Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Ðức Giáo Hoàng: Chủ nghĩa cộng sản không còn thích hợp

-Ðức Giáo Hoàng: Chủ nghĩa cộng sản không còn thích hợp Chuẩn bị viếng thăm Cuba

LEON, Mexico (AFP) - Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI hôm Thứ Sáu phát biểu, chủ nghĩa cộng sản không còn thích hợp với Cuba nữa, và rằng Giáo Hội La Mã sẵn sàng giúp đỡ đảo quốc này tìm một cách mới để tiến tới mà không “thương tổn.”

Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI vẫy tay tại phi trường ở Rome, hôm 23 Tháng Ba, 2012, khi đang bước lên máy bay trong chuyến du hành đến Mexico và Cuba. (Hình: AP/Andrew Medichini)

Phát biểu trên máy bay, trong chuyến du hành từ Rome sang Mexico và Cuba, Ðức Giáo Hoàng nói rằng chứng cớ ngày nay cho thấy quan điểm ý thức hệ Marxist không còn phù hợp với thực tại. Ngài nói, Giáo Hội sẵn sàng giúp đỡ Cuba chuyển tiếp một cách ôn hòa, và rằng tiến trình này đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn nhưng cũng “cần có nhiều quyết tâm.”
Ðức Giáo Hoàng thêm rằng, cộng đồng Công Giáo Cuba, vốn chiếm 10% dân số, sẵn sàng giúp tạo một cuộc hội thoại xây dựng, để tránh thương tổn, đồng thời giúp tiến tới một xã hội thân ái và công chính. Ðây cũng là điều Giáo Hội ao ước đến với cả thế giới.
Cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng đúng vào kỷ niệm năm thứ 400 Ðức Mẹ Thương Xót (Our Lady of Charity), ngày mà tượng Ðức Mẹ được tìm thấy dưới biển và được tôn kính vì mang đến nhiều phép lạ. (TP)


-Việt Nam không qua mặt Trung Quốc trong quan hệ Vatican Linh mục Dòng Tên thấy ‘dấu hiệu tích cực’

Nam Phương/Người Việt

[2005] Một công điện được gửi ngày 7 Tháng Ba, 2005 từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican về Washington D.C., phúc trình cuộc thảo luận về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam cũng như khả năng tiến tới thiết lập bang giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam.
Một sinh hoạt tại nhà thờ Sở Kiện, Hà Nam, nhân dịp kỷ niệm Năm Thánh thứ 350 tại Việt Nam. Hình minh họa. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Nội dung công điện là cuộc thảo luận giữa một viên chức chính trị của Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Vatican với linh mục Dòng Tên người Việt Nam. Công điện ký tên Phó Ðại Sứ D. Brent Hardt nhưng không biết có phải người viết công điện này là ông hay không, và có phải ông cũng chính là người nói chuyện với LM Joseph Ðoàn hay không. Ông Hardt nay được cử làm đại sứ ở Guyana, một nước nhỏ thuộc vùng Nam Mỹ.
Phần tóm tắt ý chính của công điện viết, một giới chức Dòng Tên đặc trách Á Châu, Linh Mục Joseph Ðoàn, nói với viên chức tòa đại sứ rằng dù nhà cầm quyền Việt Nam bắn tiếng cho biết họ muốn thiết lập bang giao đầy đủ với Tòa Thánh, ông nghi ngờ nhà cầm quyền Hà Nội lại làm vậy trước khi Trung Quốc cũng làm tương tự.
Dù có trở ngại này, LM Ðoàn nói các dòng tu được hưởng sự dễ dãi trong việc đào tạo tu sĩ ở Việt Nam hơn là đào tạo các linh mục trở thành người phụ trách giáo xứ. Tuy bị nhà cầm quyền ngăn cấm tham gia mở trường trung học - môi trường giáo dục mà các cha Dòng Tên rất giỏi - Dòng Tên tại Việt Nam đi vòng theo một lối khác để “truyền bá đức tin.”
Thí dụ, những đề án gần đây về y tế do các tu sĩ đảm trách đã mở cửa cho giáo hội tham gia nhiều hơn vào hoạt động công ích. Linh Mục Ðoàn coi sự xây dựng mối quan hệ cá nhân như chìa khóa để cải thiện mối quan hệ giữa nhà cầm quyền Việt Nam và giáo hội Công Giáo, một tiến trình ông hy vọng sẽ dẫn đến tự do tôn giáo nhiều hơn.
Linh Mục Joseph Ðoàn, phụ tá bề trên tổng quyền vùng Ðông Á Châu của Dòng Tên ở Roma, nhấn mạnh trong một lần gặp gỡ tham vụ chính trị của tòa đại sứ rằng trong khi Việt Nam loay hoay xây dựng tính hợp pháp quốc tế của chế độ qua việc thiết lập bang giao với Tòa Thánh, họ lại ngần ngại làm việc này trước khi ông “đại huynh” Trung Quốc làm.
Về mặt tự do tôn giáo, Linh Mục Ðoàn cũng cho là Việt Nam theo bước chân Trung Quốc.
Bằng chứng, ông chỉ vào những tương đồng giữa quy định về quyền tự do tôn giáo ban hành ở cả hai nước: Trong cả hai trường hợp, các pháp lệnh về tôn giáo gồm 48 điều và cùng một nội dung.
Nhưng dù có sự tương đồng, Linh Mục Ðoàn tin rằng giáo hội Công Giáo tại Việt Nam ở trong hoàn cảnh tốt hơn ở Trung Quốc nhờ các cuộc “đối thoại thẳng thắn” của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam với nhà cầm quyền CSVN.

