Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Quyết định 24 của Chính phủ – chỗ dựa dẫm của EVN

- Viết Lê Quân: Quyết định 24 của Chính phủ – chỗ dựa dẫm của EVN  (Tamnhin.net) - Không thể nói Chính phủ là “vô can” trong chuyện tăng giá điện. Cái cớ lớn nhất mà Bộ Công thương và EVN vẫn thường nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng ban hành vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.  Phép thăm dò dư luận của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào giữa tháng 3/2012 đã nhận được một kết quả đầy tính nhân quả. Dù ngay sau kết quả này, EVN đã phải vội vã thông báo là chưa có đề xuất tăng giá điện, nhưng ai cũng hiểu rằng nếu khói không được dập ngay từ đầu thì lửa sẽ bùng cháy. Để hậu quả sẽ là lạm phát bị kích hoạt một cách nguy hiểm từ những người vẫn mang danh nghĩa “phục vụ an sinh xã hội”.  

Cần nhắc lại, nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng tinh thần “thiên thời, địa lợi”, vào cuối tháng 3/2012, EVN sẽ tiến hành thêm một đợt tăng giá điện nữa với đầy đủ tính “hợp hiến”, cũng nằm trong khuôn khổ 5%, mà chẳng phải quá lo ngại về việc sẽ bị Chính phủ quy kết về việc lạm quyền.
Vấn đề còn lại chỉ là “nhân hòa”, tức làm sao để một quyết định, dù là “hợp hiến” nhưng vẫn bảo đảm “hợp lòng dân”, hay nói cách khác là để dân không vì thế mà rầm rĩ phản đối.
Với tinh thần lo xa hướng về cội nguồn “lấy dân làm gốc” như thế, quả không ngạc nhiên khi nhận ra sự xuất hiện của lãnh đạo Bộ Công thương, một lần nữa, trong những cố gắng nhằm thuyết phục và trấn an dư luận. 
Một kiểu PR mất lòng dân
Hoạt động PR, vốn chỉ thường được áp dụng trong thương mại và đầu tư, về sau này lại được vận dụng khá nhuẫn nhuyễn trong chính sách, kể cả những chính sách làm mất lòng dân.
Vào cuối tháng 12/2011, trước khi tăng giá điện 5%, EVN cũng đã có một bước “phủ đầu” dư luận. Có rất nhiều lý do phải tăng giá điện. Một trong những lý do được xem là “xác đáng” nhất là nếu không tăng giá, ngân hàng sẽ… ngừng cấp vốn cho các dự án điện. Lý do này được nêu ra bởi ông Đinh Quang Tri - Phó TGĐ EVN.
Chỉ mấy ngày sau hoạt động PR của EVN vào cuối năm 2011, đến lượt Bộ Công thương xuất hiện với tư cách là “người đỡ đầu” của EVN. Người đứng đầu Bộ Công thương, ông Vũ Huy Hoàng, đã khẳng định việc EVN tăng giá điện là theo quy định của Chính phủ chứ không phải của Bộ Công Thương, vì theo Quyết định 24 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường thì trong phạm vi có biến động về chi phí đầu vào thì ngành điện được phép điều chỉnh ở mức dưới 5%. Vì vậy, việc tăng giá điện ngày 20/12 vừa qua là do ngành điện được phép đề nghị trong khuôn khổ quy định của Chính phủ.
Nhằm giải thích thêm về những tai tiếng mà “cậu ấm” EVN đã phải gánh chịu trong thời gian trước, ông Hoàng bổ sung: “Tôi cũng khẳng định, ngành điện lỗ là lỗ chính sách là chính chứ không phải do EVN kinh doanh kém”.
Nhưng cũng như những giải thích nhập nhằng đối với chuyện tăng giá xăng dầu của Petrolimex, đã không có một thuyết minh đủ rõ ràng và đủ thuyết phục nào mà có thể làm rõ được con số lỗ hơn ba chục ngàn tỷ đồng của EVN liên quan đến hoạt động đầu tư trái ngành - một hành động có thể bị xem là vấn nạn trầm kha xã hội mà đã làm cho uy tín điều hành của Chính phủ bị giảm sút thêm, trong khi các báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương, Bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nước đều chỉ thẳng tên của hậu quả này là do EVN đã quản lý một cách quá kém hiệu quả đối với các khoản đầu tư.
Bằng chứng hiển nhiên đã tự động lộ ra, bởi nếu không phải do năng lực điều hành kém cỏi thì đã không có chuyện vào đầu tháng 2/2012, Thủ tướng phải ký quyết định miễn nhiệm ông Đào Văn Hưng - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN. Theo thông tin từ chính Văn phòng chính phủ, trong quá trình điều hành tập đoàn này, ông Đào Văn Hưng đã để xảy ra nhiều hậu quả như báo giới đã nêu.
Nếu EVN đã đưa ra không ít lý do để tăng giá điện, thì về phía ngược lại, các chuyên gia phản biện xã hội cũng có rất nhiều lập luận phản bác lại những nghịch lý của tập đoàn này. Chẳng hạn, TS. Nguyễn Minh phong, Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội, đã nêu ra bảy nghịch lý về thị trường điện Việt Nam. Nghịch lý lớn nhất - còn lớn hơn cả giá xăng dầu, là giá điện luôn chỉ có một chiều tăng lên, bất chấp những trồi sụt trên thị trường giá cả trong và ngoài nước. Hoặc, cả nước thiếu điện nhưng một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không được ký hợp đồng bán điện với EVN với lý do dây dẫn quá tải, không đủ sức tải lên mạng lưới quốc gia. Hoặc, ngành điện luôn lêu lỗ do đầu tư đa ngành và thiếu vốn đầu tư nhưng lương nhân viên EVN lại gấp nhiều lần lương trung bình xã hội. Vẫn chưa phải hết, sự lạm dụng khái niệm “an ninh năng lượng” đã được EVN sử dụng như một chiêu trò nhằm phục vụ cho cái “chợ đen” về giá điện của họ, được củng cố và thúc đẩy bởi vị trí độc quyền và vai trò độc tôn mà từ đó áp đặt gánh nặng lên đầu người dân, bất chấp ý chí “lấy dân làm gốc” đã trở nên một tiêu ngữ lỗi thời…
Chính phủ có “vô can”?
Có lẽ được khích lệ bởi cú tăng ngon trớn 10% giá xăng dầu vào đầu tháng 3/2012, vài ba lãnh đạo của Bộ Công thương và EVN khi thực hiện động tác PR chuẩn bị tăng giá điện vào tháng 3/2012, đã không thể hình dung được sự phản ứng của dư luận là quyết liệt và dày đặc tính cộng đồng đến thế nào. Nếu như trước đây, không khí phản ứng của dư luận chỉ lẻ tẻ ở một số tờ báo, vài ba diễn đàn và một í tiếng nói lẻ loi của chuyên gia, thì nay đã trở thành một “Tiên Lãng thứ hai”, với sự tham gia của cả cộng đồng báo chí, và phía sau đó là cả cộng đồng người dân.
Hoàn toàn dễ hiểu là giá điện đang ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt của xã hội. Lạm phát có tồn tại hay bị triệt tiêu cũng một phần do giá điện. Uy tín của Chính phủ có còn được gìn giữ phần nào trong lòng người dân hay không cũng tùy thuộc vào những can thiệp và quyết định sắp tới của Thủ tướng về tăng giá xăng dầu và tăng giá điện.
Trong cái nhìn sâu hơn về cơ chế, không thể nói Chính phủ là “vô can” trong chuyện tăng  giá điện. Cho tới nay, cái cớ lớn nhất mà Bộ Công thương và EVN vẫn thường nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng ban hành vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Theo đó, khoảng cách tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá điện là 3 tháng. Nếu giá điện tăng trong phạm vi 5%, EVN chỉ cần thông báo tới Bộ Công thương, Bộ Tài chính. Cấp cao nhất là Thủ tướng Chính phủ chỉ can thiệp phê duyệt khi giá điện được đề xuất tăng trên 5%.
 Đó là một nghịch lý rất lớn vẫn tồn tại cho đến nay. Với xăng dầu, Petrolimex muốn tăng giá vẫn phải tuân theo cơ chế thỏa thuận trên cơ sở đề nghị của Bộ Công thương với Bộ Tài chính, hay nói cách khác là vẫn có bóng dáng của cơ chế “tam quyền phân lập” chứ doanh nghiệp xăng dầu không thể tự “làm giá”. Nhưng với trường hợp giá điện, Quyết định 24 của Chính phủ dù đã được kiến nghị sửa đổi khá nhiều lần theo hướng nâng cao ý chí quyết định cuối cùng vào vai trò của Chính phủ và Thủ tướng mà không để cho doanh nghiệp độc quyền và thao túng giá điện, nhưng cho tới nay quyết định này vẫn tồn tại, và EVN vẫn nhận được một sự “thỏa hiệp” nào đó rất khó hiểu.
Với “khói” của Quyết định 24 trên, EVN, cũng như một thông điệp nửa ẩn ý nửa công khai của một lãnh đạo Bộ Công thương, “về lý thuyết” sẽ được tạo “lửa” đến 4 lần trong năm, mỗi đợt tăng giá cách nhau 3 tháng. Và cũng theo “lý thuyết”, EVN hoàn toàn có thể đẩy mức tăng giá điện lên trên 20% trong năm 2012 này, chứ không chỉ ở mức “kềm chế” 15,6% như bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệ thông báo sau phiên họp Quốc hội vào cuối tháng 11/2011.
Một lần nữa, EVN và Bộ Công thương lại thách thức dư luận. Trong bối cảnh lạm phát luôn có thể tái xuất bóng ma của nó vào bất cứ lúc nào, giá cả hàng hóa tăng vọt và đe dọa đến mặt bằng sinh hoạt của nhân dân, “chỉ tiêu” kềm lạm phát dưới một con số của Chính phủ vẫn chưa có cơ sở rõ ràng nào về tính khả thi…, giá xăng dầu và nếu cả giá điện đồng loạt tăng cao sẽ càng khiến cho nền kinh tế và các doanh nghiệp sản xuất rơi vào tình trạng khốn quẫn.
Một kiểu cách “bù giá vào lỗ” mà sức chịu đựng của người dân đang bị kích thích đến giới hạn nguy hiểm của phản ứng xã hội. Với “đứa con hư” EVN, bằng mọi cách sẽ phải sửa lỗi của mình khi trút hậu quả lên đầu kẻ khác. Một doanh nghiệp vẫn tự nhận là công ích nhưng lại đang làm muối mặt Chính phủ với hàng loạt hành vi đối lập với quyền lợi của người dân!
Khi đó, người dân sẽ cần phải mổ xẻ nguồn gốc vấn nạn xã hội này ở địa chỉ nào - EVN, Bộ Công thương, hay cao hơn nữa là Quyết định 24 của Chính phủ, một văn bản dù bất hợp lý nhưng dường như vẫn được duy trì một cách hữu ý, bởi một thái độ không thể nói là nhằm “loại trừ quyền lợi của các nhóm lợi ích”?

