Trên Biển Đông, Trung Quốc đang chơi bi-a, trong khi Mỹ đang chơi trò chơi như là Cướp Cờ (Capture the Flag). Đối với Bắc Kinh, mục tiêu là đánh những quả bóng bi-a khác văng ra khỏi bàn, để chính nó điều khiển. Trong khi đó, Washington cố gắng giữ không cho Bắc Kinh cướp được lá cờ về quyền bá chủ khu vực.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần nhận ra rằng, họ đang chơi một trò chơi khác với trò chơi của Trung Quốc và cần điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Trong khi chuyển sang chơi bi-a là quá khiêu khích đối với Washington, nếu xu hướng này tiếp tục, chẳng bao lâu sau, Mỹ có thể thấy chính mình ở đằng sau tám trái bóng, không có nhiều lựa chọn trong việc giữ vai trò ổn định trong khu vực.
Các nhà quan sát có hai giải thích khác nhau về thách thức thực sự từ Trung Quốc. Nhiều người ở Washington tin rằng, Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải ở biển Hoa Nam (biển Đông), do đó có khả năng làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ, bao gồm quyền đi lại không thể tranh cãi của các tàu Hải quân Hoa Kỳ, luồng tự do thương mại kinh tế toàn cầu và dây cứu sinh trên biển cho các đồng minh của Mỹ, như Nhật Bản và Nam Hàn.
Ngược lại, nhiều người ở Đông Nam Á tin rằng, vấn đề này là một trong những vấn đề kiểm soát tài nguyên lãnh thổ. Theo một số ước tính, khu vực nắm giữ khoảng 30 tỷ thùng dầu và hơn 200.000 tỉ mét khối khí tự nhiên. Trong khi hàng chục mỏ dầu đã được khai thác, khả năng kiểm soát việc thăm dò và khai thác tài nguyên đó trong tương lai, điều đó đã làm cho Trung Quốc có cách hành xử như thế.
Bắc Kinh đòi toàn bộ vùng biển Hoa Nam, đặt mình vô vị trí tranh giành quyền sở hữu vùng lãnh thổ có chứa các nguồn tài nguyên đã được xác định. Những khu vực có khả năng nóng nhất là Trường Sa và Hoàng Sa, mỗi khu vực được nhiều nước đòi chủ quyền, gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Điều này có cùng một động cơ như đang chơi trò tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku, phía Bắc Đài Loan.
Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có thể được thực thi một cách hiệu quả nhất, do có khả năng di chuyển bất cứ nơi nào trên vùng biển trong khu vực (Trung Quốc đã đạt được điều đó) cũng như ngăn chặn các nước khác tự do đi lại. Vì vậy, quấy rối và theo dõi các lực lượng hải quân và các tàu thăm dò trên biển của các nước khác, phục vụ như một thử nghiệm thực tế về sức mạnh và ảnh hưởng của Bắc Kinh. Khi hạm đội hải quân trên biển của họ phát triển, khả năng triển khai và trải ra thêm nhiều lãnh thổ, có ý nghĩa bổ sung thêm các phô trương về sự quyết đoán trong những năm qua.
Không có nhiều lý do để tin rằng Bắc Kinh có bất kỳ suy nghĩ nào (chưa nói đến khả năng) cản trở việc đi lại trong khu vực; các hành động gây hấn rành rành như thế ngay lập tức sẽ là thách thức Hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, rõ ràng là khả năng làm như thế có thể dẫn đến sức ép chính trị lên các nước nhỏ hơn, từ bỏ hoặc thay đổi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của các nước này và kiềm chế các hoạt động hàng hải chính đáng của họ.
Có thể tất cả những điều này hoàn toàn không phải là một chiến lược, nhưng chắc chắn tương tự như các chiến thuật trên bàn bi-a. Bắc Kinh nhắm vào các quả bóng bi-a của láng giềng mình, cố gắng để loại họ ra khỏi bàn bi-a, từng nước một.