Ðào tạo tu sĩ dòng tu ít trở ngại hơn

Nói về tự do hành đạo của các nhà tu hành tại Việt Nam, Linh Mục Ðoàn nhấn mạnh rằng, trở thành một tu sĩ của một dòng tu (linh mục dòng) dễ hơn là một linh mục phụ trách giáo xứ (linh mục triều). Trong khi đơn xin vào học ở các chủng viện đào tạo linh mục triều phải chờ đợi rất lâu dài mới được nhà cầm quyền chấp thuận (với tỉ lệ bị từ chối rất cao), Linh Mục Ðoàn nói những người muốn trở thành tu sĩ có thể bắt đầu học ngay tại các cơ sở đào tạo của các dòng.
“Chúng tôi không phải nộp danh sách sinh viên cho nhà cầm quyền.” Linh Mục Ðoàn giải thích.
Ở những giai đoạn sau của chương trình huấn luyện, Dòng Tên và các dòng tu khác như Dòng Ða Minh, Dòng Francisco, Dòng Chúa Cứu Thế, cũng đều phải nộp danh sách sinh viên cho nhà cầm quyền chấp thuận. Nhưng chủng sinh của Dòng Tên ít bị nhà cầm quyền cản trở hơn.
Linh Mục Ðoàn cho rằng việc nhà cầm quyền đòi được quyền ra quyết định sau cùng trong tiến trình thụ phong linh mục đã không tác động đáng kể đối với các dòng tu.

Trường mẫu giáo của con nhà quyền thế

Linh Mục Ðoàn nói vì nhà cầm quyền độc quyền giáo dục trung học, Dòng Tên ở Việt Nam chỉ được phép mở các lớp mẫu giáo. Ông kể một trường mẫu giáo nổi tiếng ở Phú Bài trực thuộc Dòng Tên và do một người chị em họ của ông điều hành vốn là một nữ tu. Ông nói đùa với vị đó rằng “Sơ là người đàn bà quyền thế nhất trong thành phố” vì rất nhiều con cái của những người quyền chức cao trong thành phố học ở đó.
Bị ngăn cấm không được mở các trường trung học, Linh Mục Ðoàn nói Dòng Tên “chú trọng vào việc truyền bá đức tin qua các phương cách tốt nhất có thể được.”