.Vietnam to try executives in shipmaker scandal -HANOI (AFP) - Former top executives at a scandal-hit Vietnamese state-owned shipping giant will go on trial next week, a court clerk said on Friday, in a case that shook investor confidence in the communist nation.-Việt Nam sắp xử sơ thẩm vụ án Vinashin    –   (VOA). – Việt Nam : Xét xử sơ thẩm vụ án Vinashin vào ngày 27/3    –   (RFI). – Tòa Hải Phòng chuẩn bị xử vụ Vinashin   –   (BBC). – Vietnam to try executives in shipmaker scandal (AFP/MSN).--

Inrasara đối thoại với độc giả xung quanh dự án Nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận   –   Paka Jatrang: Trí thức Chăm và sự phản biện xã hội (Inrasara).-

Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam “không giống ai” (PLTP). - Vẫn lo về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước (TBKTSG). - Nên thuê tổng giám đốc cho tập đoàn (TT).Khi ‘đại gia’ muối mặt thừa nhận thua lỗ (VEF). -‘Đại gia’ nhập khẩu tới VN qua giao thương trực tuyến (VEF).DN vừa và nhỏ: Không có lối thoát (VEF).

Vàng tăng nhẹ, cao hơn thế giới 2,2 triệu đồng/lượng (TT).  - Giá vàng sẽ rớt thảm nhất trong hơn hai tháng? (VnMedia).-- Việt Nam lãng phí hàng tỷ USD từ đất đai (DT).WB cho Việt Nam vay 660 triệu đô la phát triển cơ sở hạ tầng và nông nghiệp    –   (WB/ Reuters/ VOA). - WB phê duyệt khoản vay 522 triệu USD cho Việt Nam (TN).
100% hàng VN xuất sang Chile được miễn, giảm thuế  (TT).Ôtô, bỏ đi cho nó lành… (VEF). - Chuyện về một làng nghề đã chết (TVN).   - Tiếng gọi nơi hoang dã (TVN). - Doanh nghiệp Việt đi xem chợ vùng biên (SGTT).
Doanh nghiệp Việt đua nhau sang Myanmar đầu tư (VnEconomy).Đua nhau cho thuê nhà trục lợi (TP).   - Nhà đất công: Lợi thế nhiều, lãng phí lớn (SGTT).- Vấn đề cốt tuỷ cho hoạt động của thị trường bất động sản: Bài 1: Thị trường bất động sản do luật pháp tạo nên (SGTT).  - Đất sẽ không còn khung giá (VnEconomy).
Thực hiện “Chiến lược Châu Âu -2020” còn đầy gian nan (Tầm nhìn).- Kinh tế thế giới: Mây mù dần tan? (TQ).Hoạt động doanh nghiệp khu vực đồng Euro suy giảm    –   (VOA).Ấn Độ cấm các tập đoàn hàng không đóng thuế carbone    –   (RFI).

Giải quyết nợ của EVN bằng trái phiếu, tại sao không? -(TBKTSG) - Tập đoàn Điện lực EVN đang nợ PetroVietnam và tập đoàn Than và Khoáng sản (Vinacomin) hàng chục ngàn tỉ đồng, chưa có khả năng trả. Cả hai chủ nợ đều ráo riết đòi, còn EVN lên tiếng muốn trả chỉ có cách tăng giá điện. Liệu tăng giá điện có phải là cách thức duy nhất để giải quyết nợ? Có một cách thức khác đáng được cân nhắc hơn: phát hành trái phiếu doanh nghiệp với sự bảo lãnh của Chính phủ.

PetroVietnam, EVN và Vinacomin đều là doanh nghiệp nhà nước và do Nhà nước sở hữu 100% vốn. Khoản nợ của EVN đối với hai tập đoàn kia, vì thế, về bản chất là túi phải nợ túi trái của cùng một chiếc áo. Nếu EVN phát hành trái phiếu doanh nghiệp với sự bảo lãnh của Chính phủ với tổng trị giá bằng số nợ và người mua là PetroVietnam và Vinacomin, thì EVN có thể hạch toán giảm nợ trên sổ sách. Đồng thời những khoản phải thu của Vinacomin, PetroVietnam cũng sẽ được “giải phóng”. Điểm này không phải không có ý nghĩa trong mắt giới đầu tư nước ngoài và các tổ chức xác định tín nhiệm. Họ sẽ nghĩ gì về năng lực tài chính của những tập đoàn kinh tế chủ lực Việt Nam như EVN, PetroVietnam với nợ khó đòi, khó trả?
Với trái phiếu, áp lực trả nợ thời hiện tại của EVN được đẩy về phía tương lai, ở thời điểm trái phiếu đáo hạn.
Đây là một cách dãn nợ cho EVN, chứ không phải khoanh hay xóa nợ. Với kỳ hạn, thí dụ năm năm, trái phiếu tạo điều kiện cho EVN có thời gian để làm ra lợi nhuận, tích lũy trả nợ. Về phía người mua, PetroVietnam và Vinacomin có thể sử dụng trái phiếu giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thanh khoản ngắn hạn (biến chúng thành tiền) bằng cách tham gia thị trường liên ngân hàng, thị trường mở thông qua các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính hoặc thế chấp vay vốn ngân hàng.
Phát hành trái phiếu EVN có làm tăng đầu tư công? Ở đây câu hỏi nảy sinh có lẽ không phải từ các tập đoàn - những đối tượng đầu tiên được hưởng lợi - mà sẽ từ Bộ Tài chính, cơ quan cho phép phát hành trái phiếu.
Với trái phiếu, áp lực trả nợ thời hiện tại của EVN được đẩy về phía tương lai, ở thời điểm trái phiếu đáo hạn. Đây là một cách dãn nợ cho EVN, chứ không phải khoanh hay xóa nợ
Yếu tố gây nên sự liên quan của Bộ Tài chính là sự bảo lãnh của Chính phủ dành cho trái phiếu doanh nghiệp EVN. Chỉ tiêu đầu tư công theo kế hoạch năm nay không tăng so với năm ngoái, bao gồm 180.000 tỉ đồng từ ngân sách và 45.000 trái phiếu chính phủ. Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh có giá trị như trái phiếu chính phủ và có ý kiến e ngại trái phiếu doanh nghiệp EVN do Chính phủ bảo lãnh sẽ làm gia tăng đầu tư công.
Thực tế không phải vậy.
Trái phiếu EVN bây giờ mới phát hành, nhưng lại là bù đắp cho khoản đầu tư mà Nhà nước đã sử dụng rồi.
Nó đáng ra là khoản chi ngân sách bù lỗ giá điện được bán cho người dân và các hộ tiêu thụ điện dưới giá thành sản xuất. Nó chính là khoản đầu tư công đã được đầu tư (nói một cách khác là đầu tư công trong quá khứ), mà người thụ hưởng là người dân. Do đó, nó không thể làm gia tăng đầu tư công trong hiện tại.
Tuy nhiên, trái phiếu EVN phải được tính vào nợ chính phủ và dù muốn hay không, nó cũng làm tăng nợ chính phủ. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ về số tuyệt đối lớn hơn.
Nhưng bù lại, các khoản nợ đó trở nên minh bạch, công khai và đặc biệt là tình hình tài chính của EVN, PetroVietnam, Vinacomin cũng minh bạch. Cho đến hiện tại, khoản nợ đó không phải không có, nó tồn tại, nhưng lại không được tính đến. Trái phiếu EVN làm cho nó được tính đến, được công khai. Và quan trọng là ngân sách không phải bỏ ra đồng nào. Cần phải hiểu rằng một khi các khoản nợ của EVN đối với PetroVietnam, Vinacomin còn treo lơ lửng, thì người trả nợ cuối cùng không phải là EVN, mà là ngân sách nhà nước vì cho đến nay Nhà nước vẫn là người quyết định giá bán điện, sự tăng giá và nếu tăng thì tăng bao nhiêu. EVN không thể tăng giá điện nếu không có sự chấp thuận của Nhà nước.
Nhìn sâu hơn, vai trò của trái phiếu linh hoạt như nhịp cầu điều tiết giữa Nhà nước - EVN - người sử dụng điện. Phát hành trái phiếu không có nghĩa là không tăng giá điện, mà là giảm áp lực tăng giá tức thời, tạo điều kiện để việc tăng giá thực hiện theo lộ trình, vào những thời điểm thuận lợi. Thay vì tăng giá ngay, với tỷ lệ lớn liền một lúc, việc tăng giá có thể dãn ra, từ từ vì EVN không nhất thiết phải gấp rút có ngay tiền để trả nợ. Ngoài ra, số tiền dùng để trả nợ EVN có thể trích lập một phần, đưa vào tích lũy để trả cho người mua trái phiếu khi đáo hạn, phần còn lại nộp vào ngân sách. Rõ ràng, ngân sách không phải không có lợi.
Trái phiếu cũng sẽ thuận lợi hóa việc tái sản xuất, tái đầu tư của PetroVietnam, Vinacomin. Tổng công ty Khí, Tổng công ty Điện lực dầu khí sẽ không còn phàn nàn bị EVN chiếm dụng vốn, mua điện chậm trả tiền.
Phát hành trái phiếu xét cho cùng là một sự “tạm ứng” doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của EVN. Sự tạm ứng đó có tác dụng đáng kể trong việc lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của tập đoàn, song một mình EVN không thể tiến hành. Giả sử Chính phủ không bảo lãnh, liệu EVN có thể phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp? Có lẽ là không. Với số nợ khổng lồ và đang kinh doanh chưa hiệu quả từ hoạt động chính đến đầu tư tài chính, đầu tư ngoài ngành, thiếu bảo lãnh Chính phủ, chắc không có nhiều tổ chức dám bỏ tiền vào trái phiếu EVN. Nó có thể khó giao dịch trên thị trường thứ cấp và khó được xem xét đủ điều kiện thế chấp vay vốn... Suy cho cùng, tuy phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhưng EVN đang cần sự chấp thuận và trợ giúp trong phát hành từ Bộ Tài chính.


