Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Những Bí Ẩn Về Cuộc Tụ Tập Của Người Hmong

Tin liên quan:-  Còn nhiều nghi vấn quanh cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên 
-- Những người H’Mong Mường Nhé đầu tiên đã đến xin tị nạn tại Thái Lan
Bị cáo Cư A Báo tại tòa. (Ảnh: Quốc Hùng/Vietnam+)

-Những Bí Ẩn Về Cuộc Tụ Tập Của Người Hmong TRÚC GIANG
1* Tám người Hmong bị tù vì vụ Mường Nhé

Đài BBC đưa tin, phiên tòa sơ thẩm Điện Biên ngày 13-3-2012 đã xử tù 8 người Hmong từ 24 đến 30 tháng tù về tội “Phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu cầu thành lập Vương quốc Hmong”.Báo Nhân Dân nói, 2 trong 8 người là Vàng A Ía và Thảo A Lù đang bị truy nã.

Vụ Mường Nhé xảy ra từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 2011.

Tại phiên tòa, hai bị can Giàng A Si và Vàng A Giàng bị mức án 30 tháng tù giam, 6 người còn lại bị mức án 24 tháng tù giam kể từ ngày tạm giam.(11-5-2011)

Vào những ngày xảy ra biến cố, nhà nước Việt Cộng không cho các nhà ngoại giao và báo chí ngoại quốc đến khu vực, cho nên tin tức bị bưng bít.

Theo truyền thông quốc tế, thì những người Hmong theo đạo Tin Lành tụ tập vì niềm tin tôn giáo, nhưng bị nhà cầm quyền VN xuyên tạc, không có vấn đề đòi lập Vương Quốc Hmong.

Vậy sự thật như thế nào? Niềm tin tôn giáo thật sự về việc gì? 

2* Cuộc biểu tình của người Hmong

Hai tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ là Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (Center for Public Policy Analysis-CPPA) và Hmong Advance tố giác rằng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã tiếp tục đàn áp chết người, làm hàng trăm người khác bị thương, nhắm vào sắc tộc Hmong theo đạo Tin Lành tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Ngày 10-5-2011, tổ chức Đoàn Kết Ki Tô Giáo Thế Giới (Christian Solidarity Worldwide-CSW), có trụ sở tại Anh, cho biết, trong cuộc biểu tình của người Hmong, đã có 130 người bị bắt giữ, và CSVN vẫn tiếp tục điều động bộ đội lên tỉnh Điện Biên để phong toả người Hmong biểu tình.

Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em bị bắt đưa vể bản quán, nhưng vẫn còn khoảng 3,000 người tiếp tục biểu tình.

Vẫn theo nguồn tin CSW, thì 2 người cầm đầu Hmong chạy trốn vào rừng bị bộ đội bắn chết tại chỗ. Đó có thể là Vàng A Ía và Thảo A Lù, mà Việt Cộng cho rằng đang truy nã.
Trong khi đó, phóng viên ngoại quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài, không được phép lên tỉnh Điện Biên.

Điều đáng lo ngại là những người Hmong phải sống trong cảnh bị cô lập, nội bất xuất, ngoại bất nhập, điều kiện vệ sinh tồi tệ và thiếu thực phẩm.

Thầy truyền đạo Thào A Tám cho đài BBC biết, là một số khoảng 800 người phải lẫn trốn vì sợ chính quyền trừng phạt.

2.1. Cuộc biểu tình

Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (CPPA) cho biết tin tức như sau:

“Vụ biểu tình trên 5,000 người Hmong, kể từ ngày 30-4-2011 vẫn là một đề tài thu hút công luận quốc tế, bởi vì CSVN không đưa ra những tin tức về cuộc biểu tình, mà báo chí bị cấm, không cho đến nơi quan sát, và khu vực biểu tình bị phong toả.”

Ông Philip Smith, Giám đốc điều hành CPPA cung cấp những tin tức: “Tính đến hôm 6-5-2011, thì đã có 49 người được xác nhận là thiệt mạng, và hàng trăm người khác bị thương do quân đội và an ninh dùng vũ lực đàn áp”.

Sau cuộc biểu tình, thầy truyền đạo Thào A Tám đã đến bản Huổi Khon, xã Nậm Khê, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, nơi xảy ra vụ biểu tình, cho biết:

“Nậm Khê và Mường Nhé có hơn 5,000 người Hmong biểu tình từ ngày 30-4-2011 cho đến hai ngày, thứ ba 10-5 và thứ tư 11-5-2011 bộ đội được tăng cường đàn áp, và cuộc biểu tình bị giải tán.

Những người trở về nhà lâm vào cảnh thiếu thốn, bởi vì tài sản đã bị lấy đi hết.

Tỉnh Điện Biên có 3 Hội Thánh Tin Lành, hoạt động trong 109 bản, 24 xã, 5 huyện, với 3,749 hộ gia đình, tổng cộng 22,022 tín đồ.

Người Hmong biểu tình đòi được tự do tôn giáo, mà không bị ngăn cấm và làm khó dễ, bắt bớ tín đồ.”

