Tin liên quan: Những người H’Mong Mường Nhé đầu tiên đã đến xin tị nạn tại Thái Lan
--Xét xử sơ thẩm vụ “phá rối an ninh” tại Mường Nhé
BPSOS Phổ Biến Tài Liệu Về Cuộc Tàn Sát Ở Mường Nhé, Điện Biên
Hoa Thịnh Đốn - 14/02/2012
Bước vào ngày thứ 7 của chiến dịch vận động TT Obama, BPSOS phổ biến những thông tin, hình ảnh và video về cuộc tàn sát những đồng bào Hmong ở Tây Bắc Việt Nam vào tháng 5 năm ngoái khi hàng ngàn người Hmong theo đạo Tin Lành biểu tình đòi tự do tôn giáo và chống chính sách tịch thu đất đai và phá nhà của chính quyền.
Cuộc đàn áp này gây tử thương cho nhiều chục người, kể cả trẻ em và phụ nữ. Trên 130 người bị bắt. Hàng trăm người vẫn còn lẩn trốn ở trong rừng. Họ đang bị công an Việt Nam truy lùng ráo riết.
Sau cuộc đàn áp, chính quyền Việt Nam phong toả thông tin, đồng thời tung tin thất thiệt rằng cuộc biểu tình rộng lớn này là do hai kẻ đóng vai “đấng cứu thế” kích động.
“Thực ra nó là hậu quả của chính sách cấm đạo, cướp đất và phá nhà của chính quyền nhắm vào đồng bào Hmong theo đạo Tin Lành”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, giải thích.
Ông đã trực tiếp phỏng vấn nhiều chục nạn nhân chạy thoát đến Thái Lan sau nhiều tháng lẩn trốn và băng rừng vượt suối.
“Nhờ đó mà chúng tôi có những thông tin và hình ảnh mà trước đến giờ không hề lọt ra ngoài vì chính quyền kiểm soát thông tin rất gắt gao”, Ts. Thắng nói.
Ông cho biết trong những ngày tháng tới đây BPSOS sẽ tuần tự đưa ra nhiều thông tin về tình trạng vi phạm nhân quyền hết sức trầm trọng ở Việt Nam trong các lãnh vực khác nhau.
“Nói có sách mách có chứng là điều cần thiết cho công tác quốc tế vận của tập thể người Việt ở khắp thế giới tự do”, Ông giải thích.
Riêng đối với chiến dịch vận động TT Obama, Ông nhận định, “Càng nhiều người biết về cuộc đàn áp nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam thì càng dễ dàng cho họ ủng hộ chiến dịch này và càng thôi thúc chính quyền Obama có hành động thích ứng”.
Hiện nay Việt Nam là quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á, sau cả Miến Điện.
Theo Ông, đây là thời điểm thuận lợi để kéo dư luận và chính sách quốc tế chĩa mũi nhắm vào Việt Nam.
Tài liệu về cuộc đàn áp đẫm máu ở Mường Nhé được lưu trữ tại:
- - Chăm lo toàn diện, ổn định và phát triển Mường Nhé (Bài 1)QĐND – Những ngày đầu tháng 5-2011, do sự kích động, dụ dỗ, lôi kéo của một số phần tử xấu, hàng ngàn đồng bào dân tộc Mông nhẹ dạ, cả tin ở một số xã trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và nhiều tỉnh khác đã ồ ạt kéo nhau về tụ tập đông người. Cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Mường Nhé đã nỗ lực ổn định tình hình và cuộc sống ở đây đã bình yên trở lại…- (Bài 2) QĐND - (Bài 3)
......
-Hồ sơ về Mường Nhé (QĐND) - Gặp lão nông yêu đất ở Mường Nhé (Dân Việt) - Từng là thanh niên xung phong những năm 1970, lão nông Lò Văn Khao ở bản Mường Nhé nay đã gần 60 tuổi nhưng vẫn yêu đất - mến nghề nông đến nỗi "ít khi tôi mặc áo, nó vướng lắm, làm gì ở vườn cũng không tiện...”.
- Tự do tôn giáo có ý nghĩa gì ở Việt Nam
- -"Thanh Tẩy Chủng Tộc"
--Một ý kiến không căn cứ và thiếu thiện chí.Biên phòng (vụ Mường Nhé)
- Bình yên có trở lại với Huổi Khon? — (BBC).
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hỗ trợ huyện Mường Nhé (Điện Biên) 25 tỷ đồng (ĐCSVN).
- Phóng viên nước ngoài thăm Mường Nhé BBC - Trên mặt đất còn dấu vết của lửa trại và đó là chứng cứ duy nhất còn lại, phóng viên AFP cho biết sau khi được phép đến bản Huổi Khon.
- Cuộc tập hợp để đón đấng cứu thế ở Việt Nam đã bị dập tắt song những câu hỏi thì vẫn tiếp tục cháy anhbasam
-Còn nhiều nghi vấn quanh cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên (voa)
AFP cho biết một nhóm ký giả của họ ngày 27/5 đã tới hiện trường dưới sự giám sát của chính quyền và không được phép thực hiện các cuộc phỏng vấn độc lập cũng như không được tự đi tìm hiểu sự việc.
Một nguồn tin quân đội xác nhận với AFP rằng đã xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ. Một cư dân địa phương cho biết hiện vẫn còn hàng trăm người đang lẩn trốn vào rừng.
Trong hai ngày 26 và 27/5/2011, phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài như AFP (Pháp), Reuters (Anh), Kyodo News, NHK (Nhật Bản), Tân Hoa xã (Trung Quốc); và một số cơ quan báo chí trong nước như Truyền hình Việt Nam (VTV4), Báo Thế giới và Việt Nam (Bộ Ngoại giao),… đã lên Điện Biên để tìm hiểu thực trạng vụ việc gây mất trật tự xã hội tại huyện Mường Nhé (Điện Biên) như báo chí đã loan tin hồi đầu tháng 5/2011.
- – Ngăn chặn kịp thời những biểu hiện lợi dụng tôn giáo(Chinhphu.vn)
- . - Hội nghị tôn giáo vùng Tây Bắc (VOV). -
QĐND -Ngày 25-5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức hội nghị công tác tôn giáo vùng Tây Bắc. Các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Vĩnh Trọng, Phó thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc dự và chỉ đạo hội nghị...
- - “Phòng, chống “Diễn biến hoà bình”” Kiếm tiền bằng lừa bịp và xuyên tạc. (QĐND)
- - Những nhà giáo “cắm bản” ở bản Nậm Chua 5, xã Nà Hỳ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (HNM).
- -Phóng viên nước ngoài tới Mường Nhé
- -Mường Nhé ký sự: Đường lên Mường Nhé (18/05)
- --Mường Nhé ký sự: Chuyện ở bản Huổi Khon (19/05)
- -- -Mường Nhé ký sự: Tôi bị lừa (20/05)
- ---- Mường Nhé ký sự: Rừng và người (Tin tức).
- - Trần Đông Đức: Tìm hiểu về người Hmong (RFA’blog).
- – Mường Nhé: Hôm nay ai cũng vui! (VH).
- – Nguồn lực chủ yếu của Mường Nhé 10 năm tới (TTXVN).
- -Việt Nam : nguyên nhân của vụ trấn áp người Hmong ở Mường Nhé
- -“Chiến sĩ dân vận” Thào A Vảng
- - VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: Việt Nam bị tố cáo dùng trực thăng tấn công để đàn áp người Hmong -
- - Vietnam, Laos: Attack Helicopters Unleashed Death on Hmong (Scoop)
- Khoảng 100 người đứng đầu bị bắt, 500-600 đang lẩn trốn...
- --Hundreds of Vietnam Hmong in hiding: Resident (Straits Times)
- -VN tuyên bố không dùng võ lực xử lý cuộc biểu tình của người Hmong (VOA)
- Con tướng Vàng Pao nói về vụ Mường Nhé 20 - 5 - 2011
- -Vietnam protesters lured by doomsday cult (vụ Mường Nhé) 19 -5 - 2011
- -Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét không khách quan về Việt Nam TTXVN bác bỏ tin sai trái về tình hình Mường Nhé 18 -5 - 2011
- --anhbasam: Vietnam Forces Kill 72 Hmong, Hundreds Arrested and Flee (OnlinePRMedia). Nhân đây mời bà con nào không yếu tim coi đoạn video một độc giả méc về người Hmong ở Lào: ”HUNTED LIKE ANIMALS” Amnesty International Film Festiva. Và để “rộng đường dư luận”, mời đọc thêm bài viết về một cựu điệp viên CIA trong cuộc chiến bí mật chống lại Pathet Lào và cộng sản Bắc Việt
- : William Young (The Telegraph).
- - Người Thượng Tây Nguyên trong nhà tù Thái — (RFA).
- --Nine Hmong Catholics Killed During Mass Arrests in Vietnam
- -– Chuyện những người cắm bản ở Mường Nhé (CAND).
- -HRW yêu cầu Việt Nam điều tra cuộc biểu tình của người Hmong (VOA)-Một tổ chức nhân quyền đang kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ, khách quan và minh bạch về vụ bất ổn liên quan đến người dân tộc thiểu số Hmong ở tỉnh Điện Biên.n Trong một công bố được đưa ra tại New York hôm thứ Ba, Human Rights Watch cũng kêu gọi Việt Nam công bố danh sách những người bị bắt giữ liên quan đến vụ bất ổn, cho biết họ đang bị giam giữ ở đâu, cũng như họ bị cáo buộc những tội gì. Họ cũng yêu cầu Việt Nam cho phép những người bị bắt và tạm giam được gặp gia đình và tiếp xúc với cố vấn pháp luật. ...Các giới chức địa phương xác nhận rằng lực lượng an ninh đã dùng vũ lực để giải tán những người Hmong và một số tổ chức cổ vũ nhân quyền nói rằng một số người đã thiệt mạng. Trong công bố hôm thứ Ba, Human Rights Watch nói rằng “chính phủ Việt Nam không thể chỉ chụp một bức màn đen tối che kín tình hình và coi như mọi chuyện đã trở lại bình thường”.
- -Human Rights Watch đòi Việt Nam mở điều tra vụ trấn áp người Hmong- RFI-
- - Nhóm nhân quyền kêu gọi điều tra vụ Mường Nhé — (BBC).
- -Rights group urges Vietnam to investigate ethnic demonstration DPA
- -Nhóm nhân quyền kêu gọi điều tra vụ Mường Nhé bbc
- - Việt Nam – Cần điều tra về việc đàn áp vụ bất ổn của người H’Mông (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW). Cần điều tra về việc đàn áp vụ bất ổn của người H’Mông * Cho phép các nhà báo độc lập, giới ngoại giao và quan sát được đến khu vực đó”
- . - Mường Nhé “thay da đổi thịt” từng ngày (Dân Việt)
- – Tháng 5 ở Mường Nhé(CAND).
- - - Thư hiệp thông với Đồng bào Hmong tại Mường Nhé, Điện Biên của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền (TTHN)
- - Huyện vùng cao Mường Nhé rộn rã trước bầu cử - Quay lại Mường Nhé Lữ Giang
- - Vụ biểu tình ở Điện Biên theo lời kể của người địa phương(RFA)-Vụ tập trung cả mấy ngàn người Hmong tại bản Huoi Khoa, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đến nay vẫn khiến dư luận băn khoăn khi mà nhiều nguồn thông tin trái ngược nhau được đưa ra.
- -- Hanoi Asked to Probe Unrest (RFA).
- - Chính quyền VN gây khó dễ tín đồ Cao Đài — (RFA).
- - HÁT TIẾNG NGƯỜI MÔNG?.. (Mai Thanh Hải).
- - Việt Nam nói chỉ có “những người (Hmomg) cực đoan” bị bắt (DCVOnline)
- – Hmong veteran calls for GI benefits (Army Times).“She said what’s happening in Dien Bien is drawing little attention in the U.S. because of all the focus on Middle East uprisings and the war on terrorism.”
- Đã rõ thủ đoạn của một số phần tử gây rối (ANTĐ)
- – “Phượt” ngược Mường Nhé cuối tháng 4 (ND/Thời nay). Vinh danh tướng Vàng Pao ở Arlington
Đồng chí Trần Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé |
Phóng viên (PV): Vừa qua trên địa bàn bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé xảy ra sự việc một bộ phận đồng bào người Mông tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự. Vậy bản chất sự việc là gì, thưa đồng chí?
Đồng chí Trần Anh Tuấn: Đây là hoạt động mang tính chính trị phản động của một số đối tượng xấu. Chúng lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động đòi ly khai, tự trị, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các đối tượng cơ hội phản động do Vàng A Ía cầm đầu đã có sự móc nối với một số đối tượng người Mông ở nước ngoài; dụ dỗ, lừa gạt, ép buộc một bộ phận đồng bào Mông nhằm tập hợp lực lượng để đòi thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông” với đầy đủ các “ban bệ” như “trưởng Vua”, “phó Vua”, các “bộ”… Cần khẳng định đây là hành vi trái pháp luật, phải được xử lý nghiêm.
Trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu giữ được nhiều phương tiện, vật dụng mà các đối tượng này sử dụng để hoạt động trái pháp luật như 1 quả nổ tự chế; 2 súng kíp, 5 viên đạn súng AK; nhiều cung, nỏ với mũi tên đầu bịt sắt; nhiều dao, kiếm; một số bao đựng chất bột nghi là thuốc nổ với tổng khối lượng 129 kg; 3 chiếc áo có in phù hiệu của “Vương quốc Mông”, 2 đôi phù hiệu; loa đài, tăng âm, đầu DVD, điện thoại di động có chức năng quay phim, chụp ảnh cùng nhiều lương thực, xăng dầu, vật dụng, tài liệu liên quan khác. Điều này càng cho thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng.
PV: Hiện tình hình trên địa bàn huyện ra sao?
Đồng chí Trần Anh Tuấn: Ngay sau khi sự việc xảy ra, Huyện ủy, UBND huyện đã phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động đồng bào trở về nơi sinh sống ổn định cuộc sống. Đồng thời, chúng tôi đã tổ chức hỗ trợ bà con nước uống, lương thực, chữa bệnh cho những người bị ốm vì điều kiện ăn ở, vệ sinh tại nơi tập trung đông người rất thiếu thốn… Quá trình vận động giải tán đám đông bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đồng bào. Chính quyền đã tổ chức phương tiện để đưa người dân trở về địa phương... Đến chiều ngày 6-5-2011, toàn bộ đồng bào Mông tụ tập ở bản Huổi Khon đã tự giác tháo dỡ lều lán, thu xếp đồ đạc trở về nơi cư trú. Hiện nay cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất… của đồng bào đã trở lại bình thường, đại đa số đồng bào đã hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu… Lực lượng công an cũng đã và đang tiếp tục sàng lọc các đối tượng vi phạm. Với các đối tượng cầm đầu, có hành vi cản trở người thi hành công vụ… cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý, giáo dục nghiêm khắc, đúng pháp luật.
PV: Cấp ủy, chính quyền địa phương có chủ trương, biện pháp gì để giúp đồng bào ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế-xã hội?
Đồng chí Trần Anh Tuấn: Với những hộ gia đình đồng bào Mông tham gia vụ việc ở Nậm Kè, sau khi trở về nơi cư trú, cuộc sống có phần khó khăn hơn vì trước khi đi phần lớn đã nghe lời kẻ xấu bán hết trâu, thóc gạo… Với phương châm không để bất cứ đồng bào nào bị đói, thiếu ăn, trước mắt UBND huyện đã trợ cấp cho mỗi khẩu 200.000 đồng (tương đương với 10 kg gạo). Chúng tôi sẽ tiếp tục có những hình thức hỗ trợ phù hợp giúp bà con đẩy mạnh lao động sản xuất. UBND huyện cũng đã chỉ đạo thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống từng bản, từng hộ gia đình để nắm bắt tình hình, từ đó kịp thời đề ra các chủ trương, biện pháp thích hợp giúp đồng bào ổn định cuộc sống, phát triển trồng trọt, chăn nuôi…
Là một trong những huyện nghèo, đồng bào các dân tộc huyện Mường Nhé đã và đang được Đảng, Nhà nước dành cho sự quan tâm đặc biệt. Nhiều chương trình, dự án được triển khai đã từng bước làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của bà con. Huyện Mường Nhé đã triển khai 37 danh mục công trình để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; điện, đường, trường, trạm theo Nghị quyết 30A của Chính phủ. Chúng tôi đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương sẽ đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giao vốn để thực hiện hiệu quả dự án nêu trên… Huyện Mường Nhé cũng đã triển khai rất hiệu quả Quyết định 141 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, ổn định dân di cư tự do trên địa bàn huyện; Quyết định 120, 160 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư cho các xã tuyến biên giới Việt-Trung, Việt-Lào… Với những kết quả đó, chắc chắn kinh tế-xã hội của huyện sẽ tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào sẽ tiếp tục được nâng cao.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Trung Kiên-Phan Anh (thực hiện)
----------------------
QĐND - Sau sự việc gây rối xảy ra ngày 30-4 ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, cấp ủy, chính quyền, các lực lượng chức năng huyện Mường Nhé đã vào cuộc vận động nhân dân và tình hình đã ổn định trở lại. Có mặt tại huyện Mường Nhé những ngày này, cùng với chứng kiến không khí phấn khởi ở khắp các bản làng chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân ghi lại nhiều ý kiến của đồng bào Mông tố giác những kẻ xấu đã cưỡng ép hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của họ để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Giàng A Co, dân tộc Mông, trú tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè:
"Họ đã ngang nhiên chiếm nhà tôi"
Vào khoảng 20 giờ ngày 29-4-2011, có 4 người đàn ông lạ mặt đến nhà tôi. Cả gia đình tôi không biết họ từ đâu tới và không biết tên tuổi của những người này. Họ tự ý mang một số vật dụng như âm ly, loa đài, dây điện, thóc gạo… vào để trong nhà tôi và cử hai thanh niên đứng gác ở cửa, không cho gia đình tôi vào trong nhà, cũng không cho chúng tôi ra khỏi khu vực bản. Họ ngang nhiên chiếm nhà tôi để chứa vật dụng, phương tiện phục vụ cho mục đích xấu…
Từ khi số người lạ mặt vào bản, nhà tôi bị mất trộm khoảng 20 con gà, mất hết dao rựa làm rẫy… Biết tụ tập đông người làm việc xấu, là vi phạm pháp luật, nhưng vì họ đông người, không cho đi làm nương, làm rẫy mà bắt ép phải đi theo nên chúng tôi đành phải chịu… Khi lực lượng chức năng vào tuyên truyền, vận động giải tán đám đông, cả gia đình tôi đã yên tâm làm ăn sinh sống...
Anh Cư A Báo, dân tộc Mông, trú tại thôn Chư Rắc, xã Cư Đê Răng, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc (đang bị tạm giữ tại Công an huyện Mường Nhé):
"Chúng tôi đã nhầm khi đi theo kẻ xấu"
Nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu, tôi ra tập trung tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và lập đài cầu nguyện đòi thành lập “nhà nước của người Mông". Những kẻ dụ dỗ nói với tôi rằng, tôi sẽ có tiền, có đất đai rộng, nhà cửa to và có chức sắc trong “nhà nước Mông". Gia đình tôi đã bán hết tài sản được hơn 30 triệu đồng để ra đây từ giữa tháng 3-2011.
Đến nơi, tiền thì hết, cuộc sống sung sướng chẳng thấy đâu, vào nơi tụ tập thì cơm ăn không đủ no, nước không đủ uống, nằm ngủ dưới đất không có chăn đắp, người bị ốm mà không được cứu chữa kịp thời, thậm chí có người đã chết; người đòi về nhà thì bị những phần tử cầm đầu dọa nạt, đánh đập… Bây giờ thì tôi và nhiều người mới hiểu ra là mình đã làm trái pháp luật, đi theo những lời dụ dỗ của kẻ xấu. Tôi rất ăn năn và mong được hưởng khoan hồng để sớm trở về với gia đình, làm ăn lương thiện.
Anh Giàng Seo Phừ, dân tộc Mông, trú tại bản Huổi Thủng 1, xã Na Cô Sa:
"Nếu biết như thế, tôi đã không tham gia"
Đang ở nhà, thấy nhiều người tụ tập, do tò mò tôi cũng mang xe máy đi theo. Ra đến Huổi Khon tôi mới biết mình nhẹ dạ, cả tin nên đã bị một số người lợi dụng lôi kéo tham gia vào việc xấu. Nếu biết như thế thì tôi đã không tham gia vì đó là điều nhảm nhí. Khi được cán bộ tuyên truyền, giải thích tôi đã hiểu ra và cùng nhiều người trở về nhà... Do đông người nên tôi phải bỏ xe gắn máy lại bản Huổi Khon và được cán bộ công an giữ hộ. Hôm nay, tôi mang giấy tờ và Chứng minh nhân dân đến để nhận xe. Nếu không có các cán bộ công an thì tôi đã mất xe rồi và không biết lấy gì để làm ăn?
Anh Giàng A Dơ, dân tộc Mông, trú tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè:
"Kẻ xấu sẽ không thể lừa gạt được chúng tôi nữa"
Anh Giàng A Dơ bị Công an huyện Mường Nhé tạm giữ vì trong nhà chứa gần 20 can xăng phục vụ cho việc tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Được tha về nhà, gặp chúng tôi, Giàng A Dơ vừa vui, vừa “bực mình" vì bị “vạ lây” bởi kẻ xấu. Anh cho biết: “Cuộc sống của chúng tôi đang yên lành thì nhóm người Mông lạ mặt xuất hiện. Họ lập các trạm chốt chặn không cho chúng tôi ra vào bản tự do như thường ngày. Họ tự ý tích trữ khoảng 20 can xăng và đặt máy xát lúa trong nhà tôi. Nhóm người này còn chiếm đất và lập lán trại xung quanh nhà tôi. Hằng ngày, họ bật loa đài, hát hò, cầu nguyện kinh thánh... gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bà con trong bản, khiến chúng tôi muộn ngày làm nương rẫy… Họ tuyên truyền thành lập một “nhà nước” của người Mông, rồi đưa ra một số yêu sách đối với chính quyền… Bản thân tôi nhận thức những điều họ nói và làm là không đúng nên không cho vợ con làm theo. Chúng tôi cũng theo đạo Tin lành, nhưng Chúa không dạy chúng tôi như lời họ nói. Từ nay về sau, kẻ xấu sẽ không thể lừa gạt được chúng tôi nữa...
Ông Lò Văn Sung, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé:
Đề nghị cấp trên hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất
Vừa qua, một số đồng bào Mông trên địa bàn xã Nậm Kè do bị kẻ xấu lợi dụng hoặc ép buộc đã tham gia tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự tại bản Huổi Khon. Sau khi được tuyên truyền, vận động, bà con đã tự giác trở về nhà, cuộc sống đang dần ổn định. Mấy ngày gần đây, có nhiều người đã đến trụ sở UBND xã trình báo về việc mình bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc tham gia tụ tập đòi thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông”... Nhận rõ bộ mặt của kẻ xấu, đồng bào đề nghị chính quyền sớm có biện pháp xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu. Đồng thời, đồng bào cũng khuyên nhủ nhau hãy cảnh giác để thời gian tới không ai mắc mưu kẻ xấu nữa…
Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục cử cán bộ xuống từng bản, từng hộ để giải thích cho người dân hiểu rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu; tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chúng tôi đề nghị cấp trên tiếp tục hỗ trợ đồng bào giống, phân bón, sức kéo… để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao nữa đời sống vật chất, tinh thần. Quê hương đổi mới, cuộc sống đi lên, chúng tôi tin kẻ xấu không thể quấy phá được nữa…
Phan Anh - Trung Kiên (lược ghi)
-----------------
Tin liên quan:
Ông Giàng A Co, dân tộc Mông, trú tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè:
"Họ đã ngang nhiên chiếm nhà tôi"
Vào khoảng 20 giờ ngày 29-4-2011, có 4 người đàn ông lạ mặt đến nhà tôi. Cả gia đình tôi không biết họ từ đâu tới và không biết tên tuổi của những người này. Họ tự ý mang một số vật dụng như âm ly, loa đài, dây điện, thóc gạo… vào để trong nhà tôi và cử hai thanh niên đứng gác ở cửa, không cho gia đình tôi vào trong nhà, cũng không cho chúng tôi ra khỏi khu vực bản. Họ ngang nhiên chiếm nhà tôi để chứa vật dụng, phương tiện phục vụ cho mục đích xấu…
Ông Giàng A Co |
Từ khi số người lạ mặt vào bản, nhà tôi bị mất trộm khoảng 20 con gà, mất hết dao rựa làm rẫy… Biết tụ tập đông người làm việc xấu, là vi phạm pháp luật, nhưng vì họ đông người, không cho đi làm nương, làm rẫy mà bắt ép phải đi theo nên chúng tôi đành phải chịu… Khi lực lượng chức năng vào tuyên truyền, vận động giải tán đám đông, cả gia đình tôi đã yên tâm làm ăn sinh sống...
Anh Cư A Báo, dân tộc Mông, trú tại thôn Chư Rắc, xã Cư Đê Răng, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc (đang bị tạm giữ tại Công an huyện Mường Nhé):
"Chúng tôi đã nhầm khi đi theo kẻ xấu"
Nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu, tôi ra tập trung tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và lập đài cầu nguyện đòi thành lập “nhà nước của người Mông". Những kẻ dụ dỗ nói với tôi rằng, tôi sẽ có tiền, có đất đai rộng, nhà cửa to và có chức sắc trong “nhà nước Mông". Gia đình tôi đã bán hết tài sản được hơn 30 triệu đồng để ra đây từ giữa tháng 3-2011.
Anh Cư A Báo |
Đến nơi, tiền thì hết, cuộc sống sung sướng chẳng thấy đâu, vào nơi tụ tập thì cơm ăn không đủ no, nước không đủ uống, nằm ngủ dưới đất không có chăn đắp, người bị ốm mà không được cứu chữa kịp thời, thậm chí có người đã chết; người đòi về nhà thì bị những phần tử cầm đầu dọa nạt, đánh đập… Bây giờ thì tôi và nhiều người mới hiểu ra là mình đã làm trái pháp luật, đi theo những lời dụ dỗ của kẻ xấu. Tôi rất ăn năn và mong được hưởng khoan hồng để sớm trở về với gia đình, làm ăn lương thiện.