Để phản ứng lại, các nước Đông Nam Á bắt đầu kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp. Tuần trước, Philippines cho biết, hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ hồi năm 1951, sẽ bao hàm cả các mối đe dọa của Trung Quốc.
Nhưng câu trả lời của Hoa Kỳ thì không quá dễ dàng. Nếu Washington đẩy quá mạnh và yêu cầu các nước Đông Nam Á gia tăng đáng kể các hoạt động chung trên biển, có thể sẽ thấy rằng Hà Nội, Manila, Jakarta và các nước còn lại lo sợ rằng, để Trung Quốc trở thành kẻ thù thậm chí còn đáng sợ hơn là để cho Trung Quốc bắt nạt. Tuy nhiên, phản ứng từ Mỹ quá ít sẽ làm cho các nước nhỏ hơn tin rằng, có thể họ không còn có sự lựa chọn nào khác, mà phải đồng ý với các mong muốn của Trung Quốc.
Để cân bằng những quan ngại này, Washington đã kết thúc chơi một trò chơi hoàn toàn khác. Là một cường quốc hiển nhiên, Washington phần lớn đã phản ứng lại việc thử nghiệm các giới hạn của Trung Quốc đối với các quy tắc trong khu vực. Thay vì trừng phạt Trung Quốc vì hành động khiêu khích của họ, chính sách của Mỹ là cố gắng trấn an Bắc Kinh về thiện chí của Mỹ và thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng, Mỹ không đe dọa đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Mỹ hy vọng điều này sẽ khiến Trung Quốc hành động có trách nhiệm, ngay cả khi nó bắt nạt các nước nhỏ hơn.
Cách tốt nhất để đi tới là nhận ra trò chơi của Trung Quốc, bắt đầu chơi và tìm cách thắng cuộc chơi. Washington nên tìm cách mở rộng bàn bi-a bằng cách đặt nhiều bóng hơn để chơi. Ấn Độ vừa công bố kế hoạch gia tăng tuần tra hải quân ở quần đảo Andaman và Nicobar, nằm ở lối vào Ấn Độ Dương tới eo biển Malacca. Nhật Bản đã có một sự thay đổi chiến lược, tập trung vào “bức tường đảo ở phía Tây Nam” kéo dài từ Kyushu tới phía bắc Đài Loan. Úc sẽ hiện đại hóa và tăng gấp đôi hạm đội tàu ngầm của mình trong thập kỷ tới.
Lúc đó Washington cần xúi các đối tác này đóng một vai trò lớn hơn ở gần vùng biển tranh chấp thông qua cam kết lớn hơn với các nước Đông Nam Á. Hơn nữa, các tàu của Hoa Kỳ và đồng minh nên theo dõi các tàu của Trung Quốc khi họ bắt đầu tiếp cận lãnh thổ tranh chấp và di chuyển nhanh đến các khu vực nơi các sự cố đã xảy ra.
Nói rộng hơn, mục tiêu của Washington, được thực thi thông qua Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương có trụ sở ở Hawaii, nên tạo ra một cộng đồng quyền lợi hàng hải năng động hơn ở vòng cung Ấn độ và Thái Bình Dương để chống lại sự di chuyển của Trung Quốc, nơi họ xuất hiện. Chia sẻ các nguồn thông tin tình báo nhiều hơn, liên kết huấn luyện, phối hợp (nếu không liên kết) tuần tra và những việc đại loại như thế sẽ cung cấp các biện pháp an ninh cần thiết để bảo đảm cho các nước nhỏ hơn, rằng các quyền quốc tế của họ đang được bảo vệ. Các tàu của Hoa Kỳ và đồng minh không nên ân hận về việc theo dõi tàu hải quân Trung Quốc khi họ bắt đầu tiếp cận vùng lãnh thổ tranh chấp.