2.2* Tuyên bố của giới chức Cộng Sản Việt Nam

Ông Lê Thành Đô, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, tuyên bố: “có những tin đồn cho rằng, một thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện tại Mường Nhé ngày 21-5-2011, để đưa người Hmong về miền đất hứa, vì thế, người Hmong khắp nơi tụ tập về để được đưa đi.

Những phần tử xấu lợi dụng cuộc tụ tập nầy , kích động, đòi thành lập một vương quốc Hmong.”

Trong cuộc họp báo, bà Nguyễn Phương Nga cho báo chí biết là: “việc biểu tình do mê tín dị đoan, và những kẻ xấu, những thế lực thù địch thúc đẩy, kích động gây mất trật tự trị an. Những người biểu tình bạo động đã bắt giữ một số cán bộ địa phương. Cuộc biểu tình được giải tán và không có ai bị thiệt mạng cả. Có hơn 100 người được mời về huyện để hỏi, và sau đó tất cả được về nhà. Việc báo chí không được cho phép đến Mường Nhé là do thời tiết xấu, ảnh hưởng tới giao thông”. 

Một phóng viên của hảng thông tấn AFP xin phép được đến nơi xảy ra sự việc, bà Nga trả lời “Lúc nầy đến đó không tốt đâu”.

3* Phản ứng quốc tế

Bà Christy Lee, phát ngôn viên của tổ chức Hmong Advance tuyên bố:

“Người Hmong là một sắc tộc thiểu số, theo đạo Tin Lành đang bị xua đuổi ra khỏi đất đai của họ, và bị sát hại bởi quân đội và cảnh sát của CSVN, chính tướng Trần Quang Khuê, TMT/QĐ/CSVN đã ra lịnh dùng vũ lực để đàn áp”.

Trung tâm CPPA tố giác bộ đội CSVN đã bắn chết 14 người Hmong, nâng tổng số người chết lên con số 63.

Sứ quán Mỹ điều tra
 
Ngày 6-5-2011, sứ quán HK tại Hà Nội ra thông cáo, kêu gọi hai bên hãy kềm chế, giải quyết tranh chấp bằng cách hoà bình, dựa trên các tiêu chuẩn về Nhân Quyền mà quốc tế thừa nhận. Đồng thời yêu cầu VN giải thích rõ cho Sứ quán HK biết về chi tiết của những người bị giết trong cuộc biểu tình. 

Đài BBC loan tin là CSVN  đã tăng cường 3 chiếc trực thăng và 200 cảnh sát cơ động chống biểu tình, đến Mường Nhé để trấn áp người Hmong.

Các hảng thông tấn quốc tế như Reuters, AFP, DPA (Đức) loan tin người Hmong biểu tình đòi tự trị và tự do tôn giáo, và đã bị trấn áp, đánh đập dã man, đến chết.
4* Nguyên nhân của cuộc biểu tình

Ông Philip Smith, Giám đốc điều hành CPPA nêu lên 3 lý do đưa đến biểu tình như sau:

1. Chính phủ chú trọng phát triển những nơi khác, mà bỏ quên Mường Nhé, khiến cho nơi nầy trở nên một huyện nghèo nhất nước, đời sống rất khó khăn.

2. Người Hmong không được tự do bầu người thật sự đại diện cho mình. Họ bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ, trong khi xuất hiện một số tham nhũng. Bộ đội tiến hành chặt phá rừng trái phép, làm hại môi trường, đất đai bị ảnh hưởng.

3. Người Hmong trẻ, ở lứa tuổi 20, 30 phục vụ trong quân đội, nhưng đóng quân ở Lào, làm nhiệm vụ thông dịch trong những đơn vị truy lùng những đồng bào của mình đã chạy trốn vào rừng. Họ chứng kiến những cảnh giết người hãi hùng những đồng bào của mình, nên căm phẩn và bỏ ngũ, trở về với gia đình, sống trong bản làng ở VN. Họ kể lại những điều mắt thấy tai nghe cho đồng bào Hmong. Chính họ là một phần tử tham gia biểu tình.

Cuộc biểu tình gồm những người ở 6 tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Dak Lak và Dak Nong. Cũng có nguồn tin cho rằng số người biểu tình lên tới 8,000.
5* Vài nét về sắc tộc Hmong

Người HMông còn gọi là Hmông, người Hơ-mong, người Miêu (Trung Hoa), người Mèo (VN), là một dân tộc thiểu số, nói tiếng Hmong, sống ở miền núi phía Nam Trung Hoa và biên giới VN-TH, VN-Lào.

Ở VN, người Hmong là một trong 54 sắc tộc thiểu số, thường cư trú ở cao độ từ 800m đến 1,500m trên mặt nước biển, từ Lạng Sơn đến Nghệ An, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Do tập quán du mục, người Hmong đi sâu vào Cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên), sống rải rác ở Kontum, Gia Lai.

Có 1,068,189 người Hmong ở VN (Thống kê năm 2009). Ở Điên Biên có 170,648 người thuộc sắc tộc nầy.

