-Khôn vặt
Tạp ghi Huy Phương
“Dân hai nhăm triệu ai người lớn?
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”
-Tản Ðà: “Mậu Thìn Xuân Cảm”
Thuở còn trẻ đọc các chuyện đi sứ trong đó có chuyện Mạc Ðĩnh Chi, tôi thấy rất phục tài ứng đối của ông Trạng Nguyên này. Một lần Mạc Ðĩnh Chi đến thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên, trong phủ trang hoàng lộng lẫy, giữa phòng có treo một bức trướng thêu hình con chim sẻ đậu trên cành trúc trông rất sinh động, Trạng ngỡ là chim sẻ thật nên đưa tay ra bắt, Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên đều phá lên cười và có ý cho là người phương xa bỉ lậu. Mạc Ðĩnh Chi nhanh trí chữa thẹn, vội lấy bức họa xuống và xé toạc thành nhiều mảnh.
Trong khi mọi người đều kinh ngạc, ông nghiêm mặt giải thích: “Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân, nay tể tướng thêu lại thêu cành trúc với chim sẻ như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân.”
Ngoại Trưởng Vương Nghị (trái) của Trung Quốc được Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam tiếp tại Hà Nội hôm 4 Tháng Tám. Văn hóa hai nước có một số điểm na ná giống nhau, nhất là trong lãnh vực ngoại giao. (Hình minh họa: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Nay trên đầu đã hai thứ tóc, nghĩ lại chuyện xưa, muốn chửi gia chủ là ngu, treo tranh không biết ý nghĩa, hay mượn cớ chửi quần thần của nước người ta là đám tiểu nhân, mà làm trò “vờ vĩnh” rồi hung hãn xé tranh nhà người thì tài ngoại giao của Ðĩnh Chi quả thực cũng còn nhiều vấn đề cần bàn. Xem lại những chuyện thuộc giai thoại làng nho, đến những chuyện tiếu lâm dân gian thì giật mình thấy dân Việt trong đó có mình, xem chừng rất thích những trò nghịch lỡm, khôn vặt hay miệng lưỡi trí trá, đốp chát với người hơn là làm việc đứng đắn.
Những chuyện như Trạng Quỳnh gạt tiền bà chúa Liễu, làm sớ dâng sao chữa bệnh cho công chúa bị lên sởi, hay ăn cắp mèo của Chúa hay đến chuyện hai anh chàng “thông minh nhưng thất bại trong khoa cử,” Ba Giai tuột quần giữa chợ để đôi co với cô bán hàng là “nâu này của cô hay của tôi,” Tú Xuất giả mù qua cầu để nhìn các cô tắm truồng dưới suối, ra chợ mua chim để tìm cách bóp vú cô bán hàng, hay lừa quán cơm để đòi bồi thường mấy chục lạng bạc. Những chuyện lưu manh trò trí trá như vậy lại được dân chúng truyền tụng, viết thành tuồng, chèo, kịch để công diễn và già trẻ lớn bé xem chừng đọc một cách hả hê thỏa mãn. Không tin bạn cứ google “Trạng Quỳnh” và “Ba Giai Tú Xuất” thử xem tìm được bao nhiều trang web có “chuyên đề” về những nhân vật này.
Chắc chắn khả năng ngôn ngữ là một phần của trí thông minh, nhưng khả năng này có khi biểu hiện qua những bài hiệu triệu cảm động lòng người hay phân tích tổng hợp nâng cao dân trí, thì có khi chỉ là những trò “xảo ngôn” lừa lọc hay miệng lưỡi ganh đua vụn vặt, thứ vụn vặt quanh bữa cỗ ngoài đình làng. Thế nhưng ganh đua đốp chát nhỏ mọn ngoài đình lại không phải là trò của đám “tiểu nông” như các nhà trí thức chuyên nghiên cứu văn hóa Việt Nam vẫn thường hay đổ tội, mà là của đám nhà nho “tiểu trí thức,” trong đó quyền lực của quan lại cũng không mà sức lực của nông dân cũng không.
Người có quyền lực hay sức lực muốn can thiệp hay thậm chí áp chế người khác chắc không ai cần “nói cạnh nói khóe.” Ký cho đối phương một cái lệnh tống giam hay “quai” cho một cú vào hàm là giải quyết ngay công việc. Thế nhưng nếu không có sức có quyền, nói thẳng thì sợ bị đáp trả, thì tốt hơn hết có lẽ là “chỉ tang mạ hòe” (chỉ vào cây dâu mà lại mắng cây hòe). Ðối phương có biết mình ám chỉ thì không có bằng chứng cụ thể để đáp trả. Chẳng lẽ lại tự nhận là người ta đang chửi mình, rồi chửi lại.
Trò “chỉ tang mạ hòe” quả là khôn. Nhưng thiết nghĩ nó là loại khôn vặt, xuất phát từ thế của kẻ yếu. Mà đã chuyên khôn vặt thì khó mà có đầu óc khôn lớn. Người Việt chúng ta không nhiều thì ít thường hãnh diện về cái khôn ngoan lanh lẹ này nhưng qua thực tế lịch sử cái khôn vặt này chưa thấy đem đến phát minh sáng kiến, chính sách ích quốc lợi dân nào mà chỉ dẫn đến những trò tham vặt gian vặt.