Cuối cùng, các nhà chính trị thẳng tính, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Jim Webb, người đã cảnh báo về một “thời khắc Munich” đang đến ở châu Á, sẽ làm rõ các vấn đề đang lâm nguy. Dù muốn hay không, Mỹ sẽ phải bắt đầu dịch chuyển một số quả bóng bi-a xung quanh bàn.
Ông Auslin là Giám đốc Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ và là một nhà bình luận của báo Wall Street Journal. Ông còn là tác giả của quyển sách “Pacific Cosmopolitans: A Cultural History of U.S.-Japan Relations” (Nhà xuất bản Harvard University, 2011).
Ngọc Thu dịch từ: http://online.wsj.com/article/SB1000142405270230445060457641750059----------
Tàu USS George Washington tiến hành tập trận phòng thủ ở Tây Thái Bình Dương trong bối cảnh vừa có nhiều căng thẳng trong khu vực.
-- KS Doãn Mạnh Dũng: Thời khắc im lặng trước khi tiếng súng Biển Đông bùng lên! –(boxitvn).
-------------
- Đứng lên chống lại kẻ bắt nạt – Trung Quốc -INQUIRER – Global Networking--Rodel Rodis Ngày 29-6-2011
Cùng với việc người Philippines ở Mỹ háo hức lên kế hoạch cho những cuộc biểu tình trước cổng các văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở Mỹ vào ngày 7-8, câu hỏi đặt ra là: tại sao người Philippines ở Philippines không nổi giận, tương tự như thế, trước kế hoạch của Trung Quốc nhằm dựng dàn khoan dầu ở quần đảo Trường Sa, trên phần thuộc Philippines, vào tháng 7 tới?
Không lẽ họ không biết đến điều mà Tân Hoa Xã đã nói từ hôm 24-5-2011, rằng Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang triển khai tới Trường Sa một dàn khoan dầu nước sâu khổng lồ, Marine Oil 981, có thể tiến hành những mũi thăm dò sâu 3.000 mét, và được trang bị một mũi khoan có thể vào sâu tới 12.000 trong lòng đất?
Tân Hoa Xã trích lời Chủ tịch CNOOC, ông Tống Ân Lai (Wang Yilin), tuyên bố rằng “Marine Oil 981”– được xây dựng suốt ba năm với kinh phí 923 triệu đôla – “sẽ là một cơ hội tốt để Trung Quốc tăng cường các nỗ lực thăm dò dầu khí ở vùng nước sâu, đảm bảo an ninh năng lượng” của Trung Quốc. Ông Ân Lai hứa rằng “dàn khoan sẽ được lắp đặt ở vùng biển Tây Philippines (tức biển Hoa Nam theo tên gọi Trung Quốc, Biển Đông theo tên Việt Nam) và bắt đầu tiến hành thăm dò dầu khí từ tháng 7 năm 2011”.
Tại sao Trung Quốc phải vội vàng dựng dàn khoan dầu ở Trường Sa?
Năm 2000, cầu về dầu của Trung Quốc chỉ chiếm 6% mức cầu của toàn thế giới, nhưng trong thập niên sau đó, con số đã tăng lên, chiếm gần nửa mức độ tăng cầu về dầu của cả thế giới, và hiện tại Trung Quốc là thị trường xe lớn nhất hành tinh. Trung Quốc đã qua mặt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.
Tân Hoa Xã đưa tin rằng, để thỏa mãn nhu cầu về dầu đang tăng lên không ngừng của Trung Quốc, “CNOOC có kế hoạch đầu tư 200 tỷ nhân dân tệ (30 tỷ USD) và khoan 800 giếng dầu nước sâu – mà họ hy vọng là sẽ cho sản lượng xấp xỉ 500 triệu thùng dầu vào năm 2020”. Mục tiêu sản xuất này tương ứng với xấp xỉ 50 tỷ USD một năm.
