Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Tận thấy “cuộc chiến” chè bẩn: Giật mình công ty nhà nước cũng buôn chè bẩn ngay thủ phủ chè

TQ vô cùng thâm độc, nhớ lại vụ TQ mời đoàn VN sang thăm quan Thác Bản Giốc, ... đi vòng vèo cuối cùng lại đứng trên đất mình ...
thật không chịu nổi ...
Đó là bài học nhãn tiền đối với ngành chè vào năm 2007 – 2008, khi Trung Quốc đăng cai Đại hội Olympic, có phong trào người Trung Quốc sang Việt Nam hướng dẫn nông dân làm chè khô vàng, và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá mua rất cao. Sau đó, họ thay đổi không nhập chè nữa, với lý do điều kiện an toàn thực phẩm, tạm thời đóng cửa khẩu. Và họ mời ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang sang chứng kiến cảnh họ đốt chè, với lý do chè bẩn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Chỉ sau 6 tháng thôi đã tiêu diệt toàn bộ ngành chè và hàng loạt doanh nghiệp phá sản.
Tin liên quan:-Hệ lụy từ “chè bẩn” trong cuộc chơi toàn cầu
- Bất thường chè bẩn trộn cả phân bón và… chất thải
-Cảnh báo nạn "chè bẩn" tại nhiều vùng chè của Việt Nam

-Giật mình công ty nhà nước cũng buôn chè bẩn ngay thủ phủ chè (Infonet).Kết quả của đợt kiểm tra mới nhất này khiến cho nhiều người không tránh khỏi bất ngờ: Công ty CP Chè Lâm Đồng lại là một trong những đơn vị trong thời gian qua đã tiêu thụ trà phế phẩm của các cơ sở kinh doanh trà bẩn!
Ngày 18.8, Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản Lâm Đồng (Sở NNPTNT Lâm Đồng) cho biết bước đầu đã có kết luận về việc kiểm tra 6 cơ sở kinh doanh trà đang bị “tai tiếng” kinh doanh trà bẩn trên địa bàn TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) – “thủ phủ” của cây chè Việt Nam.
Kết quả của đợt kiểm tra mới nhất này khiến cho nhiều người không tránh khỏi bất ngờ: Công ty CP Chè Lâm Đồng lại là một trong những đơn vị trong thời gian qua đã tiêu thụ trà phế phẩm của các cơ sở kinh doanh trà bẩn!

Từ ngày 6.8 đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản Lâm Đồng đã phối hợp với Phòng Kinh tế và các cơ quan chức năng của TP. Bảo Lộc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và tiến hành kiểm tra đột xuất 6 cơ sở sản xuất và chế biến trà trên địa bàn Bảo Lộc; trong đó, đoàn đã lấy mẫu trực tiếp tại 5 đơn vị là các công ty và cơ sở là Hồng Thoại, Ngọc Dung, Dũng Linh, Nam Thành và Công ty CP Chè Lâm Đồng. 

Theo Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản Lâm Đồng, ông Lê Văn Lục, thì tất
Công ty CP Chè Lâm Đồng hiện nay có tiền thân là Công ty Trà cà phê Lâm Đồng (công ty nhà nước) được thành lập vào tháng 2.1976, sau đó là Công ty Chè Lâm Đồng và hiện là Công ty CP Chè Lâm Đồng. Đơn vị này được xem là một trong những doanh nghiệp sản xuất chè rất lớn của tỉnh Lâm Đồng – địa phương dẫn đầu cả nước về ngành sản xuất và chế biến trà. 
cả các cơ sở được kiểm tra đều có những vi phạm, không ít thì nhiều. Đặc biệt, trong số các đơn vị có Công ty CP Chè Lâm Đồng. Đoàn kiểm tra liên ngành đã đưa ra kết luận: “Công ty CP?Chè Lâm Đồng không có chức năng kinh doanh trà phế phẩm nhưng lại thu mua, kinh doanh trà phế phẩm”; và vì vậy, đơn vị này “kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký”. 