Lại trong một xã hội mà “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lọc lừa lươn lẹo lại lên lương” như hiện nay ở Việt Nam, thì số người muốn dùng trí tuệ, tài năng, và công sức của chính mình để thành công lại càng khan hiếm. Ða số chỉ muốn dùng thủ thuật, mánh mung để đạt được kết quả hay tìm kiếm lợi nhuận trước mắt.Cẩm nang khôn vặt của Việt Nam chứa không ít ca dao tục ngữ, “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau;” “lanh mồm miệng, đỡ chân tay,” “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn,” v.v. . .
Báo chí trong nước tường thuật không ít về những trò của dân Việt “hiện đại.” Trong lãnh vực học thuật có chuyện ông Tiến sỹ- Phó Giáo Sư Nguyễn Chí Bền, Viện Trưởng Viện Văn Hóa- Thông Tin (!)ăn cắp tài liệu nghiên cứu của GS Tô Ngọc Thanh về văn hóa chiêng cồng của đồng bào dân tộc để in sách làm của mình. Chơi trội hơn với tầm mức quốc tế là Thạc sỹ Lê Ðức Thông sinh năm 1981 bị các chuyên san Natural Science, Journal of Modern Physics, Physics Letters B, Europhysics Letters, tuyên bố rút bỏ các bài “nghiên cứu” của ông này và nhóm đồng tác “giả” vì tội đạo văn.
Trong lãnh vực văn nghệ thì nhạc sĩ trẻ Trương Tuấn Huy thú nhận lấy sáng tác “Chút Tình”của Trường Nhân, sửa tên thành “Chút Tình Phai” đem bán. Một nhạc sĩ tương đối có tên tuổi là Bảo Chấn thì cũng bị tố cáo “đạo” bản “Frontier” và “Crescendo” của Keiko Matsui để hô biến thành bài “Tình Thôi Xót Xa” và “Dường Như.” Nói về nạn nhân thì nhạc sĩ Trần Duy Ðức ở hải ngoại cũng bị các nhạc sĩ “tài hoa” ở trong nước “thuổng” bài “Nếu Có Yêu Tôi.” Chuyện ma của Nguyễn Ngọc Ngạn thì được một nhà xuất bản trong nước “cầm nhầm” đổi nhan đề, đổi tên tác giả và đem xuất bản, bán lấy tiền.
Trong chuyện chính trị Việt Nam thì ông tổ khôn vặt là Hồ Chí Minh. Từ chuyện cướp danh hiệu và công trình các bậc tiền bối như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, chuyện tổ chức tổ chức đón tiếp Pháp đến Hà Nội ngày 19-5 mà lại nói là mừng sinh nhật của mình, đến chuyện viết sách ký tên người khác để tự tâng bốc mình trước sau gì cũng bị phơi bày sự thật.
Một trong những chuyện tiêu biểu cho sự “khôn ngoan” của người đứng đầu miền Bắc được nhân dân “truyền tụng” là chuyện bắt tay một bộ trưởng Pháp của Hồ Chí Minh. Trong lần tới thăm Bộ trưởng Bộ Hải Ngoại Marius Moutet năm 1946, ông Hồ đang đi lên các bậc tam cấp thì ông Moutet giơ tay ra bắt tay khi đang đi xuống. Ông Hồ vờ không thấy, cúi xuống bế và âu yếm bé gái đi cùng ông bộ trưởng trong khi vẫn bước tiếp lên. Chỉ khi ở bậc thang ngang hàng với Moutet, ông Hồ mới đưa tay ra bắt. Chỉ tội nghiệp cháu bé gái.
Nối tiếp tấm gương tiền bối lãnh tụ, các quan lại Cộng Sản đời nay lại tiếp tục ngụy tạo bằng chứng trốn thuế để bắt giam Ðiếu Cày và Lê Quốc Quân, ném đồ dơ vào nhà người đấu tranh dân chủ như Bùi Minh Hằng và Huỳnh Ngọc Hiếu, chụp mũ bằng bao cao su “qua sử dụng” như Cù Huy Hà Vũ, cho công an giả dạng côn đồ hay cho côn đồ giả dạng công an.
Không chỉ quê nhà mà chuyện quê người cũng lắm, chuyện “ở quanh đây, đâu là chuyện bất ngờ.” Từ chuyện nhỏ kiểu “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ.” Làm trong công sở thì ăn cắp giấy bút, làm bệnh viên ăn cắp bao tay, kim chích đem về nhà. Lại nghe chuyện một bà chủ tiệm nail không dám bỏ ra mấy đồng mua bao thư, mà đến nhà băng ăn cắp bao thư deposit ở chỗ máy ATM, để bỏ tiền trả lương nhân viên.
Ðến chuyện lớn, một số tổ chức đấu tranh dân chủ hải ngoại đôi khi cũng đâm lén vài dao vào lưng nhau, tranh công đoạt lợi, hay thập thò đi đêm, rồi chờ đèn xanh đèn đỏ, thay vì tập trung trí khôn xây dựng lực lượng, phát triển đường lối, ngày đêm chờ ngày phục quốc.
Ngẫm nghĩ lui tới thì quả thật khôn vặt sẽ dẫn đến tham vặt mà tham vặt lại dẫn đến khôn vặt. Cái trí khôn nhỏ bé thì chỉ thấy lợi trước mắt, không nghĩ đến hậu quả lâu dài hay sâu rộng. Cái lòng tham nhỏ bé thì chỉ vận dụng trí khôn vừa phải để học hành đối phó, để lừa lọc vài người.
Ðất nước bây giờ tụt hậu cả vài trăm năm so chỉ với những quốc gia trong vùng. Với cái “đỉnh cao” khôn vặt tham vặt đó thì có đến ngàn năm sau cũng khó thấy dân tộc này “rồng bay” hay “hổ nhảy.” Biết đến khi nào dân mình mới bớt cái khôn vặt và trưởng thành để hết là “trẻ con” như nhà thơ Tản Ðà đã phán?
