Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Nếu Trung Quốc là 'số 1'?

Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua cạnh tranh ảnh hưởng trên thế giới. -
Nếu Trung Quốc là 'số 1'?

Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không còn phụ thuộc vào thời gian. 
Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn đến ổn định, an ninh khu vực và thế giới như thế nào?



Tạp chí Yale Global Online của Mỹ mới đây đăng bài bình luận với tiêu đề "Khi trở thành cường quốc số 1 về kinh tế, Trung Quốc sẽ đứng trước sự lựa chọn nào?”


Bài viết trên chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, xếp hạng về tổng khối lượng kinh tế không có mối liên hệ với quyền lực và tầm ảnh hưởng. Điều quan trọng hơn là cường quốc này sẽ sử dụng sức mạnh quốc gia của mình như thế nào.


Bài viết là sự soi rọi vào quá trình trỗi dậy của các cường quốc trên thế giới trong lịch sử, qua đó tác giả đưa ra một số nhận định và phép so sánh giúp độc giả hiểu rõ hơn về những quy luật chính trị, đồng thời, hình dung những lựa chọn và thách thức của Bắc Kinh và Washington nếu Trung Quốc soán ngôi cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.


Dưới đây là nội dung bài viết:

Khi các chuyên gia thảo luận về việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ luôn ngầm cho rằng, sự trỗi dậy nhanh chóng của quốc gia mới nổi này sẽ làm lung lay hệ thống quốc tế, thậm chí còn dẫn tới xung đột.


Thực lực kinh tế có thể chuyển hóa thành sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng chính trị, nhưng nhìn xét theo khía cạnh lịch sử, con đường này không chỉ dẫn tới một điểm.
Năm 1913, một năm trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất ra nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và các vị trí tiếp theo là nước Đức, Anh, Nga, còn có cả Trung Quốc. Điều này không có gì kỳ lạ, Trung Quốc khi đó cũng giống như bây giờ, có dân số khổng lồ, sản xuất sẽ nhiều hơn, nhưng nền chính trị yếu kém, trong nước liên tục xảy ra bất ổn còn bên ngoài cũng bị các chủ nghĩa đế quốc đe dọa.


Đương nhiên, thế giới hiện nay đã thay đổi, nhưng cục diện năm 1913 vẫn còn ý nghĩa. Thứ nhất, quy mô kinh tế không đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng chính trị. Khi đó Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất, nhưng lại không hề có chút ảnh hưởng nào với châu Âu lớn mạnh.


Thứ hai, kinh tế lớn chưa chắc giúp quân sự mạnh. Sức mạnh quân sự khi đó của Mỹ tương đối yếu, trái lại Đức, Nhật Bản lại sở hữu lực lượng Hải, Lục quân với quy mô to lớn.


Thứ ba, nền kinh tế hàng đầu mới xuất hiện không có nghĩa là chắc chắn sẽ có tranh chấp quốc tế.


Đến năm 1913, Mỹ lãnh đạo tây bán cầu, Anh lại chấp nhận hiện thực đó, là sự ảnh hưởng toàn cầu của nước này bị suy yếu.


Cuối cùng, xung đột xảy ra chưa chắc là do các nước mới nổi có khuynh hướng xâm lược. Việc các cường quốc đưa ra lựa chọn gì quan trọng hơn rất nhiều so với việc xếp hạng kinh tế của mình.


Đối với Trung Quốc, sau khi trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn, Trung Quốc  có quyền coi thường lợi ích nước khác, mở rộng thế lực của mình, hoặc Trung Quốc tiếp tục tăng cường xây dựng kinh tế tạo ra một cuộc sống sung túc hơn cho người dân hoặc để Mỹ tiếp tục đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo thế giới, hay Trung Quốc có thể hợp tác với các cường quốc khác đối phó với những thách thức hệ thống quốc tế.


Đối với Mỹ, nếu bị Trung Quốc chiếm ngôi vị nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ có thể lựa chọn, Mỹ có thể coi việc tụt hạng là điềm báo cho thấy sự suy thoái và rút lui khỏi vị trí lãnh đạo quốc tế, hoặc cũng có thể lựa chọn việc thiết lập lại các trụ cột sức mạnh quốc gia vốn bị coi nhẹ như tài chính, khoa học giáo dục, hay Mỹ vẫn có thể cho rằng, Trung Quốc chắc chắn trở thành đối thủ của Mỹ, và hoạch định chính sách, từ đó dẫn tới vòng tuần hoàn nguy hiểm.