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng rộ lên chuyện kinh doanh trà bẩn khiến cho dư luận và người tiêu dùng hết sức hoang mang. Bước đầu, cơ quan chức năng của TP.Bảo Lộc đã xác định được một vài “địa chỉ đen” trên địa bàn thành phố đã nhập trà thải loại từ tỉnh Bình Dương và một số tỉnh phía Bắc về đấu trộn với các loại trà khác để bán cho các cơ sở chế biến trên địa bàn Bảo Lộc; sau đó, các cơ sở chế biến này thêm một lần đấu trộn (hoặc để nguyên) và ướp hương rồi tung ra thị trường, trong đó không loại trừ thị trường nước ngoài.

“Nhiều cơ sở, qua kiểm tra cho thấy, đã sử dụng nguồn nguyên liệu chè có giá thành rất thấp để chế biến trong điều kiện không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm” – một thành viên của đoàn kiểm tra cho biết. Tuy nhiên, nguồn hàng được chế biến từ chè thải loại này trong thời gian qua đã được tuồn vào Công ty CP Chè Lâm Đồng với số lượng không hề nhỏ. Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, trung bình mỗi tháng, để chế biến ra trà thành phẩm, Công ty CP Chè Lâm Đồng đã thu mua bình quân 70 tấn chè khô nguyên liệu của cơ sở Hồng Thoại, 10 tấn chè cọng xay của cơ sở Ngọc Dung và 2 tấn trà phế phẩm của cơ sở Dũng Linh. 

Nguồn: Dân Việt


--Tận thấy “cuộc chiến” chè bẩn  Theo tin từ Hiệp hội chè Việt Nam, khoảng tháng 2 trở lại đây ở trên rất nhiều vùng chè của Việt Nam xảy ra hiện tượng sản xuất chè bẩn không theo bất kỳ sản xuất quy trình nào của một bộ phận không nhỏ người dân. Đặc biệt nổi cộm ở các vùng Văn Chấn (Yên Bái), Hàm Yên (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên).... Họ trộn hồ bột sắn, nước bùn, phân lân, quặng vào chè, rồi đổ ra đường phơi, mặc cho gia súc, gia cầm đi lại tự nhiên trên chè…





Ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết:Chúng tôi vừa có chuyến khảo sát các vùng nguyên liệu chè lớn nhất của cả nước và phát hiện người dân làm chè bẩn tràn lan. Họ đã bất chấp an toàn vệ sinh thực phẩm để kiếm lời, và phá vỡ tất cả nề nếp sản xuất chè từ trước đến nay”.
Rùng mình công nghệ làm chè bẩn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn, Yên Bái, nhà nhà sản xuất chè, mỗi hộ gia đình chỉ cần bỏ ra 4-5 triệu đồng mua 2 máy vò và máy sàng là đã có ngay 1 xưởng sản xuất chè. Chỉ sau 1 tuần sản xuất chè bẩn, họ đã thu hồi toàn bộ vốn. Họ chỉ cần 3 kg chè búp tươi trộn với hồ cháo sắn là có 1 kg chè khô bẩn. Còn ở Đông Hỷ - Thái Nguyên họ làm quặng; Hàm Yên Tuyên Quang trộn phân lân hoặc nước bùn đất vào búp chè tươi già, qua công đoạn vò, phơi thì được loại chè khô vừa nặng, vừa dẻo, cánh chè xoăn và xanh.
Như cách tính toán của ông Tuân, cứ 1 kg chè tươi họ lãi được 1.000 – 2.000 đồng. Mỗi một gia đình làm 500kg – 1 tấn chè tươi sẽ kiếm được 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày không phải là khó, nếu làm như thế này người nông dân đang có lợi. Có một điều rất lạ là chè bẩn làm ra bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu. Thương lái đến tận nhà người làm chè chế biến để chờ mua. Chè bẩn đóng bao, đóng gói được chở đi.
Ông Tuân cho biết toàn bộ chè bẩn được xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Họ mua chè bẩn với số lượng lớn như thế về để làm gì thì… chưa ai biết? Còn giờ đây điều gì sẽ xảy ra khi làn sóng được xuất khẩu ồ ạt, khi các thương lái ở nước ngoài tiến hành khắp quy mô cả nước. Chúng ta có bài học cay đắng khi mọi điều liên quan đến rủi ro của người sản xuất và chúng ta xuất khẩu ồ ạt không dựa trên cơ sở có hợp đồng kể cả liên quan đến câu chuyện mức giá, tiêu chí về an toàn thực phẩm. Giờ đây nó rủi ro cả hai phía: khâu tiêu thụ không bền vững; câu chuyện tăng nguồn cung, không lường trước được yếu tố cầu; rủi ro về giá; rủi ro về an ninh tiền tệ.
Đó là bài học nhãn tiền đối với ngành chè vào năm 2007 – 2008, khi Trung Quốc đăng cai Đại hội Olympic, có phong trào người Trung Quốc sang Việt Nam hướng dẫn nông dân làm chè khô vàng, và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá mua rất cao. Sau đó, họ thay đổi không nhập chè nữa, với lý do điều kiện an toàn thực phẩm, tạm thời đóng cửa khẩu. Và họ mời ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang sang chứng kiến cảnh họ đốt chè, với lý do chè bẩn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Chỉ sau 6 tháng thôi đã tiêu diệt toàn bộ ngành chè và hàng loạt doanh nghiệp phá sản.
Các nhà máy đói nguyên liệu
