(Dân trí) - Những khúc mắc, kiến nghị và lùm xùm xung quanh việc xét tặng danh hiệu, Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh đã được giải quyết gần như trọn vẹn tại buổi họp báo chiều ngày 11/8 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức.
>> Nhạc sĩ Phú Quang: “Tôi trót dại khi làm hồ sơ xét giải”
“Hội nhạc sĩ không làm sai khi xét Giải thưởng Nhà nước”>> Nhạc sĩ Phú Quang: “Tôi trót dại khi làm hồ sơ xét giải”
Trả lời câu hỏi của Dân trí về trường hợp nhạc sĩ Phú Quang “trượt” Giải thưởng Nhà nước của Hội đồng cấp Bộ, ông Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết: “Ở Hội đồng cấp cơ sở, nhạc sĩ Phú Quang được 100% số phiếu nhưng ở Hội đồng cấp Bộ với 12 thành viên mới ông không đạt 75% ý kiến đồng thuận.”
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo chiều ngày 11/8 xung quanh việc xét tặng danh hiệu, giải thưởng
Còn về trường hợp của 5 nhạc sĩ đi kiện là Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Lê Việt Hòa, Thế Song, Đoàn Bổng, lần đầu xét duyệt họ bị “trượt” theo ông Khôi nguyên nhân là từ phía hồ sơ. Các nhạc sĩ này đăng ký xét giải thưởng với cụm tác phẩm, nên khi Hội đồng làm việc, bỏ phiếu thì không đạt.
Sau khi “dỡ” cụm tác phẩm ra, bỏ phiếu lại cho từng tác phẩm thì lại đạt và Hội gửi danh sách bổ sung lên Bộ, nhờ cách làm này mới bảo đảm được quyền lợi cho các nhạc sĩ. Ông Khôi cho biết thêm, khi Hội đồng Bộ chấm, chỉ nhạc sĩ Ngọc Khuê và nhạc sĩ Đinh Quang Hợp đủ 3/5 tác phẩm để gom lại thành một “cụm” mới, do đó, chỉ 2 trong số 5 “nhạc sĩ đi kiện” vượt qua vòng của Bộ.
Nhạc sĩ Phú Quang bị "trượt" vì không đạt số phiếu theo quy định từ Hội đồng cấp Bộ
“Muốn được xét phải đi đúng đường”
Tại buổi họp báo chiều ngày 11/8 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải chia sẻ với báo giới rằng, sở dĩ có những kiến nghị và dư luận lùm xùm trong thời gian vừa rồi rút cục cũng chỉ vì các nghệ sĩ chưa sát sao các điều kiện và quy trình làm hồ sơ xét tặng.
Đơn cử về trường hợp nhạc sĩ Hoàng Hà, với những đóng góp cho nền âm nhạc của ông là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhạc sĩ Hoàng Hà không nộp hồ sơ xin xét tặng Giải thưởng Nhà nước mà nộp hồ sơ cụm tác phẩm vào Giải thưởng Hồ Chí Minh. Đó là “bảng” khác, với các tiêu chí khác cho nên khi không đủ số phiếu thì không thể “hạ” hồ sơ sang xét Giải thưởng Nhac nước được. “Trong thông tư đã hướng dẫn rõ ràng, cụ thể rằng ai nộp vào giải nào thì xét theo giải đó, Hội đồng không được tự ý theo kiểu nếu không được giải thưởng Hồ Chí Minh thì hạ xuống Giải thưởng Nhà nước”, ông Khánh Hải khẳng định.
Bà Hồng Ngát - đại diện cho Hội điện ảnh và ông Ngọc Khôi - đại diện cho Hội nhạc sĩ Việt Nam tại buổi họp báo chiều ngày 11/8 (Ảnh: Song Nguyên)
Trả lời về vấn đề này, Vụ trưởng Nguyễn Hải Anh cho biết, Hội âm nhạc Hà Nội “không đi đúng đường”, gửi công văn cho Bộ chứ không gửi hồ sơ. Hơn nữa lại không theo đúng trình tự đi từ Hội đồng cấp cơ sở là Hội nhạc sĩ Việt Nam mà lại gửi công văn vượt cấp. Chính vì cách làm sai quy trình đó mà nhạc sĩ Phạm Tuyên không có tên trong danh sách xét duyệt cấp Bộ.
Cũng tại buổi họp báo, Vụ trưởng Nguyễn Hải Anh giải thích với báo giới về trường hợp của nhạc sĩ Lê Lan - người phải chịu không ít búa rìu dư luận trong thời gian qua vì lỗi lầm “đạo nhạc” trong quá khứ.“Hội đồng biết ông từng bị kỉ luật, nhưng trên cơ sở đánh giá những cống hiến, lao động nghệ thuật của nhạc sĩ, chúng tôi thấy: dù vấp ngã, nhưng ông vẫn cho ra đời những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao đóng góp cho đất nước, cho công chúng”, ông Nguyễn Hải Anh nói.