Anh Giàng Seo Phừ, dân tộc Mông, trú tại bản Huổi Thủng 1, xã Na Cô Sa:
"Nếu biết như thế, tôi đã không tham gia"
Anh Giàng Seo Phừ |
Đang ở nhà, thấy nhiều người tụ tập, do tò mò tôi cũng mang xe máy đi theo. Ra đến Huổi Khon tôi mới biết mình nhẹ dạ, cả tin nên đã bị một số người lợi dụng lôi kéo tham gia vào việc xấu. Nếu biết như thế thì tôi đã không tham gia vì đó là điều nhảm nhí. Khi được cán bộ tuyên truyền, giải thích tôi đã hiểu ra và cùng nhiều người trở về nhà... Do đông người nên tôi phải bỏ xe gắn máy lại bản Huổi Khon và được cán bộ công an giữ hộ. Hôm nay, tôi mang giấy tờ và Chứng minh nhân dân đến để nhận xe. Nếu không có các cán bộ công an thì tôi đã mất xe rồi và không biết lấy gì để làm ăn?
Anh Giàng A Dơ, dân tộc Mông, trú tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè:
"Kẻ xấu sẽ không thể lừa gạt được chúng tôi nữa"
Anh Giàng A Dơ |
Anh Giàng A Dơ bị Công an huyện Mường Nhé tạm giữ vì trong nhà chứa gần 20 can xăng phục vụ cho việc tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Được tha về nhà, gặp chúng tôi, Giàng A Dơ vừa vui, vừa “bực mình" vì bị “vạ lây” bởi kẻ xấu. Anh cho biết: “Cuộc sống của chúng tôi đang yên lành thì nhóm người Mông lạ mặt xuất hiện. Họ lập các trạm chốt chặn không cho chúng tôi ra vào bản tự do như thường ngày. Họ tự ý tích trữ khoảng 20 can xăng và đặt máy xát lúa trong nhà tôi. Nhóm người này còn chiếm đất và lập lán trại xung quanh nhà tôi. Hằng ngày, họ bật loa đài, hát hò, cầu nguyện kinh thánh... gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bà con trong bản, khiến chúng tôi muộn ngày làm nương rẫy… Họ tuyên truyền thành lập một “nhà nước” của người Mông, rồi đưa ra một số yêu sách đối với chính quyền… Bản thân tôi nhận thức những điều họ nói và làm là không đúng nên không cho vợ con làm theo. Chúng tôi cũng theo đạo Tin lành, nhưng Chúa không dạy chúng tôi như lời họ nói. Từ nay về sau, kẻ xấu sẽ không thể lừa gạt được chúng tôi nữa...
Ông Lò Văn Sung, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé:
Đề nghị cấp trên hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất
Vừa qua, một số đồng bào Mông trên địa bàn xã Nậm Kè do bị kẻ xấu lợi dụng hoặc ép buộc đã tham gia tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự tại bản Huổi Khon. Sau khi được tuyên truyền, vận động, bà con đã tự giác trở về nhà, cuộc sống đang dần ổn định. Mấy ngày gần đây, có nhiều người đã đến trụ sở UBND xã trình báo về việc mình bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc tham gia tụ tập đòi thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông”... Nhận rõ bộ mặt của kẻ xấu, đồng bào đề nghị chính quyền sớm có biện pháp xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu. Đồng thời, đồng bào cũng khuyên nhủ nhau hãy cảnh giác để thời gian tới không ai mắc mưu kẻ xấu nữa…
Lò Văn Sung, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Kè |
Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục cử cán bộ xuống từng bản, từng hộ để giải thích cho người dân hiểu rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu; tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chúng tôi đề nghị cấp trên tiếp tục hỗ trợ đồng bào giống, phân bón, sức kéo… để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao nữa đời sống vật chất, tinh thần. Quê hương đổi mới, cuộc sống đi lên, chúng tôi tin kẻ xấu không thể quấy phá được nữa…
Phan Anh - Trung Kiên (lược ghi)
-----------------
Tin liên quan:
- -- “Tình hình an ninh trật tự tại Mường Nhé ổn định”. (TTXVN)
- - Việt Nam loan báo đã bắt giữ một số người biểu tình Hmong
- — (VOA). - Many Vietnamese Hmong ‘in hiding’ (BBC News).
- - Việt Nam luôn ưu tiên cao đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Chính phủ-
- -Điện Biên có nhiều cố gắng trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em (VOV)-Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở địa phương giảm từ 28,4% năm 2006 xuống còn 24,3% năm 2009.
- Có bao nhiêu người chết trong cuộc biểu tình ở Điện Biên?
RFA 2011-05-12
Việt Nam thừa nhận đã bắt giữ những người Hmong tập trung biểu tình hồi cuối tháng tư và đầu tháng năm vừa qua tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biện.
RFAĐời sống người Hmong trên các vùng núi miền Bắc Việt Nam . (ảnh minh họa)
Trong khi đó một số tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài cho biết có một số người H’mong bị giết chết và hơn 130 người bị bắt giam qua vụ tập trung đông đảo ở Mường Nhé vừa qua.
Vào tối ngày 12 tháng 5, Gia Minh liên lạc qua điện thoại với một Mục sư Tin Lành người H’mong tại Lai Châu để tìm hiểu thêm tình hình liên quan và được ông cho biết như sau:
Mục sư: Một số bà con từ Dak Lak, Dak Nong, Lào Cai, Hà Giang tập trung lại trong một trại với một tượng cầu nguyện để chào đón Đức Chúa Trời. Đức Chuá Trời không về ở nơi khác nữa mà chỉ về ở Mường Nhé.
Gia Minh: Ai đứng ra thông báo như thế?
Mục sư: Tôi không biết mà khi hỏi bà con thì họ cũng không nói ra.
Gia Minh: Có phải mục sư đã nói chuyện với chính những người đã vào trong Mường Nhé và về nói lại với mục sư không?
Mục sư: Tôi trực tiếp gặp một số anh em đi vào trong đó, xong trở về quê hương và trình bày lại cho tôi. Tôi không dám đến đó vì sợ nếu có gì xảy ra sẽ ảnh hưởng đến đạo Tin Lành cuả mình. Tôi chỉ ở xa xa thôi. Tôi nghe Nhà nước giải tán hết và họ về.
Những người về kể lại cho tôi là trước hết có người bảo họ đi đến đó mang theo lương thực cho 5 ngày thôi; sau đó Chúa sẽ đến đón anh em đi
Gia Minh: Số tập trung bao nhiêu người và cụ thể ai giải tán?
Mục sư: Sáu ngàn người. Chính quyền điạ phương và Nhà nước người ta giải tán.
Gia Minh: Thông tin chính thức từ Nhà nước không cho biết rõ, nhưng có tin nói có bộ đội đến giải tán thì sao?
Mục sư: Sáu ngàn người từ những nơi khác đến, dựng trại với ba cổng và không cho ai vào hết; nếu ai vào là ‘diệt’. Bộ đội đến giải tán, tiêu diệt số kia, không cho tụ tập như thế.
Bị đánh đến chết
Gia Minh: Tin nói có mấy chục người bị chết và mấy trăm người bị bắt đi thế nào?Mục sư: Có 28 người chết, đó là những người chống lại chính quyền điạ phương. Chống lại chính quyền điạ phương thì bị đánh gãy chân, gãy tay, bị đánh chết. Những người không chống lại thì chính quyền đưa về điạ phương. Có bắt hơn 100 người đưa vào huyện để hỏi và hiện nay cũng đã cho về. Tại huyện tôi ở hôm nay có 5 người được trả về trong bản rồi.
Gia Minh: Những người chết được chôn cất thế nào?
Mục sư: Những người chết chôn ngay đó, vì có người ở Dak Lak, Dak Nong, Lai Châu, Lào Cai.
Gia Minh: Hội thánh cuả mục sư hình thành bao lâu rồi?
Mục sư: Hội thánh cuả tôi từ năm 1993 rồi.
Gia Minh: Sinh hoạt có dễ dãi, thuận tiện không?
Mục Sư: Hoạt động cuả hội thánh cũng bình thường thôi, chưa có Nhà thờ, vẫn sinh hoạt tại gia đình.
Gia Minh: Đời sống chưa như mong muốn, vậy người tín hữu Hmong ở đó mong muốn điều gì?
Mục sư: Dân tộc Hmong mong muốn phát triển có đường, có điện, có cầu, có trường học …
Gia Minh: Để ổn định cuộc sống thì theo mục sư nên làm gì?
Mục sư: Mong tất cả bạn bè trong và ngoài nước có gì đó tạo điều kiện cho đồng bào Hmong có cuộc sống ổn định, tuyên truyền cho họ biết về vấn đề di cư tự do để họ ổn định chổ ở, yên tâm làm ăn.
-------------------------
- Bộ Ngoại giao ra tuyên bố về tình hình tại Mường Nhé, Điện Biên (GDVN).
(GDVN) - Trong cuộc báo thường kỳ của Người phát ngôn Bộ ngoại giao chiều ngày 12/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga đã trả lời thẳng thắn và làm rõ nhiều câu hỏi của phóng viên nước ngoài quan tâm tới tình hình ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Bà Nguyễn Phương Nga cho hay:
"Về sự kiện này, UBND tỉnh Điện Biên cũng có tin, báo chí Việt Nam cũng đã đưa tin. Tuy nhiên, đã có một số thông tin thổi phồng, không đúng sự thật về sự việc ở Mường Nhé với dụng ý xấu là xuyên tạc chính sách của nhà nước Việt Nam, xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam.
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh: Việt Nam là một quốc gia thống nhất, gồm 54 dân tộc anh em. Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đảm bảo thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga. |
Mới đây, chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc về các vấn đề dân tộc thiểu số đã thăm, làm việc tại Việt Nam và đánh giá cao quyết tâm chính trị, các chính sách, biện pháp và chương trình của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực.
Mường Nhé là huyện biên giới thuộc tỉnh Điện Biên. Được sự đầu tư của Nhà nước cùng với nỗ lực của nhân dân địa phương, cuộc sống của đồng bào dân tộc tại Mường Nhé đã ngày càng được cải thiện.
Nhiều chương trình mục tiêu của Chính phủ như Chương trình 134, 135, 167 đã được triển khai nhằm giúp đồng bào các dân tộc xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo mỗi năm giảm 5%. Đường giao thông đã được thông suốt từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến các xã. Năm 2009, Mường Nhé triển khai đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững với tổng kinh phí thực hiện cho cả giai đoạn 2009-2020 là gần 6.000 tỷ đồng.
Trong những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2011, một số phần tử cực đoan đã sử dụng những luận điệu lừa gạt, dụ dỗ, kích động, lôi kéo, thậm chí là cưỡng bức nhiều đồng bào dân tộc Mông từ một số địa phương, từ các bản của huyện Mường Nhé để tụ tập, rêu rao cái gọi là thành lập vương quốc Mông gây mất trật tự an ninh, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất của người dân. Do thời tiết xấu, điều kiện ăn ở không hợp vệ sinh, một số bà con đã bị ốm trong đó có một cháu nhỏ bị ốm chết.
Chính quyền và toàn thể nhân dân huyện Mường Nhé đã kịp thời vận động, giải thích để bà con hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu. Từ đó, nhân dân đã tự giác trở về nơi cư trú.
Chính quyền địa phương đã hỗ trợ phương tiện, lương thực, thuốc men và trợ cấp giúp đồng bào ổn định cuộc sống.
Một số đối tượng có hành vi quá khích đã bị tạm giữ để điều tra, xử lý theo các quy định của pháp luật.
Hiện nay, tình hình an ninh trật tự tại huyện Mường Nhé là ổn định. Chính quyền địa phương cùng bà con đang tập trung chuẩn bị cho một sự kiện hết sức quan trọng là cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp theo đúng kế hoạch."
Nguyễn Hường (Ghi)
-------------------
Tin liên quan:
- - Vietnam Detains Protesters Following Ethnic Hmong Border Unrest (Bloomberg).
- - Vietnam: ‘extremists’ detained in Hmong gathering (AJC/AP)
- - Vietnam says ‘extremists’ detained after Hmong gathering; area still off limits to media.
- Vụ Mường Nhé: hàng trăm người còn lẩn trốn
Thầy truyền đạo Thào A Tám, người vừa tới bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé để hỏi thăm tình hình tín đồ Hmong theo Tin Lành ở đây cho BBC biết con số người đang lẩn trốn vì sợ bị chính quyền trừng phạt vào khoảng 600-700.
Theo ông, tình hình "có thể phải nửa năm nữa mới quay trở lại bình thường".
"Những người lẩn trốn là do sợ chính quyền, chính quyền cho về họ cũng không về. Cũng chưa biết làm thế nào để thuyết phục họ về nhà."
Nậm Kè, Mường Nhé chính là nơi đã xảy ra cuộc bạo động với hàng nghìn người tham gia từ hôm 30/04 và mãi tới cuối tuần trước sau khi chính quyền can thiệp mới chấm dứt.
Ông Thào A Tám, làm công việc truyền đạo của Hội thánh Tin Lành miền Bắc, cũng là người sắc tộc Hmong.
Ông nói mình có mặt tại Mường Nhé trong hai ngày hôm thứ Ba 10/05 và thứ Tư 11/05; và đã nói chuyện với các tín đồ tham gia biểu tình trở về.
"Những người trở về đa số đều thiếu thốn, chưa biết làm ăn sinh sống thế nào. Có người về thì thấy tài sản của mình đã bị lấy đi mất."
Theo ông, chính quyền đang tích cực tiếp xúc để tìm hiểu lý do tại sao hàng nghìn tín đồ Hmong lại tập trung tại xã Nậm Kè gây mất ổn định như vậy.
Vị truyền đạo này thừa nhận có thông tin sẽ có Chúa trời xuất hiện, nên "đồng bào đến chờ".
Những người trở về đa số đều thiếu thốn, chưa biết làm ăn sinh sống thế nào.Truyền đạo Thào A Tám
Ông nói đã được chính quyền thông báo về việc bắt giữ 130 tín đồ, tất cả là người Hmong.
"Một số đã được thả, nhưng họ không nói rõ là bao nhiêu."
Theo ông Thào A Tám, việc giảng đạo tại Mường Nhé vẫn được cho phép tiến hành, nhưng chính quyền địa phương nói sau kỳ bầu cử Quốc hội 22/05 sắp tới mới đưa ra quyết định xử lý vụ bất ổn như thế nào.
"Vậy cho nên chúng tôi cũng lo ngại, không hiểu tình hình (hành đạo) sẽ ra sao."
Ba trẻ em chết
Thống kê chính thức cho hay trong địa bàn tỉnh Điện Biên có ba hội thánh hoạt động mạnh.Trong đó, Hội thánh Tin Lành Việt Nam hoạt động ở 109 bản, 24 xã thuộc 5 huyện với 3.749 hộ, tổng cộng 22.022 tín đồ.
Bên cạnh đó là Hội thánh Liên hữu Cơ đốc miền Nam hoạt động ở huyện Điện Biên Đông và Hội thánh Liên đoàn truyền giáo Phúc âm Ngũ tuần ở huyện Mường Chà.
Ông Thào A Tám cũng cho hay ông được biết chính thức có ba trẻ em ốm bệnh tử vong, ngoài ra không có người lớn chết.
Theo ông, về phía chính quyền không có thương vong gì trong số các binh sỹ được điều tới ổn định tình hình ở xã Nậm Kè.
Thông tin này chưa được phối kiểm với đại diện chính quyền, vì quan chức địa phương khi được BBC gọi đến đều từ chối trả lời.
Vụ Mường Nhé có sự tham gia của khoảng 5.000 tín đồ sắc tộc Hmong.
Vụ này đã khiến chính quyền một lần nữa phải xem xét chính sách tôn giáo và dân tộc, nhất là đối với các khu vực đồng bào sắc tộc ít người.
Theo một số đánh giá, đây là vụ bất ổn có yếu tố sắc tộc với quy mô lớn nhất từ khi có biểu tình của người
Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.
Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Vĩnh Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc của Chính phủ, đã có mặt ở nơi xảy ra bạo động của người Hmong tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, Mường Nhé hôm thứ Bảy 07/05.
Trong phỏng vấn dành cho Thông tấn xã Việt Nam, ông nói: "Sự việc đã được giải quyết một cách rất thiện chí và nhân đạo. Mặc dù là vụ việc tụ tập đông người, gây rối, nhưng vẫn được giải quyết trong hòa bình."
Cho tới nay, phóng viên nước ngoài vẫn không được phép tới địa phương để tìm hiểu tình hình.
Tin liên quan:
- Nghe phỏng vấn Truyền đạo Thào A Tám BBC -Hàng trăm người còn đang lẩn trốn sau vụ bất ổn Mường Nhé.
- Việt Nam: số người Hmong biểu tình bị bắt vẫn được giữ kín (RFA)-VN hôm nay chính thức cho biết đã bắt giữ một số người liên quan cuộc chống đối hy hữu của sắc tộc Hmong vốn ra sức thành lập Vương Quốc riêng của họ tại vùng núi rừng Tây Bắc VN, thông tấn xã AFP đưa tin này hôm nay.
-----------------
- VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: Việt Nam: 130 người bị bắt trong cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên(
RFI)
-Theo tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới, (Christian Solidarity Worldwide – CSW), trong cuộc biểu tình của người Hmong, 130 người đã bị bắt giữ và quân đội vẫn tiếp tục được điều động lên tỉnh Điện Biên, để phong tỏa nơi mà những người Hmong, thuộc một giáo phái, đã biểu tình và bị giải tán hồi tuần trước.
Đám cưới của người Hmong (Ảnh :Oliver Spalt / en.wikipedia.org)
Mặc dù chính quyền Việt Nam tuyên bố tình hình huyện Mường Nhé, tại tỉnh Điện Biên, phía Tây Bắc đã yên ổn, nhưng các cơ quan truyền thông và tổ chức bảo vệ nhân quyền, đấu tranh cho tự do tín ngưỡng vẫn tiếp tục đưa tin về cuộc biểu tình của người Hmong.
Hôm nay, 10/05/2011, tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới, (Christian Solidarity Worldwide – CSW) có trụ sở tại Anh Quốc, cho biết là trong cuộc biểu tình của người Hmong, 130 người đã bị bắt giữ và quân đội vẫn tiếp tục được điều động lên tỉnh Điện Biên, để phong tỏa nơi mà những người Hmong, thuộc một giáo phái, đã biểu tình và bị giải tán hồi tuần trước. Hàng ngàn người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã bị đưa về bản quán, nhưng hiện vẫn còn khoảng 3000 người tụ tập biểu tình.
Vẫn theo nguồn tin của CSW, thì có hai người cầm đầu giáo phái đã chạy trốn vào rừng và bị quân đội bắn chết. Trong khi đó, giới phóng viên và ngoại giao nước ngoài vẫn không được phép lên tỉnh Điện Biên. Điện thoại liên lạc với khu vực này bị cắt. Điều đáng lo ngại là những người còn tụ tập biểu tình ở huyện Mường Nhé phải sống trong hoàn cảnh bị cô lập, bên ngoài không thể vào được, điều kiện vệ sinh tồi tệ, quân đội hiện diện đông đảo. Chính quyền Việt Nam cho biết có ba trẻ nhỏ đã thiệt mạng.
Các lãnh đạo Tin Lành tại Việt Nam nói với CSW rằng họ lo ngại là những người Hmong theo đạo Tin Lành đích thực bị đánh đồng với những người theo các giáo phái. Lý do là vì một website của chính phủ Việt Nam đã nhầm lẫn khi coi những người Hmong biểu tình là tín đồ của đạo Tin Lành.
Trong khi đó, Harold Camping, học giả Thiên chúa giáo, phụ trách một đài phát thanh ở Mỹ tuyên bố rằng 21/05 là ngày tận thế và kêu gọi người Hmong tụ tập nghe thuyết giảng giáo phái và phân phát các tài liệu bằng tiếng Hmong. Thêm vào đó, có hai người tự xưng là Đấng Cứu Thế « Messiah » xuất hiện tại huyện Mường Nhé. Hàng ngàn người Hmong, từ nhiều nơi, kể cả từ Cao Nguyên Trung phần Việt Nam, kéo về đây nghe thuyết giảng. Người Hmong tin rằng Đấng Cứu Thế Messiah sẽ xuất hiện và lập vương quốc riêng cho họ.
Theo tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới thì Tây Bắc là một trong những nơi mà quyền tự do tôn giáo bị bóp nghẹt nhất Việt Nam. Mặc dù tình hình chung được cải thiện trong những năm qua, nhưng tác động tích tụ, dồn nén của các chính sách hạn chế tự do tôn giáo, ngăn cản thuyết giảng, in ấn Kinh thánh đối với người Hmong đã tạo ra những điều kiện làm xuất hiện và lan rộng các cuộc tập hợp nghe thuyết giảng của các giáo phái.
Đại diện CSW, ông Andrew Johnston kêu gọi chính phủ Việt Nam tự kiềm chế và bảo đảm các quyền của những sắc dân thiểu số trong thời điểm căng thẳng hiện nay. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn giáo của công dân.
--------------------
Hôm nay, 10/05/2011, tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới, (Christian Solidarity Worldwide – CSW) có trụ sở tại Anh Quốc, cho biết là trong cuộc biểu tình của người Hmong, 130 người đã bị bắt giữ và quân đội vẫn tiếp tục được điều động lên tỉnh Điện Biên, để phong tỏa nơi mà những người Hmong, thuộc một giáo phái, đã biểu tình và bị giải tán hồi tuần trước. Hàng ngàn người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã bị đưa về bản quán, nhưng hiện vẫn còn khoảng 3000 người tụ tập biểu tình.
Vẫn theo nguồn tin của CSW, thì có hai người cầm đầu giáo phái đã chạy trốn vào rừng và bị quân đội bắn chết. Trong khi đó, giới phóng viên và ngoại giao nước ngoài vẫn không được phép lên tỉnh Điện Biên. Điện thoại liên lạc với khu vực này bị cắt. Điều đáng lo ngại là những người còn tụ tập biểu tình ở huyện Mường Nhé phải sống trong hoàn cảnh bị cô lập, bên ngoài không thể vào được, điều kiện vệ sinh tồi tệ, quân đội hiện diện đông đảo. Chính quyền Việt Nam cho biết có ba trẻ nhỏ đã thiệt mạng.
Các lãnh đạo Tin Lành tại Việt Nam nói với CSW rằng họ lo ngại là những người Hmong theo đạo Tin Lành đích thực bị đánh đồng với những người theo các giáo phái. Lý do là vì một website của chính phủ Việt Nam đã nhầm lẫn khi coi những người Hmong biểu tình là tín đồ của đạo Tin Lành.
Trong khi đó, Harold Camping, học giả Thiên chúa giáo, phụ trách một đài phát thanh ở Mỹ tuyên bố rằng 21/05 là ngày tận thế và kêu gọi người Hmong tụ tập nghe thuyết giảng giáo phái và phân phát các tài liệu bằng tiếng Hmong. Thêm vào đó, có hai người tự xưng là Đấng Cứu Thế « Messiah » xuất hiện tại huyện Mường Nhé. Hàng ngàn người Hmong, từ nhiều nơi, kể cả từ Cao Nguyên Trung phần Việt Nam, kéo về đây nghe thuyết giảng. Người Hmong tin rằng Đấng Cứu Thế Messiah sẽ xuất hiện và lập vương quốc riêng cho họ.
Theo tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới thì Tây Bắc là một trong những nơi mà quyền tự do tôn giáo bị bóp nghẹt nhất Việt Nam. Mặc dù tình hình chung được cải thiện trong những năm qua, nhưng tác động tích tụ, dồn nén của các chính sách hạn chế tự do tôn giáo, ngăn cản thuyết giảng, in ấn Kinh thánh đối với người Hmong đã tạo ra những điều kiện làm xuất hiện và lan rộng các cuộc tập hợp nghe thuyết giảng của các giáo phái.
Đại diện CSW, ông Andrew Johnston kêu gọi chính phủ Việt Nam tự kiềm chế và bảo đảm các quyền của những sắc dân thiểu số trong thời điểm căng thẳng hiện nay. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn giáo của công dân.
--------------------
: ‘Người Hmong bị đàn áp rất tàn nhẫn’ — (Người Việt).
Phỏng vấn giám đốc CPPA về vụ Mường Nhé
Hà Giang/Người Việt
LTS: Trong thông cáo báo chí gửi đi ngày 9 tháng 5, 2011, Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (Center for Public Policy Analysis, viết tắt là CPPA) ở Hoa Thịnh Ðốn, cho biết nhà cầm quyền Việt Nam tăng phái một trung đoàn để đàn áp các người Hmong đứng lên đòi tự do tôn giáo, cải cách ruộng đất ở huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên cách đây hơn một tuần lễ. Theo cơ quan này, thêm 14 người Hmong thiệt mạng, nâng tổng số người biểu tình bị sát hại lên thành 63 người chưa kể hàng trăm người mất tích, hay bị bắt.
CPPA khẳng định là đã dựa vào các nguồn tin từ tỉnh Ðiện Biên và cả từ tỉnh Phongsali của Lào để đưa ra những dữ kiện mà họ nói là “rất đáng tin cậy.”
Giám đốc điều hành của CPPA, cũng là cựu cố vấn cho An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, ông Philip Smith, dành cho ký giả Hà Giang của nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn về việc này.
***
-Hà Giang (NV): Xin ông vui lòng tóm tắt vài nét về “Center for Public Policy Analysis,” cũng như nguồn tài trợ cho tổ chức?
-Philip Smith: Vâng, được chứ. Ðược thành lập năm 1988, và hoạt động tại Washington, DC, Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (CPPA) là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, phi chính phủ, tập trung vào chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia, người tị nạn và các vấn đề nhân đạo quốc tế, và đóng vai trò cố vấn cho Quốc Hội Hoa Kỳ về các chính sách đối ngoại quan trọng. Ngân sách làm việc của chúng tôi hoàn toàn do cá nhân hay các tổ chức tư nhân đóng góp. Chúng tôi hoàn toàn không nhận được sự trợ giúp nào của chính phủ.
-NV: Ông có thể cho biết CPPA đã biết tin về những người Hmong tại Mường Nhé bị đàn áp bắt đầu từ bao giờ?