5.1. Lễ cưới của người Hmong

Trong thời đại ngày nay, ở nhiều nơi, người Hmong còn giữ phong tục “kéo vợ” hay “cướp vợ”.

Ở bản Sin Chải, xã Mù Sang, tỉnh Lai Châu, người Hmong vẫn còn giữ phong tục độc đáo của sắc tộc nầy. Đó là tục cướp vợ hay kéo vợ.

Trước kia, hôn nhân ở Mù Sang vẫn còn mang tính mua bán, thông qua việc thách cưới của nhà gái. Chú rể phải tốn 120 kí thịt heo, 120 bình rượu, 20 kí gạo và nhiều lễ vật khác.

Chàng thanh niên Ma A Sùng ở bản Sin Chải, xã Mù Sang và cô gái Hảng Thị Xua ở bản Mù Sang. Họ quen nhau trong một lần đi làm rẩy. Tình cảm nẩy nở, họ tiến tới hôn nhân, cho nên cả hai cùng nhau hẹn ngày “cướp vợ”.

Chàng trai cùng cha mẹ lập kế hoạch “kéo dâu”. Mọi chuyện được giữ bí mật đối với nhà gái. Cô gái vẫn đi lấy củi, địu nước, làm nương.

Đến ngày đã hẹn, Ma A Sùng xuất hiện bên nhà Hảng Thị Xua. Theo kế hoạch, thì các bạn của A Sùng, đến giúp, bắt cóc Thị Xua đem về nhà.

Khi A Sùng mang cô gái về nhà, thì đàng trai giết gà để làm lễ quét phép. Đồng thời, mời một người hàng xóm sang ăn cơm để chứng kiến việc kéo vợ về.

Ngày hôm sau, người hàng xóm mang một chai rượu, một cặp gà đến thông báo với nhà gái là Thị Xua đã đi cùng với A Sùng.

Sau 3 ngày từ khi cô dâu về nhà trai, nếu cô đổi ý, không chịu làm vợ A Sùng, thì cô mời chàng trai uống một chén rượu, cô uống một chén, để cám ơn chàng trai đã yêu thương mình, rồi xem nhau như bạn, đường ai nấy đi, cô gái trở về nhà mình.

Trường hợp cô gái chấp nhận làm vợ, thì nhà trai chuẩn bị các thứ tiếp theo cho việc cưới hỏi.

Tài liệu không có ghi là họ đã có “động phòng huê chúc” hay không, trong 3 ngày ở thử đó.

Theo tục lệ, ông mai (Tua lềnh xa) sang nhà gái, hỏi xem họ đòi những thứ gì cho lễ hỏi và lễ cưới.

Trong lễ hỏi, chú rể A Sùng cùng 8 chàng trai trong bản, mang lễ vật đã được thoả thuận, trong đó, bắt buộc phải có 1 con gà trống, 1 chai rượu và chỉ màu.

Sau một tuần, lễ cưới được tổ chức. Ngày hôm sau lễ cưới là rước dâu. Cô dâu làm lễ tổ tiên, ma nhà, ma cửa rồi về nhà chồng.

5.2. Lễ Thứ Tỷ

Lễ Thứ tỷ được xem như lễ cúng Thần Thổ địa. Người Hmong cho rằng mỗi khu đất, mỗi vùng đất đều có một vị thần cai quản, do đó, trước khi canh tác, làm nhà, sinh sống trên mảnh đất, thì phải cúng bái để xin Thổ địa bảo quản đất đai không bị sạt lỡ, cây lúa, cây ngô không bị đổ, không bị thú phá hoại.
Tảng đá to

Nơi cúng Thứ tỷ là một tảng đá to, bền vững, nằm giữa khu đất hay giữa bản làng. Bản cử người trông coi tảng đá. Các dòng họ khác nhau trong bản, luân phiên nhau trông nom tảng đá thần.

Hàng năm, bản tổ chức cúng Thứ tỷ, cầu an cho toàn bản. Người ta đem đến một con heo, hai con gà là bắt buộc.

5.3. Vua Mèo hay vua Hmong

Vua Mèo là chức vụ thủ lãnh tinh thần của sắc tộc Hmong ở VN và Lào.

Vua Mèo ở Việt Nam

Ông vua là Vương Chí Sình, vương quốc của ông ở huyện Đồng Văn. Vương triều có sức mạnh thao túng toàn bộ khu vực miền Bắc biên giới VN. Lúc đó có 70,000 dân, đa số trồng cây anh túc, chế tạo ma túy, á phiện.

Vua Mèo Lào

Vàng Pao được xem là vua Mèo Lào. Trong Chiến tranh Việt Nam, Vàng Pao đóng vai trò quan trọng trong việc đánh CSBV trên đường mòn HCM.
6* Tướng Vàng Pao

Vàng Pao (Vaj Pov) sinh ngày 8-12-1929 tại Nong Het, Xiêng Khoảng, Lào. Là sĩ quan trong quân đội Hoàng gia Lào, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân Đoàn 2, Bắc Lào, để chống Cộng sản Pathet Lào.

