-TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CẠNH TRANH MỸ-TRUNG ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH THÁI LAN SAU BẦU CỬ
Dưới thời Chính quyền Obama, Mỹ can thiệp mạnh mẽ ở châu Á bằng cách tăng cường các mối quan hệ quân sự khắp khu vực và khuyến khích các đồng minh khu vực có quan điểm cứng rắn chống Trung Quốc về các vấn đề tranh cãi như bất đồng trên biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Các Vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Kurt Campbell từng khẳng định Mỹ có ý định can thiệp mạnh mẽ vào Thái Lan.
Phát biểu trước Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ngày 31/5, ông Campbell tuyên bố ông muốn chứng kiến “sự can dự mạnh mẽ hơn” của Mỹ tại Thái Lan. Sau khi nhắc đến cuộc bầu cử, ông Campbell cho biết thêm: “Chúng ta tin tưởng rằng là một đồng minh hiệp ước, chúng ta cần chú trọng hơn vào mối quan hệ này và tiến trình vài tháng tới có thể quyết định điều đó”. Ngày 9/6, nhà phân tích của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ Joshua Kurlantzick cho biết Chính quyền Obama có thể sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có chiêu bài “nhân quyền” hiện đang được Mỹ sử dụng để biện minh cho việc ném bon Libi cũng như các hành động can thiệp khác trên khắp thế giới. Ông nói: “Chắc chắn, cuộc khủng hoảng chính trị của Thái Lan là vấn đề nội bộ và Mỹ có thể chỉ nhắc nhở nhiều hơn các nước khác. Nhưng Oasinhton có thể bắt đầu đối xử với Thái Lan như các nước khác vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”. Ông Kurlantzick cảnh báo Băngcốc “trở nên hài lòng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc hơn hầu hết các nước khác ở Đông Nam Á”. Và ông cho rằng: “Mỹ không nên lo sợ việc chỉ trích sẽ đẩy Thái Lan về phía Trung Quốc. Oasinton vẫn có sức mạnh quan trọng tại Đông Nam Á. Băngcốc vẫn không thể kiếm được tất cả những gì từ mối quan hệ với Trung Quốc so với Mỹ về các mối quan hệ quân sự cấp cao và huấn luyện cũng như hợp tác tình báo hiệu quả”. Sự chú trọng mới của Mỹ đối với Thái Lan bắt nguồn từ những đánh giá tại Oasinhton cho rằng Trung Quốc có thể đã sử dụng sức mạnh kinh tế để tăng cường ảnh hưởng với Băngcốc, từ đó gây hại cho các mối quan hệ chiến lược truyền thống với Mỹ. Các tuyên bố của ông Campbell cho thấy Mỹ sẽ không cho phép bất cứ thế lực nào làm tăng tình trạng rối loạn chính trị nhằm ngăn chặn Mỹ tái khẳng định vai trò hàng đầu ở Băngcốc. Lâu nay Mỹ thường coi Thái Lan như một nhà nước khách hàng trung thành. Trong Chiến tranh Lạnh, Thái Lan là một đồng minh hữu ích. Thái Lan cung cấp binh sĩ cho cuộc chiến tranh do Mỹ lãnh đạo ở Triều Tiên và tham gia Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) năm 1954. Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ bố trí hàng chục nghìn binh sĩ trên lãnh thổ Thái Lan và sử dụng các sân bay ở Thái Lan để tập kết và đưa máy bay đến ném bom Bắc Việt Nam. Oasinhton trực tiếp trợ giúp các chế độ cánh hữu ở Băngcốc chống lực lượng du kích quan hệ với Đảng Cộng sản Thái Lan (CPT).