Năm nay, cho đến giờ này rất nhiều các nhà máy đầu tư lớn đang phải đóng cửa vì không có nguyên liệu để sản xuất. Tình trạng thiếu nguyên liệu xảy ra thường xuyên đối với các doanh nghiệp sản xuất chè tại Tỉnh phía Bắc. Tại Huyện Hàm Yên, có một nhà máy chế biến chè, công suất 40 tấn chè tươi/ngày, từ đầu năm không mua được chè tươi để sản xuất, đến nay, gần như là 0 tấn/ngày. Còn theo tổng kết của Cty chè Trần Phú từ 1/7 – 12/7/2011, thu mua được 7 tấn chè tươi, mà trong đó, công suất sản xuất 60 tấn chè tươi/ngày.
Nếu cứ đà này tiếp tục nó sẽ xảy ra những hệ lụy sau đây: Thứ nhất, ngành chè Việt Nam sẽ bị sụp đổ, tất cả các nhà máy chế biến chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn phải đóng cửa nhà máy. Đặc biệt điều kiện kinh tế khó khăn, vay vốn ngân hàng trên 20%. Nếu thêm một cú này nữa các doanh nghiệp sẽ ngã ngựa, hậu quả  kéo theo 1 vấn đề xã hội nghiêm trọng, hàng loạt người lao động sẽ mất việc làm.
Thứ hai, nhà nước thất thu 1,8 tỷ đồng/1 tháng không nộp thuế, đơn cử như ở huyện Văn Chấn, do “nhà nhà làm chè bẩn” mỗi ngày tiêu thụ khoảng 150 tấn chè búp tươi, để làm chè bẩn thành phẩm bán thẳng cho thương lái qua đường tiểu ngạch, thất thu thuế 60 triệu đồng/ngày.
Thứ ba, đối với từng cá thể nông dân chạy theo lợi nhuận được hưởng lợi, nhưng đổi lại họ phá vỡ an ninh xã hội tại địa phương, tạo nên an sinh xã hội bất ổn. Họ xóa bỏ nề nếp thu hoạch chè từ trước tới nay 1 tôm 3 lá (12 – 14 lứa/năm). Bây giờ thay vào đó là 1 tôm 7 lá (hái 4-5 lứa/năm), mất rất nhiều sản lượng, ảnh hưởng đến sinh trưởng cây chè bị giảm.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, hợp đồng xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2011 cho thấy ngành chè nước ta phải sản xuất 90.000 tấn chè búp khô, xuất khẩu đi 70 nước. Nếu tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất như hiện nay thì rất khó khăn cho ngành chè. Đồng nghĩa với vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế, các hợp đồng xuất khẩu chè theo đó cũng sẽ rơi vào tình trạng bị hủy và bị phạt.
Ông Tuân cho biết, Hiệp hội cũng đã gửi công văn tới các Tỉnh và Bộ công thương, Bộ nông nghiệp, Bộ Y tế phải vào cuộc để kiểm soát chặt chẽ hơn, Tổng cục Hải Quan kiểm soát cửa khẩu. Các nhà hoạch định chính sách cũng nên nghiên cứu kỹ về việc mậu dịch thương mại để cho đảm bảo cho Việt Nam không bị ảnh hưởng. “Chúng tôi rất mong công luận cảnh báo, đánh thức tỉnh người dân đừng chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, các cơ quan liên kịp thời có chính sách giúp ngành chè sớm hồi phục và quay lai nề nếp sản xuất chè theo tiêu chuẩn đề ra” – ông Tuấn nói.
Diễm Hương 