Nam Cường (theo Yale Global)
 ... Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường kỳ quặc? (ĐV 07/07)
Foreign Policy
  Dan Blumenthal
Đăng trên tạp chí của Viện AEI số tháng 4/2011


Vì sao 3 năm trở lại đây chính sách đối ngoại của TQ lại trở nên hung hăng hơn ? Tại sao TQ lại hủy hoại  thái độ hữu hảo với láng giềng đã thực thi một thập kỷ qua ?  Chứng cứ thì bây giờ đã quá rõ. Tại Đông Nam Á, TQ tuyên bố biển Nam Trung hoa ( biển Đông – ND ) thuộc “ lợi ích cốt lõi” của mình ( ngôn từ mà trước đây chỉ áp dụng cho Đài loan và Tibet) tức là về thực chất TQ xác định toàn bộ biển Đông là lãnh thổ Trung hoa. Một điểm cần lưu ý là TQ thường xuyên quấy rối , cướp phá các tàu đánh cá của Việt nam gần khu vực các đảo đang tranh chấp.
Ở biển  Đông- Bắc,  TQ đã không lên án đồng minh Bắc Triều tiên vì hành động ngỗ ngược gây hấn giết hại binh lính và thường dân Nam hàn trong hai vụ pháo kích năm ngoái. TQ cũng đụng độ với Nhật bản và sau khi Tokyo ngầm chấp nhận yêu cầu của Bắc kinh phóng thích viên thuyền trưởng tàu đánh cá đã đâm vào tàu của Nhật trong vùng lãnh hải có tranh chấp , TQ đã tạm đình chỉ  quan hệ ngoại giao , yêu cầu phía Nhật phải xin lỗi,  đồng thời ngưng việc xuất khẩu đất hiếm cho Tokyo. Và sau cùng là cách tiếp đón xoàng xĩnh dành cho Tổng thống  Hoa kỳ Obama năm 2009 . Phải nói rằng chưa có tổng thống Mỹ nào khi lên nhậm chức lại giang tay chào đón Bắc kinh như Obama. Ngoại trưởng Hoa kỳ lúc đó đã hạ giọng về vấn đề chỉ trích tình trạng ngược đãi nhân quyền , Obama đã lùi cuộc gặp Đức Dalai Lama  – một giao tiếp có tính chuẩn mực của ngoại giao Hoa kỳ và hoãn việc bán lô vũ khí đã được Tổng thống Bush hứa trước đó cho Đài loan. Trong chuyến thăm đầu tiên của Obama đến TQ , Bắc kinh đã bội ước về thỏa thuận phát sóng bài phát biểu của Tổng thống trên truyền hình mà không có kiểm duyệt và Tổng thống Obama trở về Washington mà không hoàn thành chương trình nghị sự của chuyến đi , từ vấn đề biến đổi khí hậu cho tới bàn thảo việc thao túng đồng nhân dân tệ của Bắc kinh.
Sự kết hợp giữa quyền lực quân sự nhiều hơn với một ban lãnh đạo yếu và chủ nghĩa dân tộc đáng lo ngại là những vấn đề mang tính hệ thống . Trong một lúc nào đó ,có lẽ chúng đã trở thành những đường nét cơ bản của bức tranh ngoại giao TQ.

Có thể giải thích thái độ thô bạo của TQ trên trường quốc tế bằng một công thức gồm 3 yếu tố : quyền lực của cánh quân sự nhiều hơn kết hợp với một ban lãnh đạo yếu và chủ nghĩa dân tộc bài ngoại được lãnh đạo chủ ý tạo ra ( tôi không đề cập đến quan điểm của một số người ở TQ cho rằng nước Mỹ đang trên đà suy yếu bởi lẽ những suy nghĩ đó chỉ mang tính nhất thời )  .
Quyền lực của cánh quân sự mạnh hơn