-Philip Smith: Chúng tôi có đại diện tại Bangkok, Thái Lan, Lào, Việt Nam và ngay ở tỉnh Ðiện Biên. Chúng tôi cũng làm việc với nhiều cộng đồng người Việt gốc Hmong ngay ở tại Hoa Kỳ, cũng như cộng đồng người Lào gốc Hmong, và nhiều tổ chức khác. Vì thế, khi sự kiện vừa xẩy ra là chúng tôi nhận được tin và có mặt tại chỗ và chứng kiến cảnh những người Hmong biểu tình một cách ôn hòa bị đàn áp rất thẳng cánh, rất tàn nhẫn. Dĩ nhiên chúng tôi nghiên cứu đời sống của người Hmong đã hơn 20 năm rồi, nên hiểu rõ cảnh sống của họ trước và sau khi nhà nước CSVN lên cầm quyền.
Ông Philip Smith (giữa) trong một buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ liên quan đến tình hình nhân quyền tại Lào vào tháng 4 vừa qua. (Hình: website www.kaydanes.wordpress.com)
-NV: Khoảng 5,000 người Hmong theo đạo Công Giáo, đạo Tin Lành và cả người thờ Thần Vật đã đứng lên đòi tự do tôn giáo và cải cách ruộng đất. Theo ông thì điều gì là chất xúc tác đã tạo nên một cuộc biểu tình lớn lao, với cả hàng ngàn người tham dự như vậy?
-Philip Smith: Ðể trả lời câu hỏi này một cách thấu đáo, tôi phải nói thẳng ra như thế này. Những cán bộ cao cấp trong Bộ Chính Trị đảng CSVN cũng như những tướng lãnh quân đội CSVN thành lập nhiều công ty thật ra thuộc sở hữu của họ. Họ tự tiện chặt cây đốn rừng, và đuổi người Hmong ra khỏi đất đai mà họ, và tổ tiên họ đã sinh sống, canh tác, từ đời này đến đời khác. Không những bị mất đất đai, mất phương tiện sinh sống, người Hmong còn tự nhiên bị bắt phải xin phép chính quyền mới được tự do thờ phượng, tự do hành đạo theo những tôn giáo mà họ đã có từ bao lâu nay.
Một điều nữa cần phải được nhắc lại là dù luôn phải đối diện với đời sống khó khăn, dân tộc Hmong rất yêu nước, rất nhiều người biểu tình có cha anh là cựu chiến binh của quân đội Nhân Dân Việt Nam, đã dùng đất đai, lúa gạo của họ để tham gia chiến đấu chống cuộc xâm lược của Trung Quốc vào năm 1979. Họ đứng lên vì họ là những nạn nhân bị dồn nén lâu ngày bởi những bất công của xã hội, và vì cảm thấy bị phản bội.
-NV: Ông đã giải thích rất rõ hoàn cảnh sống của người Hmong, nhưng vẫn chưa nói đến yếu tố đã châm ngòi cho cuộc biểu tình lớn lần này. Có phải là vì nghèo đói, không đủ ăn nên họ đã đứng lên?
-Philip Smith: Vâng, cám ơn câu hỏi rất xác đáng. Nghèo đói, hoàn cảnh túng quẫn chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến người Hmong bất mãn. Theo tin mà chúng tôi chưa tiết lộ với ai, thì những Hmong đã tụ tập một phần là vì họ muốn gặp nhau để ăn mừng dịp Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ đệ II được phong thánh, đó là lý do tại sao họ tụ tập vào hai ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5. Khi tưởng nhớ đến Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ đệ II thì họ cũng nhớ đến và được hứng khởi bởi lời nói của ngài: “Các con đừng sợ hãi.” Chúng tôi cho rằng họ cũng muốn được giống như người Ba Lan, đứng lên đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền và công bình trong việc đất đai. Rất tiếc là họ đã bị CSVN thẳng tay đàn áp, đã mang súng máy đến bắn chết.
-NV: Ông vừa cho biết là tổ chức CPPA cố vấn cho Quốc Hội Hoa Kỳ, như vậy thì chính phủ Hoa Kỳ đã phản ứng như thế nào trước hàng loạt thông cáo báo chí mà tổ chức của ông đã đưa ra về sự kiện này?
-Philip Smith: Chính quyền Hoa Kỳ đã có những phản ứng kịp thời. Thí dụ như tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngưng ngay việc bạo động, một yêu cầu mà tiếc thay nhà nước Hà Nội đã bỏ ngoài tai. Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ cũng cho hay họ đang điều tra về sự kiện sắc tộc Hmong đã bị CSVN điều động quân đội đến để đàn áp gây khiến nhiều người Hmong bị thiệt mạng. Trước phản ứng này của Hoa Kỳ, Hà Nội càng nhanh chóng tìm cách dẹp đoàn người biểu tình. Hiện giờ không những khu vực biểu tình đã bị phong tỏa, không một ký giả ngoại quốc hay độc lập nào được phép đặt chân đến để tìm hiểu sự thật, mà chúng tôi được biết rằng Hà Nội cũng dùng ảnh hưởng của mình để phong tỏa một khu vực của nước Lào, khiến không nhà báo nào có thể len lỏi từ Lào vào được Mường Nhé.
Hiện giờ thì hàng trăm người đã bị bắt ném lên các công xa đưa đi. Chúng tôi được biết xe đi về hướng Nam, nơi có những nhà tù bí mật của quân đội nhân dân VN. Sẽ không ai được biết là bao nhiêu người sẽ bị bí mật thủ tiêu hay giam cầm tại những nhà giam bí mật này.
-NV: Ông nghĩ gì về chuyến đi thăm Mường Nhé vừa qua của phó thủ tướng Việt Nam, ông Trương Vĩnh Trọng, và lời khiển trách của ông ta với chính quyền địa phương là “không nên để dân bị đói.”?
-Philip Smith: Ðó chỉ là một hành vi lừa đảo, một lời nói dối lớn trắng trợn, một cố gắng để đánh lạc dư luận thế giới. Người dân Hmong nghèo khổ là vì nhà nước Việt Nam làm cho họ nghèo, là vì lãnh đạo Việt Nam phung phí tài nguyên của quốc gia, tước đất tước nhà của người dân để làm giầu cho cá nhân, là vì họ lấy tiền thế giới giúp cho việc chống đói giảm nghèo bỏ vào túi riêng. Sở dĩ họ đàn áp những người Hmong này tàn ác như thế là vì họ sợ ảnh hưởng của cách mạng hoa nhài, họ sợ thế giới sẽ biết sự thật.
-NV: CPPA dự định sẽ làm gì trước tình thế này?
-Philip Smith: Chúng tôi sẽ tiếp tục mang vấn đề này ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Sẽ đặt vấn đề với Liên Hiệp Quốc để kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, và sẽ cố gắng tiếp tục đưa những tin tức này ra công luận để thế giới biết rõ số phận hẩm hiu của những người dân nghèo khổ ở Việt Nam.
-NV: Cảm ơn ông Philip Smith đã dành thì giờ cho chúng tôi về cuộc phỏng vấn này.
-------------
-------------
Tin liên quan:
Mường Nhé- miền biên viễn không xa cách (VH).
DCVOnline – Tin PR Media
Điện Biên Phủ, Việt Nam và Phongsali, Lào –
Nhiều trung đoàn bộ đội chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam được đổ về một tỉnh then chốt của miền Bắc Việt Nam, để tấn công và bắt hằng ngàn người Hmong theo đạo Thiên Chúa giáo, Tin Lành và người theo thuyết Duy linh đang biểu tình đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo, cải cách đất đai và chấm dứt việc đốn cây và phá rừng bất hợp pháp.
Mười bốn (14) người Hmong gốc Việt được xác nhận là bị giết trong cuộc xung đột qua đêm giữa lính bộ binh Việt Nam và những người biểu tình gốc Việt Nam, thuộc chủng tộc Hmong. Tối thiểu là có 63 người biểu tình bị thiệt mạng kể từ khi cuộc biểu tình lớn với nhiều người tham gia nhưng ôn hoà xảy ra, theo Trung tâm Phân tích Chính sách Công cộng (CPPA), những tổ chức phi chính phủ của người Hmong, và những nguồn tin từ Lào, Hmong và Việt Nam ở dọc theo biên giới Việt – Lào, là nơi những cuộc biểu tình bắt đầu tuần rồi - cho hay.
Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông báo là họ chận khu vực người Hmong biểu tình đối với nhà báo độc lập và các hãng thông tấn, cấm nhà báo đưa tin liên quan đến hằng ngàn người biểu tình, và đã đưa quân đến để chấm dứt những cuộc tụ tập và phản đối công khai. Hằng ngàn bộ đội của Quân đội Nhân dân được đưa vào vùng này trong những ngày qua.
“Với cái cớ hoàn toàn sai lạc, và tin tức sai trái, các tướng lãnh quân đội ở Hà Nội đã gởi thêm lính để tấn công và bắt giữ người Hmong yêu chuộng tự do của chúng tôi, họ tiếp tục lên án một cách sai lầm với sự xuyên tạc sự thật và thông tin sai lạc, nhưng cùng lúc từ chối không cho phép các nhà báo và các hãng truyền thông độc lập được phép viếng thăm người Hmong ở Việt Nam, là những người đã biểu tình chống bất công, chống khốn khổ và sự truy bức vì lý do tôn giáo,” Giám đốc Điều hành tổ chức Người Hmong Tiến bộ, có trụ sở ở Hoa Thạnh Đốn, D.C., bà Christy Lee nói. Bà đặt vấn đề: “Tại sao lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sợ sự thật về lý do tại sao người dân biểu tình ở tỉnh Điện Biên nhằm đòi hỏi cho sự cải cách và thay đổi thực sự và có ý nghĩa ở Việt Nam?”
Bà Lee nói thêm: “Người Hmong gốc Việt và người Việt Nam ở tỉnh Điện Biên và dọc theo biên giới Việt-Lào ở miền Bắc Việt Nam đã nói với chúng tôi là người dân nghèo họ đơn giản kêu gọi nhà nước Hà Nội, và các Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng thiết lập lại công lý và những nhân quyền căn bản cho người dân Việt Nam, và người thiểu số, ở tỉnh Điện Biên.”
“Hôm nay, các nguồn tin địa phương đã báo cáo là các trung đoàn mới của Quân đội Nhân dân Việt Nam được đưa về đây bằng xe và xe tải nhà binh đến những khu vực biểu tình của người Hmong ở tỉnh Điện Biên từ những con đường chính đưa đến khu vực này bao gồm Đường chiến lược số 6 và Đường 42,” Giám đốc Điều hành của CPPA có trụ sở ở Hoa Thạnh Đốn ông Philip Smith nói.
Một người tị nạn Hmong bị cảnh sát thảy lên xe cưỡng bức hồi hương từ biên giới Thái Lan... Nguồn hình: AFP/Getty Images |
Ông Smith còn nói thêm là bên cạnh xe tải, xe bọc sắt, còn có “quân vận đến vùng này bằng máy bay trực thăng cũng như máy bay trực thăng M-8 có gắn súng liên thanh để tấn công và săn đuổi người Hmong ở khu vực cao nguyên.”
“Thêm vào đó, vào sáng sớm hôm nay, năm người biểu tình Hmong, 3 đàn ông và 2 đàn bà, đã bị bắn chết bởi xe bọc sắt khi họ bị bắt lúc đang bỏ trốn vùng biểu tình, trên Đường 42, và đã không may cho họ kho đâm sầm vào một trung đoàn cơ giới của Quân đội Nhân dân Việt Nam mới được điều vào vùng này,” theo ông Smith cho hay.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Vietnam Army Kills 14 More Hmong Protesters, Hundreds More Missing. Online PR Media, 11 May 2011
(1) Vietnam Army Kills 14 More Hmong Protesters, Hundreds More Missing. Online PR Media, 11 May 2011
-------------------
Tin liên quan:
- Tăng phái một trung đoàn để đàn áp người Hmong — (Người Việt).-“Thêm một trung đoàn được điều động tới Ðiện Biên để tiếp tục tấn công và truy đuổi các người biểu tình chạy trốn vào làng và vào các ngọn núi.” Ông Philip Smith, giám đốc điều hành của CPPA, nói trong bản tin. “Lính trực thăng vận và cả trực thăng võ trang đã tấn công và truy đuổi các người biểu tình trốn lên các khu đất cao.” Ông cho hay, “ít nhất 8 người đã bị bắn chết trong đêm qua và thêm 5 người Hmong bị đạn súng tự động bắn từ xe thiết vận xa.” (T.N.)
-Dân Mường Nhé 'đã về nhà' -- ‘Vụ việc ở Mường Nhé được giải quyết trong hòa bình’ (VNE).-Tình hình tại Mường Nhé đã trở lại bình thường (RFA)-Vụ người dân tộc Hmong tập trung đến cả mấy ngàn người từ hồi ngày 30 tháng tư vừa qua đến nay đã được giải quyết xong.
-TẠP CHÍ VIỆT NAM Giải mã cuộc biểu tình của người Hmong tại miền Tây Bắc Việt Nam
Từ hơn một tuần nay, ngày càng có nhiều thông tin có lúc trái ngược nhau về cuộc tập hợp của hàng ngàn người thuộc sắc tộc Hmong ở miền Tây Bắc Việt Nam thuộc tỉnh Điện Biên, giáp giới với Lào, không xa Trung Quốc. Đây là một sự kiện nghiêm trọng vì chính quyền đã điều động thêm quân đội đến tận nơi để giải tán đám đông, đồng thời phong tỏa khu vực, không cho báo chí ngoại quốc lên tìm hiểu.
Chính vì sự kiện thông tin bị khống chế kể trên mà cho đến lúc này, thực hư vẫn chưa rõ về nguyên do dẫn đến cuộc biểu tình rầm rộ đó của người Hmong, cũng như quy mô của chiến dịch trấn áp, với một số nguồn tin chưa được kiểm chứng nói đến hàng chục người thiệt mạng, và hàng trăm người bị bắt.
Theo các thông tin từ các phương tiện truyền thông ngoại quốc, thì người Hmong đã tụ tập lại từ ngày 30/04/2011, tại huyện Mường Nhé, vùng đồi núi tỉnh Điện Biên, nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào. Số lượng người tập hợp, tùy theo các nguồn tin, gồm từ 5000 đến hơn 8000 người, hầu hết theo đạo Tin lành.
Về nguyên nhân tập hợp của hàng ngàn người Hmong này, nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra. Quan điểm chính thức của Nhà nước Việt Nam, là những người Hmong vì mê tín dị đoan nên đã bị xúi giục.
Ông Mùa A Sơn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên chẳng hạn, đã nói với TTXVN như sau : « Một số phần tử xấu đã có hành vi lừa gạt, lôi kéo bằng những luận điệu mê tín dị đoan, thậm chí còn khống chế bà con người Mông, chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em ở bản Huổi Khon và một số bản lân cận ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, tụ tập trong rừng, rêu rao về cái gọi là ‘thành lập vương quốc Mông’ ».
Trước đó, chính phủ Việt Nam đã cho rằng những người Hmong tụ tập lại vì tin rằng một thế lực siêu nhiên sẽ hạ thế tại vùng này để ban phát hạnh phúc cho tất cả mọi người. Theo chính phủ Việt Nam, các thế lực bên ngoài đã kích động người Hmong để họ hành động chống lại chính phủ và thiết lập một vùng tự trị.
Một số nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội cũng cho phóng viên báo Anh Financial Times biết là trong khu vực có những giáo phái rao giảng rằng Chúa Giêsu có thể hiện xuống ở đây vào hạ tuần tháng này và đó là lý do tại sao người Hmong bắt đầu tụ tập và không chịu về nhà, buộc chính phủ Việt Nam phải gửi lực lượng an ninh đến nơi khuyến khích người dân giải tán.
Theo hãng tin Mỹ AP, mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc Việt Nam nói rằng một số tín hữu của ông cho biết là trong vụ việc vừa qua, có tới 5.000 người Hmong tề tựu lại, đợi Đức Chúa xuất hiện và đưa họ đến vùng đất hứa vào ngày 21 tháng 5.
Một số nguồn tin khác, đặc biệt là từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền hay đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong, thì những người biểu tình đòi quyền tự do tôn giáo, quyền sở hữu đất đai tốt hơn. Phải nói là Mường Nhé là một trong những huyện nghèo nhất nước. Thống kê của chính quyền công nhận là hơn 60% cư dân huyện này bị nghèo đói. Tổng số dân của cả huyện Mường Nhé khoảng 52 600 người trong đó có đến 36 800 là người Hmong.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa, thì cuộc tập hợp đã bị giải tán. Tổ chức mang tên Trung Tâm Phân tích Chính sách công – CPPA, trụ sở tại Mỹ, đã đưa ra con số 49 người chết trong các cuộc đàn áp biểu tình do quân đội Việt Nam. Thông tin này không thể phối kiểm được trong tình hình hiện nay.
Chính phủ Việt Nam hôm 6/05 khẳng định là tình hình ở Mường Nhé đã ổn định nhưng không nói rõ ổn định như thế nào. Một nguồn tin chính quyền tiết lộ là một số người biểu tình đã bắt đầu về nhà, tuy nhiên tin này cũng không thể kiểm chứng.
Cuộc tập hợp của hàng ngàn người Hmong đã thu hút sự chú ý của dư luận về cộng đồng sắc tộc này, và nhất là về quan hệ có lúc không thuận thảo lắm giữa người Hmong với chính quyền của đa số người Kinh. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, RFI đã phỏng vấn nhà báo Nguyễn Văn Huy, nguyên giảng viên Đại học Paris 7, chuyên nghiên cứu về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
---------------
Tin liên quan:
- VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ: Việt Nam tiếp tục khẳng định tình hình Mường Nhé, Điện Biên đã « yên ổn »Theo các thông tin từ các phương tiện truyền thông ngoại quốc, thì người Hmong đã tụ tập lại từ ngày 30/04/2011, tại huyện Mường Nhé, vùng đồi núi tỉnh Điện Biên, nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào. Số lượng người tập hợp, tùy theo các nguồn tin, gồm từ 5000 đến hơn 8000 người, hầu hết theo đạo Tin lành.
Về nguyên nhân tập hợp của hàng ngàn người Hmong này, nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra. Quan điểm chính thức của Nhà nước Việt Nam, là những người Hmong vì mê tín dị đoan nên đã bị xúi giục.
Ông Mùa A Sơn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên chẳng hạn, đã nói với TTXVN như sau : « Một số phần tử xấu đã có hành vi lừa gạt, lôi kéo bằng những luận điệu mê tín dị đoan, thậm chí còn khống chế bà con người Mông, chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em ở bản Huổi Khon và một số bản lân cận ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, tụ tập trong rừng, rêu rao về cái gọi là ‘thành lập vương quốc Mông’ ».
Trước đó, chính phủ Việt Nam đã cho rằng những người Hmong tụ tập lại vì tin rằng một thế lực siêu nhiên sẽ hạ thế tại vùng này để ban phát hạnh phúc cho tất cả mọi người. Theo chính phủ Việt Nam, các thế lực bên ngoài đã kích động người Hmong để họ hành động chống lại chính phủ và thiết lập một vùng tự trị.
Một số nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội cũng cho phóng viên báo Anh Financial Times biết là trong khu vực có những giáo phái rao giảng rằng Chúa Giêsu có thể hiện xuống ở đây vào hạ tuần tháng này và đó là lý do tại sao người Hmong bắt đầu tụ tập và không chịu về nhà, buộc chính phủ Việt Nam phải gửi lực lượng an ninh đến nơi khuyến khích người dân giải tán.
Theo hãng tin Mỹ AP, mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc Việt Nam nói rằng một số tín hữu của ông cho biết là trong vụ việc vừa qua, có tới 5.000 người Hmong tề tựu lại, đợi Đức Chúa xuất hiện và đưa họ đến vùng đất hứa vào ngày 21 tháng 5.
Một số nguồn tin khác, đặc biệt là từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền hay đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong, thì những người biểu tình đòi quyền tự do tôn giáo, quyền sở hữu đất đai tốt hơn. Phải nói là Mường Nhé là một trong những huyện nghèo nhất nước. Thống kê của chính quyền công nhận là hơn 60% cư dân huyện này bị nghèo đói. Tổng số dân của cả huyện Mường Nhé khoảng 52 600 người trong đó có đến 36 800 là người Hmong.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa, thì cuộc tập hợp đã bị giải tán. Tổ chức mang tên Trung Tâm Phân tích Chính sách công – CPPA, trụ sở tại Mỹ, đã đưa ra con số 49 người chết trong các cuộc đàn áp biểu tình do quân đội Việt Nam. Thông tin này không thể phối kiểm được trong tình hình hiện nay.
Chính phủ Việt Nam hôm 6/05 khẳng định là tình hình ở Mường Nhé đã ổn định nhưng không nói rõ ổn định như thế nào. Một nguồn tin chính quyền tiết lộ là một số người biểu tình đã bắt đầu về nhà, tuy nhiên tin này cũng không thể kiểm chứng.
Cuộc tập hợp của hàng ngàn người Hmong đã thu hút sự chú ý của dư luận về cộng đồng sắc tộc này, và nhất là về quan hệ có lúc không thuận thảo lắm giữa người Hmong với chính quyền của đa số người Kinh. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, RFI đã phỏng vấn nhà báo Nguyễn Văn Huy, nguyên giảng viên Đại học Paris 7, chuyên nghiên cứu về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
---------------
Tin liên quan:
(RFI)
-Sau các giới chức địa phương tỉnh Điện Biên, đến lượt giới lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam lên tiếng về vụ hàng ngàn người Hmong tập hợp biểu tình tại huyện Mường Nhé, giáp giới với Lào và Trung Quốc. Tối hôm qua, 09/05/2011, Thông tấn xã Việt Nam đã cho đăng bài phỏng vấn phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, xác định trở lại rằng tại đấy « cho đến nay, tình hình… đã yên ổn ».
--"Ưu tiên đào tạo nhân lực để phát triển tốt Tây Bắc"
Nhân dịp Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc thăm, làm việc tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Phó Thủ tướng về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc và nội dung liên quan xung quanh việc tập trung đông người ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé.
-Thưa Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, được Bộ Chính trị giao trọng trách chỉ đạo các vấn đề liên quan đến việc phát triển đời sống kinh tế-xã hội khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc, Phó Thủ tướng có nhận định gì về những chuyển biến trong đời sống của người dân nơi đây thời gian qua?
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Nhìn một cách tổng thể, Tây Bắc là khu vực khó khăn nhất trong cả nước với địa hình đồi núi cao, giao thông cách trở, kinh tế còn kém phát triển.
Tuy nhiên, những năm vừa qua, Tây Bắc đã có những bước tiến đáng kể trên các mặt: kinh tế-xã hội-giáo dục-văn hóa. Nếu như những năm trước, còn thiếu thốn nhiều về lương thực, thực phẩm thì hiện nay, đồng bào Tây Bắc đều đã đủ ăn. Có những tỉnh, lượng lương thực sản xuất dư thừa so với nhu cầu. Đặc biệt, hạ tầng giao thông vùng Tây Bắc cũng đang từng bước phát triển góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Đơn cử như Đèo Pha Đin, trước đây đi lại rất khó khăn, nay đã được hạ thấp và được xây dựng đường với chất lượng tốt, thuận tiện cho người và các phương tiện giao thông qua lại; hay như quốc lộ 70 nối liền từ Phú Thọ, qua Yên Bái lên đến Lào Cai.
Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa hai chiều giữa khu vực cửa khẩu với nội địa. Tây Bắc cũng đã có nhiều mô hình kinh tế rất hiệu quả, điển hình như nghề nuôi cá hồi, cá tầm và các loại nông, thủy sản giá trị kinh tế cao. Một số ngành nghề nông nghiệp khác như nuôi bò sữa, trồng chè sản lượng cao, trồng hoa, trồng cao su cũng được triển khai có hiệu quả... Các lĩnh vực khác như: giáo dục, xã hội, đặc biệt là văn hóa nghệ thuật cũng phát triển mạnh, góp phần bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bà con.
Trên đà này, tôi tin tưởng rằng, trong 5 năm tới, với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Tây Bắc sẽ “thay da, đổi thịt” và có thêm nhiều thành tựu mới về mọi mặt.
-Thưa Phó Thủ tướng, chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần XI xuống cơ sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc. Tất cả đảng viên, cán bộ và nhân dân cần giữ vững tinh thần này để từ đó vận dụng một cách linh hoạt vào từng nơi, từng chỗ, từng vùng miền, địa phương, phù hợp với điều kiện thực tế.
Tại vùng Tây Bắc, do đặc thù khí hậu khắc nghiệt, đồi núi hiểm trở, trình độ dân trí và một số mặt so với các vùng miền khác còn hạn chế, giao thông đi lại còn khó khăn, việc triển khai Nghị quyết của Đại hội cũng cần bảo đảm tính hợp lý, sao cho tinh thần của Nghị quyết thấm vào từng chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.
Muốn để vùng Tây Bắc phát triển tốt, có nhiều việc phải làm, công việc cần ưu tiên trước hết là đào tạo nguồn nhân lực. Cần tập trung sức người, sức của, thời gian cho công tác này. Trong đó, phải đặc biệt chú trọng đến thế hệ trẻ, tầng lớp thanh, thiếu niên bằng nhiều hình thức như: Đào tạo tại chỗ hoặc tại các cơ sở của Trung ương, các tỉnh, thành phố lớn, thậm chí tại cả các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Giao thông miền núi mặc dù đã có bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải làm quyết liệt hơn nữa. Tây Bắc cần có thêm nhiều đường bộ, đường xe lửa, hàng không. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh việc giao thương với các nước láng giềng có chung đường biên giới như Lào, Trung Quốc nhằm khai thác hết các thế mạnh của vùng Tây Bắc. Có như vậy, mới nâng cao đời sống người dân.
-Phó Thủ tướng có nhận định như thế nào về vụ việc tụ tập đông người, gây rối vừa diễn ra tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên?
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Sự việc xảy ra tại bản Huổi Khon được dư luận quan tâm, các cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết. Cho đến nay, tình hình tại đây đã yên ổn. Sự việc đã được giải quyết một cách rất thiện chí và nhân đạo. Mặc dù là vụ việc tụ tập đông người, gây rối, nhưng vẫn được giải quyết trong hòa bình. Tất cả đồng bào tụ tập theo lôi kéo, dụ dỗ của kẻ xấu, đều đã trở về quê quán.
Nguyên nhân của sự việc này có nhiều như trình độ nhận thức của một số đồng bào còn hạn chế; do luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu... Do đó, một số người nhẹ dạ, cả tin, hiếu kỳ đã nghe theo. Tuy nhiên, khi chúng ta làm rõ những luận điệu tuyên truyền sai trái này, thì đồng bào đã tự trở về địa phương.