CIA viện trợ, trang bị và huấn luyện quân của Vàng Pao, tạo thành một “Đạo quân bí mật” đánh CSBV trên đường mòn HCM.

Năm 1961, đội quân của Vàng Pao lên tới 9,000 người Hmong. Ảnh hưởng của Vàng Pao trải rộng xuống phía Nam, quân số lên tới 30,000. Trang bị vũ khí tốt và đầy đủ, huấn luyện tốt, hoạt động rất có hiệu quả.

Sở chỉ huy của Vàng Pao nằm ở Long Chẹng, gồm có 300,000 dân, trong đó có 200,000 là người Hmong. Long Chẹng trở thành thành phố lớn thứ hai của Lào, có thể xem như một tiểu quốc gia trên nước Lào. Nó có hệ thống ngân hàng, sân bay, trường học và viên chức riêng. Nhiều cơ sở hạ tầng và dịch vụ cũng riêng biệt của Long Chẹng. Vàng Pao có phi cơ riêng

7* Vụ án Vàng Pao

Sau năm 1975, Vàng Pao sang tỵ nạn ở Hoa Kỳ. Là lãnh đạo tinh thần của người Hmong ở Mỹ.

Ngày 4-6-2007, một cuộc đột kích cùng loạt tại 14 địa điểm khác nhau để bắt 10 người, trong đó có Vàng Pao. Hơn 200 nhân viên anh ninh Liên bang và địa phương, cùng ập vào từng nhà các bị cáo, khám xét và bắt giải đi. Cơ quan kiểm soát rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nổ (Bureau of Alcohol, Tobacco, Firearms and Explosives-ATF) đưa ra toà án Liên bang ở Sacramento, CA, Vàng Pao và 9 người khác về tội mua vũ khí và có ý định lật đổ chế độ Cộng sản Lào.

Biện lý McGregor W. Scott cho biết, các bị cáo đã gây quỹ được 9,800,000 USD để mua vũ khí, với ý định lật đổ chế độ Cộng sản Lào. Vũ khí gồm có: AK-47, M-16, hỏa tiễn chống xe tăng, mìn, chất nổ C-4 và đạn dược.

Người đứng đầu là Vàng Pao và cựu trung tá Harrison Ulrich Jack.

Năm 2004, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu Vàng Pao hãy bỏ ý định lật đổ chế độ Cộng sản Lào nhưng ông không nghe.

7.1. Vụ việc

Một người buôn súng ở bang Arizona báo cáo với ATF về việc Harrison Ulrich Jack đến gặp ông ta để mua 500 khẩu AK-47. Cơ quan ATF theo dõi suốt 6 tháng, và đến ngày 13-4-2007, một nhân viên của ATF giả dạng một người trung gian bán vũ khí đến gặp Ông Harrison và đại diện của Vàng Pao là Lo Cha Thao, hẹn ngày đi xem vũ khí.

Lo Cha Thao đặt mua đợt đầu:

125 khẩu AK-47

20,000 viên đạn

Lựu đạn khói. Trị giá 100,000 USD. Hàng sẽ được giao ở một địa điểm bí mật ở Thái Lan, chia làm 2 đợt, vào ngày 12-6-2007 và 19-6-2007.

Một vài thành viên trong nhóm, mỗi người mang 10,000 USD về Thái Lan để thanh toán khỏan tiền còn lại khi nhận hàng.

Khi khám nhà Vàng Pao, tịch thu 170,000 USD tiền mặt và 10 bánh thuốc phiện.

Những bị cáo có tên sau đây:

Vàng Pao, 77 tuổi, cư ngụ thành phố Westminster, California

Harrison Ulrich Jack, 60 tuổi, Woodland, Yolo County, cựu trung tá đã từng tham chiến ở Việt Nam.

Hue Vang 39 tuổi, Chong Yang Thao 53 tuổi, Seng Vue 68 tuổi, Chue Lo 59 tuổi, Lo Cha Thao 34 tuổi, Lo Thao 53 tuổi, You True Vang 60 tuổi.

Tháng 9 năm 2009, Vàng Pao được miễn tố, ông mất ngày 6-1-2011 tại Cali, thọ 81 tuổi.  Gia đình xin cho ông được mai táng ở nghĩa trang Arlington nhưng không được chấp thuận, có lẻ vì ông không phải là một quân nhân chính thức của quân đội Hoa Kỳ. Trước kia, cụu trung tá John Paul Vann cũng không đuợc mai táng ở Arlington.

8* Sự trùng hợp bất thường về cuộc biểu tình ở Mường Nhé

Trở lại vụ biểu tình ở Mường Nhé, CSVN cáo buộc những kẻ xấu, những thế lực thù địch giật dây. Có một sự trùng hợp kỳ lạ, là trong bản tin đài RFI ngày 12-5-2011, của ký giả Đức Tâm, nguyên văn như sau:

“Trong khi đó, Harold Camping, học giả Thiên chúa giáo, phụ trách một đài phát thanh ở Mỹ, tuyên bố rằng 21/5 là ngày tận thế và kêu gọi người Hmong tụ tập nghe thuyết giảng giáo phái, và được phân phát các tài liệu tiếng Hmong. Thêm vào đó, có hai người tự xưng là Đấng Chúa Cứu Thế “Messiah” xuất hiện tại huyện Mường Nhé. Hàng ngàn người Hmong, từ nhiều nơi, kể cả từ Cao nguyên Trung Phần VN, kéo về đây nghe thuyết giảng. Người Hmong tin rằng Đấng Cứu Thế Messiah sẽ xuất hiện và lập vương quốc riêng cho họ” (Hết trích) Đức Tâm RFI.

