-- Thỉnh nguyện thư đòi nhân quyền cho VN đánh động sự quan tâm của chính quyền Mỹ – (VOA). – – Đỗ Thành Công nhắc lại cuộc gặp 2007 – (BBC).- - Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi nói về vận động nhân quyền (Bùi Văn Phú).
-Đài RFA và VOA bị cắt ngân sách Nguoi Viet Online
Việt ngữ bị cắt nhân sự
WASHINGTON DC (NV) -Cắt giảm ngân sách hơn $5 triệu, cơ quan quản trị đài RFA và đài VOA cắt 244 việc làm trong đó có cả các ban tiếng Việt.
Báo Người Việt có được bản dự thảo ngân sách do BBG (Broadcasting Board of Governors) nộp cho tòa Bạch Ốc và được chuyển qua Quốc Hội. Ngân sách này dự trù sẽ cắt 10 việc làm trong ban Việt ngữ đài VOA và cắt 2 việc làm trong ban Việt ngữ đài RFA.
Việc cắt giảm nhân sự đài VOA được xem là một phần trong việc “giảm sự trùng lặp với RFA tại Châu Á,” theo bản ngân sách của BBG, dài 161 trang.
Trang web của đài VOA. (Hình: NV)
Ðây cũng là ngân sách đầu tiên của BBG phản ánh chiến lược mới của cơ quan này. BBG nhấn mạnh những mục tiêu như “tóm gọn cơ quan lại thành một tổ chức với nhiều thương hiệu”; “chú trọng vào làn sóng dân chủ toàn cầu và những địa điểm cực đoan”; “đấu tranh chống kiểm duyệt Internet và phá sóng”; “nâng cao và phát triển sự sáng tạo trên các mạng xã hội.”
Một trong những thí dụ này là thay hoàn toàn chương trình tiếng Tây Tạng, bỏ phát thanh mà gia tăng truyền hình.
Ðối với RFA, BBG giảm ngân sách của ban Việt ngữ $81,000, còn $1.66 triệu. Giờ phát thanh làn sóng ngắn của RFA tiếng Việt sẽ tiếp tục giảm, chỉ còn làn sóng trung bình, audio vệ tinh, mạng Internet, và điện thoại di động.
Ngân sách của VOA không tách riêng phần tiếng Việt, nhưng Ban Ðông Á và Thái Bình Dương bị cắt $2.9 triệu, từ $33.2 triệu xuống $30.3 triệu. Phát thanh của VOA tiếng Việt sẽ giảm, và nhân sự tiếng Việt còn lại sẽ làm việc như một “văn phòng Washington” của BBG và để duy trì trang mạng. Văn phòng này cũng phục vụ luôn RFA như “văn phòng Washington” của RFA.
Bản dự thảo ngân sách của BBG nhận xét rằng cả hai trang web tiếng Việt của VOA và của RFA đều gia tăng số người vào đọc trong năm qua. Số người vào trang web VOA tăng gấp đôi, và RFA sử dụng video thu hút được 14.5 triệu lượt xem.
BBG cũng báo cáo rằng trong năm 2011, lần đầu tiên RFA thực hiện cuộc thăm dò thị trường tại Việt Nam. Trong khi người trẻ và người dân thành thị đến với RFA qua trang mạng Internet, người dân quê vẫn nghe RFA qua đài mặc dù bị Việt Nam phá sóng liên tục từ ngày đầu tiên phát thanh năm 1997.
Người Việt điện thoại tới đại diện đài RFA và VOA ở Washington DC nhưng do chênh lệch múi giờ nên không liên lạc được.
Ngoài VOA và RFA, BBG còn quản trị chương trình phát thanh RFE/RF hướng tới Châu Âu, MBN hướng tới Trung Ðông, và OCB hướng tới Cuba với hai đài TV Martí và Radio Martí.
-ÐÀI BBC VỚI CHÚNG TA
PHẠM XUÂN ÐÀI
LTS. Tin tức từ Luân Đôn cho biết: Chương trình phát thanh tiếng Việt hàng ngày của đài BBC, Anh Quốc, quen thuộc với người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, sắp chính thức ngưng hoạt động. Đài BBC bắt đầu phát thanh chương trình Việt ngữ từ năm 1952. Buổi phát thanh cuối cùng sẽ vào ngày Thứ Bảy 26 tháng Ba, 2011, từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45 giờ quốc tế, hay từ 9 giờ 30 đến 9 giờ 45 phút giờ Việt Nam. Nhân sự kiện này, mời quý độc giả đọc một trích đoạn viết về đài BBC của tác giả Phạm Xuân Đài, đăng trên Kỷ Yếu Đài VNCR năm 2002.
... Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay là một chuỗi luôn luôn biến động, lúc thì đầy sóng to gió lớn, lúc sôi sục những đợt sóng ngầm. Thời cuộc càng nhiều biến động, người dân lại càng cần biết tin tức, và cái máy radio đáp ứng được nhu cầu ấy. Ðối với lớp trung lưu có học, nghe tin tức hầu như thành một nhu cầu. Và đài phát thanh người ta tin cậy nhất là BBC. Tại thành phố nhỏ miền Trung như Hội An chẳng hạn, từ giữa thập niên 1950 trở về sau (dĩ nhiên không quá năm 1975!), mỗi buổi tối vào lúc bảy giờ rưỡi nếu bạn đi dạo trong các đường phố chật hẹp cổ kính của nó, bạn sẽ nghe chương trình tiếng Việt của đài BBC dài dài từ nhà này sang nhà khác. Có khi cứ đi thong thả từ đầu đến cuối một dãy phố bạn cũng có thể hiểu đại khái bản tin hôm đó gồm có những gì. Từ trong những căn nhà cổ, và từ những cái máy radio to lớn nặng nề cổ lỗ không kém, phát ra tiếng nói trầm ấm, suông sẻ, tự nhiên của những xướng ngôn viên người Việt gửi về từ Luân Ðôn. Mỗi đài phát thanh có một phong cách nói trước máy riêng, và cách của BBC là thoải mái, không gò bó, lên gân hay làm ra vẻ quan trọng. Lối đọc lưu loát và tự nhiên không tìm thấy ở bất cứ đài nào trong nước đó có lẽ là do sự huấn luyện của người Anh, hay ít ra phản ảnh tinh thần của nước này: không khệ nệ kênh kiệu, không quá chú trọng đến cái hình thức trang nghiêm đĩnh đạc, không cần phải gò giọng nói để tạo ra một vẻ hào nhoáng nào cả, nhờ thế tiếng nói đi thẳng vào tâm trí người nghe dễ dàng, dung dị, với một nội dung sáng sủa và phong phú.
Nói về nội dung thì cách làm tin và nhất là viết bình luận của đài BBC không giống như lối trình bày cổ điển mà người Việt Nam vẫn quen đọc, nghe và viết từ trong trường học cho đến khi ra ngoài đời. Nhiều người nghe BBC vẫn khen họ viết bình luận sắc sảo, nhưng than là rất khó nắm ý chính, vì nó có vẻ “lung tung,” không nhập đề thân bài kết luận rõ rệt theo kiểu của ta. Phải nghe lâu ngày quen với “kiểu BBC” rồi mới thưởng thức được công trình viết lách của họ. Trước các sự việc xảy ra, người bỉnh bút BBC khi trình bày không mang lập trường sẵn có của mình ra để bắt mọi chuyện xoay quanh (do đó dễ tạo ra một cảm tưởng nhất quán cho bài viết), trái lại, chạy quanh sự kiện, nhìn nó dưới nhiều góc độ và lập trường khác nhau có thể có, và trình bày ra hết. Khi hết một vòng thì bài cũng hết, không cần một cái kết theo kiểu “nói tóm lại,” “để kết luận...” nên người nghe không quen sẽ luôn luôn cảm thấy bị hẫng, như câu chuyện bị bỏ lửng nửa chừng mặc dù nội dung rất phong phú. Ðó là cách nhìn sự vật theo lối động, như là nó đang xảy ra, chứ không bỏ tất cả vô cái rọ ý niệm có sẵn của người viết, tạo ra một vẻ rất hợp lý dễ hiểu, nhưng sự trung thực thì lại bị hy sinh rất nhiều. Cái “hay” của BBC là ở chỗ linh động ấy, nghe một chương trình như được hà sức sống vào lỗ tai, như được đưa thẳng vào cái thế giới luôn luôn biến động, nhiều người nghe quen trở thành nghiền là vì thế. Nhưng người nghe buộc phải có một trình độ tiếp nhận tương ứng, chịu khó nghe mãi thì khả năng ấy có thể nâng cao.
Khoảng giữa thập niên 1980 ở trại cải tạo Xuân Lộc một số các quản giáo cũng tập tành nghe đài BBC (có lẽ như một tiêu chuẩn để làm sang theo thời thượng), có một ông thành thực tâm sự với tù rằng ông không sao nắm được cái “ý” của đài này. Lúc đó chúng tôi hiểu rằng trình độ tiếp cận với “sự thật như nó xảy ra” của họ chưa tới, vì họ đã quá quen với lối thông tin tiền chế, đen trắng, ta địch rõ ràng. Ôi, con đường từ một người nô lệ đến một người tự do đích thực cũng xa xôi lắm chứ đâu phải chỉ có một số phương tiện vật chất thôi là đủ. Tinh thần cần ra khỏi chỗ ngu dốt và tình trạng xơ cứng, phát triển linh hoạt cùng thời với dòng chảy đa dạng của cuộc sống... Một cách gián tiếp, một đài phát thanh có thể góp phần vào việc “phá vỡ vô minh” đó, nếu đài ấy có một triết lý hoạt động phù hợp bản chất tự do của con người.
