-- Phạt cán bộ thuê người Trung Quốc trồng lúa (TN).- Vụ người Trung Quốc trồng lúa ở Long An: SSC khẳng định vô can (DV). - - Trung Quốc bành trướng với chiến lược thuê đất (PN Today).
- Người thuê đất trồng “lúa lạ” bị phạt 10 triệu đồng (DT).
- Cán bộ nông nghiệp thuê chuyên gia Trung Quốc trồng lúa?! (TN).
Chiều 19.2, ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT Long An, cho biết đã xác định được 2 người đứng ra thuê đất của nông dân và mời chuyên gia Trung Quốc trực tiếp canh tác tại ấp 1, xã Hòa Phú, H.Châu Thành, là ông Trương Quốc Ánh, Phó trưởng phòng Công nghệ sinh học (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam) và ông Trần Minh Nhu, cán bộ của Công ty CP giống cây trồng miền Nam.
Theo trình bày của ông Ánh với Sở NN-PTNT Long An, việc thuê đất nhằm mục đích thử nghiệm một giống lúa lai, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và được nông dân miền Bắc sử dụng nhiều. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất giống ở miền Bắc không được nên hai người vào miền Nam và tới Long An trực tiếp thuê đất của nông dân để sản xuất giống trên diện tích thực tế 1,2 ha; đồng thời thuê chuyên gia Trung Quốc trực tiếp “tư vấn về kỹ thuật”. Sau khi thu hoạch lúa giống sẽ đưa về miền Bắc tiêu thụ.
Giải thích về việc thuê đất với giá rất cao (30 triệu đồng/ha/vụ), ông Ánh cho rằng do giống lúa này ở các tỉnh phía bắc được nông dân ưa chuộng và bán được với giá cao, từ 90.000 - 120.000 đồng/kg. Ngoài ra, ông Ánh cũng thừa nhận khi tới Long An tổ chức nhân giống đã không báo ngành chức năng địa phương, đồng thời đưa người nước ngoài tới cũng không trình báo với chính quyền...
Theo ông Lê Minh Đức, nếu đúng đây là bộ giống lai đã được Bộ NN-PTNT cho phép phổ biến thì yêu cầu hai cán bộ trên phải xuất trình giấy phép để chứng minh. Ngoài ra, nếu hai ông Ánh và Nhu thuê người Trung Quốc làm “chuyên gia kỹ thuật” thì cũng phải xuất trình hợp đồng, đồng thời cho biết rõ lai lịch của “chuyên gia” này. Trong trường hợp hai cán bộ này không xuất trình giấy tờ theo yêu cầu, khi thu hoạch cơ quan chức năng địa phương sẽ quản lý sản phẩm, xay thành gạo và tiếp tục xử lý theo quy định của nhà nước. - Vụ người Trung Quốc thuê đất trồng lúa: Nhiều bất thường (DV).
(Dân Việt) - Theo cán bộ Viện Nông nghiệp Miền Nam thì người đàn ông Trung Quốc chỉ là chuyên gia được thuê mướn. Tuy nhiên, người dân khẳng định ông Lji Wen mới là người chi tiền thực hiện dự án...>> Người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ”
Đem giống nhiễm rầy về “khảo nghiệm”!
Ông Lê Minh Đức – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An cho biết, ngày 19.2, thạc sĩ Trương Quốc Ánh – Phó phòng Công nghệ sinh học thuộc Viện Nông nghiệp Miền Nam (Bộ NNPTNT) đã đến Sở NNPTNT Long An để làm việc xung quanh vụ “lúa lai” mà NTNN đã thông tin. Ông Ánh là người phối hợp với ông Trần Minh Nhu (cán bộ đang công tác Công ty Giống cây trồng Miền Nam) và ông Lji Wen Jiang để thực hiện Dự án Nghiên cứu hợp tác phát triển sản xuất lúa lai cho miền Bắc.
Ông Jiang (trước) và ông Nhu chăm sóc lúa (ảnh chụp ngày 17.2).