Xăng dầu lỗ vì chính sách? (VOV).  - Bộ trưởng Bộ Công Thương còn cho rằng, lực lượng chức năng quản không xuể chất lượng xăng dầu trên thị trường.

  • Chính sách tạo ra lỗ của Petrolimex!
Liên quan đến chuyện lỗ - lãi của ngành xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, xét tổng thể trong 4 năm vừa qua, kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (trừ năm 2009) đều lỗ. Qua kiểm toán, năm 2008 ngành xăng dầu lỗ về kinh doanh xăng dầu là hơn 10.000 tỷ đồng và được nhà nước cấp bù lỗ. Năm 2009, kinh doanh xăng dầu có lãi khoảng 200 tỷ đồng. Năm 2010, tiếp tục lỗ. Năm 2011, con số chưa được cập nhật, nhưng khả năng lỗ trên 2.000 tỷ đồng.


Theo Bộ Công Thương, Petrolimex đang chịu "lỗ chính sách"
Sở dĩ, trong báo cáo tài chính, sau đó được Tổng công ty xăng dầu công bố khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, có thông tin có lãi, bởi vì Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trong quyết định phê duyệt về giấy phép kinh doanh do UBND Hà Nội cấp, ngoài lĩnh vực xăng dầu, được kinh doanh 5 lĩnh vực nữa và những lĩnh vực này có lãi. Do đó, khi Tổng công ty công bố, cộng lãi này bù lỗ xăng dầu, ra lãi tổng thể của Tổng công ty. Như vậy không phải xăng dầu lãi mà báo lỗ.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, năm 2010, tình hình kinh doanh xăng dầu khó khăn, giá thế giới tăng cao, nhưng do thực hiện các yêu cầu của Chính phủ về đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, nên ngành xăng dầu (chủ lực là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam – Petrolimex) không được phép điều chỉnh giá xăng dầu và vẫn duy trì ở mức thấp. Vì thế thực tế Petrolimex đang lỗ thật, đó là lỗ vì chính sách tạo ra. Cho nên, rất mong người dân có sự chia sẻ với những khó khăn của ngành xăng dầu.
Chất lượng xăng, quản không xuể
Về quỹ bình ổn xăng dầu, dư luận tỏ sự nghi ngờ nếu để quỹ tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp có lợi, nhưng về phía các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lại kêu kinh doanh xăng dầu bị lỗ nhưng vẫn phải trích quỹ bình ổn khiến họ khó khăn hơn. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, Quỹ bình ổn xăng dầu được thành lập và vận hành theo đúng Nghị định 84 của Chính phủ có tác dụng khi thị trường có biến động, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được trích một tỷ lệ nhất định trong quỹ này để đảm bảo không có biến động quá lớn về giá xăng dầu, dẫn đến ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Thực tế thời gian qua, bước đầu Quỹ này đã có tác dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phát sinh những vấn đề đòi hỏi các cơ quan có liên quan, trong đó có Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét, tham mưu cho Chính phủ tiếp tục vận hành quỹ này như thế nào, để lại doanh nghiệp hay nhà nước quản lý tập trung và việc sử dụng nó có đúng mục đích không, có phải vì lợi ích của người tiêu dùng hay lợi ích của doanh nghiệp.
“Nhưng dù thế nào, quan điểm của tôi là phải thực hiện nghiêm túc Nghị định 84 và thực hiện ngay”- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh.
Cạnh đó, thời gian vừa qua dư luận người tiêu dùng lo ngại về tình trạng “xăng bẩn”, xăng kém chất lượng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận đó là một thực tế đang diễn ra. Để xảy ra tình trạng này, có phần trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, trách nhiệm chính về quản lý chất lượng xăng dầu, theo phân công quản lý Nhà nước, phải là ngành Khoa học và Công nghệ.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương luôn chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hoá, trong đó có xăng dầu. Tuy nhiên, việc giám sát kinh doanh, chất lượng xăng dầu lực lượng chức năng không thể làm xuể, không thể bao quát hết.
Do đó, Bộ trưởng đề nghị nhân dân cùng tham gia giám sát và phản ánh kịp thời những sai phạm liên quan đến kinh doanh xăng dầu về cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương./.

Xuân Thân/ VOV online
Bộ trưởng Công thương: Lỗ của EVN là lỗ chính sách (Bee.net 7-1-12) -- "Ngành điện vừa thực hiện kinh doanh, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao. Lỗ vừa qua của ngành điện là lỗ kinh doanh điện, đây là lỗ chính sách"-  Bộ trưởng Công thương: Lỗ của EVN là lỗ chính sách (07/01/2012)
- Ngày 6/1/2012, trả lời trực tuyến câu hỏi của người dân tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời nhiều vấn đề đang được dư luận quan tâm. Trong đó có câu chuyện tăng giá điện, tại sao ngành điện lỗ vẫn được hưởng lương và lương tương đối cao theo dư luận phản ánh, kết quả kiểm 4 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu của Bộ Tài chính cũng như câu chuyện về xăng kém chất lượng.
Lỗ EVN, đây là lỗ chính sách


Đoàn Trung Văn, An Đông, Thừa Thiên Huế: Việc giá điện tăng giá 5% vừa qua là chưa sòng phẳng và vào thời điểm nhạy cảm. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Đây là một câu hỏi luôn được quan tâm. Tôi sẽ cố gắng nói ngắn gọn vì Bộ đã có một số dịp trả lời cử tri cả nước về vấn đề này.

Thứ nhất, chúng ta luôn gặp căng thẳng cung cấp điện, có thời điểm căng thẳng quanh năm, có năm căng thưởng vào mùa khô, có năm thì vào cuối năm. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện rất cao, có lẽ là rất ít nền kinh tế nào trên thế giới có nhu cầu tăng cao như VN, bình quân 15%/năm trong 10 năm qua. Và hiệu suất sử dụng điện năng thấp, chúng ta phải đầu tư 2-2,5 đơn vị điện để tăng trưởng GDP 1- 1,5%. Giá điện thì luôn được duy trì ở mức thấp, thậm chí thấp hơn giá thành, vì ngành điện phải thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, bên cạnh mục tiêu cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Nếu chúng ta nâng giá điện cao hơn giá thành, chắc chắn sẽ ảnh hưởng các chỉ tiêu kinh tế và đời sống.