Trong lịch sử của mình, đài BBC, ngoài công tác thông tin hằng ngày cho nhiều quốc gia trên thế giới, đã là một chỗ dựa cho biết bao con người trong cơn hoang mang tuyệt vọng chỉ vì nó nói được sự thật, nó mang được sự thật vào tận những nơi tối tăm bưng bít. Người Do Thái trong thời kỳ bị Ðức Quốc Xã ruồng bắt, người trong cuộc tranh đấu của Phật giáo với chính quyền Ngô Ðình Diệm năm 1963, người dân Huế bị kẹt trong vòng chiếm đóng của Cộng sản Tết Mậu Thân, dân miền Nam ở ngoài và trong trại cải tạo sau năm 1975... đều, hầu hết phải lén lút, nghe đài BBC hoặc ngóng trông tin tức BBC. Tạo được một niềm tin (trong những lúc nguy khốn có khi không khác một niềm tin tôn giáo) như thế trên bình diện thế giới, tức là đối với con người nói chung, quả thật đài BBC xứng đáng được xem có những đóng góp lớn lao vào bậc nhất cho Con Người trong thế kỷ 20 về phương diện truyền thông. Ít ra đó cũng là quan điểm của một người Việt Nam sống vào hậu bán thế kỷ, mà tất cả thăng trầm của nó hầu như đều có tiếng nói của đài BBC đi bên cạnh.
Từ bao thập niên, BBC như là một vương quốc của thông tin và sự thật, hàng ngày gửi những tín hiệu của mình đi khắp thế giới qua tiếng nói của từng quốc gia, đóng góp rất lớn trong việc xây dựng tinh thần trung thực và hiểu biết cho cư dân của quả đất này. Thế kỷ 20 đã trải qua hai đại họa của sự dối trá, là chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Cộng sản, và cả hai đều bị đánh bại bởi Sự Thật, do nền truyền thông của những quốc gia tự do mang lại, trong đó BBC đã đóng một vai trò lớn. Ngay tại Hà Nội từ cuối thập niên 1980, quan cũng như dân bắt đầu nghe đài BBC rất nhiều, vì họ thấy một khi rời bỏ ốc đảo để gia nhập vào thế giới thì nhu cầu tự nhiên là cần biết tin tức khắp nơi, và về khoảng này thì giống như dân miền Nam trước kia, họ lại thấy BBC là nơi đáng tin cậy nhất.
Ở Sài Gòn vào những năm sôi nổi tin tức về tù cải tạo sẽ được “Mỹ lãnh đi ra nước ngoài,” người ta chăm chú theo dõi các đài quốc tế, nhiều người có máu làm ăn mỗi tối làm ngay một bản ghi chép tin các đài, buổi sáng đem photocopy thành nhiều bản và đem đi... bán cho những gia đình đang ngóng chờ tin. Thời gian này nghe đài phương Tây còn bị coi là phản động có thể bị bắt như chơi, thêm nữa không phải ai cũng có máy (do phải bán hết đồ đạc để sống và đi thăm nuôi), nên một bản tin, trong đó quan trọng nhất là tin của BBC, được đón nhận rất nồng nhiệt. Người ta sẵn sàng bỏ ít tiền ra mua để mà nuôi hy vọng. Còn nhiều hy vọng hơn là mua vé số nữa, vì nếu mọi việc thành hình thì mình đương nhiên sẽ là một người trúng số. Việc bán tin tuy bất hợp pháp đối với công an, nhưng vẫn là một dịch vụ làm ăn khá nên dần dần nhiều người tham gia, từ đó lại nảy ra những bản tin... giả. Người ta bịa ra những tin sao cho hào hứng, sao cho chứa chan hy vọng để được “độc giả” vồ vập hơn, nhưng trình độ vẽ vời cho có vẻ hợp lý không phải ai cũng có, nên những “hãng tin” giả bị bể mánh rất nhanh.
Bạn có thể tin là trong những ngày đen tối nhất của cuộc đời tù đày sau 1975, vào khoảng đầu thập niên 1980 chúng tôi (dĩ nhiên một số rất nhỏ thôi) hàng ngày luôn luôn biết được tin tức của BBC giữa một nơi thâm sơn cùng cốc là trại tù Thanh Cẩm, Thanh Hóa? Tất cả nhờ tài năng kỳ lạ của anh Dương, còn gọi là Dương Bụp như biệt hiệu anh em đặt cho. Anh Dương là cựu sĩ quan QLVNCH, nước da ngăm đen nhưng có mái tóc bạc trắng xóa. Từ khi cán bộ trong trại khám phá ra anh có tài sửa radio thì anh hầu như khỏi đi lao động, ngày ngày được giao cho những máy transitor cũ để sửa chữa. Dần dần anh có một cái thúng đồ nghề mà anh luôn luôn mang theo mình, kể cả ban đêm khi vào buồng. Ðó là một cái thúng đồ lạc xon đúng nghĩa gồm những mảnh hộp radio vỡ, các linh kiện transitor phế thải, các khúc dây điện rối nùi, vài viên pin cũ..., những thứ do anh phá những máy quá cũ do cán bộ mang tới để lấy một vài món đồ dùng cho việc sửa chữa các máy khác. Anh để dành những thứ lặt vặt còn lại trong thúng như một cái kho để phòng khi hữu sự có thể dùng cho việc sửa máy. Nhưng không ai ngờ cái đám lộn xộn ấy lại chính là một cái máy thu thanh hoàn chỉnh, mà chỉ có một mình anh Dương mới có thể hóa phép để nó mang âm thanh tới mà thôi. Anh lấy mảnh này ghép vào mảnh kia, giây này nối với giây nọ... chỉ chốc lát là có thể thu tiếng từ cái thế giới tự do mộng ảo ở tận đâu đâu vào cái xó nhà tù này. Buổi tối anh thường đi ngủ sớm, kín đáo mang một số linh kiện vớ vẩn vào trong mùng, và thế là đắp mền, áp sát cái loa nhỏ xíu dấu dưới gối vào tai, anh nghe BBC! Sáng hôm sau, với một vẻ thản nhiên như không, anh ra giữa sân vừa đứng ngắm trời đất vừa nói nho nhỏ những tin tức BBC anh vừa thu thập được đêm qua cho người bạn đứng bên cạnh nghe. Những ăng-ten dù thông minh và tinh vi cách mấy cũng không bao giờ ngờ đó là lúc tin tức của năm châu bốn biển đang được loan truyền cho tập thể những kẻ bại trận đang chôn vùi số phận của mình nơi rừng sâu núi thẳm không biết bao giờ mới được thoát ra.