Theo ông Ánh, giống lúa lai mà ông Wen đang trồng được Bộ NNPTNT cho phép, còn ông Jiang là chuyên gia thực hiện dự án. Ông Lê Minh Đức đã yêu cầu ông Ánh xuất trình giấy tờ liên quan đến giống lúa cũng như hợp đồng thuê mướn chuyên gia. Ngoài ra, ông Nhu phải hợp tác với Sở để làm rõ một số vấn đề như tại sao trồng khảo nghiệm không báo địa phương, yếu tố người nước ngoài… Tuy nhiên, ông Ánh chưa cung cấp được giấy tờ và ông Nhu cũng chưa xuất hiện…
Theo thông tin do ông Ánh cung cấp với phóng viên, giống lúa lai mà ông Nhu và ông Lji Wen Jiang đang trồng tại Long An là giống lúa lai Dương Hưu của Trung Quốc. Điểm yếu của giống lúa này là dễ nhiễm rầy, nhưng đã được Đại học Tứ Xuyên chuyển gen kháng rầy nâu vào giống.
Giải thích lý do vì sao ông Lji Wen Jiang thuê đất trồng khảo nghiệm lúa lai mà không thông báo cho địa phương, hay liên hệ với Sở NNPTNT tỉnh, ông Ánh cho biết vì trồng thử đầu tiên ở miền Nam với quy mô nhỏ nên không thông báo. Khi nào sản xuất ổn định rồi sẽ đặt vấn đề với tỉnh Long An để sản xuất với quy mô lớn, với nhiều nông dân, khi đó sẽ liên hệ với Sở NNPTNT để được hỗ trợ. Do mới làm vụ đầu, diện tích ít, rồi không biết giống có phù hợp hay không… nên làm trực tiếp với dân.
Ai là ông chủ?
Trước đó, ngày 18.2, Sở NNPTNT đã phối hợp với ngành chức năng huyện Châu Thành tiến hành kiểm tra 1,4ha đất đang trồng lúa lai tại ấp 1 (xã Hòa Phú. Diện tích đất này của ông Nguyễn Văn Bền và bà Trần Thị Thật cùng ngụ ấp 1 cho thuê với giá 30 triệu đồng/ha/mùa, cao gấp đôi so với giá thuê đất trồng lúa tại địa phương.
Hiện nay, cánh đồng lúa giống này đã trổ đều, cao dàn hơn so với lúa địa phương. Tại thời điểm kiểm tra, “lúa cha” cao hơn “lúa mẹ” khoảng 15 – 20cm. Tại buổi kiểm tra, bà Nguyễn Thị Đậm – Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành nói:
“Nhóm người này (nhóm ông Jiang – PV) thuê đất không đăng ký với chính quyền địa phương nên chúng tôi hoàn toàn không hay biết. Việc đơn vị thuê đất khảo nghiệm giống mới mà không đăng ký có thể gây tác động xấu đến sản xuất tại địa phương. Phấn hoa từ giống lúa lai này có thể bay sang lúa địa phương hiện cũng đang sắp trổ, từ đó có thể gây lai tạp giống”.
“Lúa lai lâu nay chỉ phổ biến ở miền Bắc vì khí hậu tương đối giống Trung Quốc. Tại miền Bắc, năng suất lúa lai cao hơn lúa trong nước khoảng 5 - 10% nhưng nhược điểm dễ nhiễm sâu bệnh. Hơn nữa, người làm lúa lai luôn lệ thuộc giống vào nhà cung cấp vì từ F2 trở đi chỉ để ăn chứ không làm giống được” - GS-TS Võ Tòng Xuân.
Ông Bền kể, do ông không biết tiếng Hoa nên giao dịch với ông Jiang bằng tiếng Anh “pha” tiếng Việt. Dù hợp đồng do ông Nhu đứng tên nhưng mọi giao dịch tiền bạc từ thuê đất đến thuê nhân công đều do ông Jiang chi trả.
Trao đổi với PV, cả ông Jiang và ông Nhu đều khẳng định, ông Jiang mới là “ông chủ” trồng lúa. Ngày 19.2, chúng tôi quay lại đồng lúa thì ông Wen và ông Nhu không còn tại đây. Liên hệ với số điện thoại 0733507975 mà ông Nhu ghi trong hợp đồng thuê đất, chúng tôi chỉ nhận được tín hiệu “số máy này không có thật”.