Y tế: Giáo hội làm những cái nhà nước không làm

Một trong những trọng tâm của hoạt động xã hội Công Giáo là y tế.
Linh Mục Ðoàn nói rằng các nữ tu đang điều hành nhiều trạm phát thuốc ở Việt Nam cũng như một số trung tâm giúp đỡ các bệnh nhân HIV/AIDS. Ông cho hay, nhà cầm quyền xin giúp 150 cán sự tôn giáo để yểm trợ cho các chương trình giúp người bệnh HIV/AIDS ở Tây Nguyên, hiện đang có 30 cán bộ đã ở đó. Theo ông Ðoàn, nhà cầm quyền quá sung sướng khi để cho các nữ tu, tu sĩ giao tiếp với bệnh nhân mang các chứng bệnh mà họ muốn tránh, như bệnh cùi (phong), và bệnh HIV/AIDS.
Cùng với sự hoàn thành mục đích của giáo hội là chăm sóc cho những ai cần được giúp, Linh Mục Ðoàn nói những nỗ lực đó mở đường cho giáo hội tham gia vào lãnh vực công ích, một bước quan trọng để xã hội và nhà cầm quyền chấp nhận nhiều hơn (sự có mặt của Công Giáo trong nhiều lãnh vực).

Sứ mạng cực kỳ khó khăn của Linh Mục Ðoàn

Linh Mục Joseph Ðoàn từng bị giam giữ 9 năm trong các nhà tù và trại lao động tập thể của nhà cầm quyền Việt Nam sau khi đã bị bắt hồi năm 1981 khi ông đã là một linh mục Công Giáo. Dù vậy, ông vẫn không tìm thấy cách nào đối phó hiệu quả với nhà cầm quyền cộng sản.
Ông nhấn mạnh rằng có thể tạo được sự tin tưởng của nhà cầm quyền bằng cách xây dựng được mối quan hệ cá nhân, một cách chậm chạp và cẩn thận.
Mô tả điều này, là một linh mục bề trên Dòng Tên ở Việt Nam, ông thường phải tiếp xúc với các viên chức nhà nước để xin giấy phép gửi chủng sinh ra nước ngoài tu học. Ông nhớ lại là ông phải làm quen từ từ với những cán bộ có trách nhiệm. Lúc đầu, họ là những người gây trở ngại, nhưng sau khi họ biết ông thế nào rồi, họ trở thành người giúp ông, kể cả việc hướng dẫn ông cách làm đơn thế nào để có lợi nhất cho các sinh viên.
Ðược hỏi làm sao ông có thể hợp tác với nhà cầm quyền CSVN sau khi đã có những năm kinh nghiệm đầy đau đớn, Linh Mục Ðoàn chỉ nhún vai và cười.
“Ðó là sứ mạng bất khả thi của tôi (my mission impossible).” Linh Mục Ðoàn nói. “Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa giáo hội và nhà cầm quyền, chúng tôi có thể xây dựng được sự tin cậy lớn hơn.”
Linh Mục Ðoàn vẫn hy vọng rằng sự tin cậy này sẽ dẫn đến tự do tôn giáo rộng rãi hơn tại Việt Nam.

Công điện:
Vietnam: Jesuit official sees positive signs for religious freedom, reluctant to launch diplomatic relations.
Loại bảo mật: Bảo mật.
––––––––––
Liên lạc tác giả: NamPhuong@nguoi-viet.com-Nguồn:

Việt Nam không qua mặt Trung Quốc trong quan hệ Vatican




-Đại diện Tòa Thánh thăm người Hmong ở Sapa   —  (BBC).  – Hình ảnh các Ki-ốt của bà con giáo dân Giáo xứ Mỹ Lộc bị đập phá(Cộng đoàn Vinh). – Cộng đồng Việt Nam biểu tình yểm trợ giáo xứ Thái Hà – (NV).-Ðại diện Vatican thăm giáo phận nghèo nhất Việt Nam (Nguoi-Viet Online) -

Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, vừa có chuyến thăm viếng giáo phận Hưng Hóa, một trong những giáo phận nghèo nhất và ít giáo dân nhất Việt Nam.
Cha Giám tỉnh DCCT Canada thăm Việt Nam - 28.11.2011
Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) – một bi kịch lạc quan – (BoxitVN).-----Trung Quốc hủy họp với Ấn Ðộ vì Ðạt Lai Lạt Ma – (NV). -

Việt Nam, Vatican thảo luận về quan hệ ngoại giao

REUTERS Hỏi-Đáp: Việt Nam, Vatican thảo luận về quan hệ ngoại giao
John Ruwitch
Thứ Ba, ngày 8-12-2009
HÀ NỘI (Reuters) – Chủ tich nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sẽ gặp Đức Giáo hoàng Benedict vào tuần này trong một chuyến công du tới Italy để thảo luận về việc cải thiện các mối quan hệ. Vatican và quốc gia do Cộng sản cầm quyền ở Đông nam Á này không có các mối quan hệ ngoại giao.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã mời Đức Giáo hoàng viếng thăm nước này vào năm sau. Dưới đây là các câu hỏi và trả lời về mối quan hệ Việt Nam-Vatican.
GIÁO HỘI THIÊN CHÚA GIÁO TẠI VIỆT NAM QUAN TRỌNG RA SAO?
Đạo Thiên chúa ở Việt Nam đã tồn tại hàng thế kỷ. Trong số 86 triệu người dân ở Việt Nam, hầu hết là tín đồ Phật giáo, song có tới khoảng 7% theo đạo Thiên chúa, tạo thành một trong những cộng đồng Thiên chúa lớn nhất châu Á.
Không giống như Trung Quốc, nơi mà nhà nước khống chế tôn giáo thông qua một giáo hội “yêu nước” được Đảng Cộng sản hậu thuẫn, ở Việt Nam không có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước và các tín đồ Thiên chúa giáo trung thành với Vatican.
Giáo hội Thiên chúa giáo là một tổ chức lớn nhất ở Việt Nam nằm ngoài Đảng Cộng sản, vốn vẫn kiểm soát chặt chẽ đối với tôn giáo và cắt giảm những hoạt động của các môn đồ khi họ bị cho là liên quan đến chính trị.
BỐI CẢNH CỦA CHUYẾN VIẾNG THĂM NÀY LÀ GÌ?
Năm ngoái, các Giáo sĩ Thiên chúa đã hướng dẫn tổ chức những buổi cầu nguyện và đưa ra các kháng nghị về những mảnh đất tại Hà Nội và cả nơi khác mà nhà thờ cho là chính quyền đã tịch thu một cách bất hợp lý từ những thập kỷ trước. Tại một thời điểm, tám người đã bị bắt do vai trò của họ đối với cuộc phản kháng, song một phiên tòa tổ chức sau đó đã tuyên phạt họ những mức án tương đối nhẹ.
Gần đây nhất, các tín đồ Thiên chúa giáo tại Tam Tòa, phía nam Hà Nội, đã cố dựng lên một nơi thờ tự tạm bợ tại một nhà thờ bị phi cơ Hoa Kỳ phá sập và đã được ấn định là một di tích chiến tranh. Công an đã ngăn chặn không cho họ thực hiện việc đó, bắt đi một số người và các nguồn tin từ phía [những người] Thiên chúa giáo cho biết một vài người đã bị thương trong một cuộc ẩu đả.