- “Người rừng”: Hay sự khốn kiếp của những người hiện đại? (Khải Đơn).
Lãnh đạo Đảng đã sẵn sàng mở cửa? (BBC). ‘Căn cứ đâu để lập chính đảng mới?’ (BBC). - ‘Kiểm soát quyền lực’ – chìa khóa cho VN.
- Khối 8406: Nghị định 72 của CSVN giết chết tự do ngôn luận và tự do internet (Chúa Cứu Thế).
- Phạm Đình Trọng: CÓ ĐỦ CĂN CỨ PHÁP LUẬT CHO SỰ RA ĐỜI CỦA NHỮNG CHÍNH ĐẢNG MỚI (Ba Sàm). – Nguyễn Thiện Nhân: GÓP Ý XÂY DỰNG CƯƠNG LĨNH ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HộI. – Hoàng Lô Giang: “Nhật ký Rồng Rắn“ và việc thành lập Đảng Dân chủ Xã hội (DL). - Nguyễn Anh: CHÚNG TA TRANH ĐẤU VÌ MỘT QUỐC GIA CỘNG HÒA (TNMD). - Dân chủ – Xã hội là gì? (Nghiên cứu LS).
- Hà Sĩ Phu: Con đường “xã hội dân chủ” (Boxitvn). - Công khai thành lập Đảng đối lập – Tại sao? Khi nào? (DLB). - Thơ: CÁCH MẠNG (Bùi Văn Bồng). - Video về điều 4 HP và ĐCS: Article 4 & Communist Party (Tiếng Việt) – Bản chậm (Ho Pe). - Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Kêu gọi thành lập đảng Dân chủ Xã hội (RFA). - Lê Hiếu Đằng: Những điều nói rõ thêm… (Boxitvn).- Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (1) (pro&contra). - Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (2).
- MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUỒN GỐC VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC (Nguyễn Minh Tuấn).
- Bàn thêm về sự cần thiết của cơ quan bảo hiến (ĐBND).
- Nhắc lại, yêu cầu giải trình… những kiến nghị giám sát chưa được giải quyết (ĐBND).- Hình thức tham nhũng tinh vi mới trong xây dựng cơ bản (Cầu Nhật Tân).
- Đền bù từ dự án thủy điện Đăkdrinh: Có tiền tỉ vẫn đối diện… đói nghèo (NLĐ).- Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị then chốt (TN). – Thủ tướng: TP.HCM cần xử nghiêm tham nhũng (VNN).
- Làm việc với lãnh đạo TPHCM, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc (TP). – Xử lý dứt điểm những bức xúc của người dân (PLTP).
- Trước phiên chất vấn tại Thường vụ Quốc hội: Bộ trưởng Hà Hùng Cường và 3 câu hỏi khó (LĐ).
- Lấy đất làm sân golf ở Bình Dương: Sao không bồi thường cho dân? (LĐ).
- Cán bộ còn phải biết khóc? (TVN). - “Dân không hài lòng, cán bộ bị luân chuyển” (PLTP). – Bắc Ninh: Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch huyện Lương Tài (LĐ).
- Không cấm chia sẻ thông tin trên internet (SGGP). - Đường ngoại vẫn hại đường nội… (ĐĐK).
- Vì sao nguồn nhân lực và hàng hóa VN đều “bật bãi tại sân nhà “ (Tầm nhìn).
- Cấm vận chuyển gia cầm từ Campuchia, Trung Quốc vào Việt Nam (SGTT). - Vỡ mộng cà phê chuỗi (NCĐT).
- Từ việc nông dân bỏ ruộng: Cần tạo điều kiện cho nông dân chuyển nhượng ruộng (DV).
- Ông Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở bưởi da xanh Hương Miền Tây: Biết chia cho nông dân mới bền được (SGTT).
- Vĩnh Phúc: “Vỡ mộng” chăn nuôi tập trung (DV).
- Lao động nhập cư và kinh tế toàn cầu (PT).- Tài liệu không thể thiếu cho những người làm NCGD: Randomized Controlled Trials (free download) (NCGDVN).- Vụ Chủ nợ ‘cắm trại’ trong trường để đòi tiền hiệu phó: 18 người cho vay gần 300 tỉ đồng (TN).
Tạp ghi Huy Phương
“Dân hai nhăm triệu ai người lớn?
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”
-Tản Ðà: “Mậu Thìn Xuân Cảm”
Thuở còn trẻ đọc các chuyện đi sứ trong đó có chuyện Mạc Ðĩnh Chi, tôi thấy rất phục tài ứng đối của ông Trạng Nguyên này. Một lần Mạc Ðĩnh Chi đến thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên, trong phủ trang hoàng lộng lẫy, giữa phòng có treo một bức trướng thêu hình con chim sẻ đậu trên cành trúc trông rất sinh động, Trạng ngỡ là chim sẻ thật nên đưa tay ra bắt, Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên đều phá lên cười và có ý cho là người phương xa bỉ lậu. Mạc Ðĩnh Chi nhanh trí chữa thẹn, vội lấy bức họa xuống và xé toạc thành nhiều mảnh.
Trong khi mọi người đều kinh ngạc, ông nghiêm mặt giải thích: “Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân, nay tể tướng thêu lại thêu cành trúc với chim sẻ như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân.”
