Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Đàm phán Việt - Trung là 'lâu dài'

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị. (Ảnh: Internet)
-Nguồn: -Ngư dân chưa mặn mà bảo hiểm tàu cá đvNợ chồng nợ vì bị tàu Trung Quốc uy hiếp (TT).  – Ngư dân bị tàu nước ngoài thu tài sản nhận hỗ trợ (GDVN).  – Quảng Ngãi hỗ trợ 14 ngư dân gặp nạn trên biển(TTXVN). Không ai bảo vệ biên giới tốt bằng sức mạnh nhân dân (VOV).  – Những người con của đại ngàn Trường Sơn (VOV).

Philippines đối đầu Trung Quốc   –   (RFA).


-Đàm phán Việt - Trung là 'lâu dài'
Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn
Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn vừa nhất trí với Trung Quốc khởi động đường dây nóng xử lý tranh chấp trên biển.
Việt Nam và Trung Quốc vừa có các cuộc tiếp xúc, làm việc cấp thứ trưởng ngoại giao và ủy ban liên hợp về giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ.

Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý "khởi động Bấm đường dây nóng" giữa hai Bộ ngoại giao để kịp thời "trao đổi, xử lý" các vấn đề phát sinh trên biển," trong cuộc hội đàm giữa Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và đồng nhiệm Trung Quốc, Trương Chí Quân diễn ra hôm 27-28/2.
Trả lời câu hỏi của BBC trong chuyến thăm London hôm 28/2 về khả năng ra luật về chủ quyền biển đảo của Việt Nam như Hoàng Sa, Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội nói:
"Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam là một vấn đề trước mắt, cũng như chiến lược lâu dài,"
Ông nhắc lại quá trình đàm phán biên giới Việt - Trung mà ông từng có mặt:
"Đảng và nhà nước Việt Nam mấy chục năm nay tiến hành [đàm phán] liên tục.Trước đây, về đàm phán phân định trên đất liền, rồi ký vào năm 1999, rồi đến năm 2000, ký Hiệp định phân định trên Vịnh Bắc Bộ.
"Giai đoạn tiếp theo là ở trên Biển Đông. Việc đó, hai bên chính thức đã có cuộc gặp cấp cao, đã thỏa thuận với nhau về nguyên tắc và cũng đã tổ chức các đoàn đàm phán cấp Chính phủ cũng như cấp chuyên viên. Việc đó đang diễn ra và bây giờ vẫn đang tiếp tục.
Từ 24 đến 27 tháng 2 đã diễn ra phiên họp lần thứ 2 Ủy ban liên hợp Biên giới trên đất liền Việt - Trung tại Hà Nội.
Hai bên bàn về mở cửa khẩu cầu đường bộ số 2 nối Lào Cai - Hà Khẩu; thúc đẩy đàm phán ký hiệp định về cửa sông Bắc Luân và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc.
"Luôn luôn quan trọng"
Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo cũng cho hay trong các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai bên, chủ đề biên giới, lãnh thổ, lãnh hải luôn là một nội dung quan trọng trong nghị trình.
Ông nói:
"Việc đó bao giờ cũng rất thẳng thắn với hai bên để trao đổi với nhau, để đi đến giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên đây là một vấn đề lâu dài, chứ không phải là một sớm một chiều giải quyết ngay được."
Trung tuần tháng Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bấm Phạm Bình Minhđã thăm chính thức Trung Quốc, trong đó có làm việc với Bắc Kinh về vấn đề đàm phán, xử lý tranh chấp, khác biệt biên giới, lãnh thổ, lãnh hải giữa hai bên.
TS Đinh Xuân Thảo
TS Đinh Xuân Thảo (thứ hai, từ phải) nói đàm phán tranh chấp biển đảo, lãnh thổ giữa VN và TQ là vấn đề lâu dài.
Bình luận với BBC vào thời điểm Bộ trưởng Phạm Bình Minh thăm Trung Quốc, Giáo sư Vũ Dương Ninh, chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Hà Nội, nói về nhu cầu đàm phán trực tiếp đòi lại Hoàng Sa:
"Tôi nghĩ đó là vấn đề phải đặt ra. Bởi vì đó là vấn đề thuộc về nguyên tắc. Nguyên tắc là chủ quyền của tôi, lãnh thổ của tôi. Và trong một thời điểm nào đó bị chiếm đóng, thì sớm muộn gì đó, tôi cũng phải đòi lại.
"Tôi nghĩ đặt vấn đề như thế là đúng. Còn triển khai, thực hiện như thế nào thì còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện. Nhưng dù thế nào vẫn luôn phải đặt vấn đề 'cái đó là của tôi!"


VN: chủ quyền là chiến lược lâu dài
-Biển Đông lại dậy sóngBeijing in Fresh Sea Row With Hanoi (WSJ 1-3-12) 


-Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương - Biển Đông: America’s maritime power (Le Monde Diplomatique March 2012) -- Bài Michael Klare ◄Bên trong tàu ngầm C-56   –   (BBC).-– Lê Ngọc Thống: Đối tượng tác chiến đáng gờm của Trung Quốc là ai?   –   (viet-studies). 

Hiểm hoạ Trung Quốc: Is the China Threat Overhyped? (American 2-3-12)  - Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh khẩn cấp tại Trung Quốc (VNE). Hải quân Việt Nam nhận thêm 3 tàu chiến    –   (VOA). – Có gì mới trong hợp tác Việt Úc?   –   (RFA).
Trung Quốc 'đe' Philippines

Nga 'bán đứng' Iran cho Israel?
Trung Quốc 'đánh kín' Ấn Độ?
07:48 ngày 02.03.2012
SGTT.VN - Các nhà lập pháp Mỹ và đô đốc Robert Willard, tư lệnh châu Á – Thái Bình Dương (USPACOM) tỏ ra lo ngại sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở châu Á, cũng như an ninh mạng.