Nội dung trên được chính quyền trong nước dùng để làm lý do cho việc biểu tình của người Hmong. 

 Ông Lê Thành Đô, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết: “Có những tin đồn cho rằng, một thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện tại Mường Nhé ngày 21-5-2011, để đưa người Hmong về miền đất hứa, vì thế, người Hmong khắp nơi tụ tập về để được được đưa đi.”
 
Thêm một cái trích nữa do mục sư người Hmong trả lời Gia Minh của đài RFA, như sau:

“Vào tối ngày 12-5, Gia Minh liên lạc với mục sư Tin Lành người Hmong tại Lai Châu, để tìm hiểu thêm tình hình, thì được ông cho biết như sau:

- Mục sư: Một số bà con từ Dak Lak, Dak Nong, Lào Cai, Hà Giang, tập trung lại trong một trại với một tượng cầu nguyện, để chào đón Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không về ở nơi khác, mà chỉ về ở Mường Nhé.

- Gia minh: Ai đứng ra thông báo như thế?

- Mục sư: Tôi không biết, mà khi hỏi thì bà con không nói ra”.

Tóm lại, hai lý do biểu tình mà Ông Đô và Mục sư đều căn cứ vào nội dung mà Ký giả Đức Tâm đã nêu trên RFI.

Như vậy, việc biểu tình ở Mường Nhé có liên quan gì đến bài phát thanh của ông Harold Camping hay không? Nếu có, thì ai đứng ra làm đạo diễn?

Qua vụ việc, chúng ta không nghe được tiếng nói chính thức của người Hmong tham gia tụ tập. Tiếng nói của Việt Cộng chỉ là những lời cáo buộc. Thế nhưng tại sao người Hmong tại 6 tỉnh cùng tụ tập tại một nơi vào cùng một ngày, như thế phải có một hệ thống thông tin liên lạc, tổ chức trước, mà nhà nước VC không hay biết. Người Hmong có khả năng liên lạc nhau bằng trang web xã hội Facebook không? Thực tế là đã có sự tổ chức nên cuộc tập hợp mới thành hình. Vậy ai tổ chức? Và mục đích gì? Đó là điều còn mập mờ.

9* Kết

Cuộc biểu tình của người Hmong xảy ra trong bối cảnh mà các chế độ độc tài đang lo ngại trước sự bùng nổ của làn sóng dân chủ từ Mùa Xuân Á Rập. Sự lo ngại được thể hiện qua những cuộc diễn tập đàn áp biểu tình, cụ thể là cuộc tập dượt ngày 14-5-2011 tại Thanh Hoá có xe thiết giáp tham dự.

Cho dù để phòng ngừa hay đe dọa, thì việc nổi dậy của quần chúng cũng đã được đặt thành vấn đề để có biện pháp đối phó.

Trong bối cảnh, trí thức chân chính tiêu cực, bất hợp tác, lực lượng giáo dân bất mãn vì bị đàn áp, tài sản giáo hội bị tịch thu, tín đồ Tin Lành ở Cao Nguyên Trung Phần và Hòa Hảo ở Hậu Giang bị đàn áp, dân oan còn ấm ức vì mất đất… nói chung, VN hiện nay, có đủ những điều kiện cho một cuộc nổi dậy, chờ thời cơ chín muồi để bùng phát, nếu CSVN không cải cách chính trị.

Việc chỉnh đốn đảng không mang lại niềm tin của nhân dân, vì đảng CSVN đã quá bệ rạc, mục nát, vô phương cứu chữa, vì hết thuốc chữa. Boris Yeltsin cho biết “Chế độ Cộng sản chỉ có thể bị thay thế chớ không có thể cải tổ được”.   
 
Trúc GiangMinnesota ngày 23-3-2012


-Vụ tập trung người Hmong tại Mường Nhé được đưa ra xét xử
2012-03-14 rfa
Hôm qua, những người bị cho là chủ xướng vụ tập trung đông người Hmong tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã bị đưa ra xét xử về tội vị cho là gây rối an ninh quốc gia.


RFA/Google map
Bản đồ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và vùng phụ cận.
Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đưa ra xét xử tám người về cuộc tập trung đông người hồi cuối tháng tư và đầu tháng năm năm ngoái tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Tội phá rối an ninh theo điều 89 BLHS Việt Nam

Phán quyết của tòa trong phiên sơ thẩm là phạt hai người Giàng A Sì và Vàng A Giàng mỗi người 30 tháng tù giam. Sáu bị cáo khác gồm Mùa A Thắng, Thào A Khay, Chang A Dơ, Thào A Lâu, Cư A Báo, Giàng Seo Phừ mỗi người hai năm tù giam kể từ ngày bị giam giữ. Ngoài ra số này còn bị hai năm quản chế sau khi mãn án tù.

