Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Thương lái TQ vét cạn sản vật rừng, cả làng 20 năm ăn đong gạo

-Thương lái nước ngoài không được trực tiếp thu mua nông sản(GD) -Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, khẳng định: Các thương nhân, thương lái nước ngoài không được trực tiếp vào tận vườn thu mua nông sản...
Theo quy định WTO, Việt Nam có quyền cấm các thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh và thu mua trực tiếp hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn thương nhân Trung Quốc tìm cách lách luật bằng việc mở các điểm thu mua xuất khẩu qua tiểu ngạch và chúng ta khó kiểm soát về thuế, bởi họ thường tiến hành theo hợp đồng miệng.


(GDVN) - Cái án “thôn 100% hộ nghèo” đang đè nặng lên dân bản Khe Phạ, xã Bắc Lãng (Đình Lập – Lạng Sơn). Cả làng đong gạo đã mấy chục năm nay, trung bình 2 – 3 tháng mỗi năm, có hộ đong đến 6 – 7 tháng. Nguyên nhân sâu xa chính là do họ đã vét cạn sản vật rừng đem bán cho Trung Quốc.


Vét cạn sản vật rừng
Ông Lý Văn Tựu, trưởng thôn Khe  Phạ kể lại: Những năm 1985 trở về trước, Khe Phạ nhiều hươu, nai, hoẵng, rùa, rắn, cầy hương, gà rừng, lợn rừng... Có những người, ngày bẫy được 2 đến 3 con cầy hương, bán cũng được tiền triệu. Khi đó 1 triệu mua được nhiều thứ lắm. Bây giờ lên rừng chặt cây tre, cây dóc, cây củi đem bán được 1 đến 2 trăm nghìn không đủ mua gạo, cân mỡ, mấy con cá mặn nữa chú ạ”.
a
Hạn hữu lắm mới được một bữa cháo.
Ông T, thương lái chuyên mua hàng dọc tuyến quốc lộ 4b cho biết: “Trung Quốc thích nhất là động vật tươi sống như rùa, rắn, hưu, hoẵng, tắc kè, tong tóng... Đến những năm 2000 là hầu như không còn nữa, tôi lại đi mua cây cỏ như cây chân chim, đinh lăng, hoàng đằng....Bây giờ thì cả cây thảo dược cũng cạn rồi. Tôi không đi buôn nữa!”.
Khoảng những năm 2000, xã Bắc Lãng đã rất ít thú rừng, người dân đổ xô đi tìm, khai thác cây thảo dược: nấm Lim, cây hoàng đằng, cây chân chim... bất kể loại nào ra tiền là người dân đổ xô đi tìm, có những cây họ nhổ cả gốc lẫn lá. Không cần biết đấy là cây gỗ quý, cây thảo dược hiếm được nhà nước bảo vệ, họ cũng không biết Trung Quốc mua những thứ đó về làm gì, chỉ cần no cái bụng là họ làm. Kể cả chặt phá rừng.
Từ năm 2009 trở đi, cây thảo dược dần cạn kiệt. Cái nghèo “ập đến” đẩy dân bản đến đói kém. Nạn đói năm 2010, kéo dài qua năm 2011 và không biết nó sẽ dừng lúc nào?.
a
Hai bố con đi kéo gỗ đem bán, kiếm tiền đong gạo.
Ông Nông Vĩnh Bảo, phó chủ tịch UBND xã Bắc Lãng cho biết: “Rất khó để bắt những kẻ buôn bán hàng tươi sống, có rất nhiều thương nhân đến tận nơi thu mua nhỏ lẻ rồi mới tìm cách bán sang Trung Quốc. Chúng có thể bán qua lối Bản Chắt, cửa khẩu Chi Ma (Đình Lập – Lạng Sơn), hay cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh)...
Hơn nữa, thôn Khe Phạ chủ yếu sống nhờ vào sản vật rừng. Người dân nơi đây đào mã kích, tìm nấm lim, chặt cây mây, săn con rắn, bắt con rùa, mò từng con cua, con ốc bán cho Trung Quốc... Cứ thấy cái gì Trung Quốc thu mua là họ bán, có cây họ nhổ cả gốc lẫn rễ đem bán. Họ không chú trọng vào làm nương rẫy, nên khi hết sản vật rừng là đói kém”.
Ông Bảo cho biết: Toàn xã có 11 thôn bản, trong đó có 3 thôn có 100% hộ nghèo, đó là khe Hả, Khe Phạ, Khe Chòi, tỉ lệ nghèo của cả xã là 77 %. Trong đó Khe Phạ là thôn đói kém nhất xã.
“Cả làng... 20 năm đong gạo ăn”
Chúng tôi tìm đến nhà ông Bàn Quý Dánh, gia đình có 11 miệng ăn, nghèo nhất Khe Phạ. Gia đình phải mang cái án “hộ nghèo”, “20 năm đong gạo ăn”. Bữa cơm may mắn chông vào cây mây, cây dóc tép cả nhà đi chặt đem bán được khoảng 1 trăm ngàn, kiếm đã khó, lại rất khó bán vì dóc quá non, khi đó cả nhà phải “treo nồi”.