Trước đó, Trung Quốc đã cam đoan với Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng họ sẵn sàng giải quyết tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình thông qua đàm phán. Nhưng giờ đây, xuất phát từ nhu cầu khổng lồ về năng lượng, và do họ đã quyết cho rằng quần đảo Trường Sa chứa đủ lượng dầu và khí tự nhiên để có thể đáp ứng các nhu cầu năng lượng của mình, Trung Quốc đã đổi giọng. Vào tháng 3 năm 2010, Trung Quốc đơn phương tuyên bố toàn bộ vùng biển Tây Philippines là “lợi ích cốt lõi” tương tự như chủ quyền của họ đối với Tây Tạng và Đài Loan, và do đó điều này là “không thể đàm phán được”.
Trung Quốc không công nhận yêu sách của Philippines về chủ quyền đối với Trường Sa – vốn dựa trên thực trạng về địa lý là quần đảo này nằm cách tỉnh Palawan của Philippines chỉ có 125 hải lý, và theo Công ước LHQ về Luật Biển thì một quốc gia được sở hữu dầu, khoáng sản và các tài nguyên khác trong vòng bán kính 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trung Quốc, ngược lại, nằm cách đó tới 585 hải lý.
Yêu sách của Trung Quốc dựa vào một bản đồ cũ, được vẽ phác từ thời Hán, năm 110 công nguyên. Bản đồ này gọi Trường Sa là quần đảo Nam Sa và là một phần của Trung Quốc. Trong tấm bản đồ ấy thì quần đảo Philippines, khi ấy được gọi là quần đảo Mayi, chắc chắn cũng là một phần của Trung Quốc.
Tâm trạng lo sợ của những người Philippines ở Mỹ về những hành động bá quyền của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa lại càng bị đẩy thêm lên với việc gần đây, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tiết lộ rằng tàu chiến Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ Philippines ít nhất 7 lần trong vòng vài tháng qua.
Những hành động khiêu khích này, cùng với tin về việc Trung Quốc triển khai dàn khoan khổng lồ tới vùng biển Philippines, đã khiến ông Loida Nicolas Lewis, chủ tịch của tổ chức US Pinoys for Good Governance (Người Philippines ở Mỹ vì một chính quyền tiến bộ), kêu gọi người Philippines toàn thế giới “đứng lên chống lại Trung Quốc – kẻ bắt nạt” và biểu tình trước cổng các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc trên khắp thế giới vào ngày 8 tháng 7.
Sẽ rất kỳ lạ nếu những cuộc biểu tình “Trung Quốc hãy cút khỏi Trường Sa!” diễn ra khắp nơi trên thế giới ngoại trừ Philippines.
Nếu “Marine Oil 981” được triển khai tới Trường Sa bởi Chevron hoặc một công ty dầu khí của Mỹ, thì các tổ chức cánh hữu chắc chắn sẽ biểu tình trước cổng Đại sứ quán Mỹ để lên án Mỹ là tên đế quốc. Nhưng cũng những nhóm đó sẽ không dám lên án Trung Quốc vì những vi phạm tương tự, bởi lẽ Trung Quốc đã ủng hộ – bằng vật chất – Đảng Cộng sản mới ở Philippines (dưới lá cờ Tư tưởng Mao Trạch Đông), kể từ khi đảng này thành lập vào năm 1967.
Ở cực kia của dải biên độ ý thức chính trị, những người Philippines gốc Hoa (Chinoy) – trong đó có 8 người nằm trong danh sách 10 người giàu nhất ở Philippines – cũng sẽ không dám lên án Trung Quốc, do họ đã đầu tư đáng kể vào Trung Quốc.
Vì vậy khi phát ngôn viên của Tổng thống Noynoy Aquino buộc tội Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Philippines, Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile đã nhanh chóng phê bình và cảnh báo Tổng thống: “Đừng chọc tức Trung Quốc!”.