Mối quan hệ của Thái Lan với Trung Quốc bắt đầu tan băng sau khi Oasinhton nối lại quan hệ với Bắc Kinh năm 1972. Cũng như Mỹ, Thái Lan chia sẻ lợi ích chung với Trung Quốc trong việc ngăn chặn Việt Nam sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Đông Dương năm 1975. Thái Lan thiết lập quan hệ đầy đủ với Trung Quốc trong năm đó sau khi Trung Quốc cắt đứt sự ủng hội CPT và giúp quân đội Thái Lan đàn áp phong trào du kích. Cuộc xâm lược Campuchia năm 1978 của Việt Nam đẩy mối quan hệ Trung Quốc và Thái Lan trở nên chặt chẽ hơn nhằm chống lại “chủ nghĩa bành trướng Việt Nam”. Chính quyền quân sự cánh hữu Thái Lan do Tướng Kriangsak Chomanand lãnh đạo, được sự chấp thuận của Oasinhton, cho phép Trung Quốc sử dụng lãnh thổ Thái Lan để yểm trợ lực lượng Khơme Đỏ chống chế độ thân Việt Nam ở Phnôm Pênh. Trong suốt thập kỷ 1980, Thái Lan và Trung Quốc ủng hộ lẫn nhau chống Việt Nam. Mặc dù Thái Lan tiếp tục duy trì quan hệ quân sự chặt chẽ với Mỹ, nhưng cũng mua nhiều loại vũ khí giá rẻ của Trung Quốc, kể cả xe tăng, pháo binh, tên lửa và các tàu khu trục. Tuy Hiệp định Hoà bình Pari năm 1991 về Campuchia được ký kết và việc Việt Nam rút quân về nước chấm dứt sự cần thiết của hợp tác quân sự Thái Lan – Trung Quốc, nhưng các mối quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc tiếp tục chặt chẽ. Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Trung Quốc bình thường hoá với các nước thành viên khác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đóng vai trò ngày càng tăng trong tổ chức khu vực này. Cũng như các nước châu Á khác, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hỗ trợ mạnh mẽ nền kinh tế của Thái Lan. Các công ty lớn của Thái Lan như tập đoàn Charoen Pokphand đầu tư rất lớn ở Trung Quốc và quan hệ thương mại song phương tăng từ 1,48 tỷ USD năm 1991 lên 4,05 tỷ USD năm 1997.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998 bắt đầu bằng sự sụp đổ của đồng Bath Thái, đánh dấu bước ngoặt quan trọng khắp Đông Nam Á. Thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Oasinhton chớp cơ hội để buộc Thái Lan cải cách cơ cấu toàn diện dẫn đến sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, xoá bỏ các khu vực kinh doanh lớn, và đẩy hàng triệu người vào tình trạng nghèo đói. Năm 2001, ông Thaksin lên nắm quyền cam kết thay đổi chương trình của IMF, bảo vệ các công ty Thái Lan và thúc đẩy kinh tế, trong đó có hỗ trợ tầng lớp người nghèo ở nông thôn. Về chính sách đối ngoại, Thaksin tìm cách cân bằng giữa liên minh chiến lược của Thái Lan với Mỹ và tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với giới kinh doanh Thái Lan. Ông ủng hội hoàn toàn cuộc “chiến chống khủng bố” của Chính quyền Bush, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các sân bay và bến cảng của Thái Lan để vận chuyển binh sĩ, trang bị và các nguồn tiếp tế đến Ápganixtan và Irắc. Ông cam kết cung cấp một số lượng nhỏ binh sĩ Thái Lan cho các cuộc chiếm đóng do Mỹ lãnh đạo, hợp tác với CIA truy tìm khủng bố và quản lý một trung tâm bí mật chuyên thẩm vấn các tù nhân của CIA. Thực tế trước đây Tổng thống Bush coi Thái Lan là một “đồng minh quan trọng không phải NATO” và cho phép Thái Lan nhận các khoản viện trợ quân sự lớn hơn của Mỹ. Nhưng bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế của Thái Lan, cũng như các nước Đông Nam Á khác, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ nền kinh tế phát triển nhanh của Trung Quốc. Thaksin đến thăm Trung Quốc 5 lần và ký hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc năm 2003. Trong thời gian Thaksin nắm quyền, thương mại của Thái Lan với Trung Quốc tăng từ 6,56 tỷ USD năm 2001 lên 25,33 tỷ năm 2006. Đầu tư của Trung Quốc bắt đầu đổ vào các nhà máy, các công trình xây dựng và thông tin liên lạc viễn thông. Hợp tác chiến lược Thái Lan – Trung Quốc cũng mở rộng bằng các cuộc tham khảo ý kiến quốc phòng hàng năm từ năm 2002, trao đổi quân sự và diễn tập quân sự chung quy mô nhỏ thường xuyên.