-CHƠI VỚI ‘BẠN VÀNG’ KHÓ THẬT: Trung Quốc dùng ảnh tập trận để đăng tin TẤN CÔNG tàu Việt Nam (TTXVA). –   Tin Nóng trên báo TQ: Trung Quốc BẮN THẲNG vào tàu Việt Nam tại “Nam Hải” (TTXVA). (ND: Trang Thi^en Long)


-Những ý kiến hống hách của cư dân mạng Trung Quốc về chủ đề “Hoàng sa- Trường Sa là của Việt Nam”   
Biển Đông: Mỹ quan ngại tự do hàng hải, Trung Quốc phủ nhận (SGTT).-Khai trương đường dây nóng ngoại giao Việt-Trung (TTXVN).   - Quảng Ngãi: Ngư dân bị Trung Quốc tịch thu tài sản kêu cứu (DV).
– Hợp tác phát triển du lịch thác Bản Giốc (NLĐ).Việt – Trung sẽ mở thêm cửa khẩu (VNE).
-Nga đánh đổi bí mật tên lửa phòng không với Israel- vietnamdefence- WikiLeaks tiếp tục đăng tải các thư từ mà các nhân viên công ty Stratfor Global Intelligence trao đổi với nhau qua thư điện tử. Một thư điện tử ngày 26.2.2009 có đề cập đến quan hệ Nga-Israel.

--Ấn Độ - Trung Quốc căng thẳng: New tensions in India-China border dispute raise concerns (WP 29-2-12)TRIỂN VỌNG THÀNH LẬP LIÊN MINH ẤN ĐỘ-MỸ-ÔXTRÂYLIA basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TRIỂN VỌNG THÀNH LẬP LIÊN MINH ẤN ĐỘ-MỸ-ÔXTRÂYLIA Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ ba, ngày 28/2/2012 TTXVN (Niu Đêli 20/2) Tạp chí “Các vấn đề chiến lược” (Ấn Độ) số ra gần đây đăng bài viết của bộ phận nghiên cứu khu Vực Nam Á về triển vọng
 Hạm đội Thái Bình Dương hợp tác với VN bbc.01.03.12 Đầu năm nay có môt số sự kiện khiến cho giới quan sát quân sự chú ý. Đó là việc chiến hạm chống tàu ngầm hàng đầu của Nga mang tên đô đốc Panteleev cùng hai tàu hộ tống đã tới thăm Indonesia vào cuối tháng 1 và sau đó thăm Philippines vào đầu tháng Hai. Đây là lần đầu tiên trong 96 năm tàu chiến Nga thăm Philippines, cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của Moscow tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

Hợp tác với Việt Nam

Hà Nội và Moscow, theo nhiều nguồn tin, đã thống nhất một dự án trị giá 220 triệu đôla để nâng cấp cảng Cam Ranh, dự kiến cho phép hải quân của nước ngoài, kể cả Hoa Kỳ, được tiếp cận sử dụng.
Tàu ngầm mini của hạm đội Thái Bình Dương
Hạm đội Thái Bình Dương Nga có nhiều tàu ngầm các loại

Năm ngoái, trong chuyến thăm của khu trục hạm Vinogradov của Hạm đội Thái Bình Dương tới Đà Nẵng, một trong các nội dung làm việc, theo giới quan sát, liên quan việc các đại diện của công ty Zvezdochka của Nga dự kiến thiết lập một cơ sở sửa chữa tàu thủy tại cảng Cam Ranh, mà đặc biệt là ký các hợp đồng cung cấp phụ tùng cho các tàu chiến.
Các phân tích gia tin rằng các bản hợp đồng gắn với thỏa thuận trị giá 2,2 tỷ đôla để Việt Nam mua sáu tàu ngầm Kilo từ Nga, một trong các thương vụ mua bán vũ khí lớn nhất đương đại, "được coi như một động thái đối lại với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp," tờ South China Morning Post tại Hong Kong cho hay.
Tuy giới ngoại giao và quan chức quân đội Nga luôn tuyên bố Nga không đứng về bên nào trong xung đột Biển Đông, giới phân tích cho rằng Moscow đang tìm cách tăng cường hiện diện trong khu vực cũng như mở rộng thị trường bán vũ khí ở Đông Nam Á.
Nga đã và đang đóng vai trò hàng đầu trong quá trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam, với thông tin mới nhất là hai chiến hạm tuần tra biển sẽ được chuyển cho Việt Nam vào tháng Năm này.
-Một số vũ khí lạ của Trung Quốc-đv Khi chúng ta ngủ thì Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh basam-Top Secret Writer Khi chúng ta ngủ thì Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh Tác giả: WC Người dịch: Đan Thanh 13-02-2012 Khi Trung Quốc cài số chuẩn bị chiến tranh thì Tổng thống Obama tập trung vào việc tạo điều kiện cho nhiều người Trung Quốc sang Mỹ du lịch hơn để ngăn chặnTrung Quốc muốn hàn gắn quan hệ ngoại giao với các nước Ả Rập   –   (VOA)
Diễn biến quan trọng từ Triều Tiên
Thanh Niên
Ngày 29.2, Tân Hoa xã dẫn nguồn KCNA đưa tin CHDCND Triều Tiên đồng ý tạm ngưng các vụ thử hạt nhân, phóng tên lửa tầm xa, làm giàu uranium. Bình Nhưỡng còn cho phép thanh sát viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thực hiện các hoạt động ...
Mỹ muốn Triều Tiên nhượng bộ hạt nhân để nhận viện trợ lương thựcVOA Tiếng ViệtTriều Tiên đồng ý ngừng chương trình hạt nhân (VOV). - Mỹ hoan nghênh quyết định của CHDCND Triều Tiên (VOV).
Triều Tiên đồng ý ngưng hoạt động hạt nhân để đổi lương thực của MỹDân Trí
CHDCND Triều Tiên đồng ý dừng chương trình hạt nhânTuổi Trẻ
RFI -Sài gòn Giải Phóng -Vietnam Plus


Vietnam accuses China of assaulting fishermen DPA
In protest, Vietnam says China assaulted fishermen--HANOI (AP) - Vietnam has protested China for reportedly assaulting its fishermen in disputed waters in the South China Sea.
--Việt Nam phản đối Trung Quốc đánh đập ngư dân tại Hoàng Sa (Dân trí) - Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân ...
Thanh Niên -Đài Tiếng Nói Việt Nam -RFI


Yêu cầu không tái diễn dùng vũ lực với ngư dân VN (TTXVN). Ngày 22/2, 11 ngư dân trên tàu cá QNg 90281TS của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, đánh đập, lục soát lấy tài sản, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió.

Ngày 29/2, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước sự việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: 



“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Hành động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam"./.
(Vietnam+)


 - VN phản ứng việc TQ uy hiếp ngư dân Quảng Ngãi (Bee).Việt Nam phản đối Trung Quốc đánh đập ngư dân tại Hoàng Sa (DT). 
Trung Quốc tăng sức mạnh quân sự “không phải do chuyển động của Mỹ” (DT).