Ngoại Trưởng Vương Nghị (trái) của Trung Quốc được Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam tiếp tại Hà Nội hôm 4 Tháng Tám. Văn hóa hai nước có một số điểm na ná giống nhau, nhất là trong lãnh vực ngoại giao. (Hình minh họa: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Nay trên đầu đã hai thứ tóc, nghĩ lại chuyện xưa, muốn chửi gia chủ là ngu, treo tranh không biết ý nghĩa, hay mượn cớ chửi quần thần của nước người ta là đám tiểu nhân, mà làm trò “vờ vĩnh” rồi hung hãn xé tranh nhà người thì tài ngoại giao của Ðĩnh Chi quả thực cũng còn nhiều vấn đề cần bàn. Xem lại những chuyện thuộc giai thoại làng nho, đến những chuyện tiếu lâm dân gian thì giật mình thấy dân Việt trong đó có mình, xem chừng rất thích những trò nghịch lỡm, khôn vặt hay miệng lưỡi trí trá, đốp chát với người hơn là làm việc đứng đắn.
Những chuyện như Trạng Quỳnh gạt tiền bà chúa Liễu, làm sớ dâng sao chữa bệnh cho công chúa bị lên sởi, hay ăn cắp mèo của Chúa hay đến chuyện hai anh chàng “thông minh nhưng thất bại trong khoa cử,” Ba Giai tuột quần giữa chợ để đôi co với cô bán hàng là “nâu này của cô hay của tôi,” Tú Xuất giả mù qua cầu để nhìn các cô tắm truồng dưới suối, ra chợ mua chim để tìm cách bóp vú cô bán hàng, hay lừa quán cơm để đòi bồi thường mấy chục lạng bạc. Những chuyện lưu manh trò trí trá như vậy lại được dân chúng truyền tụng, viết thành tuồng, chèo, kịch để công diễn và già trẻ lớn bé xem chừng đọc một cách hả hê thỏa mãn. Không tin bạn cứ google “Trạng Quỳnh” và “Ba Giai Tú Xuất” thử xem tìm được bao nhiều trang web có “chuyên đề” về những nhân vật này.
Chắc chắn khả năng ngôn ngữ là một phần của trí thông minh, nhưng khả năng này có khi biểu hiện qua những bài hiệu triệu cảm động lòng người hay phân tích tổng hợp nâng cao dân trí, thì có khi chỉ là những trò “xảo ngôn” lừa lọc hay miệng lưỡi ganh đua vụn vặt, thứ vụn vặt quanh bữa cỗ ngoài đình làng. Thế nhưng ganh đua đốp chát nhỏ mọn ngoài đình lại không phải là trò của đám “tiểu nông” như các nhà trí thức chuyên nghiên cứu văn hóa Việt Nam vẫn thường hay đổ tội, mà là của đám nhà nho “tiểu trí thức,” trong đó quyền lực của quan lại cũng không mà sức lực của nông dân cũng không.
Người có quyền lực hay sức lực muốn can thiệp hay thậm chí áp chế người khác chắc không ai cần “nói cạnh nói khóe.” Ký cho đối phương một cái lệnh tống giam hay “quai” cho một cú vào hàm là giải quyết ngay công việc. Thế nhưng nếu không có sức có quyền, nói thẳng thì sợ bị đáp trả, thì tốt hơn hết có lẽ là “chỉ tang mạ hòe” (chỉ vào cây dâu mà lại mắng cây hòe). Ðối phương có biết mình ám chỉ thì không có bằng chứng cụ thể để đáp trả. Chẳng lẽ lại tự nhận là người ta đang chửi mình, rồi chửi lại.
Trò “chỉ tang mạ hòe” quả là khôn. Nhưng thiết nghĩ nó là loại khôn vặt, xuất phát từ thế của kẻ yếu. Mà đã chuyên khôn vặt thì khó mà có đầu óc khôn lớn. Người Việt chúng ta không nhiều thì ít thường hãnh diện về cái khôn ngoan lanh lẹ này nhưng qua thực tế lịch sử cái khôn vặt này chưa thấy đem đến phát minh sáng kiến, chính sách ích quốc lợi dân nào mà chỉ dẫn đến những trò tham vặt gian vặt.
Lại trong một xã hội mà “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lọc lừa lươn lẹo lại lên lương” như hiện nay ở Việt Nam, thì số người muốn dùng trí tuệ, tài năng, và công sức của chính mình để thành công lại càng khan hiếm. Ða số chỉ muốn dùng thủ thuật, mánh mung để đạt được kết quả hay tìm kiếm lợi nhuận trước mắt.Cẩm nang khôn vặt của Việt Nam chứa không ít ca dao tục ngữ, “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau;” “lanh mồm miệng, đỡ chân tay,” “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn,” v.v. . .
Báo chí trong nước tường thuật không ít về những trò của dân Việt “hiện đại.” Trong lãnh vực học thuật có chuyện ông Tiến sỹ- Phó Giáo Sư Nguyễn Chí Bền, Viện Trưởng Viện Văn Hóa- Thông Tin (!)ăn cắp tài liệu nghiên cứu của GS Tô Ngọc Thanh về văn hóa chiêng cồng của đồng bào dân tộc để in sách làm của mình. Chơi trội hơn với tầm mức quốc tế là Thạc sỹ Lê Ðức Thông sinh năm 1981 bị các chuyên san Natural Science, Journal of Modern Physics, Physics Letters B, Europhysics Letters, tuyên bố rút bỏ các bài “nghiên cứu” của ông này và nhóm đồng tác “giả” vì tội đạo văn.