-Tận thấy “cuộc chiến” chè bẩn
TP - Chè bẩn, chè kém chất lượng - vụ việc gây bức xúc dư luận những ngày qua tại một số tỉnh phía Bắc đã và đang được Bộ NN&PTNT, chính quyền các địa phương cũng như người dân rốt ráo vào cuộc. PV Tiền Phong ghi nhận về "cuộc chiến" chống chè bẩn từ vùng chè.
Phơi chè ra ven quốc lộ ở Yên Bái
Phơi chè ra ven quốc lộ ở Yên Bái.
 
“Trước nay vẫn phơi thế”
Đi dọc quốc lộ 37, một đoạn chỉ mới gần 20 km từ TP Yên Bái dẫn vào 2 huyện Trấn Yên và Văn Chấn của tỉnh Yên Bái, ai cũng có thể thấy chè (sau khi vò) được phơi dọc quốc lộ, lấn cả ra đường. Trên con đường hẹp chạy qua núi rừng Tây Bắc, từng lớp bụi bốc lên giữa cái nóng hè oi bức, ô tô tránh nhau còn phải khéo lựa lái để tránh những bãi chè bán thành phẩm phơi ngổn ngang.
Anh Vũ Văn Du (xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên) thật thà nói với PV rằng không chỉ làm chè ven quốc lộ mới mang chè ra đường phơi, cả những hộ nằm sâu trong đồi rừng cũng tràn ra đây, chọn lấy những khoảng trống để phơi…
Có lẽ, chỉ một lần mục kích cảnh phơi chè trên, nhiều người đã rùng mình, chứ chả phải đợi đến khi báo chí đưa tin phát hiện chè trộn lẫn những là phân lân, bùn, xi măng khi chế biến. Xưởng nhà anh Du được coi là có đầu tư mạnh tay hơn nhiều hộ khác trong xã với bom chè, cối vò, bàn sàng... nhưng các khâu chế biến vẫn hết sức giản đơn: Chè tươi hái về phơi tạm, không qua rửa, cho vào bom sấy, đưa lên cối vò, rồi… đổ ra ven đường hong.
Trên mặt sàn xưởng loang lổ những đất cát, bụi bẩn, người lớn trẻ con sẵn chân giày dép túm tụm cùng nhau làm chè, lại thêm đàn gà thoải mái bới bãi chè kiếm mồi...
Ghé thăm hàng chục nông hộ, lúc thì trong vai người đi mua măng rừng, khi là người thu mua chè, PV Tiền Phong chưa được chứng kiến việc người làm chè trộn phân lân, bùn đất, xi măng vào chè. Nhưng, họ đều thừa nhận khi vò chè thường cho lẫn bột gạo hoặc bột sắn, đó là loại “phụ gia” để tăng độ kết dính, khiến lá chè già có thể xoăn lại.
Cách làm chè thủ công phi truyền thống này được rỉ tai nhau, lan khắp nhiều vùng trồng chè. Và, do tin rằng việc trộn “phụ gia” này không gây hại cho người tiêu dùng lại dễ làm chè, nên người nông dân vẫn coi đó là một công thức hoàn hảo.
Tạt qua nhà anh Trần Văn V., anh Dương Văn Đ. (những hộ được coi là lớn trong xã Hưng Thịnh, Trấn Yên), bất kỳ ai cũng có thể ái ngại khi tận thấy sân bãi, máy vò bẩn, bao đựng chè bám bụi thâm đen, nhân công ra vào trên đống chè quên... tháo dép.
Một số nhân công cũng không ngần ngại “phím” cho PV cách phân biệt chè bẩn, bằng cách bốc một nắm chè hoà vào nước hoặc xoa trên tay, nếu chè “bẩn” có thể thấy bụi lắng trong nước hoặc bám lòa xòa trên tay. Thiếu sân phơi, lại quen với bụi rác, dùng "phụ gia" bột sắn, những nông hộ chế biến chè nhỏ ở Yên Bái hồn nhiên nói với nhà báo: “Trước nay em vẫn làm thế, phơi ra thế”.
Phơi chè ra ven quốc lộ ở Yên Bái
Còn nhiều cơ sở chế biến nhỏ chưa đảm bảo ATVSTP
 