Năm 2005, một số thành phần ở Thái Lan như các quan chức nhà nước, quân đội và hoàng gia bắt đầu quay lại chống Thủ tướng Thaksin. Các biện pháp quản lý đất nước độc đoán của ông Thaksin làm cho tầng lớp trung lưu ở Băngcốc ngày càng xa lánh, mặc dù ông vẫn có sự ủng hộ đáng kể của đa số người dân ở các khu vực nông thôn. Đầu năm 2006, các cuộc biểu tình của công chúng chống Thaksin bùng nổ để phản đối hành động tham nhũng trong việc mua bán công ty Shin Corp khổng lồ của ông, dẫn đến tình trạng bất ổn chính trị trong nhiều tháng và cuối cùng là một cuộc đảo chính quân sự lật đô rông Thaksin vào tháng 9/2006. Các bức điện ngoại giao của WikiLeaks cho biết Đại sứ Mỹ Ralph Boyce đã gặp nhân vật lãnh đạo cuộc đảo chính Tướng Sonthi Boonyaratglin cuối tháng 8/2006 và bật đèn xanh cho kế hoạch lật đổ ông Thaksin. Đúng như những phát biểu của Đại sứ Boyce, phản ứng của Mỹ đối với cuộc đảo chính không rõ ràng: chỉ kêu gọi Thái Lan sớm trở lại nền dân chủ và ngừng một số viện trợ quân sự, nhưng cuộc diễn tập chung “Hổ Mang Vàng” vẫn tiếp tục năm 2007. Nếu Oasinhton hy vọng cuộc đảo chính sẽ phá huỷ mối quan hệ Thái Lan-Trung Quốc, có lẽ Mỹ đã thất vọng. Bắc Kinh nhanh chóng cử các quan chức cấp cao đến Băngcốc để thể hiện sự ủng hộ chế độ. Thủ tướng của Chính quyền quân sự Thái Lan Surayud Chulanont đến thăm Bắc Kinh giữa năm 2007 để ký các thảo thuận quan trọng, kể cả Kế hoạch Hành động Chung về Hợp tác Chiến lược Trung Quốc-Thái Lan. Một trong số những đề nghị là thúc đẩy sự kết nối giao thông vận tải từ Trung Quốc qua Thái Lan đến các nước Đông Nam Á và bên ngoài khu vực. Biến cố chính trị nữa xảy ra năm 2009 sau khi đảng thân ông Thaksin thắng cử và thành lập chính phủ. Sau nhiều tháng biểu tình chống ông Thaksin, được sự ủng hộ của Hoàng gia, quân đội và việc lật đổ 2 trong số các thủ tướng thân Thaksin dẫn đến việc đưa ông Abhisit Vejjajiva và đảng Dân chủ của ông lên nắm quyền. Nhưng các cuộc biểu tình chống chính phủ của dân nghèo thành thị và người dân nông thôn tiếp tục bùng nổ trong năm 2010 buộc quân đội ra tay đàn áp làm 91 người chết và nhiều người khác bị thương hồi tháng 5/2010.
