Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Tân Chủ tịch nước -Chủ quyền biển đảo là bất khả xâm phạm

-Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí. Ảnh: Tiến Dũng-Chiều 25/7, tại kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu quan trọng nhận nhiệm vụ.
VietnamPlus trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Kính thưa các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng,

Thưa các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý,
Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,

Tôi xin chân thành cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ trọng trách Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Tôi nhận thức sâu sắc rằng đây là vinh dự lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó. Tôi xin hứa với Quốc hội, đồng bào, đồng chí nguyện đem hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được Hiến pháp và pháp luật quy định; không ngừng học tập nâng cao trình độ, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phối hợp và cộng tác chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân; nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội và rất mong luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả hệ thống chính trị, của đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài để tôi hoàn thành trọng trách được giao, không phụ lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII vừa qua, trong bối cảnh có những khó khăn, thách thức to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nỗ lực phấn đấu cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, chính trị - xã hội ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, uy tín quốc tế của đất nước được nâng cao. Trong những thành tựu đó, có đóng góp quan trọng của đồng chí Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Tôi xin chúc mừng đồng chí đã hoàn thành trách nhiệm cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, kính chúc đồng chí và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, mong rằng với tri thức, kinh nghiệm, uy tín của mình, đồng chí tiếp tục có những đóng góp cho đất nước và hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Thưa đồng bào, đồng chí,

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tới. Trên cương vị công tác của mình, tôi sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cùng với các tổ chức trong hệ thống chính trị nỗ lực phấn đấu quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, trong đó, tập trung vào những nhiệm vụ lớn sau đây:

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao; sửa đổi, Bổ sung Hiến pháp năm 1992; nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật. Phát huy dân chủ, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đất nước; đồng thời tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và công dân.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; thực hiện thắng lợi mục tiêu tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Tập trung phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường đồng bộ với phát triển kinh tế, đặc biệt là giải quyết các vấn đề gây bức xúc xã hội trong các lĩnh vực này. Quan tâm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo bền vững; đổi mới chính sách phân phối, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thu hẹp chênh lệch về thu nhập, đời sống giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước; kiên trì giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với các nước liên quan bằng thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và nguyên tắc ứng xử của khu vực; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

- Củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp xã hội; đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Thưa các vị đại biểu Quốc hội,

Thưa đồng bào, đồng chí,

Trên con đường phát triển, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, với bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam được hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đất nước ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc về việc Đảng, Nhà nước, nhân dân đã tin cậy giao cho tôi trọng trách lớn.

Kính chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý sức khỏe, hạnh phúc.

Chúc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn./.


(TTXVN/Vietnam+)
- Bài phát biểu nhận nhiệm vụ của tân Chủ tịch nước TTXVN- Chiều 25/7, tại kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bài phát biểu quan trọng nhận nhiệm vụ mới. Tiểu sử tóm tắt của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


'Chủ quyền biển đảo là bất khả xâm phạm'


-Ngay sau phát biểu nhậm chức, chiều nay tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, phòng chống tham nhũng và nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư - Chủ tịch nước.> Ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước

- Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông. Chủ tịch nghĩ gì trước đề xuất Quốc hội cần ra nghị quyết về vấn đề trên?
- Báo cáo về tình hình biển Đông của Chính phủ là do Quốc hội yêu cầu. Việc có ra Nghị quyết về biển Đông hay không sẽ do Quốc hội quyết định, phụ thuộc vào tình hình thực tế, ý chí nguyện vọng của các đại biểu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí. Ảnh: Tiến Dũng
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí chiều nay. Ảnh: Tiến Dũng.
- Theo quan điểm của Chủ tịch nước, Việt Nam cần làm gì để giữ vững chủ quyền biển đảo?
- Như tôi đã phát biểu trước Quốc hội chiều nay, vấn đề chủ quyền biển đảo với bất cứ quốc gia nào cũng thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nước to, nhỏ cũng đều có nhận thức như vậy.
Để giữ vững chủ quyền biển đảo, theo tôi có 3 cơ sở quan trọng: luật pháp, lịch sử và chiếm hữu, khai thác thực tế. Trong vấn đề luật pháp có luật quốc tế và quốc nội. Công ước luật biển năm 1982 là thành quả đấu tranh lâu dài của loài người, đặc biệt là các nước nhỏ. Do đó, chúng ta phải dựa vào công ước luật biển, dựa vào sức mạnh của tập thể, của cộng đồng, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế.
Ngoài ra, trên cơ sở công ước luật biển 1982 chúng ta phải luật hóa bằng luật quốc nội, chiếm hữu biển đảo về mặt pháp lý, thực địa. Cơ sở lịch sử, pháp lý và chiếm hữu khai thác về thực tế là 3 mặt của vấn đề để xác lập chủ quyền biển đảo.
- Phòng chống tham nhũng là vấn đề được người dân trông đợi vào các vị lãnh đạo mới trúng cử. Với cương vị Chủ tịch nước, ông nói gì với người dân?
- Tham nhũng là vấn đề bức xúc của người dân khi chúng tôi tiếp xúc cử tri dịp bầu cử Quốc hội khóa 13. Trong nhiệm kỳ này, các vị lãnh đạo phải có trách nhiệm rất lớn trong điều hành đất nước, đặc biệt là mặt trận phòng chống tham nhũng. Và tôi chắc rằng nhiều đại biểu Quốc hội cũng có hứa hẹn với cử tri sẽ phòng chống tham nhũng. Tôi hy vọng lời hứa trước nhân dân là không bao giờ quên và nhân dân hãy có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chúng tôi, các vị đại biểu để góp phần thúc đẩy công việc này ít ra cũng tốt hơn khóa vừa rồi.
- Theo Chủ tịch, tình trạng tham nhũng chưa bị đẩy lùi là do luật pháp chưa nghiêm hay nguyên nhân nào khác?
- Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm đã quy định hết sức rõ ràng. Quốc hội cũng cho phép thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, cấp tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nghị quyết Quốc hội thì thời gian qua chúng ta chưa đạt mục tiêu là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng.
Để thực hiện mực tiêu đó thì không có gì khác hơn là phải nghiêm túc thực hiện nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng phải tích cực hơn thực hiện chức năng của mình.
Theo tôi, thứ nhất, cần rà soát chính sách, chế độ xem có gì sơ hở để mà chỉnh sửa. Thứ hai là tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có những khâu nào còn yếu, không phù hợp thì chấn chỉnh. Văn bản nhiều, đầy đủ, không phải tốn công sức nghiên cứu văn bản nữa. Vấn đề là phải hành động như gửi gắm của cử tri.
- Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Ý kiến của ông thế nào về việc nhất thể hóa chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư.
- Các kỳ Đại hội Đảng gần đây đều bàn vấn đề này, kể cả đại hội vừa rồi các cấp từ xã phường tới trung ương cũng bàn. Nhưng độ chín, tức là đi đến quyết định hai chức danh này là một thì chưa có sự nhất trí cao nên hiện hai chức danh này vẫn là hai người.
* Tiểu sử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Việt Anh - Tiến Dũng ghi
 -Tân Chủ tịch nước: “Chủ quyền biển đảo là bất khả xâm phạm”(DTri)
--
- Dù sao cũng nói là ô Sang và ô Dũng sẽ hợp tác với nhau
-Ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước với 97,4% phiếu
-Vietnam due to name new president 2:22 PM
 HANOI - VIETNAM was expected on Monday to name a longtime rival of Prime Minister Nguyen Tan Dung as its new president, a largely symbolic post in the communist nation.
Truong Tan Sang, 62, was almost certain to be confirmed for the job by a vote of the one-party National Assembly later in the day, after he was formally nominated as the sole candidate over the weekend.
Mr Sang, the country's ninth president, will take on a post first held by revered founding father Ho Chi Minh. Mr Sang has been the ruling Communist Party's de facto number two since 2006 and mounted an aggressive challenge for the prime minister's job before the party's secretive January congress, which determined top leadership posts.

Those positions are being confirmed this week, and Mr Dung is expected to be confirmed to another term as prime minister in a National Assembly vote on Tuesday, cementing his place as the country's most powerful politician.
Despite their rivalry, the relationship between Dung and Sang is expected to be cordial as the prime minister focuses on trying to bring stability to a troubled economy, said an Asian diplomat. 'He's not about to pick a fight with his rival,' said the diplomat, requesting anonymity.
Like Mr Dung, Mr Sang is a native of southern Vietnam. A student militant imprisoned by the then US-backed South Vietnam regime, Mr Sang later became mayor of Ho Chi Minh City. Mr Sang replaces Nguyen Minh Triet, who served one term. -- AFP


-Ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước 
Giới thiệu ông Nguyễn Tấn Dũng tái cử Thủ tướng TTO - Chiều nay 25-7, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau bài phát biểu nhậm chức của mình đã đọc tờ trình giới thiệu để Quốc hội bầu ông Nguyễn Tấn Dũng tái cử Thủ tướng Chính phủ.

Tổng số lượt xem trang