TQ hiện nay có một lực lượng quân sự rất mạnh, đủ để gây sức ép lên các quốc gia lân bang. Những vụ thể hiện sức mạnh hải quân trên biển Đông được tính toán nhằm thị uy các nước yếu hơn. Thực tế là khi Việt nam vừa lên tiếng phản đối những yêu sách của TQ
thì truyền thông nhà nước TQ đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á không nên quan hệ gần gũi với Hoa kỳ hơn . Cũng giống như chiến lược hăm dọa đang áp dụng đối với Đài loan, quân giải phóng nhân dân TQ đã điều chuyển một lữ đoàn tên lửa tầm ngắn để  đưa Việt nam vào  mục tiêu . Nhớ lại lần TQ tấn công Việt nam năm 1979 vì Hà nội dám gan dạ chọc tức họ , khi đó TQ đã vung nắm đấm cho tất cả  đều biết.
Chính sách mới hiện nay của TQ là thể hiện ra cho thế giới thấy những kỹ năng quân sự thành thạo của mình  thay vì giấu giếm chúng , điều này đã được thấy rõ qua chuyến viếng thăm TQ của bộ trưởng quốc phòng Mỹ hồi đầu năm . Trước đó không lâu , quân giải  phóng nhân dân TQ đã công khai trình diễn khả năng về tên lửa đạn đạo chống hạm của mình. Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái bình dương , đô đốc Willard đã xác nhận rằng tên lửa đã đạt tới “ khả năng thiết kế ban đầu “ . Các nhà lãnh đạo TQ đã không che dấu ý đồ phô diễn loại máy bay chiến đấu tàng hình J- 20 nhân chuyến thăm của bộ trưởng Gate. Nói tóm lại, TQ có nhiều sức mạnh và đang sử dụng chúng để theo đuổi các quyền lợi dân tộc của mình.
 Một ban lãnh đạo yếu
Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã chứng tỏ là những nhà lãnh đạo yếu , không có khả năng ra các quyết định cải cách kinh tế mạnh mẽ và cũng không thể điều hành toàn thể Bộ chính trị thực hiện đúng đường lối “ ẩn mình, chờ thời” của Đặng tiêu Bình. ( nghĩa là không đánh động thiên hạ hình thành những liên minh trước một TQ ngày một  lớn mạnh ). Thế nhưng đó không chỉ là vấn đề của một vài lãnh đạo yếu mà là cả hệ thống cầm quyền yếu. Hiện nay ở TQ không còn ai có đủ cái uy của thế hệ cách mạng lão thành như Đặng tiểu Bình hoặc có đủ tư cách “ chống tay”(  theo lối chơi bóng chày – ND) như Đặng đã làm cho Giang Trạch Dân trước đây. Và do đó quốc gia độc đảng này  được lãnh đạo bởi sự đồng thuận mà trong đó không một ủy viên Bộ chính trị nào vượt trội về quyền lực và uy tín. Các quyết định do đó có vẻ như được ra đời trong sự dao động từ xu hướng hoàn toàn chống những gì bị coi là rủi ro ( chẳng hạn như bắc Triều tiên và cải cách kinh tế ) tới trào lưu bị tác động bởi chủ nghĩa dân tộc, thể hiện qua các “ cư dân cộng đồng mạng” và tầng lớp trí thức tinh túy (  qua những vụ việc  om xòm  ở biển Nam Trung hoa và Nhật bản đã được nêu ở phần trên). Do hệ thống lãnh đạo yếu nên cánh quân đội  có xu hướng diều hâu đã chiếm ưu thế trong quá trình ra quyết định trong khi các thành viên khác lại chủ yếu chỉ quan tâm tới các vấn đề cải cách kinh tế.
Chủ nghĩa dân tộc bài ngoại