Những cuộc phản kháng quy mô xảy ra sau đó, đánh dấu một sự thách thức chưa từng thấy đối với chính quyền và có lẽ đã gây sức ép lên Đảng Cộng sản để dẫn tới một cuộc đối thoại với Vatican – hoặc ít nhất cũng tạo nên một màn trình diễn như thế. Một số nhà phân tích suy đoán rằng chính phủ đã đề nghị sự trợ giúp của Vatican trong việc chế ngự những cuộc biểu dương lực lượng này.
TẠI SAO HÀ NỘI VÀ TÒA THÁNH KHÔNG CÓ CÁC QUAN HỆ NGOẠI GIAO?
Việt Nam nằm trong số một nhúm các quốc gia trên thế giới mà Toà thánh Vatican không có các mối quan hệ [ngoại giao]. Tại châu Á, các nước khác [không có quan hệ ngoại giao với Vatican] như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Malaysia và Myanmar.
Khi các lực lượng Cộng sản Việt Nam đánh bại hoàn toàn người Pháp và đất nước bị chia cắt bởi Hiệp định Paris năm 1954, hàng trăm ngàn giáo dân Thiên chúa giáo đã trốn chạy vào nam. Năm năm sau, Vatican đã rút toàn bộ cơ quan đại diện của mình khỏi Hà Nội và chuyển vào Sài Gòn, nơi họ còn giữ một đại diện ngoại giao tại Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ hỗ trợ, hay còn gọi là Nam Việt Nam, cho tới khi chính quyền này sụp đổ năm 1975.
Những dấu hiệu cho thấy có một sự tan băng trong các mối quan hệ với Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện vào cuối thập niên 1980, song mọi việc chuyển biến rất chậm chạp do chính quyền Cộng sản cảnh giác với lực lượng đối lập có tổ chức và ở một mức độ thấp hơn, đó là tôn giáo nói chung.
Vatican và chính quyền Việt Nam đã có hơn một chục vòng đàm phán trong nhiều năm và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Giáo hoàng đầu năm 2007.
CÁC QUAN HỆ NGOẠI GIAO CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI CẢ HAI BÊN?
Với nhiều lý do, Vatican tỏ ra thiết tha hơn so với chính quyền Việt Nam trong việc thiết lập các mối quan hệ.
Tuy nhiên, căn cứ vào những phản kháng và sự lên tiếng tiếng của cộng đồng người Thiên chúa giáo gốc Việt ở hải ngoại, các nhà lãnh đạo Cộng sản có lẽ đang xem xét cái lợi, cái hại trong việc giảm bớt căng thẳng với Vatican.
Thực vậy, Vatican đã giúp làm giảm những cuộc phản kháng năm ngoái, đảng có thể nhận ra rằng nâng cao các mối quan hệ như là một biện pháp hữu ích nhằm giữ quyền kiểm soát đối với các tín đồ công giáo nước này.
Theo quan điểm của Vatican, việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với Việt Nam có thể thúc giục các quốc gia khác cải thiện các mối quan hệ song phương với mình.
Hiệu đính: N.T.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009


