Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

In U-Turn, Anti-China Protesters Are Told to Go Home in Hanoi

--In U-Turn, Anti-China Protesters Are Told to Go Home in Hanoi(Time Magazine 18-7-11) -Những người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội được yêu cầu quay về nhà basam
Helen Clark/ Hanoi
18-07-2011
Căng thẳng Việt – Trung gia tăng cao hơn so với những căng thẳng trước đó trong nhiều năm, do một loạt các sự cố trên biển Đông, một khu vực mà cả hai nước tin rằng có nhiều dầu hỏa và khí đốt và là nơi có các tuyến đường biển quan trọng trên toàn cầu. Vào Chủ Nhật, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở thủ đô Việt Nam đã bị cảnh sát dẹp trong hai tuần liên tiếp. Nhiều người đã bị ngăn không cho tham dự hoàn toàn, trong khi những người khác đã bị đẩy lên xe buýt với kính đen, và một người đàn ông đã bị đánh đập, theo hãng tin AP.



Đó là Chủ Nhật lần thứ bảy liên tiếp mà các cuộc biểu tình ở Việt Nam đã tập hợp gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để bày tỏ giận dữ với Bắc Kinh, gia tăng các tuyên bố chủ quyền của mình trên biển Đông. Tin tức cho biết, các tàu quân sự của Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu khảo sát Việt Nam và bắt giữ ngư dân Việt Nam.
Những người biểu tình mang bảng hiệu và biểu ngữ, mặc dù số người biểu tình tương đối ít, khoảng 300 người là nhiều nhất, nhưng là một cảnh tượng bất thường trên đường phố Hà Nội trong những tuần qua. Các cuộc biểu tình và họp mặt chính trị mà chính phủ không cho phép, không phổ biến ở Việt Nam. Khi các cuộc biểu tình xảy ra, thường phơi bày những sự bất bình về các vấn đề địa phương như chiếm đoạt đất đai, lương bổng ở nhà máy hoặc sự tàn bạo của cảnh sát.
Thực sự, sự kiên nhẫn về làn sóng các cuộc biểu tình này đã kết thúc. Các cuộc biểu tình trước đó được cho phép như một cách để gửi một thông điệp tới Bắc Kinh và cho phép mọi người chỗ xả cơn tức giận. Nhưng sau tuần thứ tư, Hà Nội và Bắc Kinh đã ra một thông cáo báo chí chung nhấn mạnh “Sự cần thiết để hướng dẫn ý kiến ​​công luận theo hướng đúng đắn, tránh những lời bình luận ​​và hành động gây nguy hại đến tình hữu nghị và lòng tin của hai nước”. Tuần sau đó, cuộc biểu tình thứ năm đã bắt đầu, nhưng rõ ràng đã mất kiên nhẫn, và cả Trung Quốc và Việt Nam không muốn làm đảo lộn các mối quan hệ ngoại giao thêm nữa.
Bây giờ mặt trận thống nhất của hai quốc gia có thể bị vuột mất. Ngày 14 tháng 7, tin tức cho biết về một sự cố hôm 5 tháng 7, ngư dân Việt Nam đã bị các binh lính Trung Quốc sách nhiễu và tấn công ở biển Đông. Việc đánh đập và giam giữ ngư dân làm việc ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam đã được báo chí nhà nước đưa tin trước đây và từ lâu đã trở thành vấn đề nóng bỏng đối với một số công chúng rộng hơn. Nó cũng là một trong những nguyên nhân gây tranh cãi của những người biểu tình, những người đã mang các bản hiệu chú thích bằng tiếng Anh “Công lý cho ngư dân Việt Nam” và “Chính phủ Trung Quốc: phát biểu hòa bình, hành động bạo lực“.  (Tuy nhiên, khi các phương tiện truyền thông nhà nước không bao giờ đưa tin về các cuộc biểu tình, các cộng đồng ngư dân bị ảnh hưởng ở miền Trung Việt Nam có lẽ không biết rằng người dân đang xuống đường dùm cho họ).