Tội danh mà tòa án nhân dân tỉnh Điện biên buộc cho những người vừa nói là tội phá rối an ninh theo điều 89 của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Tin tức từ phiên xử còn cho biết có ba đối tượng đang trốn là Váng A Ía, Thào A Lu, Thào A Sẻo. Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Điện Biên đang truy nã họ.

Bị cáo Cư A Báo tại tòa phiên tòa sơ thẩm ngày 13/3/2012 ở Điện Biên. Source vietnamplus.vn
Bị cáo Cư A Báo tại tòa phiên tòa sơ thẩm ngày 13/3/2012 ở Điện Biên. Photo Quoc Hung/vietnamplus
Tin phiên xử được truyền thông trong nước loan đi hôm nay, nhưng khi được hỏi thì một người sống ngay tại huyện Mường Nhé cho biết là không hay tin gì về phiên xử đó cả:

Không nghe thấy thông tin gì cả.

Ngoài ra người này còn nói là từ khi xảy ra vụ việc tại bản Huổi Khon, xã Nậm kè, huyện Mường Nhé thì chính quyền địa phương luôn tuyên truyền cho dân chúng như sau:

Chính quyền người ta bảo làm ăn sinh sống ở đâu thì lo ổn định cho gia đình mình. Đừng nghe những người khác nói điều không được làm như bán nhà cửa đi nơi khác…

Xin được nhắc lại hồi cuối tháng tư và đầu tháng năm năm ngoái, hằng nghìn người Hmong theo đạo Thiên Chúa, trong đó có cả Công giáo La Mã và Tin Lành, từ một số tỉnh gồm Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc, Đắc Nông đã kéo nhau về tại bản Huổi Khon.

Truyền thông trong nước loan tin là những người Hmong được tuyên truyền về một ngày tận thế và mọi người đến để đón Vua Mông. Tờ Nhân dân hôm ngày 14 tháng 3 nhắc lại là những người tập trung gây sức ép với chính quyền địa phương và người dân yêu sách đòi cấp đất để thành lập Vương quốc Hmong.

Sự thực về Mường Nhé vẫn bị bưng bít

Theo một số tổ chức của người Hmong đang hoạt động ở nước ngoài thì chính quyền đã điều động quân đội, và ngay cả trực thăng lên Mường Nhé để trấn dẹp cuộc tập trung và có mấy mươi người thiệt mạng và bị thương. Tuy nhiên tất cả đều không thể nào kiểm chứng bằng một nguồn tin độc lập.

Ngay sau khi 8 người Hmong tham gia vụ tập trung tại huyện Mường Nhé bị kết án, tổ chức Human Rights Watch đã lên tiếng. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á phát biểu:

 ‘Đại ý theo ông này thì cơ quan chức năng Việt Nam liên tục ngăn trở những nhà điều tra độc lập đến luận 
Đồng bào Hmong bán củi (ảnh minh họa) RFA
Đồng bào Hmong bán củi (ảnh minh họa) RFA
định những gì thực sự đã diễn ra tại Mường Nhé hồi năm ngoái; trong đó có việc điều tra về những báo cáo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đến khi những nhà quan sát bên ngoài được phép đến, thì mọi hoạt động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ. Chính quyền Việt Nam đã sử dụng kiểm soát thông tin hửu hiệu đối với khu vực đó nhằm đưa ra cái nhìn một chiều về các sự biến xảy ra. Công bố về những bản án mới đây đối với những người tổ chức cuộc biểu tình về tội gây rối an ninh lại nêu ra nhiều câu hỏi, ví dụ như thực sự những việc làm của họ là gì để phải bị truy tố và nhận những bản án như thế.

Việt Nam nổi tiếng về thành tích vi phạm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, và tập trung một cách ôn hòa.’

Nhà cầm quyền Việt Nam không hề nhắc đến việc huy động quân đội trong việc giải tán vụ tập trung ở Mường Nhé; thế nhưng sau đó một vị lãnh đạo địa phương trong một trả lời phỏng vấn của một tờ báo quân đội trong nước cho rằng những người Hmong tập trung tại đó có trang bị vũ khí.

Vào thời điểm đó có một số cơ quan báo chí nước ngoài muốn đến tận nơi nhưng chính quyền Hà Nội cho rằng điều kiện không thuận lợi nên chưa thể cho phép họ đến để tìm hiểu về vụ việc.

Hãng thông tấn AFP hôm ngày 14 tháng 3 trích dẫn nguồn của Tổ chức Đoàn kết Thiên chúa giáo Tòan Thế giới (CSW) cho rằng người Hmong có niềm tin là sẽ có đấng cứu tinh đến và thành lập vương quốc Hmong.