Threatened Buddhists to leave Vietnam temple: Abbot (AFP 11-12-09)

Cuộc đối thoại giữa Giáo hội và chính quyền Việt Nam phải dựa trên cơ sở tôn trọng công lý (RFI).Pope, Vietnamese president try for closer ties (AP). Rapprochement as pope meets Vietnamese president (AFP). Video Vietnam Catholics look to new start – 11 Dec 09 (Al Jazeera/ Youtube).


- Quan hệ Việt Nam – Vatican ấm dần (BBC). – Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Triết (BBC). – Pope meets Vietnam leader, edging toward full ties (Star/Reuters). – Về chuyến thăm Vatican của Chủ tịch VN.
- Năm Thánh 2010 – Sám hối, hòa giải và hi vọng (VNN)
- Lê Công Định sẽ tự bào chữa (BBC).
- Vietnam must release religious freedom advocate (MecuryNews).

- Đề nghị giám đốc thẩm vụ án “lập quỹ trái phép” tại nông trường Sông Hậu (bauxite)
Muốn chống tham nhũng, phải có cơ chế chặt chẽ (PLTP).

- Dân đã sẵn sàng “nhường chỗ” cho dự án nhà máy điện hạt nhân (PLTP/CP).
- Đã đến thời của điện gió? (TBKTSG)
- ĐCS Ấn Độ và (ĐCS) Việt Nam tăng hợp tác về công tác đảng (TTXVN)
- Senior CPC official meets Vietnam guest (Xinhua).
- 2009: Chiến tranh mạng, gián điệp mạng (Tổ quốc)

Lại chuyện minh bạch trong DNNN (TBKTSG).
- Yahoo opens first permanent office in Vietnam (Media).

- Vietnam: a rocky ride, but good value long-term (MoneyWeek).

- Truy xuất nguồn gốc thuỷ sản XK vào châu Âu: Ngư dân vẫn ngơ ngác (NNVN).

Indochina Airlines và công nghiệp hàng không ở Việt Nam (VOA)
- Tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các khoản vay (NLĐộng)

Lãi suất cơ bản, công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ (TuanVN/DNSGCT)
- 15,3 tỷ USD đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong (TTXVN).

- Vietnam opts for Japanese bullet trains (The Japan Times). - FBD: Vietnam’s coffee industry urged to focus on quality; not quantity (Food Biz Daily).
- ICBC gets approval to set up Hanoi branch (Xinhua).

- Chiến lược cho thập kỷ tới (TuanVN)

- Vietnam mission for school team (Gulf Daily News)

Những “kỳ án” ADN (TTrẻ)
- Đề nghị truy tố đường dây bán 400 phụ nữ (TPhong)
- Phát hiện 2 cơ sở tàng trữ động vật hoang dã (TTrẻ)
- 100 lý do để sống ở Hà Nội (Phần 1) (TTVH).


Nhân viên phòng vé Hàng không Quốc gia mà thế này sao?
Mặc dù đã yêu cầu nhân viên kiểm tra lại và cho tôi đặt hai vé giá khuyến mãi nhưng nhân viên phòng vé vẫn nói không còn giá vé loại đó. Khoảng 30 phút sau, tôi đã gọi điện lại và gặp một nhân viên khác. Thật bất ngờ nhân viên này đã xác nhận vẫn còn vé khuyến mãi và tôi mua đôi vé khứ hồi với giá chỉ hơn 1.060.000 đồng.


Sống chung với xỉ đồng (VNExpress); “Kẻ giết người thầm lặng”.


Vụ hạt dưa tẩm chất gây ung thư: Hạt Trung Quốc, chất tẩm Ấn Độ
Hôm qua 11-12, đoàn kiểm tra liên ngành do bác sĩ Lương Đình Hiệp, Phó chánh thanh tra Sở Y tế Bình Thuận, làm trưởng đoàn; cùng đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục QLTT và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC37) Công an Bình Thuận, tiến hành kiểm tra quy trình sản xuất hạt dưa của DNTN Tấn Phát (thị trấn Phú Long, H.Hàm Thuận Bắc).


Lãnh đạo SCIC không nhận 2 lương Việt Báo
Chưa có bản giải trình chính thức liên quan đến chuyện lương bổng, song Bộ Tài chính khẳng định các thành viên trong Hội đồng quản trị không nhận 2 lương mà chỉ có thêm một khoản tiền trợ cấp cỡ khoảng 2 triệu đồng. > Làm rõ khoản lỗ 31 triệu USD tại Jetstar Pacific



Khống chế thu nhập lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước: Lương không quá 100 triệu đồng/tháng (TN 11-12-09)



Đứng tim vì rắn choàm quạp xuống phố (CAND 11-12-09)


Khi âm đạo mở miệng (Da màu).
- Lý Đợi trả lời phỏng vấn của talawas: Thơ phải đến từ sự tự do mà chúng ta đang tìm kiếm
- Hà Nội không có quyền thôn tính Hà Tây về văn hóa (TPhong).