Chè bẩn là có thật
Cuộc làm việc sau 2 ngày đi thực tế giữa Đoàn kiểm tra đến từ Bộ NN&PTNT với Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái, đã kết luận thông tin về chè bẩn nêu trên Tiền Phong và một số báo là đúng. Những cơ sở chế biến nhỏ tại một số xã thuộc 2 huyện Trấn Yên và Văn Chấn đã dùng những phụ gia (bột gạo, sắn, ngô) đấu trộn với chè búp tại xưởng có công cụ sơ sài, tạm bợ, rồi mang chè ra phơi ven đường. Hệ lụy là chè có lẫn tạp chất như phân gà, rác, bụi đường... rất mất vệ sinh.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Văn Lái, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái, nói ông chưa thừa nhận chữ “chè bẩn” mà chỉ gọi đó là “chè kém chất lượng và không đảm bảo VSATTP”. Ngay ngày đầu tiên cử 2 đoàn kiểm tra về một số địa bàn, ông Giám đốc Sở đã cho lấy một số mẫu chè đưa về Sở Y tế giám định, làm cơ sở xử lý.
Song, ông Lái cũng khẳng định, bột gạo, sắn, ngô mà nông dân trộn đấu vào chè không được quy định là chất phụ gia khi chế biến, nên bước đầu lực lượng kiểm tra của Yên Bái đã tịch thu, nghiêm cấm chế biến, mua bán chè trộn bột.
Bên cạnh đó, lực lượng đi kiểm tra, xử lý chè bẩn không tránh khỏi lúng túng. Một cán bộ quản lý thị trường tỉnh Yên Bái nói, không biết nên áp dụng điều khoản nào, chế tài nào để xử lý chè kém chất lượng, nên nhiều lần chỉ biết... nhắc nhở nông dân.
Chính cán bộ thuộc Đoàn kiểm tra của Bộ NN&PTNT cũng cho biết, đến nay vẫn chưa có quy chuẩn về quy trình sản xuất chè đối với nông hộ nhỏ. Từ thực tế trên, tới đây Bộ mới chuẩn bị cho ra đời quy chuẩn này.
Xử lý lãnh đạo địa phương, nếu tái diễn chè bẩn
Điều ghi nhận là ngay sau khi có thông tin báo chí về chè bẩn, UBND các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên (những vùng chè lớn của cả nước) đã họp các ban ngành liên quan, ra công điện chỉ đạo khẩn. Tại Yên Bái (vựa chè lớn thứ hai cả nước), chưa đợi Đoàn kiểm tra của Bộ NN&PTNT đến thị sát, tỉnh đã triển khai 2 đoàn công tác xuống các huyện để kiểm tra, xử lý chè bẩn.
Ngay buổi kiểm tra đầu tiên, tỉnh Yên Bái đã tịch thu gần 3 tạ chè kém chất lượng của 2 cơ sở chế biến nhỏ ở Văn Chấn vì không đảm bảo ATVSTP. Đến chiều 23-7, Yên Bái xác nhận không còn chè phơi ven đường. Tỉnh Tuyên Quang cũng tịch thu hàng tấn chè bẩn.
Liên ngành Công an, Quản lý thị trường, Y tế cũng được huy động rốt ráo. Một phó chủ tịch tỉnh trực tiếp đi cùng đoàn kiểm tra cho biết, đã “trói” trách nhiệm đến lãnh đạo huyện, xã nếu để địa phương tái diễn chè bẩn.
Trong một diễn biến khác, một nông dân ở Yên Bái cho biết, khoảng 2 tháng gần đây, loại chè vàng (còn gọi là chè tầm, chè kém chất lượng) chỉ với giá 14-15.000đ/kg sản xuất đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó. Như vậy chuyện chè bẩn có sức sống mạnh đã được giải mã bởi nó được đầu nậu thu mua rốt ráo.
Theo một báo cáo của huyện Trấn Yên, 2 tháng qua, vùng này đã ngốn hơn 1.000 tấn nguyên liệu khi nông dân lạm dụng máy hái chè cắt sâu xuống cuống. Hệ lụy dẫn đến là vùng nguyên liệu này khan hiếm chè búp tươi nghiêm trọng, khiến nhiều cơ sở, nhà máy lớn rơi vào cảnh hoạt động cầm chừng; hàng vạn nông dân cũng lâm cảnh ngồi dài cổ đợi chè ra búp mới…
Có thông tin nghi ngờ rằng, chính việc đầu nậu tận thu chè “bẩn” nhằm phá hoại sản xuất (!?). Chẳng biết đúng sai thế nào, song Công an các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang cho biết, đã giao lực lượng cảnh sát và an ninh kinh tế vào cuộc làm rõ.
Tùng Duy
-Nguồn: TP -Tận thấy “cuộc chiến” chè bẩn 