(... Nhưng tất cả bây giờ đã thành quá khứ. Chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, sau 59 năm hoạt động đã trở thành một phần đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, giờ đây sắp im hẳn. Đối với nhiều người Việt, nhất là những người lớn tuổi, đây hẳn là một biến cố quan trọng, vì một thói quen cố hữu là nghe đài BBC mỗi ngày sẽ bị chấm dứt đột ngột. Đó sẽ là một thiệt thòi về tình cảm. Trong khi đó thì thế giới vẫn tiếp tục gần gụi lại với nhau bởi không biết bao nhiêu là phương tiện thông tin mới mẻ, nhanh chóng, ngày càng phong phú...)
-BBC Tiếng Việt sẽ bỏ phát thanh sóng ngắn
BBC Tiếng Việt cùng 12 ban ngôn ngữ khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nga sẽ ngừng phát chương trình trên làn sóng ngắn từ tháng 4 năm nay để tập trung vào truyền thông trên Internet.
Trong buổi công bố kế hoạch tiết kiệm ngân khoản và cải tổ toàn diện cho các ban ngôn ngữ hôm 26/1 tại London, Ban lãnh đạo BBC World Service đưa ra dự án ngưng toàn bộ các chương trình radio truyền thống bằng tiếng Việt và 12 ngôn ngữ khác.Đây là thay đổi chiến lược lớn nhất từ trước đến nay, với tác động lâu dài cho sự hiện diện của đài BBC ở các thị trường nước ngoài.
Hiện chương trình trên sóng ngắn của BBC Tiếng Việt là 15 phút mỗi ngày, nhưng toàn bộ nội dung và cả các phần âm thanh như phỏng vấn, lời trích được phát và lưu trữ đều đặn trên mạng Internet ở địa chỉ bbcvietnamese.com.
Các ban ngôn ngữ khác trong nhóm 13 ngôn ngữ sẽ đóng cửa chương trình phát thanh hiện vẫn có nhiều giờ trên sóng ngắn hơn ban tiếng Việt, ví dụ như tiếng Trung là 4 giờ mỗi ngày.
Phát thanh từ 1952, chương trình trên sóng của BBC Tiếng Việt mà lúc cao nhất là 1 tiếng 30 phút mỗi ngày đã trả qua nhiều bước thăng trầm cùng cuộc chiến Việt Nam và thời kỳ hậu chiến.
Tuy nhiên tác động của việc đưa tin qua sóng ngắn giảm đi khi xu hướng truyền thông toàn cầu chuyển sang mạng Internet.
Đây là một ngày đau đớn cho BBC
TGĐ Mark Thompson
Các tiêu chí về bài dạng video, hay tin nhắn qua điện thoại di động cũng tăng đều, 17-20 phần trăm trong vòng 12 tháng qua trên trang này.
Tiết kiệm ngân khoản
Ngoài nhu cầu tiết kiệm chừng 30 phần trăm ngân khoản của BBC Tiếng Việt trong vòng ba năm tới thì BBC nhận thấy rằng phát triển thông tin qua mạng toàn cầu là tương lai của ngành truyền thông.
Đây là cách BBC sẽ áp dụng để tác động đến những thị trường như Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ hiện vẫn có vị trí quan trọng dù không phải là cốt yếu về an ninh như vùng Trung Đông hay Thế giới Hồi giáo vốn chiếm vị trí số một.
Trước hết về bối cảnh chung, BBC Thế giới vụ trong vòng ba năm tới khi vẫn còn là bộ phận của BBC lớn nhưng nhận khoản tiền của Bộ Ngoại giao Anh, phải tiết kiệm 20 phần trăm ngân sách.
Từ 2014, các ban ngôn ngữ sẽ về với BBC chung, vừa về mặt ngân sách, quản lý và về địa điểm.
Từ năm sau, các ban ngôn ngữ, gồm cả tiếng Việt sẽ chuyển về một toà nhà mới cùng BBC nội địa tại khu Tây London.