- Ẩn danh trên báo chí trực tuyến (TuanVN)

- CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ NHỮNG ÔNG NGHÈ CUỐI CÙNG CỦA NỀN KHOA CỬ PHONG KIẾN (Da màu)
- Hết học kỳ 1, hơn 26.000 học sinh bỏ học (VNN)
- Chàng trai Hà Nội trở thành Giảng viên Đại học Oxford (DTrí)
- Phòng ngừa dịch cúm bằng “kháng sinh trời cho” (blog Ng.V. Tuấn)
- Novel drug combo extends breast cancer survival (AP).
New Weapon in Breast Cancer Battle? Experts Cautious (ABC).


Biến đổi khí hậu và những giải pháp khả thi cho Việt Nam: Con đường gian truân… của thế kỷ XXI! (bauxite).
- Tại Việt Nam, liệu năng lượng mặt trời có thể được phát triển thêm ? (RFI)
- Hà Văn Thịnh: Bóc lột nhân phẩm (bauxite).

Luật Phòng chống bạo lực gia đình - “Chế tài xử phạt các vi phạm bạo lực gia đình” (TTXVN).

- Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đỗ xe tự động (TTXVN).

- Người thầy giáo già và ngôi trường Việt Nam trên Biển Hồ, Cam Bốt (RFI)
- U.S. Climate Negotiator ‘Lacks Common Sense,’ Chinese Diplomat Says (New York Times).
Chinese official calls US negotiator irresponsible (AP). China ’shocked’ by US climate stance (NineMSN).
- Thượng viện Mỹ sẽ chấp thuận mục tiêu của tổng thống Obama đề nghị giảm 17% khí thải (RFI).
- Tại Mỹ, cúm A làm 10.000 người thiệt mạng kể từ tháng tư đến nay (RFI).
- Tamiflu-resistant H1N1 spread to healthy people (The Canadian Press).



Mỹ ủng hộ hiệp định ràng buộc pháp lý về BĐKH
Copenhagen tượng trưng cho cơ hội để bắt đầu hành trình tiến ngay tới một hiệp định pháp lý và tăng tốc hình thành nền kinh tế các-bon thấp-ĐS Mỹ viết.


“Trung Quốc đang ở tình huống tiến thoái lưỡng nan”
TQ muốn giải quyết vấn đề bất động sản tăng dữ dội song lại e ngại không áp dụng biện pháp cứng rắn.



Trung Quốc: Why China Won't Rule the World (Newsweek 8-12-09) -- Minxin Pei.

- China Policy Changes Lead to Rising Prices (Wall Street Journal).

The China Bubble (Forbes).

- Tại Philippines, nhóm vũ trang đe dọa giết các con tin còn lại (RFI).
- Bà Rebiya Kadeer đến Pháp vận động công luận ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ (RFI).
- Ukraine đề nghị IMF cho vay khẩn cấp 2 tỷ Đô-la (Vit).
- Denmark seeks to pacify China over Tibet (AFP). China’s human rights record worse than a year ago (Telegraph).

- Sông Mê kông sẽ mất 200.000 tấn thủy sản/năm (TBKTSG)
- Tường thạch cao ăn mòn quan hệ Mỹ-Trung? (VNN)
- Key Government Officials From Vietnam Internet Network Information Centre (VNNIC) Meet With Dot VN, Inc. in San Diego in December 2009 (CNN).