Chúng tôi liên hệ với tổng đài thì được biết số này là số nhà riêng của một người dân tên Phạm Văn Mão ở Tiền Giang nhưng ông Mão đã cắt điện thoại ngừng sử dụng từ lâu.
Có thể xử phạt tối đa 30 triệu đồng
Trao đổi với NTNN hôm qua (19.2) về việc "Người Trung Quốc thuê đất trồng lúa lạ", ông Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết: "Chúng tôi mới nắm được thông tin từ báo phản ánh nên sẽ có văn bản yêu cầu Sở NNPTNT tỉnh Long An kiểm tra, làm rõ sự việc và báo cáo lại Bộ NNPTNT. Do sự việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Long An nên sẽ do đơn vị Sở NNPTNT và tỉnh Long An điều tra làm rõ, nếu sự việc đúng như báo chí phản ánh, chúng tôi sẽ yêu cầu địa phương xử lý nghiêm".
Theo ông Quảng, đối với giống cây trồng từ nước ngoài muốn đưa vào Việt Nam để khảo nghiệm trước hết phải có giấy phép nhập khẩu. Mặt khác, các loại giống cây trồng muốn tiến hành khảo nghiệm phải được cấp phép mới được tiến hành khảo nghiệm, trong đó 4 cây trồng chính (lúa, ngô, lạc, đậu tương) muốn khảo nghiệm phải tiến hành khảo nghiệm quốc gia.
Tức là, cây lúa muốn tiến hành khảo nghiệm phải đăng ký với cơ quan trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng của trung ương. Trường hợp giống "lúa lạ" như Báo NTNN phản ánh chưa được cấp phép đã tiến hành khảo nghiệm là vi phạm pháp luật. Ông Quảng cũng cho biết, tùy vào mức độ vi phạm có thể xử lý hành vi khảo nghiệm giống lúa của người Trung Quốc chưa được cấp phép theo quy định tại Nghị định số 57/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, với mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa là 30 triệu đồng.
Ngoài phạt tiền, tùy từng tính chất mức độ có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất những giống cây trồng nhập khẩu ngoài danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ NNPTNT.
Thanh Xuân (ghi)
-Người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ” (DV 29-2-13)- Vụ người Trung Quốc trồng lúa ở Long An: Sở NNPTNT tạm quản đồng lúa (DV). - Tỏi Lý Sơn bị đầu nậu người Trung Quốc đánh tráo (Người Việt).
- Người Trung Quốc trồng giống lúa lạ ở Long An không phép (LĐ). - “Lúa lạ” trồng ở Long An có nguồn gốc Trung Quốc (DT).- Không xác định được “sinh vật lạ” trong miếng rửa chén TQ (KT).- Long An: Tin người TQ thuê đất ruộng không chính xác (TTXVN). - Kiểm tra vụ “người Trung Quốc thuê đất trồng lúa”-Người Trung Quốc “lặn” mất khi đoàn kiểm tra đếnTuổi Trẻ
Vụ người Trung Quốc thuê đất trồng lúa ở ĐBSCL: Người Trung Quốc “lặn” mất khi đoàn kiểm tra đến. SƠN LÂM | 19/02/2013 08:17 (GMT + 7). TT - Ngày 18-2, Sở NN&PTNT tỉnh Long An đã thành lập đoàn khảo sát cánh đồng lúa do một người Trung Quốc ...
Người Trung Quốc qua Việt Nam thuê đất trồng lúaNgười Việt
Người Trung Quốc trồng 'lúa lạ' ở Long AnTiền Phong Online
Kiểm tra vụ “người Trung Quốc thuê đất trồng lúa”Thanh Niên
-Người Trung Quốc qua Việt Nam thuê đất trồng lúa Nguoi Viet Online
Nước Trung Quốc rộng mênh mông với diện tích lớn gấp 29 lần nước Việt Nam. Sản lượng lúa gạo của Trung Quốc năm ngoái là 204 triệu tấn (trong khi Việt Nam chỉ sản xuất được hơn 42 triệu tấn), tức gấp 5 lần Việt Nam, không kể các loại nông sản khác tổng cộng tới gần 590 triệu tấn.
- - Nông hộ không được cho nước ngoài thuê đất!