Hai năm về trước, khi một chiến hạm Trung Hoa bị phát hiện trên vùng biển Philippines, ông Enrile đã nói chuyện với bạn ông ta, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao). Lưu khẳng định với Enrile rằng tàu của Trung Quốc là một “tàu chiến”. Sau đó Enrile bảo với báo giới Philippines: “Họ có quyền đi lại trên biển bằng tàu chiến. Trung Quốc là một siêu cường trên thế giới, như Mỹ, Nhật, Anh và các siêu cường khác, và họ có phương tiện. Nếu chúng ta có phương tiện thì chúng ta cũng có thể làm như thế”.
Nhưng người Philippines không thể cũng làm như thế vì họ chỉ có một tàu chiến mà thôi – một con tàu khu trục loại cũ từ thời Thế chiến II, mua năm 1978, tên là Rajah Humabon. Khi Tổng thống Aquino phái tàu này tới bãi Scarborough ở Trường Sa cách đây một tuần, nghị sĩ Edgardo Angara gọi đó là hành động “đáng thương hại” và nghị sĩ Enrile thì, theo tờ Inquirer, đã “cảnh báo chính quyền Aquino về nguy cơ chọc giận Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền vốn rất căng thẳng ở Trường Sa, bằng việc đưa tàu chiến duy nhất của quốc gia đi quá xa vùng biển Philippines”.
Nếu các quan chức Philippines, ngoài Tổng thống Aquino, không thể hoặc không sẵn sàng đứng lên chống Trung Quốc, thì khi ấy nhiệm vụ đó sẽ rơi vào những người Philippines hải ngoại, họ sẽ lột trần sự hung hãn của Trung Quốc và hy vọng sẽ làm Trung Quốc phải xấu hổ mà lùi bước.
Xin hãy đứng lên chống Trung Quốc – kẻ bắt nạt – và biểu tình trước lãnh sự hoặc đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 8-7 vào lúc 12h trưa, cho dù bạn ở đâu, thậm chí dù bạn đang ở Philippines.
(Nếu bạn sinh sống ở vùng Vịnh San Francisco, mời bạn tham gia diễn đàn cộng đồng vào ngày 6-7 vào lúc 6h tối tại Đại sảnh Xã hội của tòa Lãnh sự Philippines, số 447 đường Sutter. Hãy gửi các bình luận của bạn đến địa chỉ Rodel50@gmail.com hoặc gửi thư tới Văn phòng Luật sư Rodel Rodis, số 2429 Đại lộ Ocean, San Francisco, CA 94127 hoặc gọi số 415.334.7800).
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Không lẽ họ không biết đến điều mà Tân Hoa Xã đã nói từ hôm 24-5-2011, rằng Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang triển khai tới Trường Sa một dàn khoan dầu nước sâu khổng lồ, Marine Oil 981, có thể tiến hành những mũi thăm dò sâu 3.000 mét, và được trang bị một mũi khoan có thể vào sâu tới 12.000 trong lòng đất?
Tân Hoa Xã trích lời Chủ tịch CNOOC, ông Tống Ân Lai (Wang Yilin), tuyên bố rằng “Marine Oil 981”– được xây dựng suốt ba năm với kinh phí 923 triệu đôla – “sẽ là một cơ hội tốt để Trung Quốc tăng cường các nỗ lực thăm dò dầu khí ở vùng nước sâu, đảm bảo an ninh năng lượng” của Trung Quốc. Ông Ân Lai hứa rằng “dàn khoan sẽ được lắp đặt ở vùng biển Tây Philippines (tức biển Hoa Nam theo tên gọi Trung Quốc, Biển Đông theo tên Việt Nam) và bắt đầu tiến hành thăm dò dầu khí từ tháng 7 năm 2011”.
Tại sao Trung Quốc phải vội vàng dựng dàn khoan dầu ở Trường Sa?
Năm 2000, cầu về dầu của Trung Quốc chỉ chiếm 6% mức cầu của toàn thế giới, nhưng trong thập niên sau đó, con số đã tăng lên, chiếm gần nửa mức độ tăng cầu về dầu của cả thế giới, và hiện tại Trung Quốc là thị trường xe lớn nhất hành tinh. Trung Quốc đã qua mặt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.
