Trung Quốc với đường đi nước bước Biển Đông
(Toquoc)-Lãnh đạo Bắc Kinh đã lên kế hoạch tạo sức ép quân sự và ngoại giao để thực hiện chính sách Biển Đông.
Theo đài Bắc Kinh, Rạng sáng ngày 4/7, Biên đội hộ tống trên biển đợt thứ 9 của Trung Quốc sau khi đi liên tục hơn 40 tiếng đồng hồ, đã lần lượt đi qua vùng biển gần các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đã gửi điện thăm hỏi nhau với cán bộ, chiến sĩ đóng trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bày tỏ nhất định phải tôn vinh tinh thần Hoàng Sa, tinh thần Trường Sa và tinh thần hộ tống trên biển. Biên đội hộ tống trên biển đợt thứ 9 này gồm tàu khu trục tên lửa “Vũ Hán”, tàu hộ tống tên lửa “Ngọc Lâm” và tàu tiếp tế tổng hợp “Hồ Thanh Hải” thuộc Hạm đội Biển Đông Trung Quốc đã lên đường từ Trạm Giang, đi vịnh Ađen, vùng biển Xô-ma-li làm nhiệm vụ hộ tống trên biển từ hôm 2/7.
Ý đồ Trung Quốc về Biển Đông
Tạp chí Tranh Minh (HK) số tháng 7/2011 đăng bài “Quân đội Trung Quốc chia thành ba phái trong việc sử dụng vũ lực đối với tranh chấp ở Biển Đông”, cho hay:
Trung tuần tháng 4/2011, Bộ chính trị Trung ương ĐCS Trung Quốc đã nêu chỉ thị 4 điểm đối với “Báo cáo về tình hình tranh chấp các đảo ở Biển Đông” của Tổng Cục tham mưu Quân giải phóng Trung Quốc:
(1) Tăng cường công tác trên phương diện ngoại giao theo nguyên tắc hòa bình hữu nghị, tính đến đại cục và chủ trương “chủ quyền thuộc ta, gách tranh chấp, cùng khai thác”;
(2) tăng cường và nâng cao công tác thương lượng, điều phối nội bộ với các nước có tranh chấp liên quan, phản đối ý đồ quốc tế hóa tranh chấp;
(3) tăng cường công tác giáo dục trong toàn quân về tình hình quốc tế, sự tranh chấp và lịch sử Biển Nam hải (Biển Đông), nâng cao ý trí bảo vệ lãnh thổ, các đảo và tài nguyên của tổ quốc;
(4) tăng cường và nâng cao công tác tuần tra các đảo và vùng biển phụ cận các đảo, bảo vệ quyền lợi chính đáng.
(1) Tăng cường công tác trên phương diện ngoại giao theo nguyên tắc hòa bình hữu nghị, tính đến đại cục và chủ trương “chủ quyền thuộc ta, gách tranh chấp, cùng khai thác”;
(2) tăng cường và nâng cao công tác thương lượng, điều phối nội bộ với các nước có tranh chấp liên quan, phản đối ý đồ quốc tế hóa tranh chấp;
(3) tăng cường công tác giáo dục trong toàn quân về tình hình quốc tế, sự tranh chấp và lịch sử Biển Nam hải (Biển Đông), nâng cao ý trí bảo vệ lãnh thổ, các đảo và tài nguyên của tổ quốc;
(4) tăng cường và nâng cao công tác tuần tra các đảo và vùng biển phụ cận các đảo, bảo vệ quyền lợi chính đáng.
Hạ thủy giàn khoan dầu chuẩn bị cho việc khai thác Biển Đông
Tiếp đó, ngày 10/6, Bộ Chính trị TƯ ĐCS/TQ đã thông qua Nghị quyết thành lập Ban chỉ đạo TƯ/ĐCSTQ đối với khủng hoảng ở Biển Đông do Phó Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình làm Trưởng Ban, Phó Chủ tịch Quân ủy TƯ Từ Tài Hậu và Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn làm Phó Ban, các thành viên gồm: Lương Quang Liệt (BTQP), Đới Bỉnh Quốc (Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại), Trần Bính Đức (Tổng tham mưu trưởng QGFTQ), Liêu Tích Long (Ủy viên Quân ủy TƯ, Tổng Cục trưởng hậu cần), Chương Tiết Sinh (Phó Tổng tham mưu trưởng), Vưu Quyền (Phó Tổng thư ký Quốc vụ viện). Ngoài ra mời Tào Cương Xuyên, Trì Hạo Điền làm cố vấn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo gồm: (1) nắm bắt tình hình và dự báo về sự phát triển, biến động và các sự kiện đột phát ở Biển Đông; (2) Đánh giá và trình các phương châm, quyết sách chiến lược trước tình hình phát triển và biến động ở Biển Đông; (3) Đưa ra quyết sách giải quyết ngay khi xảy ra biến động quân sự và sự kiện đột phát ở tiền tuyến Biển Đông; (4) Xử lý các báo cáo xin ý kiến về tranh chấp quân sự, kinh tế ở khu vực tiền tuyến Biển Đông.
Qua tin tức trên đây, xem ra Trung Quốc đã có tính toán kỹ về đường đi nước bước khi thực hiện các vụ gây hấn và ngoại giao liên quan Biển Đông từ tháng 5 đến nay./.
QT (Gt)
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt thăm Manila, tiếp kiến Tổng thống Philippine Benigno Aquino III, ngày 23/5: Một bước chuẩn bị ngoại giao cho giai đoạn mới ấp đặt đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông theo “Đường lưỡi bò”