Khi đồng bào trở về, chính quyền địa phương phải tiếp tục có trách nhiệm giải thích, giúp đồng bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ, đồng thời bảo đảm đời sống của đồng bào. Không để đồng bào bị đói; quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, đặc biệt chú ý tạo điều kiện cho con em đồng bào đi học, nhất là con em những đồng bào nhẹ dạ cả tin bị dụ dỗ, lôi kéo tập trung đông người, được tiếp tục trở lại học tập. Đảng và Chính phủ cũng sẽ có những chủ trương, chính sách cụ thể để đầu tư, thực hiện nhằm cải thiện đời sống cho bà con về giao thông, cơ sở vật chất, tín dụng, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, giải quyết việc làm cho đồng bào.
-Thưa Phó Thủ tướng, sau sự việc trên, thông điệp của Đảng, Nhà nước gửi đến đồng bào dân tộc ở Huổi Khon nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung là gì?
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Thông điệp thì có nhiều, tuy nhiên, tôi đã chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền huyện Mường Nhé cần tiếp tục gặp gỡ đồng bào, chia sẻ vui buồn với đồng bào, giúp đồng bào hiểu rõ những luận điệu, âm mưu của kẻ xấu để từ nay trở đi, không nghe theo những luận điệu này nữa mà tin tưởng vào những thông tin chính thống của các cấp chính quyền. Bà con cũng cần gìn giữ và vun đắp mối đại đoàn kết toàn dân tộc, yên tâm lao động, sản xuất. Đảng, Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết để đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống./.
-Thưa Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, được Bộ Chính trị giao trọng trách chỉ đạo các vấn đề liên quan đến việc phát triển đời sống kinh tế-xã hội khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc, Phó Thủ tướng có nhận định gì về những chuyển biến trong đời sống của người dân nơi đây thời gian qua?
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Nhìn một cách tổng thể, Tây Bắc là khu vực khó khăn nhất trong cả nước với địa hình đồi núi cao, giao thông cách trở, kinh tế còn kém phát triển.
Tuy nhiên, những năm vừa qua, Tây Bắc đã có những bước tiến đáng kể trên các mặt: kinh tế-xã hội-giáo dục-văn hóa. Nếu như những năm trước, còn thiếu thốn nhiều về lương thực, thực phẩm thì hiện nay, đồng bào Tây Bắc đều đã đủ ăn. Có những tỉnh, lượng lương thực sản xuất dư thừa so với nhu cầu. Đặc biệt, hạ tầng giao thông vùng Tây Bắc cũng đang từng bước phát triển góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Đơn cử như Đèo Pha Đin, trước đây đi lại rất khó khăn, nay đã được hạ thấp và được xây dựng đường với chất lượng tốt, thuận tiện cho người và các phương tiện giao thông qua lại; hay như quốc lộ 70 nối liền từ Phú Thọ, qua Yên Bái lên đến Lào Cai.
Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa hai chiều giữa khu vực cửa khẩu với nội địa. Tây Bắc cũng đã có nhiều mô hình kinh tế rất hiệu quả, điển hình như nghề nuôi cá hồi, cá tầm và các loại nông, thủy sản giá trị kinh tế cao. Một số ngành nghề nông nghiệp khác như nuôi bò sữa, trồng chè sản lượng cao, trồng hoa, trồng cao su cũng được triển khai có hiệu quả... Các lĩnh vực khác như: giáo dục, xã hội, đặc biệt là văn hóa nghệ thuật cũng phát triển mạnh, góp phần bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bà con.
Trên đà này, tôi tin tưởng rằng, trong 5 năm tới, với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Tây Bắc sẽ “thay da, đổi thịt” và có thêm nhiều thành tựu mới về mọi mặt.
-Thưa Phó Thủ tướng, chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần XI xuống cơ sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc. Tất cả đảng viên, cán bộ và nhân dân cần giữ vững tinh thần này để từ đó vận dụng một cách linh hoạt vào từng nơi, từng chỗ, từng vùng miền, địa phương, phù hợp với điều kiện thực tế.
Tại vùng Tây Bắc, do đặc thù khí hậu khắc nghiệt, đồi núi hiểm trở, trình độ dân trí và một số mặt so với các vùng miền khác còn hạn chế, giao thông đi lại còn khó khăn, việc triển khai Nghị quyết của Đại hội cũng cần bảo đảm tính hợp lý, sao cho tinh thần của Nghị quyết thấm vào từng chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.
Muốn để vùng Tây Bắc phát triển tốt, có nhiều việc phải làm, công việc cần ưu tiên trước hết là đào tạo nguồn nhân lực. Cần tập trung sức người, sức của, thời gian cho công tác này. Trong đó, phải đặc biệt chú trọng đến thế hệ trẻ, tầng lớp thanh, thiếu niên bằng nhiều hình thức như: Đào tạo tại chỗ hoặc tại các cơ sở của Trung ương, các tỉnh, thành phố lớn, thậm chí tại cả các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Giao thông miền núi mặc dù đã có bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải làm quyết liệt hơn nữa. Tây Bắc cần có thêm nhiều đường bộ, đường xe lửa, hàng không. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh việc giao thương với các nước láng giềng có chung đường biên giới như Lào, Trung Quốc nhằm khai thác hết các thế mạnh của vùng Tây Bắc. Có như vậy, mới nâng cao đời sống người dân.
-Phó Thủ tướng có nhận định như thế nào về vụ việc tụ tập đông người, gây rối vừa diễn ra tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên?
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Sự việc xảy ra tại bản Huổi Khon được dư luận quan tâm, các cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết. Cho đến nay, tình hình tại đây đã yên ổn. Sự việc đã được giải quyết một cách rất thiện chí và nhân đạo. Mặc dù là vụ việc tụ tập đông người, gây rối, nhưng vẫn được giải quyết trong hòa bình. Tất cả đồng bào tụ tập theo lôi kéo, dụ dỗ của kẻ xấu, đều đã trở về quê quán.
Nguyên nhân của sự việc này có nhiều như trình độ nhận thức của một số đồng bào còn hạn chế; do luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu... Do đó, một số người nhẹ dạ, cả tin, hiếu kỳ đã nghe theo. Tuy nhiên, khi chúng ta làm rõ những luận điệu tuyên truyền sai trái này, thì đồng bào đã tự trở về địa phương.
Khi đồng bào trở về, chính quyền địa phương phải tiếp tục có trách nhiệm giải thích, giúp đồng bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ, đồng thời bảo đảm đời sống của đồng bào. Không để đồng bào bị đói; quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, đặc biệt chú ý tạo điều kiện cho con em đồng bào đi học, nhất là con em những đồng bào nhẹ dạ cả tin bị dụ dỗ, lôi kéo tập trung đông người, được tiếp tục trở lại học tập. Đảng và Chính phủ cũng sẽ có những chủ trương, chính sách cụ thể để đầu tư, thực hiện nhằm cải thiện đời sống cho bà con về giao thông, cơ sở vật chất, tín dụng, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, giải quyết việc làm cho đồng bào.
-Thưa Phó Thủ tướng, sau sự việc trên, thông điệp của Đảng, Nhà nước gửi đến đồng bào dân tộc ở Huổi Khon nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung là gì?
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Thông điệp thì có nhiều, tuy nhiên, tôi đã chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền huyện Mường Nhé cần tiếp tục gặp gỡ đồng bào, chia sẻ vui buồn với đồng bào, giúp đồng bào hiểu rõ những luận điệu, âm mưu của kẻ xấu để từ nay trở đi, không nghe theo những luận điệu này nữa mà tin tưởng vào những thông tin chính thống của các cấp chính quyền. Bà con cũng cần gìn giữ và vun đắp mối đại đoàn kết toàn dân tộc, yên tâm lao động, sản xuất. Đảng, Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết để đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống./.
(TTXVN/Vietnam+)
----------------
----------------
(VOA).
-Hai tổ chức có trụ sở ở Mỹ nói rằng lực lượng an ninh Việt Nam tiếp tục cuộc đàn áp chết người nhắm vào hàng ngàn người Hmong theo đạo Ky-tô sống dọc theo biên giới Lào.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, và nhóm Hmong Advance nói rằng có mấy mươi người Hmong biểu tình đã bị giết và hàng trăm người khác bị thương kể từ khi có cuộc đàn áp hồi cuối tháng Tư trong tỉnh Điện Biên.
CPPA tường trình khuya Chủ nhật có thêm 14 người chết, nâng số người chết bây giờ thành 63.
Các con số này chưa được kiểm chứng bởi các nhà báo phương Tây, họ đã bị cấm không được đến khu vực.
Tuần trước, đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói đang nghiên cứu các tin này, và kêu gọi các phe tránh bạo động.
Christy Lee, phát ngôn viên của Hmong Advance nói rằng cuộc đàn áp mở ra ngày 30 tháng Tư tại huyện Mường Nhé vùng biên giới Lào Việt Nam trong lúc có khoảng 8.500 người Hmong tụ tập cầu nguyện và đòi cải cách ruộng đất cũng như nới rộng tự do tôn giáo.
Hằng trăm người đã bị bắt, một số người được đưa đến những địa điểm bên trong Việt Nam và bên Lào.
Các giới chức Việt Nam tuần trước nói bộ đội đã được điều tới để giải tán cuộc biểu tình hiếm thấy trong khu vực, nhưng nhà chức trách nói chỉ có xô xát nhỏ và không có ai bị bắt.
----------------
Tin liên quan:
-Hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em giáo dân Mường Nhé – Điện Biên
VRNs (09.05.2011) – Những ngày qua, sự kiện đồng bào H’Mong tụ tập ôn hòa tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đang là tâm điểm của công luận. Truyền thông của Nhà nước Việt Nam cũng đã xác nhận …
- Việt Nam thừa nhận có 3 trẻ nhỏ bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình của người Hmong ở tỉnh Điện Biên
— (RFI).- Giải mã cuộc biểu tình của người Hmong tại miền Tây Bắc Việt Nam — (RFI).
- Reports: Vietnam Conducts Deadly Crackdown on Ethnic Hmong (VOA News)
. “Ưu tiên đào tạo nhân lực để phát triển tốt Tây Bắc” (TTXVN).
- “ĐẠO VÀNG CHỨ” VÀ SỰ ĐÓI NGHÈO – BÀI 2: Tháo chạy khỏi “đạo Vàng Chứ” (PL TPHCM).
----------------
- Không thể có chuyện thành lập "vương quốc mông"
QĐND - Theo một đài nước ngoài, những ngày vừa qua đã có “bạo loạn” của người Mông ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (MNĐB). Thực chất của việc này thế nào?
Căn cứ vào số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nước ta thì huyện Mường Nhé là một trong những huyện nghèo, nằm trong 62 huyện đang được Nhà nước hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (năm 2008). Huyện Mường Nhé có tới 13 dân tộc sinh sống với 52.684 người. Người Mông có 36.811 người, bao gồm cả trẻ em và người già!
Ông Giàng A Dình, người địa phương cho biết, sự việc diễn ra từ ngày 30-4-2011, khi một số người Mông trên địa bàn huyện và một vài nhóm người Mông ở ngoài tỉnh nghe theo một số người xúi giục kéo về Mường Nhé tham gia vụ việc đòi tự do tín ngưỡng và đòi thành lập “Vương quốc Mông riêng" nhưng đã bị công an ngăn chặn và người dân đã trở về nhà”.
Những ai thật sự quan tâm đến các quyền và lợi ích thật sự của người Mông thì phải trả lời câu hỏi: Liệu người Mông có thể thành lập được “Vương quốc” của mình không? Và nếu họ không thể làm được điều đó thì những kẻ gây ra vụ việc ở Mường Nhé là nhằm mục đích gì?
Để trả lời câu hỏi, liệu người Mông có thể thành lập được Vương quốc riêng của mình hay không, chúng ta hãy tham khảo một số thông tin về dân tộc này.
Người H’Mông, còn gọi là người Hmông, người Mông, người Hơ-mông, người Miêu (ở Trung Quốc), người Mèo (ở Việt Nam). Tên gọi phổ biến hiện nay ở Việt Nam là người Mông. Quê hương của họ là những vùng núi cao ở phía nam Trung Quốc (đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông Nam Á (bắc Việt Nam và Lào). Ngày nay, người Mông sống ở Trung Quốc nhiều nhất, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ở Việt Nam, người Mông có 1.068.189 người, xếp sau người Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ-me… Người Mông sống du canh, du cư, có bản sắc văn hóa độc đáo, được các thế hệ người Mông trân trọng gìn giữ. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Mông là một dân tộc thiểu số, họ sống tản mát trên nhiều quốc gia, Tổ quốc của họ là nơi họ định cư. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc người Mông đòi thành lập Vương quốc riêng mới chỉ đặt ra trong nửa sau thế kỷ XX, sau khi vấn đề dân chủ, nhân quyền được Liên hợp quốc đặt ra và Hoa Kỳ sử dụng nó như một chính sách, chiến lược để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, nhất là các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, Lào, những kẻ đòi thành lập Vương quốc Mông bắt nguồn từ thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975). Cơ sở chính trị của lực lượng này là “Vàng Pao”- ngụy quân, người Mông ở Lào. Chúng có căn cứ khá vững chắc ở Loong Chẹng (Lào). Đây là lực lượng quân sự chủ chốt của quân ngụy ở Lào. Sau khi chiến tranh kết thúc, lực lượng Vàng Pao và một số người nhẹ dạ đã đi theo chúng di tản sang Thái Lan, rồi có một bộ phận đi định cư ở Mỹ. Bộ phận này vẫn nuôi hận thù với Nhà nước Việt Nam và Lào. Chính họ đã được lực lượng cực đoan về dân chủ, nhân quyền Mỹ lợi dụng, thông qua việc đòi thành lập Vương quốc Mông để can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và Lào.
Người Mông ở Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử là một dân tộc đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sống hòa thuận với 53 dân tộc anh em khác. Do tập tục du canh, du cư, nên địa bàn sinh sống của họ không cố định. Người Mông sinh sống trên 62 tỉnh, tập trung hơn cả là các tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc kéo dài tới Nghệ An. Những thập kỷ gần đây, đồng bào Mông di cư tự do tới nhiều tỉnh ở Tây Nguyên… Và cũng vì những lý do trên đời sống của đồng bào Mông còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến năm 1960, người Mông chưa có chữ viết. Nhu cầu thực sự của đồng bào là giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần. Chữ viết mà ngày nay người Mông đang học và sử dụng trong các văn bản là do Chính phủ Việt Nam giúp đỡ sáng tạo nên.
Đồng bào Mông không có tôn giáo riêng của mình. Một bộ phận dân tộc Mông theo đạo Tin Lành. Thế nhưng vài thập kỷ gần đây “đạo Vàng Chứ” phát triển nhanh chóng. Có một số nhà nghiên cứu trực tiếp tìm hiểu “đạo Vàng Chứ” cho biết, đó chỉ là sự mô phỏng đạo Tin Lành mà thôi... Tên đạo Vàng Chứ xuất phát từ nguyên gốc có nghĩa là Vương Chủ. Nghĩa là vua của người Mông. Vào năm 1978, đài phát thanh châu Á tự do, có trung tâm phát sóng ở nước ngoài, bắt đầu phát chương trình tuyên truyền về “đạo Vàng Chứ”. Chính từ đây mà đạo này phát triển.
Các nghiên cứu về lịch sử hình thành các quốc gia-dân tộc trên thế giới cho thấy, điều “cần" cho sự ra đời của một quốc gia-dân tộc bao gồm: Một khu vực địa lý đủ lớn, ổn định lâu dài làm nơi định cư của đồng bào; Một thị trường kinh tế tương đối phát triển làm cơ sở cho đời sống của cư dân; Một trình độ phát triển tương đối cao về văn hóa, trước hết là về ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết riêng)… Điều kiện “đủ” cho việc ra đời của một quốc gia là phải có một lực lượng chính trị có đủ tư cách về chính trị, đạo lý đại diện cho dân tộc mình. Và đương nhiên về mặt pháp lý nếu là một dân tộc muốn tách khỏi một quốc gia-dân tộc mà họ đang sinh sống, thì phải được Nhà nước đó chấp thuận.
Đối chiếu những tiêu chí trên với thực trạng sinh sống của đồng bào Mông hiện nay, những người có tư duy khách quan có thể khẳng định rằng không thể có chuyện thành lập “Vương quốc Mông” được. Việc đòi thành lập Vương quốc riêng, đòi “tự do tín ngưỡng” chỉ là thủ đoạn chính trị của một nhóm người Mông quá khích bị các thế lực nước ngoài lợi dụng. Âm mưu của chúng là kích động tình cảm dân tộc, sự thiếu hiểu biết của đồng bào để gây mất ổn định nhằm phá hoại công cuộc đổi mới của Việt Nam.
Nếu không thể thành lập được “Vương quốc” riêng, thì việc một số đồng bào Mông nghe theo kẻ xấu, tụ họp đông người gây rối trật tự trị an chỉ phục vụ cho lợi ích của một số rất ít người gắn liền với các thế lực thù địch với Cách mạng Việt Nam muốn lợi dụng tình hình để gây mất ổn định chính trị. Việc này không đem lại lợi ích gì cho người Mông, trái lại chỉ làm tổn thương đến tình đoàn kết của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước và cho chính dân tộc Mông mà thôi.
Trung Nguyên
----------------
Trung Nguyên
----------------
QĐND - Mường Nhé là huyện mới chia tách thuộc tỉnh Điện Biên, cách TP Điện Biên Phủ chừng 200km, giao thông đi lại khó khăn. Trong số 13 dân tộc cùng sinh sống tại Mường Nhé, đồng bào Mông chiếm gần 70%. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Mường Nhé đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh gắn với củng cố quốc phòng-an ninh. Và thực tế ở Mường Nhé đã và đang có nhiều khởi sắc.
Thế nhưng, trong khi lãnh đạo, chính quyền và nhân dân huyện Mường Nhé đang nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thì một số kẻ xấu được các thế lực thù địch bên ngoài hậu thuẫn, tuyên truyền trái phép cái gọi là “đạo Vàng Chứ”. Đi kèm với “đạo Vàng Chứ” là “vấn nạn” di cư tự do, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mông bị phá vỡ. Đặc biệt mới đây, nghe theo lời kích động của một vài phần tử quá khích, một số người dân đã tụ tập có hành động gây rối, chống đối chính quyền. Ngay sau khi phát hiện, các cơ quan chức năng, cùng cấp ủy, chính quyền các cấp ở Mường Nhé đã vào cuộc. Tình hình đã ổn định trở lại. Những người nhẹ dạ nghe những lời dụ dỗ, kích động của kẻ xấu đã trở về nhà và tố cáo âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng xấu với chính quyền và cơ quan chức năng...”. Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số hình ảnh về tình hình hiện nay ở Mường Nhé.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Leng Su Sìn đến từng gia đình tuyên truyền vận động đồng bào không nghe lời kẻ xấu. |
Bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé xơ xác, tiêu điều do đồng bào nghe lời kẻ xấu theo “đạo Vàng Chứ” bỏ ruộng nương không sản xuất, di cư tự do, cuộc sống không ổn định. |
Người dân xã Leng Su Sìn kể về hậu quả của việc theo "đạo Vàng Chứ" với Bộ đội Biên phòng. |
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Mường Nhé đang từng ngày đổi mới. (Trong ảnh: Một góc thị trấn Mường Nhé hôm nay) |
Thanh Khương - Quốc An (Thực hiện)
Tin liên quan:
- Foreign media barred from Vietnam’s ethnic Hmong protests (ABC)-Tin liên quan:
-Cuộc biểu tình của hàng ngàn người Hmong ở Điện Biên bị giải tán
(VOA)-
Lực lượng an ninh Việt Nam đã giải tán cuộc tụ tập của hàng ngàn người sắc tộc Hmong tại Mường Nhé, Điện Biên.
Tin AP đánh đi từ Hà Nội ngày 9/5 trích thuật phát biểu của mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Hội trưởng Hội Thánh Tin lành miền Bắc Việt Nam hôm nay nói rằng ông liên lạc thường xuyên với những người trong cuộc và được cho biết như vừa kể.
Chính phủ Việt Nam không cung cấp nhiều thông tin về sự kiện này, đồng thời không cho phép báo chí và các nhà ngoại giao nước ngoài được đến khu vực.
Tin của nhà nước Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ về sự kiện này trái ngược nhau. Việt Nam nói một nhóm người tập trung vì nghe đồn sẽ xuất hiện một “thế lực siêu nhiên” và các phần tử xấu đã lợi dụng việc này để kích động họ biểu tình đòi thành lập “vương quốc riêng”.
Các hãng thông tấn quốc tế như Reuters, AFP, và DPA mấy ngày nay loan tin từ ngày 30/4 có hàng ngàn người Hmong tụ tập biểu tình đòi tự trị và chính quyền địa phương đã điều động hàng ngàn binh sĩ tới giải tán người biểu tình bằng võ lực.
Hội trưởng Hội Thánh Tin lành miền Bắc Việt Nam nói với hãng thông tấn AP ngày 9/5 rằng các thành viên trong Hội Thánh cho biết có tới 5 ngàn người Hmong tụ tập.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, tình hình nhân quyền, và các vấn đề về an ninh quốc gia cho biết đã có hàng chục người thiệt mạng khi lực lượng công quyền tới đàn áp những người biểu tình đòi đất đai và quyền tự do tôn giáo.
Ông Philip Smith, giám đốc điều hành Trung tâm tại Washington phát biểu với đài VOA ngày 6/5:
“Số người chết đã cao hơn. 28 người chết trong ngày 5/5 và 22 người khác thiệt mạng trong số hơn 7 ngàn người Hmong tham gia biểu tình tại Điện Biên. Chúng tôi đã kêu gọi chính phủ Mỹ đề cập vấn đề này với chính quyền Việt Nam ở mức độ cao nhất. Chúng tôi đã có thư yêu cầu gửi tới Tòa Bạch Ốc và Ngoại trưởng Mỹ đề nghị lên tiếng để ngăn chặn tình trạng đẫm máu hơn nữa. Chúng tôi cũng đã nêu vấn đề với một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, và một số thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ. Mặt khác, chúng tôi hy vọng cũng sẽ lưu ý Liên hiệp quốc về vấn đề này.”
Hãng thông tấn Đức DPA ngày 9/5 trích thuật nguồn tin từ các giới chức Việt Nam xác nhận có 3 trẻ em bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên kéo dài cả tuần nay.
Ông Lò Văn Sung, một giới chức trong đảng cộng sản, cho biết nhiều người ngã bệnh vì các điều kiện tồi tệ trong các lều trại của người biểu tình. Ông Sung thừa nhận hơn 5.000 người biểu tình không có đủ thức ăn, nước uống, và 3 đứa trẻ thiệt mạng đều dưới 1 tuổi. Ông Sung nói quân đội đã giải tán người biểu tình và phủ nhận không có trường hợp nào thiệt mạng do chính quyền đàn áp.
Vẫn theo DPA, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hơn 40 người tình nghi đã xúi giục biểu tình. 3 người được thả hôm chủ nhật, nhưng không rõ những người còn lại hiện đang bị giam giữ ở đâu.
Điện Biên là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam nằm ở khu vực rừng núi hẻo lánh giáp với Lào và Trung Quốc, với 170 ngàn người Hmong sinh sống tại đây, chiếm khoảng 35% dân số trong vùng.
Nguồn: AP, The Canadian Press, Vietnam News
Tin AP đánh đi từ Hà Nội ngày 9/5 trích thuật phát biểu của mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Hội trưởng Hội Thánh Tin lành miền Bắc Việt Nam hôm nay nói rằng ông liên lạc thường xuyên với những người trong cuộc và được cho biết như vừa kể.
Chính phủ Việt Nam không cung cấp nhiều thông tin về sự kiện này, đồng thời không cho phép báo chí và các nhà ngoại giao nước ngoài được đến khu vực.
Tin của nhà nước Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ về sự kiện này trái ngược nhau. Việt Nam nói một nhóm người tập trung vì nghe đồn sẽ xuất hiện một “thế lực siêu nhiên” và các phần tử xấu đã lợi dụng việc này để kích động họ biểu tình đòi thành lập “vương quốc riêng”.
Các hãng thông tấn quốc tế như Reuters, AFP, và DPA mấy ngày nay loan tin từ ngày 30/4 có hàng ngàn người Hmong tụ tập biểu tình đòi tự trị và chính quyền địa phương đã điều động hàng ngàn binh sĩ tới giải tán người biểu tình bằng võ lực.
Hội trưởng Hội Thánh Tin lành miền Bắc Việt Nam nói với hãng thông tấn AP ngày 9/5 rằng các thành viên trong Hội Thánh cho biết có tới 5 ngàn người Hmong tụ tập.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, tình hình nhân quyền, và các vấn đề về an ninh quốc gia cho biết đã có hàng chục người thiệt mạng khi lực lượng công quyền tới đàn áp những người biểu tình đòi đất đai và quyền tự do tôn giáo.
Ông Philip Smith, giám đốc điều hành Trung tâm tại Washington phát biểu với đài VOA ngày 6/5:
“Số người chết đã cao hơn. 28 người chết trong ngày 5/5 và 22 người khác thiệt mạng trong số hơn 7 ngàn người Hmong tham gia biểu tình tại Điện Biên. Chúng tôi đã kêu gọi chính phủ Mỹ đề cập vấn đề này với chính quyền Việt Nam ở mức độ cao nhất. Chúng tôi đã có thư yêu cầu gửi tới Tòa Bạch Ốc và Ngoại trưởng Mỹ đề nghị lên tiếng để ngăn chặn tình trạng đẫm máu hơn nữa. Chúng tôi cũng đã nêu vấn đề với một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, và một số thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ. Mặt khác, chúng tôi hy vọng cũng sẽ lưu ý Liên hiệp quốc về vấn đề này.”
Hãng thông tấn Đức DPA ngày 9/5 trích thuật nguồn tin từ các giới chức Việt Nam xác nhận có 3 trẻ em bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên kéo dài cả tuần nay.