Còn ở lĩnh vực điện ảnh, Thứ trưởng Lê Khánh Hải cho rằng hai nữ biên kịch Phan Huyền Thư và Phan Thanh Tú đã không hiểu rõ về thông tư nên mới dẫn đến chuyện viết đơn kiến nghị đạo diễn Nguyễn Thước. Tuy nhiên, trước yêu cầu của Bộ là phải lấy ý kiến đồng thuận của hai biên kịch này, đạo diễn Nguyễn Thước vẫn chưa bổ sung vào hồ sơ, do đó, rất có thể, ông sẽ “lỗi hẹn” với Giải thưởng Nhà nước đợt này.
Trước những chuyện lùm xùm, kiến nghị không hay xung quanh việc xét tặng danh hiệu, giải thưởng; Thứ trưởng Lê Khánh Hải cũng cho rằng đây là điều khó tránh và hầu như lần xét nào cũng có. Tuy nhiên, so với 125 đơn kiến nghị tại đợt xét giải lần trước thì năm nay đã bớt đi rất nhiều. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng từ áp dụng những biện pháp mới, công khai từ cấp cơ sở…
Về những ý kiến của báo giới khi chưa thỏa mãn về những câu trả lời của đại diện Hội nhạc sĩ Việt Nam xung quanh những khúc mắc từ Hội đồng cấp cơ sở, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đề nghị Hội Nhạc sĩ cần có cuộc họp báo riêng để giải thích và thông tin rộng rãi với giới truyền thông.
Hơn 700 hồ sơ đã được trình lên Hội đồng cấp Nhà nước Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố đã tiếp nhận hơn 700 hồ sơ do các Hội đồng cấp Bộ, ngành, tỉnh/ thành trình lên Hội đồng cấp Nhà nước. Cụ thể hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh là 17; Giải thưởng Nhà nước là 250 tác phẩm,cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND là 96 người, NSƯTlà 419 người. Nhìn trên tổng thể trong số hơn 700 hồ sơ được gửi lên hội đồng cấp Nhà nước thì số hồ sơ do Bộ đề cử lên chiếm đa số với 309 hồ sơ. Ở những hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ của Hội đồng các tỉnh gửi lên có thể thấy xuất hiện nhiều gương mặt nghệ sĩ quen thuộc và được công chúng yêu mến như Xuân Hinh, Quốc Anh, Hoàng Cúc, Trọng Đài (Hà Nội)… Khu vực TP Hồ Chí Minh trong danh sách đề nghị xét danh hiệu NSND có xuất hiện nhiều nghệ sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hoa (Thoại Miêu), Ngọc Giàu, Kim Cương, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Viễn Châu… |
Nhạc sĩ Phú Quang. (Ảnh: Lê Thoa).
- Bất ngờ bị loại ra khỏi danh sách đề cử giải thưởng Nhà nước ở lĩnh vực âm nhạc sau khi Hội đồng Bộ VH-TT-DL bỏ phiếu, ông có suy nghĩ thế nào?
- Đấy là chuyện “thường ngày ở huyện” thôi. Dù bất ngờ nhưng tôi không thấy quan trọng. Mọi người phải tập thói quen không ngạc nhiên.
Trong số những người được đề cử giải thưởng Nhà nước năm nay, có nhạc sĩ từng đạo nhạc bài ca ngợi Sapaep của Liên Xô để viết về Hồ Chí Minh (nhạc sĩ Lê Lan – PV), nếu tôi được giải thưởng cùng với họ thì chẳng hay ho gì. Tôi còn nhớ, khi nghe bài hát đạo nhạc đó, tôi xúc động rơi nước mắt. Ngay sau đó, người Liên Xô biết được và dư luận đã xôn xao một thời. BGK không thể không biết, nhưng đưa ông ấy vào giải Nhà nước và biết đâu sau này là giải thưởng Hồ Chí Minh, là không chấp nhận được, điều đó làm mất thể diện đối với cả dân tộc.
- Đấy là chuyện “thường ngày ở huyện” thôi. Dù bất ngờ nhưng tôi không thấy quan trọng. Mọi người phải tập thói quen không ngạc nhiên.