Tuy nhiên, trong đợt cắt giảm này, các ban phát thanh tiếng Macedonia, Albania và Serbia sẽ bị đóng cửa, cùng với ban tiếng Anh cho khu vực Caribbean và tiếng Bồ Đào Nha cho khu vực châu Phi, nhằm tiết kiệm 46 triệu bảng Anh/năm.
Tổng Giám đốc BBC, ông Mark Thompson nói đây là "một ngày đau đớn cho BBC".
-BBC Thế giới vụ đóng cửa 5 ban ngôn ngữ BBC-
Ban giám đốc BBC Thế giới vụ theo dự tính sắp thông báo kế hoạch cắt giảm, theo đó năm ban ngôn ngữ sẽ bị đóng cửa.
Được tin khoảng 650 người trong tổng số 2.400 nhân viên Thế giới vụ sẽ mất việc làm. Thông báo về việc này sẽ được đưa ra ngày thứ Tư 26/01.Các ban phát thanh tiếng Macedonia, Albania và Serbia sẽ bị đóng cửa, cùng với ban tiếng Anh cho khu vực Caribbe và tiếng Bồ Đào Nha cho khu vực châu Phi, nhằm tiết kiệm 46 triệu bảng
Anh/năm.
BBC cho hay phải giảm chi tiêu sau khi chính phủ cắt ngân quỹ, nhưng công đoàn thì gọi đây là quyết định quá "dữ dằn".
Tháng 10 năm ngoái, chính phủ Anh tuyên bố tập đoàn BBC sẽ phải lo ngân sách cho Thế giới vụ, thay vì Bộ Ngoại giao.
BBC Thế giới vụ bắt đầu phát sóng từ năm 1932, hiện với ngân quỹ 272 triệu/năm và có 241 triệu khán thính giả trên toàn thế giới.
Quyền lợi quốc gia
Tin cho hay việc cắt giảm loan báo thứ Tư này sẽ được thực hiện trong thời gian hai năm.Tuy nhiên hai phần ba số việc làm sẽ bị cắt trong vòng 12 tháng tới.
Bảy ban ngôn ngữ khác cũng sẽ giảm chương trình phát thanh.
Hiệp hội Nhà báo Quốc gia (NUJ), một tổ chức công đoàn, nói sẽ tổ chức biểu tình bên ngoài trụ sở của BBC Thế giới vụ ngay trong ngày thứ Tư.
NUJ đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Anh, Richard Ottaway, và Chủ tịch Ủy ban Văn hóa-Truyền thông và Thể thao, John Whittingdale, đề nghị cân nhắc lại việc cắt giảm.
NUJ nói rằng nếu quả có việc cắt giảm như vậy, thì "quyền lợi quốc gia của nước Anh" sẽ bị ảnh hưởng.
Tổng thư ký công đoàn Jeremy Dear nói: "Kế hoạch cắt giảm dữ dằn đối với một kênh truyền thông quốc gia quan trọng chính là do bàn tay của chính phủ liên minh, với các chính sách phá hoại các dịch vụ công chất lượng cao ở trong nước".
Giám đốc chuyên trách tin tức toàn cầu của BBC, Peter Horrocks, nói việc đóng cửa các ban ngôn ngữ không phải "do hiệu quả làm việc của các ban hay các chương trình".
"Tất cả các ban đều hết sức quan trọng cho người nghe cũng như đối với BBC."
Tuy nhiên ông Horrocks giải thích: "Đơn giản là vì chúng tôi có nhu cầu phải cắt giảm cho tương thích với việc giảm ngân quỹ dành cho BBC Thế giới vụ từ Bộ Ngoại giao Anh, nên phải tập trung vào các ban ngôn ngữ cần thiết nhất và có hiệu quả nhất".
Hôm thứ Hai, BBC loan báo sẽ đóng cửa chừng 200 websites của mình và cắt 360 việc làm trong hệ thống báo điện tử nhằm tiết kiệm 34 triệu bảng.
BBC cho rằng việc cắt giảm này sẽ khiến trang mạng của BBC trở nên đặc sắc hơn và có tính cạnh tranh hơn.
-BBC cắt bỏ 200 trang web BBC-Tập đoàn truyền thông Anh Quốc BBC sẽ cắt bỏ hàng trăm trang web và giảm số tiền chi ra để đưa thông tin lên mạng internet.
Tập đoàn truyền thông Anh Quốc BBC sẽ cắt bỏ 200 trang web và giảm số tiền chi ra để đưa thông tin lên mạng internet.
Theo thông tin được công bố hôm 24/01, ngân sách của BBC Online sẽ giảm 34 triệu bảng xuống còn 103 triệu một năm và 360 việc làm sẽ bị cắt giảm trong vòng hai năm tới.Đây là kế hoạch thay đổi của BBC nội địa trong khi chương trình cải tổ Thế Giới vụ trong đó có Ban Tiếng Việt sẽ được công bố trong ngày 26/01.
BBC Online sẽ giảm số blog tin tức, một số diễn đàn, các trang web cộng đồng cũng như tin thể thao và tin về thế giới giải trí.
Tuy nhiên số tin về văn hóa và nghệ thuật trên trang tin tức của BBC sẽ tăng lên.