Do giá rẻ, nên không khuyến khích được tiết kiệm điện, ngành điện khó thu hút đầu tư, không khuyến khích đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.

Tính đến tất cả thực tế đó, điều nhất quán trong chủ trương của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ là ngành điện phải hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, điều này đỏi hỏi có lộ trình, tăng giá điện phải tính toán tác động đến kinh tế, đời sống. Lộ trình ngắn quá thì nền kinh tế không chịu đựng được.

Do đó, năm 2011, Chính phủ đã nhất trí về chủ trương ngành điện được điều chỉnh giá điện theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, phải cân nhắc kỹ về mức tăng, về thời điểm, về tác động... Trước khi tăng giá điện, liên Bộ Tài chính – Công Thương đã tính toán và báo cáo Chính phủ có thể tăng trên 10%. Tuy nhiên, việc điều chỉnh như vậy chắc chắn sẽ tác động đến lạm phát, ảnh hưởng đời sống nhân dân, nên ngành điện đã xin ý kiến của Bộ, của Chính phủ. Mức tăng 5% là chỉ tính biến động chi phí trực tiếp đầu vào như xăng dầu, nhân công... chưa tính đến các khoản lỗ do kinh doanh điện của các năm trước. Ngành điện đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời có trách nhiệm với đời sống người dân. Lần điều chỉnh này, người nghèo, người dùng từ dưới 100kWh giờ không ảnh hưởng, tức là đại bộ phận người dân, người làm công ăn lương không bị ảnh hưởng.

Về thời điểm tăng giá, như tôi đã nói, nếu chúng ta tiếp tục kéo dài lộ trình điều chỉnh giá điện thì về lâu dài, cung ứng điện sẽ càng khó khăn, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Trần Tuấn Khải –  Quận Tây Hồ, Hà Nội: Gần đây, Bộ trưởng có trả lời báo chí là khi xét tăng giá điện, Bộ không  để ý đến phần lương của ngành điện vì cho rằng cái đó thuộc trách nhiệm của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội. Câu hỏi đặt ra là Bộ có thiếu chủ động không ? Nếu Bộ thấy bất hợp lý thì Bộ phải chủ động đề xuất, kiến nghị chứ sao để lỗ to mà lương cao như thế?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Thời điểm ngành điện quyết định điều chỉnh 5% giá điện theo tôi là tương đối hợp lý bởi sau một thời gian chỉ số CPI tăng chậm lại, khả năng nhìn thấy có thể thực hiện được chỉ tiêu khống chế lạm phát ở mức 18%.

Thứ 2, còn cách tương đối xa thời điểm Tết nguyên đán Nhâm Thìn.

Thứ 3, tỷ lệ điều chỉnh thấp.

Nói về chuyện lương của ngành Điện, tôi cũng đã có dịp giải trình, báo cáo Quốc hội, cử tri cả nước khi tham gia trả lời chất vấn cùng Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Tôi xin nói rằng, Bộ Công Thương chưa bao giờ phát biểu rằng Bộ không để ý tới lương của ngành điện.

Mà tôi nói rằng, về các chỉ tiêu liên quan đến lương, Bộ LĐTBXH được Chính phủ giao chức năng là cơ quan đầu mối về vấn đề này. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Công Thương chỉ tham gia, không quyết định và cũng không quy định về lương cho ngành điện.

Bộ LĐTBXH theo quy định là cơ quan chủ trì việc xem xét và quyết định đơn giá tiền lương cũng như theo đó là quỹ tiền lương cho công ty mẹ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Căn cứ phê duyệt là chỉ tiêu sản xuất và kinh doanh điện. Ví dụ, năm 2010, kế hoạch giao cho ngành điện là hơn 90 tỷ kWh. Bộ LĐTBXH đưa ra đơn giá tiền lương được tính trên 1000 kWh là 5.434 đồng, nhân lên với hơn 90 tỷ kWh sẽ ra đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương cho công ty mẹ của Tập đoàn.

Còn lại, các công ty thành viên, cũng theo quy định, đều là doanh nghiệp nhà nước, do Hội đồng thành viên Tập đoàn xem xét và quyết định, có tham khảo ý kiến của Bộ LĐTBXH. Như vậy, có nghĩa là, câu chuyện liên quan tới tiền lương của ngành điện, với tư cách là doanh nghiệp nhà nước, do các cơ quan quản lý nhà nước mà chủ trì là Bộ LĐTBXH kiểm tra và quyết định.

Thứ 2, Bộ Công Thương có trách nhiệm tham gia khi xem xét đăng ký kế hoạch của ngành điện, trong đó có chuyện tiền lương khi phối hợp với Bộ LĐTBXH, nhưng tiếng nói quyết định và chủ trì là Bộ LĐTBXH.

Vừa qua theo phản ánh, có sự việc lương cao- thấp ở ngành điện, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Theo tôi, qua kết quả kiểm tra sẽ thấy việc thực hiện của ngành điện như thế nào trong vấn đề tiền lương.

Tôi muốn nói thêm về câu chuyện tại sao lỗ vẫn được hưởng lương và lương tương đối cao theo dư luận phản ánh, ngành điện vừa thực hiện kinh doanh, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao. Lỗ vừa qua của ngành điện là lỗ kinh doanh điện, đây là lỗ chính sách.

Nếu thực hiện đúng theo các quy định đối với doanh nghiệp sản xuất, ngành điện được phép về nguyên tắc bán sản phẩm của mình phải cao hơn giá thành thì không có câu chuyện lỗ. Nhưng tôi xin khẳng định rằng, đây là lỗ chính sách và lỗ này không liên quan đến quản trị doanh nghiệp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nếu họ thực hiện đúng và thực hiện đúng cơ chế giá thị trường thì không có câu chuyện lỗ như vừa rồi.

Về vấn đề tiền lương của ngành điện, chúng tôi luôn sẵn sàng tham gia góp ý kiến với Bộ LĐTBXH chứ không phải là đứng ngoài cuộc…

(....) Tôi xin nói thêm về một vấn đề mà nhiều độc giả chưa được rõ – vấn đề lỗ chính sách. Khi giải trình trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã sử dụng khái niệm này. Theo tôi, lỗ chính sách là các khoản lỗ khi các doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất kinh doanh không theo các quy định đáng lẽ phải làm – thông thường khi kinh doanh thì doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, tự quyết định về giá, trừ giá các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát, lãi được hưởng, lỗ phải chịu chứ không được đổ lên đầu người tiêu dùng.

Với ngành điện, thông thường khi kinh doanh phải bán sản phẩm với giá cao hơn giá thành, nếu không bán được thì anh phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ngành điện không được bán với giá cao hơn giá thành, thậm chí còn thấp hơn giá thành theo chỉ đạo của Nhà nước, của Chính phủ, để thực hiện công cụ bình ổn giá, thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội, đảm bảo chống lạm phát và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Đây là khoản lỗ ngoài ý muốn, ngoài quản trị kinh doanh của ngành điện, lỗ do chính sách của Nhà nước, nên tạm gọi là lỗ chính sách.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời câu hỏi của bạn đọc - Ảnh Chinhphu.vn
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời câu hỏi của bạn đọc - Ảnh Chinhphu.vn

“Chúng tôi nhận trách nhiệm về chất lượng xăng”

 Đinh Xuân Thu- TP. Nam Định: Vừa qua, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã tuyên bố nhận trách nhiệm về các vụ cháy, nổ xe. Tôi đánh giá cao hành động này. Vậy với cương vị là tư lệnh ngành công thương, ông có thể cam kết, nhận trách nhiệm về chất lượng xăng, dầu lưu thông trên thị trường?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Về trách nhiệm quản lý chất lượng xăng dầu khi nhập khẩu, nếu theo phân công quản lý Nhà nước, chất lượng xăng dầu được giao cho ngành Khoa học và Công nghệ. Đây là một quy định rất rõ ràng.

Trong lĩnh vực xăng dầu, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về nguồn cung ứng, chịu trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu nhập khẩu tối thiểu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, không được để đứt nguồn. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về giá, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về chất lượng. Nhưng chúng tôi cũng ý thức được rằng, những ranh giới này không rõ ràng, có đan xen. Chúng tôi cùng cộng đồng có trách nhiệm với ngành Khoa học và Công nghệ trong quản lý chất lượng xăng dầu. Để xảy ra tình trạng một số cơ sở kinh doanh không đảm bảo chất lượng xăng dầu, có phần trách nhiệm của Bộ Công Thương như chúng tôi đã có dịp báo cáo với nhân dân.

Việc quản lý chất lượng xăng dầu, lưu thông trên thị trường có trách nhiệm của Bộ Công Thương. Như vậy, nếu các cơ quan chức năng qua kiểm tra kiểm soát xác định nguyên nhân từ xăng dầu dẫn đến cháy nổ các phương tiện vận tải, chúng tôi xin nhận trách nhiệm.