Chính quyền Obama thể hiện rõ ý đồ ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á qua bài diễn văn của Ngoại trưởng Hillary Clinton tháng 7/2009 tại một số hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Thái Lan, trong đó tuyên bố Mỹ sẽ “trở lại Đông Nam Á”. Từ đó bà Clinton và các quan chức Mỹ khác thường can thiệp vào các bất đồng trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN ở biển Đông, khẳng định Mỹ có “lợi ích quốc gia” trong việc bảo đảm tự do đi lại trên các vùng biển. Theo một báo cáo về quan hệ Mỹ-Thái Lan được Uỷ ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố tháng 2/2011: “Việc can dự ngày càng tăng của Mỹ với Inđônêxia và các vấn đề nội bộ của Thái Lan dường như làm giảm mối quan hệ Mỹ-Thái Lan ở Đông Nam Á”. Báo cáo lưu ý tầm quan trọng chiến lược của Thái Lan và yêu cầu Chính quyền Obama chú ý hơn nữa đến nước này: “Một trong những động cơ chủ yếu để duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với Băngcốc là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở Đông Nam Á”. Đến nay, các nỗ lực của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Campbell phần lớn bị vô hiệu hoá. Tháng 5/2010, ông này trực tiếp can dự vào cuộc khủng hoảng ở Thái Lan nhằm đưa ra một thoả hiệp giữa Chính phủ Thái Lan và phe đối lập để tăng vị thế của Mỹ ở Băngcốc chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc đàn áp quân sự. Tức giận trước hành động của ông Campbell, ông Abhisit áp dụng biện pháp khác thường bằng cách cử một quan chức ngoại giao đến Oasinhton để chỉ trích sự can thiệp của Mỹ. Một hành động có lẽ không thể xảy ra các đây 2 thập kỷ. Nhưng sự phát triển của Trung Quốc đã làm thay đổi các mối quan hệ ở châu Á cho phép các chính phủ khu vực hành động để cân bằng giữa Bắc Kinh và Oasinhton. Rõ ràng Chính phủ Mỹ đang có ý định thay đổi tình hình này bằng cách sử dụng các vấn đề như biển Đông để tạo ra khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Đối với Thái Lan, nước không có lợi ích trực tiếp ở biển Đông, Mỹ có thể sử dụng mối lo ngại của Băngcốc về việc xây dựng các con đập của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mê Công làm mục đích tương tự. Năm 2009, Mỹ đưa ra Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, trừ Trung Quốc, để có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề khu vực. Bất kể kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/7 tại Thái Lan ra sao, những tuyên bố của ông Campbell tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tháng trước là dấu hiệu cho thấy Oasinhton có ý định can thiệp mạnh mẽ vào tình hình chính trị của Thái Lan để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ hơn hẳn Trung Quốc, từ đó gây phức tạp cho tình hình vốn bất ổn ở Thái Lan./.
TTXVN (Niu Yóoc 3/7)
“Tạp chí Âu – Á” ngày 3/7 nhận định khi Thái Lan kết thúc các cuộc bầu cử ngày 3/7, khả năng kết quả bầu cử sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị, hơn nữa sau 5 năm tranh giành quyền lực trong giới cầm quyền giữa những người ủng hộ và những người phản đối cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Nhưng bên cạnh đó, một nhân tố nữa làm gia tăng những căng thẳng trong nội bộ Thái Lan là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.Dưới thời Chính quyền Obama, Mỹ can thiệp mạnh mẽ ở châu Á bằng cách tăng cường các mối quan hệ quân sự khắp khu vực và khuyến khích các đồng minh khu vực có quan điểm cứng rắn chống Trung Quốc về các vấn đề tranh cãi như bất đồng trên biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Các Vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Kurt Campbell từng khẳng định Mỹ có ý định can thiệp mạnh mẽ vào Thái Lan.
