Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Những người H’Mong Mường Nhé đầu tiên đã đến xin tị nạn tại Thái Lan

Tin liên quan: Còn nhiều nghi vấn quanh cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên
-Xét xử sơ thẩm vụ “phá rối an ninh” tại Mường Nhé
Lê Nguyên Hồng

Theo thông tin mới nhất của nhóm phóng viên Tin Tức Mới, có 9 người H’Mong Việt Nam đã đến thủ đô Bangkok – Thái Lan xin tị nạn vì lý do bị đàn áp tôn giáo tại Mường Nhé – Điện Biên – Việt Nam.

Như dư luận trong nước và quốc tế đã biết, cuộc biểu tình xảy ra tại Mường Nhé, Điện Biên hồi tháng 5/2011 là vụ tập trung đông người thiểu số nhất, kể từ sau vụ người Thượng Tây Nguyên biểu tình rầm rộ năm 2001. Thời điểm cao nhất đã có khoảng 5000 người H’Mong tụ họp. Nhưng theo những nhân chứng mới đến Bangkok thì số người biểu tình hồi tháng 5/2011 có khoảng gần 10 ngàn, và gồm cả người dân tộc Dao tham gia. Tất cả đều là tín đồ Tin Lành.



Bản đồ Mường Nhé Gia đình anh Vừ Sìa Manh


Theo tin DPA của Đức vào thời điểm tháng 5/2011 đã có ít nhất 40 người biểu tình được cho là thủ lĩnh của người H’Mong Điện Biên đã bị công an bắt, và có ít nhất 3 em nhỏ đã bị chết. Trong khi đó Trung tâm Phân tích Chính sách Công (CPPA) tại Washington DC ngày 9/5/2011 ra thông cáo báo chí cho rằng đã có ít nhất 63 người chết trong khoảng thời gian từ ngày 30/4/2011 đến ngày 9/5/2011. Theo nhân chứng Vừ Sìa Manh thì người này trực tiếp nhìn thấy số người chết khoảng trên 60 người là đúng.

Số người H’Mong biểu tình ở Điện Biên vừa qua tập trung với mục đích cuối cùng là đòi quyền tự do tôn giáo, và yêu cầu bình đẳng đối xử trong quan hệ xã hội với các tộc người khác ở Việt Nam, nhất là đối với người Kinh.

Theo lời kể của nhân chứng sống Vừ Sìa Manh, đã có khoảng 1000 người H’Mong chạy thoát vào rừng trong cuộc đàn áp đãm máu của bộ đội và công an Việt Nam tại Mường Nhé hồi tháng 5. Hiện nay anh ta biết chính xác là còn 10 gia đình H’Mong đi cùng anh ta vẫn đang lẩn trốn trong rừng. số khác thì đã chạy sang Lào, nhưng đông nhất là chạy sang Trung Quốc. Một số người đói khát đã buộc phải cầu cứu đến nhà đương cục Trung Quốc. Số phận của họ không biết sẽ như thế nào…

Tám trong số 9 người H’Mong tị nạn nói trên đến Bangkok rạng sáng ngày 17/8/2011; Một người đã đến trước vào ngày 4/8/2011. Hiện tại họ đã gửi được đơn vào UNHCR nhưng chưa được tiếp nhận, vì hiên nay UNHCR có những quy định tiếp xúc mới khá chặt chẽ để tránh bị những người tị nạn thiếu ý thức quậy phá.

Cũng theo tường thuật của nhân chứng Vừ Sìa Manh, tất cả 9 người mới đến Bangkok đều là thành viên trong một gia đình. Họ đã phải trải qua những tháng ngày ăn bờ ngủ bụi trốn tránh trong rừng. Sau khi liên lạc được với nhau họ đã tìm đường vượt biên theo ngả biên giới Việt – Lào – Thái.

Phóng viên Tin Tức Mới đã kịp ghi âm và ghi hình lại tường thuật rùng rợn của nhân chứng Vừ Sìa Manh về tất cả sự đàn áp đẫm máu của bộ đội và công an Việt Nam tại Mường Nhé hồi tháng 5 nhằm vào người biểu tình H’Mong. Cảnh người dân bị đánh chết, đánh gãy chân tay và những hố chôn người tập thể, có cả những em nhỏ thiệt mạng mà một vài nhân chứng đã dùng điện thoại chụp ảnh lại được. Tài liệu này sẽ có dịp công bố đầy đủ sau.



Một số hình ảnh biểu tình và người chết tại Mường Nhé tháng 5/2011

Qua hai tấm thẻ căn cước (CMND) của vợ chồng anh Vừ Sìa Manh, người chồng sinh năm 1980, người vợ sinh năm 1982; nhưng đến nay họ đã có tới 6 người con. Cặp vợ chồng này kể lại là đã lấy nhau từ lúc vợ 14 và chồng 16 tuổi. Một vấn đề khác lại được sáng tỏ là, người H’Mong Việt Nam ở Mường Nhé vẫn đang phải sống trong sự phân biệt đối xử không những về quyền lợi vật chất, quyền tự do tôn giáo, mà họ còn không được tiếp cận những kiến thức hôn nhân và gia đình tối thiểu. Cặp vợ chồng này vừa là tội phạm vừa là nạn nhân vì đã quan hệ dưới tuổi thành niên, theo Bộ luật hình sự Việt Nam.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tin Tức Mới, 2 người lớn trong đoàn đều có giấy căn cước Việt Nam, nơi sinh tại Mường Nhé, Điện Biên. Họ nói được đôi chút tiếng Việt, và rất sợ hãi khi phải ra đường. Để đến được Bangkok, 9 người này đã phải vượt qua những chặng đường gian nan nguy hiểm, vì có tới 7 em nhỏ từ 1 đến 14 tuổi đi cùng 2 người lớn. Lúc này họ hoàn toàn tay không (theo đúng nghĩa đen của hai từ này), tất cả gia đình đã phải xin cơm ăn từ nhiều ngày nay.

Những tin tức tiếp theo về gia đình anh Vừ Sìa Manh và tin tức những người H’Mong Mường Nhé còn đang lẩn trốn trong rừng sẽ được chúng tôi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc.

Lê Nguyên Hồng






-Nguồn: Những người H’Mong Mường Nhé đầu tiên đã đến xin tị nạn tại Thái Lan

Tổng số lượt xem trang