-(Dân Việt) - Ông Lê Thanh Khuyến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TNMT) nói vậy khi trả lời phỏng vấn Dân Việt
Tổng cục có biết việc nông dân ở Vĩnh Long cho người Trung Quốc thuê đất ruộng để trồng khoai lang không?
- Việc nông dân tỉnh Vĩnh Long cho người Trung Quốc thuê đất ruộng trồng khoai lang chúng tôi cũng chỉ mới biết thông tin qua một số phương tiện truyền thông, chưa rõ thực hư ra sao. Địa phương cũng chưa có báo cáo cụ thể về vấn đề này.
Pháp luật Việt Nam có cho phép người nước ngoài thuê đất nông nghiệp không, thưa ông?
- Theo các quy định của pháp luật, người nước ngoài có quyền thuê đất nông nghiệp. Muốn thuê đất nông nghiệp, người nước ngoài phải lập dự án, thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định. Chúng tôi chưa rõ, việc cho người Trung Quốc thuê đất ruộng trồng khoai lang ở Vĩnh Long được thực hiện như thế nào, nhưng theo quy định của pháp luật, nông hộ cá thể không được phép trực tiếp cho người nước ngoài thuê đất nông nghiệp.
Vậy vấn đề cho người Trung Quốc thuê đất ruộng ở Vĩnh Long phải xem xét, xử lý ra sao?
- Về vấn đề này, khi địa phương báo cáo lên, nắm rõ tình hình thì chúng tôi mới có thể trả lời. Việc quản lý đất đai đã được phân cấp cho các địa phương. Các địa phương phải nắm bắt tình hình, theo dõi và giải quyết theo các quy định của pháp luật. Theo Luật Đất đai, Luật Đầu tư thì việc xem xét cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh, các bộ chỉ có ý kiến khi các địa phương có yêu cầu...
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Công (thực hiện)
- Làm sao cứu quê tôi Nguyen Phi
-Người Trung Quốc thuê đất Việt Nam trồng... khoai lang (Sgtt)-
SGTT.VN - Không chỉ mua khoai lang, hiện người Trung Quốc đã bắt đầu mở chiến dịch thuê đất trồng khoai tại Vĩnh Long và xuất khẩu sang nước thứ ba.
Người trồng khoai ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đang hăng hái nâng diện tích trồng khoai lên trên 6000 ha. Khi giá khoai lang tím Nhật Bản gần 16.950 đ/kg, quá nửa dân số trên tổng số 93.758 người ở Bình Tân đang sống dựa vào nghề trồng khoai, bao gồm hệ thống canh tác ngoài đồng và hệ thống dịch vụ thu mua, đóng gói chở sang Trung Quốc vốn lành ít dữ nhiều, nhưng họ không còn lựa chọn nào khác.
May rủi phận khoai
Đóng thùng khoai lang xuất khẩu ở Bình Tân. Ảnh: Vĩnh Kim
|
Hơn 70% sản lượng khoai sản xuất tại Bình Tân và Bình Minh được xuất khẩu (trung bình mỗi tháng xuất khẩu hơn 10.000 tấn khoai), chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Người Trung Quốc thích khoai lang tím Nhật Bản tới mức không chỉ mua mà đã bắt đầu mở chiến dịch thuê đất trồng khoai tại Bình Minh. Hiện có ít nhất 10 cơ sở mua khoai, đóng gói tại Bình Tân, Bình Minh, đóng nhãn hàng Trung Quốc.
Một chủ doanh nghiệp ở Thuận an, Bình Minh,nói: “Hầu hết khoai lang xuất sang Trung Quốc đều theo đường tiểu ngạch. Hàng giao qua cửa khẩu, họ nắm đằng chuôi, mình nắm đằng lưỡi”.
Trong ba loại khoai lang thì khoai lang tím Nhật Bản cho thu nhập cao nhất. Khoai trắng, khoai sữa cho thu nhập từ 100-120 triệu đồng/ha, thấp hơn khoai lang tím Nhật Bản (từ 170- 200 triệu đồng/ha). Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Bình Tân, ông Võ Văn Theo cho biết, hiện khoai lang là nông sản xuất khẩu sau lúa gạo của Vĩnh Long. "Nhưng xuất khẩu qua đường tiểu ngạch dễ bị thua thiệt. Cái khó của nông dân và địa phương tụi tui là không biết nhiều về thị trường xuất khẩu. Nông dân làm ăn theo kiểu ăn may, rủi ro xảy đến là bó tay”.