Ông Lò Văn Sung, một giới chức trong đảng cộng sản, cho biết nhiều người ngã bệnh vì các điều kiện tồi tệ trong các lều trại của người biểu tình. Ông Sung thừa nhận hơn 5.000 người biểu tình không có đủ thức ăn, nước uống, và 3 đứa trẻ thiệt mạng đều dưới 1 tuổi. Ông Sung nói quân đội đã giải tán người biểu tình và phủ nhận không có trường hợp nào thiệt mạng do chính quyền đàn áp.
Vẫn theo DPA, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hơn 40 người tình nghi đã xúi giục biểu tình. 3 người được thả hôm chủ nhật, nhưng không rõ những người còn lại hiện đang bị giam giữ ở đâu.
Điện Biên là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam nằm ở khu vực rừng núi hẻo lánh giáp với Lào và Trung Quốc, với 170 ngàn người Hmong sinh sống tại đây, chiếm khoảng 35% dân số trong vùng.
Nguồn: AP, The Canadian Press, Vietnam News
Ngày 7-5, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Nậm Kè – Bộ chỉ huy BĐBP Điện Biên cùng nhân dân trên địa bàn đơn vị đóng quân.
Sau khi thăm hỏi tình hình công tác, sức khỏe cán bộ, chiến sĩ trong đồn biên phòng Nậm Kè, Phó Thủ tướng đã đi thực địa ở một số vị trí xung yếu trên biên giới thuộc địa bàn quản lí của đơn vị. Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng đã xuống địa bàn bản Huổi Khoon (xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé) trực tiếp thăm hỏi sức khỏe, động viên nhân dân chăm lo ổn định, nâng cao đời sống.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, thăm hỏi cán bộ đồn BP Nậm Kè. |
Phó Thủ tướng thực địa ở một số địa bàn biên giới. |
Phó Thủ tướng thăm hỏi một gia đình người Mông tại bản Huổi Khoon. |
Viết Lam
Tin liên quan:
UBND tỉnh Điện Biên vừa phân bổ kế hoạch vốn ứng trước năm 2011 để huyện Mường Nhé triển khai thực hiện Đề án Sắp xếp, ổn định dân di cư tự do tại huyện Mường Nhé.
Theo đó, bắt đầu từ tháng 5-2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Mường Nhé tổ chức quản lý và thực hiện triển khai các dự án, điểm sắp xếp, ổn định dân di cư tự do theo đúng quy định được phê duyệt, trong tổng số 114 bản cần sắp xếp, ổn định dân cư.
Các dự án được ứng trước thực hiện bao gồm: Dự án quy hoạch, phương án sắp xếp, ổn định dân di cư tự do tại khu vực bản Nậm Pố, Húi To, Cây Muỗm (xã Mường Nhé); Huổi Lụ 3, Nậm Pồ Con (xã Nà Khoa); Nộc Cốc 2 (xã Nà Bủng); Huổi Lích 2 (xã Pá Mỳ); Nậm Mỳ 1 + 2 (xã Mường Toong), Hua Hải (xã Chà Cang), Huổi Khương (xã Pa Tần), Huổi Sái Lương (xã Quảng Lâm) với tổng số vốn ứng trước 1,66 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 48,34 tỷ đồng còn lại sẽ tập trung đầu tư thực hiện các hạng mục: công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, đường vào trung tâm xã, hỗ trợ di chuyển dân, hỗ trợ khai hoang, phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ xã, bản tại các điểm sắp xếp, ổn định dân di cư tự do.
Vũ Nguyên
Phó Thủ tướng Việt Nam thăm Mường Nhé
Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Vĩnh Trọng vừa có mặt ở nơi xảy ra bạo động của người Hmong tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Báo Biên Phòng, cơ quan ngôn luận của Bộ Tư lệnh Biên phòng, cho hay ông Trọng đã tới bản Huổi Khoon, xã Nậm Kè, Mường Nhé hôm thứ Bảy 07/05.
Báo này nói ông phó thủ tướng "đã đi thực địa ở một số vị trí xung yếu trên biên giới" và "trực tiếp thăm hỏi sức khỏe, động viên nhân dân chăm lo ổn định, nâng cao đời sống".
Sự hiện diện của ông Trương Vĩnh Trọng không phải ngẫu nhiên, vì đây chính là nơi mà nhiều nghìn người sắc tộc Hmong đã tụ tập gây bất ổn từ 30/04.
Ông phó thủ tướng, người chuyên trách xử lý các cuộc khiếu kiện đông người, là quan chức cao cấp nhất của Chính phủ được biết đã tới tận nơi chỉ đạo việc giải quyết cuộc bất ổn này.
Sự kiện Mường Nhé, theo một số đánh giá, là vụ bất ổn có yếu tố sắc tộc với quy mô lớn nhất từ khi có biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.
Nhà chức trách đã phải điều cảnh sát và quân đội kèm trực thăng tới hiện trường, đồng thời kêu gọi người Hmong trở về nhà.
Tới hết ngày Chủ nhật 08/05, tình hình tại Mường Nhé được tuyên bố trên phương tiện thông tin đại chúng là đã "giải quyết xong".
Quan chức Điện Biên được dẫn lời cho hay có một em bé bị bệnh chết, ngoài ra không cung cấp thêm thông tin gì về thương vong.
Tuy nhiên một số nguồn tin không chính thức cho BBC hay về phía chính quyền có hai binh sỹ thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ.
Tin này, cũng như con số hàng chục người Hmong chết do một tổ chức theo dõi nhân quyền ở Hoa Kỳ đưa ra, đều không thể kiểm chứng độc lập.
Đạo Vàng Chứ
Sau khi BBC và các hãng truyền thông nước ngoài đưa tin, hôm 05/05 Chính phủ Việt Nam mới có phản hồi.Ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng tỉnh Điện Biên, lúc đó nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng vì tin rằng một thế lực siêu nhiên sẽ tới mang họ đến Miền Đất Hứa.
"Một số người đã kêu gọi thành lập vương quốc riêng của người Hmong, gây bất ổn, mất an ninh và an toàn".
Báo Việt Nam sau đó đăng bài chỉ trích đạo Vàng Chứ, mà theo họ đã dẫn tới tình trạng bất ổn tại Mường Nhé.
Đạo Vàng Chứ, một phiên bản của đạo Tin Lành, có nhiều tín đồ là người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc.
Ông Trương Vĩnh Trọng là quan chức chính phủ cao cấp nhất được biết đã tới Mường Nhé
Hôm Chủ nhật 08/05, báo Quân đội Nhân dân dưới chuyên mục 'Làm thất bại chiến lược "Diễn biến hòa bình"' có bài Sự thật về cái gọi “Đạo Vàng Chứ” ở Điện Biên.
Bài báo này nói việc lộn xộn vừa qua chủ yếu xảy ra trong cộng đồng người Hmong di cư từ các tỉnh khác đến, được cho là khoảng gần trăm nhân khẩu.
Lý do bùng phát xung đột được giải thích là "khi các cơ quan chức năng trên địa bàn Mường Nhé có ý kiến về những việc làm trên (cầu nguyện ba ngày/tuần), những người di cư tự do đã chống đối, cho rằng các cấp chính quyền địa phương ngăn cản hoạt động tín ngưỡng của đồng bào".
"Việc làm trên đã gây nên tình trạng bất ổn và phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn."
Tác giả Lù Pò Khương cũng nói rằng đằng sau vụ việc có bàn tay của một nhóm trưởng đạo "để gây sự chú ý và tạo sức ép lên các cấp chính quyền địa phương".
Bài báo kêu gọi "đưa những kẻ chủ mưu ra ánh sáng, xử lý nghiêm minh trước pháp luật".
Trung tâm Phân tích Chính sách Công (Center for Public Policy Analysis - CPPA), một tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở ở Washington DC, Mỹ, nói hơn 1.000 người Hmong bị chính quyền bắt trong vụ Mường Nhé.
Tuy nhiên thông tin này cũng không thể kiểm chứng khi phóng viên nước ngoài không được phép tới địa phương để tìm hiểu tình hình.
-
----------------
-Vietnam officials: Babies die from poor conditions at protest camp
DPA Hanoi
- Three babies died during a week-long protest by the Hmong ethnic group for an autonomous region in a northern Vietnamese province, officials said Monday.
Many people became sick because of poor conditions at a camp that more than 5,000 demonstrators set up in Dien Bien province, Communist Party official Lo Van Sung said.
'They didn't have much food and drinking water and stayed only in temporary tents, so many people fell ill,' Sung said.
The infants who died were aged 1 month to 1 year, he said.
Sung said troops dispersed the demonstrators Thursday and Friday and denied any of the deaths were caused by the authorities.
More than 40 people believed to be the leaders of the protest were arrested. Three were released Sunday, but it was not clear where the others are being held.
A local official in the Dien Bien district of Muong Nhe who requested anonymity applauded the dispersal of the protest, which began April 30. More people would have died because of conditions at the protesters' camp, he argued.
Dien Bien is one of Vietnam's poorest provinces, located in a remote and mountainous area bordering Laos and China.
Tin liên quan:
– “Đạo Vàng Chứ” và sự đói nghèo: Lời truyền mê muội. (PL)
- Vietnam: Hmong Christians protestors killed by army (ICN).
Làm thất bại chiến lược "Diễn biến hòa bình" -Sự thật về cái gọi “Đạo Vàng Chứ” ở Điện Biên
QĐND - Vào những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5-2011, trên khu vực biên giới Nậm Kè, Na Cô Sa, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, có 17 hộ với gần trăm khẩu đồng bào Mông di cư từ các tỉnh khác đến. Là huyện nghèo, cộng với tình trạng di cư tự do, đất canh tác ít, đời sống của người dân vốn đã thiếu thốn lại càng khó khăn thêm. Tuy cuộc sống còn nghèo khó, lại đang là mùa gieo trồng nhưng những người theo cái gọi là “đạo Vàng Chứ” mỗi tuần phải bỏ ra 3 ngày (thứ năm, thứ bảy, chủ nhật) để cầu nguyện. Khi các cơ quan chức năng trên địa bàn Mường Nhé có ý kiến về những việc làm trên, những người di cư tự do đã chống đối, cho rằng các cấp chính quyền địa phương ngăn cản hoạt động tín ngưỡng của đồng bào. Việc làm trên đã gây nên tình trạng bất ổn và phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn.
Vậy, thực chất của cái gọi là “đạo Vàng Chứ” ở đây là gì? Trước hết, xét từ góc độ giáo lý và nội tình ở ngay những người đang theo “đạo Vàng Chứ” sẽ rõ. Trong những năm gần đây, cái gọi là "đạo Vàng Chứ” phát triển rất nhanh ở vùng biên giới phía Tây Bắc, tỉnh Điện Biên. Đi liền với sự phát triển của “đạo Vàng Chứ” là các vấn nạn di cư tự do, phá rừng, các truyền thống tốt đẹp của đồng bào, nhất là đồng bào Mông bị phá vỡ... Nguy hiểm hơn, những đối tượng tự phong là “trưởng đạo” và các "thừa tác viên” tìm mọi cách lôi kéo, dụ dỗ, kích động đồng bào làm trái các quy định của pháp luật. Thậm chí, họ lợi dụng sự hiểu biết còn hạn chế của đồng bào Mông để chống lại các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là vấn đề dân tộc, tôn giáo. Họ tìm mọi cách vu cáo, xuyên tạc cho rằng các cấp chính quyền cơ sở ngăn cản hoạt động của tôn giáo.
Ngay chính những người mỗi tuần vẫn đi “cầu nguyện” theo “đạo Vàng Chứ” cũng không biết Vàng Chứ là ai. Ông Giàng Séo Chẩn, người xã Leng Su Sìn kể: Ông không biết Vàng Chứ là ai và là người như thế nào. Ông chỉ được nghe qua miệng các “trưởng đạo” và các “thừa tác viên” tự phong của “đạo Vàng Chứ” nói rằng, theo đạo Vàng Chứ không làm cũng có ăn. Đi cầu nguyện Vàng Chứ, Vàng Chứ sẽ cho ngày có 3 bữa ăn. Ốm đau không cần đi bệnh viện mà chỉ cần uống nước của Vàng Chứ sẽ khỏi.
Không làm cũng có ăn, ốm đau không cần dùng thuốc... chính những điều “vẽ” ra trong giáo lý đó đã là khó chấp nhận với những người có nhận thức bình thường. Và thực tế đã chứng minh điều đó. Có rất nhiều trường hợp ốm đau, bệnh tật nhưng những người tự phong là "trưởng đạo” hay “thừa tác viên” đều tìm cách vắng mặt, không giúp đỡ. Điển hình nhất là năm 2009, ở bản Cà Là Pá thuộc xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé có tới hàng trăm người bị mắc dịch kiết lỵ, sốt phát ban, song các “trưởng đạo”, "thừa tác viên" của cái gọi là “đạo Vàng Chứ” đã bỏ mặc dân. Và người dân đã phải chịu rất nhiều đau khổ từ chuyện này. Chỉ đến khi các cán bộ quân y của Đồn Biên phòng Leng Su Sìn tới chữa trị, dịch bệnh nguy hiểm trên mới được dập tắt... Bản chất thực của vấn đề là “đạo Vàng Chứ” đã lợi dụng trình độ dân trí thấp và những khó khăn trong đời sống của đồng bào để “vẽ” nên cuộc sống tốt đẹp, một sự huyễn hoặc không thể có để lôi kéo đồng bào các dân tộc.
Không những chỉ “vẽ” nên những điều huyễn hoặc, những người “trưởng đạo”, các “thừa tác viên” cũng đã lợi dụng vào sự hiểu biết còn hạn chế của đồng bào để dụ dỗ, hù dọa và bóp méo sự thật. Cũng lợi dụng vào điều kiện đất canh tác khó khăn, những người “trưởng đạo” đã dụ dỗ các hộ gia đình đang làm ăn ổn định bán nhà để di cư đến những nơi mà họ mách bảo. Nhưng khi đến nơi, đất không còn, tiền bán nhà đã chi tiêu hết trên đường khi di chuyển... Thế là, đi mắc núi, trở lại mắc sông, lâm vào cảnh cùng quẫn, đói khổ, túng thiếu, đành phải dựa vào những người có cùng dòng họ, dòng tộc. Chính bằng những việc làm ấy, những người “trưởng đạo” Vàng Chứ đã đẩy các hộ dân đang làm ăn yên ổn vào cảnh bần hàn, đói khổ. Bên cạnh đó, họ còn gây mất sự cân đối về phân bố dân cư, gây rối an ninh trật tự, gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội của chính quyền. Không chỉ vậy, việc làm trên còn tạo ra những gánh nặng cho chính sách hỗ trợ của Nhà nước, gây khó khăn cho việc triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo... Khi một số người không theo Vàng Chứ, những người tự phong là "trưởng đạo" nói xằng rằng: Sắp tới sẽ có “đại hồng thủy”, trời sẽ làm lũ lụt, lở núi. Nếu ai theo Vàng Chứ sẽ được chắp cho đôi cánh để bay lên trời, nếu không theo Vàng Chứ sẽ bị lũ lụt và núi lở vùi lấp, dìm đến chết. Vì nhận thức về thế giới tự nhiên của đồng bào còn hạn chế, nghe lời hù dọa của các “trưởng đạo”, một số hộ đồng bào đã nghe theo, đi theo.
Nhằm lôi kéo và tập hợp lực lượng, các “trưởng đạo” tự phong còn lợi dụng vào tâm lý tình cảm của đồng bào Mông để dựng lên cái gọi là “một nhà nước Mông” tưởng tượng mà thực chất là hoạt động chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Năm 2009, ở xã Mường Mươn, những người tự phong là “trưởng đạo” và “thừa tác viên” gồm: Lý Trùng Tủa, Lý A Dế, Giàng A Sâu đã lôi kéo tập hợp hơn 70 thanh niên của các địa phương: Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu, Điện Biên rồi đưa sang Poong Kẹo thuộc đất bạn Lào, trang bị dao, kiếm, huấn luyện võ thuật... Bản thân Lý A Dế không chỉ tàng trữ bất hợp pháp súng AK47 với 29 viên đạn mà còn lôi kéo tập hợp thanh niên Mông trái pháp luật. Khi chính quyền địa phương cùng các nhà hảo tâm triển khai xây dựng trường học cho con em đồng bào Mông trên địa bàn, Lý A Dế cùng đồng bọn đã có hành vi kích động, xuyên tạc và ngăn cản, đe dọa không cho đồng bào trên địa bàn đóng góp ngày công, san lấp mặt bằng để thi công công trình. Khi người dân nhận rõ luận điệu xuyên tạc của những người này và tham gia cùng các lực lượng xây dựng trường học thì Lý A Dế và đồng bọn lại tuyên truyền đất rừng ở huyện Mường Nhé còn nhiều, đất rất tốt... rồi xúi giục người dân bán nhà để di dịch cư. Khi Công an Điện Biên ra lệnh bắt thì Lý A Dế đã có ý định sử dụng lực lượng do y tập hợp để phá trụ sở Công an huyện Mường Chà.
Tháng 7-2010, một số đối tượng theo “đạo Vàng Chứ” ở xã Nà Bủng, huyện Mường Nhé đã tìm cách lôi kéo cụ Giàng Sè Páo, 91 tuổi, là bố đẻ của Phó chủ tịch UBND xã Nà Bủng, Giàng A Vừ. Sau rất nhiều lần chúng vận động, lôi kéo, bắt ép, cô lập nhưng cụ Giàng Sè Páo kiên quyết không theo. Trước sau như một, cụ Páo khẳng định: Theo “đạo Vàng Chứ” không được gì mà chỉ thấy khổ. Đi đâu cụ Páo cũng nói: "Chỉ có Nhà nước Việt Nam mới giúp được người Mông ta thoát khỏi đói nghèo". Mưu đồ không thực hiện được, lợi dụng đêm tối, một số đối tượng đã dùng súng CKC bắn chết cụ Páo. Sau khi gây án, các đối tượng đã bỏ trốn khỏi địa bàn, các cơ quan chức năng đã phát lệnh truy nã...
Để lừa gạt đồng bào Mông, những người theo “đạo Vàng Chứ” tự lập danh sách, ép buộc, hăm dọa đưa tên, bắt người dân theo. Một số người trước đây nghe lời phỉnh nịnh, lừa gạt của họ “trót” theo nhưng nay nhận ra chân tướng, không còn tin vào cái "giáo lý” của “đạo Vàng Chứ”, lòng đã nhạt, muốn trở lại cuộc sống tín ngưỡng xưa nhưng vì sợ chúng lại hành xử như đối với cụ Páo nên chưa dám bỏ. Biểu hiện trên được bộc lộ khi đến những ngày cầu nguyện, rất đông người đưa con nhỏ đi theo và trong lễ cầu nguyện họ đã “thầm” kháo nhau về việc theo “đạo Vàng Chứ” không được gì mà phải bỏ mùa màng, thời vụ gieo trồng và phải đóng góp “kinh phí” mỗi tuần cho “đạo”. Hầu hết số người hiện đang theo “đạo Vàng Chứ”, khi được hỏi về các tín điều cơ bản của giáo lý thì họ đều không biết.
Việc gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân tộc Mông ở Mường Nhé những ngày qua không ngoài ý đồ của một nhóm người tự phong là “trưởng đạo” của cái gọi là “đạo Vàng Chứ” để gây sự chú ý và tạo sức ép lên các cấp chính quyền địa phương. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều 70 đã ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật… Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Trong các Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 21-3-1991, Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 19-4-1999, Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 4-2-2005 của Thủ tướng Chính phủ và Pháp lệnh về Tín ngưỡng tôn giáo đều khẳng định: Mọi hoạt động mê tín dị đoan được bài trừ, mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập dân tộc, chống lại Nhà nước XHCN, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
Trước những diễn biến ở Mường Nhé trong mấy ngày qua, hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận thức rõ chân tướng của cái gọi là "đạo Vàng Chứ" để có thái độ, hành động đúng đắn, kiên quyết. Những hành vi lợi dụng tín ngưỡng để làm trái pháp luật, gây mất ổn định trong cộng đồng dân tộc Mông ở Mường Nhé, Điện Biên cần sớm được loại bỏ. Những kẻ chủ mưu phải sớm được đưa ra ánh sáng, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Đồng bào Mông nơi đây đang cần và rất cần sự ổn định để làm ăn, sản xuất (nhất là đang vào mùa gieo hạt), từng bước xóa đói, giảm nghèo và ổn định đời sống sau những gì mà cái gọi là “đạo Vàng Chứ” đã gây ra.
Lù Pò Khương
Tin liên quan:
- Tin cập nhật người Hmông biểu tình ngày 08/05/2011Tin liên quan:
(RFA)-Cập nhật thông tin về vụ người Hmông tại huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên tập trung đòi hỏi quyền tự do tôn giáo cũng như quyền tự trị mà một số cơ quan thông tấn, cũng như tổ chức quốc tế đã loan và ý kiến bác bỏ từ phía địa phương.
-Vụ Mường Nhé: Có trẻ em 'ốm chết'?
Quan chức Việt Nam nói có một em nhỏ bị ốm chết khi người Hmong tụ tập trong rừng đòi thành lập vương quốc riêng.
Biểu tình Ðiện Biên có tới 8,500 người Hmong-
49 chết, 1263 bị bắt ở Mường Nhé
WASHINGTON DC 7-5 (TH) -Ít nhất 49 người sắc tộc Hmong đòi tự do tôn giáo và các quyền căn bản của con người và hơn một ngàn người bị bắt dẫn đi mất tích, theo một cơ quan nghiên cứu ở Washington loan báo.
Một số phụ nữ Hmong bán mật ong rừng trên đèo Pha Dìn thuộc tỉnh Ðiện Biên. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images) |
Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (Center for Public Policy Analysis - CPPA) trụ sở ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn đưa tin như vậy hôm Thứ Bảy sau khi có tin một lực lượng lớn quân đội Việt Nam có chiến xa yểm trợ đã được điều động tới đàn áp các người Hmong biểu tình từ ngày 3 tháng 5, 2011 đến nay.
Bản tin của CPPA nói họ căn cứ vào các nguồn tin riêng từ tỉnh Ðiện Biên và từ Lào để thông tin cập nhật về các cuộc đàn áp khối người sắc tộc Hmong đòi tự do tôn giáo và các quyền tự do căn bản của con người chứ không phải đòi hỏi gì khác.
Ngày Thứ Sáu 6 tháng 5 năm 2011, CPPA nói có 28 người đã bị chết trong các cuộc đàn áp từ mùng 3 tháng 5. Bản tin cập nhật ngày Thứ Bảy nói có thêm 21 người Hmong nữa bị thiệt mạng và thêm 132 người bị thương theo các tin cập nhật. Ðồng thời, có 1,263 người Hmong đã bị bắt đưa đi bằng các loại xe mà người ta không rõ số phận của họ sẽ ra sao.
Hãng thông tấn Reuters dựa vào các nguồn tin ngoại giao và các nguồn tin khác nói số người Hmong tham gia biểu tình chống đối từ 5,000 đến 7,000 người. Nhưng CPPA thì cho rằng số lượng người Hmong tham gia biểu tình kéo dài từ ngày 30 tháng 4, 2011 đến nay khoảng hơn 8,500 người.
“Chúng tôi nhận được phúc trình từ các nguồn tin đáng tin cậy nói 1,263 người đã bị bắt lên các xe tải quân sự để đưa đến những địa điểm không biết ở đâu”. Ông Philip Smith, giám đốc điều hành CPPA nói trên bản tin của cơ quan này.
Còn bà Christy Lee, giám đốc điều hành Tổ Chức Thăng Tiến Người Hmong (Hmong Advance, Inc.) ở Hoa Thịnh Ðốn thì nói “Lính CSVN đã giết thêm 21 người và gây thương tích cho hàng trăm người khác” đưa theo các bản báo cáo từ Ðiện Biên và khu vực giáp giới với Lào.
CPPA thì nói thêm 21 người Hmong đã thiệt mạng, 132 người Hmong bị thương trong các ngày quân đội CSVN đàn áp biểu tình từ 6 đến 7 tháng 5, 2011 tại huyện Mường Nhé.
Theo Linh Mục Phạm Thanh Bình, một linh mục thuộc giáo xứ ở Sapa tỉnh Lào Cai mà địa phận của ngài cai quản gồm cả khu vực đang có biểu tình ở Mường Nhé, nói với hãng thông tấn Reuters rằng các người tiếp xúc của ngài cho hay quân đội đã phong tỏa hoàn toàn khu vực có biểu tình cũng như cắt hết mọi phương tiện thông tin và cắt luôn điện. Không ai được phép vào hay ra khỏi khu vực bị phong tỏa, nơi có ít nhất một viên chức nhà nước được cử tới dàn xếp bị người biểu tình bắt làm con tin. Không có tin tức nào nói viên chức này đã được thả ra hay chưa.
Tình hình thật sự đã xảy ra, số lượng người biểu tình, số lượng đơn vị quân đội Việt Nam, số người chết và bị thương và nhất là nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình tập thể kéo dài suốt nhiều ngày hoàn toàn không thể kiểm chứng, ngoài những lời tuyên truyền một chiều của nhà cầm quyền Hà Nội.
“Người Hmong biểu tình chống đối là để đòi cải cách, chống lại những bất công căn bản và đang bị quân đội CSVN đàn áp và chiến dịch tuyên truyền vu cáo từ nhà cầm quyền Hà Nội.” Bà Christy Lee tố cáo.
Bà lo ngại những người bị bắt giữ có thể bị tra tấn, giết chết hay bị mất tích một cách đơn giản.
Hãng thông tấn chính thức của Hà Nội phổ biến bản tin phỏng vấn chủ tịch UBND tỉnh Ðiện Biên tên Mùa A Sơn gọi cuộc biểu tình của người Hmong ở Mường Nhé là “bất hợp pháp”.
Bản tin TTXVN dẫn lời ông Sơn, để biện minh cho cuộc đàn áp, nói rằng “trong những ngày vừa qua, một số phần tử xấu đã có hành vi lừa gạt, lôi kéo bằng những luận điệu mê tín dị đoan, thậm chí chúng còn khống chế bà con người Mông, chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em ở bản Huổi Khon và một số bản lân cận ở huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên tụ tập trong rừng, rêu rao về cái gọi là “thành lập vương quốc Mông”.
Ngày hôm trước, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội đọc bản tin của TTXVN đổ cho người Hmong biểu tỉnh ở Mường Nhé là “tin đồn nhảm” xuất hiện “một thế lực siêu nhiên”. Hôm sau, chủ tịch tỉnh lại bẻ quẹo qua chính trị khi vu cho họ là đòi hỏi thành lập “Vương quốc Mông”.