Trong lãnh vực văn nghệ thì nhạc sĩ trẻ Trương Tuấn Huy thú nhận lấy sáng tác “Chút Tình”của Trường Nhân, sửa tên thành “Chút Tình Phai” đem bán. Một nhạc sĩ tương đối có tên tuổi là Bảo Chấn thì cũng bị tố cáo “đạo” bản “Frontier” và “Crescendo” của Keiko Matsui để hô biến thành bài “Tình Thôi Xót Xa” và “Dường Như.” Nói về nạn nhân thì nhạc sĩ Trần Duy Ðức ở hải ngoại cũng bị các nhạc sĩ “tài hoa” ở trong nước “thuổng” bài “Nếu Có Yêu Tôi.” Chuyện ma của Nguyễn Ngọc Ngạn thì được một nhà xuất bản trong nước “cầm nhầm” đổi nhan đề, đổi tên tác giả và đem xuất bản, bán lấy tiền.
Trong chuyện chính trị Việt Nam thì ông tổ khôn vặt là Hồ Chí Minh. Từ chuyện cướp danh hiệu và công trình các bậc tiền bối như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, chuyện tổ chức tổ chức đón tiếp Pháp đến Hà Nội ngày 19-5 mà lại nói là mừng sinh nhật của mình, đến chuyện viết sách ký tên người khác để tự tâng bốc mình trước sau gì cũng bị phơi bày sự thật.
Một trong những chuyện tiêu biểu cho sự “khôn ngoan” của người đứng đầu miền Bắc được nhân dân “truyền tụng” là chuyện bắt tay một bộ trưởng Pháp của Hồ Chí Minh. Trong lần tới thăm Bộ trưởng Bộ Hải Ngoại Marius Moutet năm 1946, ông Hồ đang đi lên các bậc tam cấp thì ông Moutet giơ tay ra bắt tay khi đang đi xuống. Ông Hồ vờ không thấy, cúi xuống bế và âu yếm bé gái đi cùng ông bộ trưởng trong khi vẫn bước tiếp lên. Chỉ khi ở bậc thang ngang hàng với Moutet, ông Hồ mới đưa tay ra bắt. Chỉ tội nghiệp cháu bé gái.
Nối tiếp tấm gương tiền bối lãnh tụ, các quan lại Cộng Sản đời nay lại tiếp tục ngụy tạo bằng chứng trốn thuế để bắt giam Ðiếu Cày và Lê Quốc Quân, ném đồ dơ vào nhà người đấu tranh dân chủ như Bùi Minh Hằng và Huỳnh Ngọc Hiếu, chụp mũ bằng bao cao su “qua sử dụng” như Cù Huy Hà Vũ, cho công an giả dạng côn đồ hay cho côn đồ giả dạng công an.
Không chỉ quê nhà mà chuyện quê người cũng lắm, chuyện “ở quanh đây, đâu là chuyện bất ngờ.” Từ chuyện nhỏ kiểu “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ.” Làm trong công sở thì ăn cắp giấy bút, làm bệnh viên ăn cắp bao tay, kim chích đem về nhà. Lại nghe chuyện một bà chủ tiệm nail không dám bỏ ra mấy đồng mua bao thư, mà đến nhà băng ăn cắp bao thư deposit ở chỗ máy ATM, để bỏ tiền trả lương nhân viên.
Ðến chuyện lớn, một số tổ chức đấu tranh dân chủ hải ngoại đôi khi cũng đâm lén vài dao vào lưng nhau, tranh công đoạt lợi, hay thập thò đi đêm, rồi chờ đèn xanh đèn đỏ, thay vì tập trung trí khôn xây dựng lực lượng, phát triển đường lối, ngày đêm chờ ngày phục quốc.
Ngẫm nghĩ lui tới thì quả thật khôn vặt sẽ dẫn đến tham vặt mà tham vặt lại dẫn đến khôn vặt. Cái trí khôn nhỏ bé thì chỉ thấy lợi trước mắt, không nghĩ đến hậu quả lâu dài hay sâu rộng. Cái lòng tham nhỏ bé thì chỉ vận dụng trí khôn vừa phải để học hành đối phó, để lừa lọc vài người.
Ðất nước bây giờ tụt hậu cả vài trăm năm so chỉ với những quốc gia trong vùng. Với cái “đỉnh cao” khôn vặt tham vặt đó thì có đến ngàn năm sau cũng khó thấy dân tộc này “rồng bay” hay “hổ nhảy.” Biết đến khi nào dân mình mới bớt cái khôn vặt và trưởng thành để hết là “trẻ con” như nhà thơ Tản Ðà đã phán?
Chuyện bắt đầu lãng nhách, bỗng nhiên một ngày nọ, có 1 đoàn người bu vô rừng tóm cổ hai cha con ông già 80 tuổi tên Hồ Văn Thanh và đứa con hơn 40 tuổi tên Hồ Văn Loan ra, và tuyên bố rằng mình “giải cứu” được họ – người rừng.
Tuy nhiên, chuyện “người rừng” không dừng lại ở đó. Sẽ là may mắn gấp nghìn lần cho hai bố con ông ấy nếu họ được để yên thân nằm ở trạm xá điều trị, để yên thân cho đứa cháu dạy anh Loan cách chơi ná thun, đội nón bảo hiểm đi xe máy.