Chủ tịch Việt Nam sẽ thăm TQ BBC Tiếng Việt
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thăm Trung Quốc trong dịp nửa đầu năm nay, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Quanh quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cũng cho biết sẽ "khởi động đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại giao để kịp thời trao ...
Đường dây nóng Việt - Trung về các vấn đề trên biểnThanh Niên
Việt-Trung quán triệt thực hiện Nhận thức chungVietnam PlusTrong hai ngày 27 và 28/2, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.
Trong không khí hữu nghị và hợp tác, hai bên đã trao đổi ý kiến một cách sâu rộng và thẳng thắn về quan hệ song phương và vấn đề biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc. 
Hai bên nhất trí quán triệt thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các thỏa thuận liên quan, duy trì các chuyến thăm cấp cao, đi sâu hợp tác trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng những vấn đề tồn tại, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực và thế giới. 
Thác Bản Giốc (Ảnh: Trí Dũng - TTXVN)
Về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thật tốt cho các chuyến thăm và gặp gỡ lẫn nhau giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, đặc biệt là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự kiến trong Quý II năm 2012. 

Hai bên thống nhất tổ chức Phiên họp lần thứ 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong tháng Bảy hoặc tháng Tám năm nay. Về kinh tế, thương mại, hai bên nhất trí tăng cường phối hợp để sớm thông qua Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm nhằm triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc đã được ký kết hồi tháng 10 năm 2011. Hai bên nhất trí nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 60 tỷ USD vào năm 2015, đi đôi với việc từng bước cân bằng cán cân thương mại song phương.

Về biên giới trên đất liền, hai bên nhất trí nghiêm túc thực hiện các văn kiện đã ký kết để cùng quản lý có hiệu quả đường biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì trật tự trị an trên vùng biên giới. Hai bên nhất trí cùng nhau thúc đẩy để sớm ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc. 

Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí cho rằng việc triển khai thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ hai nước. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí triển khai một số công việc sau:

1. Thành lập Nhóm công tác cấp Cục, Vụ để đàm phán về việc phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và về việc hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.

2. Thành lập Nhóm công tác cấp Cục, Vụ về việc hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, bao gồm bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra v.v…

3. Khởi động đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại giao để kịp thời trao đổi, xử lý thỏa đáng các vấn đề phát sinh trên biển. 
Chiều 27/2, ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tiếp thân mật Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và các thành viên trong Đoàn Việt Nam./.

 Việt Nam- Trung Quốc thảo luận nhiều nội dung quan trọng
(VOV) - Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thật tốt cho các chuyến thăm và gặp gỡ lẫn nhau giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước. Trong hai ngày 27 và 28/2, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ ...




Trung Quốc hối thúc Việt Nam thực sự tôn trọng chủ quyền-quyền lợi và quyền cai quản của Trung Quốc (CRI). Theo tin trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Khi trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 27/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói, Trung Quốc hối thúc Việt Nam thực sự tôn trọng chủ quyền, quyền lợi và quyền cai quản của Trung Quốc.

Có phóng viên hỏi: Trước việc Trung Quốc tiến hành nghiên cứu hải dương trên vùng biển hữu quan, quan chức Việt Nam trong bài phát biểu mới yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động đe dọa tới chủ quyền lãnh thổ của quần đảo Tây Sa và Nam Sa Việt Nam, Trung Quốc có sự phản ứng gì?
Người phát ngôn Hồng Lỗi nói, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hòn đảo Nam Hải và vùng biển xung quanh. Trung Quốc tiến hành hoạt động xây dựng bình thường và triển khai bất cứ hoạt động gì trên quần đảo Tây Sa hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc hoàn toàn không thể chấp nhận cách nói của Việt Nam. Trung Quốc hối thúc Việt Nam thực sự tôn trọng chủ quyền, quyền lợi và quyền cai quản của Trung Quốc.
Gian nan cắm mốc biên cương (TTCT).-

Bất chấp Trung Quốc, Philippines vẫn cho đấu thầu dầu khí ở Biển Đông
-.rfi.frVào hôm qua, 27/02/2012, chính quyền Manila cho biết sẽ bắt đầu cung cấp hợp đồng thăm dò dầu khí cho một số công ty kể từ tháng Ba sắp tới. Đây là bước tiếp theo trong kế hoạch cho đấu thầu 15 lô dầu khí ngoài khơi Philippines, đã được khởi động vào giữa năm 2011.
Ngay khi Manila tiết lộ tọa độ các khu vực mời thầu, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines vào lúc ấy đã lập tức phản đối, cho rằng hai khu vực gần Biển Đông nằm trong danh sách, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Khi loan báo việc sắp cung cấp giấy phép thăm dò vào hôm qua, Bộ trưởng Năng lượng Philippines ông Jose Almendras không nói rõ là các hợp đồng có liên can đến các lô bị Trung Quốc tranh chấp hay không. Tuy nhiên, ông đã khẳng định trở lại rằng hai khu vực cho đấu thầu nằm vùng biển phía tây bắc đảo Palawan hoàn toàn thuộc lãnh thổ Philippines.
Chính quyền Philippines cũng không cho biết là các tập đoàn dầu khí nào đã tỏ ý quan tâm đến các lô thăm dò được Manila đưa ra đấu thầu. Phát biểu với báo chí Philippines, Thứ trưởng bộ Năng lượng, ông Jay Layug, chỉ nói chung chung là đã có khoảng 20 công ty đã nộp hồ sơ ban đầu, trong đó những tập đoàn quốc tế lớn.
Báo giới Philippines đã thử tìm hiểu và xác định là trong danh sách đó có nhiều hãng dầu lớn của châu Âu hay Hoa Kỳ như : Tập đoàn Ý Eni, Tập đoàn Pháp GDF-Suez và Total, tập đoàn Mỹ CalEnergy, thông qua một công ty con tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. ExxonMobil được cho là cũng rất quan tâm đến các lô được mời thầu.-Philippines và TQ đấu khẩu về Biển Đông
BBC Tiếng Việt
Philippines tuyên bố có quyền mời các công ty nước ngoài thăm dò dầu khí ở khu vực nằm giữa bờ biển phía tây của nước này và Biển Đông, bất chấp phản đối của Trung Quốc. Phản ứng của Manila đưa ra hôm nay, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao ...
-Philippines cho phép khoan dầu trên biển, dù Trung Quốc phản đốiDân Trí
-Philippines to defy China and expand oil search MANILA (AFP) - The Philippines said on Wednesday it would push ahead with plans to expand oil and gas exploration in waters also claimed by China, as it brushed off a fresh Chinese warning.Biển Đông lại sắp căng thẳng? (ĐV/Reuters, AFP). – Philippines mở thầu khai thác dầu khí trên Biển Đông (SGTT/Inquirer, Manila Standard).  – Philippines cho phép khoan dầu trên biển, dù Trung Quốc phản đối (DT).   – Philippines và Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động Biển Đông (TQ).