Phát biểu trước Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ngày 31/5, ông Campbell tuyên bố ông muốn chứng kiến “sự can dự mạnh mẽ hơn” của Mỹ tại Thái Lan. Sau khi nhắc đến cuộc bầu cử, ông Campbell cho biết thêm: “Chúng ta tin tưởng rằng là một đồng minh hiệp ước, chúng ta cần chú trọng hơn vào mối quan hệ này và tiến trình vài tháng tới có thể quyết định điều đó”. Ngày 9/6, nhà phân tích của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ Joshua Kurlantzick cho biết Chính quyền Obama có thể sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có chiêu bài “nhân quyền” hiện đang được Mỹ sử dụng để biện minh cho việc ném bon Libi cũng như các hành động can thiệp khác trên khắp thế giới. Ông nói: “Chắc chắn, cuộc khủng hoảng chính trị của Thái Lan là vấn đề nội bộ và Mỹ có thể chỉ nhắc nhở nhiều hơn các nước khác. Nhưng Oasinhton có thể bắt đầu đối xử với Thái Lan như các nước khác vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”. Ông Kurlantzick cảnh báo Băngcốc “trở nên hài lòng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc hơn hầu hết các nước khác ở Đông Nam Á”. Và ông cho rằng: “Mỹ không nên lo sợ việc chỉ trích sẽ đẩy Thái Lan về phía Trung Quốc. Oasinton vẫn có sức mạnh quan trọng tại Đông Nam Á. Băngcốc vẫn không thể kiếm được tất cả những gì từ mối quan hệ với Trung Quốc so với Mỹ về các mối quan hệ quân sự cấp cao và huấn luyện cũng như hợp tác tình báo hiệu quả”. Sự chú trọng mới của Mỹ đối với Thái Lan bắt nguồn từ những đánh giá tại Oasinhton cho rằng Trung Quốc có thể đã sử dụng sức mạnh kinh tế để tăng cường ảnh hưởng với Băngcốc, từ đó gây hại cho các mối quan hệ chiến lược truyền thống với Mỹ. Các tuyên bố của ông Campbell cho thấy Mỹ sẽ không cho phép bất cứ thế lực nào làm tăng tình trạng rối loạn chính trị nhằm ngăn chặn Mỹ tái khẳng định vai trò hàng đầu ở Băngcốc. Lâu nay Mỹ thường coi Thái Lan như một nhà nước khách hàng trung thành. Trong Chiến tranh Lạnh, Thái Lan là một đồng minh hữu ích. Thái Lan cung cấp binh sĩ cho cuộc chiến tranh do Mỹ lãnh đạo ở Triều Tiên và tham gia Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) năm 1954. Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ bố trí hàng chục nghìn binh sĩ trên lãnh thổ Thái Lan và sử dụng các sân bay ở Thái Lan để tập kết và đưa máy bay đến ném bom Bắc Việt Nam. Oasinhton trực tiếp trợ giúp các chế độ cánh hữu ở Băngcốc chống lực lượng du kích quan hệ với Đảng Cộng sản Thái Lan (CPT).
Mối quan hệ của Thái Lan với Trung Quốc bắt đầu tan băng sau khi Oasinhton nối lại quan hệ với Bắc Kinh năm 1972. Cũng như Mỹ, Thái Lan chia sẻ lợi ích chung với Trung Quốc trong việc ngăn chặn Việt Nam sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Đông Dương năm 1975. Thái Lan thiết lập quan hệ đầy đủ với Trung Quốc trong năm đó sau khi Trung Quốc cắt đứt sự ủng hội CPT và giúp quân đội Thái Lan đàn áp phong trào du kích. Cuộc xâm lược Campuchia năm 1978 của Việt Nam đẩy mối quan hệ Trung Quốc và Thái Lan trở nên chặt chẽ hơn nhằm chống lại “chủ nghĩa bành trướng Việt Nam”. Chính quyền quân sự cánh hữu Thái Lan do Tướng Kriangsak Chomanand lãnh đạo, được sự chấp thuận của Oasinhton, cho phép Trung Quốc sử dụng lãnh thổ Thái Lan để yểm trợ lực lượng Khơme Đỏ chống chế độ thân Việt Nam ở Phnôm Pênh. Trong suốt thập kỷ 1980, Thái Lan và Trung Quốc ủng hộ lẫn nhau chống Việt Nam. Mặc dù Thái Lan tiếp tục duy trì quan hệ quân sự chặt chẽ với Mỹ, nhưng cũng mua nhiều loại vũ khí giá rẻ của Trung Quốc, kể cả xe tăng, pháo binh, tên lửa và các tàu khu trục. Tuy Hiệp định Hoà bình Pari năm 1991 về Campuchia được ký kết và việc Việt Nam rút quân về nước chấm dứt sự cần thiết của hợp tác quân sự Thái Lan – Trung Quốc, nhưng các mối quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc tiếp tục chặt chẽ. Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Trung Quốc bình thường hoá với các nước thành viên khác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đóng vai trò ngày càng tăng trong tổ chức khu vực này. Cũng như các nước châu Á khác, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hỗ trợ mạnh mẽ nền kinh tế của Thái Lan. Các công ty lớn của Thái Lan như tập đoàn Charoen Pokphand đầu tư rất lớn ở Trung Quốc và quan hệ thương mại song phương tăng từ 1,48 tỷ USD năm 1991 lên 4,05 tỷ USD năm 1997.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998 bắt đầu bằng sự sụp đổ của đồng Bath Thái, đánh dấu bước ngoặt quan trọng khắp Đông Nam Á. Thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Oasinhton chớp cơ hội để buộc Thái Lan cải cách cơ cấu toàn diện dẫn đến sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, xoá bỏ các khu vực kinh doanh lớn, và đẩy hàng triệu người vào tình trạng nghèo đói. Năm 2001, ông Thaksin lên nắm quyền cam kết thay đổi chương trình của IMF, bảo vệ các công ty Thái Lan và thúc đẩy kinh tế, trong đó có hỗ trợ tầng lớp người nghèo ở nông thôn. Về chính sách đối ngoại, Thaksin tìm cách cân bằng giữa liên minh chiến lược của Thái Lan với Mỹ và tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với giới kinh doanh Thái Lan. Ông ủng hội hoàn toàn cuộc “chiến chống khủng bố” của Chính quyền Bush, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các sân bay và bến cảng của Thái Lan để vận chuyển binh sĩ, trang bị và các nguồn tiếp tế đến Ápganixtan và Irắc. Ông cam kết cung cấp một số lượng nhỏ binh sĩ Thái Lan cho các cuộc chiếm đóng do Mỹ lãnh đạo, hợp tác với CIA truy tìm khủng bố và quản lý một trung tâm bí mật chuyên thẩm vấn các tù nhân của CIA. Thực tế trước đây Tổng thống Bush coi Thái Lan là một “đồng minh quan trọng không phải NATO” và cho phép Thái Lan nhận các khoản viện trợ quân sự lớn hơn của Mỹ. Nhưng bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế của Thái Lan, cũng như các nước Đông Nam Á khác, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ nền kinh tế phát triển nhanh của Trung Quốc. Thaksin đến thăm Trung Quốc 5 lần và ký hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc năm 2003. Trong thời gian Thaksin nắm quyền, thương mại của Thái Lan với Trung Quốc tăng từ 6,56 tỷ USD năm 2001 lên 25,33 tỷ năm 2006. Đầu tư của Trung Quốc bắt đầu đổ vào các nhà máy, các công trình xây dựng và thông tin liên lạc viễn thông. Hợp tác chiến lược Thái Lan – Trung Quốc cũng mở rộng bằng các cuộc tham khảo ý kiến quốc phòng hàng năm từ năm 2002, trao đổi quân sự và diễn tập quân sự chung quy mô nhỏ thường xuyên.
Năm 2005, một số thành phần ở Thái Lan như các quan chức nhà nước, quân đội và hoàng gia bắt đầu quay lại chống Thủ tướng Thaksin. Các biện pháp quản lý đất nước độc đoán của ông Thaksin làm cho tầng lớp trung lưu ở Băngcốc ngày càng xa lánh, mặc dù ông vẫn có sự ủng hộ đáng kể của đa số người dân ở các khu vực nông thôn. Đầu năm 2006, các cuộc biểu tình của công chúng chống Thaksin bùng nổ để phản đối hành động tham nhũng trong việc mua bán công ty Shin Corp khổng lồ của ông, dẫn đến tình trạng bất ổn chính trị trong nhiều tháng và cuối cùng là một cuộc đảo chính quân sự lật đô rông Thaksin vào tháng 9/2006. Các bức điện ngoại giao của WikiLeaks cho biết Đại sứ Mỹ Ralph Boyce đã gặp nhân vật lãnh đạo cuộc đảo chính Tướng Sonthi Boonyaratglin cuối tháng 8/2006 và bật đèn xanh cho kế hoạch lật đổ ông Thaksin. Đúng như những phát biểu của Đại sứ Boyce, phản ứng của Mỹ đối với cuộc đảo chính không rõ ràng: chỉ kêu gọi Thái Lan sớm trở lại nền dân chủ và ngừng một số viện trợ quân sự, nhưng cuộc diễn tập chung “Hổ Mang Vàng” vẫn tiếp tục năm 2007. Nếu Oasinhton hy vọng cuộc đảo chính sẽ phá huỷ mối quan hệ Thái Lan-Trung