Nhưng đời về cơ bản là không may, chỉ trong 30 giây tích tắc ngắn ngủi, hàng chục (hay hàng trăm) nhà báo đã xôn xao từ mọi miền đất nước đổ về làng ấy. Họ lục tung căn nhà trong rừng của ông Thanh ra, lục tung cái rìu, cái xô, cái lược, nếu có cái quần lót, chắc họ cũng tìm ra. Họ chụp hàng trăm tấm ảnh, nào là người rừng nằm trạm xá, con trai người rừng thích thú hút thuốc, người rừng cha bắt đầu ngồi dậy được. Thậm chí nhiều nhà báo còn bày vẽ ra cả đống thí nghiệm như “cận cảnh người rừng đội mũ bảo hiểm ngồi xe máy dạo phố”, “người rừng sợ hãi người xung quanh và muốn ngủ ngoài rừng”…
Hãy thử tưởng tượng, trong vòng 1 ngày ngắn ngủi, cái gia đình nông dân của cháu người rừng, từ nông dân bình thường, đã xuất hiện đầy các trang báo, lôi kéo thêm “các đoàn công tác ở miền Bắc” về xôn xao xôn xao xôn xao.
Và bùng nổ của câu chuyện là ông Hồ Minh Lâm, cháu ruột của người rừng, đã ngã giá đòi tiền các nhà báo 1, 5 triệu. Theo nhà báo Thanh Trung của báo Tiền Phong, anh giật tít: “Phỏng vấn “người rừng”: 1 triệu đồng, thăm nhà: 4 triệu đồng” – rồi sau đó đọc trong bài viết dài thượt, cuối cùng cũng chỉ thấy mức giá cao nhất ông Lâm từng hét là 3 triệu. Vậy 4 triệu của anh ấy là sao?
Tôi không phải người ở đó để xét đoán về sự ngay thẳng của ông Lâm hay những người đang có cơ hội kiếm chác từ cái lạ lẫm của những con người đang lu xu bu đổ đến chỗ cha con người rừng mà viết bài, chụp ảnh, làm thí nghiệm trên. Chỉ có 2 vấn đề tôi muốn nhìn rõ hơn ở đây.
BẠN CÓ MỆT KHÔNG NẾU 1 NGÀY PHẢI TRẢ LỜI 100 CÂU HỎI GIỐNG NHAU?
Nếu chỉ là một nông dân bình thường, hẳn người ta sẽ phải phát điên lên vì những câu hỏi kiểu:
Người rừng đêm đêm có hú như sói không?
Người rừng có biết nói tiếng người ko?
Chú dẫn tôi đi xem nhà cha con người rừng đi?
Người rừng có ăn thịt sống không?
Cảm nghĩ của gia đình khi lần đầu tiên gặp lại người rừng sau 40 năm?
Một cuộc sống bình thường vốn không quá giàu có mà bỗng nhiên bị quấy rầy bởi đàn đàn lũ lũ những nhà báo đến xôn xao với hàng trăm câu hỏi hẳn là cũng chả bình thường được nữa. Và bỗng nhiên, người cháu ấy nghĩ có thể kiếm thêm tiền từ việc cứ phải dắt hết người này đến người kia lên rừng, làm “tour guide” cho “Người Rừng Trekking” suốt cả ngày cả tuần thì e cũng là một suy nghĩ dễ dàng xuất hiện trong đầu họ.
Nhưng dường như các nhà báo đã quá uất ức vì mình đi kiếm tiền mà có đứa dám kiếm tiền trên đầu trên cổ mình, nên lập tức họ phải viết một bài để chửi cho đã miệng cái thằng cháu bạc tiền vô nhân tính đem ông chú ra mua bán ngã giá với họ. Họ là nhà báo mà, phàm là nhà báo, phải luôn miễn phí, giống như các nhà báo đi viết chân dung từ thiện vậy, viết cho là may nên gia đình các cô chú phải chăm chú mà cung phụng cháu một chút. Cũng cần chú thích thêm là ngay trong buổi sáng nhà báo Thanh Trung kia phẫn uất vì bị đòi tiền thì báo Tuổi Trẻ đã đăng ý kiến của cháu người rừng như sau:
Riêng việc đòi tiền nếu phỏng vấn cha con người rừng 500 ngàn đồng và dẫn đường vào rừng 4 triệu đồng ông Lâm xác nhận: “Tôi có nói với một phóng viên vì thấy ghét! Đến chưa nói chi đã ầm ầm phỏng vấn như tra tấn chúng tôi vậy. Tôi nói mà chưa ngửa tay lấy tiền ai cả. Chúng tôi gồm 3 người dẫn đoàn công tác vào rừng, chúng tôi cõng quần áo, máy móc, nấu cơm cho đoàn ăn, mang nước và bảo vệ cho họ. Băng qua núi cao, vực sâu nguy hiểm, tiền công chúng tôi lấy mỗi ngày 500 ngàn đồng/người cũng đúng thôi vì đi rừng rất xa.” – ông Lâm giải thích.
Vậy đó, thế mà trong chốc lát, vì lỡ bị đòi tiền (khi đang kiếm tiền) có thể nhà báo Thanh Trung (và 1 cơ số báo khác) đã uất giận quá nên viết bài chăng?
Chuyện một con người thay đổi vì mấy chục bài báo cũng không có gì lạ. Bởi tôi đã từng gặp những người, vừa làm được chút việc tốt, được báo chí viết 3-4 bài, quen với “nhà báo lớn”, chỉ vài năm sau họ đã bắt đầu nói bằng cái giọng: “Em ơi phỏng vấn chị làm gì, em cứ search trên google là có hết, chị nổi tiếng lắm!” , hoặc “ Tôi làm vầy là vì nhân loại, không phải vì tiền, nên báo chí đi theo chăm sóc cho tôi là đúng!” – Lạy trời, lúc đó thấy kinh hoàng trước nhân vật ngời ngời trên báo thuở nào, và lúc đó tự dưng tôi thắc mắc, người ta thay đổi hay ảo tưởng lu xu bu mà các nhà báo gieo vào đầu họ đã khiến họ thay đổi?