a
Biết lấy gì nuôi con.
Cái đói, cái nghèo, cái khổ cứ dồn dập đổ lên gia đình ông Dánh.
“Năm 2009, tôi mượn nhà nước 15 triệu mua được 1 con trâu và 3 con lợn để phục vụ sản xuất. Năm 2010, dịch lở mồm long móng đã cướp đi con trâu cày và 1 con lợn, “có lẽ người phải kéo cày thay châu rồi!. Tết năm 2010, người ta thịt lợn, gói bánh, mình phải đong gạo ăn. Nạn đói năm 2010 chưa chấm dứt, ngay tháng đầu năm 2011, gia đình đã phải mua gạo, giá gạo lại đắt đỏ nữa chứ. Chỉ tính từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2011, gia đình tôi đong hết 10 triệu tiền gạo, trung bình mỗi tháng 1 triệu. Không biết còn phải đong đến lúc nào nữa”, ông Dánh bi đát, ngậm ngùi.
a
Gia đình nheo nhóc của ông Bàn Quý Dánh.
Gia đình ông trưởng thôn cũng đang trong tình trạng hoang mang: “Chúng tôi ít ruộng, năm nào cũng phải đong gạo ăn. Làm việc quần quật, vật lộn để thắng cái đói, cả nhà đi vào rừng kiếm cây dóc tép đem bán vẫn không đủ đong gạo. Cũng như những hộ dân khác trong bản, chúng tôi phải đong gạo ăn từ những tháng đầu năm. Mấy đứa trẻ học trường làng không đủ tiền mua sách, mua vở, quần áo cho chúng nó. 8 miệng ăn, mỗi tháng trợ cấp tiền cho 1 đứa học ở nội trú tỉnh, tất cả đều được trông cậy vào 3 sào ruộng, 3 ha rừng, hỏi làm sao không đói?.
Nhiều người đã “bỏ quê”, làm thuê tứ xứ kiếm tiền gửi về nuôi gia đình. Năm 2011 ở xã Bắc Lãng có đợt “di dân” hàng loạt công nhân vào Quảng Trị làm nhựa thông, Khe Phạ có 4 người đi, không những không đủ ăn, mà còn phải xin nhà lấy tiền xe về quê.
a
Bố mẹ "bỏ" con đi kiếm tiền.
Hầu hết những đứa trẻ ở bản này chỉ học hết lớp 5 rồi bỏ, số ít học dở dang cấp 2. Đành rời ghế nhà trường khi bố mẹ không đủ tiền cho con học nữa. Năm đứa con của ông Bàn Quý Dánh, đang có nguy cơ bỏ học giữa chừng. 4 đứa học trường làng, học xong thì về nhà, “chúng rất hay bỏ học, tôi chửi nó bảo “đi học có no đâu, đi tìm mã kích, chặt cây tre dóc còn mua được kẹo ăn”.
Một đứa đang học ngoài xã, tuần nào cũng về lấy gạo, thức ăn đi dự trữ cả tuần. Mỗi lần lấy ít gạo và sắn để con đi học, ông Dánh không quên dặn con “phải nấu cho sắn chín rồi cho ít gạo vào mới nhừ”. Nguy cơ những đứa con ông Dánh phải bỏ học đang đến rất gần.
Cô Phạm Thị Hiền, giáo viên dạy ở trường tiểu học Khe Phạ bày tỏ: Khó khăn nhất là khi chúng tôi đi vận động mấy đứa nhỏ đi học. Khốn khổ những ngày mưa gió, đi 6 km vào đến trường. Lớp vắng tanh, lại phải đội mưa đi vận động các em đến lớp. Những ngày lễ tết, ngày rằm, chúng nó không chịu đi học. Đến vận động, gia đình nói: “đi học không no”, chúng tôi phải nói dối là “không đi học sẽ trừ tiền” (hộ nghèo được nhà nước hỗ trợ mỗi đứa 1 trăm/tháng) thì mới cho con đi học.
a
Trường làng vắng bóng em thơ.
Ông Lý Văn Tựu, trưởng thôn Khe Phạ cho biết “cả thôn có 24 hộ, 142 nhân khẩu, 100% hộ nghèo. Rất nhiều năm thôn phải mang cái án “xã 100% hộ nghèo”. Nạn đói năm 2010, rất nhiều hộ không có nổi ít tiền để đong gạo ăn, nhiều gia đình phải đón tết với cơm trộn sắn.
Ông Tựu than: “Chúng đang chịu cảnh cơ cực nhất. Hộ nào được coi là “khá giả” chút ở bản nghèo, tức là có bữa có cơm, bữa không, nhưng cũng phải đóng ít nhất 2 – 3 tháng, còn nhà nhiều thì đong 6 đến 7 tháng. Năm nay có khi phải đong gạo ăn cả năm rồi”.
Sự sống “lay lắt” còn đang được vét cạn cùng cây dóc “tép”, những cây thảo dược còn sót lại, mẩu gỗ vụn... Thật ám ảnh khi chúng tôi bắt gặp hai bố con đi kéo khúc gỗ nhỏ đem bán, thấy tôi chụp ảnh, người bố sợ sệt: “Không được báo kiểm lâm đâu đấy !”.

Bài và ảnh: Hoàng Thế Tào
Tin liên quan

Nguồn-Thương lái TQ vét cạn sản vật rừng, cả làng 20 năm ăn đong gạo

Tổng số lượt xem trang