Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Chuyện lạ - “Cấm” công dân và nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ?

Nội dung văn bản của Cục CSGT đường bộ, đường sắt đang gây khó hiểu cho PV khi tác nghiệp.

TLQ: --Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm: Quay phim, chụp ảnh là quyền của dân
-

Hoàn toàn được tự do ghi âm, ghi hình CSGT (TN). – CSGT không tiêu cực, sao phải sợ bị quay phim, ghi hình? (Infonet). – Cục CSGT trần tình về văn bản “cấm” quay phim, chụp ảnh (TP). – Quay phim CSGT phải xin phép: “Dư luận hiểu sai văn bản”(?) (TT). – Công văn không “cấm” mà chỉ yêu cầu ghi hình CSGT có tinh thần xây dựng (SM).
– “Văn bản cấm đoán về việc ghi hình đối với CSGT là thừa” (GDVN). –“Người dân được tự do ghi hình CSGT ở những nơi không có biển cấm” (GDVN). – Nhiều vụ người dân ghi hình giúp phát hiện CSGT tiêu cực (SM). – Cảnh sát giao thông sợ “lộ sáng”? (LĐ). - Cấm chụp ảnh: CSGT không có quyền (KP). - Chụp ảnh CSGT phải xin phép là trái Luật Báo chí (NLĐ). - Tranh cãi quanh việc cấm ghi hình CSGT (BBC). – Phỏng vấn luật sư Huỳnh Kim Ngân: Ghi hình CSGT ‘không trái pháp luật’ (BBC). - CSGT sợ bị chụp hình! (NLĐ). - Cấm ghi hình CSGT: Tiếp tay cho tiêu cực! (NLĐ). - CSGT được lập chốt tại một điểm trong vòng 90 phút (LĐ).


--Chuyện lạ - “Cấm” công dân và nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ?

GiadinhNet - Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ra văn bản gửi Trưởng phòng CSGT các tỉnh, TP chỉ đạo về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Nội dung văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo này thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ?


Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Văn bản nêu trên mục đích nhằm “xử lý” hành vi giả danh nhà báo tuy nhiên, ngôn ngữ trong văn bản thiếu rõ ràng gây khó hiểu. Theo đó, quy định “đối tượng”, “quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” cần phải làm rõ. Theo đó, “đối tượng” được nêu ở đây là ai? Là những người “có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ” hay bất kỳ người dân nào chứng kiến và ghi nhận lại sự việc?

Theo tham khảo của PV Báo GĐ&XH, công ty TNHH Luật YouMe khẳng định: “Về nguyên tắc, công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm. Cán bộ, công chức, chiến sỹ công an trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao chỉ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ở đây, cần xác định rõ việc công dân thực hiện “quay phim, chụp ảnh hoạt động TTKS” của CSGT có bị pháp luật cấm? Hoặc được thực hiện trong phạm vi khu vực cấm hoặc hạn chế quay phim, chụp ảnh hay không? Nếu không thuộc các trường hợp này mà CSGT cấm người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh là đã thực hiện những việc ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang thi hành công vụ không thể hiểu ghi hình ảnh riêng tư của một hay một vài cá nhân cụ thể, mà là ghi hình ảnh thi hành công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng (công khai) nên không cần phải được CSGT (hay bất cứ cá nhân nào) ở có mặt ở nơi công cộng này “đồng ý”, hoặc “không đồng ý”.

Cùng đó, với quy định: “Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản…” cũng là khái niệm khó hiểu. Phải chăng trong trường hợp nhà báo (có thẻ nhà báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp) thực hiện nghiệp vụ ghi hình, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ thì phải được “sự đồng ý” của CSGT thì mới có quyền tác nghiệp? Động thái yêu cầu “tập hợp, thông báo cho cơ quan chủ quản” do Đại tá Hà đưa ra là nhằm mục đích gì? Phải chăng, trong trường hợp này, nhà báo vừa phải được sự đồng ý của CSGT, được lực lượng này tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản xong thì mới được tiếp tục tác nghiệp?

Luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty TNHH Luật YouMe cho rằng, theo quy định của Luật báo chí, thì nhà báo: “Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước” (khoản 1 Điều 8 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 hướng dẫn thi hành chi tiết Luật Báo chí). Như vậy, nghĩa vụ cung cấp thông tin không thuộc bí mật Nhà nước là trách nhiệm (bắt buộc) của cơ quan, tố chức. Do đó, hướng dẫn của Cục CSGT Đường bộ, đường sắt tại công văn số 1042/C67-P3 yêu cầu chỉ khi CSGT “cho phép”, “đồng ý” thì nhà báo mới được quay phim, chụp ảnh là trái quy định của pháp luật”.

Ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, nhà báo hoạt động theo Luật Báo chí và khi nhà báo tác nghiệp đúng Luật Báo chí thì không ai có quyền ngăn cản. Ngày 20/8, ông Hà Minh Huệ sẽ có trả lời cụ thể PV Báo Gia đình và Xã hội trước nội dung ông văn số 1042 của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an)


Công Tâm
›› Lập biên bản hàng trăm trường hợp hối lộ CSGT
›› Đề xuất “lạ” cho CSGT Hà Nội

- Cấm quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang làm nhiệm vụ? (GĐ&XH/Infonet). – Cục CSGT đường bộ, đường sắt ra công văn lạ hạn chế quyền giám sát của công dân (SM).

- Đúng là cần phải như Đà Nẵng! (PT).- Đài báo Việt Nam tự do làm hàng chợ? (BBC).