Đây là một phần của kế hoạch thay đổi nhằm tiết kiệm 20% chi phí.
Tập đoàn đang gặp khó khăn khi khoản lệ phí truyền hình được phép thu không tăng trong khi BBC phải chi trả cho một số hoạt động phát thanh và truyền hình khác trong đó có Thế Giới vụ bắt đầu từ năm 2014.
Hiện Thế Giới vụ đang nhận tài trợ trực tiếp từ Bộ Ngoại giao Anh.
'Thay đổi ưu tiên'
Tổng Giám đốc BBC, ông Mark Thompson, thừa nhận rằng những thay đổi này sẽ "đau đớn".
Ông Thompson nói: "BBC Online là thành công lớn nhưng số lượng trang web quá lớn khiến cho chúng ta đôi khi không đáp ứng được lòng mong đợi.
"Chúng ta thay đổi các ưu tiên biên tập, cam kết mang lại chất lượng cao nhất và cách làm việc gọn nhẹ, tập trung sẽ giúp chúng ta cải tổ BBC Online cho tương lai."
Ông cũng nói BBC Online là trọng tâm cho tương lai kỹ thuật số của BBC.
Trong khi đó Nghiệp đoàn Nhà báo Quốc gia (NUJ) lên án quyết định này.
"Đòn giáng vào công việc và dịch vụ trên mạng cho thấy BBC coi thường những nhân viên làm việc chăm chỉ," Bí thư của NUJ, ông Jeremy Dear, nói.
"Nó không hợp lý chút nào khi cắt giảm trang web BBC khi mà ngày càng có nhiều người dựa vào mạng internet."
Ông Dear cũng nói NUJ sẽ không đứng nhìn các thành viên bị đuổi việc.
"Chiếm đất"
Trong chiến lược "Chất lượng Trên hết", BBC cũng công bố danh sách những dịch vụ mà tập đoàn truyền thông này sẽ không làm.
Trong số này có việc không mở trang mạng xã hội, không chạy các quảng cáo địa phương, không thực hiện những chương trình nhạc chỉ cho mạng internet.
Tập đoàn cũng nói họ cố gắng tăng số lần độc giả BBC đi tới các trang web khách từ đường link trên BBC lên 22 triệu một tháng vào năm 2013/2014.
BBC đã từng bị chỉ trích vì đi vào quá nhiều mảng thông tin khác nhau.
Hồi năm 2009, James Murdoch, con trai tài phiệt truyền thông người Úc Rupert Murdoch tố cáo BBC "chiếm đất" trong thị trường truyền thông vốn đang gặp khó khăn và nói hoạt động tin tức của BBC "bóp nghẹt" cạnh tranh.
- Bà Clinton lo BBC Thế giới vụ bị cắt ngân sách (BBC)
Anh cắt chi tiêu
Hoàng gia Anh cũng cắt chi tiêu cùng ngoại giao, quốc phòng, nội vụ và BBC.
Trừ một vài ngành như y tế và giáo dục phổ thông, các bộ ngành ở Anh đều phải chịu những khoản cắt giảm chi tiêu trong vòng bốn năm tới sau khi Bộ trưởng Tài chính, ông George Osborne, vừa công bố tại Quốc hội ở London chương trình cân bằng ngân sách.
Hoàng gia Anh, chính sách ngoại giao, quốc phòng của Vương Quốc và đài BBC cũng bị ảnh hưởng.
'Canh bạc vô trách nhiệm’
Duyệt xét chi tiêu này là cao điểm của nhiều tháng đàm phán nóng bỏng với các Bộ trưởng về ngân sách cho phòng ban của họ và được công bố một ngày sau khi Bộ Quốc phòng và BBC biết số phận tài chính của họ.
Bộ Quốc phòng phải đối mặt với cắt giảm 8% - thấp hơn hầu hết các bộ khác nhưng đủ để có nghĩa là 42.000 nhân viên phục vụ trong quân đội, công chức sẽ bị mất việc trong năm năm tới và các thiết bị cao cấp như máy bay Harrier, hàng không mẫu hạm Ark Royal và máy bay gián điệp Nimrod sẽ bị cắt bỏ.
Ông Osborne cũng xác nhận rằng thỏa thuận mới của chính phủ Anh với BBC sẽ đưa BBC World Service tức Thế giới vụ, gồm các ban ngôn ngữ, về thuộc BBC lớn là cơ quan truyền thông công cộng, nhận khoản tiền phí truyền thông ở Anh gọi là licence fee.
Khoản tiền này sẽ không tăng trong vòng sáu năm tới nhưng nhìn chung, BBC phải chịu khoản tiết kiệm 16 phần trăm trong vòng sáu năm.
Điều quan trọng là từ năm 2015, giống như cơ quan giám sát truyền thông quốc tế - BBC Monitoring, BBC Thế giới vụ sẽ không nhận ngân khoản từ Bộ Ngoại giao Anh mà sẽ nhận tiền từ BBC lớn.
Cụ thể tác động của việc cắt giảm chi tiêu đối với BBC Thế giới vụ thế nào thì chính đài BBC còn phải bàn thảo một thời gian nữa mới công bố được.
