu vực này, đảm bảo quản lý hết vùng biển của VN.

Mấy vấn đề đặt ra: ngư dân thấy có cảnh sát biển, yên tâm hơn, nhất là khi có tình huống, sẽ giúp đỡ, ứng cứu bà con. Nếu ngư dân ta vượt ra ngoài vùng biển của ta, thì cũng cảnh báo, lưu ý bà con không nên sang vùng  biển đó, đánh bắt ở vùng biển của mình. Khi nào Bộ Nông nghiệp của ta có văn bản kí kết hợp tác khai thác thủy sản với các nước thì bà con ta sang yên tâm..

Việc bảo vệ với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí thì sao, thưa ông? Khi nước khác có ý định thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam, cảnh sát biển sẽ làm thế nào?

Bảo vệ thăm dò tài nguyên dầu khí trên vùng biển VN là trách nhiệm của chúng tôi. Thời quan qua, PVN có liên hệ chặt chẽ. Bộ Quốc phòng giao cho quân chủng hải quân là lực lượng nòng cốt, tổng chỉ huy bảo vệ hoạt động dầu khí của mình.

Nếu nước ngoài đến thăm dò dầu khí của VN, đã là chủ quyền của mình, mình bảo vệ đến cùng. Chúng ta không có chuyện nhún nhường. Đây không phải là vùng biển chồng lấn, tranh chấp gì cả, mà của VN.

VN là thành viên UNCLOS, ta làm đúng trách nhiệm của nước thành viên, và yêu cầu nước khác cũng làm như vậy. Đã là thành viên phải thực hiện cho đúng UNCLOS.

Nếu họ định đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, chúng ta phải làm thế nào, thưa ông?

Đặt giàn khoan, đương nhiên anh vi phạm chủ quyền của tôi đã được quốc tế công nhận. Chúng ta sẽ bằng mọi cách để không để việc này xảy ra, bằng mọi phương thức: đấu tranh pháp lý, ngoại giao… với sự tham gia của tất cả lực lượng, huy động sức mạnh tổng lực của các đơn vị, bằng mọi biện pháp có thể theo luật.

Trừ việc nổ súng trước?

Đúng vậy. Giải quyết bằng phương pháp hòa bình. Giải quyết vấn đề trên quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN.

Đáp ứng 30-40% nhu cầu

Thưa ông, với một bờ biển dài và vùng biển rộng, việc đầu tư các thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác bảo vệ biển và thực thi quản lý biển của lực lượng cảnh sát biển VN như thế nào?

Chính phủ rất đầu tư, dù kinh tế khó khăn nhưng vì nhiệm vụ giữ gìn an ninh biển, thực thi hoạt động trên biển. Việt Nam muốn xây dựng nền kinh tế mạnh trên biển phải có lực lượng bảo vệ, mà cảnh sát biển đóng vai trò tương đối quan trọng duy trì an ninh trật tự.

Hiện Chính phủ đầu tư trang bị về phương tiện tàu thuyền ngày càng hiện đại hơn, càng ngày càng đảm bảo tàu có lượng giãn nước lớn hơn để hoạt động xa bờ, dài ngày, và trong điều kiện thời tiết rất phức tạp.

Chính phủ cũng trang bị máy bay để thực hiện tuần thám cho hết thềm lục địa của Việt Nam.

Thực chất, chúng ta đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm so với nhu cầu?

Vùng biển của ta diện tích gấp 3 lần đất liền. Với lực lượng hiện có, ta gặp rất nhiều khó khăn: số lượng và chủng loại phương tiện hoạt động trên biển. Hiện tại đáp ứng được 30-40% yêu cầu, thời tiết phức tạp thì càng khó khăn hơn.

Lực lượng cảnh sát biển VN đã tăng cường tuần tra kiểm tra trên biển, duy trì sự có mặt  trên biển. Tuy nhiên, với vùng biển xa, chúng ta chưa thể đi hết được,  chưa duy trì sự có mặt thường xuyên được.

Trang bị của ta còn hạn chế, chưa đảm bảo đi ở vùng biển xa, trong thời tiết phức tạp như gió cấp 9-10 hoặc đi dài ngày trên biển. Chúng ta đang phấn đấu. Chính phủ cũng đang có định hướng đầu tư thêm.

Sắm tàu lớn, máy bay cho cảnh sát biển

Cụ thể như thế nào, thưa ông?

Hiện nay, Chính phủ đang giao cho chúng tôi lập đề án phát triển giai đoạn hai, xây dựng mô hình hoàn chỉnh của cảnh sát biển. Chúng ta sẽ tăng cường trang bị thiết bị cho cảnh sát biển.

Nhu cầu thì nhiều, nhưng đáp ứng thì từng bước theo mức phát triển của nền kinh tế. Chúng ta đâu chỉ có mỗi lực lượng cảnh sát biển để chăm lo, còn bao nhiêu chỗ phải đầu tư, bao nhiêu việc phải giải quyết. Khả năng kinh tế được tới đâu thì sẽ lo tới đấy.

Chúng ta chọn lọc những gì cần nhất, cấp bách nhất thì đầu tư trước.

Một, trang bị tàu thuyền. hai là máy bay, để nâng cao tầm hoạt động và hiệu quả bao quát tốt hơn. Ba là con người.

Con người đã đào tạo, chủ yếu lấy từ quân chủng hải quân, rồi các đơn vị khác của Bộ quốc phòng, cho phép lấy người của các đơn vị, các trường khác có đào tạo ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cảnh sát biển. Chúng ta từng bước trình độ năng lực của anh em lên, xác định cái gì cần thì liên kết với các trường…

Về thiết bị, trước mắt, chúng ta lo đầu tư tàu có độ giãn nước lớn, hoạt động dài ngày. Có như vậy thì mới có thể duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển thường xuyên được, mới bám được dân. Ra dăm bữa nửa tháng, 20 ngày rồi về thì không thể bám được.

Tới đây, đầu năm 2012, chúng ta sẽ có tàu 20.000 tấn, có thể chạy 40 ngày đêm trên biển, trong điều kiện thời tiết phức tạp. gió cấp 12, sóng cấp 9. Sắp tới ưu tiên đầu tư thêm tàu, máy bay.

Các tàu trang bị còn có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, có cả sàn đỗ máy bay trực thăng, có buồng quân y, có 12 giường bệnh, cùng 1 lúc cấp cứu được 120 người. Khi có tàu này thì bà con có thể yên tâm. Cần là lực lượng cảnh sát biển có mặt. Tốc độ cũng đảm bảo đủ để thực hiện nhiệm vụ.
Nguồn tin: Vietnamnet


-Tăng cường năng lực cho các lực lượng Cảnh sát biển Châu ÁQĐND Online – “Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, đảm bảo an ninh và an toàn trên biển” là chủ đề của Hội nghị cấp làm việc những người đứng đầu  Cảnh sát biển Châu Á, được Cục Cảnh sát biển Việt Nam và Hiệp hội An toàn Hàng hải Nhật Bản khai mạc sáng ngày 7-7 tại Hà Nội.

Tổng số lượt xem trang