Ông Huỳnh Ngọc Phó, trồng khoai lang tím Nhật Bản, từng bị ép giá, đã đứng ra lập công ty cổ phần kinh doanh khoai lang, nói: “Đóng hàng chở ra biên giới phía bắc, nhưng nếu không có người đứng bên đất của họ, không rành rẽ đường đi nước bước từ Lạng Sơn đi Quảng Châu, tự lần dò để đưa hàng đi là “mang đầu máu chạy về”. Có lúc giá khoai lang tím rộ lên 16.000-17.000 đ/kg, chở ì ạch ra biên giới thì giá rớt xuống 12.000-13.000 đ/kg và nay chỉ còn 11.000 đ/ kg".
Là người từng bị giựt nợ khi đưa hàng qua đất khách, ông Phó ngao ngán nói: “Họ sẵn sàng đặt cọc để mình chở hàng ra, khi hàng tập trung càng đông, càng kẹt cứng, mòn mỏi tại cửa khẩu thì giá nào cũng bán. Lúc đó họ mở cửa kho lạnh mua vào trữ”.
Ông Nguyễn Văn Phước, một thương nhân “giải nghệ” buôn hàng sang Trung Quốc, nói: "Ở cửa khẩu, họ có kịch bản: thủ tục thông quan khó quá, đang kiểm định siết chất lượng… dưa chỉ 1 tuần là hư, khoai không có xe lạnh thì cũng không thể lâu hơn nữa. Ai còn sức thì quay về Hà Nội bán tháo bán đổ. Tình trạng này nhiều người bị, chỉ có “cò” là sống, biết bao nhiêu người chết”.
Ông Phó cho rằng nhà nước phải giúp vùng khoai mở thêm thị trường mới để tránh tình trạng bắt chẹt , ép giá khi Trung Quốc là thị trường duy nhất, người nông dân không có nhiều chọn lựa.
Đại gia thuê đất trồng khoai
Người nông dân không có lựa chọn nào khác là bán khoai tiểu ngạch sang Trung Quốc. Ảnh: Vĩnh Kim
|
Trong khi nông dân Bình Minh và Bình Tân đưa ra các mô hình trồng luân canh khoai lang - lúa hoặc cây màu khác có thể cho thu nhập cao hơn thì những người từ Trung Quốc sang chỉ cần thuê đất, chuyển đất lúa sang trồng khoai.
Theo FAO, sản lượng khoai lang hàng năm trên thế giới lên tới 127 triệu tấn, trong đó Trung quốc sản xuất nhiều nhất, 105 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ có khoai lang vào tháng 8-9-10, các tháng còn lại phải nhập khoai từ nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.
Người Trung Quốc thuê đất tại khu Giáo Mẹo, xã Thuận An, huyện Bình Minh, với giá 4-5 triệu đồng/công (1000 m2). Nhiều nông dân đang trồng lúa, lời không hơn 3 triệu đồng/ công nên dễ dàng chấp nhận giá thuê đất của người Trung Quốc.
“Con số đất do người Trung Quốc thuê chưa được thống kê chính xác vì hầu hết đều núp bóng người bản xứ”, bà Phan Thị Bé, trưởng phòng kinh tế huyện Bình Minh, cho biết.
Người Trung Quốc không chỉ thuê đất trồng khoai, rủ người giỏi kỹ thuật làm cho họ mà còn ra đồng tranh mua. Bà Phan Thị Bé nhận xét: “Họ sang đây thuê đất chuyển đất lúa thành đất khoai, núp bóng các nhà vựa mua khoai nhưng không mang về nước mà xuất sang nước thứ ba”.
Năm ngoái, theo một nguồn tin, những người thuê đất kiểu núp bóng khoảng 20 ha, năm nay không chỉ thuê khu Giáo Mẹo mà bắt đầu dòm ngó đến vùng ven lộ 54 về Trà Ôn. Những đại gia nông dân làm ăn sâu với Trung Quốc bắt đầu xuất hiện. Một trong số đại gia có tiếng giàu có nhờ làm ăn với Trung Quốc đã thuê 200 công đất. Đại gia khoai lang này đầu tư khoảng 3,8 tỷ đồng và đoan chắc mức lời là 2 tỷ đồng.