Tân Hoa Xã đưa tin rằng, để thỏa mãn nhu cầu về dầu đang tăng lên không ngừng của Trung Quốc, “CNOOC có kế hoạch đầu tư 200 tỷ nhân dân tệ (30 tỷ USD) và khoan 800 giếng dầu nước sâu – mà họ hy vọng là sẽ cho sản lượng xấp xỉ 500 triệu thùng dầu vào năm 2020”. Mục tiêu sản xuất này tương ứng với xấp xỉ 50 tỷ USD một năm.
Trước đó, Trung Quốc đã cam đoan với Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng họ sẵn sàng giải quyết tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình thông qua đàm phán. Nhưng giờ đây, xuất phát từ nhu cầu khổng lồ về năng lượng, và do họ đã quyết cho rằng quần đảo Trường Sa chứa đủ lượng dầu và khí tự nhiên để có thể đáp ứng các nhu cầu năng lượng của mình, Trung Quốc đã đổi giọng. Vào tháng 3 năm 2010, Trung Quốc đơn phương tuyên bố toàn bộ vùng biển Tây Philippines là “lợi ích cốt lõi” tương tự như chủ quyền của họ đối với Tây Tạng và Đài Loan, và do đó điều này là “không thể đàm phán được”.
Trung Quốc không công nhận yêu sách của Philippines về chủ quyền đối với Trường Sa – vốn dựa trên thực trạng về địa lý là quần đảo này nằm cách tỉnh Palawan của Philippines chỉ có 125 hải lý, và theo Công ước LHQ về Luật Biển thì một quốc gia được sở hữu dầu, khoáng sản và các tài nguyên khác trong vòng bán kính 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trung Quốc, ngược lại, nằm cách đó tới 585 hải lý.
Yêu sách của Trung Quốc dựa vào một bản đồ cũ, được vẽ phác từ thời Hán, năm 110 công nguyên. Bản đồ này gọi Trường Sa là quần đảo Nam Sa và là một phần của Trung Quốc. Trong tấm bản đồ ấy thì quần đảo Philippines, khi ấy được gọi là quần đảo Mayi, chắc chắn cũng là một phần của Trung Quốc.
Tâm trạng lo sợ của những người Philippines ở Mỹ về những hành động bá quyền của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa lại càng bị đẩy thêm lên với việc gần đây, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tiết lộ rằng tàu chiến Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ Philippines ít nhất 7 lần trong vòng vài tháng qua.
Những hành động khiêu khích này, cùng với tin về việc Trung Quốc triển khai dàn khoan khổng lồ tới vùng biển Philippines, đã khiến ông Loida Nicolas Lewis, chủ tịch của tổ chức US Pinoys for Good Governance (Người Philippines ở Mỹ vì một chính quyền tiến bộ), kêu gọi người Philippines toàn thế giới “đứng lên chống lại Trung Quốc – kẻ bắt nạt” và biểu tình trước cổng các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc trên khắp thế giới vào ngày 8 tháng 7.
Sẽ rất kỳ lạ nếu những cuộc biểu tình “Trung Quốc hãy cút khỏi Trường Sa!” diễn ra khắp nơi trên thế giới ngoại trừ Philippines.
Nếu “Marine Oil 981” được triển khai tới Trường Sa bởi Chevron hoặc một công ty dầu khí của Mỹ, thì các tổ chức cánh hữu chắc chắn sẽ biểu tình trước cổng Đại sứ quán Mỹ để lên án Mỹ là tên đế quốc. Nhưng cũng những nhóm đó sẽ không dám lên án Trung Quốc vì những vi phạm tương tự, bởi lẽ Trung Quốc đã ủng hộ – bằng vật chất – Đảng Cộng sản mới ở Philippines (dưới lá cờ Tư tưởng Mao Trạch Đông), kể từ khi đảng này thành lập vào năm 1967.