Tòan bộ Ban Việt Ngữ đài BBC có thể bị! An Việt (20-Oct-2010 08:34)
VietCatholic News (20 Oct 2010 08:34)
Tin từ nghiệp đòan Ký Giả Anh Quốc vừa phổ biến bản tin cho biết, họ lên án việc cắt giảm ngân sách của chính phủ Anh đối với Thế Giới Vụ đài BBC bắt đầu từ tài khóa năm tới 5.4.2011. Nghiệp đòan sợ rằng các Ban tiếng Macedonian, Serbian, Moldovan và ban tiếng Việt sẽ bị đóng cửa hòan tòan.
Chính phủ Anh dự tính sẽ cắt giảm từ 25 đến 40% tức khỏang 300 triệu bảng của Thế Giới Vụ sẽ dẫn đến cắt giảm các dịch vụ và nhân viên đang phục vụ khắp nơi trên thế giới khỏang 2 ngàn người, phát thanh bằng 32 ngôn ngữ khác nhau với các thông tín viên và biên tập viên riêng.
Thế Giới Vụ được tài trợ trực tiếp từ Bộ Ngọai Giao Anh (Foreign and Commonweath Office) khác với các nghiệp vụ BBC khác được lấy từ tiền sử dụng truyền hình của người dân (TV Licence).
Ông Peter Horrocks, giám đốc Ban Tin Tức thế giới của BBC Thế Giới Vụ vừa thông báo đến tòan thể nhân viên rằng việc tái bố trí lại cơ cấu Thế Giới Vụ là cần thiết để tăng cường hiệu năng thông tin và phuơng cách làm việc chung với nhau sẽ hiệu quả hơn để tiết kiệm ngân sách. Chỉ còn một tuần nữa Chính Phủ sẽ chính thức thông báo việc cắt giảm này nhưng việc công bố tin tức hôm nay là cần thiết.
Chính phủ Anh dự tính sẽ cắt giảm từ 25 đến 40% tức khỏang 300 triệu bảng của Thế Giới Vụ sẽ dẫn đến cắt giảm các dịch vụ và nhân viên đang phục vụ khắp nơi trên thế giới khỏang 2 ngàn người, phát thanh bằng 32 ngôn ngữ khác nhau với các thông tín viên và biên tập viên riêng.
Thế Giới Vụ được tài trợ trực tiếp từ Bộ Ngọai Giao Anh (Foreign and Commonweath Office) khác với các nghiệp vụ BBC khác được lấy từ tiền sử dụng truyền hình của người dân (TV Licence).
Ông Peter Horrocks, giám đốc Ban Tin Tức thế giới của BBC Thế Giới Vụ vừa thông báo đến tòan thể nhân viên rằng việc tái bố trí lại cơ cấu Thế Giới Vụ là cần thiết để tăng cường hiệu năng thông tin và phuơng cách làm việc chung với nhau sẽ hiệu quả hơn để tiết kiệm ngân sách. Chỉ còn một tuần nữa Chính Phủ sẽ chính thức thông báo việc cắt giảm này nhưng việc công bố tin tức hôm nay là cần thiết.
--------------------------------
Được hỏi về sự kiện có thể đóng cửa Ban Việt Ngữ đài BBC, ông Vũ Khánh Thành, cựu Nghị Viên thành phố Hackney London, nơi có đông người Việt nhất tại Anh sinh sống, ông phát biểu rằng, “đó là một tin đáng buồn cho người Việt Nam cả trong nước lẫn hải ngọai vì đài BBC từ hơn 50 năm qua đã như là nguồn tin đáng tin cậy nhất cho người Việt. Nhưng rất tiếc những năm gần đây chính trị đi vào thì công chính đội nón ra đi. Ban Việt Ngữ đài BBC đã làm mất niền tin của dân chúng Việt Nam. Cụ thể nhất là sự kiện “Đỗ Ngọc Bích” mạ lị tổ tiên Việt do Nguyễn Giang trưởng ban Việt Ngữ đài BBC đạo diễn đã gây phẫn nộ trong cộng đồng Việt Nam từ trong nước đến hải ngọai. Hàng ngàn lá thư phản đối đã gửi đến đài BBC nhưng không được trả lời. Phải chăng ban lãnh đạo BBC để đến thời điểm này xóa xổ hẳn ban Việt Ngữ BBC ? Một mặt khác với phương tiện truyền thông hiện tại, tin tức đến từ nhiều nguồn khác nhau, bản tin BBC không trung thực, không phong phú như các báo đài, các trang mạng khác, tất nhiên sẽ bị đào thải.”
NUJ condemns plans to cut World Service budget
19 October 2010
By Press Gazette reporters -http://www.pressgazette.co.uk/story.asp?sectioncode=1&storycode=46161&c=1
The National Union of Journalists has condemned the Government’s rumoured plans to cut the budget of the BBC World Service from next year as part of its comprehensive spending review, which is being revealed tomorrow.
The union said it feared that cuts of between 25-40 per cent of the World Service’s near £300m annual budget were likely to lead to service closures and significant redundancies in the UK and across the globe.