Nhiều nhà quan sát tình hình TQ đều nhận định rằng chủ nghĩa dân tộc ( Đại Hán – ND ) thường được thể hiện bởi cộng đồng sử dụng internet và giới trí thức có vai trò quan trọng đối với chính sách ngoại giao TQ. Sẽ không sai lầm khi nhận định TQ đang ngồi trên lưng một con hổ do chính mình tạo ra . Từ sau sự kiện đàn áp đẫm máu trên quảng trường Thiên an môn năm 1989 các cơ quan của ĐCS đã triển khai một chiến dịch “giáo dục lòng yêu nước’ nhấn mạnh hai điểm cơ bản , đó là tính ưu việt của văn hóa Trung hoa và nỗi nhục do các cường quốc đế quốc  như Mỹ và Nhật gây ra. Nói chuyện với lớp người ở độ tuổi 20-30 thế nào bạn cũng nghe thấy luận điểm về kế hoạch chung của Mỹ- Nhật kiềm chế TQ và chia cắt Đài loan, Tây tạng ( Tibet – ND) và Tân cương khỏi TQ cũng như vị thế tự nhiên của TQ phải ở “ đỉnh cao nhất” trong hệ thống thứ bậc các dân tộc Châu Á. Đáng buồn đó lại chính là những người được học hành và được coi như đã “Tây hóa” mà Hoa kỳ trong tính toán của mình vẫn nghĩ rằng họ sẽ góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa nước CHND Trung hoa.  Rất nhiều người trẻ tuổi TQ chưa hề được nghe nói về cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An môn và họ  tin  rằng chính sách của Mỹ luôn đặt mục tiêu kìm hãm TQ ( kể cả cuộc chiến ở Afganistan cũng nhằm mục đích này ! ) , và rằng nền dân chủ ở Đài loan là minh chứng cho một nền chính trị hỗn loạn , đồng thời họ bực tức về người dân Tây Tạng ( cho dù nhiều người thuộc dân tộc này bị tàn sát hoặc tù đày
trong báo cáo được thực hiện ba năm sau cuộc đàn áp) tỏ ra không biết ơn Bắc kinh đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nơi đây.
Nếu tầng lớp trí thức tinh hoa TQ đang nuôi dưỡng một thế giới quan như vậy thì ai cũng có thể tưởng tượng được những người “ bị thiệt thòi” trong phát triển kinh tế sẽ tin vào những điều gì . Và nếu tính đến hàng chục triệu đàn ông dôi dư , hậu quả của chính sách một con và tập quán chỉ muốn đẻ con trai thì tình hình sẽ ra sao ?  Những người này sẽ ở đáy của cấu trúc giai tầng kinh tế- xã hội , không có hy vọng lấy vợ và sẵn sàng cho mọi hành vi bạo lực gây rối. Đúng là TQ cần phải đấu tranh nhiều hơn trước kia với dư xã hội nhưng chính TQ đã tạo ra một môi trường đáng lo ngại nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc mà hiện nay đang bao trùm, nếu không phải là định hướng cho chính sách ngoại giao. Điều đó không có nghĩa là không có những lực lượng dân chủ ở TQ đặt niềm tin vào cải cách kinh tế  hoặc những ai đó còn mong đợi TQ thực hiện dân chủ đầy đủ  ngay tại đất nước mình và
tôn trọng những trật tự quốc tế . Thực tế là có những lực lượng đó nhưng tình hình hiện nay là người đi trước thì đang cúi đầu mà đi để còn kiếm sống, còn người đi sau lại không thể làm gì nhiều từ ngăn xà lim của họ.
Sự kết hợp giữa quyền lực quân sự ngày một mạnh hơn với một lãnh đạo yếu và chủ nghĩa dân tộc đáng lo ngại đang là những vấn đề mang tính hệ thống. Có vẻ như đó là một phần quan trọng đôi lúc tạo nên đường nét của chính sách ngoại giao TQ hiện nay. Nhiều thập kỷ trước TQ đã gieo hạt giống của sự gây hấn quân sự và cố trì hoãn việc cải cách chính trị cũng như “ giáo dục, tuyên truyền” cho quần chúng tư tưởng dân tộc hẹp hòi .
 Giờ đây thì thế giới đang phải thu hoạch những gì Đặng tiểu Bình đã gieo.
( Dan Blumenthal là chuyên gia của Viện AEI ( American Enterprises Institute ) một cơ quan nghiên cứu chính sách Hoa kỳ.)
Tường Minh dịch và gới thiệu
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Trung Quốc diễn tập quân sự lớn (ĐV 07/07)-- Hàng không mẫu hạm Trung Quốc chưa sẵn sàng hoạt động  —  (VOA).
Trung Quốc: The Ancient Roots of Chinese Liberalism(WSJ 6-7-11) -- Interesting: "Westerners who think that authoritarian rule is China's natural state misunderstand its culture". 
- Endangered Dragon: Building Boom in China Stirs Fears of Debt Overload NYT - DAVID BARBOZA -Frenzied construction in cities like Wuhan belies growing signs that development financed with heavy borrowing by local governments could undermine China’s economic progress.

Tổng số lượt xem trang