“Phần lớn những người Hmong bị chết hay bị thương là do lính CSVN bắn bằng súng, hay bị đánh đập và đâm bằng lưỡi lê”. Ông Smith nói trong bản tin của CPPA. “Hàng ngàn lính và cảnh sát CSVN đã tấn công các người Hmong biểu tình đòi cải cách ruộng đất, đòi nhân quyền và tự do tôn giáo”.
Hiện chưa có một nguồn tin độc lập nào có thể tiếp xúc được với người Hmong ở Mường Nhé để hiểu đúng sự thật ra sao.
================
Tại Sao Mường Nhé?
VietBao -Trần Khải
Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vừa xảy ra một cuộc biểu tình lớn nhiều ngàn người. Mục tiêu chính thức, theo thông tin từ các hội nhân quyền bản doanh ở Hoa Kỳ, là xin thêm quyền tự trị và xin tự do tôn giáo. Trong khi đó, các bản tin chính phủ VN nói rằng dân tộc Hmong bị xúi giục để đòi ly khai lập vương quốc Hmong, và vì bị mê hoặc với các lời tiên tri “về miền đất hứa” của Đạo Vàng Chứ (một phiên bản điạ phương của Đạo Tin Lành).
Bản tin từ thông tấn nhà nước Úc nói rằng người biểu tình tới 5,000 người, đã bắt nhiều cán bộ huyện Mường Nhé trong khi biểu tình; nhưng cơ quan bất vụ lợi Center for Public Policy Analysis (viết tắt CPCA, trụ sở ở Washington DC, Hoa Kỳ) nói rằng biểu tình này là ôn hòa, không bạo động.
CPCA nói, nhà nước VN đã đưa quân đội tới giải tán biểu tình, hạ sát 28 người, làm bị thương 33 người, với hàng trăm người mất tích (hoặc là đã trốn vào rừng, hoặc là đã bị bắt giam). Hiện nay, toàn vùng đã được niêm phong, cấm phóng viên quốc tế vào lấy tin. Trong khi đó, các bản tin quốc nội đều được lọc qua thông tấn nhà nước TTXVN.
Sự thật như thế nào? Có phải Mường Nhé đòi ly khai lập quốc? Có phải Trung Quốc muốn bẻ gãy từng chiếc đũa của đất nước Việt Nam?
Nguy hiểm cho Việt Nam là: Huyện này giáp giới với Lào và với Trung Quốc, lâu dài sẽ liên tục bị nhiều thế lực quốc tế vào dễ dàng, và vì vùng này quá nghèo nên dân cũng dễ bị mua chuộc, và vì dân thất học nhiều nên cũng dễ bị hứa hẹn mê hoặc. Có ai, hoặc chính phủ quốc tế nào, tính dàn dựng cho Mường Nhé ly khai lập quốc, kiểu như vùng Đông Timor đã tách ra khỏi Indonesia để lập quốc gia mới hồi năm 2002?
Hầu như các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đều giữ im lặng. Một phần, có lẽ vì không tìm được thông tin chính xác, phần vì sợ có một ai, hay một nhóm nào trong cuộc biểu tình Mường Nhé, thực sự là có liên hệ tới một âm mưu ly khai nào... như thế, chính nghĩa dân chủ hóa cho đất nước Việt Nam sẽ bị nghi ngờ.
Hoặc, có thể chỉ đơn giản hơn, bên cạnh yếu tố tôn giáo, chỉ là vì dân chúng Mường Nhé quá đói, và vì đất rừng bị phá sạch, thế là trở thành dân oan... nên phải biểu tình? Nghĩa là, cũng y hệt như dân oan ở Sài Gòn, Hà Nội, Bình Thuận... khi mất đất sống? Và cũng có thể là tổng hợp tất cả các lý do: tôn giáó (coi chừng mê tín Đón Lên Nước Trời…), đất sống (coi chừng lâm tặc, cán bộ chiếm đất…), quốc tế (cần coi chừng Trung Quốc…) xui giục?
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa, người nổi tiếng vì các hoạt động chống tiêu cực, trên trang blog của ông ngày 4-5-2011, viết vài dòng mở đầu trước khi trích BBC:
“Có tin trên BBC về vụ việc này. Không thấy báo ta đề cập. Vụ việc liên quan đến việc bị lôi kéo theo “đạo Vàng Chứ” của người Hmong. Đọc kỹ thông tin thấy đó là đạo do Vàng Pao viết ra để lôi kéo người Hmong. Câu chuyện về phỉ Vàng Pao thì có từ rất lâu, sau 1975.
Năm 2007 có giáo viên ở Chua Ta-Mường Nhé lặn lội xuống tận Bộ GD ĐT kêu cứu. Sau đó gv này có xuống nhà tôi nói chuyện về tình hình trường trên đó, khẳng định sự tham nhũng của lãnh đạo trường và sự bao che của huyện. Sự việc đó khiến tôi nhớ đến cái tên Mường Nhé.”(hết trích)
Như thế, theo nhà giáo Đỗ Việt Khoa, lý do có thể thấy: tôn giáo, quốc tế xúi giục, cán bộ tham nhũng... Nhưng có đúng sự thật đơn giản như thế không?
Điều thấy rõ rằng, dân quá nghèo, vì đất sống bị tàn phá thê thảm. Baó Lao Động ngày 3-11-2009 trong bản tin “Choáng váng với rừng ở Mường Nhé” đã kể rằng, trích:
“Từ năm 2004 đến nay, chưa một ngày nào tôi thôi bị ám ảnh bởi chuyến đi bộ 15 ngày "ăn rừng, ngủ bản", ròng rã khám phá cộng đồng dân cư trong khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Việt Nam ấy: Mường Nhé.
Cả nước biết đến khu bảo tồn có diện tích hơn 300.000ha đó. Khi có thiên tai, đói khát, bà con nơi này đã quen với hình ảnh những chiếc trực thăng cứu trợ đậu như chú đại bàng xám ngoài đầu bản, chứ chưa bao giờ biết đến cái bánh tròn của ôtô, xe máy hay xe đạp. Cái tình của bà con vùng phên giậu, vẻ đẹp tuyệt kỹ của những tàng cây cổ thụ, của thác cao, suối sâu đã làm tôi thổn thức nghĩ tới cái giá của sự hoang sơ...
Bây giờ, cuối năm 2009, trở lại Mường Nhé, tôi liên tục choáng váng vì thảm cảnh miền "rừng vàng" sắp biến mất, vì những con số không thể tưởng tượng nổi của nạn phá rừng, di dân tự do....
...Vì làm những cái việc tối thiểu, sơ giản đó quá muộn màng, nên hậu quả rừng bị tàn sát đến choáng váng kia không còn làm ai thấy ngạc nhiên nữa. Đến nay, diện tích chính thức được bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé chỉ còn có 45.000ha. Trừ một số diện tích bị cắt sang Mường Tè (do quá trình tách huyện), số còn lại: Cả trăm nghìn hécta rừng đã bị phá, nói đúng hơn, vì khu bảo tồn hơn ba trăm nghìn hécta kia bị rỗng ruột từ rất lâu, nay đang tiếp tục bị xẻ thịt trên diện rộng...”(hết trích)
Như thế, có nghĩa là cán bộ tham nhũng, móc nối lâm tặc, kết hợp với tình hình dân chúng đói nghèo, di dân tự do tràn ngập...
Bản tin Reuters hôm 6-5-2011 tập trung vào khía cạnh tôn giáo. Bản tin nhan đề “Rare rally tests Vietnam's religious tolerance” (Cuộc biểu tình hiếm hoi thăm dò sự bao dung tôn giaó của chính phủ VN).
Bản tin nói, quân đội tiến vào giải tán cuộc biểu tình của 7,000 người. Có ít nhất một cán bộ nhà nước bị người biểu tình bắt giữ trong khi thương thuyết.
Bản tin Reuters ghi lời một linh mục Công Giáo gần khu vực này, dẫn lời giáo dân nói như trên.
Nhưng Daniel Mont, chuyên gia kinh tế tại World Bank, nói có lẽ vì dân chúng quá nghèo khổ, và dân vùng này không hội nhập nhiều với xã hội VN, và không có nhiều người nói tiếng Việt thông thạo.
Carlyle Thayer, chuyên gia về VN tại đại học Úc Châu University of New South Wales, nói vùng này quá xa và không gây nguy hiểm gì cho chế độ.
Reuters nói, linh mục Phạm Thanh Bình, một lãnh tụ Công Giáo ở thị trấn Sapa, nơi có liên lạc tới Mường Nhé, nói quân đội đã niêm phong toàn vùng, và cắt hết điện và viễn thông.
Linh mục nói, có một cán bộ bị người biểu tình bắt giữ.
Bách Khoa Tự Điển Wikipedia ghi về huyện này:
“Mường Nhé là một huyện miền núi, nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Lào. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Tây và Tây Nam giáp Lào. Phía Nam giáp huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên. Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Điểm cực Tây của Việt Nam là A Pa Chải-Tá Miếu, chính là ngã ba biên giới, nằm tại xã Sín Thầu, có tọa độ địa lý kinh độ 102°8' Đông, vĩ độ 22°44' Bắc. Diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu là rừng chiếm 55%.
Mường Nhé được thành lập theo Nghị định 08/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2002 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hai huyện Mường Tè và Mường Lay (cũ) của tỉnh Lai Châu cũ.
Tại thời điểm tháng 4 năm 2009, huyện Mường Nhé có 249.950,43 ha diện tích tự nhiên và 49.835 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Chà Cang, Pa Tần, Nà Hỳ, Nà Khoa, Nà Bủng, Chung Chải, Mường Nhé (trụ sở huyện lỵ), Mường Toong, Quảng Lâm, Nậm Kè, Sín Thầu, Nậm Vì, Na Cô Sa, Pá Mỳ, Sen Thượng, Leng Su Sìn.
Vào đầu những năm 1980, rừng Mường Nhé giữ kỷ lục trên cả nước ta, với diện tích được khoanh đếm bảo vệ hơn 310.000ha. Cán bộ bảo tồn từng ước tính những đàn voi đi rinh rợp, đi nườm nượp khắp Mường Nhé, là khoảng 250 con; đàn bò tót khoảng 300 cá thể; nai, hoẵng, sơn dương, cầy cáo thì rất nhiều.
Thế nhưng, đến nay, kho báu thiên nhiên ở khu bảo tồn Mường Nhé và vùng lân cận đã và đang bị tàn sát đến khó tin.
Đến năm 2009, diện tích chính thức được bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé chỉ còn có 45.000ha. Trừ một số diện tích bị cắt sang Mường Tè (do quá trình tách huyện), số còn lại: Cả trăm nghìn hécta rừng đã bị phá, nói đúng hơn, vì khu bảo tồn hơn ba trăm nghìn hécta kia bị rỗng ruột từ rất lâu, nay đang tiếp tục bị xẻ thịt trên diện rộng...”(hết trích)
Có thực là không nguy hiểm như giáó sư Đại Học ở Úc Thayer nói?
Có phải Đông Timor ly khai thì sẽ không nguy hiểm gì cho Indonesia (hay phải chăng, Úc từng nói rằng Đông Timor sẽ không hại gì Indonesia...)? Có phảỉ Trường Sa và Hoàng Sa (giả sử) ly khai thì sẽ không nguy hiểm cho Việt Nam?
Nhưng nếu cho thêm quyền tự trị thì sao? Nếu không, hẳn là phải làm cho dân chúng vùng naỳ giàu hơn, trẻ em đi học vấn cao hơn, và hội nhập với xã hội VN rộng hơn, đồng thời các nhân quyền căn bản phải nới rộng...
Không có cách nào khác, để có một xã hội tốt đẹp hơn.
--------------
-AI VỀ NÀ BỦNG MÀ COI
(HNM) - Vượt hàng trăm cây số đường rừng đèo dốc, bì bõm qua 3 con suối nước ngập nửa người... cuối cùng chúng tôi cũng đến được xã Nà Bủng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Ở cái xã "thâm sơn, cùng cốc" này, sự nghiệp giáo dục xem chừng còn gian nan lắm. Gần 700 học sinh người dân tộc đang phải sống trong những căn lều rách nát, bữa ăn hằng ngày chỉ có cơm chan nước sôi. Vào đêm mưa gió rét, thầy trò co ro tựa vào nhau cho đỡ giá buốt và cầu mong ngày mai trời nắng ấm...
Một lớp học tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. |
Tả tơi nhà bán trú dân nuôi
Chuyến đi này, xe của nhóm phóng viên Hànộimới phải cài cầu, nhích từng mét để bò vào địa phận xã Nà Bủng. Đã quá giờ ngọ, Đại úy Phương Công Quý, Chính trị viên Đồn Biên phòng 413 tỉnh Điện Biên vẫn kiên nhẫn đợi chờ chúng tôi. Anh nắm tay từng người, giọng chia sẻ: Các anh lặn lội tới đây, bà con dân bản cảm phục lắm. Nhiều đoàn công tác đến với Nà Bủng chỉ đi được non nửa chặng đành quay ra vì đường quá xấu, một bên núi cao, một bên vực sâu, sơ xảy chút có thể tai họa ập xuống. Có đoàn nhà báo vào đến nơi, phóng viên khóc rấm rứt vì say xe và mệt, thậm chí có người lả đi, phải truyền nước... Nói rồi, anh Quý khái quát tình hình: Xã Nà Bủng có 14 thôn bản người dân tộc sinh sống, trong đó có 1 bản người dân tộc Dao, còn lại là người Mông. Toàn xã có 1.032 hộ, 6.832 nhân khẩu nhưng có đến 75% số hộ nghèo đang hưởng chế độ hỗ trợ của Nhà nước. Giao thông đi lại khó khăn, quãng đường từ xã Nà Bủng ra đến huyện Mường Nhé chừng 170 cây số nên kinh tế của địa phương chủ yếu tự cung tự cấp. Là xã vùng cao, chưa có điện lưới quốc gia, bà con có thể chịu đựng, ăn chưa đủ no, bà con có thể xoay sở qua ngày, nhưng vấn đề thiếu nước sinh hoạt và chỗ ăn ở cho học sinh dân tộc nội trú thì bức bách quá rồi.
Để mắt thấy tai nghe, thầy giáo Quách Văn Trung, Hiệu phó Trường THCS Nà Bủng dẫn chúng tôi đi thăm những căn nhà bán trú dân nuôi. Cả đoàn công tác sửng sốt vì không ai tin 70 túp lều lụp xụp kia là nơi ở của 600 học sinh người dân tộc bán trú. Cả vạt đồi nhấp nhô chi chít những túp lều xiêu vẹo, khiến người lạ có cảm giác quạnh hiu. Mỗi lều rộng chừng 20m2, lợp bằng rơm, rạ và lá cây rừng. Bốn vách xung quanh được quây lại bởi tấm liếp làm từ thân cây luồng, mà thủng lỗ chỗ, chẳng phải nghiêng ngó cũng nhìn thấu trời xanh. Cứ mỗi lều như thế có từ 8 đến 12 em học sinh chen chúc nhau ở. Các em ngủ không có giường, màn, chiếu. Tất tật việc ăn ngủ, đèn sách của cả nhóm ở trên các tấm liếp tre rách nát đặt ở giữa phòng, kế dưới là bếp củi và đống nồi niêu méo mó.
Thầy Trung rơm rớm nước mắt kể: Nghĩ mà thương các em lắm! Ngày nắng, nửa buổi học trên lớp, còn nửa buổi các em phải chia nhau xách can nhựa leo núi để lấy nước về ăn. Ngày mưa thì cơ cực, trong nhà và ngoài trời chẳng khác gì nhau. Nước mưa dột từ nóc nhà xuống, nền đất nhão nhoét, bao nhiêu sách vở, chăn chiếu của các em ướt hết. Các thầy, các cô huy động có bao nhiêu áo mưa, bao tải dứa mang vá chằng vá đụp lên nóc nhà, mong có chỗ để các em đứng chân mà cũng khó. Mỗi lần như thế, thầy trò chỉ còn cách đứng co ro, tựa vào nhau mà khóc và cầu mong trời đừng mưa nữa.
Lực bất tòng tâm
Ông Cháng A Gie, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nà Bủng buồn rầu cho biết, ngân sách để xây dựng nhà bán trú cho học sinh chỉ đủ làm một căn nhà 5 gian, với sức chứa tối đa khoảng 60 học sinh. Đối tượng được vào ở căn nhà này phần lớn là con em gia đình cực nghèo hoặc bố mẹ mất sớm. Để giải quyết nơi ở cho 600 em học sinh còn lại, UBND xã, Đồn Biên phòng 413, nhà trường và các bậc phụ huynh phải dựng gần 70 lán tạm bằng tranh tre nứa lá. Chúng tôi biết ở tạm bợ trong những lều lán như thế tội cho các em, nhưng lực bất tòng tâm...
Thấy có khách đến thăm, một cậu bé vội chui ra khỏi lều, mặt mũi đen thui ám đầy than và khói bếp. Tôi hỏi: Cháu tên gì? Ngần ngừ, sợ sệt, cậu bé nói tên là Giàng A Lếnh, học sinh lớp 8A3. Lếnh là người dân tộc Mông, nhà cách trường chừng 26 cây số. Bố mẹ Lếnh đẻ được 9 người con, chỉ có Lếnh được đi học cái chữ. Hết một tháng, Lếnh lại quốc bộ về nhà một lần đem theo mấy cân gạo, vài ba mớ rau rừng và bố mẹ cho 10 nghìn đồng để làm lộ phí. Tôi hỏi tiếp: Thế hằng ngày, Lếnh ăn bằng gì? Cậu bé lí nhí đáp: Chỉ có cơm chan nước sôi thôi hoặc mèn mén "bột ngô đồ" thôi, mà có nước sôi để chan là may rồi. Vào mùa khô, chúng cháu phải đi bộ 5-6 cây số mới lấy được một can nước, có khi đi hết đêm à.
- Vậy đã bao lâu rồi Lếnh chưa được ăn thịt, cá?
Lếnh cười buồn, lắc đầu nói không nhớ. Có cậu phóng viên trẻ nghe vậy, thương quá, cho các em mấy trăm nghìn đồng, nói chiều đi mua thịt về mà ăn. Lúc ấy, tôi thấy mấy cô giáo bước vội ra ngoài, lấy vạt áo lau nước mắt...
Thầy Trung, Hiệu phó Trường THCS Nà Bủng cho chúng tôi biết thêm: Đúng là bữa ăn hằng ngày của các con chỉ có cơm thôi, rau xanh thì bữa có bữa không. Theo quy định, các em học sinh dân tộc được miễn toàn bộ tiền học phí, sách vở. Đối với trường hợp nội trú, các gia đình có con em đi học phải chủ động lo nơi ăn, chốn ở. Nhiều học sinh của trường rất thông minh, có chí nhưng rồi đành bỏ học vì nhà quá nghèo, phải theo bố mẹ đi rẫy. Có không ít học sinh lớp 6, lớp 7 vừa đi học vừa phải địu em, điều kiện học tập sinh hoạt quá thiếu thốn, nhiều em mắc bệnh hiểm nghèo nên dù không muốn cũng phải nghỉ.
Ông Phạm Văn Quý, Trạm trưởng Trạm y tế quân dân y kết hợp cho biết, trạm cũng đã khám chữa cho một số học sinh nội trú nhưng chủ yếu là xử lý các vết thương phần mềm. Trạm mới thành lập nên phương tiện không có, toàn bộ thuốc men đều cậy nhờ vào lực lượng biên phòng. Chính vì thế, những ca bệnh hiểm nghèo cần chẩn đoán, điều trị đều nằm ngoài tầm kiểm soát của trạm y tế.
Đến Mường Nhé, vào xã Nà Bủng, chúng tôi mới hiểu phần nào sự hy sinh của những người lính biên phòng, những thầy cô giáo trẻ vùng xuôi đang gắn kết đời mình gieo cái chữ cho con em đồng bào nơi đây. Trường THCS Nà Bủng có tất thảy 34 cán bộ giáo viên nhưng chỉ có 8 giáo viên được ở trong dãy nhà công vụ, số còn lại các thầy, cô phải "tùy nghi di tản". Vào thăm những căn nhà sập sệ thầy, cô tự làm, chúng tôi nghẹn lại, dâng trào cảm xúc. Ngoài chiếc giường ọp ẹp vừa là chỗ nằm, vừa là nơi soạn giáo án, một chiếc thùng đựng đồ cá nhân, phòng của các thầy cô trống trơn, không còn thứ vật dụng gì khác. Nhiều cô giáo trẻ đã tình nguyện về với Trường THCS Nà Bủng nhưng rồi chỉ được ngót hai tháng họ phải bỏ về xuôi, không một lần trở lại nơi này vì cái nghèo khó, khắc nghiệt đeo bám. Đặc thù giáo dục ở miền núi cũng khác miền xuôi bởi cứ đến mùa thu hoạch hay lên nương, đa số học sinh phải nghỉ ở nhà giúp bố mẹ. Theo yêu cầu của Phòng Giáo dục huyện về việc bảo đảm sĩ số lên lớp, các thầy, cô lại cuống cuồng lội suối, băng rừng đi đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đi học.
Cô giáo Chu Thị Đoán nói với chúng tôi: Các anh lên đây đi lại thấy vất vả chứ chúng em quen rồi. Để đến được các điểm trường lẻ, hay mỗi lần xuống thôn bản, có khi chúng em phải đi bộ mất nửa ngày. Trời nắng chỉ hơi bụi một chút nhưng trời mưa thì thôi rồi, bùn đất phủ từ đầu đến chân.
Tập quán sinh hoạt của người Mông gắn với nương, với rừng. Đã qua cái thời du canh, du cư, nhưng nhà nào nhà nấy chi chít con, cái ăn lo còn chẳng đủ nói gì đến chuyện sách vở, học hành. Chính vì thế, mỗi lần vận động thuyết phục được một em học sinh đến trường có khi cô giáo phải xuống bản tới vài ba lần. Gặp người hiểu thì đỡ, người không hiểu họ xua thầy, cô như xua tà. Họ vặn vẹo rằng: "Đi học thì có làm ra ngô ra thóc không? Cái chữ tốt lắm nhưng bao nhiêu cái chữ thì đổi được một con trâu". Gặp những tình huống ấy, các thầy, cô lại phải nhẹ nhàng thuyết phục, đồng thời phối hợp với lực lượng biên phòng và chính quyền xã đến từng nhà vận động, cố lôi kéo các em quay lại trường, nhưng đa phần chỉ học hết THCS là lại bỏ về với nương rẫy, số học lên nữa của các bản, đếm được trên đầu ngón tay.
Rời Nà Bủng, ngược chiều với chúng tôi, trên những quãng đường xóc nảy đom đóm mắt và bụi lầm, đôi ba tốp học sinh bước thấp, bước cao vừa về nhà để lấy thêm gạo, rau đang quay lại trường. Em thì vắt vẻo bao gạo bé tí trên vai, em thì mớ cải héo rũ trên tay... Nhìn thấy khách lạ, đám trẻ toét miệng cười. Những nụ cười trong veo. Có người trong xe nhắc anh tài phanh lại, đừng đi nhanh làm bụi bọn trẻ. Cũng chỉ thế thôi, chứ chúng tôi nào giúp được gì cho các em ngoài mong ước đến cháy bỏng rằng một ngày gần đây có các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm sẽ tìm được đường đến với Nà Bủng để cùng chung tay góp sức giúp thầy trò nơi đây vượt qua gian khó.
Tin liên quan:
Tống Ngọc Thanh- - Nhân vụ Mường Nhé nói tới người Hmong. -
- Niêm Phong Vùng Mường Nhé, Nghi Móc Nối Hmong Quốc Tế; Lãnh đạo biểu tình có mang địa chỉ, số phone lãnh đạo Hmong hải ngoại — (Việt báo)..
- Một cái nhìn về vụ Mường Nhé
Vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên đang gây chú ý trong bối cảnh giới phóng viên nước ngoài không được phép tiếp cận khu vực.
Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường
Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.
Trong khi đó, một số nhà hoạt động vì quyền của người Hmong nói người Hmong đã bị ‘phân biệt đối xử’ tại Việt Nam trong thời gian dài.
Bà Laura Lo Xiong, Giám đốc điều hành của Tổ chức Hmong International Human Rights Watch đặt trụ sở ở Mỹ, đã dành cho BBC Việt ngữ cuộc phỏng vấn qua email với nội dung dưới đây.
Có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong
Hãy tóm lược một câu chuyện dài, vấn đề này xuất hiện từ một vấn đề lâu nay đang tiếp diễn. Người Hmong ở Việt Nam nói rằng họ đã nhận được sự hứa hẹn của Chính phủ Việt Nam rằng sau chiến thắng ở cuộc chiến Việt Nam, họ sẽ được đối xử bình đẳng.
Do những lời hứa hẹn bị phá vỡ, người Hmong đã đang phải sống trong một môi trường khổ cực mà không được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Thay vào đó, họ đã bị kỳ thị trong nhiều thập kỷ. Họ tuyên bố đã bị Chính phủ Việt Nam ngược đãi, họ bị buộc phải ra khỏi làng mạc của họ (từ các vùng cao) mà không được cung cấp các điều kiện thay thế thích hợp cho canh tác ở nơi tái định cư.
Nguyên nhân dẫn đến phong trào hiện tại là hệ quả của việc người ta giải thể Năm mới của người Hmong. Dựa trên những thông tin chúng tôi nhận được, khi người Hmong tổ chức mừng năm mới của họ, có nhiều người Việt Nam đến làng mạc của người Hmong và tịch thu gia súc, gạo, cùng các loại ngũ cốc từ tài sản của họ.
Người Hmong khiếu nại việc này với chính quyền Việt Nam, nhưng được cho biết rằng họ nên ăn mừng năm mới với người Việt Nam. Nếu không, Chính phủ không thể giúp đỡ họ. Người Hmong được cho biết rằng, như cách hiểu của người Việt Nam, năm mới Hmong là để mở ra cho mọi người đến ăn uống miễn phí và có thể lẫy bất cứ thứ gì mà họ muốn. Nếu người Hmong không muốn bất cứ ai đến để lấy đi thực phẩm và vật nuôi của họ, họ nên ngừng ăn năm mới Hmong.
Do tất cả những vấn đề này, người Hmong đã quyết định thống nhất lại và tìm nơi riêng của họ để trồng trọt, nơi mà không ai có thể đến để lấy tài sản của họ, theo các nguồn cho biết. Khi ý tưởng này đến, vị tiên tri đã xuất hiện.