The Guardian reports today that the BBC is facing an overall cut of £556m to its £3.7bn a year licence fee income by being forced to fund the cost of free TV licences for the over-75s. It also reveals that BBC director general, Mark Thompson, is prepared to assume part of the World Service cost as a compromise measure.
The NUJ said it feared the Macedonian; Serbian, Vietnamese and Moldovan language services may close entirely or be drastically cut while the Ukrainian and Russian services could be based solely in those countries with the Russian radio serviced closed by the end of the year.
Journalism jobs were expected to go from the BBC World Service newsroom in London, the union said, with further cuts and restructuring expected across the Turkish TV service, the Central Asian and Bengali services, the Spanish American service and the Arabic service.
The union also claimed that cuts have been proposed for the BBC Monitoring Service based in Caversham which could impact on 300-350 jobs in the UK and 150 jobs overseas.
Jeremy Dear, NUJ General Secretary said: “The BBC World Service employs more than 2,000 people and a significant proportion are based outside of the UK and spread across 45 countries.
“The diversity of staff and presence in so many locations around the world helps make the BBC World Service the leading voice in international broadcasting.”
“At its best the World Service challenges corruption, expose human rights abuses and promote democratic values.
“The World Service is a vital source of quality journalism; people all over the world rely on the BBC to tell them the truth in times of crisis.
“If the Government slashes these essential services they will land a blow on objective news reporting and undermine Britain ’s international reputation.”
Currently the World Service is paid for out of the budget of the Foreign Office but as the Coalition Government is set to slash the amount of money the service receives as it seeks huge public sector savings as part of its comprehensive spending review.
Được hỏi về sự kiện có thể đóng cửa Ban Việt Ngữ đài BBC, ông Vũ Khánh Thành, cựu Nghị Viên thành phố Hackney London, nơi có đông người Việt nhất tại Anh sinh sống, ông phát biểu rằng, “đó là một tin đáng buồn cho người Việt Nam cả trong nước lẫn hải ngọai vì đài BBC từ hơn 50 năm qua đã như là nguồn tin đáng tin cậy nhất cho người Việt. Nhưng rất tiếc những năm gần đây chính trị đi vào thì công chính đội nón ra đi. Ban Việt Ngữ đài BBC đã làm mất niền tin của dân chúng Việt Nam. Cụ thể nhất là sự kiện “Đỗ Ngọc Bích” mạ lị tổ tiên Việt do Nguyễn Giang trưởng ban Việt Ngữ đài BBC đạo diễn đã gây phẫn nộ trong cộng đồng Việt Nam từ trong nước đến hải ngọai. Hàng ngàn lá thư phản đối đã gửi đến đài BBC nhưng không được trả lời. Phải chăng ban lãnh đạo BBC để đến thời điểm này xóa xổ hẳn ban Việt Ngữ BBC ? Một mặt khác với phương tiện truyền thông hiện tại, tin tức đến từ nhiều nguồn khác nhau, bản tin BBC không trung thực, không phong phú như các báo đài, các trang mạng khác, tất nhiên sẽ bị đào thải.”
NUJ condemns plans to cut World Service budget
19 October 2010
By Press Gazette reporters -http://www.pressgazette.co.uk/story.asp?sectioncode=1&storycode=46161&c=1
The National Union of Journalists has condemned the Government’s rumoured plans to cut the budget of the BBC World Service from next year as part of its comprehensive spending review, which is being revealed tomorrow.
The union said it feared that cuts of between 25-40 per cent of the World Service’s near £300m annual budget were likely to lead to service closures and significant redundancies in the UK and across the globe.
The Guardian reports today that the BBC is facing an overall cut of £556m to its £3.7bn a year licence fee income by being forced to fund the cost of free TV licences for the over-75s. It also reveals that BBC director general, Mark Thompson, is prepared to assume part of the World Service cost as a compromise measure.
The NUJ said it feared the Macedonian; Serbian, Vietnamese and Moldovan language services may close entirely or be drastically cut while the Ukrainian and Russian services could be based solely in those countries with the Russian radio serviced closed by the end of the year.
Journalism jobs were expected to go from the BBC World Service newsroom in London, the union said, with further cuts and restructuring expected across the Turkish TV service, the Central Asian and Bengali services, the Spanish American service and the Arabic service.
The union also claimed that cuts have been proposed for the BBC Monitoring Service based in Caversham which could impact on 300-350 jobs in the UK and 150 jobs overseas.
Jeremy Dear, NUJ General Secretary said: “The BBC World Service employs more than 2,000 people and a significant proportion are based outside of the UK and spread across 45 countries.
“The diversity of staff and presence in so many locations around the world helps make the BBC World Service the leading voice in international broadcasting.”
“At its best the World Service challenges corruption, expose human rights abuses and promote democratic values.
“The World Service is a vital source of quality journalism; people all over the world rely on the BBC to tell them the truth in times of crisis.
“If the Government slashes these essential services they will land a blow on objective news reporting and undermine Britain ’s international reputation.”
Currently the World Service is paid for out of the budget of the Foreign Office but as the Coalition Government is set to slash the amount of money the service receives as it seeks huge public sector savings as part of its comprehensive spending review.
An Việt