Mong người dân có sự chia sẻ với những khó khăn của ngành xăng dầu

Nguyễn Xuân Thùy – Thanh Hóa: Qua đợt kiểm tra 4 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, Bộ Tài chính có kết luận: Nếu không có khoản chênh lệch tỉ giá và khoản chi phí vượt định mức thì kinh doanh xăng dầu có lãi. Một trong những nguyên nhân khiến chi phí vượt định mức là do các doanh nghiệp trả thù lao đại lý quá cao gây nên lỗ kinh doanh xăng dầu. Xin Bộ trưởng trả lời rõ vấn đề này.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Cũng tương tự  ngành điện, thời gian vừa qua có nhiều ý kiến từ nhân dân, người tiêu dùng xung quanh việc kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối về xăng dầu trong đó có Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Trước hết, tôi xin tiếp thu ý kiến mang tính chất phê bình của nhân dân đối với hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong lĩnh vực xăng dầu.

Nhà nước giao cho ngành Công Thương nhiệm vụ đảm bảo trong bất kỳ tình huống nào đủ xăng dầu phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân bằng bất cứ giá nào.

Về chủ quan, chúng tôi thấy rằng, trong những năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng về cơ bản, chúng ta đã được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu về xăng dầu kể cả cho sản xuất và cho đời sống nhân dân.

Chưa có lúc nào chúng ta để xảy ra tình trạng thiếu hàng, thiếu nguồn cung cấp, mà nếu có chỉ là cục bộ ở một vài điểm trong thời gian ngắn.

Thứ 2, về kinh doanh xăng dầu, kết quả kiểm toán tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trong những năm qua cũng như một số đầu mối về kinh doanh xăng dầu, tôi cho rằng đã phản ánh hết sức khách quan và kết quả kiểm toán độc lập này đã được Kiểm toán Việt Nam kiểm tra lại.

Qua kiểm toán từ năm 2008 đến 2010, năm 2008, ngành xăng dầu lỗ về kinh doanh xăng dầu là hơn 10.000 tỷ đồng và được nhà nước cấp bù lỗ.

Năm 2009, kinh doanh xăng dầu có lãi một chút, khoảng 200 tỷ đồng. Bước sang năm 2010, tiếp tục lỗ. Năm 2011, con số chưa được cập nhật, nhưng khả năng lỗ trên 2.000 tỷ đồng.

Tổng thể mà nói, trong 4 năm, kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, trừ năm 2009 là lãi, còn lại là lỗ. Sở dĩ, trong báo cáo tài chính, sau đó được Tổng công ty xăng dầu công bố khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, có thông tin có lãi, bởi vì Tổng công ty trong quyết định phê duyệt về giấy phép kinh doanh thì ngoài lĩnh vực xăng dầu, được kinh doanh 5 lĩnh vực nữa là vận tải, xăng dầu, ngân hàng, bảo hiểm và một số lĩnh vực khác. Những lĩnh vực này là lĩnh vực có lãi và khi Tổng công ty công bố, cộng lãi này bù lỗ xăng dầu thì ra lãi tổng thể của Tổng công ty. Như vậy không có nghĩa xăng dầu lãi mà báo lỗ. Mà rõ ràng lỗ thật, nhưng lãi của Tổng công ty là do các hoạt động khác bù lại và do Nhà nước cấp bù lỗ năm 2008 về xăng dầu.

Thứ 2, ngành xăng đầu nói chung là thực hiện đúng yêu cầu và quy định của nhà nước.

Riêng về chi phí, đối với quy định về chi phí có liên quan tới tiêu thụ 1 tấn sản phẩm xăng dầu, theo quy định của nhà nước, Bộ Tài chính là cơ quan ban hành, có phối hợp với Bộ Công Thương nhưng việc quyết định là Bộ Tài chính. Mức chi phí định mức xăng dầu 600 đồng/lít là mức được Bộ Tài chính quyết định, nhưng mức này được ban hành cũng đã lâu rồi, hiện nay, các Bộ Tài chính cũng thấy rằng cần xem xét sửa đổi quy định này vì không phù hợp với yêu cầu thực tế do chi phí đầu vào tăng rất cao. 600 đồng/lít xăng dầu không đảm bảo cho các đại lý có thể tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh.

Nhưng do bối cảnh thực tế, đến giờ này, mặc dù đã thừa nhận chi phí này chưa hợp lý nhưng chúng ta cũng chưa có quy định mới. Vì vậy, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trong hoạt động của mình, giữa một bên là nhiệm vụ chính trị không được để đứt nguồn hàng cung cấp cho sản xuất và đời sống nhân dân và một bên là duy trì hoạt động của các đại lý, cửa hàng xăng dầu trong phạm vi hệ thống của mình nên Tổng Công ty buộc phải chi vượt lên mức  600 đồng. Mức vượt này không được nhà nước tính bù lỗ, mà Tổng công ty phải chịu lỗ này, hay nói cách khác không được hạch toán vào giá xăng dầu cho người dân.

Tôi xin nói một thực tế, năm 2010, tình hình kinh doanh xăng dầu khó khăn, giá thế giới tăng cao, nhưng do thực hiện các yêu cầu của Chính phủ về đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, nên ngành xăng dầu mà chủ lực là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam không được phép điều chỉnh giá xăng dầu và duy trì ở mức thấp, trong khi đó, một số doanh nghiệp đầu mối khác về kinh doanh xăng dầu, vì quy mô kinh doanh nhỏ, nên đại lý của các công ty xăng dầu này đã đóng cửa, bán hạn chế thậm chí đóng cửa, dẫn tới tình hình khan hiếm ở một số địa bàn như Long An, Tây Nguyên.

Chúng tôi đã đi kiểm tra và yêu cầu ngay Tổng công ty xăng dầu Việt Nam phải bằng mọi cách đưa xăng dầu đến bù vào số thiếu hụt này. Do đó, họ tiếp tục phải chịu lỗ cao hơn. Thứ 2, cũng phải có hình thức duy trì đại lý của mình, nếu không đứt nguồn cung ứng thì không hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ đặt ra.

Thứ 3, về cơ chế điều hành xăng dầu từ 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84 về cơ chế điều hành xăng dầu. Tôi cho rằng, chúng ta đã thực hiện tương đối tốt ở những tháng cuối năm 2009, đầu 2010, tuy nhiên sau đó do biến động thị trường khó khăn nên chúng ta lại chưa thực hiện triệt để Nghị định 84.

Vì vậy dẫn đến chuyện chệch choạc và có phản ánh của dư luận. Trong mọi thời điểm, điều hành xăng dầu là điều hành của Chính phủ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Bộ Công Thương. Có thể ý kiến nội bộ khác nhau nhưng khi ban hành và trình Chính phủ thì ý kiến đó là thống nhất, không có chuyện khác nhau giữa điều hành của 2 bên và tham mưu của 2 bên với Chính phủ.

Nhân dịp này tôi xin làm rõ thêm tình hình ngành xăng dầu nói chung trong đó có Tổng công ty xăng dầu nói riêng. Rất trân trọng ý kiến của nhân dân, quý vị khán thính giả. Tuy nhiên, rất mong người dân lưu ý, xem xét thông tin được cơ quan nhà nước cung cấp một cách chính thống và có sự chia sẻ với những khó khăn của ngành xăng dầu, hiện có tới 12 đầu mối, trong đó Tổng công ty xăng dầu cũng chỉ là 1 trong những đầu mối đó. Tôi xin khẳng định lại tất cả các báo cáo tài chính đã được kiểm toán cụ thể.

"Không phải là không có khả năng nói, mà tôi tập trung hơn vào thực hiện"

Sinh viên từ Đại học Quốc gia Hà Nội: Cháu thấy chú ít có ý kiến, không có nhiều tuyên bố... về những vấn đề của ngành mình?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Tôi đánh giá cao câu hỏi thẳng thắn này và mang tính thời sự. Nhiều lãnh đạo các đơn vị thường xuyên có phát biểu. Tôi không phải là không phát biểu, nhưng chủ trương của chúng tôi là lắng nghe và nếu có vấn đề bức xúc thì trân trọng lắng nghe, có biện pháp giải quyết kịp thời. Còn nếu bức xúc chưa đúng thì chọn thời điểm phù hợp để nói lại, để người dân thấy ngành trân trọng, tiếp thu ý kiến của người dân. Theo tôi, đó là cách tiếp cận hợp lý.