CSW cho rằng lời tiên tri của nhà truyền giảng Harold Camping cho rằng tận thế xảy ra hồi ngày 21 tháng 5 năm ngoái là yếu tố chính cho thời điểm của cuộc tập trung của người Hmong tại Mường Nhé.
Vụ việc hằng ngàn tín đồ Thiên chúa giáo người Hmong tập trung tại Mường Nhé được cho là vụ nghiêm trọng nhất kể từ những vụ hồi năm 2001 và 2004 khi người dân tộc thiểu số Tây Nguyên biểu tình đòi hỏi đất đai. Họ bị trấn áp và nhiều người phải bỏ chạy sang Campuchia lánh nạn..

Đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin về những gì đã xảy ra ở Mường Nhé
Mường NhéViệt Nam xử tù tám người từ 24 đến 30 tháng, liên quan vụ bất ổn liên quan hàng ngàn người H'Mông Cơ đốc giáo ở tỉnh Điện Biên năm ngoái.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra ở tỉnh Điện Biên ngày 13/3.
Truyền thông nhà nước nói những người này bị xử về tội "phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập 'Vương quốc Mông'".
Báo Nhân Dân nói hai người 'cầm đầu', Vàng A Ía và Thào A Lù, đang bị truy nã.
Tờ báo dẫn lời cơ quan công an cáo buộc hai người này "lôi kéo" người dân tộc H'Mông để đòi chính quyền cấp đất thành lập "vương quốc H'Mông".
Công an Việt Nam nói đây là vụ án "gây hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, gây phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe của hàng nghìn hộ gia đình".
Vụ Mường Nhé xảy ra từ cuối tháng Tư đến đầu tháng Năm 2011, khi người H'Mông từ các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé.
Hàng ngàn người đã cắm trại trong suốt một tuần để chờ 'vị cứu tinh' của họ.
Thiếu thông tin
Thông tin khi đó nói quân đội và trực thăng được điều động lên trấn áp.
Có cáo buộc cho rằng có hàng chục người H'Mông chết hoặc bị thương - điều không thể xác nhận vì khi sự việc xảy ra, chính quyền không cho phép giới ngoại giao và báo chí nước ngoài tới khu vực.
Vào những ngày xảy ra biến cố, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo nói họ đang điều tra và "kêu gọi các bên liên quan không sử dụng bạo lực, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nhân quyền đã được quốc tế công nhận".
Tại phiên tòa, hai bị cáo, Giàng A Sì và Vàng A Giàng, bị mức án 30 tháng tù giam.
Sáu người còn lại, Mùa A Thắng, Thào A Khay, Chang A Dơ, Thào A Lâu, Cư A Báo và Giàng Seo Phừ, bị mức án 24 tháng tù giam kể từ ngày bị tạm giam.
Những người này sẽ còn bị quản chế 24 tháng sau khi mãn hạn tù.
Giới quan sát cho rằng vụ Mường Nhé đã khiến chính quyền một lần nữa phải xem xét chính sách tôn giáo và dân tộc, nhất là đối với các khu vực đồng bào sắc tộc ít người.

-Vietnam jails eight Hmong for 'disturbing security'-HANOI (AFP) - Vietnam has jailed eight Hmong people for taking part in a major gathering in 2011 which the court described as a separatist ethnic movement, state media reported on Wednesday.

 Bùi Tín: Hãy quý trọng từng bước tiến nhỏ   –   (VOA’s blog).


Xét xử sơ thẩm vụ “phá rối an ninh” tại Mường Nhé
Ngày 13/3, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 8 bị cáo về tội phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “Vương quốc Mông,” gây mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2011.


Tuy không giữ vai trò chủ mưu, song 8 đối tượng trên đã tham gia vào vụ việc với vai trò đồng phạm tích cực, nên đã bị cơ quan điều tra khởi tố bị can. 

Căn cứ những tình tiết và chứng cứ trong quá trình điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên kết luận: “Trong thời gian từ ngày 30/4 - 6/5/2011 tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã có hàng nghìn người dân tộc Mông nghe theo kẻ xấu, đến tụ tập dựng lán trại để cầu nguyện, đón vua Mông với mục đích thành lập Vương quốc Mông. Qua điều tra, thấy đây là tổ chức do Vàng A Ía câu kết với Thào A Lù cầm đầu, đã tuyên truyền kêu gọi mọi người dân tộc Mông phải đoàn kết, sẽ có vua Mông trong thời gian tháng 5/2011, nên nhiều người bán hết tài sản đi tập trung cầu nguyện, góp tiền cho tổ chức, mục đích tập trung đông người gây sức ép với chính quyền nhân dân, đòi yêu sách cấp đất riêng để thành lập Vương quốc Mông.”

Tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội của mình là đã tham gia tổ chức của Vàng A Ía vào thời gian trước ngày đi tập trung tại Huổi Khon, mục đích hoạt động cho tổ chức để thành lập nhà nước riêng của người Mông. 

Cụ thể, bị cáo Giàng A Sì, sinh năm 1979, trú tại bản Huổi Khon (xã Nậm Kè) tham gia tổ chức từ tháng 1/2011, tuyên truyền lôi kéo 4 hộ tham gia, tổ chức đi chọn địa điểm tập kết và cho các đối tượng cầm đầu dùng nhà mình làm nơi tập kết xăng dầu, lương thực, nhận tiền mua thóc để cất giấu phục vụ cho việc tụ tập. 