Mỹ thử siêu vũ khí có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên trái đất


-(VnMedia) - Lầu Năm Góc vừa thông báo, hôm 17/11, Mỹ đã thử thành công một loại vũ khí siêu thanh có thể tấn công bất kỳ một mục tiêu nào trên trái đất chỉ trong vòng 30 phút. Loại tên lửa bay siêu âm này được gọi là Vũ khí Siêu thanh Tân tiến (AHW).
AHW, có tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, đã được phóng đi lúc 11h30 sáng ngày 17/11 từ một bãi thử tên lửa Thái Bình Dương ở Kauai, Hawaii, đến bãi thử Reagan thuộc đảo san hô Kwajalein ở quần đảo Marshall. Nó đã bắn trúng mục tiêu giả định ở cách đó khoảng 4.000km.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc – Trung tá Melinda Morgan cho biết, mục tiêu của cuộc thử nghiệm này nhằm "thu thập dữ liệu về các công nghệ khí động lực học, định vị, dẫn đường, kiểm soát và bảo vệ nhiệt". Dự án AHW là một phần trong chương trình "Tấn công chớp nhoáng toàn cầu" của quân đội Mỹ. Dự án này nhằm cung cấp cho quân đội Mỹ các phương tiện để đưa vũ khí thông thường đi tấn công bất cứ địa điểm nào trên thế giới chỉ trong vòng một giờ đồng hồ.

Lầu Năm Góc không tiết lộ vũ khí AHW vừa được thử đã đạt đến tốc độ chính xác là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, AHW có thể đạt tốc độ Mach 5, nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, tương đương khoảng 6.000 km/giờ.

Hồi tháng 8/2011, Lầu Năm Góc cũng thử nghiệm một loại thiết bị bay siêu thanh khác được gọi là HTV-2, có khả năng bay với vận tốc 27.000 km/giờ. Tuy nhiên, vụ thử này thất bại.

Lầu Năm Góc đã phải tiêu tốn 239,9 triệu USD cho việc phát triển chương trình vũ khí “Tấn công chớp nhoáng toàn cầu”, trong đó có 69 triệu USD dành riêng cho vụ thử nghiệm vũ khí AHW hôm 17/11.

Tin về việc Mỹ thử siêu vũ khí tấn công toàn cầu được đưa ra đúng thời điểm Không quân Mỹ thông báo nhận được quả bom xuyên phá boongker nặng 15 tấn. Nếu những thứ vũ khí này được dùng đến thì điều đó có nghĩa Mỹ không còn phải phụ thuộc và những hệ thống tên lửa được đặt ở nước ngoài.

Những tin tức về hai loại vũ khí trên cũng được tung ra đúng tuần Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Mỹ sẽ hành động kiên quyết nhằm chống lại các hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và phổ biến hạt nhân của Triều Tiên. Một số người còn cho rằng, Mỹ sẽ dùng quả bom 15 tấn có thể cho nổ tung các hầm ngầm bê tông kiên cố để tấn công vào các cơ sở hạt nhân bí mật nằm sâu dưới lòng đất của Iran.
Kiệt Linh - (theo DM, RIA)
-Ai sẽ là tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ? (ĐV).-- Dheli lo ngại Trung Quốc sẽ tấn công họ vào mùa hè (Kichbu/svpressa.ru).- Báo cáo bị rò rỉ của LHQ nói gì về Iran? (VNN/DailyMail).  - ‘Tấn công Iran, Israel sẽ sụp đổ’ (VNE).

-Trung Quốc tăng cường hoạt động trên biển

Trung Quốc lại có động thái gây quan ngại trong khu vực khi tăng cường lực lượng và hoạt động của những đội tàu tuần tra ở vùng biển tranh chấp.
Tân Hoa xã đưa tin chính quyền Trung Quốc vừa triển khai thêm 200 nữ binh sĩ vào lực lượng hải giám để tham gia các hoạt động tuần tra ở khu vực đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, số binh sĩ này được đào tạo tại một căn cứ thuộc Hạm đội Nam Hải, vốn hoạt động ở biển Đông, và “sẵn sàng xung phong ra tuyến đầu”. Thông tin này xuất hiện vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 
Trực thăng tuần tra biển của Trung Quốc - Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Bên cạnh đó, Tân Hoa xã còn tiết lộ lực lượng hải giám của Trung Quốc hiện lên đến 8.000 người và được phân bổ theo sơ đồ tổ chức của hải quân Trung Quốc khi chia thành 3 tổng đội: Đông Hải, Bắc Hải và Nam Hải. Các tàu ngư chính, hải giám được trang bị thêm nhiều công cụ kỹ thuật cao như thiết bị dò tìm âm thanh dưới nước, hệ thống radar giám sát thụ động tiên tiến… Đây vốn dĩ là những kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong hải quân. Thế nhưng, Bắc Kinh lâu nay vẫn tuyên bố lực lượng tuần tra biển của mình chỉ mang tính dân sự.
Về mặt hoạt động, giới chức Trung Quốc tuyên bố sắp tới sẽ tổ chức “tuần tra phối hợp chặt chẽ trên các vùng biển”. Tân Hoa xã đưa tin các đội hải giám sẽ triển khai 9 tàu kết hợp 4 máy bay trực thăng để tuần tra liên tục hằng ngày. Mới đây, 2 tàu hải giám 66 và 49 thuộc Tổng đội tàu Đông Hải từ ngày 18-23.2 đã lập riêng thành một nhóm để hoạt động định kỳ trên biển Hoa Đông. Hai tàu này đã chạm mặt với tàu tuần duyên Nhật Bản trên biển và sau đó Tokyo đã gửi phản đối đến Bắc Kinh thông qua kênh ngoại giao, theo Đài NHK.