Tôi cho rằng không phải là không có khả năng nói, mà tôi tập trung hơn vào thực hiện, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo, tiếp thu ý kiến của nhân dân, tháo gỡ các vấn đề đặt ra.
(Tổng hợp từ Chinhphu.vn)



Kiều bào - nhịp cầu đưa hàng Việt ra thế giới (TT 7-1-12)

Kinh tế - Chính trị MỹWhat Is “Austrian Economics”? And why is Ron Paul obsessed with it? (Slate 6-1-12)



Năm 2011, EVN lỗ hơn 3500 tỷ đồng (TQ).-  2011: EVN lỗ 3.500 tỷ đồng- Tamnhin.net - EVN kiên quyết không bán điện dưới giá thành, đòi tăng giá (VEF).
-Lỗ EVN không liên quan đến lương
(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, khoản lỗ mà EVN gánh hoàn toàn không liên quan đến quản trị doanh nghiệp (trong đó có vấn đề chi trả lương cho cán bộ, nhân viên).
 >>  Lãnh đạo EVN trần tình về lương khủng
 >>  EVN: đầu tư 100 - lãi 1, lương vẫn 13,7 triệu đồng/tháng- - EVN lỗ 3.500 tỉ đồng, nhưng lương bình quân vẫn cao (TN).  - Bộ trưởng Công thương: “EVN tăng giá điện 5% là có trách nhiệm với nhân dân (DT).--- ANZ bán lại cổ phần trong ngân hàng Sacombank Việt Nam  —  (RFI).  – VCB: Lợi nhuận hợp nhất năm 2011 đạt 5.700 tỷ đồng (Vietstock).
  - Than, điện, xăng dầu sẽ tăng ở mức kiềm chế (TP).  - Về việc Petrolimex đòi tăng giá xăng: Cú sốc đòi tăng giá “trên đỉnh lạm phát” (PL&XH). Dễ dàng gian lận, xăng ‘rởm’ siêu lợi nhuận (VEF).
2012: Doanh nghiệp xoay xở để tồn tại (KTSG).-- ‘Tiền chúng ta đi vay, nhưng nhà thầu ngoại lại trúng…’ (VNN).Hiệu quả đầu tư của khu vực FDI kém hơn cả Nhà nước-- Việt Nam đầu tư gần 11 tỷ đô la ra nước ngoài  —  (VOA).- Trần Vinh Dự: Kinh tế Việt Nam – một năm nhìn lại  —  (VOA’s blog).  – Kinh tế Việt Nam – một năm nhìn lại (Tiếp theo và hết)  —  (VOA’s blog).- Vàng có tuần tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 12/2011 (NDHMoney).- NHNN bơm ròng trên 12.000 tỷ đồng trên OMO (NDHMoney).Thanh Hoá: Đi đòi nợ, 2 người bị bắn chết(Tamnhin.net) - Khoảng 10h 30’ ngày 6/1, tại hiệu cầm đồ Sơn Dương ở thôn Thành Mai, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, đã xảy ra vụ nổ súng khiến 2 người thiệt mạng.
- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VŨ HUY HOÀNG: Quản không xuể chuyện kinh doanh xăng dầu (PLTP).  
Thử đặt lại vấn đề phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên (Tia sáng).
Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT về chất lượng công trình (VTC).  - Giao thông Việt Nam có hy vọng vào chiến lược của Ngài Bộ trưởng? (Tầm nhìn).  - Bài toán tiến độ của Bộ trưởng Đinh La Thăng (VnEconomy).Thủ tướng: Bộ Xây dựng lúng túng phát triển BĐS (VEF 6-1-12) -- Đây là chuyện nội bộ gia đình thủ tướng, báo chí không nên tò mò, loan tin.- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Phải xem xét lại vấn đề quy hoạch” (TQ). - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: “Tôi nhận trách nhiệm về chất lượng xăng” (TT).  – Khi máu bị nhiễm bẩn (TTVH).
Tại Trung Quốc, nguy cơ vỡ nợ có thể đến từ các địa phương  —  (RFI).-New ground for China’s bond market (Financial Times)-It has just served up its first-ever triple A bond default and its first-ever default on a special bond designed for smaller businesses
--Tại sao Kodak bị phá sản? What Killed Kodak? (Atlantic 5-1-12)

Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước?
- Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nhà nước là kinh doanh có hiệu quả. Các số liệu do chính các cơ quan Nhà nước đưa ra cho thấy chúng hoạt động kém hiệu quả, tức là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất chúng đã không làm được.


TIN LIÊN QUAN

Báo chí đưa tin, ngày 27/12/2011, một thứ trưởng Bộ Công Thương đã thanh minh hộ EVN và Petrolimex về việc kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn trả lương “khủng” của hai doanh nghiệp có “vai trò chủ đạo” này trong ngành năng lượng. Ông thứ trưởng cho rằng EVN đã làm đúng quy định của Nhà nước khi xác định chi phí lương. Còn quy định của Nhà nước về chi phí (kể cả hoa hồng đại lý) ở mức 600 đồng/lít cho ngành xăng dầu là không phù hợp cho nên “do thù lao quá thấp, thu không đủ chi đã dẫn tới những năm gần đây, ngày càng nhiều đại lý, cây xăng đóng cửa, nghỉ bán hàng. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Petrolimex phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, chấp nhận lỗ để duy trì hệ thống, không để đứt nguồn cung và không được tính khoản chi vượt định mức quy định vào giá xăng”.

Thanh minh của vị thứ trưởng đã không đề cập đến chuyện Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng các công ty mẹ (người chi hoa hồng vượt cả toàn bộ định mức chi phí 600 đồng/lít) thì lỗ, còn các công ty con (các đại lý) lại lãi lớn. 

Các doanh nghiệp luôn viện cớ phải làm nhiệm vụ xã hội, nhiệm vụ chính trị, phải làm công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ nên mới bị thua lỗ. Đến vị quan chức nhà nước kia cũng đồng tình với cái cớ trên.
Phải rạch ròi, kinh doanh là kinh doanh. Không thể, và rất không nên, buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải làm công tác xã hội (như hỗ trợ huyện này huyện nọ, đưa dịch vụ lên vùng sâu vùng xa, làm công cụ điều tiết cho chính phủ, làm nhiệm vụ chính trị như họ và các quan chức trực tiếp của họ hay than vãn như ông thứ trưởng Bộ Công thương nêu trên). Khổ cho các doanh nghiệp Nhà nước, họ không có sân chơi bình đẳng!
Để làm tốt công tác xã hội và chính trị thuộc loại như nêu ở trên phải dùng các công cụ khác hữu hiệu hơn rất nhiều mà nhiều chuyên gia, trong đó có người viết bài này, đã đề cập đến từ rất lâu rồi và có lẽ không cần nhắc lại ở đây.

Hay cả các quan chức và các doanh nghiệp Nhà nước vẫn muốn đảm nhiệm các chức năng xã hội và chính trị đó? Bởi nếu rạch ròi minh bạch và có sân chơi bình đẳng cho họ, thì còn đâu cớ để cho họ vin vào!

Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nhà nước là kinh doanh có hiệu quả. Các số liệu do chính các cơ quan Nhà nước đưa ra cho thấy chúng hoạt động kém hiệu quả, tức là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất chúng đã không làm được. Vì phải thực hiện các nhiệm vụ xã hội, chính trị, để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát,… nên các doanh nghiệp nhà nước mới như thế.

Hãy chấm dứt kiểu lập luận vòng vo và để cho các doanh nghiệp Nhà nước có sân chơi bình đẳng.
Nguyễn Quang A

-Vở diễn 2.000 tỉ và sự nhầm vai của ông thứ trưởng -Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hôm 27-12, đại diện Bộ Công Thương (Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng) đã có cuộc giải trình với báo chí về quyết định tăng giá điện 5% của EVN hôm 20-12 vừa qua.
Tài liệu của Bộ được ông Vượng trình bày đã nêu khá nhiều lý do cũng như cơ sở pháp lý để EVN cần… tăng giá điện 5%, riêng về tiền lương lãnh đạo EVN quá cao như phát hiện của Kiểm toán Nhà nước thì Bộ Công Thương “đá” sang Bộ LĐ-TB&XH!

Bị nhà báo chất vấn tại cuộc họp, ông Vượng xác nhận mức tổn thất điện năng của EVN năm 2010 lên tới 10,15%, đồng thời cũng xác nhận con số này đã tăng thêm trên 1% so với 2009 và vượt xa các nước tiên tiến (hiện ở 5%-6%).
Ai cũng biết Bộ Công Thương kế thừa trách nhiệm của Bộ Công nghiệp về quản lý nhà nước đối với ngành điện mà đặc biệt, tại quyết định của Thủ tướng (Quyết định 276/2006, ngày 4-12-2006) thì bộ này có trách nhiệm “Chỉ đạo ngành điện thực hiện các biện pháp để bảo đảm tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất điện năng”. Điều 4 này nói rõ EVN “phải chủ động áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, phấn đấu giảm chi phí quản lý, giảm tổn thất điện năng để… mức tổn thất toàn hệ thống điện giảm xuống còn 8% vào năm 2010”.