Cho đến tuần trước, các quan chức đảng có thể tìm thấy một lợi thế chiến lược để dung túng cho sự trình diễn bất thường này trên các đường phố thủ đô. Ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng, các cuộc biểu tình đã phục vụ lợi ích của chính phủ và lôi cuốn sự hỗ trợ từ một số thành phần thuộc giới chính trị ưu tú. Chính phủ luôn bị phân chia giữa phe ủng hộ Trung Quốc và phe thân Mỹ. Cũng là cách để gửi một thông điệp tới Bắc Kinh: cho phép cuộc biểu tình tại quốc gia độc tài, cho thấy sự thỏa thuận ngầm của Hà Nội với các yêu sách của người biểu tình.
Từ thứ Sáu, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành tập trận hải quân ngoài khơi bờ biển Việt Nam, mà Trung Quốc gọi là “không đúng lúc” mà có thể gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hai bên cáo buộc các cuộc diễn tập không bắn đạn thật, đã được hoạch định từ lâu.
Tuy nhiên, tâm trạng của sự kiên nhẫn đang thay đổi. Tuần trước, ông Thayer dự đoán rằng bất cứ người nào có mặt trong cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật “gần như chắc chắn” bị giam giữ. Mặc dù không phải tất cả mọi người biểu tình đều bị bắt giữ, nhưng nhiều người đã bị bắt. Cảnh sát mặc thường phục đã quay phim những người có mặt tại các buổi biểu tình, thu thập chứng cứ mà họ có thể sử dụng để gây áp lực lên những người chủ nơi họ làm việc, các trường đại học hoặc gia đình để thuyết phục họ không tham gia thêm vào các cuộc biểu tình, ông nói.
Một trong những mối quan ngại của chính phủ về các cuộc biểu tình là họ có thể bị các nhóm thù địch với chế độ lôi kéo. Bà Trần Khải Thanh Thủy, một nhà bất đồng chính kiến ​​gần đây đã được phóng thích từ nhà tù Việt Nam, hiện ở Mỹ, nói với AFP tại Washington rằng, bà hy vọng các cuộc biểu tình sẽ phát triển thành một mối đe dọa trực tiếp cho chính phủ. Trong những năm qua, các nhà hoạt động dân chủ và Việt Tân, nhóm dân chủ ở hải ngoại đã bị cấm, đã buộc việc xử lý vấn đề Trung Quốc và biển Đông của Hà Nội, điều mà họ nói có sự thỏa thuận ngầm với Trung Quốc một cách quá đáng, vào câu hỏi lớn hơn về tính hợp pháp của chính phủ.
Mặc dù tuyên bố chung của Bắc Kinh và Hà Nội muốn làm giảm sự lên tiếng ở cả hai phía về biên giới chung của hai nước, một bộ phận phương tiện truyền thông vẫn thúc đẩy vấn đề biển Đông. Ngày 13 tháng 7, khoảng hai mươi “nhân sĩ yêu nước”, theo tin từ Vietnamnet gọi họ, đã ký một kiến ​​nghị nói rằng: “Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục“. Kiến nghị có chữ ký của những nhân vật đáng chú ý – trong trường hợp này, một người là cựu Đại sứ [Việt Nam] tại Trung Quốc – không phải là hiếm, và đôi khi được xem như là một cách “đúng đắn” để bày tỏ ý kiến.
Tuy nhiên, những người biểu tình bình thường tránh những lời kêu gọi cải cách chính trị. “Tôi nghĩ rằng biểu tình thì ổn nếu chúng ta thực hiện điều đó trong hòa bình“, một người đàn ông nói hôm chủ nhật vừa qua, từ chối cung cấp tên của mình.
Biểu tình thì ổn – nhưng trong một thời gian giới hạn. Bây giờ mọi thứ trở lại bình thường.
Ngọc Thu dịch từ TIME

Tổng số lượt xem trang