Người Trung Quốc thuê người giỏi kỹ thuật làm việc, nếu không có ai chịu làm việc cho họ sẽ là cớ để họ đưa người sang với danh nghĩa lao động kỹ thuật. Dân trồng khoai lo ngại: liệu họ sẽ mua khoai nữa không khi tiếp tục mang tiền sang thuê đất trồng khoai?
Bình Tân và Bình Minh, mỗi nơi có tới 5000 - 6000 ha khoai, sản lượng 300.000 - 400.000 tấn khoai. Với năng suất 40 tạ/ 1 công đất (1.000m2, bằng 0,1 ha), trừ tất cả chi phí phân bón, dây khoai giống và công thu hoạch… người trồng khoai có thể lời trên 15 triệu đồng/ 1 công khoai.
|
Hoàng Lan - Vĩnh Kim
(VEF.VN) - Lũ lượt sang thu gom hàng nông sản, sự xuất hiện của đông đảo tư thương người Hoa ở Việt Nam lâu nay trở nên quen thuộc. Điều đó thổi bùng lên sự lo ngại về một mối nguy "chảy máu" nguyên liệu và sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Nhưng, đó cũng là cơ hội để "phe ta" nhìn lại mình.
Có một số đặc điểm không thể trộn lẫn khi thương lái Trung Quốc sang Việt Nam gom hàng, đó là mua với số lượng lớn, giá cao, sẵn sàng lùng lục vào tận vườn, leo lên đồi và xắn quần lội ao, đìa thu mua nông thuỷ sản.
Họ "càn quét" từ Bắc vào Nam, từ sắn lát, cao su, hạt tiêu, gạo, thịt lợn, thuỷ sản... đến các loại nông sản theo mùa vụ, như vải Lục Ngạn (Bắc Giang) và trứng muối, đậu xanh... cho vụ Trung thu tới.
Rõ ràng, thương lái Trung Quốc thu gom nông sản do nhu cầu cao về lương thực thực phẩm, để phục vụ sản xuất. Song, chính sự lỏng lẻo, không đồng bộ, thiếu sự phối kết hợp giữa nhà sản xuất và người cung cấp ở Việt Nam là yếu tố thuận lợi giúp họ dễ dàng đạt được mục đích của mình.
Nhãn tiền là người cung cấp được hưởng lợi nhờ giá cao. Nhưng, đã thấy có nhiều tiếng kêu than từ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong nước vì "đói" hàng, máy móc đắp chiếu, công nhân ngồi chơi. Đã có nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về một mối nguy "chảy máu" nguyên liệu và quá lệ thuộc vào một thị trường.
Trao đổi với báo giới, PGS.TS Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, Viện Nghiên cứu Thương mại, lo ngại rằng thương nhân Trung Quốc có thể đẩy giá bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đã xảy ra việc, lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá ngay lập tức. Hay lúc nông sản vào chính vụ, ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang Trung Quốc thì họ lại bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta. Bài học về dưa hấu, sắn lát, rau quả... vẫn còn nguyên giá trị. Chưa kể nguyên liệu Việt Nam phải đội lốt "Tàu".
Về phía các DN, khi không có hàng, Việt Nam sẽ mất những thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng vốn là chủ lực.
Trên Tiền Phong, TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia giá cả thị trường, cảnh báo, việc thương nhân Trung Quốc thu gom các mặt hàng nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối với các mặt hàng. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng nay đem xuất khẩu sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, có thể kéo giá lương thực, thực phẩm tại thị trường Việt Nam lên cao, khiến việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn. Dưới góc độ quy hoạch sản xuất nguyên liệu, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cũng cảnh báo, việc họ mua giá cao có tính tức thời sẽ phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta. Bài toán trồng - chặt, từng diễn ra ở nhiều địa phương.
"Phải làm rõ việc thu gom này kéo theo sự bất bình đẳng về nghĩa vụ, kéo theo hệ quả xấu, như ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm của các doanh nghiệp trong nước. Cần rà soát lại các quy định. Nếu họ làm thiệt hại cho Việt Nam, cần phải có hành động", ông Ánh nói.