Dựa trên những thông tin mà chúng tôi nhận được, tất cả câu chuyện đều phù hợp, có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong. Ông tiếp tục rao giảng rằng để giành được đất, họ phải chiến đấu chống lại Chính phủ Việt Nam trước khi tới được đích đó.
'Tiếp tục phản đối'
Laura Xiong: Như tôi đã nói từ trước, tôi đã nói chuyện với một người đàn ông trong nhóm sắc dân và ông nói với tôi rằng nhóm sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi Chính phủ Việt Nam đồng ý cấp cho họ các quyền tự quyết.
BBC: Chính phủ tại Việt Nam đổ lỗi sự việc cho một số người Hmong lưu vong vốn ủng hộ Tướng Vàng Pao, và rằng niềm tin có tính “mê tín dị đoan” là một nguyên nhân làm khuấy trộn lên những gì mà họ gọi là "rắc rối", bình luận của bà là gì?
Laura Xiong: Tôi sẽ không đổ lỗi tất cả cho những người Hmong ở Mỹ. Có thể có một số cá nhân đồng ý hỗ trợ cho phong trào, nhưng họ chẳng có thể làm được gì cả.
Chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai cai trị
Laura Xiong: Không, tôi không tin như vậy. Kitô giáo có thể là một phần của niềm tin, nhưng nó chắc chắn không đóng một vai trò nào trong việc thống nhất người dân Hmong ở bất kỳ nước nào. Người Hmong có niềm tin khác nhau, như Thiên Chúa giáo, Saman giáo (truyền thống tín ngưỡng), và triết học (như là cộng sản hay tư bản chủ nghĩa phương Tây). Tôi không tin rằng một vài người, chẳng hạn như những người trong phong trào ở Điện Biên sẽ đại diện cho những người Hmong nói chung.
Nhiều người trong chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi nào mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai (sắc tộc nào) cai trị. Chúng tôi phải được phép sinh sống và sẵn sàng sống với bất cứ ai không phân biệt chủng tộc, màu da hay sắc tộc.
'E ngại thương vong'
Laura Xiong: Dựa trên những thông tin mới nhất mà tôi nhận được, các binh sĩ Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào để chống lại nhóm sắc dân. Tuy nhiên, đã có tin xảy ra các vụ đánh đập và bắt giữ trước sự kháng cự mạnh mẽ. Người Hmong nói hơn 30 người bị chết, hàng trăm người bị bắt và thương tích cũng xảy ra khi binh lính đẩy các xe cộ ra khỏi đường xá giao thông.
Người Hmong có lý do để e sợ gặp thương vong và tử vong lớn còn vì vài nghìn người có thể thiếu các nguồn cung cấp thực phẩm, y tế và nước uống. Hơn nữa, họ e ngại rằng quân đội Việt Nam có thể bắt đầu ra tay trấn áp nhóm sắc dân trước sự phản đối.
Lần mới nhất mà chúng tôi nghe được tin tức từ họ là vào ngày 05 tháng Năm năm 2011. Chúng tôi không liên hệ được với họ trong 24 giờ qua.
Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ VN và yêu cầu Chính phủ VN sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ VN
Laura Xiong: Câu trả lời là có. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế của người Hmong giữ liên lạc chặt chẽ với Đại sứ quán Hoa Kỳ tạiVientianevà Hà Nội.
Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ Việt Nam và yêu cầu Chính phủ Việt Nam sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ Việt Nam.
Họ có thể là nạn nhân của một số tín điều mê tín về đấng tiên tri, nhưng cội rễ là bắt nguồn từ các vấn đề nghèo đói.
Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam hiểu rõ tình hình mà người dân Hmong đang phải đối mặt và hỗ trợ để khôi phục lòng tin từ những người Hmong Việt Nam vốn nghèo đói này.
Vietnam Crackdown: More Hmong Killed As Army Deploys (Scoop).
- Xung quanh việc tập trung đông người ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Trước những thông tin sai lệch về tình hình trật tự trị an ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, phóng viên TTXVN đã đến tận nơi, trực tiếp phỏng vấn ông Mùa A Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên. Ông Mùa A Sơn khẳng định như sau: Trong những ngày vừa qua, một số phần tử xấu đã có hành vi lừa gạt, lôi kéo bằng những luận điệu mê tín dị đoan, thậm chí chúng còn khống chế bà con người Mông, chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em ở bản Huổi Khon và một số bản lân cận ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tụ tập trong rừng, rêu rao về cái gọi là “thành lập vương quốc Mông”. Do thời tiết xấu, điều kiện ăn ở không hợp vệ sinh, một số bà con bị đau ốm, trong đó có một cháu nhỏ bị ốm chết.
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Internet |
Hoạt động trên là bất hợp pháp, vi phạm pháp luật, gây mất ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự trong khu vực này.
Trước tình hình trên, chính quyền và các đoàn thể nhân dân huyện Mường Nhé đã kịp thời vận động, giải thích bà con hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu. Từ đó, nhân dân đã tự giác trở về nơi cư trú. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ phương tiện, lương thực, thuốc men và trợ cấp giúp đồng bào ổn định cuộc sống. Một số đối tượng có hành vi quá khích đã bị tạm giữ và giao cho lực lượng chức năng quản lý, giáo dục.
Đến nay, tình hình an ninh trật tự khu vực trên đã ổn định, chính quyền địa phương cùng bà con đang tập trung chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp theo đúng kế hoạch.
Ông Mùa A Sơn cũng nói rõ: gần đây, một số hãng tin nước ngoài đưa tin thất thiệt về sự việc này, chúng tôi khẳng định đó là những tin tức không đúng sự thật, với dụng ý xấu.
Theo TTXVN - “Hoạt động lôi kéo ở Mường Nhé là bất hợp pháp” (TTXVN). “Hoạt động lừa gạt ở Mường Nhé là bất hợp pháp”. -VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: Việt Nam: Có ít nhất 49 nạn nhân trong các vụ trấn áp người Hmong ở Điện Biên (RFI)- Hôm nay, 07/05/2011, Trung Tâm Phân tích Chính sách công – CPPA - một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, có trụ sở tại Washington, ra thông báo cho biết, có thêm 21 người Hmong bị thiệt mạng, đưa tổng số nạn nhân lên đến 49, kể từ khi quân đội Việt Nam tiến hành trấn áp các cuộc biểu tình, tại tỉnh Điện Biên, miền Bắc Việt Nam, nổ ra từ ngày 30/04 đến nay. Đồng thời, chính quyền tiếp tục điều động quân đội lên khu vực này.
Người Hmong tại "chợ tình" Khâu Vai Hà Giang (Reuters)
Ngày hôm qua, CPPA nói rằng đã có 28 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.
Theo bà Christy Lee, Giám đốc phụ trách hồ sơ người Hmong của tổ chức CPPA, thì trong ngày hôm nay, quân đội Việt Nam đã giết chết 21 người khác và làm bị thương, bắt giữ hàng trăm người, theo nguồn tin của những người Hmong thuộc tổ chức này và theo nguồn tin riêng của CPPA tại tỉnh Điện Biên. Một phụ nữ Hmong đang trong tình trạng nguy kịch do bị thương bởi báng súng AK 47 và lưỡi lê.
Bà Lee còn nói rằng rằng quân đội đã vu cáo những người Hmong tham gia và các cuộc biểu tình và tụ tập, đồng thời, quân đội đã « huy động nhiều xe thiết giáp và xe tải đến bắt và chở những người Hmong tới một số nơi nào đó ở Việt Nam hoặc Lào và tại đấy, họ có thể bị tra tấn, giết hại hoặc đơn giản là mất tích ».
Hiện chỉ có Trung tâm Phân tích Chính sách công đưa ra con số người chết, bị thương, mất tích … Thông tin này chưa được kiểm chứng, phối kiểm với các nguồn tin độc lập khác. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam không cho phép các phóng viên ngoại quốc lên tỉnh Điện Biên với lý do thời tiết xấu, đường xá tồi tệ, các cấp địa phương đang bận chuẩn bị kỷ niệm chiến thắng Điện Biên phủ.
Trong những ngày qua, có nhiều thông tin nói về cuộc biểu tình của người Hmong tại Điện Biên đòi tự do tôn giáo, thành lập một vương quốc độc lập, và chính quyền điều động quân đội, cảnh sát đến trấn áp những cuộc biểu tình. Thế nhưng, đại diện bộ Ngoại giao Việt Nam lại giải thích rằng những cuộc tập hợp biểu tình này là do mê tín và những kẻ xấu đã lợi dụng, kích động dân chúng, gây mất trật tự, trị an.
Ngày hôm qua, đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ra thông cáo kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng một cách hòa bình và đề nghị chính quyền Việt Nam giải thích rõ về những thông tin chưa được kiểm chứng liên quan đến số người chết trong các cuộc biểu tình của người Hmong ở tỉnh Điện Biên.
Theo bà Christy Lee, Giám đốc phụ trách hồ sơ người Hmong của tổ chức CPPA, thì trong ngày hôm nay, quân đội Việt Nam đã giết chết 21 người khác và làm bị thương, bắt giữ hàng trăm người, theo nguồn tin của những người Hmong thuộc tổ chức này và theo nguồn tin riêng của CPPA tại tỉnh Điện Biên. Một phụ nữ Hmong đang trong tình trạng nguy kịch do bị thương bởi báng súng AK 47 và lưỡi lê.
Bà Lee còn nói rằng rằng quân đội đã vu cáo những người Hmong tham gia và các cuộc biểu tình và tụ tập, đồng thời, quân đội đã « huy động nhiều xe thiết giáp và xe tải đến bắt và chở những người Hmong tới một số nơi nào đó ở Việt Nam hoặc Lào và tại đấy, họ có thể bị tra tấn, giết hại hoặc đơn giản là mất tích ».
Hiện chỉ có Trung tâm Phân tích Chính sách công đưa ra con số người chết, bị thương, mất tích … Thông tin này chưa được kiểm chứng, phối kiểm với các nguồn tin độc lập khác. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam không cho phép các phóng viên ngoại quốc lên tỉnh Điện Biên với lý do thời tiết xấu, đường xá tồi tệ, các cấp địa phương đang bận chuẩn bị kỷ niệm chiến thắng Điện Biên phủ.
Trong những ngày qua, có nhiều thông tin nói về cuộc biểu tình của người Hmong tại Điện Biên đòi tự do tôn giáo, thành lập một vương quốc độc lập, và chính quyền điều động quân đội, cảnh sát đến trấn áp những cuộc biểu tình. Thế nhưng, đại diện bộ Ngoại giao Việt Nam lại giải thích rằng những cuộc tập hợp biểu tình này là do mê tín và những kẻ xấu đã lợi dụng, kích động dân chúng, gây mất trật tự, trị an.
Ngày hôm qua, đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ra thông cáo kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng một cách hòa bình và đề nghị chính quyền Việt Nam giải thích rõ về những thông tin chưa được kiểm chứng liên quan đến số người chết trong các cuộc biểu tình của người Hmong ở tỉnh Điện Biên.
Vụ biểu tình của hằng ngàn người dân tộc thiểu số H’mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên từ ngày 30 tháng tư đến nay vẫn là một đề tài thu hút chú ý của công luận quốc tế; khi mà thông tin không được chính quyền Việt Nam công khai và điạ phương được nói xảy ra biểu tình đang bị phong tỏa ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’.
Đàn áp người biểu tình ôn hòa
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington là một trong những nơi đưa ra tin tức về cuộc biểu tình được cho là lớn và đang bị đàn áp đó.Gia Minh hỏi chuyện ông Philip Smith, giám đốc điều hành của CPPA, vào chiều ngày 6 tháng 5 vừa qua, và được ông cung cấp những thông tin mới nhất như sau:
Chính quyền Việt Nam muốn che giấu sự thật đối với nhiều người. Sự thật đó là người dân tộc Hmông rất nghèo khó, dù họ vẫn luôn tự hào trước hết và trên hết là người Việt Nam.Ông Philip Smith: Theo những nguồn tin của chúng tôi tính đến hôm nay có 39 người được xác định đã thiệt mạng, một người khác bị thương nặng…
Ô. Philip Smith
Gia Minh: Ông có thể cho biết vì sao đến lúc này những người dân tộc thiểu số Hmông lại có một cuộc biểu tình lớn như thế?
Ông Philip Smith: Theo tôi quá nhiều bất bình dồn nén lại vì ở Việt Nam trong quá trình phát triển những nơi khác tại Việt Nam nhận được tăng trưởng, sung túc đáng kể; nhưng tình hình này lại không có được ở tỉnh Điện Biên. Đó là điều thứ nhất; thứ hai người dân không được tự do bầu lên những người đại diện cho họ. Rồi họ bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ, trong khi xuất hiện vô số tình trạng tham nhũng về phiá những thành phần quân đội tiến hành chặt hạ rừng, việc phá rừng bất hợp pháp phá vỡ môi trường, làm hại đất đai của người dân. Một điểm thứ ba nữa là số người Hmông tại vùng đó nay trẻ hơn, ở vào độ tuổi 20, 30.
Họ phục vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở Lào trong vai trò người phiên dịch cũng như trong những đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ truy lùng chính những bà con của họ chạy trốn trong rừng … Họ chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng giết chóc chính những đồng bào của họ, từ họ họ trở nên bất mãn, căm phẫn… và nhiều người trở về Việt Nam kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy. Họ là những người trong số tham gia biểu tình đó chống lại chính sách đó.
Gia Minh: Vào ngày 5 tháng 5, phát ngôn nhân Việt Nam tuyên bố rằng lúc này truyền thông nước ngoài chưa thể đến khu vực Mường Nhé theo như yêu cầu của hãng thông tấn AFP, ông thấy vì sao?
Ông Philip Smith: Đây là vấn đề của chính quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Họ từ chối không có truyền thông nước ngoài đến tại khu vực nơi đang có những vi phạm nhân quyền, nơi có những cuộc biểu tình ôn hoà. Chính quyền Việt Nam cố tình kiểm soát tin tức, thông tin nhằm duy trì quyền lực chính trị của họ.
Chính quyền Việt Nam muốn che giấu sự thật đối với nhiều người. Sự thật đó là người dân tộc Hmông rất nghèo khó, dù họ vẫn luôn tự hào trước hết và trên hết là người Việt Nam. Nhiều người trong số họ tham gia chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược hồi năm 1979, nhiều gia đình Hmong có thân nhân là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thế mà Nhà nước lại tấn công họ khi họ nói họ muốn độc lập.
Vấn đề là chế độ độc tài ở Việt Nam.
Biện minh cho sự trấn áp
Gia Minh: Một vị phó chủ tịch tỉnh Điện biên được thông tấn xã Việt Nam trích dẫn nói rằng người Hmông nghe tin đồn nhảm về một thế lực siêu nhiên và bị kích động tập trung đòi lập vương quốc tự trị? Ông nghĩ sao về bình luận đó?Ông Philip Smith: Đó là luận điệu tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Để chứng minh điều họ đưa ra thì hãy ngay lập tức cho những phóng viên nước ngoài đã có yêu cầu đến tại khu vực Mường Nhé.
Hầu hết những điều mà Nhà nước Việt Nam tuyên truyền là nhằm để biện minh cho biện pháp trấn áp của họ.
Sự thật là những người Hmông theo Cơ đốc giáo phải chiụ nhiều bắt bớ.
Cáo buộc người Hmông đòi tự trị là không đúng, và đó chỉ được dùng như cớ để tấn công họ mà thôi.
Gia Minh: Ngoài việc phải cho phóng viên nước ngoài đến tại điạ phương nơi diễn ra cuộc biểu tình, theo ông chính quyền Việt Nam cần phải làm gì nữa để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện nay tại đó?
Hầu hết những điều mà Nhà nước Việt Nam tuyên truyền là nhằm để biện minh cho biện pháp trấn áp của họ.Ông Philip Smith: Theo tôi vấn đề hệ thống chính trị Việt Nam thiếu cải cách. Thực tế là Bộ chính trị bị thống lĩnh bởi những tướng quân đội. Dù có theo cộng sản hay không họ cũng hình thành nên thế lực ‘săn đuổi’. Họ đã cam kết đoàn kết với những đảng cộng sản khác trên thế giới, đặc biệt như Cuba và Trung Quốc.
Ô. Philip Smith
Biện pháp toàn trị đối phó với những vấn đề điạ phương như thế này được xem là quân sự kết hợp với bạo lực, bạo lực chính trị với quân sự. Bất cứ ai dám nói lên tiếng nói của họ về những vấn đề đơn giản, mà khởi đầu chỉ là những chuyện rất nhỏ. Người Hmông đầu tiên tập trung chỉ vì những quan tâm về chuyện đất đai, tình hình cải cách, tự do tôn giáo, nay trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế.
Tôi chỉ trích chính quyền Hà Nội đã hành động quá mức, sự độc quyền về chính trị, từ chối chia sẻ quyền lực với những nhóm đối lập, tiến hành bầu cử tự do, công bằng ở cấp điạ phương cũng như quốc gia.
Dân tộc Hmong được biết đến nhiều về lòng yêu tự do của họ. Họ không thể hiểu nổi tại sao người ta lại trục xuất họ ra khỏi đất đai của họ, không cho họ hành đạo một cách tự do.
Trong nhiều trường hợp, họ ước muốn được hành xử một cách độc lập không bị chính quyền giám sát và kiểm soát.
Gia Minh: Cám ơn ông.-- Cuộc tập hợp hiếm hoi thử thách thái độ khoan dung đối với tín ngưỡng của chính quyền Việt Nam- Rare rally tests Vietnam’s religious tolerance (Reuters). – VN cấm các báo chí ngoại quốc tới khu vực biểu tình của người Hmong – Vietnam bars foreign media from rare Hmong protest site (ARP).
-- Vietnam Tries to Portray Cult Gathering as Christian (Compass). Sources in Muong Nhe told Compass today that several thousand Hmong who had initially gathered to wait for the ushering in of a new Hmong kingdom had been sent or taken back to their home areas, but that some 3,000 remained. A source said that about 50 Hmong followers, including the purported “messiah” and another top leader, fled into the forest but were captured by the military. The two leaders were said to have been severely beaten by the military.
One Compass source said that no one had been killed in the military action, contrary to one published report.
- Bất ổn ở Mường Nhé: Nhiễu loạn thông tin BBC -Việc bưng bít thông tin của chính quyền trong vụ Mường Nhé khiến khó có thể có thông tin chính xác về những gì đang diễn ra.
Trong khi các diễn biến ở Mường Nhé, Điện Biên đang được chính quyền tìm cách kiểm soát, kể cả về mặt thông tin, một hội nghị báo chí toàn quốc diễn ra tại Hà Nội.
Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang đọc diễn văn dài cả ngàn chữ, hiển nhiên không nhắc gì tới sự cố được dư luận quan tâm nhất hiện nay.Thay vào đó ông nhắc chung chung: "Sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ở một số địa phương...chưa thường xuyên, chặt chẽ, chỉ đạo, định hướng thông tin cho báo chí, nhất là đối với các sự kiện lớn, phức tạp, nhạy cảm, có lúc, có việc chưa kịp thời."
Ông Sang cũng nói: "Hiện nay các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, chống phá ta hết sức quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng, nhưng việc đấu tranh phản bác của ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Nếu như trước đây vụ bạo loạn ở Tây Nguyên phải sau bẩy ngày cơ quan chức năng mới có thông tin chính thức thì trong vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình...chỉ ba giờ sau các cơ quan chức năng đã có thông tin chính thức.
Ông Đỗ Quý Doãn
Trong khi đó Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn tỏ ý khen các cơ quan báo chí đã "chủ động trong công tác định hướng thông tin" trong các sự kiện lớn, "phức tạp và nhạy cảm" ở Việt Nam.
Ông nói thêm: "Nếu như trước đây vụ bạo loạn ở Tây Nguyên phải sau bẩy ngày cơ quan chức năng mới có thông tin chính thức thì trong vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chỉ ba giờ sau các cơ quan chức năng đã có thông tin chính thức cho các cơ quan báo chí đăng, phát và nhờ đó thông tin chính thống cơ bản đã làm chủ dư luận."
'Nhạy cảm'
Dựa vào các phát biểu chính thức này có thể thấy khoảng cách giữa các quan chức báo chí và chính trị gia tại Việt Nam trong vấn đề xử lý thông tin.
Ông Đỗ Quý Doãn dường như muốn truyền thông chính thống nhanh chóng đưa tin, cho dù đó là tin theo chỉ đạo của chính quyền, về các vụ việc xảy ra kể cả đó là những vụ nhạy cảm như các diễn biến hiện nay ở Mường Nhé.
Bằng chứng là cuộc tụ họp phản đối chính quyền của người Hmong tại huyện nghèo Mường Nhé đã diễn ra từ cuối tháng Tư, theo một số nguồn tin.
Nhưng cho tới ngày 5/5, Thông tấn xã Việt Nam mới có thông tin về vụ việc sau khi nhiều đài, báo nước ngoài đã đưa tin.
Bản tin ít nhất thừa nhận tình trạng người Hmong biểu tình hàng loạt và cuộc biểu tình vẫn đang tiếp diễn mặc dù không nói gì tới chuyện cán bộ và nhân viên công lực bị người biểu tình bắt cóc.
Đọc lại một loạt các bài báo viết về Mường Nhé trong vài năm gần đây, các cuộc đụng độ giữa chính quyền và người Hmong vẫn thường xuyên xảy ra và đây chỉ là lần lớn nhất và khó giải quyết nhất.
'Phá rừng'
Ngay từ cuối năm 2009, cây viết Đỗ Doãn Hoàng của báo Lao Động đã có phóng sự nhiều kỳ nói về "Cuộc chiến khổ ải đánh bật những toán người di cư tự do liễu lĩnh nhất, bất chấp pháp luật nhất, phá rừng lập bản với tốc độ và phương thức thiện chiến dữ dằn nhất".
Phóng sự của Lao Động cũng trích lời Chủ tịch huyện Mường Nhé Giàng A Dình nói về các vụ "căng thẳng" giữa các lực lượng an ninh, biên phòng và những người Hmong sống du canh du cư cho dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với hiện nay.
Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí trong khi đang rối mù giải quyết thì có hai phát súng nổ vang đe dọa.
Cựu chủ tịch Mường Nhé Giàng A Dình nói về một vụ căng thẳng với người Hmong
"Huyện, xã, đồn biên phòng thành lập ngay đoàn cán bộ "dập lửa" ở điểm nóng mới phát sinh.
"Chúng tôi huy động tổng lực ngăn chặn và vận động bà con sớm hồi hương.
"Một tuần cực nhọc ăn rừng ngủ rú, kết quả là dân có hiện tượng chống đối, kiên quyết không ra khỏi rừng.
"Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí trong khi đang rối mù giải quyết thì có hai phát súng nổ vang đe dọa."
Cũng theo lời kể của ông Dình với báo Lao Động thì khi đó ông cũng phải nhờ tới sự giúp đỡ của các đồn biên phòng để giải quyết.
Tác giả Đỗ Doãn Hoàng cũng nói khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nay đã rút xuống chỉ còn 45.000 héc-ta thay vì hơn 300.000 héc-ta như mấy năm về trước.
Ông kết luận phóng sự ba kỳ của mình: "Các cánh rừng vẫn biến mất hằng ngày, hằng giờ, cán bộ địa phương hầu như không tài nào biết được trong bụng thiên nhiên Mường Nhé đang có bao nhiêu người tự do xông vào "ăn gan uống máu rừng" - đó là điều không thể chấp nhận được.
"Chúng ta cần xem lại cách ứng xử với rừng, với vấn đề nóng bỏng hãi hùng (di dân tự do) mà Mường Nhé đang phải đối mặt - dù thế nào, không thể đổ hết hệ lụy đó lên mạng sống của những cánh rừng."
'Nghèo nhất'
Sau phóng sự của Lao Động, sang năm 2010, báo Công an Nhân dân cũng đã có bài về tình trạng di dân lên Mường Nhé, huyện mà họ nói có 165 km biên giới với Lào và gần 50 Km biên giới với Trung Quốc.
Theo số liệu mà báo này đưa ra, dân số Mường Nhé khi đó là khoảng 55.000 trong đó 60% là dân di cư tự do từ các tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Sơn La.
Cũng theo Công an Nhân dân, dân gốc Mường Nhé chỉ khoảng 10.000 người hồi cuối thập niên 80.
Nói chung số cũ họ có điều kiện làm ăn, đất ở đấy nó tốt, lên nhanh lắm nhưng mà cái quan trọng là số mới lại đến lại phải chia sẻ.
Cựu bí thư Mường Nhé, ông Chu Văn Tuyển
Ông nói trong số các huyện nghèo ở Việt Nam thì "Mường Nhé là nghèo nhất" với thu nhập bình quân đầu người mỗi năm chỉ khoảng 220 cân thóc.
Vị cựu bí thư nói chính tinh thần đùm bọc chia sẻ của người Hmong làm cho họ nghèo đi vì mỗi khi khấm khá lên họ lại phải chia sẻ cho những người anh em từ các nơi khác kéo đến.
"Nói chung số cũ họ có điều kiện làm ăn, đất ở đấy nó tốt, lên nhanh lắm nhưng mà cái quan trọng là số mới lại đến lại phải chia sẻ nên kinh tế nó cũng khó khăn."
Dựa trên các thông tin chính thức có được, những gì xảy ra hiện nay là kết quả của các diễn biến trong nhiều năm qua.
Trên thực tế báo chí trong nước đã có nhiều thông tin về các vụ việc gần tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn và với các lý do khác hơn.
Nhưng chính quyền vẫn thấy cần ngăn cản việc đưa tin về vụ việc mới nhất này.
-Phong tỏa khu vực Mường Né báo chí không được vào (RFA)-Báo chí nước ngoài không được phép tiếp cận khu vực người dân tộc Hmong biểu tình ở Mường Nhé tỉnh Điện Biên. -Việt Nam cấm phóng viên nước ngoài tới Điện Biên tường trình biểu tình (VOA) - - Việt Nam cấm phóng viên nước ngoài tới Điện Biên tường trình biểu tình — (VOA). – Vietnam ‘seals ethnic Hmong protest site’ (BBC News).
-Thousands of Hmong stage rare Vietnam protest (Straits Times)-HANOI - VIETNAM has deployed troops to contain a rare protest by ethnic Hmong Christians, some of whom were calling for an independent kingdom, diplomatic and other sources said on Friday, and the government indicated the unrest was still going on.