Philippines phản ứng về “khai thác chung”
Báo Philippine Daily Inquirer hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định nước này không chấp nhận ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc tại khu vực Manila tuyên bố chủ quyền. Theo ông Del Rosario, Philippines sẽ chỉ mời Trung Quốc tham gia với tư cách một nhà đầu tư. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi cựu Đại sứ Trung Quốc tại Manila Vương Anh Phạm nói Philippines cần hướng tới cùng thăm dò và phát triển khu vực tranh chấp. Ông Vương còn lên giọng cảnh báo không nên lôi kéo Mỹ vào tranh chấp ở biển Đông vì Trung Quốc sẽ phản ứng.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony ngày 27.2 chỉ trích phản ứng của Trung Quốc về chuyến thăm vừa qua của ông tới bang Arunachal Pradesh. Bang này do Ấn Độ quản lý nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Nam Tây Tạng. Ngày 25.2, Bắc Kinh yêu cầu New Delhi “kiềm chế để tránh gây phức tạp” tại khu vực. Đáp lại, AFP dẫn lời Bộ trưởng Antony khẳng định “Arunachal Pradesh là phần không thể tách rời của Ấn Độ”. 
Văn Khoa
Ngọc Bi


-Trung Quốc phủ nhận việc nổ súng vào tàu đánh cá Việt Nam   Cơ quan thực thi luật hàng hải của Trung Quốc ngày 26/2 tuyên bố các tin tức gần đây nói rằng tàu tuần duyên Trung Quốc nã súng vào một tàu đánh cá Việt Nam là không đúng sự thật. 



Báo chí Trung Quốc đồng loạt loan tải thông cáo của Cơ quan Quản lý Hàng hải Trung Quốc xác nhận rằng mới đây cơ quan này có tiến hành cuộc tuần tiễu định kỳ trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, tức quần đảo Tây Sa theo cách gọi của Trung Quốc, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền không thể chối cãi.

Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định tàu của họ không hề đụng độ với bất kỳ tàu đánh cá nào của Việt Nam, huống chi là một vụ gọi là nổ súng. 

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản hôm 25/2 trích thuật phát biểu của một giới chức Việt Nam tố cáo rằng một tàu đánh cá của Việt Nam bị một số tàu của Cơ quan Quản lý Hàng hải Trung Quốc bắn và làm hư hại tại khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa. 

Theo báo chí trong nước, 11 ngư dân trên chiếc tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90281 TS của ông Đặng Tằm ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bị Trung Quốc rượt bắt và tịch thu toàn bộ ngư cụ hôm 22/2 khi đang hoạt động hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. 

Trang web của tỉnh Quảng Ngãi cho biết ngày 24/2 các ngư dân trên tàu cá Việt Nam đã được phía Trung Quốc thả, về đến nhà an toàn. 

Chưa có phản hồi chính thức từ chính quyền Việt Nam liên quan đến lời phủ nhận của phía Trung Quốc về vụ việc.

Tuần rồi (ngày 23/2), Việt Nam một lần nữa lên tiếng khẳng định chủ quyền không tranh cãi tại quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa và yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay các hoạt động cũng như dự án xâm phạm chủ quyền Việt Nam. 

Phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị được đưa ra sau khi báo chí Trung Quốc loan tin về một số hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông từ đầu năm đến nay, bao gồm đo đạc-khảo sát một số đảo ở Hoàng Sa và lên kế hoạch xây dựng cầu tàu ở Trường Sa. 


Làm rõ vụ tàu cá báo cáo bị tấn công (TN)Liên quan đến vụ tàu cá QNg-90281 TS của ông Đặng Tằm (39 tuổi, ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), được báo cáo là bị tàu nước ngoài tấn công trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, ông Lê Viết Chữ - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau khi thu thập đầy đủ các chứng cứ liên quan, tỉnh sẽ có văn bản báo cáo lên các cơ quan chức năng ở T.Ư xin ý kiến.
Trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Nguyễn Hùng - Trưởng phòng Trinh sát (Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi) cho biết thêm: “Chúng tôi đã cử lực lượng về xã Bình Châu để xác minh, thu thập chứng cứ và lấy tường trình sự việc từ các ngư dân, sau đó sẽ báo cáo UBND tỉnh”. Trước đó, vào sáng 24.2, sau khi kiểm tra những dấu tích trên mảnh gỗ ở phần cabin tàu cá bị vết đạn xé toạc, các trinh sát biên phòng đã thu giữ 1 mũi đạn (chưa rõ là đạn loại nào - PV) còn nằm trong mảnh gỗ.

Tàu cá QNg-90281 TS của ngư dân Đặng Tằm - Ảnh: Hiển Cừ
  Hiển Cừ.


- China Denies Shooting at Vietnamese Boat (CRI English). - Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam    –   (RFI). - Ngư dân VN bị tàu tuần tra TQ ‘uy hiếp’   –   (BBC). Một tàu cá bị tàu Trung Quốc uy hiếp, tịch thu đồ đạc (TP). - Nỗ lực đưa 7 ngư dân bị nạn về đất liền (TN). - Huy động tàu cá đưa bảy ngư dân về đất liền (PLTP). -- Gia đình ngư dân tự thuê tàu về đất liền‎ (Phú Yên)  - Tàu cá bị chìm, 7 lao động cần hỗ trợ (LĐ).
Sức mạnh của lục quân Việt Nam (VNE/QĐND).Hải quân Trung Quốc và dự tính “chia đôi Thái Bình Dương” (TQ).

TQ tăng chi tiêu quốc phòng: châu Á-TBD lo (VNN/South China Morning Post).Philippines từ chối đề nghị hợp tác phát triển ở Biển Đông với TQ ‘Cơn đói’ của Trung Quốc làm Trung Đông biến dạng? (ĐV).8 quốc gia có nguy cơ đổ vỡ chính trị (Tầm nhìn/Foreign Policy).


-Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam
-Hôm qua 24/02/2012 một tàu đánh cá Việt Nam với 11 ngư dân đã trở về được cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, sau khi bị tàu chiến Trung Quốc tấn công và tước đoạt toàn bộ tài sản, ngư cụ trước đó hai ngày, khi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Nam, Bình Châu
25/02/2012
Tàu cá QNg-90281TS của thuyền trưởng Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, lúc 17 giờ ngày 22/2 đã bị tàu chiến Trung Quốc đuổi theo, bắn vào tàu và sau đó bắt giữ. Các ngư dân Việt Nam bị lính Trung Quốc đánh đập, tước đoạt toàn bộ hải sản đã đánh bắt được cùng với các thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu rồi mới thả về. Ông Nguyễn Thanh Nam, người phụ trách thông tin liên lạc với ngư dân ở Bình Châu cho RFI biết :


Áp phích phim "Hoàng Sa, nỗi đau mất mát" cho buổi chiếu phim tại Toulouse.-– Ông André Menras : Chúng tôi không đơn độc trong « cuộc chiến bị kiểm duyệt » tại Biển Đông   

– (RFI).Bộ phim tài liệu về ngư dân miền Trung Việt Nam mang tên « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » của ông André Menras tức Hồ Cương Quyết, người Pháp đồng thời cũng mang quốc tịch Việt Nam, trước đây khi trình chiếu tại Saigon đã từng bị chính quyền địa phương ngăn trở. Ông đã mang bộ phim sang Pháp và chiếu tại một số nơi. Nhưng vừa rồi tại Montpellier, ông André Menras cũng gặp một số trở ngại vì Montpellier vốn kết nghĩa với Thành Đô, Trung Quốc, nên chính quyền địa phương ngại đụng chạm. Đã có ba tờ báo địa phương lên tiếng về sự kiện này.

RFI Việt ngữ đã liên lạc với ông André Menras để trao đổi thêm về vấn đề trên.

RFI : Kính chào ông André Menras. Ông đã gặp khó khăn khi giới thiệu bộ phim tại Montpellier ?


Ông André Menras - Pháp
24/02/2012
André Menras : Vâng, tôi đã gặp một số vấn đề tại Montpellier, cũng như đã gặp phải tại Saigon. Tại Montpellier thì ít thô bạo hơn, nhưng vẫn là điều không thể hiểu nổi, không thể chấp nhận được. Tòa Thị chính Montpellier ban đầu vào hôm 2/2 đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng phòng quan hệ quốc tế để chiếu phim, và sau đó hội thảo về vấn đề này. Nhưng hôm thứ Sáu vừa rồi, tức là 10 ngày sau, vào lúc chỉ còn vài ngày nữa là trình chiếu bộ phim, thì tôi được biết là phòng này không được phép sử dụng nữa. Sau đó họ chỉ định cho chúng tôi một phòng họp khác trong khu vực, do một hiệp hội quản lý.
Tôi đã phản ứng lại, vì cách xử sự chính quyền qua việc thay đổi địa điểm này là không thể chấp nhận được. Sự kiện này diễn ra vào lúc thành phố Montpellier tổ chức một diễn đàn lớn về rượu vang, và Trung Quốc là khách hàng quan trọng.
Lý do được chính quyền Montpellier đưa ra là – trước hết, Đó là bộ phim có quan điểm văn hóa, tạo ra tranh cãi, có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa thành phố Montpellier và Trung Quốc, đặc biệt là với Thành Đô, thành phố kết nghĩa với Montpellier. Trong thông báo họ còn nói bộ phim là một sự khiêu khích.
Có nghĩa là những người có quyền quyết định ở Montpellier khi ngăn trở bộ phim đã hành xử theo mục đích chính trị. Không phải là ngẫu nhiên, mà đã có suy nghĩ tính toán, và đây là một sự phân biệt đối xử. Trước hết là với gia đình các ngư dân, và đối với những người đánh cá hàng ngày phải chịu đựng áp lực của phía Trung Quốc tại Biển Đông. Chính quyền Montpellier đã ngăn trở tiếng nói của ngư dân Việt, trong khi bộ phim là để nói lên tiếng nói của họ. Hơn nữa, đây còn là một sự xâm phạm đến quyền tự do thông tin của các công dân Pháp. Điều này không thể chấp nhận được, nhất là trong một đất nước hiện đang có chiến dịch tranh cử tổng thống, đang nói nhiều đến tự do, dân chủ và quyền thông tin.
Vì lẽ đó đương nhiên là chúng tôi phản đối biện pháp này. Chúng tôi sẽ thuê tại Montpellier một phòng chiếu phim tư nhân để cho các ngư dân Quảng Ngãi có thể nói lên tiếng nói của mình.
RFI : Tòa Thị chính Montpellier đã có trả lời cho ông bằng văn bản hay không? Có gì khác nhau giữa hai địa điểm chiếu phim này, thưa ông ?
André Menras : Tòa Thị chính đã gởi một thông báo vì phải trả lời cho ba bài báo của các tờ Marsellaise, L’Hérault du Jour, tờ Midi Libre. Ngày mai sẽ có một tờ báo khác - tôi nghĩ là của Montpellier, nhưng lần này là báo mạng. Họ đã trả lời với những lý lẽ mà tôi đã nói với quý vị ở trên. Có nghĩa là : « Chúng tôi muốn trung dung, đây là một sự khác biệt về văn hóa, và chúng tôi không muốn có sự khiêu khích ».
Chính quyền Montpellier chưa bao giờ đối thoại trực tiếp với tôi, họ nói với người bạn Việt Nam đứng ra tổ chức buổi chiếu phim. Đó là một người sinh sống tại Montpellier, thường làm việc với tòa Thị chính và cho đến nay chưa bao giờ gặp vấn đề gì trong việc xin sử dụng các phòng họp. Mỗi lần yêu cầu ông đều nhận được sự đồng ý. Ông nói với tôi, đây là lần đầu tiên gặp phải trắc trở như thế.
Phòng họp thứ hai được đề nghị là một phòng họp trong khu phố nằm cách xa hơn so với phòng kia, và người đến dự khó tập trung lại được.
RFI : Như vậy có lẽ đây là một sự kiện bất ngờ đối với ông, vì các ngư dân Việt Nam phải im tiếng hai lần, ở Việt Nam và lần này thì ở Pháp…
André Menras : Tôi thì tôi đã biết từ lâu, đồng tiền thực sự là quyền lực, và thường che khuất đi dân chủ. Ở Việt Nam thì lại là một vấn đề khác. Có thể là một số nhà lãnh đạo hay những giới nào đó ở Việt Nam cần phải làm ăn với Trung Quốc. Vì là nước láng giềng lớn ở ngay bên cạnh, nên một số người lo sợ hậu quả khi đưa những thông tin thực sự về ngư dân miền Trung Việt Nam. Họ sợ các phản ứng chính trị, nhất là sau đợt biểu tình diễn ra do vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 cách đây không lâu. Cho dù không thể nào chấp nhận được, nhưng tôi cũng hiểu hơn một chút về phản ứng của phía Việt Nam.
Nhưng tại Pháp, thì việc những người là đại biểu dân cử của Pháp lại quỵ lụy trước đồng nhân dân tệ Trung Quốc, là không thể chấp nhận được. Nước Pháp là một quốc gia độc lập, chúng ta có những bộ luật về quyền tự do thông tin, quyền công dân… Các đại biểu của công dân Pháp ngay trong thời điểm vận động tranh cử tổng thống mà lại tự cho phép hành động như thế ! Trong khi Pháp là một đất nước hào hiệp, thường sát cánh với những kẻ yếu bị bức hiếp, và là một đất nước pháp trị.
Vấn đề ở đây là quyền của các ngư dân Việt Nam và gia đình họ, được tự kiếm sống tại vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam. Chính cái quyền mưu sinh này đã bị nhạo báng. Nhạo báng bởi các đại biểu dân cử Pháp. Điều đó thật khó thể chấp nhận được.
Tại Montpellier ngay từ hôm đầu tiên, đã có phản ứng của tờ L’Hérault du Jour, La Marseillaise, và hôm sau tờ báo đó đã cho đăng bài báo của tôi. Đồng thời một tờ báo khác là tờ Midi Libre đã viết một bài dài. Những bài báo này tôi có gởi về Việt Nam và được dịch ra ngay, đăng toàn văn trên trang Bauxite Việt Nam.
Tôi nghĩ là vụ này sẽ còn gây tiếng vang. Tôi đã trả lời đài phát thanh địa phương, và cũng đã đề cập đến sự việc trên.



