Thậm chí thương lái Trung Quốc cón thuê đất và thuê người giỏi ở địa phương trồng khoai lang cho họ. |
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã đưa ra nhận định này khi trao đổi về thực trạng doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt khi phải cạnh tranh với thương lái của Trung Quốc ngay trên sân nhà.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh, ai cũng biết là làm gì có chuyện người Việt Nam được phép đưa hàng sang tự tiện ngồi bán ở chợ của bạn. Phải khẳng định là không quốc gia nào chấp nhận người nước ngoài vào lãnh thổ của họ tự do kinh doanh không cần giấy phép và không nộp thuế. Phải nói rằng, để xảy ra những việc trên, từ chỗ chỉ xảy ra vài hiện tượng đơn lẻ, nay đã khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực, là ta đã có một bước lùi đáng tiếc về công tác quản lý.
Ở miền Trung, khi thương nhân Trung Quốc mua gỗ keo, bà con đã phá đi nhiều diện tích trồng cây lâu năm và đua nhau trồng cây keo. Giống y như việc đã xảy ra với nhiều vùng khác, khi bà con ta đua nhau trồng khoai mì khi có thương nhân Trung Quốc thu gom mặt hàng này, bất chấp khoai mì là loại cây làm cho đất bạc màu rất nhanh. Và bây giờ, lại đến việc bà con ta chạy theo trồng khoai lang thuê cho người ta trên vườn ruộng của mình…
Chỉ cần phía bạn đột ngột dừng không mua (điều này đã từng xảy ra), hoặc thu gom giá thấp, số phận của những hộ nông dân phụ thuộc nguồn thu nhập chính từ trồng keo, khoai mì, khoai lang ấy sẽ ra sao, hay là lúc đó Nhà nước lại phải đứng ra gánh việc hỗ trợ, cứu đói?
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, tất cả những hiện tượng tưởng như có lợi trước mắt đó cho một số người, thực ra sẽ gây ra những hệ luỵ xấu đáng lo ngại về mặt kinh tế – xã hội. Nó không chỉ làm đảo lộn thị trường hàng hoá bình thường mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Hiện nhiều công ty chế biến thuỷ hải sản của ta đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, nguồn nguyên liệu trở nên bấp bênh hơn khi phải cạnh tranh với thương lái của Trung Quốc ngay trên sân nhà.
Tàu của thương lái Trung Quốc vào tận sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre thu mua ào ạt dừa khô nguyên liệu với số lượng lớn suốt thời gian dài đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp chế biến dừa tại địa phương rơi vào tình trạng điêu đứng. Nguy cơ các nhà máy đóng cửa hàng loạt, đe dọa mất việc làm cho hàng chục ngàn lao động đang hiển hiện. Có lúc, sản lượng dừa nguyên liệu bán cho các tàu Trung Quốc vượt hơn 50%.
Theo Hiệp hội dừa Bến Tre, thực tế lượng dừa nguyên liệu xuất thô còn cao hơn vì còn nhiều thương lái từ tỉnh Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, thậm chí Quảng Ninh đưa tàu vào Bến Tre mua gom dừa trái về bán lại cho các đối tác ở Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia. Đầu năm 2010, giá dừa khô thu mua tại vườn chỉ dao động 40.000-50.000 đồng/chục 12 trái thì nay tăng lên 120.000-145.000 đồng/chục.
Cùng với việc ào ạt thu mua nguyên liệu thủy sản, nhất là tôm sú ở các địa phương vùng bán đảo Cà Mau như Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, thương lái Trung Quốc cũng ào ạt gom hàng tại vùng trồng khoai lang nổi tiếng tỉnh Vĩnh Long.
Theo thống kê, 2 huyện Bình Tân và Bình Minh tỉnh Vĩnh Long có 11.000ha trồng khoai lang, chủ yếu là khoai lang tím Nhật Bản. Trong số này có từ 70-80% được xuất sang Trung Quốc, trung bình mỗi tháng xuất khẩu hơn 10.000 tấn, chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Đặc biệt, thương lái Trung Quốc đã thuê ít nhất 10 cơ sở mua khoai, đóng gói tại Bình Tân, Bình Minh để xuất về nước. Hiện giá khoai lang tím Nhật Bản khá cao 9.000-11.000 đồng/kg, lúc cao điểm 16.000 đồng/kg. Nông dân đang ào ạt mở rộng diện tích trồng khoai trên đất lúa.
Đáng chú ý là gần đây, xuất hiện tình trạng thương lái Trung Quốc thuê đất và thuê người giỏi ở địa phương trồng khoai lang cho họ. Thống kê sơ bộ, riêng tại huyện Bình Minh có khoảng 60 ha được người Trung Quốc thuê trồng khoai lang.
Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) nhận định, thương lái Trung Quốc có thể đẩy giá bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng nhưng lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá ngay lập tức. Cũng như vậy, khi nông sản vào chính vụ, chúng ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang Trung Quốc thì có thể họ lại bày ra hàng rào kiểm dịch, thông quan… nhằm đánh tụt chất lượng, giá cả. Bài học về dưa hấu, sắn lát, rau quả… trong những năm qua vẫn còn nguyên giá trị.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cơ quan thuế hoàn toàn có quyền đánh thuế doanh thu, thuế thu nhập từ hàng hoá và vận tải… với mọi hoạt động kinh doanh trong nội địa Việt Nam của các thương lái Trung Quốc. Nếu không làm điều này, sẽ rất bất bình đẳng với các thương lái trong nước khi họ hàng ngày vẫn phải nộp tất cả các khoản trên.
Tiến tới, từ những phát hiện và đề xuất của địa phương, bộ Công thương phải ra một quy chế chung về quản lý kinh doanh cụ thể. Đó là khuôn khổ pháp lý chung, từ đó hướng dẫn địa phương củng cố ráo riết mạng lưới phân phối các mặt hàng căn cứ thời điểm, thời vụ... Ngành ngân hàng phải thực hiện nghiêm chức năng kiểm soát đồng tiền; hướng dẫn cho các huyện, xã nên xử lý như thế nào trong những trường hợp cụ thể.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi, để lập lại trật tự kỷ cương, việc phải làm đầu tiên, các cơ quan chính quyền địa phương phải thấy đó là trách nhiệm của mình khi có những vụ, việc tương tự xảy ra trên địa bàn. Họ không thể nói là không biết, không nắm được cụ thể tình hình và biết mà không làm gì. Theo thẩm quyền, họ phải giám sát, bảo đảm người kinh doanh trên địa bàn đều phải có đăng ký, nộp thuế, có địa chỉ đảm bảo giải quyết tranh chấp khi hữu sự.
Bộ Công Thương cũng phải có trách nhiệm của mình. Suốt thời gian qua Bộ Công Thương ở đâu mà để thương lái Trung Quốc vào mua hàng hóa ngay trên đất Việt Nam không cần tư cách pháp nhân, không giấy phép và không nộp một xu thuế cho Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước có chịu trách nhiệm gì không, thương lái Trung Quốc vào mua suốt từ Bắc tới Nam thì tiền ở đâu ra mà họ làm được như vậy? Trong khi đó, chúng ta lại nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Vấn đề chủ quyền không chỉ dừng lại ở biển đảo, mà cần chú ý tới cả trong đất liền nữa.
-Nguồn: TNhin: Vấn đề chủ quyền và… thương lái Trung Quốc
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh, ai cũng biết là làm gì có chuyện người Việt Nam được phép đưa hàng sang tự tiện ngồi bán ở chợ của bạn. Phải khẳng định là không quốc gia nào chấp nhận người nước ngoài vào lãnh thổ của họ tự do kinh doanh không cần giấy phép và không nộp thuế. Phải nói rằng, để xảy ra những việc trên, từ chỗ chỉ xảy ra vài hiện tượng đơn lẻ, nay đã khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực, là ta đã có một bước lùi đáng tiếc về công tác quản lý.
Ở miền Trung, khi thương nhân Trung Quốc mua gỗ keo, bà con đã phá đi nhiều diện tích trồng cây lâu năm và đua nhau trồng cây keo. Giống y như việc đã xảy ra với nhiều vùng khác, khi bà con ta đua nhau trồng khoai mì khi có thương nhân Trung Quốc thu gom mặt hàng này, bất chấp khoai mì là loại cây làm cho đất bạc màu rất nhanh. Và bây giờ, lại đến việc bà con ta chạy theo trồng khoai lang thuê cho người ta trên vườn ruộng của mình…
Chỉ cần phía bạn đột ngột dừng không mua (điều này đã từng xảy ra), hoặc thu gom giá thấp, số phận của những hộ nông dân phụ thuộc nguồn thu nhập chính từ trồng keo, khoai mì, khoai lang ấy sẽ ra sao, hay là lúc đó Nhà nước lại phải đứng ra gánh việc hỗ trợ, cứu đói?
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, tất cả những hiện tượng tưởng như có lợi trước mắt đó cho một số người, thực ra sẽ gây ra những hệ luỵ xấu đáng lo ngại về mặt kinh tế – xã hội. Nó không chỉ làm đảo lộn thị trường hàng hoá bình thường mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Hiện nhiều công ty chế biến thuỷ hải sản của ta đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, nguồn nguyên liệu trở nên bấp bênh hơn khi phải cạnh tranh với thương lái của Trung Quốc ngay trên sân nhà.