Như vậy theo yêu cầu của Thủ tướng thì năm 2010 EVN đã “ăn” chênh hơn 2% và rõ ràng không hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả Bộ Công nghiệp (Công Thương) cũng liên đới trách nhiệm khi đã qua năm 2010 mà việc hạ tỉ lệ tổn thất điện năng xuống còn 8% chưa làm được! Chiếu theo số liệu vừa công bố, mức chênh lệch trên 2% này vào khoảng 2.000 tỉ đồng!
2.000 tỉ đồng là con số không hề nhỏ, nó tương đương số lỗ của EVN đầu tư vào ngành viễn thông trong hai năm 2010 và 2011. Vậy mà tại cuộc họp hôm qua, báo cáo của Bộ Công Thương đã không có chữ nào về việc này. Ông thứ trưởng bị truy liền nói bừa là đã “phê bình nghiêm khắc” EVN về sai sót này, song lại “thanh minh giùm” EVN rằng có lý do khách quan là lưới điện cũ và chuyện chưa kiểm soát được nạn ăn cắp điện (?!).
Người dân nộp thuế trả lương cho cơ quan quản lý nhà nước là bảo vệ lợi ích của họ, chống mọi biểu hiện của “lợi ích nhóm”. Rõ ràng việc “thất thoát” khoảng 2.000 tỉ đồng (căn cứ theo Quyết định 276 của Thủ tướng) thì EVN dứt khoát phải giải trình chi tiết, có sự thẩm định của Bộ Công Thương, chứ ông thứ trưởng không thể nhầm vai làm nhiệm vụ “bào chữa” cho EVN được!
-EVN giấu nhẹm việc tăng giá điện và chuyện lobby (VEF.VN) - Suốt cả năm nay, EVN gây ồn ào dư luận với con số thua lỗ và nợ nần rồi rập rình xin tăng giá điện. Song, khi hỏi giá điện sẽ tăng thế nào, khi nào tăng thì cả quản lý ngành lẫn lãnh đạo EVN đều "im thin thít", chỉ giãi bày đó là việc đặng chẳng đừng.

Sao phải giấu nhẹm chuyện tăng giá điện?
Không thông báo trước vấn đề tăng giá điện - có lẽ, đây là điều gây thất vọng lớn  tại buổi họp báo công bố giá thành sản xuấtkinh doanh điện năm 2010 của Bộ Công Thương cuối tuần qua.


Khi báo chí thẳng thắn đặt vấn đề, dư luận đang quan tâm chuyện tăng giá điện và sẽ hiểu cuộc họp báo này là nhằm "lobby" trước việc sẽ tăng giá điện, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã phủ nhận ngay điều này.
Bởi, theo lời ông Vượng: "Việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN là theo quy định mới. 2011 là năm đầu tiên Bộ Công Thương chính thức công bố các giá thành và đáng lẽ làm sớm hơn".
Tuy nhiên, trước và sau đó, ông Thứ trưởng cũng không quên nhấn mạnh: "Theo nguyên tắc, các khoản lỗ kinh doanh điện này sẽ được hạch toán đương nhiên vào giá điện vì giá điện lỗ do thấp hơn giá thành".
Nhưng "việc điều chỉnh giá điện sắp tới sẽ như thế nào, liều lượng ra sao, chúng tôi chưa thể thông báo ngay được. Nhiều lãnh đạo cao cấp cũng đã hỏi. Chúng ta sẽ biết khi nào việc điều chỉnh giá điện được thực hiện", ông Vượng chốt vấn đề.
Rõ ràng nói ngược, nói xuôi, nói xa nói gần thì tinh thần chung của cuộc họp báo cũng nhằm gửi thông điệp tới nhân dân rằng: tăng giá điện là giải pháp duy nhất để cứu vãn ngành điện hiện nay, mà cụ thể hơn là để bù lỗ cho EVN, ngăn ngừa EVN vỡ nợ, phá sản.
Thông điệp đáng lưu tâm hơn là người dân không có quyền biết trước chuyện tăng giá điện!
Vì sao chuyện giá điện lại phải giấu nhẹm và bàn kín như vậy? Vì sao một thứ giá độc quyền, liên quan lợi ích sát sườn của doanh nghiệp và người tiêu dùng lại không được công bố công khai rộng rãi? Liệu giá điện tăng bao nhiêu, tăng khi nào có phải là chuyện cơ mật, có độ "nhạy cảm" cao. Và nếu "công khai" thì có thể gây xáo trộn nền kinh tế, đời sống xã hội?
Chưa bao giờ, lãnh đạo Bộ Công Thương hay lãnh đạo EVN nêu rõ lý do phải giữ kín các phương án tăng giá điện với báo chí. Các nhà quân sư tham mưu lĩnh vực giá điện này cho Chính phủ chỉ đưa ra một nguyên tắc đơn giản là: vấn đề còn đang bàn, đang trình và chưa nói được.
Cho đến nay, cùng với điện, Việt Nam vẫn còn có than, xăng dầu là những mặt hàng do Nhà nước can thiệp sâu và đôi khi là toàn quyền định đoạt. Tuy vậy, chuyện giữ kín vấn đề giá điện lại không có lý do "chính đáng" như chuyện giá xăng giai đoạn trước Nghị định 87.
Trước đây, khi giá xăng còn do Bộ Tài chính toàn quyền quyết định, doanh nghiệp chưa được tự định giá, giới báo chí chỉ được biết cuộc họp báo công bố giá xăng trước đúng 1 tiếng đồng hồ. Nghĩa là, đây là giá "mật". Lý do, theo phân tích của Bộ Công Thương - Tài chính là vì, nếu công bố sớm việc điều chỉnh giá xăng, cung cầu trên thị trường sẽ xáo trộn, đại lý bán lẻ sẽ đầu cơ, gom hàng, tích trữ và ngừng bán nếu "biết" giá xăng sắp tăng... Rồi, người dân sẽ đổ xô đi mua xăng gây quá tải hệ thống.
Lý do đó xem ra còn chính đáng. Nhưng nói vậy để thấy, trong 4 năm qua kể từ 2007, đối với giá điện, người dân thường chỉ biết đến các phương án tăng giá khi báo chí "giải mật". Đó là những dạng tình huống như chuyện hồi năm 2008, ông Bùi Xuân Khu, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, "lỡ miệng" bật mí giá điện đang được xin tăng hơn 20%. Hoặc năm 2009, giá điện được EVN đề xuất 4 phương án với mức cao nhất hơn 13% bị lộ khi Tập đoàn Than đòi tăng mạnh giá than bán cho điện lên tới tận 147%.
Hay như gần đây, giá điện được EVN xin tăng từ 10-13% ngay trong tháng 11 này được phát đi từ một thành viên Hội đồng quản trị của EVN.
Mặc dù không thẳng thắn thừa nhận việc xin tăng giá điện lên bao nhiêu, nhưng ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN, "tiết lộ", mỗi kWh hiện đang lỗ 300 đồng. Để đủ hòa vốn thì giá bán điện phải cộng thêm 300 đồng nữa. Nói cách khác, với mức giá bình quân năm 2011 hiện là 1.242 đồng/kWh, nếu tăng thêm 300 đồng/kWh cho "đủ" thì mức tăng sẽ "vọt" lên tới 24%, tức cách xa với khoảng xin tăng 10-13%.
Cứ như thế, giá điện tăng bao nhiêu, tăng khi nào được công bố lên dư luận theo một cách "rò rỉ" như vậy. Đến nay, thông tin đồn đoán rằng, EVN muốn tăng 13% nhưng nghe đâu, cơ quan quản lý chỉ cho mức 11%?!
Chỉ biết rằng, giá điện ở Việt Nam đã tăng tới liên tục trong 4 năm qua với tổng mức tăng là 43% so với năm 2007 và sắp tới, sẽ còn tăng nhiều nữa!
Minh bạch hay lobby
Có thể nói, nếu với nội dung "công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010" thì cuộc họp báo phải được coi là một sự kiện minh bạch thông tin đáng hoan nghênh. Dù rằng, động thái này là nhằm tuân thủ "mệnh lệnh" mới đây của Thủ tướng về công bố công khai tình hình tài chính các tập đoàn, tổng công ty.
Trước đó, khi nghe tin EVN xin tăng giá điện, các chuyên gia kinh tế đều "khuyến cáo" Chính phủ rằng, phải kiểm tra xong giá thành điện rồi hãy tính chuyện tăng giá. Nói cho cùng, cuộc họp báo đã thể hiện có sự tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản biện của các chuyên gia kinh tế.
Tuy nhiên, diễn ra đột xuất vào chiều thứ Bảy tuần trước và vắng đại diện Bộ Tài chính vì lý do tổ chức gấp, toàn nội dung cuộc họp báo chỉ kêu lỗ, nợ cho EVN và "tuyên bố" sẽ phân bổ hơn 10.000 tỷ đồng lỗ vào giá bán lẻ điện, cách thức đó đã biến một sự kiện chính thống minh bạch trở thành một động thái lobby chính sách thì đúng hơn.
Cũng vì thế, người dân sẽ không thể không "hiểu nhầm" rằng, việc công khai giá thành điện chỉ là hình thức, đối phó, qua loa mà thôi. Chưa kể, nội dung công bố không bóc tách bản chất lỗ vì đâu, mà chỉ đưa ra các con số lỗ khổng lồ với lý do khách quan chung chung như hạn hán, thủy điện thiếu hụt, chênh lệch tỷ giá, giá nhiên liệu tăng...
Lại giống như rất nhiều kỳ cuộc tăng giá các mặt hàng xăng dầu, than, việc đầu tiên của các tập đoàn, tổng công ty là kêu lỗ, kể nghèo kể khổ thì việc công bố lỗ, nợ và đòi phải gấp gáp tăng ngay giá điện năm nay là chuyện đương nhiên?
Có một tín hiệu khác biệt thuận lợi cho các nhà điều hành giá điện ở năm nay, đó là sự "cam chịu, chấp nhận" của giới doanh nghiệp sản xuất như ngành thép, xi măng, hóa chất... Hễ hỏi chuyện tăng giá điện, các đơn vị này đều chỉ nói, thà tăng giá còn hơn mất điện. Song đáng tiếc, EVN và cơ quan quản lý chưa tranh thủ "tận dụng" sự đồng lòng này mà vẫn giữ nguyên cách ứng xử độc đoán với khách hàng và người tiêu dùng điện.
Trong bối cảnh hiện nay, lộ trình tăng giá điện phải được minh bạch thực sự. Ít nhất, EVN, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phải làm sáng tỏ trước nhân dân các câu hỏi: Khi nào sẽ tăng giá điện? Với khoản lỗ được cho là hợp lý sau kiểm toán, giá điện ở Việt Nam sẽ phải chịu qua bao nhiêu đợt tăng, mức tăng ra sao để "đủ" bù đắp chi phí đầu vào? Theo đó, tác động giá điện tới đời sống dân sinh, tới nền kinh tế ở mức độ nào?
Cứ mỗi lần tăng giá điện xong, EVN và các quan chức lại nói, tăng thế chưa đủ, còn lỗ, còn nợ và còn phải tăng tiếp. Tăng giá điện trở thành chuyện "sống còn" của ngành điện.
Nếu ngành điện ứng xử với dư luận theo cách "được lòng trước, mất lòng sau", dồn cơ quan quản lý Nhà nước và ép người tiêu dùng phải chấp nhận bức tranh giá điện còn tù mù như hiện nay thì câu chuyện giá điện còn lâu mới nhận được sự "đồng lòng" của dư luận.
Các mốc tăng giá điện
Ngày 1/1/2007, giá bán lẻ điện bình quân là 842 đồng/KWh.
Ngày 1/7/2008, giá bán lẻ điện tăng lên 890 đồng/KWh.
Ngày 1/3/2009, giá bán lẻ điện tăng lên 948 đồng/KWh.
Ngày 1/3/2010, giá bán lẻ điện tăng lên 1.058 đồng/KWh.
Ngày 1/3/2011, giá bán lẻ điện tăng lên 1.242 đồng/KWh.
-Nguồn:
EVN giấu nhẹm việc tăng giá điện và chuyện lobby