Trong số những người được đề cử giải thưởng Nhà nước năm nay, có nhạc sĩ từng đạo nhạc bài ca ngợi Sapaep của Liên Xô để viết về Hồ Chí Minh (nhạc sĩ Lê Lan – PV), nếu tôi được giải thưởng cùng với họ thì chẳng hay ho gì. Tôi còn nhớ, khi nghe bài hát đạo nhạc đó, tôi xúc động rơi nước mắt. Ngay sau đó, người Liên Xô biết được và dư luận đã xôn xao một thời. BGK không thể không biết, nhưng đưa ông ấy vào giải Nhà nước và biết đâu sau này là giải thưởng Hồ Chí Minh, là không chấp nhận được, điều đó làm mất thể diện đối với cả dân tộc.
- 11 nhạc sĩ đã ký tên vào lá đơn chung để kiến nghị lên Bộ VH-TT-DL, vậy ông liệu có kiện?
- Tôi không bao giờ đi kiện… Nếu cứ đi kiện như vậy thì ở ta phải kiện hoài. Có nhiều người gọi điện cho tôi phẫn uất hộ tôi vì họ bảo tôi xứng đáng, nhưng họ quên mất là Hội đồng ấy không thấy tôi xứng đáng. Tôi nghe đâu, Hội đồng Bộ cũng chủ yếu là các vị ở Hội đồng cơ sở của Hội Nhạc sĩ mà thôi. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi làm hồ sơ. Mọi người cứ giục, bảo: “Ông làm đi, không người ta lại bảo là kiêu”, tôi nể quá nên mới làm.
- Giải thưởng với ông không quan trọng, vậy điều gì ông cần hơn cả?
Điều đáng để tôi quan tâm là công chúng nghĩ gì, nếu người ta chê, tôi rất buồn.
- Còn Bùi Công Duy, con rể ông cũng trượt đợt này, ông nghĩ sao?
- Ngày xưa, cô Ái Vân được giải thưởng ở một tỉnh lẻ của Đức, về đã được phong danh hiệu ngay. Còn Bùi Công Duy được bốn giải thưởng quốc tế, toàn giải lẫy lừng cả, cũng từng được mời làm giám khảo những cuộc thi quốc tế uy tín, vậy mà đề cử NSƯT lại bị gạt đi. Tôi nói với Duy là: “Thôi cứ bình tĩnh con ạ, nghệ thuật rất công bằng nếu so với các lĩnh vực khác”. Nếu một ai đó được khen là một thiên tài hay bị coi là giẻ rách về âm nhạc, chỉ sau 5 phút lên sân khấu là biết ngay.
- Tôi không bao giờ đi kiện… Nếu cứ đi kiện như vậy thì ở ta phải kiện hoài. Có nhiều người gọi điện cho tôi phẫn uất hộ tôi vì họ bảo tôi xứng đáng, nhưng họ quên mất là Hội đồng ấy không thấy tôi xứng đáng. Tôi nghe đâu, Hội đồng Bộ cũng chủ yếu là các vị ở Hội đồng cơ sở của Hội Nhạc sĩ mà thôi. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi làm hồ sơ. Mọi người cứ giục, bảo: “Ông làm đi, không người ta lại bảo là kiêu”, tôi nể quá nên mới làm.
- Giải thưởng với ông không quan trọng, vậy điều gì ông cần hơn cả?
Điều đáng để tôi quan tâm là công chúng nghĩ gì, nếu người ta chê, tôi rất buồn.
- Còn Bùi Công Duy, con rể ông cũng trượt đợt này, ông nghĩ sao?
- Ngày xưa, cô Ái Vân được giải thưởng ở một tỉnh lẻ của Đức, về đã được phong danh hiệu ngay. Còn Bùi Công Duy được bốn giải thưởng quốc tế, toàn giải lẫy lừng cả, cũng từng được mời làm giám khảo những cuộc thi quốc tế uy tín, vậy mà đề cử NSƯT lại bị gạt đi. Tôi nói với Duy là: “Thôi cứ bình tĩnh con ạ, nghệ thuật rất công bằng nếu so với các lĩnh vực khác”. Nếu một ai đó được khen là một thiên tài hay bị coi là giẻ rách về âm nhạc, chỉ sau 5 phút lên sân khấu là biết ngay.
Lê Thoa
-Nguồn: ĐV - 'Hội đồng xét giải không công bằng' >> Nhạc sĩ Triều Dâng: Bị xúc phạm vì 'có vấn đề về bản quyền'
>> Nhạc sĩ Đinh Quang Hợp: Được đề cử vẫn kiện!
>> Giải thưởng Nhà nước về âm nhạc: Những nốt nhạc buồn
>> Giải thưởng âm nhạc Nhà nước: Sóng chưa êm!
>> Khi khiếu kiện ồn ào hơn giải thưởng