Tàu của thương lái Trung Quốc vào tận sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre thu mua ào ạt dừa khô nguyên liệu với số lượng lớn suốt thời gian dài đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp chế biến dừa tại địa phương rơi vào tình trạng điêu đứng. Nguy cơ các nhà máy đóng cửa hàng loạt, đe dọa mất việc làm cho hàng chục ngàn lao động đang hiển hiện. Có lúc, sản lượng dừa nguyên liệu bán cho các tàu Trung Quốc vượt hơn 50%.
Theo Hiệp hội dừa Bến Tre, thực tế lượng dừa nguyên liệu xuất thô còn cao hơn vì còn nhiều thương lái từ tỉnh Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, thậm chí Quảng Ninh đưa tàu vào Bến Tre mua gom dừa trái về bán lại cho các đối tác ở Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia. Đầu năm 2010, giá dừa khô thu mua tại vườn chỉ dao động 40.000-50.000 đồng/chục 12 trái thì nay tăng lên 120.000-145.000 đồng/chục.
Cùng với việc ào ạt thu mua nguyên liệu thủy sản, nhất là tôm sú ở các địa phương vùng bán đảo Cà Mau như Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, thương lái Trung Quốc cũng ào ạt gom hàng tại vùng trồng khoai lang nổi tiếng tỉnh Vĩnh Long.
Theo thống kê, 2 huyện Bình Tân và Bình Minh tỉnh Vĩnh Long có 11.000ha trồng khoai lang, chủ yếu là khoai lang tím Nhật Bản. Trong số này có từ 70-80% được xuất sang Trung Quốc, trung bình mỗi tháng xuất khẩu hơn 10.000 tấn, chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Đặc biệt, thương lái Trung Quốc đã thuê ít nhất 10 cơ sở mua khoai, đóng gói tại Bình Tân, Bình Minh để xuất về nước. Hiện giá khoai lang tím Nhật Bản khá cao 9.000-11.000 đồng/kg, lúc cao điểm 16.000 đồng/kg. Nông dân đang ào ạt mở rộng diện tích trồng khoai trên đất lúa.
Đáng chú ý là gần đây, xuất hiện tình trạng thương lái Trung Quốc thuê đất và thuê người giỏi ở địa phương trồng khoai lang cho họ. Thống kê sơ bộ, riêng tại huyện Bình Minh có khoảng 60 ha được người Trung Quốc thuê trồng khoai lang.
Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) nhận định, thương lái Trung Quốc có thể đẩy giá bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng nhưng lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá ngay lập tức. Cũng như vậy, khi nông sản vào chính vụ, chúng ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang Trung Quốc thì có thể họ lại bày ra hàng rào kiểm dịch, thông quan… nhằm đánh tụt chất lượng, giá cả. Bài học về dưa hấu, sắn lát, rau quả… trong những năm qua vẫn còn nguyên giá trị.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cơ quan thuế hoàn toàn có quyền đánh thuế doanh thu, thuế thu nhập từ hàng hoá và vận tải… với mọi hoạt động kinh doanh trong nội địa Việt Nam của các thương lái Trung Quốc. Nếu không làm điều này, sẽ rất bất bình đẳng với các thương lái trong nước khi họ hàng ngày vẫn phải nộp tất cả các khoản trên.
Tiến tới, từ những phát hiện và đề xuất của địa phương, bộ Công thương phải ra một quy chế chung về quản lý kinh doanh cụ thể. Đó là khuôn khổ pháp lý chung, từ đó hướng dẫn địa phương củng cố ráo riết mạng lưới phân phối các mặt hàng căn cứ thời điểm, thời vụ... Ngành ngân hàng phải thực hiện nghiêm chức năng kiểm soát đồng tiền; hướng dẫn cho các huyện, xã nên xử lý như thế nào trong những trường hợp cụ thể.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi, để lập lại trật tự kỷ cương, việc phải làm đầu tiên, các cơ quan chính quyền địa phương phải thấy đó là trách nhiệm của mình khi có những vụ, việc tương tự xảy ra trên địa bàn. Họ không thể nói là không biết, không nắm được cụ thể tình hình và biết mà không làm gì. Theo thẩm quyền, họ phải giám sát, bảo đảm người kinh doanh trên địa bàn đều phải có đăng ký, nộp thuế, có địa chỉ đảm bảo giải quyết tranh chấp khi hữu sự.
Bộ Công Thương cũng phải có trách nhiệm của mình. Suốt thời gian qua Bộ Công Thương ở đâu mà để thương lái Trung Quốc vào mua hàng hóa ngay trên đất Việt Nam không cần tư cách pháp nhân, không giấy phép và không nộp một xu thuế cho Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước có chịu trách nhiệm gì không, thương lái Trung Quốc vào mua suốt từ Bắc tới Nam thì tiền ở đâu ra mà họ làm được như vậy? Trong khi đó, chúng ta lại nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Vấn đề chủ quyền không chỉ dừng lại ở biển đảo, mà cần chú ý tới cả trong đất liền nữa.
Mỹ Loan