---"Ông" đau lòng vì lương, dân đau lòng vì ai? -Trong buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh và giá thành sản xuất điện do Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cuối tuần trước tại Hà Nội-một động tác được cho là để mở đường cho việc tăng giá điện được suôn sẻ sắp tới, ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN đã đưa ra một thông tin khiến nhiều người thấy ngạc nhiên: Lương bình quân năm 2009 của cán bộ, nhân viên toàn tập đoàn để hạch toán vào giá điện là 7,3 triệu đồng/tháng/người.


Ông Tổng giám đốc EVN nói: "Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn có thể được, còn nếu ở thành thị thì không thể sống được. Là tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó". Bởi ông này cho rằng, chỉ với 7,3 triệu đồng/tháng, nếu sống ở Hà Nội thì chắc chắn cán bộ, nhân viên ngành điện sẽ không đủ sống.
Câu nói trên là là phát biểu chân thực của ông Phạm Lê Thanh và dường như ông muốn nói điều này đến đông đảo cán bộ, nhân viên trong ngành điện là ông rất thương nhân viên (!). Các kết quả thanh tra, kiểm toán cũng xác tín điều này.
Có những cán bộ lãnh đạo của EVN có mức lương, thu nhập đến 1 tỷ đồng, trên 1 tỷ đồng một năm mà cơ quan này phải lên tiếng nhắc nhở EVN về chuyện chi trả tiền lương.
Điều làm người ta bất ngờ là cái mức lương bình quân mà ông Thanh kêu là thấp đến mức phải "đau lòng" như vậy thực ra là cao hơn rất nhiều so mức lương ở nhiều ngành khác.
Cụ thể, theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiền lương bình quân của các loại hìnhdoanh nghiệp năm 2010 là 3,2 triệu đồng/người/tháng (đã tăng hơn 10% so với năm 2009). Lương bình quân trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3 triệu đồng/tháng và trong khối doanh nghiệp tư nhân khác là 2,7 triệu đồng/tháng. Còn lương bình quân trong khối ngân hàng là 7-7,6 triệu đồng/tháng-tương đương như của ngành điện.
Tất nhiên là mức lương bình quân của EVN cho đến năm 2011 cũng sẽ tăng hơn đáng kể so với năm 2009 sau các đợt cải cách lương tối thiểu trong 2 năm qua.
Đúng là để sống được bình thường ở Hà Nội thì với một mức lương bình quân như ông Phạm Lê Thanh cho biết cũng có khó khăn  và nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi của EVN bỏ việc đi tìm việc với mức lương cao hơn. Nhưng nó vẫn chưa phải khó khăn đến mức ông thấy "đau lòng". Khi mà trên thực tế, ở hầu hết các doanh nghiệp khác, nhất là cán bộ, công chức các ngành mức lương còn thấp hơn mức lương mà cán bộ, nhân viên của EVN hiện hưởng rất nhiều.
Cần phải nói thêm là ngoài mức lương đó-cán bộ, nhân viên ngành điện cũng như cán bộ, nhân viên các ngành khác còn có những khoản thu nhập khác không phải là lương cơ bản. Còn những cán bộ lãnh đạo cấp cao  của EVN thì khỏi phải nói. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng thì có những cán bộ lãnh đạo của EVN có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, thậm chí có người thu nhập lên đến con số trên 1 tỷ đồng một năm. Không dưới một lần cơ quan chức năng phải lên tiếng nhắc nhở EVN về chuyện chi trả tiền lương.
Cũng phải nói thêm, mới đây, Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam cũng đã tự chấn chỉnh lại tiền lương mặc dù tiền lương của tập đoàn này áp dụng trong hệ thống không cao như EVN. Tập đoàn này ra văn bản yêu cầu một số công ty con phải giảm tiền lương cho cán bộ công nhân viên, theo đó, năm 2011 Vinacomin sẽ quyết toán tiền lương theo quy định trên. Đơn vị nào không thực hiện đúng quy định của Vinacomin thì Giám đốc, phó Giám đốc phụ trách, Trưởng phòng LĐTL phải bị trừ tiền lương và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Vinacomin.
Với mức lương chi trả cho cán bộ, nhân viên đó, EVN được đưa vào giá thành sản xuất điện và giá điện lại chuẩn bị tăng: chưa rõ thời điểm tăng nhưng tăng trong tháng 12, nghĩa là năm nay EVN đã được tăng giá 2 lần. Với con số lỗ trên 10.162 tỷ đồng, cộng với các con số lỗ lũy kế của năm 2011, nếu EVN không được tăng giá thì tập đoàn này có nguy cơ lâm vào tình trạng có thể phá sản.
Tất nhiên, lương chỉ là một phần nhỏ trong số lỗ khổng lồ ấy, phần nhiều có lý do là điện chạy dầu-giá quá cao so với giá bán, có lý do lỗ do chênh lệch tỷ giá... Tuy nhiên, lý do về lương cộng thêm yếu tố sự điều hành yếu kém của lãnh đạo EVN, chắc chắn là điều khiến đa số người dân không thể hài lòng về việc điều chỉnh tăng giá điện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, EVN không giống như Vinashin, EVN không thể ngừng hoạt động sản xuất, truyền tải điện dù chỉ là nửa giờ trên toàn quốc nên kiểu gì, EVN cũng sẽ được điều chỉnh giá điện để mỗi lần tăng giá điện, dù chỉ 500-700 đồng/kWh sẽ gỡ lại cho tập đoàn này hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng-bởi vì gia đình nào cũng dùng đến điện, doanh nghiệp nào cũng dùng đến điện.
Phải trả tiền điện mà trong đó, có phần của mức lương mà ông Phạm Lê Thanh kêu "đau lòng" cho cán bộ, nhân viên của ông thì đại đa số khách hàng miễn cưỡng của ông cũng đau lòng gấp bội.
Muốn biết lương lãnh đạo ngành điện -Lương bình quân ở Tập đoàn Điện lực ở mức "đau lòng" là 7,3 triệu đồng, thế còn lương lãnh đạo ngành này là bao nhiêu, có tương xứng với một doanh nghiệp lỗ nặng hay không?-- - “Giải pháp cho thua lỗ là minh bạch”  —  (BBC). - Công văn chỉ đạo… “ưu tiên” của EVN (!?) (DT). - Những khoản lỗ “tay trái” ngàn tỉ của EVN (TN). - Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo - (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm với dân” (TQ). – Lương thấp như …EVN   —  (Lê Dũng). – Châm biếm lương nghèo điện lực 7,3 triệu – (RFA). – Giọt mồ hôi bị nhục mạ  —  (Tuanddk). - Sao lại đẩy lỗ sang dân? (TVN). --'Cần người giỏi làm ở tập đoàn điện lực' - (BBC)-Tiến sỹ Nguyễn Quang A bình luận về vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hơn 10 nghìn tỷ đồng và cho rằng nếu cần phải thay cả lãnh đạo.-EVN: Lương cao - lỗ nặng (LĐ 22-11-11)Lương 'bèo' ở EVN sẽ bị kiểm tra ---

Tổng số lượt xem trang