Tờ Midi Libre nói về sự kiệnTòa Thị chính Montpellier không tạo điều kiện cho việc chiếu bộ phim của ông André Menras. Ảnh chụp tại một kiosque bán báo.
RFI : Ông có dự định chiếu phim tại Paris ?
André Menras : Tôi sẽ đến Paris. Hiệp hội của chúng tôi đã được các đại diện nghiệp đoàn, các tổ chức nhân đạo cùng với tòa Thị chính mời trình bày ở Bobigny, tại Làng Tương trợ Quốc tế. Chúng tôi sẽ trình chiếu bộ phim tại gian hàng của mình trong vòng một, hai ngày. Tại Paris tôi đã từng giới thiệu bộ phim ngày 19/1, và tại Lyon ngày 5/2. Sau đó tôi đi Berlin, phim sẽ được chiếu ngày 24/3. Trước đó thì chiếu ở Toulouse ngày 2/3, tại Bézier ngày 13/3, tại Bobigny ngày 21 và 22/3, Berlin ngày 4/3, Cologne ngày 25/3, Praha ngày 27 hay 28/3, và tại Varsovie ngày 29 và 30/3.
Bắt đầu là như thế, tôi nghĩ rằng sẽ không dừng lại ở đây.
RFI : Có nhiều người đến tham dự các buổi chiếu phim không thưa ông ?
André Menras : Theo tôi thì không nhiều, nhưng vấn đề là chúng tôi phải tự làm hết mọi thứ, không có sự trợ giúp nào cả. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp không hề làm gì để hỗ trợ chúng tôi. Hoàn toàn không ! Ngược lại, tôi còn nghe nói là họ gây áp lực trong cộng đồng người Việt để họ không đến tham gia hội thảo. Chúng tôi đang trong một cuộc chiến đấu mà tôi cảm thấy là hơi có phần cô đơn.
Nhưng những người đến tham gia là những người tốt bụng. Chúng tôi đã bắt đầu lập ra một quỹ liên đới với các ngư dân, nhờ đó có thể giúp đỡ họ về mặt vật chất. Giúp những người vợ góa, những trẻ em mồ côi để họ mua thuốc men, để có thể đến trường, trả được một phần nợ nần vì không mưu sinh được, do những kẻ gây hấn Trung Quốc tạo ra. Tôi nghĩ đây chỉ mới là khởi đầu, chúng tôi sẽ triển khai tiếp các hoạt động loại này. Càng bị cấm đoán thì chúng tôi càng thêm quyết tâm tiếp tục, họ chỉ quảng cáo cho công việc của chúng tôi thôi.
RFI : Những người đến xem phim là người Pháp hay người Việt ?
André Menras Đại đa số là người Pháp. Tôi có nói rằng dường như đối với những người Việt thân cận với đại sứ quán, có một chỉ thị nào đó khiến họ tránh né tham gia, tôi tin là như vậy. Cũng có một số người Việt đến dự hội thảo nhưng không nhiều, để nhắc lại quá khứ và đả kích chế độ, mà điều đó tôi cũng không chấp nhận được. Mỗi người đều có quan niệm riêng, tôi tôn trọng, nhưng bộ phim nhằm giúp ngư dân Việt nói lên tiếng nói trong thời điểm này, chứ không phải bốn mươi năm về trước.
RFI : Ông có vẻ đơn độc trong cuộc chiến này ?
André Menras Không, tôi không hề cảm thấy đơn độc, vì tôi biết có hàng trăm người bạn tại Việt Nam biết rõ những gì xảy ra. Họ cũng không muốn im lặng không muốn khoanh tay ngồi nhìn, trong đó có cả các nhà báo.
Tôi cũng nhận thấy có nhiều người bạn Pháp bắt đầu biết đến sự việc. Họ khám phá một vấn đề chưa bao giờ nói đến, một vấn đề phức tạp. Cuộc chiến tranh này tại Biển Đông là một cuộc chiến trong im lặng. Một cuộc chiến bị kiểm duyệt, bị cấm nói đến. Vì vậy họ mới bắt đầu phát hiện vấn đề, và đây chỉ mới là khởi đầu. Nhưng tôi không đơn độc, không hề !
Tôi cảm nhận được phản ứng của người xem, họ tức tối, muốn giúp đỡ, sẵn sàng tham gia vào một hoạt động tương trợ. Điều đó rất tốt, và tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn cả.
RFI : Xin phép được hỏi thêm, ông lấy tiền đâu ra để tài trợ cho những chuyến đi này ?
André Menras : Để đi đây đó giới thiệu bộ phim, tôi đã nói với những người bạn đã mời tôi là tôi không có phương tiện. Tôi chỉ là một giáo viên hưu trí, tôi không thể trả tiền vé xe tàu cũng như khách sạn. Những nơi tôi đến là do được mời, trả tiền tàu xe, được các gia đình cho tạm trú và mời ăn uống. Tôi không trọ tại khách sạn vì đắt đỏ.
Việc này làm tôi nhớ lại hồi mới ra tù vào năm 1973, tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới để nói về các nhà tù mà tôi đã trải qua. Tôi đã được mời đi nhiều nơi với cùng các điều kiện như vậy. Nhờ làm « đại sứ lưu động » cho ngư dân Việt Nam qua bộ phim này mà tôi cảm thấy như trẻ lại. Ở tuổi 60 tuổi, tôi như quay lại thời 20 tuổi.
RFI : Ông có các bạn bè trong giới báo chí giúp đỡ không?
André Menras Báo chí ? Vâng, nhưng dư luận là chủ yếu. Các nhà báo góp phần vào việc nuôi dưỡng dư luận, nhưng nếu chỉ có 50 người đến xem phim thôi và cảm thấy thuyết phục, thì dần dần sẽ có nhiều người xung quanh họ quan tâm đến. Ta bắt đầu bằng số ít, và ta sẽ kết thúc với số đông.
Chính bộ phim tự nó nói lên tất cả, không cần phải giải thích gì nhiều. Đó là lời kể của các ngư dân, của những người vợ góa. Những trạng huống trong phim ngồn ngộn tư liệu, đó thật sự là một bộ phim tài liệu đích thực. Tôi không làm điện ảnh, một bộ phim tài liệu như vậy dễ thuyết phục hơn. Những người đã xem phim này rồi đều cảm thấy xúc động. Họ xúc động vì tình cảnh của ngư dân thật là kinh khủng.
RFI : Xin chân thành cảm ơn ông André Menras tức Hồ Cương Quyết, đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ.