- Vụ án “xà xẻo” tiền ngân sách tại Bệnh viện nội tiết trung ương (TW): Bộ Y tế “xin tội” cho các bị can như thế nào? (GDVN). – Bộ Y tế ‘xin’ tự xử lý vụ tham ô tài sản tại BV Nội Tiết (TP).

- Mới đình chỉ công tác 10 thanh tra giao thông Hải Phòng ‘ăn’ tiền tỷ (TP/SM).

- “Nhắm mắt” duyệt dự án, thiệt hại 32,5 tỉ đồng (NLĐ). - Dân ủng hộ bầu trực tiếp chủ tịch huyện, xã (PLTP). – Trực tiếp bầu chủ tịch huyện: “đưa 1 bầu 1” thì… vô nghĩa lý!(DT).

- Tiết lộ động trời: Xét nghiệm nước tiểu cũng bị “nhân bản” (LĐ). – Phó GĐ Sở Y tế Hà Nội nói về buổi trao thưởng cho bác sĩ tố tiêu cực (VNE/GDVN). – ‘Bộ Y tế hãy lên tiếng’ (VNN). – Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Khởi tố bị can 10 cán bộ, nhân viên liên quan (LĐ).

- KHEN THƯỞNG MÀ NHƯ THẾ NÀY Ư ? (Nguyễn Duy Xuân). - Thưởng người tố cáo 350.000: Phản cảm? KP). - ‘Đúng là buổi khen thưởng diễn ra rất nặng nề’ (VNE). - Số phận các “anh hùng Hoài Đức” sẽ về đâu? (KT). - “Gái có công, chồng… vẫn phụ”? (Đẹp). - Chị Nguyệt không buồn vì thưởng 320 ngàn! (VNN). – Đại biểu QH: Chị Nguyệt xứng đáng được thưởng hơn 320 nghìn (VNN). –Khôn ngoan chẳng lọ thật thà (ĐĐK).

- Thưởng người tố cáo 350.000: Phản cảm?

Tin tức 24h

Khi được hỏi về cảm giác với cách tổ chức lễ tuyên dương của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, chị Nguyệt thừa nhận: “Thú thực cũng hơi buồn!.. Nhưng không có người xây dựng, làm sao mà tốt được?!” Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ ...

'Thưởng 320.000 đồng là thấp nhưng đúng luật'

Vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm: "Các chị ấy làm chúng tôi yên ...

Sở Y tế chịu trách nhiệm nếu người tố cáo bị trù dập


Khen thưởng như màn diễn

(Dân trí) - Buổi lễ diễn ra chóng vánh, không một bó hoa, không một nụ cười, không một lời động viên. Dường như những người trao đang cố… diễn cho xong cái vai diễn bị bắt buộc của mình. Nói “diễn” có lẽ không sai? Nếu không chỉ có thể hiểu là… “trò đùa có thật”?

>> Người tố cáo vụ “nhân bản” nghẹn ngào khi được khen thưởngXem tiếp


- Tiếp công dân – Đừng để đơn thư… chạy lòng vòng! (DT). - ‘Đơn bay như chim’ dẫn đến khiếu kiện tồn đọng, vượt cấp (TTXVN). - Khiếu nại vượt cấp: đơn gửi mãi như ‘chim đưa thư’ (VNN).

- Tiếp dân phải giải quyết được vấn đề (CP).

- Khẩn trương hoàn thiện Đề án đầu tư xây dựng một số bệnh viện Trung ương (HNM).

- Trả lại Dự án đường cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình (ĐV).

- Truy đến cùng trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý chất lượng CTGT (GTVT).

- Tổng Bí thư làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương (VOV). - Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 tại Thanh tra Chính phủ (VOV). - Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Thanh tra Ngành GTVT (GTVT). - Hà Nội: Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (HNM).

- Sau vụ Tiên Lãng, đất đai lại để phí vì địa phương “ngại” cưỡng chế (DT). – Cách nào giải tỏa nút thắt mặt bằng?(Tầm nhìn). – 8.161 tổ chức vi phạm, lãng phí 128.033ha đất (SGGP).

- Dân kiện Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (ĐĐK/TP). – Xét xử vụ sai phạm đất đai ở TP.Long Xuyên, An Giang: 2 nguyên phó chủ tịch thành phố hầu tòa (TN). – Lãnh đạo thôn đánh tráo ruộng, dân bỏ cấy (DV).

- Cá cược-cuộc chơi không nên manh mún (TVN). – Tranh cãi về hợp pháp hóa cá cược bóng đá (KT). - Cảnh báo từ quốc lộ 20 (TN).

- Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên: Đầu độc môi trường và cuộc sống người dân (LĐ).

- “Bầu Kiên” và “quyền lực đen”: Các Công ty dưới tay “bầu Kiên” đã kinh doanh trái phép như thế nào? (GDVN).

- PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC: “Cân nhắc từng trường hợp đề nghị đặc xá” (PLTP).

- Làm rõ việc thuyền viên nhảy tàu (TN).

- Không được lợi dụng giáo dục kỹ năng sống để dạy thêm (PLTP).

- Sự thật về “những sai phạm” tại trường Việt Anh (Nghệ An) (PLVN).

- Sợ trường sập, phải sơ tán học sinh (GD&TĐ).

- Đông Nai: Nhà trường phải cung cấp biên lai mọi khoản thu (GD&TĐ).


Kinh hoàng phân người “chảy” trên đầu

Tổng số lượt xem trang