Cũng là một chuyện bị quá nhiều nhà báo phỏng vấn, thầy tôi từng kể một chuyện như sau. Có một bà má ở miền Tây, con gái của má đi làm dâu nước ngoài bị người chồng bạo hành đến chết. Từ Hàn Quốc, người ta gửi về cho má tro cốt của con. Từ buổi sáng biết tin đó đến cả mấy tháng trời về sau, ngày nào cũng có nhà báo đến thăm nhà và hỏi:
- Con gái má chết ra sao?
- Má có đau buồn không?
- Con gái má bị đánh đập thế nào?
- Thi thể cô ấy giờ ra sao? (dù thứ má nhận về chỉ là tro cốt)
Thầy tôi nói: “Nhà báo chắc không biết, mỗi câu hỏi lặp đi lặp lại của họ như vậy, nó giống một vết giày, cứ chà đi giẫm lại trên một vết thương rỉ máu của người khác.” – Tại sao người ta cứ đến và hỏi những điều đó hoài? Tại sao một thứ thông tin đơn giản như vậy (đã đăng đầy trên báo từ bao nhiêu ngày trước) mà người ta cứ phải hỏi đi hỏi lại để giày xéo thêm vào nỗi khốn khổ của người khác? Với nhà báo, đặt câu hỏi đã trở thành một nhu cầu thiết thân đến nhẫn tâm, nhẫn tâm vô chừng, mà trong nhiều trường hợp, nó có thể tránh được nếu họ ko quá vô tâm mà ko đọc thông tin từ nhiều ngày trước đó của câu chuyện.
Chắc hẳn ông Lâm mấy ngày nay cũng phát điên vì những câu hỏi liền tù tì và lặp đi lặp lại của “các đoàn nhà báo” vì sự hiếu kì của độc giả và sự khao khát bài viết của chính các tay viết này.
VÀ SỐ PHẬN CỦA NGƯỜI RỪNG?
“Nhưng nếu trả họ về rừng, để họ sống nguyên sơ như trước thì tôi đã hình dung ra một viễn cảnh rất bi đát. Đó là ông bố chắc chắn sẽ chết vì trên 80 tuổi, tuổi già thì sự chống chọi với bệnh tật ngày càng yếu đi, lại không được chăm sóc y tế thì rất khó để “cưỡng” lại những ảnh hưởng của tuổi tác và môi trường.” – PGS-TS Nguyễn Văn Tiệp, nguyên trưởng khoa nhân học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đã phát biểu trên báo như vậy.
Thật kinh hoàng, chỉ sau vài ngày có sự kiện kì lạ đó diễn ra, đã có hàng tá nhà khoa học, nhà nhân học, nhà giáo dục, nhà báo…. liên tục đưa ra các suy đoán + diễn giải + lời khuyên dành cho người rừng. Cứ như thể, ở tận cùng đâu đó xa lơ lắc, những con người văn minh này đang giang rộng vòng tay nhân ái để cứu vớt một kiếp người mông muội đang đau khổ vậy.
Trong khi đó, chỉ có mỗi một điều văn minh duy nhất mà chính họ cũng chả học được đó là tôn trọng danh tính của “người rừng”, tôn trọng sự riêng tư và nỗi sợ hãi của họ khi trở về cuộc sống với những con người hiện đại lạ lẫm, hoặc ít ra là tôn trọng cái sự riêng tư của cậu con trai 41 tuổi đang sợ hãi thế giới ngoài kia.
Lạ thay, họ chẳng tôn trọng gì cả. Họ gọi 2 người đàn ông ấy là “người rừng”, tung ảnh, tung hình, tung bài, tung thí nghiệm đầy rẫy khắp các ống kính, máy quay, máy phát, báo mạng… Rồi bỗng nhiên, mấy cái nhà khoa học xa lơ lắc (chắc ngoài báo ra cũng chưa gặp mặt 2 anh người rừng này luôn) bắt đầu phán những thứ như thể trời phán nhân danh sự nhân đạo tao che chở cho chúng mày, lũ ngu khờ ạ. Có ai làm khoa học mà vậy không? Có ai làm khoa học + nhân đạo mà thậm chí hai cái “vật thể” khoa học của mình chưa hoàn hồn đã đem ra mổ xẻ (bằng lời) với đủ thứ phán ngôn cao vọng kiểu: “Ở góc độ nhân học sinh thái, cư dân Trường Sơn và Tây nguyên sống với rừng, văn hóa của họ là văn hóa rừng. Rừng là bản thể, bản sắc của người Thượng. Họ sinh ra lớn lên với rừng và chết lại trở về với rừng. Khác với người Kinh là văn hóa đồng bằng rất sợ “rừng thiêng nước độc”. – thật là kiến thức khoa học cao vời chung chung chỉ cần google là thấy.
Thậm chí ông ấy còn dám kết luận là 80 tuổi mà chết là “chúng ta có tội” (kinh thật, thiên hạ ở thế giới hiện đại sống toàn qua trăm tuổi cả!)
Trong một bài báo khác, nhà sử học Dương Trung Quốc, chuyên gia của tất cả các bộ môn, ngành nghề cũng phát biểu rất đạo đức:
“Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc tỏ ra khá hào hứng khi nói chuyện về hai cha con người dân tộc Cor vừa được đưa ra khỏi rừng ở Quảng Ngãi này. Ông cho rằng, trước hết đừng gọi họ là “người rừng” bởi họ chỉ là người sống ở trong rừng.”