-> Công khai đối tượng sản xuất chè bẩn
 TP - Ngày 20-7, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát có công điện gửi các tỉnh phía Bắc, hiệp hội Chè Việt Nam và một số cục của bộ này, yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất kinh doanh chè.

-> Không để chè bẩn có đất sống 
TP - Sau khi Tiền Phong có bài viết 'Rùng mình chè bẩn' (số 199, ngày 18-7- 2011), lãnh đạo các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ khẳng định không để chè bẩn “có đất sống”, để bảo vệ uy tín cho các thương hiệu chè của tỉnh.
Chăm sóc đồi chè ở vùng cao Ảnh: Hồng Vĩnh
Chăm sóc đồi chè ở vùng cao. Ảnh: Hồng Vĩnh.
 
Chè bẩn không phải là chuyện mới
Ông Phạm Quang Thao, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ: Nhiều năm qua, Phú Thọ chủ yếu sản xuất chè đen (chè xuất khẩu) theo phương pháp công nghiệp, chất lượng chè được đối tác kiểm soát rất chặt. Do vậy, chúng tôi biết rằng chè “bẩn” khó có đất sống ở Phú Thọ. Tuy nhiên, chuyện chè “bẩn” không phải là mới.
Hiệp hội Chè Việt Nam đã có những cảnh báo từ lâu. Tôi biết rõ vấn đề này không dễ giải quyết, đơn giản vì quản lý kém. Các tỉnh thường giao việc kiểm tra, kiểm soát cho Sở NN&PTNT và Sở Công Thương nhưng thiếu rõ ràng, chồng chéo trách nhiệm.
Mời nhà báo đi thực tế
Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: Chúng tôi muốn phát triển chè hữu cơ (chè sạch thiên nhiên). Hà Giang ở địa bàn xa xôi nhưng từ năm 1994 Hiệp hội Chè thế giới ITC (Luân Đôn - Anh) đã có phát hiện và đánh giá Hà Giang có chè San Tuyết thuộc một trong ba loại chè ngon và quý nhất ở Việt Nam.
Chính Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) thời kỳ 2004-2005 đã hỗ trợ kinh phí cho đồng bào ở huyện Vị Xuyên bảo tồn và phát triển nguồn gene loại chè này. Hai năm nay, chè của Hà Giang được kiểm soát rất chặt.
Cách đây 4 năm, phía Trung Quốc có tổ chức một cuộc thu gom chè ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Hà Giang. Chúng tôi đã phát hiện và xử lý một doanh nghiệp mua chè từ Phú Thọ lên rồi có chế biến “bẩn”.
Chính vì vậy, để đề phòng hiện tượng này, chúng tôi đã chỉ đạo kiểm soát chặt và lâu nay chưa phát hiện thêm vụ sản xuất chè bẩn nào. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận thông tin vụ việc, và sẵn sàng mời các nhà báo đến Hà Giang tìm hiểu thực tế sản xuất chè.
Chấn chỉnh ngay
Ông Hoàng Xuân Nguyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái: Tôi chưa được nghe báo cáo về loại chè này ở Yên Bái. Báo Tiền Phong đã nêu huyện Văn Chấn có chuyện đó. Ngay ngày mai, trong chuyến công tác về huyện, tôi sẽ yêu cầu lãnh đạo huyện báo cáo cụ thể để có biện pháp xử lý, giải quyết.
Sau khi báo nêu, UBND tỉnh sẽ gửi công điện đến nhiều ban ngành liên quan, yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ việc sản xuất chế biến chè, truy tìm cơ sở vi phạm ATVSTP, báo cáo lên UBND tỉnh trước ngày 30-7 để có biện pháp xử lý nghiêm, kiên quyết không để tình trạng này gây ảnh hưởng đến một ngành có tổng giá trị chế biến lên tới hơn 400 tỷ đồng/năm.
Thành lập đoàn kiểm tra sản xuất chè
Ngày 19-7-2011, Cục Chế biến Nông-Lâm-Thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) có Quyết định số 79 thành lập đoàn kiểm tra điều kiện sản xuất, chế biến thương mại và chất lượng sản phẩm chè của các nông hộ và cơ sở sản xuất quy mô nhỏ tại Tuyên Quang. Đoàn gồm: Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn.
Ông Trương Quốc Uy, Trưởng phòng Thanh tra pháp chế của Cục làm phó đoàn. Thành viên của đoàn còn có ông Hoàng Vĩnh Long, Chánh văn phòng Hiệp hội Chè Việt Nam; ông Đặng Văn Vĩnh, chuyên viên phòng chế biến, bảo quản nông sản của Cục. Hôm nay, đoàn lên Tuyên Quang kiểm tra (dự kiến 2 ngày). Nếu có diễn biến mới sẽ gia hạn thời gian kiểm tra.

Yên Bái có gần 100 cơ sở chế biến chè búp tươi, riêng huyện Văn Chấn có hơn 40 cơ sở. Với sản lượng gần 100.000 tấn/năm và thuộc vùng sản xuất chè lớn thứ hai trong cả nước nhưng chè Yên Bái lại luôn đứng cuối bảng xếp hạng chất lượng.
Theo một đại gia trong ngành chè, chất lượng chè Yên Bái thấp nhưng vẫn có đất sống vì nhiều DN vẫn tìm đến thu mua chè kém chất lượng để trộn với chè chất lượng cao tiêu thụ kiếm lợi lớn.
Một vị lãnh đạo tỉnh này còn tỏ ra ngạc nhiên khi một thời gian dài UBND tỉnh không cấp phép mới cho một cơ sở chế biến nào, vậy mà bỗng dưng thấy tăng thêm 30 cơ sở nữa. Những cuộc họp lãnh đạo tỉnh nêu quyết tâm đóng cửa nhiều cơ sở vi phạm ATVSTP từ hai năm nay nhưng cuối cùng vẫn chưa đóng cửa được cơ sở nào (!?)
- Theo báo cáo từ một đợt kiểm tra năm ngoái, trong số 20 cơ sở chế biến chè ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ, có tới một nửa không đạt yêu cầu về nhà xưởng, thiết bị và ATVSTP. Còn chế biến theo các hộ gia đình thì không thể kiểm soát được.
Tùng Duy

Tổng số lượt xem trang