-Một tàu cá bị Trung Quốc tịch thu ngư lưới cụ -(Đất Việt) Sau khi tịch thu toàn bộ ngư lưới cụ, tàu cá của ông Đặng Tằm cùng 11 ngư dân đã được phía Trung Quốc thả về.
>>Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền VN
Chiều 23/2, ông Nguyễn Thanh Nam – người trực đài canh Icom cộng đồng ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) thông tin một tàu cá của ngư dân địa phương đã bị phía Trung Quốc bắt giữ, tịch thu ngư lưới cụ.
Sự việc xảy ra vào lúc 15h ngày 22/2, khi tàu cá QNg-90281TS của ngư dân Đặng Tằm, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (trên tàu có 11 ngư dân) khi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải quân Trung Quốc rượt đuổi, sau đó bắt giữ.

Sau khi tịch thu toàn bộ ngư lưới cụ, tàu cá của ông Đặng Tằm cùng 11 ngư dân đã được phía Trung Quốc thả về. Dự kiến, tàu cá của ông Tằm sẽ về đến quê nhà vào ngày hôm nay (24/2). Đây là trường hợp tàu cá đầu tiên trong năm 2012 bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động khai thác hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

Minh Như


 -Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền  (VNE). – VN yêu cầu TQ dừng hoạt động [vi phạm chủ quyền] ở Biển Đông   –   (BBC). – Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền(GDVN).  - Tham vọng bá quyền không dễ thắng ở biển Đông (TVN/CNAS). -  Đoàn sỹ quan trẻ Trung Quốc làm việc tại Việt Nam (TTXVN).
Đoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam thăm Thái Lan (TN). –  Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội hai nước (QĐND). – Thái Lan trưng bày lô vũ khí lớn (TN).Giới chức Quốc phòng cấp cao của ASEAN họp tại Campuchia   –   (VOA).

Chuyến công du ngoại quốc làm rõ hơn chân dung lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình   –   (RFI). –  Does the 21st Century Need to Be an ‘American Century?’ (Time’s blog).Though the Republican presidential hopefuls are still duking it out amongst themselves, it seems the GOP has already thrown down the gauntlet on foreign policy
 -HỢP TÁC AN NINH HÀNG HẢI TẠI ĐÔNG NAM Á basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM HỢP TÁC AN NINH HÀNG HẢI TẠI ĐÔNG NAM Á Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 23/2/2012 TTXVN (Giacácta 15/2)  Trong bài viết “Hợp tác an ninh hàng hải tại Đông Nam Á’’ đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta ” ngày 8/2, tác giả Agus Haryanto 
VỀ CÔNG CUỘC HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ CỦA ẤN ĐỘ basam--THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM VỀ CÔNG CUỘC HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ CỦA ẤN ĐỘ Tài liệu thao khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 23/2/2012 TTXVN (Niu Yoóc 18/2) “Tạp chí  Âu-Á“ vừa qua cho biết Ấn Độ đang phát triển lực lượng hải quân với tốc độ nhanh để đạt được sức mạnh-

 Globalization and the technology revolution mean that China's authoritarian rulers have been able to deliver strong economic growth without surrendering political and social control.


--“Trung Quốc phải dừng xâm phạm chủ quyền VN”
-Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
 
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định như trên ngày 23/2 khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những việc làm gần đây của phía Trung Quốc.


 
Báo chí Trung Quốc đưa tin liên quan đến một số hoạt động của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay như: Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao TQ đến thăm đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao, Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực hiện dự án đo đặc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu “Nam Hải” Trung Quốc cho biết Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa. 
 
"Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển," người phát ngôn nói.
 
Ông Nghị cũng nhấn mạnh Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC./.


(TTXVN)

-Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Chinhphu.vn).  - Yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền Việt Nam (VNN).  - Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay việc xâm phạm chủ quyền Việt Nam (NLĐ).  - Yêu cầu TQ hủy các dự án xâm phạm chủ quyền VN (Bee).  - “Trung Quốc phải dừng xâm phạm chủ quyền Việt Nam” (DT).
Mối duyên lạ giữa tác giả “Đây biển Việt Nam” (VNN).  - Giữa trùng khơi nghe tâm tình lính đảo (QĐND).Khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông (TT).
ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ  QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG QUỐC ĐI ĐÊN CHIẾN TRANH  VỚI VIỆT NAM (Gió o).-Hải quân VN: Tinh gọn, cơ động, linh hoạt vtc
TQ vẫn muốn giải quyết song phương chuyện Biển Đông vnn - Khi căng thẳng tăng cao giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, tân Đại sứ Trung Quốc tại Philippines nói, hai quốc gia có thể bất đồng nhưng vẫn có thể đạt được một giải pháp hòa bình.--Trung Quốc tăng cường tàu đổ bộ TN-
-  Henry A. Kissinger –  The Future of U.S.-Chinese Relations: Conflict Is a Choice, Not a Necessity  –  (Foreign Affair/ viet-studies).----

Tổng số lượt xem trang