Cái trò tung ảnh và danh tính người rừng lung tung khắp các phương tiện truyền thông rồi lại đi tìm giải đáp khoa học này nó rất giống với câu hỏi về sự bảo vệ danh tính nạn nhân trong những vụ giết người, hãm hiếp, đánh ghen. Một báo nọ, có lần đăng vụ đánh ghen của bà vợ, lột quần lột áo cô gái (được cho là lăng nhăng với chồng bà), tờ báo ghi tên cô là cô XYZ gì đó,xong chụp ảnh đăng luôn cái mặt cô đang ngồi khóc lên báo, chả xóa mờ, chả bảo vệgì danh tính và sự tổn thương của cô cả.
Thế người ta gọi là nhân đạo kiểu công chúng. Thiên hạ và các trí thức thì mặc sức phát chẩn sự nhân đạo cho nạn nhân câu chuyện bằng tâm thế rất thông cảm, đau thương lây, lạ lùng chia sẻ.
Còn nạn nhân lỡ miệng thốt ra lời chi tổn thương nhà báo + trí thức thì chúng mày sẽ chết! – ví dụ như đòi tiền chẳng hạn….
Thật là tội nghiệp….
Giờ thì đầy các báo đăng rồi, chẳng biết cha con “người rừng” sẽ phải tiếp thêm bao nhiêu khách nữa? – Thôi đành chúc họ may mắn vậy!
Khải Đơn
Lãnh đạo Đảng đã sẵn sàng mở cửa? (BBC). ‘Căn cứ đâu để lập chính đảng mới?’ (BBC). - ‘Kiểm soát quyền lực’ – chìa khóa cho VN.
- Khối 8406: Nghị định 72 của CSVN giết chết tự do ngôn luận và tự do internet (Chúa Cứu Thế).
- Phạm Đình Trọng: CÓ ĐỦ CĂN CỨ PHÁP LUẬT CHO SỰ RA ĐỜI CỦA NHỮNG CHÍNH ĐẢNG MỚI (Ba Sàm). – Nguyễn Thiện Nhân: GÓP Ý XÂY DỰNG CƯƠNG LĨNH ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HộI. – Hoàng Lô Giang: “Nhật ký Rồng Rắn“ và việc thành lập Đảng Dân chủ Xã hội (DL). - Nguyễn Anh: CHÚNG TA TRANH ĐẤU VÌ MỘT QUỐC GIA CỘNG HÒA (TNMD). - Dân chủ – Xã hội là gì? (Nghiên cứu LS).
- Hà Sĩ Phu: Con đường “xã hội dân chủ” (Boxitvn). - Công khai thành lập Đảng đối lập – Tại sao? Khi nào? (DLB). - Thơ: CÁCH MẠNG (Bùi Văn Bồng). - Video về điều 4 HP và ĐCS: Article 4 & Communist Party (Tiếng Việt) – Bản chậm (Ho Pe). - Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Kêu gọi thành lập đảng Dân chủ Xã hội (RFA). - Lê Hiếu Đằng: Những điều nói rõ thêm… (Boxitvn).- Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (1) (pro&contra). - Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (2).
- MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUỒN GỐC VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC (Nguyễn Minh Tuấn).
- Bàn thêm về sự cần thiết của cơ quan bảo hiến (ĐBND).
- Nhắc lại, yêu cầu giải trình… những kiến nghị giám sát chưa được giải quyết (ĐBND).- Hình thức tham nhũng tinh vi mới trong xây dựng cơ bản (Cầu Nhật Tân).
- Đền bù từ dự án thủy điện Đăkdrinh: Có tiền tỉ vẫn đối diện… đói nghèo (NLĐ).- Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị then chốt (TN). – Thủ tướng: TP.HCM cần xử nghiêm tham nhũng (VNN).
- Làm việc với lãnh đạo TPHCM, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc (TP). – Xử lý dứt điểm những bức xúc của người dân (PLTP).
- Trước phiên chất vấn tại Thường vụ Quốc hội: Bộ trưởng Hà Hùng Cường và 3 câu hỏi khó (LĐ).
- Lấy đất làm sân golf ở Bình Dương: Sao không bồi thường cho dân? (LĐ).
- Cán bộ còn phải biết khóc? (TVN). - “Dân không hài lòng, cán bộ bị luân chuyển” (PLTP). – Bắc Ninh: Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch huyện Lương Tài (LĐ).
- Không cấm chia sẻ thông tin trên internet (SGGP). - Đường ngoại vẫn hại đường nội… (ĐĐK).
- Vì sao nguồn nhân lực và hàng hóa VN đều “bật bãi tại sân nhà “ (Tầm nhìn).
- Cấm vận chuyển gia cầm từ Campuchia, Trung Quốc vào Việt Nam (SGTT). - Vỡ mộng cà phê chuỗi (NCĐT).
- Từ việc nông dân bỏ ruộng: Cần tạo điều kiện cho nông dân chuyển nhượng ruộng (DV).
- Ông Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở bưởi da xanh Hương Miền Tây: Biết chia cho nông dân mới bền được (SGTT).
- Vĩnh Phúc: “Vỡ mộng” chăn nuôi tập trung (DV).
- Lao động nhập cư và kinh tế toàn cầu (PT).- Tài liệu không thể thiếu cho những người làm NCGD: Randomized Controlled Trials (free download) (NCGDVN).- Vụ Chủ nợ ‘cắm trại’ trong trường để đòi tiền hiệu phó: 18 người cho vay gần 300 tỉ đồng (TN).