- Quốc vương Campuchia ân xá cho gián điệp Thái (Vit)
- Mỹ cam kết gắn bó Đông Nam Á (TNiên)



Đài Vatican nói 'Việt Nam thất hứa'
Bản vẽ của công viên
Chính quyền Hà Nội cho xây công viên trên đất Tòa Khâm Sứ cũ
Trang web của đài phát thanh Vatican bản tiếng Anh lên tiếng về vụ chính quyền Hà Nội cho xây công viên trên đất tranh chấp.
Bài viết được đặt tiêu đề "Chính quyền Hà Nội thất hứa với tín đồ Công giáo".
Bài viết nói khu đất này là trung tâm của một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài tám tháng giữa giáo dân Hà Nội, mà theo tác giả, là chủ nhân ban đầu của khu đất, với chính quyền Hà Nội.
Công tác san ủi dọn hiện trường bất ngờ được tiến hành từ sáng ngày 19 tháng Chín tại khu đất ở số 40-42 phố Nhà Chung.
Tòa Tổng giám mục Hà Nội trong một thời gian dài đã yêu cầu xin lại tòa nhà từng được dùng làm văn phòng của đại diện tòa thánh Vatican.
Câu trả lời chính thức được đưa ra vào ngày 18/9, khi Ủy Ban Nhân Dân quận Hoàn Kiếm công bố quy hoạch dự án xây dựng công viên cây xanh tại phần đất tranh chấp này.
Bài viết ngắn của Đài phát thanh Vatican về vụ này được đăng trên trang tiếng Anh, tuy nhiên, trang web tiếng Việt chưa thấy đăng tin bài gì về vụ xây công viên trên khu đất tranh chấp.
Chương trình tiếng Việt của Radio Vatican ra đời từ năm 1979 và tự coi vai trò của họ "trước tiên là cộng đồng công giáo tại Việt Nam, và đài Vatican, tự bản chất, được coi là mối dây nói liền Đức Giáo Hoàng, Tòa Thánh với các giáo hội địa phương."
Nội dung các chương trình của đài chủ yếu nhắm vào giới thính giả công giáo.
---------
Còn chuyện đùa nữa:
Một cửa liên thông chỉ là “ngồi chung một chỗ”
Cập nhật lúc 10h21" , ngày 05/05/2009 -
Ngày 4/5, đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính của thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh (ĐKKD), cấp mã số thuế, đăng ký con dấu ở bộ phận “một cửa liên thông” tại trụ sở Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố. Tại đây, “một cửa liên thông” chỉ là “ngồi chung một chỗ”, còn môĩ cơ quan vẫn độc lập giải quyết phần việc của mình, chẳng dính dáng gì đến nhau.

Theo quan sát, hàng trăm người chờ, xếp hàng, thậm chí không ít người từ xa đến phải “ăn trưa, nghỉ trưa” tại đây, chờ đến chiều để làm thủ tục cấp mới, cấp đổi mã số thuế. Chỉ riêng lĩnh vực thuế, dù đã lấy số hẹn và xếp hàng từ sáng, nhưng nếu hết giờ mà chưa đến lượt, đến buổi chiều họ lại phải lấy số khác, tiếp tục chờ từ đầu.

Kiểm tra “một cửa liên thông” (lĩnh vực thuế), đoàn kiểm tra phát hiện không có sổ nhật ký nhận - trả hồ sơ, chỉ lưu lại các bảng tổng hợp kết quả trong ngày, không khoa học và đầy đủ. Có buổi, sổ hồ sơ được giải quyết chỉ đạt 25% so với số phiếu hẹn phải ra và không ít người đã đến ngày trả hồ sơ mà phải vài ngày sau mới lấy được kết quả.

Kết luận buổi kiểm tra, ông Lê Quốc Cường, Phó GĐ Sở Nội vụ, trưởng đoàn kiểm tra cải cách hành chính cho rằng: Tinh thần, trách nhiệm phục vụ của các cán bộ “một cửa liên thông” (lĩnh vực thuế) cần phải “xem lại”. Thủ tục về thuế chầm còn “do phong cách làm việc (tra cứu hồ sơ bằng cách lật từng chồng hồ sơ để tìm chứ không lưu trữ và tra cứu trên máy tính), chẳng khác nào… đi mượng sách ở thư viện thời những năm 1985-1970”

Tổng số lượt xem trang