The demonstration by as many as 7,000 people in the far-flung mountains of Dien Bien Province, near the north-western border with Laos and China, began several days ago, but details were scant from the hard-to-access region. Several officials in the area were contacted by telephone but declined to comment. A Catholic priest based close to the region, citing followers in the area, said troops had been deployed and the protesters had detained at least one government official sent to negotiate.
- VIỆT NAM - HOA KỲ - NHÂN QUYỀN: Mỹ cho điều tra về số nạn nhân sau cuộc biểu tình của người Hmong tại Việt Nam RFI - U.S. Probes Reports of Deaths After Hmong Protests in Vietnam (Bloomberg).
-Sứ quán Mỹ điều tra vụ bạo động Mường Nhé
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nói đang kiểm chứng thông tin nói có người chết trong vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên.
Trong khi đó, giới phóng viên nước ngoài thường trú ở Việt Nam nói họ không được phép tới khu vực đang xảy ra sự kiện mà nhiều người cho là bất ổn sắc tộc quy mô nhất từ sau cuộc biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.
Hôm thứ Năm, ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng tỉnh Điện Biên, được Thông tấn xã Việt Nam trích lời, nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng ở Mường Nhé vì tin rằng "một thế lực siêu nhiên sẽ tới mang họ đến Miền Đất Hứa".
Ông nói việc một số người Hmong kêu gọi thành lập vương quốc riêng đã gây bất ổn trong khu vực và rằng sau khi được vận động một số người đã trở về nhà.
Ông Đô được dẫn lời nói chính quyền "đang tìm cách giải quyết để sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào".
Điều này cũng có nghĩa hiện sự việc chưa được giải quyết xong.
Một số tổ chức ở nước ngoài thì cáo buộc đã có thương vong trong vụ bất ổn.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, nhóm hoạt động ở Washington, nói 28 người Hmong thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.
BBC không kiểm chứng được thông tin này.
Tuy nhiên Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo nói họ đang điều tra và "kêu gọi các bên liên quan không sử dụng bạo lực, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nhân quyền đã được quốc tế công nhận".
Thông tin báo chí
Sau nhiều ngày im lặng, hôm thứ Năm báo chí Việt Nam đồng loạt đăng bản tin do Thông tấn xã Việt Nam cung cấp dẫn lời ông Lê Thành Đô như đã nói ở trên.Bản tin nói "lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân, kẻ xấu đã phao tin lừa bịp", kích động "gây mất trật tự, an ninh, an toàn".
Hãng thông tấn của Nhà nước Việt Nam cũng trích lời quan chức Điện Biên nói "chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống vận động, thuyết phục bà con không nên tin vào những thông tin bịa đặt lừa bịp, cùng các luận điệu sai trái đối với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước".
Không thấy có báo nào cho hay đã cử phóng viên lên Điện Biên tìm hiểu tình hình.
Một nguồn tin giấu tên nói với BBC tình hình tại Mường Nhé hiện "gần như nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Một nguồn tin khác cho rằng "Hiện tại chính quyền cấp tỉnh của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam có đông đảo người dân Mông sinh sống như Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai... đã nhận được chỉ thị cấm người Hmong đi khỏi địa phương".
Lý do, như lời giải thích là "nhằm tránh sự liên kết và tổ chức" của họ và thời điểm nhạy cảm trước bầu cử Quốc hội 22/5.
Phóng viên nước ngoài thì than phiền bị khước từ yêu cầu tới khu vực này.
Hãng AFP khi đề đạt nguyện vọng lên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã được trả lời: "Không ai lên đó cả".
Bà Nguyễn Phương Nga, Vụ trưởng Vụ Báo chí, nói với hãng này: "Tình hình không tốt cho các ông lên đó", với lý do thời tiết xấu, đường xá khó khăn và quan chức địa phương đang bận việc tổ chức kỷ niệm ngày lễ chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05.
Bà Nga cũng nói tình hình Mường Nhé đã "ổn định".
Các số điện thoại của giới hữu trách ở huyện Mường Nhé đều không liên lạc được trong ngày thứ Sáu.
Tình hình phức tạp
Vụ bạo động của hàng nghìn người Hmong tại Mường Nhé bắt đầu xảy ra khoảng 30/04.Ngoài việc đòi thành lập vương quốc riêng, được biết người Hmong còn yêu sách cải thiện tự do tôn giáo.
Mường Nhé nằm cách thành phố Điện Biên 200km, là một huyện nghèo với trên 52.000 người. Đa số người Hmong theo đạo Tin Lành.
Một người Hmong ở trong khu vực nói với BBC rằng nhiều người Hmong theo đạo một cách "cuồng tín" và tình hình tại đây rất phức tạp.
Người này không trả lời thẳng khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng vụ bạo động này có liên quan nước ngoài hay không, nhưng nói trong tiếp xúc, ông thấy những người chủ đạo đều có địa chỉ và số điện thoại của các lãnh đạo người Hmong ở ngoài.
Ông cũng nói việc đời sống khổ cực và dân trí thấp khiến cho niềm tin có phần "cực đoan".
"Họ theo đạo Vàng Chứ, nhưng mà họ cũng không biết sâu xa triết lý của đạo này."
Báo đài Việt Nam gần đây có đăng bài chỉ trích việc người dân tộc thiểu số theo đạo Vàng Chứ, mà họ gọi là một phiên bản của đạo Tin Lành "gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân miền núi".
Báo chí cũng phê phán việc lan truyền những thông tin hoang đường trong cộng đồng người Hmong về một 'Miền Đất Hứa' khiến họ lơi là cuộc sống lao động.
-World Briefing | Asia: Vietnam: Hmong Protest QuashedTHE ASSOCIATED PRESS- Security forces quashed a rare protest of hundreds of ethnic Hmong calling for an independent state, officials said Thursday. Giang Thi Hoa, vice president of the People’s Committee in Dien Bien Province, said the situation near the border with Laos was brought under control after several days. She did not provide more details.
Hình trực thăng bay lên Điện Biên do một trang mạng xã hội đăng tải trước khi bị đóng
--
Tin trái chiều về vụ bạo động Mường Nhé
Quan chức tỉnh Điện Biên nói đã kiểm soát được cuộc bạo động của người Hmong tại Mường Nhé nhưng cũng có tin nói vẫn còn đám đông người tụ họp.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Giàng Thị Hoa được hãng thông tấn Associated Press (AP) dẫn lời nói cuộc bạo động của người sắc tộc Hmong "đã được kiểm soát sau vài ngày" nhưng không nói rõ chi tiết.
Trong khi đó, hãng thông tấn Agence France-Presse (AFP) lại trích nguồn một cán bộ địa phương tại chính huyện Mường Nhé nói tới thứ Năm 05/05 vẫn còn tới khoảng 3.000 người Hmong tụ tập nơi đây.
Vị cán bộ này cũng không cung cấp thêm chi tiết.
Một số nhân chứng nói với BBC hôm thứ Tư rằng đợt bất ổn bắt đầu từ khoảng ngày 30/04 với hàng nghìn người tham gia, và sau vài ngày "một số người đã dần trở về nhà".
Tuy nhiên các thông tin trái chiều đưa ra ở trên cho thấy tình hình vẫn còn khá phức tạp.
Trong ngày thứ Năm, BBC đã tìm cách liên lạc với tân Chủ tịch Mường Nhé Trần Anh Tuấn, nhưng được nói ông "đi cơ sở vắng".
Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong thông cáo mới ra trích lời ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng tỉnh Điện Biên, nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng trong điều kiện thiếu vệ sinh vì tin rằng một thế lực siêu nhiên sẽ tới mang họ đến Miền Đất Hứa.
Thông cáo viết: "Một số người đã kêu gọi thành lập vương quốc riêng của người Hmong, gây bất ổn, bất an ninh và thiếu an toàn".
Nguyên Chủ tịch Mường Nhé Giàng A Dình, bản thân là người Hmong, cũng nói với BBC hôm thứ Tư rằng người sắc tộc biểu tình để đòi một vương quốc tự trị và việc này "chỉ gây đổ máu".
Nhưng một số tổ chức Hmong tại hải ngoại thì nói họ muốn cải thiện tự do tôn giáo và điều kiện xã hội.
Không đưa tin
Báo chí chính thống của Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có tin tức gì về vụ bất ổn mà theo quy mô thì có thể nói là lớn nhất từ khi có biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.Nhân chứng nói một số đơn vị cảnh sát cơ động và hàng trăm bộ đội cùng máy bay trực thăng đã được điều đến hiện trường.
Các diễn đàn thông tin du lịch có đề cập tới chủ đề này cũng đã bị đóng cửa.
BBC không kiểm chứng được thông tin về thương vong, mà một tổ chức của người Hmong đặt tại Hoa Kỳ đưa ra, với con số hàng chục.
Các nguồn tin cũng không đồng nhất khi nói về việc chính quyền có bắt người Hmong để điều tra hay không.
Mới đây, trong tháng Tư, báo đài Việt Nam có đăng bài chỉ trích việc người dân tộc thiểu số theo đạo Vàng Chứ, mà họ gọi là một phiên bản của đạo Tin Lành "gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân miền núi".
Báo chí cũng phê phán việc lan truyền những thông tin hoang đường trong cộng đồng người Hmong về một
'Miền Đất Hứa' khiến họ lơi là cuộc sống lao động.
Mường Nhé, với trên 52.000 nhân khẩu, nằm cách thành phố Điện Biên chừng 200km về phía Tây Bắc, vẫn là một huyện thuộc loại nghèo nhất nước.
P
hía Đông, Mường Nhé giáp huyện Mường Tè; phía Tây giáp Lào; phía Nam giáp Lào và huyện Mường Chà; phía Bắc giáp Trung Quốc. Có khả năng người Hmong tại đây có quan hệ mật thiết với người Hmong ở Lào.
Mường Nhé cũng là nơi có đông dân di cư từ các nơi khác, do vậy thành phần dân cư được nói là 'phức tạp'.
Đa số người Hmong tại đây theo Tin Lành trong trào lưu chung như người nhiều sắc tộc thiểu số tại Cao
nguyên miền Trung Việt Nam.
Tin liên quan:
- Quân đội VN đàn áp biểu tình của người Hmong Nguoi-Viet Online
Nhà cầm quyền Việt Nam đã điều động quân đội đến đàn áp cuộc biểu tình của người Hmong mà tin tức từ ngày hôm qua cho hay số lượng người chống đối có thể lên đến 5,000 người.
- Việt Nam đàn áp hàng ngàn người Hmong biểu tình đòi tự trị – (VOA).
– Vietnam quashes rare Hmong uprising lasting days (AP/The Tennessean)
- - Về cuộc bạo động ở Mường Nhé – ( boxitvn. )
-
Bài 1. Choáng váng với rừng ở Mường Nhé(LĐ 3.11.2009) – Thêm một "kỷ lục Việt Nam" Hàng trăm nghìn hécta rừng Mường Nhé bị cạo trọc; Kỷ lục Việt Nam: 1 năm, 1 huyện "công nhận" thêm gần 33 bản làng mới!;
Bài 2. Phóng sự ảnh: Rừng Mường Nhé – Nỗi đau ngày gặp lại
Bài 3. Cuộc chiến bi hài -
Bài 4. Đi tìm cột mốc ba cạnh
-Nhân vụ Mường Nhé nói tới người Hmong BBC-Điểm lại thân phận một số bộ tộc Hmong ở Việt Nam và Lào kể từ cuộc chiến Đông Dương với sự tham dự của Hoa Kỳ. -
Ánh mắt người Hmong vùng Tây Bắc BBC- Bộ ảnh giới thiệu chân dung và sinh hoạt hàng ngày của người Hmong miền Tây Bắc, Việt Nam qua ống kính của một bạn trẻ du lịch bụi.
- Tin đồn nhảm gây mất an ninh ở huyện Mường Nhé (TTXVN)
Người phát ngôn Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, ông Lê Thành Đô, Phó Chủ tịch kiêm Chánh Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên, cho biết thời gian gần đây, trong một bộ phận người H’Mông ở tỉnh Điện Biên, chủ yếu là ở Mường Nhé, có thông tin lan truyền, rằng trong những ngày đầu tháng 5, tại Mường Nhé sẽ xuất hiện một "Thế lực siêu nhiên."
"Thế lực" này sẽ mang bà con về "một miền đất hứa," ở đó mọi người sẽ được ban sức khỏe, hạnh phúc, sự giàu sang và phú quý...
Từ đầu tháng 5, một số bà con do nhẹ dạ cả tin vào những thông tin bịa đặt, lừa bịp của kẻ xấu, đã rủ nhau cùng tụ tập về Mường Nhé để chờ đón sự xuất hiện của "Thế lực siêu nhiên." Lợi dụng tình hình đó, một số phần tử xấu đã kích động, vận động đòi thành lập “vương quốc” riêng của người H’Mông, gây mất trật tự, an ninh, an toàn ở địa phương.
Tình trạng tụ tập đông người trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu các tiện nghi sinh hoạt, ăn uống không bảo đảm vệ sinh, đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con.
Theo ông Lê Thành Đô, trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống vận động, thuyết phục bà con không nên tin vào những thông tin bịa đặt lừa bịp, cùng các luận điệu sai trái đối với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta do các phần tử xấu tung ra, sớm trở về nhà để tiếp tục công việc sản xuất, kinh doanh, sống bình yên như trước đây. Hiện nay một số bà con đã trở về nhà.
Tình hình tại Mường Nhé đang được các cấp ủy chính, quyền tiếp tục giải quyết để sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào./.
"Thế lực" này sẽ mang bà con về "một miền đất hứa," ở đó mọi người sẽ được ban sức khỏe, hạnh phúc, sự giàu sang và phú quý...
Từ đầu tháng 5, một số bà con do nhẹ dạ cả tin vào những thông tin bịa đặt, lừa bịp của kẻ xấu, đã rủ nhau cùng tụ tập về Mường Nhé để chờ đón sự xuất hiện của "Thế lực siêu nhiên." Lợi dụng tình hình đó, một số phần tử xấu đã kích động, vận động đòi thành lập “vương quốc” riêng của người H’Mông, gây mất trật tự, an ninh, an toàn ở địa phương.
Tình trạng tụ tập đông người trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu các tiện nghi sinh hoạt, ăn uống không bảo đảm vệ sinh, đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con.
Theo ông Lê Thành Đô, trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống vận động, thuyết phục bà con không nên tin vào những thông tin bịa đặt lừa bịp, cùng các luận điệu sai trái đối với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta do các phần tử xấu tung ra, sớm trở về nhà để tiếp tục công việc sản xuất, kinh doanh, sống bình yên như trước đây. Hiện nay một số bà con đã trở về nhà.
Tình hình tại Mường Nhé đang được các cấp ủy chính, quyền tiếp tục giải quyết để sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào./.
P.V (Vietnam+)
Tin liên quan:
Tin liên quan:
------------
- Quân đội Việt Nam dùng võ lực giải tán người Hmong biểu tình tại Điện Biên
Người Hmong Reuters
Theo hãng tin Pháp AFP, một nguồn tin từ giới quân đội Việt Nam ngày 5/5/11 xác nhận sự kiện binh lính được tăng viện lên tỉnh Điện Biên, miền Tây Bắc Việt Nam, để góp sức giải tán hàng ngàn người Hmong tập hợp biểu tình.
Sự việc nổ ra từ nhiều ngày qua, nhưng mãi đến hôm nay mới được báo chí quốc tế loan tải. Nguồn tin trên cho biết là các cuộc biểu tình đã khởi sự cách nay vài ngày tại tỉnh giáp giới Lào và Trung Quốc. Những người Hmong, còn gọi là Mèo, đã đòi quyền được thành lập vùng tự trị và quyền tự do tôn giáo. Theo nguồn tin này : “Một số vụ xô xát nhỏ đã xẩy ra giữa người biểu tình và lực lượng an ninh tại chỗ, buộc quân đội phải can thiệp để tránh không cho bạo động lan rộng”.
Một quan chức địa phương ở huyện Mường Nhé, cách thị xã Điện Biên khoảng 200 km về phía tây bắc, đã xác định với AFP rằng hôm nay, vẫn còn hơn 3.000 người Hmong tụ tập. Dù công nhận là tình hình phức tạp, nhưng viên chức này đã phủ nhận việc người Hmong biểu tình để phản đối chính quyền khi nói rằng : “Chúng tôi không biết họ muốn gì”.
Hãng AFP cũng đã tìm hiểu thông tin nơi lãnh đạo ngành công an tỉnh Điện Biên, nhưng điện thoại đã bị cúp ngay sau khi có câu hỏi về cuộc biểu tình.
Theo nguồn tin quân sự của AFP, chính quyền địa phương đã bắt giữ một số người và cho mở điều tra. Theo ông, người Hmong đã bị một số phần tử tại địa phương "kích động" nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/05/1954. Viên chức này cũng tỏ ý hết sức quan ngại trước nguy cơ tình hình xấu đi thêm : “Hôm nay thứ Năm tình hình nói chung là ổn định, nhưng chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai”.
Dẫu sao thì tình hình tại chỗ căng thẳng đến mức chính quyền đã phải điều thêm quân từ Hà Nội lên tăng viện cho bộ đội địa phương. Theo nhận định của AFP, có lẽ đây là cuộc biểu tình phản đối chính quyền nghiêm trọng nhất của các sắc dân thiểu số tại Việt Nam từ sau phong trào nổi dậy rầm rộ trong hai năm 2001 và 2004 của các nhóm ít người tại vùng Tây Nguyên Việt Nam. Vào khi ấy, chính quyền đã mạnh tay trấn áp khiến cho khoảng 1.700 người Thượng đã phải chạy qua lánh nạn tại Cam Bốt.
Riêng lần này, theo một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong mang tên Trung tâm Phân tích Chính sách Công (Center for Public Policy Analysis), có trụ sở tại Washington, thì đã có 28 người Hmong biểu tình bị thiệt mạng và hàng trăm người mất tích. Số liệu này tuy nhiên không thể được kiểm chứng một cách độc lập.
Vấn đề khiến giới quan sát lo ngại là lịch sử quan hệ không mấy tốt đẹp giữa chế độ Việt Nam hiện nay với người Hmong. Trong cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975, người Hmông là một sắc dân đã giúp lực lượng Mỹ chống lại lực lượng Cộng sản Việt Nam cũng như Lào. Ngoài ra, trong thời gian qua, tại các vùng hẻo lánh xa xôi, hiện tượng cường hào địa phương hay các hành vi ép buộc bỏ đạo không phải là hiếm hoi. Đó là những mầm mống dễ gây bất mãn.
Trong số 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam, tổng cộng khoảng 10 triệu người, theo Ngân Hàng Thế Giới, có gần 790.000 người Hmong. Một trong những yếu tố đáng quan ngại, theo định chế tài chánh thế giới, là tỷ lệ đói nghèo của người thiểu số cao hơn năm lần so người Kinh.
Cho đến trưa nay (05/05), chính quyền Việt Nam chưa thấy xác nhận nguồn tin nói trên, trong lúc báo chí trong nước hoàn toàn im tiếng.
---------------------------
- Chủ tịch Mường Nhé lên án vụ bất ổn
–
(BBC).
– – BBC Vietnamese staff rebelling against the Vietnamese government ? (NVN) Few things come to mind when reading the Hmong’s rebellion article. Feeling of remorse after hearing so much about corruption and police brutality ? Fed up with watching Vietnamese suffer under communist’s rule ? Letting the communists know that it (BBC Vietnamese) can no longer be used as the Party’s mouthpiece ?
It’s known for years that communist governments in Indochina (Vietnam and its stooges Cambodia and Laos) have systematically committed genocide against indigenous peoples like the Hmongs in Laos and the Montagnards in Vietnam, BBC Vietnamese never mentioned these mass killings or atrocities while independent (non-Vietnamese) news services such as Al Jazeera, Reporters Without Borders, Human Rights Watch, etc. regularly report these news on their websites.
Regardless of why BBC Vietnamese decided to upset the Vietnamese government by reporting unsavory news about the regime, I’m glad to see this article written. Maybe BBC Vietnamese finally has a change of heart.
(1) After my article was published on the web, the English version of the same story appeared on BBC English. The Vietnamese version was dated 10:31 GMT and the English version 11:39 ET. I’m not sure about the significance of the two different time zones of both versions, although the English version’s timestamp indicates the story originated at much earlier time than the Vietnamese version, therefore my deduction of BBC Vietnamese staff daring to step out of line of the Vietnamese government’s control is unwarranted. Still, I maintained the fact that I did search BBC English and didn’t find the related story.
-----------------
Người Hmong ở Mường Nhé 'bạo động'
Sự việc, theo một số nhân chứng cho BBC hay, đã bắt đầu hôm 30/4 tại vùng của người thiểu số Hmong.
Các trang mạng tiếng Việt cũng có nhiều tin tức không đầy đủ từ vài ngày qua về tầm vóc của vụ bất ổn và số dân tham gia, mà có người tin là "lên tới 5000".
Được biết, một số đơn vị cảnh sát cơ động và hàng trăm bộ đội được điều đến cùng máy bay trực thăng.
Trả lời BBC qua điện thoại hôm 4/5, chủ tịch huyện Mường Nhé, ông Giàng A Dình lên án các hoạt động chống đối.
Ông cũng xác nhận "có ngàn người" tham gia vụ việc.
Theo ông Dình việc có những người Hmong đòi một vương quốc tự trị, là chuyện "chỉ gây ra đổ máu".
Ông Giàng A Dình nói: "Tình hình đang ổn định, tất cả nhân dân, một số người chỉ nghe những lời quá khích của những kẻ cầm đầu nhưng nay nhân dân người ta đã tản mát, từng bước trở về nhà rồi,"
"Tất cả những người nói thế này nói thế khác đã không còn lý gì để nói với Đảng Cộng sản, nói với nhân dân, dân tộc Việt Nam nữa."
Người Hmong cũng đã bắt giữ một số cán bộ địa phương khi đưa ra yêu sách đòi tự do tín ngưỡng và lập vương quốc riêng.
Một thượng tá công an cũng chỉ nói với BBC là có chuyện "bất ổn" nhưng không nêu con số của lực lượng an ninh vào cuộc cũng như số người Hmong tham gia.
Ông đề nghị hãy hỏi bên quân đội về những con số này.
'Miền đất hứa'
Cùng ngày, truyền thông Việt Nam cho đến chập tối chưa đăng tải tin gì về vụ việc.
Nhưng một số trang mạng xã hội hẹn giới trẻ người Kinh đi du ngoạn kiểu hoang dã (phượt) ở vùng núi Điện Biên đã cảnh báo nhau là nên tránh khu vực "người Hmong đòi tự trị".
Chẳng hạn, một bạn viết đã trông thấy trực thăng của nhà nước bay lên vùng này khi đi máy bay lên Điện Biên:
Ngồi trên máy bay tự nhiên thấy hai cái trực thăng nó bay song song, tưởng ông nào lên Điên biên chuẩn bị kỉ niệm 7/5. Lúc xuống máy bay mới biết trên huyện Mường Nhé đang có bạo động".
Tuy nhiên tới nay, các diễn đàn nói về sự kiện đã bị đóng lại.
Trước đó, từ năm 2010, chính báo chí của ngành công an đã có những bài phê phán "luận điệu hoang đường" ở huyện Mường Nhé, Điện Biên về "một thế lực siêu nhiên".
Vẫn theo báo Công an Nhân dân, các sĩ quan của ngành này được cử đến để "gặp gỡ, nói chuyện, vận động nhân dân không đi theo kẻ xấu".
Nguồn tin này cho hay có người dân "tin theo thuyết về một Miền Đất Hứa", và hẹn để "được đón về Trời".
Các khẩu hiệu kêu gọi dân chúng đến "những vùng đất hứa" được viết bằng chữ quốc ngữ và tiếng Hmong dạng La-tinh.
Báo nhà nước năm 2010 xác nhận khi đó các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Bộ đội Đoàn 379 thuộc Quân khu II đã "tăng cường cán bộ xuống cơ sở" ở Mường Nhé.
Mới tháng 6/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký quyết định tặng bằng khen cho năm tập thể và 13 cá nhân của Bộ Công an "có thành tích giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội" tại tỉnh Điện Biên.
Huyện nghèo
Thành lập năm 2002 theo nghị định số 08/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam, huyện Mường Nhé được chính quyền Việt Nam coi là thuộc "vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn".
Nằm cách Điện Biên chừng 200 km, Mường Nhé là phần gộp lại của sáu xã trước thuộc huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và huyện Mường Lay (nay là huyện Mường Chà) tỉnh Điện Biên.
Phía Đông, Mường Nhé giáp huyện Mường Tè; phía Tây giáp Lào; phía Nam giáp Lào và huyện Mường Chà; phía Bắc giáp Trung Quốc.
Theo trang web của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ở Việt Nam, cho đến tháng 3/2009, huyện Mường Nhé có 9.591 hộ với 52.684 nhân khẩu.
Trong số 13 dân tộc sinh sống tại đây, người Hmong chiếm đa số với 36.811 nhân khẩu (chiếm 69,6%).
Vì nổi tiếng là nghèo, Mường Nhé được chính quyền ra đề án phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững với hàng tỷ đồng từ ngân sách.
Tuy nhiên, bên cạnh chủ đề kinh tế, có vẻ như các vấn đề tín ngưỡng và sắc tộc vẫn còn nổi cộm tại đây mà các chính sách của chính quyền chưa giải quyết được.
Hiện chưa rõ yếu tố tín ngưỡng trong vụ Mường Nhé là gì nhưng nhìn chung, trong những năm qua có hiện tượng người thiểu số Hmong tại Bắc Lào và Việt Nam theo đạo Tin Lành với số lượng đông đảo.
Hôm 5/4/2011, trang web bienphong.cm.vn có bài nói "Mấy năm gần đây, cái gọi là “Bấm đạo Vàng Chứ” phát triển rất nhanh trên địa bàn các xã biên giới tỉnh Điện Biên. Đi kèm với truyền “đạo Vàng Chứ” là “vấn nạn” di cư tự do của đồng bào Mông".
Với vụ Mường Nhé, lần đầu tiên lại có bất ổn sắc tộc diện rộng tại Việt Nam kể từ sau Bấm cuộc nổi dậy của người Thượng theo Tin Lành Dega ở Tây Nguyên hồi năm 2004.