Ở cực kia của dải biên độ ý thức chính trị, những người Philippines gốc Hoa (Chinoy) – trong đó có 8 người nằm trong danh sách 10 người giàu nhất ở Philippines – cũng sẽ không dám lên án Trung Quốc, do họ đã đầu tư đáng kể vào Trung Quốc.
Vì vậy khi phát ngôn viên của Tổng thống Noynoy Aquino buộc tội Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Philippines, Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile đã nhanh chóng phê bình và cảnh báo Tổng thống: “Đừng chọc tức Trung Quốc!”.
Hai năm về trước, khi một chiến hạm Trung Hoa bị phát hiện trên vùng biển Philippines, ông Enrile đã nói chuyện với bạn ông ta, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao). Lưu khẳng định với Enrile rằng tàu của Trung Quốc là một “tàu chiến”. Sau đó Enrile bảo với báo giới Philippines: “Họ có quyền đi lại trên biển bằng tàu chiến. Trung Quốc là một siêu cường trên thế giới, như Mỹ, Nhật, Anh và các siêu cường khác, và họ có phương tiện. Nếu chúng ta có phương tiện thì chúng ta cũng có thể làm như thế”.
Nhưng người Philippines không thể cũng làm như thế vì họ chỉ có một tàu chiến mà thôi – một con tàu khu trục loại cũ từ thời Thế chiến II, mua năm 1978, tên là Rajah Humabon. Khi Tổng thống Aquino phái tàu này tới bãi Scarborough ở Trường Sa cách đây một tuần, nghị sĩ Edgardo Angara gọi đó là hành động “đáng thương hại” và nghị sĩ Enrile thì, theo tờ Inquirer, đã “cảnh báo chính quyền Aquino về nguy cơ chọc giận Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền vốn rất căng thẳng ở Trường Sa, bằng việc đưa tàu chiến duy nhất của quốc gia đi quá xa vùng biển Philippines”.
Nếu các quan chức Philippines, ngoài Tổng thống Aquino, không thể hoặc không sẵn sàng đứng lên chống Trung Quốc, thì khi ấy nhiệm vụ đó sẽ rơi vào những người Philippines hải ngoại, họ sẽ lột trần sự hung hãn của Trung Quốc và hy vọng sẽ làm Trung Quốc phải xấu hổ mà lùi bước.
Xin hãy đứng lên chống Trung Quốc – kẻ bắt nạt – và biểu tình trước lãnh sự hoặc đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 8-7 vào lúc 12h trưa, cho dù bạn ở đâu, thậm chí dù bạn đang ở Philippines.
(Nếu bạn sinh sống ở vùng Vịnh San Francisco, mời bạn tham gia diễn đàn cộng đồng vào ngày 6-7 vào lúc 6h tối tại Đại sảnh Xã hội của tòa Lãnh sự Philippines, số 447 đường Sutter. Hãy gửi các bình luận của bạn đến địa chỉ Rodel50@gmail.com hoặc gửi thư tới Văn phòng Luật sư Rodel Rodis, số 2429 Đại lộ Ocean, San Francisco, CA 94127 hoặc gọi số 415.334.7800).
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
----------
Beijing's stance critical in resolution (Korea Times 29-6-11) --Bài Ian Storey
Vừa ăn cướp vừa la làng: China military tells Vietnam to cool tempers over sea (Reuters 30-6-11) Tướng TQ nói VN cần 'hướng dẫn dư luận' (BBC 30-6-11) -- Ông tướng này tên là Mã Hiếu Thiên, đúng là dòng dõi Mã Viện!
'Giọng điệu cực đoan từ Trung Quốc chỉ là thiểu số' (VnEx 30-6-11) -- Khi nào "nhà bình luận giống cái" Lý Hồng Mai nói như vậy trên báo Nhân Dân của Tàu thì tôi mới tin!