Tuy nhiên, việc thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam gom hàng cũng có ý kiến khác biệt.
Trao đổi với Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet, ông Phạm Quang Diệu, Công ty CP Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor) đưa ra 3 lập luận cho rằng, sự việc trên chứng tỏ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam cũng có lỗi, và nên tự trách mình trước.
Thứ nhất, Việt Nam quá thiếu thông tin về thị trường Trung Quốc. Lỗi đó ai chịu trách nhiệm? Trong khi quốc gia láng giềng là một thị trường lớn, có thể tác động và làm thay đổi cả thế giới, thì chúng ta lại thiếu một hệ thống theo dõi giám sát tình hình.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam quen với kiểu xuất nhập khẩu hàng tại cảng, hàng hoá cứ đi/về cảng là xong. Còn Trung Quốc, khi họ có nhu cầu, họ lặn lội sang tận nơi, họ không ngại lội ruộng để mua nguyên liệu. Các nước Âu, Mỹ thường nhập hàng qua cảng, nhưng với Trung Quốc là mọi con đường.
Thứ ba, cách thức kinh doanh khác biệt của Trung Quốc. Chẳng hạn, mặt hàng gạo Trung Quốc nhập khoảng 40 nước khác nhau, nên tin đồn từ thị trường này đôi khi lớn hơn sự thực rất nhiều, và cũng có thể nhỏ hơn sự thực nên kết cục, thực hư lẫn lộn.
Trong khi, từ trước đến nay, do quản lý còn chồng chéo và các Bộ, ngành chưa thực sự phối hợp hành động, nên, ngoài việc mập mờ về nguyên nhân Trung Quốc lựa chọn và thu gom quá lớn nguyên liệu từ Việt Nam, kể cả hàng hoá không đảm bảo chất lượng, cũng chưa thấy một con số chính thức công bố công khai về tổng lượng hàng hoá và nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
Họ đã thu mua của ta bao nhiêu tôm, bao nhiêu thịt lợn, bao nhiêu trứng... không cơ quan nào nắm được, không doanh nghiệp nào biết. Do vậy, chúng ta đang ở thế bị động trong việc kiểm soát hàng hoá xuất tiểu ngạch sang quốc gia chung đường biên mậu.
Để khắc phục tình trạng trên, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải tổ chức buôn bán nông sản một cách bài bản sang Trung Quốc. Xuất khẩu phải đi vào chính ngạch, ký hợp đồng rõ ràng. Trong điều kiện xuất khẩu tiểu ngạch hiện nay, để đề phòng rủi ro, các cơ quan quản lý cần có chế độ cảnh báo, phân tích, truyền thông nhằm nêu rõ lợi, hại từ việc bán nguyên liệu cho thương nhân Trung Quốc để người dân quyết định thiệt hơn.
Cũng có ý kiến cho rằng, nên nghĩ tới phương án giữ nguồn nguyên liệu trong nước, giống như cách làm của Indonesia khi thực hiện lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu hải sản trong nước.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể cứ đứng nhìn nguyên liệu vuột khỏi tay mình, trong khi bản thân cũng phải đi nhập khẩu (chẳng hạn như tôm, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi... ).
Rõ ràng, đây là cơ hội để xem xét lại sự hợp tác giữa nhà cung cấp nguyên liệu và chế biến, bảo đảm quyền lợi của người sản xuất. Và cũng là bài học về việc nhập khẩu nguyên liệu tận gốc, tránh qua khâu trung gian cho các doanh nghiệp Việt.
Đâu là nguyên nhân khiến thương nhân Trung Quốc phải lặn lội để thu gom hàng nông sản từ Việt Nam? Chúng ta nên mừng hay lo về câu chuyện này? Làm thế nào để vừa xuất khẩu được hàng nông sản giá cao sang Trung Quốc, có lợi cho bà con nông dân, vừa đảm bảo được nguồn nguyên liệu trong nước và tránh lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường?
Abandoning China: In Search of Cheap Labor, Businesses Turn to Vietnam TIME- With the era of cheap Chinese labor over, international manufacturers suchas Samsung, Canon and Foxconn have relocated major production plants acrossthe southern border to Vietnam