Quốc, có lẽ Mỹ đã thất vọng. Bắc Kinh nhanh chóng cử các quan chức cấp cao đến Băngcốc để thể hiện sự ủng hộ chế độ. Thủ tướng của Chính quyền quân sự Thái Lan Surayud Chulanont đến thăm Bắc Kinh giữa năm 2007 để ký các thảo thuận quan trọng, kể cả Kế hoạch Hành động Chung về Hợp tác Chiến lược Trung Quốc-Thái Lan. Một trong số những đề nghị là thúc đẩy sự kết nối giao thông vận tải từ Trung Quốc qua Thái Lan đến các nước Đông Nam Á và bên ngoài khu vực. Biến cố chính trị nữa xảy ra năm 2009 sau khi đảng thân ông Thaksin thắng cử và thành lập chính phủ. Sau nhiều tháng biểu tình chống ông Thaksin, được sự ủng hộ của Hoàng gia, quân đội và việc lật đổ 2 trong số các thủ tướng thân Thaksin dẫn đến việc đưa ông Abhisit Vejjajiva và đảng Dân chủ của ông lên nắm quyền. Nhưng các cuộc biểu tình chống chính phủ của dân nghèo thành thị và người dân nông thôn tiếp tục bùng nổ trong năm 2010 buộc quân đội ra tay đàn áp làm 91 người chết và nhiều người khác bị thương hồi tháng 5/2010.
Chính quyền Obama thể hiện rõ ý đồ ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á qua bài diễn văn của Ngoại trưởng Hillary Clinton tháng 7/2009 tại một số hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Thái Lan, trong đó tuyên bố Mỹ sẽ “trở lại Đông Nam Á”. Từ đó bà Clinton và các quan chức Mỹ khác thường can thiệp vào các bất đồng trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN ở biển Đông, khẳng định Mỹ có “lợi ích quốc gia” trong việc bảo đảm tự do đi lại trên các vùng biển. Theo một báo cáo về quan hệ Mỹ-Thái Lan được Uỷ ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố tháng 2/2011: “Việc can dự ngày càng tăng của Mỹ với Inđônêxia và các vấn đề nội bộ của Thái Lan dường như làm giảm mối quan hệ Mỹ-Thái Lan ở Đông Nam Á”. Báo cáo lưu ý tầm quan trọng chiến lược của Thái Lan và yêu cầu Chính quyền Obama chú ý hơn nữa đến nước này: “Một trong những động cơ chủ yếu để duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với Băngcốc là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở Đông Nam Á”. Đến nay, các nỗ lực của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Campbell phần lớn bị vô hiệu hoá. Tháng 5/2010, ông này trực tiếp can dự vào cuộc khủng hoảng ở Thái Lan nhằm đưa ra một thoả hiệp giữa Chính phủ Thái Lan và phe đối lập để tăng vị thế của Mỹ ở Băngcốc chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc đàn áp quân sự. Tức giận trước hành động của ông Campbell, ông Abhisit áp dụng biện pháp khác thường bằng cách cử một quan chức ngoại giao đến Oasinhton để chỉ trích sự can thiệp của Mỹ. Một hành động có lẽ không thể xảy ra các đây 2 thập kỷ. Nhưng sự phát triển của Trung Quốc đã làm thay đổi các mối quan hệ ở châu Á cho phép các chính phủ khu vực hành động để cân bằng giữa Bắc Kinh và Oasinhton. Rõ ràng Chính phủ Mỹ đang có ý định thay đổi tình hình này bằng cách sử dụng các vấn đề như biển Đông để tạo ra khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Đối với Thái Lan, nước không có lợi ích trực tiếp ở biển Đông, Mỹ có thể sử dụng mối lo ngại của Băngcốc về việc xây dựng các con đập của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mê Công làm mục đích tương tự. Năm 2009, Mỹ đưa ra Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, trừ Trung Quốc, để có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề khu vực. Bất kể kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/7 tại Thái Lan ra sao, những tuyên bố của ông Campbell tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tháng trước là dấu hiệu cho thấy Oasinhton có ý định can thiệp mạnh mẽ vào tình hình chính trị của Thái Lan để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ hơn hẳn Trung Quốc, từ đó gây phức tạp cho tình hình vốn bất ổn ở Thái Lan./.