Bị cáo Vàng Seo Phừ, sinh năm 1978 trú tại thôn Phìng Giàng, xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai, là em trai của đối tượng cầm đầu Vàng A Ía) tham gia tổ chức lập Vương quốc Mông từ tháng 2/2011 đã nghe theo Ía bán hết tài sản, đóng góp tiền cho tổ chức mua đồ dùng phục vụ việc tụ tập, tham gia các cuộc họp bàn và phụ trách một nhóm bốc thuốc khám bệnh cho những người tụ tập. 

Bị cáo Mùa A Thắng sinh năm 1980, trú tại xã Mường Toong (huyện Mường Nhé) tham gia các cuộc họp bàn cách thức thành lập Vương quốc Mông, tham gia tích cực quản lý danh sách người vi phạm pháp luật, ký giấy ra vào, đôn đốc canh giác chốt ngăn cản hoạt động của các đoàn cán bộ. 

Bị cáo Thào A Khay sinh năm 1986, trú tại xã Nà Bủng (huyện Mường Nhé) tham gia đi đón các hộ từ Đắk Lắk ra Mường Nhé chờ ngày tập trung, trực tiếp lôi kéo 6 hộ tại bản mình cư trú tham gia tụ tập. 

Bị cáo Chang A Dơ, sinh năm 1979, trú tại bản Can Hồ, xã Khun Há (huyện Tam Đường, Lai Châu) được hứa hẹn cho làm “Phó Bộ trưởng Quốc phòng” của Vương quốc Mông; Dơ đã bán hết tài sản, đưa gia đình vào bản Huổi Khon tụ tập, được giao quản lý chốt canh giác giám sát, cản trở các đoàn cán bộ làm nhiệm vụ. 

Bị cáo Thào A Lâu, sinh năm 1978, trú tại xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) đã tham gia nhiều cuộc họp, đón tiếp và nhận bố trí nơi ở cho các hộ từ Đắk Lắk ra tụ tập, gác chốt ngăn cản và trực tiếp khám xét cán bộ khi vào làm nhiệm vụ. 

Bị cáo Cư A Báo, sinh năm 1976, trú tại xã Cư Đrăm (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) đã nghe Ía tuyên truyền, bán hết tài sản đưa gia đình và vận động 8 hộ từ Đắk Lắk ra Huổi Khon tụ tập, tham gia nhiều cuộc họp bàn của tổ chức mục đích xin đất riêng để thành lập Vương quốc Mông. 

Bị cáo Vàng A Giàng, sinh năm 1980 trú tại xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) đã tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc lôi kéo tuyên truyền, vận động người Mông tham gia tụ tập, chỉ đạo bố trí nơi ở cho các hộ trong Đắk Lắk và quản lý theo dõi họ. 

Trước Hội đồng xét xử, tất cả các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, tỏ ra rất ăn năn hối cải, thừa nhận việc làm sai trái của mình; đồng thời đều công nhận Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ đồng bào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế như cấp phát tấm lợp, hỗ trợ tiền làm nhà, xây dựng đường giao thông, trường học, trạm y tế... đến thôn bản mình sinh sống. 

Điều đáng chú ý là hầu hết các bị cáo trên đều không biết chữ. Khi phạm tội, các bị cáo trên đều không biết hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội.

Tại phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố đã rút một phần cáo trạng do các bị cáo trên không giữ vai trò chủ mưu mà chỉ tham gia với vai trò đồng phạm tích cực.

Căn cứ vào kết luận điều tra, kết quả thẩm vấn tại phiên tòa và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt hai bị cáo Giàng A Sì và Vàng A Giàng, mỗi bị cáo 30 tháng tù giam. 

6 bị cáo khác là Mùa A Thắng, Thào A Khay, Chang A Dơ, Thào A Lâu, Cư A Báo và Giàng Seo Phừ, mỗi bị cáo chịu mức án 24 tháng tù giam kể từ ngày bị tạm giữ. 

Sau khi chấp hành xong án phạt tù, các bị cáo trên còn bị quản chế 24 tháng.

Một số hình ảnh tại phiên tòa




Toàn cảnh phiên tòa sơ thẩm 


8 bị cáo nghe Hội đồng xét xử tuyên án


Những giọt nước mắt hối hận của bị cáo Cư A Báo.
- Xét xử sơ thẩm vụ “phá rối an ninh” tại Mường Nhé

-Xét xử vụ phá rối an ninh tại Mường Nhé
Thanh Niên
Ngày 13.3, TAND tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 8 bị cáo về tội phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “Vương quốc Mông”, gây mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại bản Huổi ...
Điện Biên xét xử sơ thẩm vụ phá rối an ninhĐài Tiếng Nói Việt Nam
Xét xử vụ án phá rối an ninh tại huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện BiênNhân Dân

Tổng số lượt xem trang